Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.73 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ – Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI
HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

Sinh viên thực hiện: PHẠM HOÀNG CÔNG
Lớp

: DH07CN

Ngành

: Chăn nuôi

Niên khoá

: 2007 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ – Y
**************



PHẠM HOÀNG CÔNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA
HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠI 21 – 60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI
HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỷ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. VÕ THỊ TUYẾT

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: PHẠM HOÀNG CÔNG
Tên luận văn : “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA
HEO CON CAI SỮA GIAI ĐOẠI 21 – 60 NGÀY TUỔI CỦA MỘT SỐ NHÓM
GIỐNG”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày.......tháng.......năm..........

Giáo viên hướng dẫn

TS. VÕ THỊ TUYẾT

ii



LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu, ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú
Y và toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình chỉ dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh để
con có được ngày hôm nay.
Thành kính ghi ơn
TS. Võ Thị Tuyết, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn từng bước, từng chi tiết cho tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn
Ban giám đốc cùng toàn thể cô chú , anh chị kỹ thuật, công nhân của Trại Heo
Giống Cao Sản Kim Long đã tận tình giúp đỡ , truyền đạt kiến thức , kinh nghiệm và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Xin cảm ơn đến
Bạn bè và tất cả các bạn lớp Chăn nuôi

33 đã động viên giúp đỡ tôi trong thời

gian qua.

Chân thành cảm ơn
Phạm Hoàng Công

iii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo cai
sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại Trại Heo Giống Cao
Sản Kim Long ” được tiến hành tại Trại Heo Giống Cao Sản Kim Long thời gian từ
04/01/2011 đến 30/4/2011.
Kết quả đã thu được như sau:
- Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian khảo sát hơi cao so với khoảng nhiệt độ
yêu cầu của thú khảo sát.
- Trọng lượng trung bình sơ sinh của các heo tính chung cho các nhóm giống
khảo sát là 1,69 kg/con.
- Trọng lượng trung bình cai sữa thực tế và trọng lượng trung bình cai sữa hiệu
chỉnh về 21 ngày tuổi tính chung cho các nhóm giống khảo sát tương ứng là 7,52 và
6,34 kg/con.
- Trọng lượng trung bình xuất chuyển chuồng và trọng lượng trung bình xuất
hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi tính chung cho các nhóm giống tương ứng là 21,39 và
20,07 kg/con.
- Tăng trọng tuyệt đối trung bình giai đoạn sơ sinh đến

21 ngày tuổi tính chung

cho các nhóm giống là 221,6 g/ngày.
- Tăng trọng tuyệt đối trung bình giai đoạn sơ sinh đến

60 ngày tuổi tính chung

cho các nhóm giống là 306,2 g/ngày.
- Tăng trọng tuyệt đối trung bình giai đoạn cai sữa đến xuất

chuyển chuồng tính


chung cho các nhóm giống là 379,1 g/ngày.
- Tăng trọng tuyệt đối trung bình giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi tính chung cho các
nhóm giống là 351,7 g/ngày.
- Tiêu thụ thức ăn và hệ số biến chuyển thức ăn tính chung cho các heo khảo sát
là 0,510 kg/con/ngày và 1,58 kgTĂ/KgTT.
- Tỷ lệ chết , tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ viêm phổi, tỷ lệ viêm khớp tính chung cho các
nhóm giống heo khảo sát tương ứng là 3,42 %; 1,01 %; 9,89 %; 2,66 %.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ ii
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iv
Mục lục............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. .1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................. .2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại........................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 3
2.1.2 Lịch sử hình thành trại ........................................................................................ 3

2.1.3 Chức năng của trại ................................................................................................. 3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại ........................................................................................... 4
2.1.5 Cơ cấu đàn ............................................................................................................. 5
2.1.6 Công tác giống ...................................................................................................... 5
2.1.7 Đặc điểm và nguồn gốc các giống heo ngoại đang được nuôi tại trại .................. 6
2.1.8 Chuồng trại ............................................................................................................ 7
2.1.9 Chăm sóc và nuôi dưỡng ........................................................................................ 8
2.1.10 Quy trình vệ sinh thú y ....................................................................................... 11
2.1.11 Bệnh và điều trị ................................................................................................. 12
2.2 Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 13

v


2.2.1 Đặc điểm sinh lý của heo cai sữa ........................................................................ 13
2.2.2 Quá trình sinh trưởng và phát dục .................................................................... 15
2.2.3 Yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh .................................................................... 16
2.2.4 Các bệnh thường gặp trên heo sau cai sữa ......................................................... 17
2.2.4.1 Bệnh viêm phổi địa phương .............................................................................. 17
2.2.4.2 Bệnh tiêu chảy và phù thũng ............................................................................. 20
2.2.4.3 Bệnh viêm khớp ................................................................................................ 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................... 24
3.1 Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 24
3.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 24
3.3 Nội dung khảo sát.................................................................................................... 24
3.4 Phương pháp khảo sát ............................................................................................. 24
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 25
3.5.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ........................................................................................... 25
3.5.2 Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng ..................................................................... 25
3.5.3 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn ............................................................ 27

3.5.4 Các chỉ tiêu về sức sống ...................................................................................... 27
3.5.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................... 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 28
4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi .............................................................................................. 28
4.2 Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng ........................................................................ 29
4.2.1 Trọng lượng sơ sinh ............................................................................................ 29
4.2.2 Trọng lượng cai sữa thực tế và trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi . 30
4.2.3 Trọng lượng xuất chuyển chuồng và trọng lượng xuất hi ệu chỉnh về 60 ngày tuổi
....................................................................................................................................... 32
4.2.4 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến cai sữ

a và tăng trọng tuyệt đối giai

đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi ...................................................................................... 34
4.2.5 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến xuất

chuyển chuồng và tăng trọng

tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi ................................................................. 35

vi


4.2.6 Tăng trọng tuyệt đối giai đo ạn cai sữa đến xuất chuyển chuổng và tăng trọng
tuyệt đối giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi ............................................................................ 37
4.3 Thức ăn và các chỉ tiêu về sức sống. ....................................................................... 39
4.3.1 Tiêu thụ thức ăn và hệ số biến chuyển thức ăn. ................................................... 39
4.3.2 Tỷ lệ chết. ............................................................................................................. 39
4.3.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy. ..................................................................................... 40
4.3.4 Tỷ lệ viêm phổi. ................................................................................................... 41

4.3.5 Tỷ lệ viêm khớp. .................................................................................................. 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 43
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 47

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DD

: Duroc thuần

LL

: Landrace thuần

PP

: Pietrain thuần

YY

: Yorkshire thuần

LY

: Đực Landrace x Cái Yorkshire


YL

: Đực Yorkshire x Cái Landrace

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

n

: Số con

X

: Giá trị trung bình

FMD

: Foot and Mouth Disease

PRRS

: Porcine Reprodutive and Respiratory Syndrome

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn khối lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của heo hậu bị..10
Bảng 2.2 Lượng thức ăn áp dụng cho từng giai đoạn phát triển của heo nái mang thai10
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám sử dụng ở trại ............................ 11
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng Vaccine trên heo nái và heo nọc ............................... 12
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng Vaccine trên heo con và heo hậu bị .......................... 13
Bảng 3.1 Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về 21 ngày tuổi ............. 26
Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ................................................................................... 28
Bảng 4.2 Trọng lượng sơ sinh ....................................................................................... 30
Bảng 4.3 Trọng lượng cai sữa thực tế và trọng lượng ca i sữa hiệu chỉnh về 21 ngày
tuổi................................................................................................................................. 31
Bảng 4.4 Trọng lượng xuất chuyển chuồng và trọng lượng xuất hi ệu chỉnh về 60 ngày
tuổi................................................................................................................................. 33
Bảng 4.5 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến cai sữa và tăng trọng tuyệt đối giai
đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi...................................................................................... 35
Bảng 4.6 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến xuất

chuyển chuồng và tăng

trọng tuyệt đối giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi ....................................................... 36
Bảng 4.7 Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn cai sữa đến xuất

chuyển chuồng và t ăng

trọng tuyệt đối giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi .................................................................. 37
Bảng 4.8 Tiêu thụ thức ăn và hệ số biến chuyển thức ăn ............................................. 39
Bảng 4.9 Tỷ lệ chết ...................................................................................................... 40
Bảng 4.10 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .............................................................................. 40
Bảng 4.11 Tỷ lệ viêm phổi ............................................................................................ 41
Bảng 4.12 Tỷ lệ viêm khớp ........................................................................................... 42


ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triể n nên nhu cầu của con người cũng ngày
càng cao . Do đó nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất
lượng. Chăn nuôi là một ng ành quan trọng , trong đó đặc biệt là ngành chăn nuôi
heo đóng vai trò trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân dân và cho xuất khẩu.
Công tác Giống heo đang là vấn đề được quan tâm trong Trại Chăn Nuôi Heo
Giống cũng như người chăn nuôi heo thương phẩm, để cho ra đời sau tốt hơn phù
hợp với mục tiêu sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tùy theo hướng
sản xuất mà việc chọn nhóm giống nào, lai hay thuần, lai hai máu, ba máu hay bốn
máu để có được đàn heo có sức tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, khả năng
kháng bệnh tốt và thích nghi với điều kiện ngoại cảnh luôn là một vấn đề quan trọng
mà các nhà công tác giống hướng đến. Trong chăn nuôi heo, nuôi heo giai đoạn sau
khi cai sữa đuợc xem là giai đoạn khó khăn và quan trọng. Vì heo con chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi các tác động từ môi trường bên ngoài vào, hệ tiêu hóa chưa hoàn
chỉnh, men tiêu hóa ít nên tiêu hóa thức ăn kém

. Một phần heo con bị hàng loạt

stress do xa mẹ, ghép bầy hay thay đổi nguồn thức ăn khó tiêu hóa hơn . Tuy vậy
qua việc kiểm tra khả năng sinh trưởng, sức sống, bệnh tật của heo con cai sữa
chúng ta cũng có thể đánh giá và chọn được các nhóm giống thích hợp, hiệu quả
hơn.
Để giải quyết vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
cùng với sự đồng ý của Ban Giám Đốc Trại Ch ăn Nuôi Heo Kim Long, dưới sự
hướng dẫn của TS. Võ Thị Tuyết ch úng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát khả năng

sinh trưởng và sức sống của các heo con cai sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi
thuộc một số nhóm giống tại Trại Heo Giống Cao Sản Kim Long”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, sức sống và
một số bệnh thường gặp trên heo con cai sữa giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi của một số
nhóm giống hiện có tại Trại Heo Giống Cao Sản Kim Long để có thể chọn được
nhóm giống tốt.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi được một số chỉ tiêu cơ bản về khả năng sinh trưởng của heo con
cai sữa thuộc các nhóm giống thuần và giống lai theo hướng sản xuất sinh sản.
- Theo dõi được khả năng sử dụng thức ăn của heo con cai sữa tính chung cho
các nhóm giống hiện có tại Trại.
- Theo dõi được sức sống và tỷ lệ một số bệnh thường gặp trên heo con sau cai
sữa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại Heo Giống Cao Sản Kim Long thuộc Xã Lai Uyên , Huyện Bến Cát , Tỉnh
Bình Dương với tổng diện tích 15000m2 , trại được xây dựng trên vùng đất cao cách
xa khu dân cư , có rào b ao quanh trại , cách Quốc lộ 13 khoảng 20m thuận lợi cho

việc vận chuyển , cách thị xã Thủ Dầu Một 34km, cách trường Đại Học Nông Lâm
67 km khi đi theo Quốc lộ 13, xung quanh là rừng cao su. Vị trí của trại rất lý tưởng
cho việc phát triển ngành chăn nuôi heo.
2.1.2 Lịch sử phát triển của trại
Trại Chăn nuôi Heo Giống Cao Sản Kim Long trực thuộc công ty TNHH chăn
nuôi và chế biến thức ăn gia súc Kim Long . Vào ngày 19/9/1999 trại bắt đầu xây
dựng đến n gày 21/1/2001 thì hoàn thành . Đến tháng 1/2003 trại bán ra thị trường
lần đầu. Song song đó khu nuôi heo thịt với diện tích 18 ha ở xã Vĩnh Tân , huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trại được xây dựng tháng 12/2003 và đi vào hoạt độ ng
từ tháng 10/2004 đến nay.
Hiện nay, trại sản xuất con giống để phát triển đàn heo theo hướng sinh sản và
đàn heo theo hướng thương phẩm , trại cung cấp con giống tốt cho các nhà chăn
nuôi heo trên toàn quốc.
2.1.3 Chức năng của trại
Đây là trại giống cao sản , con giống được trại nhập trực tiếp từ các nước có
nền chăn nuôi phát triển như : Bỉ, Canada, Úc, Đan Mạch, Na Uy, Anh,…sau đó trại
có quy trình chọn lọc , nhân giống thuần và lai giống rất khoa học tạo đàn heo giống
cao sản cho chính trại. Cung cấp heo đực hậu bị , cái hậu bị thuần và lai cho các cơ
sở chăn nuôi hộ gia đình và các tỉnh. Cung cấp heo giống thuần Yorkshire (Y),

3


Landrace (L), Duroc (D), Pietrain (P), Hampshire (H) cho thị trường chăn nuôi
trong cả nước.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của trại

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của trại
 Nhiệm vụ
- Tổ thịt

Nuôi heo con từ cai sữa→150 ngày tuổi
Nuôi heo đực, cái hậu bị dùng để thay thế đàn và bán giống ra thị trường
- Tổ nái đẻ
Nuôi heo nái đẻ
Nuôi heo con theo mẹ
- Tổ giống
Nuôi heo đực giống, khai thác và pha chế tinh.
Nuôi heo nái khô và nái mang thai.
2.1.5 Cơ cấu đàn
Tính đến 30/04/2011
- Tổng đàn

: 13586 con.

+ Đực làm việc

: 37

con

+ Nái sinh sản

: 944

con

4


+ Heo hậu bị


: 1729

con

+ Heo thịt

: 6025

con

+ Heo cai sữa

: 3009

con

+ Heo con theo mẹ : 1843

con.

2.1.6 Công tác giống
Trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long có nhiệm vụ duy trì nguồn gen để
cung cấp con giống tốt , tạo đàn heo thương phẩm lớn , tiêu tốn thức ăn thấp , tỷ lệ
nạc cao cho các nhà chăn nuôi và cho các cơ sở chăn nuôi t rên phạm vi toàn quốc .
Trại đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới với sự cố
vấn của những chuyên gia nhằm sản xuất ra những con giống tốt , hậu bị tốt nhất để
thay thế, nâng cấp đàn giống ca o sản của trại và cung cấp đàn giống ngày càng tốt
hơn cho các nhà chăn nuôi.
Vấn đề thụ tinh nhân tạo cho đàn heo của trại được chú ý rất kỹ


. Việc chọn

phối thực hiện phụ thuộc vào mục đích sử dụng của đời con . Đối với những heo nọc
nái không còn đạt chuẩn thì trại cho loại thải sớm . Công việc mà trại ưu tiên nhất là
chọn lựa giống tốt để thay thế đàn , những heo không đạt yêu cầu chọn giống sẽ
được bán thịt.
Quy trình chọn lọc của trại như sau:
- Heo con từ lúc đẻ ra được kiểm tra rõ ràng về ngoại hình loại đi các cá thể
yếu, dị tật, không đủ trọng lượng. Chọn heo con từ 0,8 kg trở lên và bấm số tai lúc 1
ngày tuổi dựa vào các nhóm giống.
- Chọn lúc 10 ngày tuổi dự a vào trọng lượng sơ sinh (lớn hơn 1,6 kg) có gia
phả rõ ràng và dựa vào chỉ tiêu EVB (Estimated Breeding Value : ước lượng giá trị
gây giống) của cha mẹ về số con cò n sống/ổ, trọng lượng 21 ngày/ổ, tuổi đạt 90 kg,

5


dày mỡ lưng 90 kg.
- Đến 42 ngày tuổi heo được chọn lại dựa vào ngoại hình thể chất. Heo phải có
ngoại hình đẹp như đòn dài , bụng thon , chân thẳng vững ch ắc, bộ phận sinh dục
ngoài phát triển . Chọn heo có 12 vú trở lên , khoảng cách giữa hai hàng không quá
xa và khoảng cách giữa các vú phải đều nhau.
- Đến 150 ngày tuổi heo lại được chọn lựa lần thứ

3 chủ yếu dựa vào trọ ng

lượng và độ dày mỡ lưng . Những con được chọn phải đạt trọng lượng từ 60 kg trở
lên và có độ dày mỡ lưng trong khoảng 9 – 12 mm.
- Đến 240 ngày tuổi là lần chọn cuối cùng . Heo phải đạt trọng lượng từ 130 kg

trở lên và có độ dày mỡ lưng trong khoảng 18 – 22 mm, riêng Pietrain từ 13 – 14
mm. Những heo không được chọn làm giống sẽ được chuyển làm heo thương phẩm .
Những heo được chọn làm giống sẽ được lập phiếu cá thể rõ ràng.
2.1.7 Đặc điểm và nguồn gốc các giống heo thuần ngoại đang được nuôi tại trại
Giống Yorkshire: được nhập từ Mỹ , có màu lông trắng , tai đứng, lưng thẳng,
bụng thon , nhìn ngang giống hình chữ nhật . Bốn chân khỏe , khung xương vững
chắc, nuôi con tốt , sức kháng bệnh cao , thích nghi cao với điều kiện môi trường .
Heo đạt trọng lượng từ 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi . Khi trưởng thành có thể đạt
250 – 300 kg. Heo nái đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa trên năm. Mỗi lứa trung bình đẻ 8 – 9 con.
Giống Landrace: heo được nhập từ Mỹ và Đan Mạch. Với đặc điểm là giống
cho nhiều nạc, sắc lông trắng tuyền , đầu nhỏ, mõm dài, mông đùi to , hai tai xụ che
phủ cả mắt, chân nhỏ, nhìn ngang giống hình tam giác. Heo 6 tháng tuổi đạt 80 – 90
kg. Trưởng thành đạt từ 200 – 250 kg. Heo nái đẻ từ 1,8 – 2,2 lứa trên năm, mỗi lứa
đẻ 8 – 10 con. Đây là giống heo cho nhiều sữa, nuôi con giỏi, tỷ lệ sống cao.
Giống Duroc: heo nhập từ Thái Lan và Đài Loan . Heo có các đặc điểm là sắc
lông màu đỏ nâu , hai tai xụ nhưng gốc tai đứng , lưng còng , ngắn đòn , bốn móng
chân màu đen . Heo Duroc là giống heo cho nhiều nạc . Ở 6 tháng tuổi heo có thể
trọng 80 – 85 kg. Nọc nái trưởng thành đạt trọng lượng 200 – 250 kg. Nái đẻ 1,8 – 2
lứa trên năm , mỗi lứa đẻ trung bình khoảng 8 con. Đây là giống có thành tích sinh
sản kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace , thường được sử dụng trong công

6


thức lai kinh tế tạo heo thương phẩm 3 máu nuôi thịt.
Giống Pietrain: giống heo này trại nhập từ Bỉ. Heo có sắc lông đen bông trắng,
tai thẳng, bốn chân thẳng ngắn, mông nở, lưng cong, đùi to, nhiều nạc, ít mỡ. Ở 150
ngày tuổi heo Pietrain đạt thể trọng trung bình 80 kg, trưởng thành có thể đạt 240 –
300 kg. Heo nái mỗi năm đẻ 1,8 lứa, mỗi lứa đẻ 8 – 9 con. Heo kém thích nghi , dễ
bị stress , khả năng sinh sản kém , chậm tăng trưởng so với các giống Yor


kshire,

Landrace.
Giống Hampshi re: heo có nguồn gốc từ Bắc Mỹ , được công nhận giống năm
1820, với đặc điểm có tầm vóc trung bình , đầu to vừa phải , da lông màu đen , có
vành đen màu tr ắng bao quanh mình sau xương bã

vai và hai chân trước , tai nhỏ

dựng đứng hơi hướn g về hai bên , mặt thẳng dài , mõm thẳng, bốn chân khoẻ vững
chắc, thân hình phát triển cân đối . Heo nái đẻ 8 – 10 con trên ổ . Heo có tỷ lệ nạc
cao, trong lai tạo thường được sử dụng làm đực cuối.
2.1.8 Chuồng trại
Trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc

– Tây Nam tránh được gió mùa

Đông Bắc, gió Tây Nam vào chuồng . Tránh nắng Đông buổi sáng và nắng Tây buổi
chiều rọi thẳng vào chuồng . Trại được x ây dựng theo mô hình nư ớc ngoài và khép
kín với trang thiết bị hiện đại , có hệ thống phun sương , quạt thông gió. Chuồng xây
dựng theo kiểu 2 mái cao 5 – 7 m, lợp bằng tôn lạnh . Toàn bộ đều có bạt che phủ 2
bên, có thể cuộn lại theo điều kiện thích hợp. Trại được xây dựng chủ yếu là chuồng
sàn, cách mặt đất 1m và hệ thống thoát nước ở giữa , rãnh thoát nước có độ dốc 600.
Giữa các dãy chuồng có lối đi để dễ cho heo ăn

, chuyển heo , theo dõi chăm sóc .

Mỗi ô đều có núm uống tự động và đánh số theo thứ tự


. Tổng cộng có 20 dãy

chuồng.
- Dãy CT: dành để nuôi heo thí nghiệ m và heo hậu bị tập nhảy giá . Đầu mỗi ô
có máng ăn bằng inox . Mỗi ô có diện tích khoảng (2 x 1,6 x 0,9m). Cả dãy có tất cả
126 ô.

7


- Dãy chuồng T

13 ,

T 14 , T 15 , T 16 : dùng nuôi heo thịt và hậu bị dạng chuồng

nuôi nhóm. Giữa các vách ng ăn có máng ăn tự động (2 ô/1 bồn). Mỗi dãy có 22 ô,
mỗi

ô

8


có diện tích (9 x 7 x 0,8m).
- Dãy chuồng CS 1, CS2, CS3, CS4, CS5, dùng nuôi heo cai sữa . Trong đó CS1,
CS2 mỗi dãy có 32 ô và CS3, CS4, CS5 mỗi dãy có 40 ô. Mỗi ô đều có 1 máng ăn
tự động, 2 núm uống, diện tích mỗi ô khoảng (4 x 2 x 0,5m). Mỗi ô nuôi từ 20 đến
23 heo con cai sữa.
- Dãy cách ly nằm riêng lẻ 1 chuồng, dành nuôi heo nọc đã tập nhảy giá rồi chờ

bán, đầu mỗi ô có máng ăn bằng inox . Mỗi ô c ó diện tích khoảng (2 x 1.6 x 0,9m).
Cả dãy có 40 ô.
- Các ô chuồng nái đẻ chia làm ba ngăn, lồng ở giữa rộng 80 cm dành cho heo
mẹ và hai bên dành cho heo con rộng 60 cm, lồng cao 20 cm, dài 2,2 m. Mỗi ô
chuồng được ngăn cách bằng ván nhựa, lồng dành cho mẹ làm bằng ống sắt hàn với
nhau chắc chắn, máng dính vào lồng. Mỗi ô chuồng có hai vòi nước, một dành cho
heo con, một dành cho heo mẹ. Sàn dành cho heo con được lắp bằng nhựa cứng có
thể lấy ra dễ dàng, thuận lợi cho việc vệ sinh chuồng sau mỗi đợt nuôi.
- Dãy chuồng nái khô, chửa được thiết kế theo dạng lồng cá thể, ngăn cách với
nhau bằng các thanh sắt gồm bốn dãy lớn được chia làm nhiều dãy nhỏ. Có bố trí hệ
thống cho ăn tự động, mỗi lồng có một vòi uống nước. Phía trên mỗi lồng có đeo
thẻ của từng con heo nái . Cuối mỗi dãy có ô dành cho heo b ệnh, chân yếu hay què
chân. Lồng được thiết kế có kích thước khoảng (2 x 1,6 x 0,9 m).
2.1.9 Chăm sóc và nuôi dưỡng
Thức ăn là yếu tố rất quan trọng quyết định trực tiếp đến sức sinh trưởng của
đàn heo. Trại sử dụng thức ăn dạng viên do công ty chế biến . Nếu thức ăn không tốt
thì heo không thể hiện tối đa sứ c sinh trưởng mà làm cho heo có nhiều bệnh tật xãy
ra. Thức ăn thiếu prot ein tỷ lệ nạc thấp , quá nhiều tinh bột thì he o có tỷ lệ mỡ cao .
Vì vậy, thức ăn phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của heo ở mọi lứa tuổi.
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển và chức năng sản xuất khác nhau mà
việc nuôi dưỡng chăm sóc cho từng đối tượng heo cũng khác nhau.
- Heo nái nuôi con: sử dụng thức ăn hỗn hợp số 10B. Cho ăn 3,5 – 5
kg/con/ngày. Trước khi cai sữa 2 ngày giảm lượng thức ăn.

8


- Heo con theo mẹ: tập cho heo ăn lúc 7 ngày tuổi , sử dụng thức ăn của công
ty Vitalăc, đồng thời bổ sung thêm vitamin C và đường lactose tăng sức đề kháng ,
chống stress.

- Heo con cai sữa: khi chuyển qua chuồng nuôi heo sau cai sữa tuần đầu tiếp
tục sử dụng thức ăn Vitalăc. Sau đó cho heo con làm quen với thức ăn số 351B rồi
chuyển dần qua sử dụng hẳn . Đồng thời trộn thêm vitamin C , đường Dextrose ,
đường Lactose , bột tylan v ào cám ướt giúp chống tiêu chảy , tăng sức đề kháng ,
giảm khả năng mắc bệnh . Trong tuần đầu mới nhập heo không tắm mà chỉ vệ sinh
phần nền chuồng. Khi qua tuần thứ 2, tắm heo mỗi ngày khi trời nắng ấm. Cho heo
ăn tự do bằng máng ăn tự động, hàng ngày theo dõi sức ăn của heo con , tình trạng
sức khỏe để phát hiện bệnh và biện pháp điều trị kịp thời . Những heo bệnh, còi cọc
được tách riêng nhốt vào các ô cuối dãy chuồng nuôi . Tiêm phòng Vaccine và phun
thuốc sát trùng theo đúng quy trình của Trại.
- Heo thịt từ 30 – 60 kg: sử dụng thức ăn số 6.
- Heo thịt từ 60 kg – xuất chuồng: sử dụng thức ăn số 7.
- Heo hậu bị cái từ 30 kg – phối giống lần đầu: sử dụng thức ăn số 6. Khẩu
phần ăn, chế độ nuôi dưỡng tùy theo thể trọng của cá thể heo , không để cho heo ăn
quá gầy hoặc quá mập. Tiêu chuẩn khối lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển

10


được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn khối lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của heo hậu
bị
Giai đoạn phát triển

Khối lượng thức ăn (kg/con/ngày)

20 – 50 kg

1,2 – 1,6


51 – 70 kg

1,6 – 2,1

71 – 100 kg

2,1 – 2,5

100 kg – phối

2,5

2 tuần trước khi phối

3,0 – 3,5

(Trích: Nguyễn Thị Hiền Giang, 2007)

- Heo hậu bị đực sau cai sữa đến khi tập nhảy giá (khoảng 4,5 – 5 tháng tuổi):
sử dụng thức ăn số 351B.
- Heo hậu bị đực từ giai đoạn tập nhảy giá đến khi làm việc sử dụng thức ăn số
10B, cho ăn 2,5 kg/con/ngày.
- Heo đực làm việc: sử dụng thức ăn 10B. Cho ăn khối lượng thức ăn từ 2,5 –
3 kg/con/ngày. Khối lượng thức ăn tăng giảm tuỳ theo thể trạng của đực .
- Heo nái khô : cho ăn định lượng từ 3 – 3,5 kg/con/ngày thức ăn số 10A. Khi
phối đậu thì cho ăn định mức của nái mang thai

, lượng thức ăn cân đối theo thể

trạng của heo.

- Heo nái mang thai: từ phối giống đến 105 ngày sử dụng thức ăn số 10A sau
đó trong giai đoạn từ 105 ngày đến đẻ và nuôi con sử dụng thức ăn số 10B. Định
lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển được trình bày qua bảng 2.2.
Bảng 2.2 Lượng thức ăn áp dụng cho từng giai đoạn phát triển của nái mang thai
Giai đoạn

Lượng thức ăn (kg/con/ngày)

Ngày thứ 1 – 84

2,0 ± 0,3

Ngày thứ 85 – 105

3,0

Ngày thứ 106 - 113

1,5 – 1,8

(Trích: Nguyễn Thị Hiền Giang, 2007)

10


Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn sử dụng ở trại.
NLTĐ

Protein




Canxi

Phospho

NaCl

Ẩm độ

(kcal/kg)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

351B

3000

19


5

0.7

0,6

0,5

14

Số 6

3000

16

6

1

0,6

0,5

14

Số 7

2900


14

6

1

0,6

0,5

14

Số 10A

2975

14

6,5

1

0,4

0,5

14

Số 10B


3047

18

5,8

1

0,4

0,5

14

Loại cám

(Nguồn: Công Ty chế biến thức ăn chăn nuôi Kim Long, 2011)

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Vitalac dành cho heo con.
Protein: 19,5 %

Vitamin A: 20.000 UI

Béo: 9,0 %

Vitamin D 3 : 3.000 UI

Khoáng: 5,6 %

Vitamin E: 150 mg


Lysine: 1,55 %

Độ ẩm: 9,1 %

Cách cho ăn: tập tính của heo giống ngoại là ăn suốt đêm , vì vậy trại luôn đảm
bảo thức ăn đầy đủ cho heo ăn cả đêm . Trước khi đổi thức ăn cũ với thức ăn mới
phải có thời gian để heo thích nghi với thức ăn mới rồi chuyển d

ần qua sử dụng

thức ăn mới.
Nước uống: nước uống là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng . Thiếu nước uống
ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của heo . Do đó, trại đảm bảo cung cấp đầy đủ nước
uống cho heo.
Ở đây nước uống được cu ng cấp bằng hệ thống ống và núm uống tự động

.

Nguồn nước sử dụng là nước ngầm từ giếng khoan có độ sâu 100m, đảm bảo cung
cấp đầy đủ nước cho heo uống và nước tắm cho heo.
2.1.10 Quy trình vệ sinh thú y
Xe ra vào trại (chỉ có xe chuyên chở heo riêng của trại và xe chở cám của trại
được phép ra vào trại ) phải qua hố sát trùng và được nhân viên bảo vệ phun xịt
thuốc sát trùng thật kỹ lưỡng nhằm hạn chế sự lây lan mầm bệnh .
Khách tham quan hay công nhân đều phải trang bị đồ bảo hộ lao động , mang

11



ủng, rửa tay . Đầu mỗi dãy chuồng và khu vực có khay sát trùng ủng trước khi ra
vào. Công nhân không được mang mặc đồ bảo hộ la

o động của trại ra ngoài và

ngược lại.
Chuồng heo sau khi chuyển hết heo được vệ sinh , sát trùng, để trống một thời
gian trước khi nhập đàn heo mới . Vệ sinh khu vực xung quanh , vệ sinh cống rãnh ,
chuồng trại, tắm heo. Tích cực diệt trừ chuột, ruồi và vệ sinh kho chứa thức ăn.
Khi phát hiện heo bệnh hoặc bất thường trại nhanh chóng điều trị

, heo bệnh

được nhốt riêng trong ô cách ly để dễ dàng điều trị và chăm sóc đặc biệt

. Tiêm

phòng theo đúng quy trình của trại.
Quy trình tiêm phòng được trình bày qua bảng 2.4 và 2.5.
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng Vaccine trên heo nái và heo nọc
Loại heo

Tên bệnh

Vaccine

Thời điểm tiêm

Liều


PRRS

PRRS

4 tuần trước khi phối

2 ml

Dịch tả

SWI-VAC

6 tuần trước khi đẻ

2 ml

FMD

Aftophor

6 tuần trước khi đẻ

2 ml

E. coli

E. coli

5 tuần trước khi đẻ


2 ml

2 tuần trước khi đẻ

2 ml

Aujeszky

Aujeszky

4 tuần trước khi đẻ

2 ml

Circo

Circo-VAC

2 tuần trước khi đẻ

2 ml

Parvovirus

Parvo

14 ngày sau khi đẻ

2 ml


PRRS

PRRS

Mỗi 4 tháng

2 ml

Dịch tả

SWI-VAC

Mỗi 6 tháng

2 ml

FMD

Aftophor

Mỗi 6 tháng

2 ml

Parvovirus

Parvo

Mỗi 6 tháng


2 ml

Aujeszky

Aujeszky

Mỗi 6 tháng

2 ml

Heo nái mang thai

Heo nái đẻ

Heo nọc làm việc

(Nguồn : Phòng Kỹ Thuật trại Heo Giống Cao Sản Kim Long, 2011)

2.1.11 Bệnh và điều trị
Heo được theo dõi hàng ngày bởi công nhân kỹ thuật để phát hiện và điều trị
bệnh kịp thời. Trong thời gian thực tập trên heo cai sữa tại trại , chúng tôi nhận thấy

12


heo có các triệu chứng bệnh như : ho, tiêu chảy, viêm khớp, thở bụng, sốt, co giật,
trên cơ thể có nhiều chỗ bị tím bầm.
Các thuốc thú y sử dụng để điều trị bệnh ở trại là: Bio – Dexa, Bio – Genta
10%, Tylosin 20%, Enrofloxacin, Ampi – K, Codexin, Bio – Genta – tylosin, Bio –
Vitamin C , Bio – Vitasol, Metabol, Bio – B – Complex, ADE, Amoxicline bột ,

Tylan bột , Apralan Soluble . Và các Vaccine : Aftopor (251) HB, Amervac-PRRS
(501), dịch tả heo SWIVAC-501....
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng Vaccine trên heo con và heo hậu bị
Loại heo
Heo con theo mẹ

Heo cai sữa

Heo hậu bị

Tên bệnh

Vaccine

Thời điểm tiêm

Liều

PRRS

PRRS

14 ngày tuổi

2 ml

Mycoplasma

Myco


21 ngày tuổi

2 ml

Circo

Circo-VAC

21 ngày tuổi

2 ml

Dịch tả

SWI-VAC

35 ngày tuổi

2 ml

55 ngày tuổi

2 ml

FMD

Aftophor

55 ngày tuổi


2 ml

FMD

Aftophor

80 ngày tuổi

2 ml

190 ngày tuổi

2 ml

PRRS

PRRS

170 ngày tuổi

2 ml

200 ngày tuổi

2 ml

Aujeszky

Aujeszky


100 ngày tuổi

2 ml

180 ngày tuổi

2 ml

Circo

Circo-VAC

160 ngày tuổi

2 ml

180 ngày tuổi

2 ml

Parvovirus

Parvo

210 ngày tuổi

2 ml

230 ngày tuổi


2 ml

Dịch tả

SWI-VAC

220 ngày tuổi

2 ml

(Nguồn : Phòng Kỹ Thuật trại Heo Giống Cao Sản Kim Long, 2011)

2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa

13


Heo con sau khi cai sữa, từ chỗ heo con đang phụ thuộc vào heo mẹ và thức ăn
bổ sung, khi cai sữa heo phải sống độc lập , mất hẳn nguồn dinh dưỡng được cung
cấp từ sữa mẹ, để duy trì hoạt động sống và tăng trưởng heo con phải được cung cấp
thức ăn hỗn hợp. Trong giai đoạn này, bộ máy tiêu hóa thức ăn của heo con phát
triển chưa hoàn chỉnh, lượng axit HCl tự do thấp làm cản trở hoạt động của men
Pepsin tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại từ thức ăn và nước uống xâm nhập vào
nên heo con rất dễ bị tiêu chảy và bị stress làm giảm khả năng đề kháng của heo con
do đó những biến đổi của môi trường cũng gây xáo trộn cho cơ thể.
Sau khi cai sữa heo con bị thay đổi đột ngột thức ăn cũng như số lần ăn trong
ngày và nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng lại chuyển sang loại thức ăn khô kém ngon
miệng và khó tiêu hóa nên heo con sau cai sữa thường giảm ăn.
Theo Võ Văn Ninh (2001) ngày tuổi thứ 22, 23, 24 đại đa số heo con mọc răng

tiền hàm sữa thứ 3 hàm dưới , ngày tuổi thứ 28 và 29 đại đa số heo con mọc răng
tiền hàm sữa 4 hàm trên. Vì vậy cai sữa ngày thứ 21 hay ngày thứ 28 có ảnh hưởng
đến sức khỏe heo con vì làm tăng thêm stress . Thường khi mọc răng heo con bị sốt ,
tiêu chảy trước khi răng nhú khỏi nướu một vài ngày . Tình trạng này làm cho heo
mất sức, kém sức đề kháng.
Theo Nguyễn Bạch Trà (1998), bên cạnh yếu tố dinh dưỡng heo con còn chịu
ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Do thay đổi chuồng nuôi, vận chuyển, ghép đàn đã làm cho heo bị stress hàng
loạt. Ngoài ra, heo con sau cai sữa chịu lạnh rất kém vì hàm lượng mỡ trong cơ thể
ít, do đó chuồng nuôi heo cai sữa cần có nhiệt độ thích hợp.
Khắc phục tình hình này bằng cách cung cấp nguồn thức ăn thơm ngon , dễ
tiêu hoá, đầy đủ chất dinh dưỡng giống như nguồn sữa mẹ, điều tiết bầu tiểu khí hậu
chuồng nuôi thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của heo. Quy trình chăm sóc
nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại hợp lý nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của heo trong giai đoạn này.
Theo thông tin Chăn nuôi heo (01/1990). Trương Chí Sơn - Đại Học Cần Thơ
cho rằng: heo còn nhỏ có khuynh huớng ăn những thức ăn dễ tiêu hơn, năng lượng

14


×