Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VACCINE COGLAPIX TRONG VIỆC PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI MÀNG PHỔI DO ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE TRÊN HEO THỊT ®

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.4 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

NGUYỄN VĂN HIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA VACCINE COGLAPIX®
TRONG VIỆC PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI MÀNG PHỔI DO
ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE
TRÊN HEO THỊT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: NGUYỄN VĂN HIỆP
Tên luận văn “Khảo sát hiệu quả của vaccine Coglapix® trong việc phòng
bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae trên heo thịt”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …………

Giáo viên hướng dẫn



ThS. Nguyễn Thị Thu Năm

ii


XÁC NHẬN THƯ KÍ HỘI ĐỒNG
Họ tên sinh viên thực tập: NGUYỄN VĂN HIỆP
Tên luận văn “Khảo sát hiệu quả của vaccine Coglapix® trong việc phòng
bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae trên heo thịt”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …………

Thư kí

iii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
● Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi - Thú y đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
● Cha mẹ những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh để con có được ngày
hôm nay.
● Ths. Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
● Trại heo đã tạo mọi điều kiện cho tôi tiến hành thí nghiệm.
● Các bạn trong tập thể lớp DH06TY, và các bạn trong khoa chăn nuôi thú y
đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ trong suốt quá trình thực hiện.


iv


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiệu quả của vaccine Coglapix® trong việc
phòng bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae trên heo
thịt” được tiến hành tại một trại heo công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh từ ngày 15
tháng 12 năm 2010 đến ngày 15 tháng 04 năm 2011. Thí nghiệm được bố trí trên
tổng số 280 heo cai sữa, chia thành ba lô, lô 1 có 120 heo thịt, lô 2 có 120 heo thịt,
lô 3 có 40 heo thịt. Lô 1 tiêm vaccine Coglapix® ở 8 và 12 tuần tuổi. Lô 2 trộn
premix kháng sinh Pulmoltil® G200 vào thức ăn ở giai đoạn 5 tuần tuổi và 13 tuần
tuổi. Lô 3 trộn kháng sinh CTC và Colistin ở các giai đoạn giống lô 2. Kết quả như
sau:
(1) Tỷ lệ mẫu dương tính với APP ở 3 thời điểm lần lượt là lô 1 là 65,78 %;
57,89 %; 78,78 %, lô 2 lần lượt là 42,11 %; 0 %; 30,76 %, lô 3 lần lượt là 12,5 %;
12,5 %: 0 %.
(2) Năng xuất sản xuất
Tăng trọng bình quân lúc xuất bán lô 1, 2, 3 lần lượt là 96,45 kg, 96,64 kg, và
86,02 kg.
Tăng trọng tuyệt đối lô 1 là 579,28 g/con/ngày kế tiếp lô 2 là 564,65 g/con/ngày
và lô 3 với 526,78 g/con/ngày.
Hệ số chuyển hóa thức ăn của lô 1 là 2,51 kg TĂ/kg tăng trọng, lô 2 là 2,39 kg
TĂ/kg tăng trọng và lô 3 là 2,62 kg TĂ/kg tăng trọng.
(3) Tình trạng sức khỏe

Tỷ lệ tiêu chảy ở lô 1 là 40 %, lô 2 là 36,6 %,và lô 3 là 52,5 %.
Tỷ lệ điều trị khỏi tiêu chảy 3 lô lần lượt là 95,8 %; 90,9 %; 95,2 %.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy 3 lô lần lượt 0,74 %; 0,71 %; 0,91 %.
Tỷ lệ ho ở lô 1 là 54,16 %; lô 2 là 25 %; và lô 3 là 35 %.

Tỷ lệ điều trị khỏi ho lần lượt là 98,2 %; 90 %; 100 %.
Tỷ lệ ngày con ho 3 lô lần lượt 0,61 %; 0,24 %; 0,38 %.

v


Tỷ lệ thở bụng của lô 1 và 3 bằng nhau 5 % và lô 2 là 2,5 %.
Tỷ lệ điều trị khỏi thở bụng ở 3 lô lần lượt là 66,6 %; 66,6 %; 100 %.
Tỷ lệ ngày con thở bụng ở 3 lô lần lượt là 0,07 %; 0,03 %; 0,06 %.
Tỷ lệ con ho và thở bụng lô 1 là 10 %, lô 2 là 12,5 %, lô 3 là 7,5 %.
Tỷ lệ ngày con ho và thở bụng ở 3 lô lần lượt là 0,25 %; 0,29 %; 0,16 %.
Tỷ lệ điều trị khỏi con ho và thở bụng 75 %; 66,6 %; 66,6 %.
Tỷ lệ chết và loại thải heo ở lô 1 là 5,6 %, lô 2 là 11,8 %, và lô 3 là 10 % .
(4) Bệnh tích phổi lúc giết mổ
Tỷ lệ phổi có bệnh tích ở lô 1 là 82,89 %, lô 2 là 90,90 %, và lô 3 là 84,61 %.
Tỷ lệ hư hại phổi bình quân của những phổi có bệnh tích ở lô 1 là 18,01 %, lô
2 là 28,98 %,và lô 3 là 22,11 %.
Tỷ lệ phổi có bệnh tích liên quan đến APP ở lô 1 là 2,56 %, lô 2 là 20,68 %, và
lô 3 là 23,07 %.
(5) Hiệu quả kinh tế
Chi phí cho mỗi kg tăng trọng lô 1 là 25.288,40 đồng, lô 2 là 25.400,29 đồng,
và lô 3 là 26.432,23 đồng.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .......................................................................... ii

Lời cảm tạ................................................................................................................ iv
Tóm tắt ..................................................................................................................... v
Mục lục................................................................................................................... vii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ x
Danh sách các bảng ................................................................................................. xi
Danh sách các hình và sơ đồ .................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về trại heo .......................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 3
2.1.2 Nhiệm vụ của trại heo ..................................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu đàn heo ................................................................................................ 3
2.1.4 Lịch tiêm phòng .............................................................................................. 4
2.1.5 Dinh dưỡng...................................................................................................... 5
2.2 Giới thiệu về bệnh viêm phổi – màng phổi do Actinobaccillus
pleuropneumoniae trên heo ...................................................................................... 6
2.2.1 Đặc điểm căn bệnh .......................................................................................... 6
2.2.2 Dịch tễ ............................................................................................................. 6
2.2.3 Cách sinh bệnh ................................................................................................ 7
2.2.4 Triệu chứng ..................................................................................................... 7
2.2.5 Bệnh tích ......................................................................................................... 8

vii


2.2.6 Chuẩn đoán...................................................................................................... 9

2.2.7 Phòng bệnh .................................................................................................... 10
2.2.8 Điều trị .......................................................................................................... 10
2.3 Một số bệnh hô hấp khác trên heo ................................................................... 10
2.3.1 Bệnh viêm phổi địa phương .......................................................................... 10
2.3.2 Bệnh tụ huyết trùng ....................................................................................... 12
2.3.3 Bệnh Glasser’s .............................................................................................. 12
2.3.4 Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (Porcine Reprodictive and Respiratory
Syndrome- PRRS)..............................................................................................................13
2.4 Một số vaccine phòng bệnh viêm phổi - màng phổi do Actinobacillus

pleuropneumoniae ...........................................................................................................15
2.4.1 Vaccine Coglapix® ......................................................................................... 15

2.4.2 Vaccine Porcilis APP .................................................................................... 15
2.5 Giới thiệu Pulmoltil® G200 premix .................................................................. 15
2.6 Giới thiệu về kỹ thuật ELISA (Enzyme linked immuno sorbent assay) .......... 16
2.6.1 Nguyên lý ...................................................................................................... 16
2.6.2 Thành phần tham gia phản ứng ELISA......................................................... 16
2.6.3 Kỹ thuật ELISA gián tiếp.............................................................................. 16
2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về bệnh do Actinobacillus
pleuropneumoniae .................................................................................................. 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ......................... 18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện....................................................................... 18
3.2 Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 18
3.3 Nội dung khảo sát............................................................................................. 18
3.4 Dụng cụ và vật liệu .......................................................................................... 19
3.4.1 Dụng cụ ......................................................................................................... 19
3.4.2 Vật liệu .......................................................................................................... 19
3.5 Phương pháp tiến hành ..................................................................................... 19
3.5.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 19


viii


3.5.2 Lấy máu làm phản ứng ELISA ..................................................................... 20
3.5.3 Biểu hiện bệnh trong quá trình khảo sát, tỷ lệ chết và loại thải .................... 22
3.5.4 Năng suất sản xuất ........................................................................................ 23
3.5.5 Theo dõi bệnh tích phổi lúc giết mổ ............................................................. 23
3.5.6 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 25
3.6 Tính toán kết quả .............................................................................................. 25
3.6.1 Các công thức tính ........................................................................................ 25
3.6.2 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 26
4.1 Hiệu giá kháng thể kháng APP ........................................................................ 26
4.2 Năng suất sản xuất ........................................................................................... 27
4.2.1 Trọng lượng bình quân .................................................................................. 27
4.2.2 Tăng trọng tuyệt đối ...................................................................................... 28
4.2.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn ............................................................................ 28
4.3 Tình trạng sức khỏe .......................................................................................... 29
4.3.1 Tỷ lệ bệnh trên đường hô hấp ....................................................................... 29
4.3.2 Tỷ lệ tiêu chảy ............................................................................................... 31
4.3.3 Tỷ lệ chết, loại thải ........................................................................................ 32
4.4 Đánh giá bệnh tích phổi lúc giết thịt ................................................................ 32
4.5 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................... 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 37
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 37
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 38
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 39


ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HSCBTĂ

: Hệ số chuyển biến thức ăn

APP

: Actinobacillus pleuropneumoniae

NAD

: Nicotinamide adenine dinucleotide

LPS

: Lipopolysaccharide

IFAT

: Phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

ELISA

: Enzyme linked immuno sorbent assay

ADG


: Average Daily Growth – Tăng trọng bình quân ngày

Mh

: Mycoplasna hyopneumoniae

Pm

: Pasterunella multocidae

PRRS

: Porcine Reprodictive and Respiratory Syndrome – Hội chứng

rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo
kg TĂ/kg TT

: Kg thức ăn trên 1 kg tăng trọng

SPES

: Slaughterhouse Pleurisy Evaluation System – Hệ thống đánh

giá viêm màng phổi ở lò mổ
CTC

: Clotetracyline

SD


: Standard diviation – Độ lệch chuẩn

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Lịch tiêm phòng
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảng 3.2 Số mẫu máu được lấy qua các thời điểm
Bảng 3.3 Thang điểm chấm điểm phổi theo SPES
Bảng 4.1 Kết quả phản ứng ELISA
Bảng 4.2 Trọng lượng bình quân của heo (kg/con)
Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm
Bảng 4.5 Tình trạng hô hấp của heo qua các giai đoạn thí nghiệm
Bảng 4.6 Tình trạng tiêu chảy của heo thí nghiệm
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết và loại heo trong các lô thí nghiệm
Bảng 4.8 Kết quả khảo sát bệnh tích phổi theo phương pháp SPES (Slaughterhouse
Pleurisy Evaluation System)
Bảng 4.9 Điểm bệnh tích theo phương pháp SPES
Bảng 4.10 Bệnh tích phổi được đánh giá theo đề nghị của Christensen (1999)
Bảng 4.11 Các bệnh tích trên phổi heo thí nghiệm
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế

xi


DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1Heo khó thở trong bệnh do APP

Hình 2.2 Heo chết với biểu hiện chảy máu mũi do cảm nhiễm APP
Hình 2.3 Hoại tử trên phổi trong bệnh do APP
Hình 2.4 Phổi viêm dính với thành ngực trong bệnh do APP
Hình 3.1 Vùng phổi đánh giá đặc hiệu cho APP
Hình 4.1 Phổi viêm dính
Hình 4.2 Phổi nhục hóa

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành chăn nuôi heo đang phát triển theo hướng công nghiệp. Với
quy mô lớn, các chủ chăn nuôi tiết kiệm được nhiều chi phí, thu được nhiều lợi
nhuận nhưng cũng dễ bị thiệt hại bởi các bệnh truyền nhiễm. Trong đó, các bệnh
trên đường hô hấp chiếm một vị trí khá quan trọng. Bệnh đường hô hấp do nhiều
nguyên nhân như chuồng trại, mật độ nuôi, tiểu khí hậu, vi sinh vật… Trong thời
gian gần đây bệnh đường hô hấp trên heo được nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước tìm hiểu và nghiên cứu. Bệnh thường xảy ra trên những đàn heo công nghiệp,
trong đó các bệnh đáng lưu ý như: hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo, bệnh
hô hấp mãn tính do Mycoplasma hyopneumoniae, bệnh do Coronavirus cùng với
các bệnh do Staphylococcus, Streptococcus, Pasteurella,… làm cho thú mắc bệnh sẽ
gầy ốm, kém ăn, ho và khó thở đôi khi dẫn đến chết nếu bệnh trở nên cấp tính.
Trong đó Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) là tác nhân gây viêm màng phổi
trên heo, tỷ lệ bệnh có thể đến 40 % với tỷ lệ chết lên đến 24 % (Bibersrein và ctv.,
1999) và khi bệnh chuyển sang thể mãn tính thì việc điều trị trở nên rất khó khăn
(trích dẫn Phạm Đức Hiền, 2009). Các bệnh này có thể biểu hiện ở dạng cấp hoặc
mãn tính, có thể gây chết hoặc làm giảm năng suất chăn nuôi.
Hiện nay có nhiều phương pháp phòng bệnh APP khác nhau và mỗi phương

pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Phương pháp sử dụng vaccine để tăng cường
miễn dịch chống lại APP đã được áp dụng. Bên cạnh đó, biện pháp sử dụng kháng
sinh để tác động đối với APP, ức chế tiêu diệt vi khuẩn kế phát do đó làm giảm thiệt
hại do APP gây ra. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine hay kháng sinh
trong phòng APP để khuyến cáo cho người chăn nuôi liệu trình phòng bệnh hiệu
quả là cần thiết.

1


Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp nhận của Khoa Chăn Nuôi –
Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, được sự hướng dẫn của
Ths. Nguyễn Thị Thu Năm, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hiệu quả của
vaccine Coglapix® trong việc phòng bệnh viêm phổi màng phổi do
Actinobacillus pleuropneumoniae trên heo thịt”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả phòng bệnh của việc sử dụng vaccine Coglapix® và lô không
chủng nhưng dùng kháng sinh Pulmotil® Premix phòng bệnh trên heo từ cai sữa đến
giết thịt ở một trại heo nhiễm APP. Kết quả nhằm góp phần vào việc khuyến cáo
cho nhà chăn nuôi phương pháp tốt hơn để phòng bệnh APP.
1.2.2 Yêu cầu
-

Bố trí thí nghiệm gồm 3 lô 280 heo cai sữa lô 1 (lô thí nghiệm) 120 con được

tiêm vaccine Coglapix®, lô 2 (lô đối chứng dương) 120 con phòng bệnh bằng kháng
sinh Pumutil® Premix, và lô 3 (đối chứng âm) 40 con không sử dụng vaccine
Coglapix® cũng như kháng sinh Pulmotil® Premix).
-


Cả 3 lô đều được lấy máu 3 lần vào lúc 8, 12, và 16 tuần tuổi để theo dõi

hiệu giá kháng thể chống lại bệnh APP.
-

Theo dõi biểu hiện bệnh và bệnh tích phổi lúc giết thịt.

-

Theo dõi năng suất sản xuất của 3 lô.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về trại heo
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại heo có tổng diện tích 25 ha được đặt ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh.
Vị trí địa lý trại có thể nói là khá thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi
xung quanh trại diện tích rừng cao su chiếm đa số, dân cư thưa thớt.
2.1.2 Nhiệm vụ của trại heo
Sản xuất heo giống, heo thịt và heo con nuôi thịt trên cơ sở các giống ngoại
nhập như Yorkshire, Landrace, Duroc.
2.1.3 Cơ cấu đàn heo
Theo phòng Kỹ Thuật của trại, tính đến ngày 3 tháng 6 năm 2010. Tổng đàn
(không tính heo con theo mẹ) là 12407 con, trong đó bao gồm:
-


Đực giống: 40 con

-

Nái sinh sản: 2512 con

-

Hậu bị: 1540 con (Đực hậu bị 85 con, cái hậu bị 1455 con)

-

Heo con cai sữa: 3167 con

-

Heo thịt: 5148 con.

3


2.1.4 Lịch tiêm phòng
Bảng 2.1 Lịch tiêm phòng
Loại vaccin
Loại heo

Dịch tả

FMD


Aujeszky Parvo-Lepto Mycoplasma

Heo con theo mẹ
Respisure 1 /
M-Pac

3 tuần tuổi
Heo cai sữa
5 tuần tuổi
7 tuần tuổi
Heo hậu bị
10 tuần tuổi
11 tuần tuổi

Coglapest
Aftopor 1/2
Coglapest
Aftopor 1/2
P.Bergonia
/ Akipor

12 tuần tuổi
24 tuần tuổi
26 tuần tuổi

Coglapest
Aftopor 2
FarrowsureB
/ PPV


27 tuần tuổi
P.Bergonia
/ Akipor

29 tuần tuổi

FarrowsureB
/ PPV

31 tuần tuổi
Heo thịt
10 tuần tuổi

Coglapest

11 tuần tuổi
Heo nái
6 tuần trước đẻ Coglapest
4 tuần trước đẻ

Aftopor1 /
Decivac

Aftopor 2
P.Bergonia
/ Akipor

3 tuần trước đẻ
Heo đực làm việc

1 lần / năm
Coglapest
2 lần / năm

P.Bergonia FarrowsureB Respisure 1 /
/ Akipor
/ PPV
M-Pac

Aftopor 2

4


Ghi chú
- Aftopor 1: Vaccine FMD 1 type O
- Aftopor 2: Vaccine FMD 2 type O và A
- Aftopor 1/2: Tùy theo tình hình dịch tễ sẽ sử dụng loại 1 type O hoặc 2 type
O & A.
- Tất cả các loại vaccin đều chích 2cc / liều / heo bất kể lớn nhỏ, trọng lượng.
Chỉ có vacine Farrowsure B có liều là 5cc / heo.
- Vaccin nhược độc gồm có vaccin dịch tả (Coglapest), Aujeszky (P.Bergonia /
Akipor), còn lại đều là vô hoạt.
2.1.5 Dinh dưỡng
Thành phần cơ bản của các loại thức ăn số 7, 8, 9, 10A và 10B của công ty thức
ăn gia súc An Phú.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn
Loại thức ăn

7


8

9

10A

10B

Năng lượng ME (Kcal/Kg)

3215

3125

3000

3026

3100

Đạm thô (%)

17,8

16,4

14,5

16,2


16

Béo thô (%)

3,4

3,2

3,2

4,9

3,3

Xơ thô (%)

2,2

3,1

4,3

5

3,5

Cacium (%)

1,1


1

1

0,9

0,94

Phosphorus tổng số (%)

0,91

0,88

0,92

1,1

0,89

Phosphorus hữu dụng (%)

0,69

0,59

0,56

0,76


0,6

Muối (%)

0,3

0,31

0,41

0,39

0,36

Chỉ tiêu

(Nguồn: phòng kỹ thuật của trại)

5


2.2 Giới thiệu về bệnh viêm phổi – màng phổi do Actinobacillus
pleuropneumoniae trên heo
2.2.1 Đặc điểm căn bệnh
Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) là tác nhân gây bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm trên heo. APP phân bố khắp nơi trên thế giới và gây nhiều
thiệt hại về kinh tế đối với nhà chăn nuôi. Triệu chứng APP rất thay đổi, có thể gây
chết đến dạng mãn tính hoặc chỉ có những triệu chứng cận lâm sang (trích dẫn Đặng
Thị Thu Hường, 2005).
APP là vi khuẩn Gram âm, có capsule, kỵ khí tùy nghi, không có bào tử, cầu

trực khuẩn đa hình và không di động . APP cần nicotinamide adenine dinucleotide
(NAD) cho sự phát triển thì thuộc biovar 1, trong khi APP không cần NAD thì
thuộc biovar 2 (pohl và ctv, 1983). Có khoảng 12 serotype trong biovar 1 được phân
biệt bởi các polysaccharide đặc trưng của capsule (Pery và ctv, 1990). Những yếu tố
tạo nên độc lực của vi khuẩn gồm: (i) ngoại độc tố, (ii) lipopolysaccharide, (iii)
capsuple.
Việc nuôi cấy APP thường được thực hiện trên môi trường thạch máu hay
thạch sôcôla. Tuy nhiên việc sử dụng thạch máu sẽ ít bị tạp nhiễm hơn thạch sôcôla
(Jacorbsen và Nielsen, 1995). Khuẩn lạc APP là những khuẩn lạc trong suốt dạng
vệ tinh và gây dung huyết beta trên môi trường thạch máu (trích dẫn Đặng Thị Thu
Hường, 2005).
2.2.2 Dịch tễ
Lợn ở các lứa tuổi đều bị nhiễm vi khuẩn và phát bệnh. Những lợn có trọng
lượng 40 -100 kg bị bệnh nhiều và nặng. Lợn bị bệnh mãn tính có thể mang và thải
mầm bệnh trong khoảng 4 tháng, là nguồn tàng trữ mầm bệnh trong tự nhiên. (Phạm
Sỹ Lăng, 2006).
Kháng thể mẹ truyền kéo dài khoảng 6 tuần (Robert, 2003). Trong ổ dịch APP,
tỉ lệ bệnh là 50 % và tỷ lệ chết có thể lên đến 10 % (Fenwich và Henry, 1994) (trích
dẫn Đặng Thị Thu Hường, 2005).

6


2.2.3 Cách sinh bệnh
Rober (2003) cho biết sau khi xâm nhập vào đường hô hấp, APP xâm lấn hạch
hạnh nhân, vào phổi và bám vào phế nang. Nhờ có capsule, APP không bị thực bào
bởi các đại thực bào do cơ thể huy động đến. Nó bám lên đại thực bào và tiết độc tố
để tiêu diệt các tế bào này. Cơ thể tiết ra cytokine có tác dụng ức chế tuần hoàn ở
tĩnh mạch để ngăn chặn độc tố phát tán ra khắp cơ thể. Chính điều này đã gây nên
nhồi máu cục bộ ở phổi (trích dẫn Đặng Thị Thu Hường, 2005).

2.2.4 Triệu chứng
Trong một ổ dịch APP có các thể sau: quá cấp, cấp tính và mãn tính.
Ở thể quá cấp heo đột ngột bệnh và đưa đến sốt trên 400C (Nicolet, 1992), ói
mửa, tiêu chảy, ở mũi và miệng có thể sủi bọt khí có lẫn máu cũng như tăng nhịp
tim (Nielsen, 1985; Nicolet, 1992). Những triệu chứng này đi cùng với sự thất bại
tuần hoàn và tím tái cơ thể (Nicolet, 1992
Thể cấp tính có biểu hiện thân nhiệt tăng, đi lại khó khăn, thờ ơ. Con vật trở
nên ủ rủ và kém ăn. Nếu heo vượt qua 4 ngày đầu nó sẽ sống sót. Tuy nhiên, con
vật này sẽ chuyển thành dạng mãn tính dai dẳng (Nielsen, 1985).
Heo bệnh mãn tính chỉ có những biểu hiện cận lâm sàng. Heo có thể không sốt
hoặc chỉ sốt nhẹ, đôi khi ho. Sự kém ăn đưa đến sụt giảm trọng lượng. Trong nhiều
trường hợp, dấu hiệu duy nhất khi mổ khám bệnh tích là những tổn thương dính ở
phổi. (trích dẫn Đặng Thị Thu Hường, 2005).

Hình 2.2 Heo khó thở trong bệnh do APP
(Nguồn />
7


Hình 2.3 Heo chết với biểu hiện chảy máu mũi do cảm nhiễm APP
(Nguồn />227/article/15186/zoom/1.html)
2.2.5 Bệnh tích
Khi mổ bệnh tích heo bị APP cho thấy tổn thương chủ yếu ở phổi. Các tổn
thương chủ yếu ở phần đuôi của các thùy phổi, phần lưng và phần giữa có thể có
tổn thương (Sebunya và Saunders, 1983). Ở thể cấp, phổi có màu hồng sậm đến đỏ
mận, có bọt khí đỏ ở khí quản, dịch mủ trong xoang ngực, viêm dính sợi huyết giữa
phổi và vách ngực, hoành cách mô và màng ngoài tim (Rogers và ctv, 1990).

Hình 2.4 Ổ hoại tử trên phổi trong bệnh do APP
(Nguồn />

8


Hình 2.5 Phổi viêm dính với thành ngực trong bệnh do APP
(Nguồn />regionalveterinarylaboratoryreports/rvlmonthlyreports2009/april2009rvlmonthlyrep
ort)
Trên heo mãn tính, việc xác định nhiễm APP là khó khăn. Những tổn thương ở
phổi do nhiễm APP sẽ biến đổi sau vài tuần và khó phân biệt với những tổn thương
do bệnh đường hô hấp khác (Fenwick và Henry, 1994). Những tổn thương này rải
rác trên phổi từ đỏ đến vàng với sợi huyết. Chính những điểm này là nơi trú ẩn của
APP trong nhiều tháng làm cho con vật có khả năng truyền bệnh (trích dẫn Đặng
Thị Thu Hường, 2005).
2.2.6 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng căn cứ vào biểu hiện heo chết đột ngột, khó thở, ho, chảy
máu mũi trước khi chết, mổ khám thấy các tổn thương viêm xơ dính giữa màng
phổi và lồng ngực.
Chẩn đoán vi sinh vật từ bệnh phẩm là dịch đường hô hấp để phân lập, định
loại vi khuẩn.
Chẩn đoán miễn dịch bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
(IFAT) và phương pháp miễn dịch gắn men (ELISA) để chẩn đoán bệnh đạt độ
chính xác cao (Phạm Sỹ Lăng, 2006).

9


2.2.7 Phòng bệnh
Phát hiện sớm cách ly điều trị kịp thời, khi một ô chuồng có heo bệnh thì biện
pháp phòng tốt nhất là điều trị dự phòng cho tất cả các heo trong ô chuồng. Tiêm
vaccine phòng bệnh định kì 6 tháng 1 lần ở những khu vực có lưu hành bệnh. Thực
hiện vệ sinh chuồng trại khô sạch, phun thuốc sát trùng định kì (Phạm Sỹ Lăng,

2006).
2.2.8 Điều trị
Một trong số kháng sinh sau có hiệu lực cao:
Penicillin hoặc ampicillin với liều 30 mg/kg thể trọng trong 4 - 5 ngày.
Tetracylin hoặc oxytetracillin với liều 30 mg/kg thể trọng trong 4 - 5 ngày.
Tiamulin dạng dung dịch 1 ml/10 - 15 kg thể trọng trong 4 – 5 ngày.
Chú ý thường phối hợp kháng sinh với sulfathiazol với liều 30 mg/kg thể trọng
cho hiệu quả điều trị cao, cần sử dụng các loại thuốc trợ lực như vitamine B, C và
cafein (Phạm Sỹ Lăng, 2006).
2.3 Một số bệnh hô hấp khác trên heo
2.3.1 Bệnh viêm phổi địa phương
Là bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma hyopneumoniae thường xảy ra ở thể
mãn tính, lưu hành ở một địa phương, với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến
triển chậm. Tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ chết thường thấp nếu không
ghép với các bệnh khác. Hiện nay, bệnh thường gặp ở các trại chăn nuôi khắp cả
nước (Trần Thanh Phong, 1996).
Căn bệnh
Thuộc họ Mycoplasmataceae, giống Mycoplasma đa hình thái do thành rất
mỏng, kích thước 200 – 500 nm, rất nhạy cảm với các tác nhân vật lý, hóa học do
không có thành peptido - glycan, có 2 loại acid nhân là AND và ARN, khi nuôi cấy
đòi hỏi môi trường giàu dưỡng chất.
Đặc điểm Mycoplasma hyopneumoniae: có khả năng sinh độc tố tế bào
(cytotoxin), thời gian tăng trưởng dài hơn các Mycoplasma khác, kích thước khuẩn

10


lạc 200 - 400 µm, nhưng không lồi lên ở giữa, không sử dụng đường và không gây
dung huyết.
Đặc điểm của Mycoplasma hyorhinis: có thể nuôi cấy trong phôi gà 6 - 7 ngày

tuổi, gây chết phôi 4 - 12 ngày sau khi tiêm với bệnh tích viêm ngoại tâm mạc,
khuẩn lạc rất nhỏ, ở giữa lồi. Dễ bị ngăn trở nếu thêm lactose, sucrose, dextrose,
maltose, malnitol vào môi trường (Trần Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng
Thể mãn tính thường thấy nhất. Heo bệnh có thân nhiệt gần như bình thường
kèm theo các biểu hiện ho dai dẳng, ho khô, ho từng hồi. Ta có thể quan sát thấy
heo gầy còm, da nhợt nhạt, lông xù, có thể tiêu chảy.
Những heo mắc bệnh có khả năng hồi phục rất chậm, tăng trọng hàng ngày
kém 15 – 20 %, tiêu tốn thức ăn tăng hơn 25 %.
Bệnh tích
Đặc điểm chung nhất của bệnh là viêm phổi khởi phát thường ở thùy tim lan
sang thùy đỉnh, thùy hoành cách mô có tính chất đối xứng.
Ở thể mãn tính, vùng phổi bệnh có hiện tượng nhục hóa và khoảng 10 - 20
ngày sau chuyển dần sang tụy tạng hóa phổi. Khí quản và phế quản có nhiều dịch
viêm đục. Đồng thời có thể thấy bệnh tích viêm màng phổi, phổi dính sườn, hạch
lâm ba phổi sưng to gấp 2 - 5 lần bình thường.
Chẩn đoán
Cần dựa vào các đặc điểm của bệnh để phân biệt với các bệnh do Bordetella
bronchiseptica, Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, virus cúm...
Việc nuôi cấy Mycoplasma thường gặp khó khăn về môi trường nuôi cấy (cần
nhiều dưỡng chất, dễ bị ngăn trở nếu thêm lactose, sucrose, dextrose, maltose,
malnitol vào môi trường (Trần Thanh Phong, 1996), thời gian mọc dài 5 - 7 ngày,
sự tạp nhiễm vi khuẩn khác.
Dùng các phản ứng huyết thanh học như: phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến
kính, phản ứng kết hợp bổ thể, miễn dịch huỳnh quang cũng như dùng X - quang
cũng có hiệu quả chẩn đoán cao.

11



2.3.2 Bệnh tụ huyết trùng
Là bệnh do vi trùng Pasteurella multocida gây nên với tính chất dịch lẻ tẻ
nhưng cũng có khi thành dịch địa phương. Đặc điểm của bệnh là xuất huyết, bại
huyết và xáo trộn hô hấp (chủ yếu viêm phổi).
Heo mắc bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất là trên heo cai sữa .
Mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp và tiêu hóa.
Triệu chứng thường thấy ở heo bệnh là ủ rủ, bỏ ăn, sốt cao (41 – 42 0C), sau
đó thấy sưng ở vùng hầu, cổ, các hạch, sưng mặt. Heo thường thở nhanh, thở khó,
ho sau đó tiêu chảy. Trên da có những đám xuất huyết tím bầm (đặt biệt là ở vùng
da mỏng ở bụng, bẹn, cổ... ).
Bệnh tích thường thấy ở 3 thể: thể quá cấp, thường không có bệnh tích điển
hình, có thể thấy tụ huyết, xuất huyết ở mô liên kết và tim xuất huyết điểm. Kế đến
thể cấp tính thường viêm phổi thùy lớn, phổi có nhiều vùng bị gan hóa. Viêm bao
tim tích nước, có khi xuất huyết điểm ở bao tim. Hạch sưng to thủy thủng, tụ máu.
Thận có thể bị tụ máu, dạ dày, ruột viêm cata. Cuối cùng là thể mãn tính thường
viêm phổi – màng phổi, viêm màng phổi dính lồng ngực abcess phổi. Hạch bạch
huyết phổi bị bã đậu (có mủ). Có thể viêm khớp.
Việc điều trị cần khắc phục yếu tố mở đường, dùng kháng sinh điều trị căn
bệnh. Streptomycin hay penicillin, có thể phối hợp streptomycin và penicillin hoặc
dùng sulfamide: sulfamerazin, sulfaquinoxalin.
2.3.3 Bệnh Glasser’s
Là bệnh truyền nhiễm do vi trùng Haemophilus parasuis gây nên với đặc
điểm là viêm đa khớp, viêm tràn dịch, viêm màng não, có thể đưa đến chết (Trần
Thanh Phong, 1996).
Căn bệnh học
Haemophilus parasuis thuộc họ Pasteurellaceae, giống Haemophilus, trực
khuẩn, gram âm, có tiêm mao và giáp mô, không gây dung huyết (Trần Thanh
Phong, 1996; Bénédicte, 2008), dễ bị tiêu diệt bởi chất sát trùng thông thường, nhạy
cảm với sự khô hạn và ánh sáng mặt trời.


12


Triệu chứng
Các ổ dịch này thường xảy ra trên heo sau cai sữa 3 - 6 tuần tuổi với biểu
hiện tăng nhiệt độ cơ thể 40 - 41,5 0C, có thể ho, thở khó, bỏ ăn. Heo đi khập khễnh
hoặc ngồi kiểu chó ngồi, hầu hết các khớp sưng phồng, nóng và đau đớn. Có thể
thấy thủy thủng ở mí mắt, lỗ tai, ở mặt. Những heo bệnh sống sót sẽ chuyển qua
viêm khớp mãn tính, viêm nội tâm mạc, viêm màng não... có thể chết đột ngột (Trần
Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích
Bệnh tích đại thể thường gặp nhất là viêm màng phổi nhiều sợi huyết, viêm
ngoại tâm mạc, viêm phúc mạc, có thể viêm phế quản phổi, các khớp viêm, dịch
khớp đục, viêm não có mủ cũng thường xảy ra.
Trong trường hợp bệnh mãn tính có thể gặp kết dính với sợi huyết, viêm
ngoại tâm mạc có sợi huyết, cùng với biểu hiện suy tim, lớn tim, thủy thũng phổi,
lớn gan, lớn lách, xoang bụng chứa nhiều dịch (Trần Thanh Phong, 1996).
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Phân lập vi khuẩn bằng việc nuôi cấy trên môi trường thạch chocolate có 10
đơn vị bacitracin / ml hay crytalviolet.
2.3.4 Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (Porcine
Reprodictive and Respiratory Syndrome- PRRS)
Căn bệnh
Là một ARN virus có vỏ bọc, kích thuớc 45 - 55 nm.
VR mọc tốt trong tế bào chất của các tiểu phế nang heo, những tế bào này có
thể dung giải sau 12 giờ, nhưng gây bệnh tích tế bào và dung giải đã không xảy ra
đối với những monocyte và một số tế bào khác trong máu ngoại vi.
Sức đề kháng:
- Tồn tại lâu ở nhiệt độ lạnh - 70 oC đến - 20 oC có thể tồn tại 1 năm, ở + 4 oC

có thể tồn tại 1 tháng, nhưng ở 37 oC trong 48 h hoặc 56 oC trong 60 – 90 phút virus
bị vô hoạt.

13


×