Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨCĂN XANH LÊN TĂNG TRỌNG CỦA THỎ THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.93 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC
ĂN XANH LÊN TĂNG TRỌNG CỦA THỎ THỊT

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Xuân Huy

Lớp

: DH07TA

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN XUÂN HUY

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC
ĂN XANH LÊN TĂNG TRỌNG CỦA THỎ THỊT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi
(Chuyên nghành Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi)

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Tháng 8/2011
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Xuân Huy
Tên luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thức ăn xanh lên tăng
trọng của thỏ thịt”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày …………………...

Giáo viên hướng dẫn
(ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Hiệp


ii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng cha mẹ và gia đình
Những người đã tận tình chăm sóc, dạy bảo, an ủi, động viên và hi sinh suốt
đời cho con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi – Thú Y và
toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tỏ lòng biết ơn
ThS. Nguyễn Văn Hiệp, anh Vũ Mạnh Hoàn đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn tôi trong khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi vượt qua mọi khó khăn.
Xin nhận ở tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Nguyễn Xuân Huy

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thức ăn xanh lên
tăng trọng của thỏ thịt” được tiến hành tại trại Thực nghiệm Chăn Nuôi thuộc khoa
Chăn Nuôi Thú Y Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh thời gian từ 04/12/2009 đến

28/01/2010. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố,
với 5 nghiệm thức và 6 lần lặp lại, một đơn vị thí nghiệm gồm có 2 thỏ như vậy là
sẽ có 60 thỏ được bố trí trong thí nghiệm. 5 nghiệm thức là:
Khẩu phần A: Rau muống + 5% lúa so với trọng lượng cơ thể
Khẩu phần B: Rau lang + 5% lúa so với trọng lượng cơ thể
Khẩu phần C: Dâm bụt + 5% lúa so với trọng lượng cơ thể
Khẩu phần D: Kudzu + 5% lúa so với trọng lượng cơ thể
Khẩu phần E: Đỗ mai + 5% lúa so với trọng lượng cơ thể
Kết quả thu được như sau: DM, CP, CF, EE, Ash ăn vào có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). DM ăn vào ở khẩu phần A cao nhất,
thấp nhất ở khẩu phần E. CP ăn vào ở khẩu phần A cao nhất, thấp nhất ở khẩu phần
E. EE ăn vào ở khẩu phần A cao nhất, thấp nhất ở khẩu phần D. CF ăn vào ở khẩu
phần D cao nhất, thấp nhất ở khẩu phần C. Ash ăn vào ở khẩu phần A cao nhất, thấp
nhất ở khẩu phần E.
Trọng lượng kết thúc và tăng trọng tuyệt đối có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). Khẩu phần A cao nhất và khẩu phần D thấp nhất.
FCR không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
(P>0,05). Rau muống, rau lang, dâm bụt, đỗ mai đều có thể sử dụng làm thức ăn
cho thỏ thay thế rau muống.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Một số đặc điểm của thỏ .......................................................................................3
2.1.1 Đặc điểm chung..................................................................................................3
2.1.2 Tập tính ..............................................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm giải phẫu học ......................................................................................4
2.1.4 Một số giống thỏ trong nước ..............................................................................4
2.1.5 Một số giống thỏ trên thế giới ............................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ sau cai sữa.....................................6
2.1.7 Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa .......................................................................7
2.1.8 Đặc điểm tiêu hóa của thỏ ..................................................................................8
2.2 Nhu cầu, vai trò các chất dinh dưỡng đối với thỏ ...............................................10
v


2.2.1 Nhu cầu ............................................................................................................10
2.2.2 Vai trò của nước ...............................................................................................10
2.2.3 Vai trò của chất đạm ........................................................................................10
2.2.4 Vai trò của tinh bột ...........................................................................................11
2.2.5 Vai trò của vitamin ...........................................................................................11
2.2.6 Vai trò của chất khoáng....................................................................................12
2.2.7 Vai trò của chất xơ ...........................................................................................12
2.3 Đặc điểm các loại lá cây trong thí nghiệm ..........................................................12

2.3.1 Rau muống .......................................................................................................12
2.3.2 Khoai lang ........................................................................................................14
2.3.3 Dâm bụt ............................................................................................................15
2.3.4 Kudzu ..............................................................................................................16
2.3.5 Đỗ mai ..............................................................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................23
4.1 Dinh dưỡng của thực liệu dùng trong thí nghiệm ...............................................23
4.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn được của thỏ trong thí nghiệm .......................25
4.3 Trọng lượng trung bình của thỏ qua các tuần nuôi .............................................27
4.4 Tăng trọng tuyệt đối trung bình của thỏ qua các tuần nuôi. ...............................28
4.5 Tăng trọng, tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình toàn
giai đoạn thí nghiệm ..................................................................................................30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................31
5.1 Kết luận ..............................................................................................................31
5.2 Đề nghị ...............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................33
PHỤ LỤC ..................................................................................................................35

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tro, khoáng tổng số

Ash
CP

(Crude protein)


Đạm thô

CF

(Crude fiber)

Xơ thô

DM

(dry matter)

Vật chất khô

EE

(Ether extract)

Béo thô

FCR (Feed conversion ratio)

Hệ số biến chuyển thức ăn

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của các gia súc .... 7

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của hai loại phân thỏ ....................................... 9
Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng khác nhau ........................ 10
Bảng 4.1: Thành phần dinh dưỡng trong các thực liệu thí nghiệm ..................... 23
Bảng 4.2: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ trong thí nghiệm .................... 25
Bảng 4.2: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ trong thí nghiệm .................... 27
Bảng 4.4: Tăng trọng tuyệt đối trung bình của thỏ qua các tuần nuôi ................ 29
Bảng 4.5: Tăng trọng, tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn
trung bình toàn giai đoạn thí nghiệm ................................................................... 30

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng của thỏ qua các tuần nuôi ........................................... 28
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của thỏ qua các tuần nuôi .............................. 29
Hình 2.1: Rau muống ........................................................................................... 12
Hình 2.2: Rau lang ............................................................................................... 14
Hình 2.3: Dâm bụt ................................................................................................ 15
Hình 2.4: Kudzu ................................................................................................... 16
Hình 2.5: Đỗ mai .................................................................................................. 18

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta, trong đó nuôi thỏ đã và đang phát triển và là một nghề sinh sống của một

bộ phận nông dân. Thỏ là một gia súc dễ nuôi, có khả năng sinh sản nhanh và nhiều
mà giá thành sản xuất lại thấp. Thỏ có khả năng tiêu hóa tốt các loại thức ăn thô
xanh như rau, cỏ… rất dễ kiếm ở nông thôn. Bên cạnh con giống, thức ăn cũng
không kém phần quan trọng, nó quyết định năng suất và giá thành sản phẩm. Thức
ăn cơ bản của hầu hết thỏ ở Việt Nam là phụ phẩm trong ngành nông nghiệp,
thường giá trị dinh dưỡng thấp. Vì vậy, chúng ta không ngừng nghiên cứu tìm
nguồn thức ăn mới, tận dụng những nguồn thực liệu sẵn có sao cho vừa đảm bảo
cho thỏ phát triển tốt, vừa có giá thành thấp nhất.
Các loại rau cây như rau muống, rau lang, dâm bụt, kudzu, đỗ mai… thường
được trồng nhiều xung quanh nhà ở nhiều vùng nông thôn của nước ta. Đây là
nguồn thức ăn xanh dồi dào có thể tận dụng cho chăn nuôi nói chung và nuôi thỏ
nói riêng.
Với mục đích làm đa dạng và tận dụng một số loại thức ăn xanh sẵn có ở địa
phương làm thức ăn cho thỏ, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn
Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và Thạc sỹ Nguyễn Văn
Hiệp, chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thức
ăn xanh lên sự tăng trọng của thỏ thịt”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
So sánh khả năng ăn vào và tăng trọng của thỏ thịt khi sử dụng một số khẩu
phần ăn với các thực liệu là rau muống, rau lang, dâm bụt, kudzu, đỗ mai.
1.2.2 Yêu cầu
Tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu, phân tích số liệu về khả năng lấy thức
ăn và tăng trọng của thỏ thịt.
Theo dõi tình trạng sức khỏe thỏ nuôi trong thời gian thí nghiệm.


2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Một số đặc điểm của thỏ
2.1.1 Đặc điểm chung
Thỏ nhà với tên khoa học là Oryctolagus Cunoculus Domesticies được xếp
vào:
-

Lớp Lagomorpha

-

Bộ gặm nhấm Rodenia

-

Họ thỏ Leporides

-

Loài Oryctolagus
Một số đặc điểm sinh lý:

Thân nhiệt trung bình 39,50C (biến động từ 380C – 410C). Nhịp tim 100 –
120 lần/phút. Tần số hô hấp 60 – 90 lần/phút. Nhiệt độ môi trường thích hợp là
210C – 28,50C. Ẩm độ 70% - 80% là thích hợp nhất.

2.1.2 Tập tính
Thỏ nhà có nguồn gốc từ thỏ rừng đã được con người thuần hóa và nuôi
dưỡng từ rất sớm. Thỏ rừng rắn chắc, tai dài, dấu chân to, chân sau đặc biệt phát
triển, có thể nhảy xa từ 3 – 3,5 m khi gặp nguy hiểm. Thỏ rừng sống thành từng bầy
nhỏ dưới những bụi cây rậm rạp, bả tính nhút nhát. Nhờ có thị giác và khứu giác tốt
nên tìm thức ăn vào ban đêm. Thỏ rừng là mục tiêu săn bắn của con người để lấy
thịt và da.

3


2.1.3 Đặc điểm giải phẫu học
Về giải phẫu học thỏ có đặc điểm khác biệt với các loài gặm nhấm khác. Nó
không có xương đòn, răng hàm và răng cửa không có chân, răng cửa hàm trên có
hai đôi (Đào Đức Long, 1976).
Mồm thỏ tương đối nhỏ và có hai môi, môi trên bị xẻ ở nửa dưới, râu dài và
cứng mọc ra từ môi trên và phần trước má.
Mắt ở hai bên đầu, trên mắt có lông dài. Thỏ có ba mí mắt, hai mí cử động
lên xuống, có lông phía ngoài và có lông mi, còn một mí cử động ngang.
Bụng thỏ có 6 – 8 vú, cũng có khi 10 vú. Con cái có âm môn dưới hậu môn,
có các ống niệu và sinh dục. Con đực có dương vật ở ống niệu sinh dục.
Chân trước của thỏ ngắn, tận cùng bằng năm ngón. Chân sau dài hơn, tận
cùng bằng 4 ngón.
Hàm trên của thỏ có 4 răng cửa và 12 răng hàm. Hàm dưới có 2 răng cửa và
10 răng hàm. Răng cửa hàm trên đặt trước răng cửa hàm dưới. Răng hàm đầu dẹt và
có các nếp lồi ngang. Răng hàm cách những răng khác bằng những khoảng trống.
Răng cửa của thỏ mọc dài liên tục suốt đời nên thỏ thường hay nhai để bào mòn.
2.1.4 Một số giống thỏ trong nước
Thỏ cỏ
Có nhiều trong dân, màu lông trắng pha vàng, đen pha trắng hoặc xám loang

trắng… hầu hết mắt đen, rất ít con mắt đỏ, đầu to, mõm dài, trọng lượng trưởng
thành khoảng 2,5 – 3 kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật
tốt, đã có hiện tượng đồng huyết, năng suất ngày càng giảm.
Thỏ đen
Màu lông và màu mắt đen tuyền, đầu nhỏ, mõm nhỏ, cổ nhỏ, thịt chắc ngon.
Trọng lượng trưởng thành 3,2 – 3,5 kg. Thỏ mắn đẻ, mỗi năm cho 7 lứa, mỗi lứa 6 –
7 con. Sức chống đỡ bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu cả nước, dễ nuôi.

4


Thỏ xám
Màu lông xám tro hoặc xám ghi, phần dưới ngực bụng và đuôi màu trắng mờ,
mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, khối lượng trưởng thành 3,5 – 3,8 kg. Mỗi
năm cho 6 – 7 lứa, mỗi lứa 6 – 7 con.
2.1.5 Một số giống thỏ trên thế giới
Thỏ Newzealand White
Có nguồn gốc từ Newzealand, được nhập vào nước ta từ năm 1978 nuôi ở trung
tâm giống thỏ Sơn Tây (Viện chăn nuôi Quốc gia) đã qua hàng chục đời và đã thích
nghi với môi trường khí hậu của Việt Nam. Thỏ có bộ lông màu trắng tuyết, lông
dầy, độ dài lông trung bình 7 – 10 mm. Mắt màu đỏ ngọc. Tầm vóc trung bình, thân
hình tròn, đầu con đực to hơn đầu con cái. Thỏ trưởng thành năng 5 – 5,5 kg/con. Tỉ
lệ thịt xẻ 55 – 58%. Một tấm lông da đạt khoảng 300 – 400 g. Tuổi động dục lần
đầu 4 – 4,5 tháng tuổi và phối giống lần đầu khi thỏ đạt trọng lượng 3 – 3,2 kg/con
vào lúc 5 – 6 tháng tuổi. Mỗi năn thỏ đẻ 5 – 6 lứa, mỗi lứa trung bình 6 – 7 con, khả
năng nuôi con giỏi.
Thỏ Lop
Có nguồn gốc ở Anh, đây là nhóm thỏ phổ biến nhất trong 4 nhóm thỏ Lop
(French Lop, Holland Lop, Dwarf Lop, American Fuzzy Lop). Thỏ có đôi tai dài,
cụp, không đa dạng về màu lông, phổ biến nhất là màu rêu vàng, riêng phần cổ kéo

dài đến miệng có màu trắng. Thỏ trưởng thành nặng 4,1 kg.
Thỏ Dutch
Có nguồn gốc từ Ukraina nhập từ Châu Âu vào thế kỷ XIX.
Thỏ nhỏ con nhưng tầm vóc vững chắc, lông có 2, 3 màu, màu ở vùng mắt, tai
và vùng sau của thân, một phần đầu và bàn chân có màu khác. Trọng lượng trưởng
thành 5 kg/con.
Thỏ Sable
Có nguồn gốc từ Ấn Độ, bộ lông dày mượt đen bóng, giữa mũi có sọc trắng.
Đầu to, tai thẳng, đầu con đực to hơn đầu con cái.

5


Có nhiều nguồn gốc khác nhau và hiện nay rất khó xác định mức độ lai cũng
như tên giống do màu sắc rất đa dạng không còn mang đặc điểm của giống thuần
nữa, tạm thời xếp vào nhóm giống không rõ.
Thỏ Panon
Nhập vào Việt Nam năm 2000 từ Hungari, là một dòng của giống Newzealand,
được chọn lọc theo tăng trọng và khối lượng trưởng thành. Vì vậy, ngoại hình giống
Newzealand nhưng tăng trọng và khối lượng trưởng thành cao 5,5 – 6,2 kg/con.
Thỏ Chinchila
Được tạo ra ở Anh năm 1919. Trọng lượng trung bình 4,5 kg. Bộ lông có màu
xám, ở mặt ngoài xám, thẫm ở gốc lông, lông bụng trắng
Thỏ California
Nguồn gốc từ Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila của Nga và thỏ
Newzealand, nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và năm 2000. Là giống thỏ
cho thịt, khối lượng trung bình 4,5 – 5 kg, tỷ lệ thịt xẻ 55 – 60%, thân ngắn hơn thỏ
Newzealand, lông trắng nhưng tai, mũi, 4 chân và đuôi có điểm màu đen, vào mùa
đông lớp lông đen sậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự thỏ
Newzealand, giống này cũng được nuôi nhiều ở Việt Nam.

Thỏ trắng lông xù
Được tạo ra ở Liên Xô. Đây là giống thỏ cho lông, bộ lông có giá trị 92 – 95%,
thuộc loại lông mịn. Một thỏ cái có thể cắt 1,5 kg lông trên năm. Trọng lượng thỏ
trưởng thành khoảng 4 kg.
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ sau cai sữa
Thỏ con sau cai sữa vài ngày sẽ thích ứng ngay với môi trường mới. Những
cơ thể nào tốt, khỏe mạnh thì lớn nhanh. Phụ thuộc vào giống và chế độ dinh
dưỡng, mà tốc độ sinh trưởng và thời gian đạt khối lượng xuất thịt có khách nhau.
Lúc 10- 12 tuần tuổi, thỏ đạt khối lượng 1,8 - 2,2 kg. Sau tuần thứ 12 - 14, tốc độ
tăng trọng của thỏ giảm dần. Cần xuất thịt vào thời điểm này, vì thỏ tăng trọng
chậm và tiêu tốn thức ăn cao.

6


Khả năng tăng trọng của cơ thể độc lập với hệ số di truyền ở giai đoạn 7- 11
tuần tuổi. Ở giai đoạn này, thỏ con cũng ít bị tác động của môi trường sau cai sữa.
Từ 12 tuần tuổi, thỏ tăng trọng bắt đầu giảm, cơ thể đã bắt đầu phát dục. Cho nên ,
việc xác định khả năng tăng trọng cơ thể trong giai đoạn 7 - 11 tuần tuổi làm cơ sở
chọn giống về tính trạng sinh trưởng là phù hợp và quan trọng nhất.
2.1.7 Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa
Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa của thỏ là dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co
bóp yếu, đường ruột dài 4- 6m, manh tràng lớn và có khả năng tiêu hóa chất sơ nhờ
hệ vi sinh vật.
Tỷ lệ dung tích của phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so với gia súc
khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71%) so với tổng dung tích đường tiêu hóa. Còn thỏ
mành tràng lớn nhất (49%), cụ thể như sau:
Bảng 2.1 So sánh tỉ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của các gia súc
(%)
Tên đoạn đường tiêu hóa


Ngựa



Thỏ

Heo

Dạ dày

9

71

29

34

Ruột non

30

19

33

11

Manh tràng


16

3

6

49

Ruột già

45

7

32

6

Tổng số

100

100

100

100

Nguồn: Nguyễn Ngọc Nam (2002)

Sự phát triển đường tiêu hóa theo lứa tuổi thỏ. Cơ thể thỏ sinh trưởng đều
đặn cho tới tuần tuổi thứ 11- 12. Nhưng đường tiêu hóa (trừ gan) thì dừng phát triển
ở tuần tuổi thứ 9. Từ tuần thứ 3- 9 khối lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi
khác nhau. Vào tuần thứ 3 ruột non gấp đôi ruột già. Đến tuần thứ 9 thì khối lượng
hai phần ruột này đã tương đương nhau. Sự phát triền của đoạn ruột già chỉ hoàn
chỉnh khi thỏ ăn thức ăn cứng. Độ dài các đoạn ruột thỏ trưởng thành như sau: Ruột
non 327 cm; manh tràng 38 cm; kết tràng 128 cm.
7


2.1.8 Đặc điểm tiêu hóa của thỏ
Thỏ gặm thức ăn nhờ răng cửa (răng này tăng trưởng liên tục), rồi đẩy sâu
vào khoang miệng và nghiền bằng răng hàm với sự hỗ trợ của các cơ hàm dưới rất
khỏe. Ở miệng thức ăn luôn ngập trong nước bọt. Đó là giai đoạn đầu của sự tiêu
hóa. Trước khi đến khoang bụng nơi chứa các cơ quan tiêu hóa (dạ dày, ruột
non…), thực quản đi qua lồng ngực dọc theo lưng về phía khí quản.
Theo Đào Đức Long (1976), dạ dày thỏ giống dạ dày ngựa, nó nằm ở nửa
phía trên của khoang bụng về phía trái và có hai túi cùng. Thành dạ dày tiết ra dịch
vị gồm có men pepxin và HCl. Dịch vị tiết ra liên tục, trong vòng một giờ tiết ra từ
1 – 10 ml tùy theo đặc tính và chất lượng của thức ăn. Men dịch vị của thỏ có tác
dụng cao hơn so với các loài ăn cỏ khác là do có độ axit cao. Trong dạ dày protein
của thức ăn dưới tác dụng của dịch vị sẽ biến đổi thành hợp chất protein có thành
phần ít phức tạp hơn (anbumo và pepton). Chất xơ không được tiêu hóa trong dạ
dày. Từ dạ dày thức ăn đi xuống tá tràng, ở đây nó tiếp tục được tiêu hóa. Tá tràng
dài khoảng 60 cm và có đường kính từ 8 – 10 mm; còn chiều dài toàn bộ ruột thỏ từ
315 – 469 cm. ở ruột non, sau khi gluxit, protit và lipit được tiêu hóa thì các chất
dinh dưỡng sẽ thấm qua ruột rồi vào máu. Chất xơ được phân giải ở manh tràng.
Thức ăn từ ruột non chuyển xuống ruột già và thải ra ngoài cơ thể mất khoảng 9 giờ
sau khi ăn.
Quá trình tiêu hóa kéo dài 4 – 5 giờ. Thức ăn được nuốt vào thực quản, vượt

qua tâm vị đến dạ dày, nơi có môi trường rất axit: pH = 2,2 (giàu axit Clohydride
HCl). Tại đây thức ăn được nhào trộn và phân hủy thành các phần tử nhỏ hơn. Sau
đó nhờ sự co thắt của các cơ dạ dày, thức ăn đã đồng hóa được chuyển đến ruột non.
Ở thỏ, tuyến tụy có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng nằm rải rác giữa hai nhánh
của quai tá tràng và phân ly thành từng chùm. Các tiểu quản hợp lại thành một chảy
vào phần thứ hai của quai tá tràng. Dưới ảnh hưởng của men trypxin chữa trong
dịch tụy cũng như củamen erepxin chứa trong dịch ruột các sản phẩm của protein sẽ
được phân giải thành axit amin. Lipit của thức ăn dưới tác dụng của mật và men
lipaza có ở trong dịch tụy sẽ được phân hủy thành axit béo và glyxerin.
8


Đặc điểm tiêu hóa của thỏ thay đổi theo lứa tuổi. Ở thỏ con tính axit của dịch
vị tăng lên dần và đồng thời khả năng tiêu hóa của dịch vị cũng tăng lên dần. Khi
thỏ con tách khỏi thỏ mẹ thì tính axit của dịch vị sẽ giảm đi đồng thời cũng giảm
khả năng tiêu hóa. Đặc biệt là sự thay đổi nay biểu hiện rõ rệt khi thỏ con ở 30 ngày
tuổi. Sự phục hồi độ axit chỉ có thể thực hiên được khi thỏ gần hai tháng tuổi. Ở thỏ
con, vì ruột già phát triển rất kém nên sau khi tách mẹ chuyển sang chế độ ăn khác
với nhiều chất xơ hơn thì thỏ sẽ khó tiêu hóa. Nếu tách thỏ con sớm, khoảng 30
ngày tuổi, thì phải cho ăn khẩu phần tốt và ít xơ.
Không tràng và hồi tràng: tại đây, các phân tử dinh dưỡng được cơ thể hấp
thụ. Phần còn lại của thức ăn đi qua manh tràng, nơi có các cơ chế phân hủy khác
nhau tùy thuộc thời điểm trong ngày:
Ban ngày, tạo phân “bình thường”, phân này khô. Ban đêm, tạo phân mềm ở
manh tràng (caecotrophe), phân này ẩm.
Trong đường tiêu hóa của thỏ tạo thành 2 loại phân: Loại phân bình thường
viên tròn, cứng, thỏ không ăn gọi là phân cứng. Còn một loại phân mềm, nhiều viên
nhỏ, mịn dính kết vào nhau, khi thải ra đường hậu môn thì được thỏ cúi xuống ăn
ngay, nuốt chửng vào dạ dày và trộn lẫn với chất chứa dạ dày, đẩy dần vào ruột non
và được hấp thu dinh dưỡng ở đó, đặc biệt là vitamin B, trường hợp này gọi là thỏ

ăn phân lại. Thành phần dinh dưỡng của 2 loại phân có khác nhau rõ rệt:
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của hai loại phân thỏ:
Thành phần hóa học

Phân cứng

Phân mềm

DM (%)

52,7

38,6

Protein thô (%)

15,4

25,7

Chất béo thô (%)

30,0

17,8

Khoáng T/S (%)

13,7


15,2

Nguồn: Nguyễn Ngọc Nam (2002)

9


2.2 Nhu cầu, vai trò các chất dinh dưỡng đối với thỏ
2.2.1 Nhu cầu
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
khí hậu, tỷ lệ dinh dưỡng, tỷ lệ chất xơ, trạng thái sức khỏe… Khả năng tăng trọng
của thỏ sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào protein. Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng cho thỏ là rất quan trọng.
Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng khác nhau
Thể trọng (g)

Protein thô

Đương lượng tinh

Năng lượng

(g/ ngày)

bột (g/ ngày)

(kcal)

Dưới 500


2-4

8 – 14

40 - 70

500

3-5

15 – 22

80 - 110

1000

6 - 12

25 – 35

130 - 180

2000

14 - 18

50 – 80

260 - 400


3000

16 - 21

80 – 110

400 - 560

4000

15 - 20

80 – 120

560 - 610

5000

19 - 20

90 – 140

460 - 720

Nguồn: Nguyễn Ngọc Nam (2002)
2.2.2 Vai trò của nước
Thỏ được cung cấp nước từ hai nguồn: nước thực vật và nước uống. Nhu cầu
nước của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và các giai đoạn phát triển.
Thỏ hậu bị giống cần 0,2 – 0,5 lít/ngày. Thỏ mang thai cần 0,5 – 0,6 lít/ngày.
Thỏ sau khi đẻ cần 0,6 – 0,8 lít/ngày. Khi tiết sữa đối đa thỏ cần 0,8 – 1,5 lít/ngày.

2.2.3 Vai trò của chất đạm
Chất đạm rất cần cho sự sinh trưởng của thỏ. Trong khi mang thai và nuôi
con nếu thỏ mẹ thiếu đạm sẽ tiết ít sữa, thỏ sơ sinh gầy yếu, sức đề kháng kém, làm
cho tỉ lệ nuôi sống đàn con thấp, phát triển kém sau cai sữa.

10


Đạm sau khi được hấp thu sẽ phân giải thành các acid amin. Mỗi acid amin
có tác dụng khác nhau đối với thỏ. Tryptophan là acid amin cần cho sự sinh sữa và
sinh sản, methionin, cystin cần cho sự phát triển của bộ lông.
2.2.4 Vai trò của tinh bột
Có nhiều trong ngũ cốc, khoai, sắn… cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thỏ
vỗ béo cần nhiều năng lượng. Thỏ hậu bị (4 – 6 tháng tuổi) và thỏ giống cần cung
cấp hạn chế để tránh hiện tượng vô sinh do quá béo.
Thỏ nuôi con cần lượng tinh bột gấp 2 – 3 lần trong 20 ngày đầu vì con mẹ
vừa phải phục hồi sức khỏe vừa phải sản xuất sữa cho con. Đến khi sức tiết sữa
giảm (sau 20 ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng giảm.
2.2.5 Vai trò của vitamin
Tuy thỏ là loài ăn cỏ nhưng thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin
và thỏ sinh sản vẫn thiếu một số loại vitamin quan trọng như A, B, D, E…
Nếu thiếu vitamin A thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh sản, thỏ con sinh
trưởng chậm, dễ bị viêm da, viêm kết mạc, niêm mạc và viêm dường hô hấp.
Vitamin A có thể truyền từ mẹ sang con qua bào thai và sữa.
Nếu thiếu vitamin E, thai thỏ phát triển kém, số con sơ sinh chết cao, thỏ đực
không hăng, tinh trùng kém hoạt lực, do đó tỉ lệ thụ thai kém.
Thiếu vitamin B thỏ dễ bị viêm thần kinh, bại liệt, chậm lớn, kém ăn, thiếu
máu… Vitamin B 1 có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bột đường và sự hoạt động
bình thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch. Nếu thiếu B 2 thì sự trao đổi chất bột
đường, trao đổi mỡ và đạm của thỏ cũng bị phá hoại, sức đề kháng của cơ thể, nhất

là với bệnh đường ruột. Vitamin B 12 có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi đạm,
thiếu B 12 thỏ tăng trọng kém.
Vitamin D có tác động đến sự trao đổi chất khoáng và ảnh hưởng đến sự
hình thành xương. Thiếu vitamin D thỏ còi cọc, mềm xương.

11


2.2.6 Vai trò của chất khoáng
Đối với thỏ nuôi nhốt, cần cung cấp đủ khoáng chất. Nếu thiếu canxi,
photpho thỏ bị còi xương, thỏ giống sinh sản kém, thai hay chết. Nếu thiếu muối,
thỏ hay bị rối loạn tiêu hóa và chậm lớn.
2.2.7 Vai trò của chất xơ
Chất xơ là thành phần không thể thiếu được đối với sinh lý tiêu hóa của thỏ.
Xơ kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa và nhu động ruột bình thường, tác
động tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn manh tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu
cho thấy: nếu cho thỏ ăn nghèo xơ (dưới 8%), thỏ sẽ bị ỉa chảy. Nhu cầu tối thiểu về
xơ thô là 12% trong khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ thô phù hợp nhất là 13 15%. Nhưng nếu tăng tỷ lệ xơ trên 16% sẽ giảm mức tăng trọng và khả năng sử
dụng thức ăn của thỏ. Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần
ăn chứa phần xơ thô cao hơn (16- 18%). Cung cấp xơ thô cho thỏ cỏ thể theo dạng
cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2 - 5mm trộn vào thức ăn hỗn hợp để
đóng viên hoặc dạng bột.
2.3 Đặc điểm các loại lá cây trong thí nghiệm
2.3.1 Rau muống

Hình 2.1 Rau muống
12


Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang

Convolvulaceae. Lá rau muống hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím,
quả nang chứa 4 hạt có lông màu hung.
Rau muống có nguồn gốc nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á,
nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương.
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, sống được
ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng. Các nhà chuyên môn cho biết năng suất rau muống
bình quân một năm đạt 17 - 19 tấn/ha.
Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất: đất sét, đất cát, đất pha cát, đất ẩm
giàu mùn hoặc đất được bón phân hữu cơ, có độ pH= 5,3 – 6,0.
Rau muống nước được trồng hoặc mọc tại nơi nhiều nước, ẩm ướt, thậm chí
sống tốt khi kết thành 1 bè và thả trôi trên kênh mương hay hồ. Loại này thân to,
cuống thường có màu đỏ, mọng.
Rau muống nước được cấy từ tháng 3 đến tháng 8, thu hoạch từ tháng 4 đến
tháng 11.
Rau muống cạn trồng trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng
xanh, nhỏ. Có thể trồng rau muống cạn bằng hạt hoặc bằng nhánh cắt từ cây rau
muống.
Nếu trồng bằng hạt thì gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 3. Nếu trồng bằng nhánh thì
tiến hành từ cuối tháng 3 đến tháng 8.
Theo Men L.T. và cộng sự (2010) thành phần dinh dưỡng của rau muống là:
DM=8,3%, CP=26,7%, EE=6,7%, CF=15,5%, Ash=14,1%, Ca=0,9%, P=0,5%.

13


2.3.2 Khoai lang

Hình 2.2 Rau lang
Khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn,
chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung

cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các
lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ
hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ
hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc
từ châu Phi và châu Á.
Chi Ipomoea có khoai lang, rau muống (Ipomoea aquatica) và một số loài hoa
dại được gọi bằng một số tên như bìm bìm (chung với các chi khác), mặc dù từ này
không được dùng để chỉ khoai lang, rau muống. Một vài giống cây trồng của
Ipomoea batatas cũng được trồng như là cây trồng trong nhà.
Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le
hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ
ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu
hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.

14


Khoai lang là cây có củ sống quanh năm, nhiệt độ thích hợp cho khoai lang từ
20 - 300C dưới 150C và trên 300C cây ngừng sinh trưởng. cây khai lang có thể chia
làm hai giai đoạn: giai đoạn phát triển rễ sợi, thân, lá và giai đoạn hình thành và
phát triển củ. Khoai lang là cây trồng không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau, thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng đất canh tác càng dày càng tốt,
thoát nước, pH=5 – 6
Theo Dong N.T.K. và Thu N.V. (2007) thành phần dinh dưỡng của rau lang là:
DM=8,56%, CP=18,8%, EE=6,8%, Ash=12,4%
2.3.3 Dâm bụt

Hình 2.3 Cây dâm bụt
Cây dâm bụt (Hibiscus Rosa sinensis) thuộc họ Malvacae, dạng cây gỗ, có
lá mọc cách, đơn, nguyên hay chia thùy, mặt lá có lông hình sao. Vỏ có nhiều

sợi libe. Cây dâm bụt họ lưỡng tính, lá bắc của hoa luôn luôn xếp vòng ngay
dưới đài, tạo tàn đài phụ. Tràng 5 cánh rời hay dính với ống nhị. Bộ nhị gồm 2
vòng 5, vòng ngoài tiêu giảm vòng trong phân nhánh. Chỉ nhị dính thành ống
bao quanh nhụy (gọi là bộ nhị đơn thể). Bộ nhụy gồm 2 - 5 hoặc nhiều lá noãn
tạo thành bầu trên 2 hoặc nhiều ô.

15


×