Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH VỈA HÈ ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

LÊ THỊ HỒNG LOAN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MẢNG XANH VỈA HÈ ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


LÊ THỊ HỒNG LOAN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MẢNG XANH VỈA HÈ ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP HCM

Ngành : Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn :



TS. Lê Minh Trung
TS. Đinh Quang Diệp

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2011
i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
HO CHI MINH AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY
FACULTY OF ENVIRONMENT AND NATURAL RESOURCES

LE THI HONG LOAN

INVESTIGATING STATUS AND SOLUTIONS OF
DEVELOPING GREENERY PAVEMENT AT
DISTRICT 1, HO CHI MINH CITY

Department of
Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATION ESSAY

Instructor: TS. Le Minh Trung
TS. Dinh Quang Diep

Ho Chi Minh City
July/ 2011


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Chủ nhiệm Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa
Viên trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã quan tâm giúp đỡ cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài.
Quí thầy cô Bộ môn Cảnh quan và Kĩ Thuật Hoa Viên đã tận tình dạy bảo
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Công ty Công viên Cây xanh Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình thu thập và cung cấp tài liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
Thầy TS. Lê Minh Trung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.
Thầy TS. Đinh Quang Diệp Trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa
Viên trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh .
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tp. HCM, tháng 02 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hồng Loan

iii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát hiện trạng và giải pháp phát triển mảng xanh vỉa hè Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh ” được tiến hành nhằm khảo sát hiện trạng hệ thống mảng
xanh vỉa hè và đề xuất giải pháp phát triển mới hệ thống mảng xanh vỉa hè để tăng
thêm mảng xanh cũng như diện tích phủ xanh cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả đạt được :
Khảo sát và đánh giá được hiện trạng hệ thống mảng xanh vỉa hè trên các tuyến
đường địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát có 20 họ thực vật, trong đó có 3 loài cỏ, 14 loài cây kiểng, 8 loài hoa
kiểng và 5 loài cây làm hàng rào được sử dụng tạo mảng xanh vỉa hè,đo đạc bề rộng
vỉa hè và chiều dài của các tuyến đường.
Đề xuất 5 giải pháp phát triển mới hệ thống mảng xanh vỉa hè làm xuất hiện
thêm nhiều mảng xanh đã đem lại sự tươi mới cho các tuyến đường trung tâm Thành
phố góp phần tăng thêm diện tích phủ xanh cho Thành phố.
Đề xuất 9 mẫu thiết kế phát triển mảng xanh vỉa hè trên các tuyến đường Quận
1 Thành phố Hồ Chí Minh.

iv


ABSTRACT
The essay topic: "Investigating status and solutions of developing greenery
pavement at District 1, Ho Chi Minh City." was conducted to examine the current
states of the sidewalk greenery system and propose solutions to develop a new system
of green pavement to increase green space and green-covered area for Ho Chi Minh
City.
Results:
- Investigating and assessing the current status of the sidewalk greenery system
at District 1, Ho Chi Minh City.
- The report has 20 plant families, including 03 grass species, 14 species of
plants, 08 flower species and 5 species of fence flower used to create greenery
pavement, measure the width and length of sidewalk routes.

- Proposing 5 solutions to develop new greenery pavements system to bring
freshness to the city as well as contribute to increase the green-covered area for Ho
Chi Minh City.
- Proposing 09 new designs for greenery pavement system on the routes at
District 1, Ho Chi Minh City.

v


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA......................................................................................................... .........i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iv
ABSTRACT ....................................................................................................................v
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................x
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................2
2.1. Điều kiện tự nhiên của Tp. HCM: ............................................................................2
2.1.1. Giới thiệu: ..............................................................................................................2
2.1.2. Vị trí địa lý, địa hình: ............................................................................................2
2.1.3. Khí hậu, thời tiết ....................................................................................................3
2.2. Điều kiện tự nhiên của Quận 1: ................................................................................3
2.3. Cây xanh đô thị và các lợi ích của cây xanh đô thị: .................................................4
2.3.1. Khái niệm: .............................................................................................................4
2.3.2. Các lợi ích của cây xanh đô thị: ............................................................................4
2.3.2.1.Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân Thành phố. .........................4
2.3.2.2. Cải thiện môi trường đô thị. ...............................................................................5

2.4. Mảng xanh đô thị và chức năng mảng xanh đô thị : ................................................6
2.4.1 Khái niệm: ..............................................................................................................6
2.4.2. Chức năng của mảng xanh đô thị: .........................................................................6
2.4.2.1 Cải thiện điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị. .........................................................6
2.4.2.2 Cung cấp Oxy và giảm tích lũy khí carbonic. .....................................................8
2.4.2.3 Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh. ............................................................8
2.4.2.4 Thành phần cảnh quan, một bộ phận của kiến trúc đô thị. ................................10
vi


2.4.2.5 Kinh tế - Xã hội ................................................................................................10
2.5. Hệ thống văn bản pháp quy liên quan: ...................................................................10
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ ..................................................................12
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................12
3.1.Mục tiêu chuyên đề: ................................................................................................12
3.2. Giới hạn đề tài: .......................................................................................................12
3.3. Nội dung nghiên cứu: .............................................................................................12
3.4. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................12
3.4.1. Phương pháp điều tra vỉa hè: ...............................................................................12
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu: .............................................................................13
3.4.3. Phương pháp tổng hợp số liệu: ............................................................................13
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển mảng xanh vỉa hè: ......13
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................14
4.1. Hiện trạng mảng xanh vỉa hè của Quận 1: .............................................................14
4.2. Đề xuất biện pháp cải tạo và phát triển mảng xanh: ..............................................33
4.2.1. Nguyên tắc thiết kế mảng xanh vỉa hè: ...............................................................33
4.2.2. Đề xuất giải pháp phát triển mảng xanh vỉa hè : .................................................34
4.3. Đề xuất danh mục cây xanh vỉa hè: ........................................................................39
4.4. Đề xuất biện pháp quản lý, chăm sóc và bảo dưỡng: .............................................43
4.4.1. Chăm sóc bồn cỏ: ................................................................................................43

4.4.2. Chăm sóc bồn kiểng cỏ: ......................................................................................44
4.4.3. Chăm sóc hàng rào : ............................................................................................45
4.4.4. Vệ sinh vỉa hè : ....................................................................................................45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................46
5.1. KẾT LUẬN: ...........................................................................................................46
5.2. ĐỀ NGHỊ: ...............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC ......................................................................................................................50

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1.1. Đường Phạm Ngũ Lão đoạn từ Cống Quỳnh đến Đề Thám. .....................15
Hình 4.1.2. Đường Nguyễn Thái Học đoạn từ Cầu Ông Lãnh đến Trần Hưng Đạo. ..15
Hình 4.1.3. Đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Nguyễn
Đình Chiểu.....................................................................................................................16
Hình 4.1.4. Đường Nguyễn Thị Nghĩa. .........................................................................16
Hình 4.1.5. Đường Hai Bà Trưng đoạn từ Võ Thị Sáu đến Điện Biên Phủ. .................17
Hình 4.1.6. Đường Điện Biên Phủ đoạn từ Hai Bà Trưng đến Đinh Tiên Hoàng. .......17
Hình 4.1.7. Đường Nguyễn Trãi đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Cư Trinh. ......21
Hình 4.1.8. Đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ Nguyễn Văn Thủ đến Điện Biên Phủ...21
Hình 4.1.9. Đường Lê Duẩn . ........................................................................................22
Hình 4.1.10. Đường Lý Tự Trọng . ...............................................................................22
Hình 4.1.11. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Nguyễn
Du . ................................................................................................................................23

Hình 4.1.12. Đường Nguyễn Thị Minh Khai đoạn từ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Đinh
Tiên Hoàng . ..................................................................................................................23
Hình 4.1.17. Đường Nguyễn Thị Minh Khai đoạn từ Phạm Viết Chánh đến Cống
Quỳnh. ...........................................................................................................................29
Hình 4.1.18. Đường Nguyễn Cư Trinh . .......................................................................30
Hình 4.1.19. Đường Mai Thị Lựu. ................................................................................30
Hình 4.1.20. Đường Nguyễn Trung Trực. .....................................................................31
Hình 4.1.21. Đường Thủ Khoa Huân. ...........................................................................31
Hình 4.1.22. Đường Phạm Hồng Thái...........................................................................32
Hình 4.1.23. Đường Bùi Thị Xuân. ...............................................................................32
Hình 4.1.24. Đường Sương Nguyệt Ánh. ......................................................................33
viii


Hình 4.1.25. Đường Trần Quang Khải. .........................................................................33
Hinh 4.2.2.1. Liên kết bồn cây xanh vỉa hè với cây xanh đường phố được trồng sẵn ở
bên ngoài vỉa hè. ............................................................................................................35
Hình 4.2.2.2. Liên kết bồn cây xanh vỉa hè với cây xanh đường phố được trồng sẵn ở
bên trong vỉa hè. ............................................................................................................35
Hình 4.2.2.3. Phát triển mảng xanh vỉa hè ở bên trong và bên ngoài vỉa hè rộng 5m có
cây xanh đường phố ở bên ngoài. ..................................................................................36
Hình 4.2.2.4. Phát triển mảng xanh vỉa hè ở bên trong và bên ngoài vỉa hè rộng 5m có
cây xanh đường phố ở bên trong. ..................................................................................36
Hình 4.2.2.5. Xây dựng bồn cây áp sát vào tường và mảng xanh ở vỉa hè thì xây bồn
cao tránh bị dẫm đạp ở trước bệnh viện, trường học. ....................................................37
Hình 4.2.2.6. Cây xanh trước khu thương mại làm bó vỉa gang dưới gốc cây. ............37
Hình 4.2.2.7. Cây xanh được trồng có xây bồn kết hợp bó vỉa gang dưới gốc cây. .....38
Hình 4.2.2.8. Phát triển mảng xanh vỉa hè bên tường của khu kinh doanh, nhà hàng,
khách sạn có vỉa hè rộng. ..............................................................................................38
Hình 4.2.2.9. Bố trí cây xanh trước cổng ra vào công ty, cơ quan nhà nước. ...............39


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1.1. Bảng số liệu chiều dài và bề rộng vỉa hè các tuyến đường đã phát triển
mảng xanh vỉa hè. ..........................................................................................................20
Bảng 4.1.2. Bảng số liệu chiều dài và bề rộng vỉa hè các tuyến đường có vỉa hè nhỏ
được bê tông hóa và không phát triển được mảng xanh vỉa hè . ...................................24
Bảng 4.1.4. Bảng số liệu chiều dài và bề rộng vỉa hè các tuyến đường mà hai bên
đường là khu buôn bán tấp nập không thể phát triển mảng xanh vỉa hè .......................29
Bảng 4.3.1. Danh mục cây xanh trồng trên vỉa hè. .......................................................43

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; là
đầu mối giao thông của khu vực phía Nam và cả nước; là nơi giao lưu quốc tế giữa
nước ta với các nước khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Hiện nay thì tỷ lệ cây xanh đô thị bình quân trên đầu người tại các thành phố
lớn của Việt Nam quá thấp so với các thành phố trên thế giới. Bình quân diện tích cây
xanh ở Berlin, Đức là 50 m²/người; ở Paris, Pháp là 25 m²/người; ở Moscow, Nga là
44 m²/người hay ở Anh, diện tích cây xanh của London là 9 m2/người.
Trước tình trạng không gian xanh đang ngày càng bị thu hẹp dần, mật độ cây

xanh rất thấp, gần đây thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển mảng xanh bằng
cách xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xây dựng công viên, vườn hoa; trích
lại một phần quỹ đất xây dựng những công trình phúc lợi để phát triển thêm mảng
xanh. Ngoài ra, thành phố cũng đã quyết định dành một nửa vỉa hè ở các tuyến đường
chính đề trồng thêm cây xanh đường phố.
Từ cuối năm 2008 đến nay, sở Giao thông vận tải TPHCM đã triển khai cải tạo
đồng loạt nhiều vỉa hè nhằm chỉnh trang đô thị tại bốn quận trung tâm gồm quận 1, 3,
5, 10 (tập trung nhiều ở quận 1 và quận 3). Hiện nay cây xanh đường phố bão hòa
không thể trồng thêm cây xanh được nữa. Chính vì thế chúng ta cần phát triển mảng
xanh vỉa hè.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề : “Khảo
sát hiện trạng và giải pháp phát triển mảng xanh vỉa hè Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh ” nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại cũng như đưa ra các đề xuất phát triển
cây xanh vỉa hè để tăng mảng xanh vỉa hè giúp phát triển thêm mảng xanh đô thị cho
Thành Phố.

1


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên của Tp. HCM:
2.1.1. Giới thiệu:
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành
phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km².
Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009
thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung
bình 3.419 người/km².
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một
đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải,

thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành
phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và
công nghiệp sản xuất.
2.1.2. Vị trí địa lý, địa hình:
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ: 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển
Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á,
Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường
thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

2


2.1.3. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ
tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành
phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao
nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt
độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm,
trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958.
Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng
từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian
thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam –
Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực
còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa

Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ
trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung
bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông
Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí
Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành
phố lên cao vào mùa mưa là 80%, và xuống thấp vào mùa khô là 74,5%. Trung bình,
độ ẩm không khí đạt bình quân/năm là 79,5% .
2.2. Điều kiện tự nhiên của Quận 1:
Quận 1 hay Quận nhất là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ
quan chính quyền, các Lãnh sự quán các nước và các tòa nhà cao tầng đều tập trung tại
quận này. Quận 1 được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất của thành phố về
mọi phương diện, thể hiện trong câu "Ăn Quận 5, nằm Quận 3, làm nhà Quận 1".
Đường Đồng Khởi và đại lộ Nguyễn Huệ là những khu phố thương mại chính của
quận 1. Đường Đồng Khởi hiện đang giữ kỷ lục về giá đất, với một lô đất được bán
năm 2007 với giá 1 tỷ đồng/m2.
Phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy kênh Nhiêu Lộc-Thị
Nghè làm ranh giới và giáp Quận 3 lấy đường Hai Bà Trưng và đuờng Nguyễn Thị
3


Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới.
Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp Quận
4, lấy kênh Bến Nghé làm ranh giới. Diện tích: 7,7211 km2 và dân số là 204.899
người. Hiện nay quận 1 gồm có tất cả 10 phường: P. Bến Nghé, P. Bến Thành, P. Cô
Giang, P. Cầu Kho, P. Cầu Ông Lãnh, P. Đa Kao , P. Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn
Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão, P. Tân Định.
Đây cũng là quận tập trung phần lớn các tòa nhà cao ốc, các công viên lớn của
thành phố này, như công viên Tao Đàn, Thảo cầm viên. Ngoài ra, ở đây cũng có Viện
bảo tàng thành phố, Đài phát thanh, Bưu điện Sài Gòn.
Quận 1 là một trung tâm lớn của thành phố, nơi tập trung các khu mua sắm lớn

nhất trong thành phố và cũng là nơi đẹp nhất trong thành phố. Quận 1 với các khu nhà
cao tầng và các khu nhà kiến trúc cổ xưa mà Pháp Mỹ còn để lại. Đặc biệt là nhà thờ
Đức Bà - một công trình kiến trúc đặc sắc nhất nơi đây mà còn được giữ lại qua bao
thế hệ.
2.3. Cây xanh đô thị và các lợi ích của cây xanh đô thị:
2.3.1. Khái niệm:
- Cây xanh đô thị là cây xanh được trồng trong khu vực đô thị được gọi chung
là cây xanh đô thị, cây xanh trồng trong đô thị bao gồm cây, hoa, cỏ kiểng, dây leo.
Khác với cây trong Lâm nghiệp có tác dụng lợi dụng gỗ là chủ yếu, cây xanh đô thị
còn có những tác dụng khác được chú trọng hơn như cải thiện môi trường và cảnh
quan đô thị.
- Cây xanh đường phố: thường bao gồm bulơva, dãy cây xanh ven đường đi bộ
(vỉa hè ), dãy cây xanh trang trí, dãy cây xanh ngăn cách giữa con đường, hướng giao
thông.
2.3.2. Các lợi ích của cây xanh đô thị:
2.3.2.1.Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Cây xanh tạo nên không gian thích hợp cho việc thư giản, nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí.
- Cây xanh làm tăng vẻ đẹp công trình kiến trúc, làm dịu những đường nét cứng
nhắc trong xây dựng. Tạo nên sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với thiên nhiên.
4


- Cây xanh là chất liệu sống luôn thay đổi theo thời gian, tạo ra cảnh muôn màu
muôn vẻ cho các công viên, vườn hoa, vườn dạo.
2.3.2.2. Cải thiện môi trường đô thị.
- Làm giảm và điều hòa ôn độ không khí, điều hòa chế độ gió, tăng ẩm độ
không khí, làm giảm khí độc, bụi, tiếng ồn.
- Cây xanh có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, tán cây làm giảm bức xạ nhiệt
mặt trời trong quá trình quang hợp, phản xạ và khuếch tán. Một số công trình nghiên

cứu cho thấy bức xạ nhiệt qua tán cây chỉ còn lại từ 5% - 40%.
- Cây xanh làm tăng ẩm độ không khí do diện tích thoát hơi nước của cây trung
bình gấp 20 lần diện tích che phủ của nó.
- Cây xanh làm tăng sức lưu thông không khí trong trường hợp khi trời lặng
gió, không khí ở những nơi có cây tràn ra xung quanh tạo thành gió cục bộ với tốc độ
1m/giây. Cây xanh còn đưa gió mát từ ngoài vào thành phố bằng những con đường
trồng cây như là những ống thông gió.
- Cây xanh ngăn gió và điều tiết chế độ gió bằng cách trồng những đai cây xanh
phòng hộ.
- Cây xanh có tác dụng giảm khí độc hại, hấp thu CO2 và trả lại dưỡng khí O2
cho bầu khí quyển.
- Một số loài cây tiết ra chất phytoncide rất có lợi cho sức khỏe, hoặc có tác
dụng hạn chế sự phát triển một số vi sinh vật, vi trùng trong không khí.
- Cây xanh có tác dụng giảm bụi rất lớn, bụi qua tán cây từ 30% - 50%, nếu như
trồng nhiều tầng thì tác dụng này càng lớn hơn.
- Cây xanh có tác dụng làm giảm tiếng ồn, vỏ cây, tán cây và thảm cỏ đều có
tác dụng như vật liệu xốp, tiềng ồn va vào bị tiêu hao năng lượng và do sự va đập này
theo nhiều hướng khác nhau nên tiếng dội yếu dần. Thường tiếng ồn va vào cây xanh
sẽ giảm 30%, đường phố có trồng cây xanh sẽ giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với con đường
không trồng cây.

5


2.4. Mảng xanh đô thị và chức năng mảng xanh đô thị :
2.4.1 Khái niệm:
- Theo nghĩa rộng : Mảng xanh đô thị là tất cả những diện tích kể cả mặt đất,
mặt nước và trên không mà trên đó có thực vật sống quanh năm và sự tồn tại của
chúng ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của con người
tại đô thị.

- Theo nghĩa hẹp : Mảng xanh đô thị cũng là những diện tích mặt đất, mặt
nước được phủ xanh bởi thảm cỏ, vườn hoa, cây thủy sinh, cây trồng tập trung hay
phân tán trong các công viên, đường phố công sở hoặc trong từng hộ gia đình.
2.4.2. Chức năng của mảng xanh đô thị:
Theo Trần Viết Mỹ (2001), mảng xanh đô thị có những vai trò sau:
2.4.2.1 Cải thiện điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị.
- Điều hòa nhiệt độ :
Vùng đô thị ( nội thành ) có xu hướng nóng hơn ngoại ô xung quanh, trung bình
0,5 – 1,50C ( Deferer, 1970) hoặc 3 – 50C ( Moll, 1991). Điều này tạo thuận lợi cho
mùa đông nhưng bất lợi về mùa hè. Sự khác biệt chủ yếu là do sự thiếu diện tích xanh
mà vai trò chính của nó là hấp thụ bức xạ mặt trời, làm mát không khí xung quanh do
quá trình bốc hơi nước. Khi bức xạ mặt trời đi vào khí quyển trái đất, một phần phản
chiếu qua lớp mây che phủ, một phần bị phân tán và hấp thụ bởi các phân tử có trong
khí quyển, một phần nữa bị hấp thụ bởi các hạt dạng khí như CO2, CO3 và hơi nước,
phần còn lại, khoảng một phần hai, xâm nhập vào các bề mặt trái đất. Suốt trong các
giờ của ngày nắng, bức xạ mặt trời bị hấp thu bởi các bề mặt đô thị như sắt, thép, bê
tông, kính, mái ngói… Chúng hấp thụ nhiệt nhưng cũng mất nhiệt nhanh hơn các thực
vật và đất. Vì vậy, thường có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ giữa chúng và không
khí xung quanh. Lượng nhiệt này thông qua hiện tượng đối lưu, làm tăng nhiệt độ
không khí xung quanh và giảm độ ẩm tương đối. Mảng xanh điều hòa nhiệt độ môi
trường đô thị thông qua tác động chi phối bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản
chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu quả chi phối phụ thuộc vào mật độ
lá, kiểu dáng cành, cấu trúc tán. Ban đêm, tán cây xanh mất nhiệt chậm hơn tạo ra một

6


tấm màn chắn giữa nhiệt độ đêm lạnh và bề mặt trái đất ẩm. Vì vậy, nhiệt độ dưới tán
cây cao hơn bên ngoài chỗ trống
- Ngăn chặn gió và sự duy chuyển của không khí:

Sự di chuyển của không khí, hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc
sống con người. Tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào sự
hiện hữu của cây xanh. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên tĩnh
trước và sau gió. Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới, cây xanh được sử dụng như là
phương tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to cũng như cây bụi kiểm soát gió bởi sự cản
trở làm lệch hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy thuộc theo kích
thước loài, hình dáng, độ dày tán lá, sự lưu trữ của lá, vị trí cụ thể của cây xanh. Cây
xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến trúc khác có thể tạo nên sự thay đổi hướng gió
xung quanh nhà ở. Chặn thẳng góc hướng gió có thể làm giảm gió từ 2- 5 lần chiều
cao cây cao nhất ở phía trước hàng cây , và 30 – 40 lần phía sau hàng cây… Tốc độ
gió giảm tối thiểu đến 50% trong khoảng cách 10-20 lần nếu chiều cao cây cao nhất
sau hàng cây. Mức độ bảo vệ, chắn gió phụ thuộc vào chiều cao, chiều rộng, khả năng
xuyên qua, sự sắp xếp hàng cây và chủng loại cây. Vùng yên gió phụ thuộc vào chiều
cao cây. Cây càng cao, khoảng cách được bảo vệ càng xa. Tuy nhiên, khi cây càng
cao, khoảng trống bên dưới càng nhiều, gió gia tăng ở phần thấp. Do đó, cần có sự kết
hợp giữa cây to và cây bụi bên dưới để tăng hiệu quả chắn gió. Vì vậy, hiệu quả chắn
gió phụ thuộc vào chiều cao và độ thông gió. Loài cây là hết sức quan trọng đối với
hiệu quả của việc chắn gió. Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các
vùng luôn có gió bão, gió lạnh và trong các đai cách ly giữa khu công nghiệp, khu
công sở và khu dân cư xung quanh.
- Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước:
 Cây xanh ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió làm thoát hơi
nước, làm giảm sự bốc hơi của ẩm độ đất. Mùa hè, trong rừng hay ở những nơi trồng
cây xanh tập trung như công viên, Khu du lịch sinh thái, vườn thực vật… ẩm độ tương
đối thường cao hơn bên ngoài khoảng trống từ 7 – 12%, đôi khi lên đến 20%, tăng dần
từ trên xuống dưới.

7



 Cây xanh cũng giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn
lượng mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất. Các loại cây lá kim thường ngăn cản
lượng mưa tốt hơn lá rộng. Cây lá kim khi trồng thành rừng hoặc đám lớn, ngăn cản
khoảng 40% lượng mưa, và lượng nước này sẽ bốc hơi trở lại bầu khí quyển trong khi
đó rừng lá rộng chỉ ngăn chặn được 20%, 80% còn lại xuống hết mặt đất. Điều này có
thể lý giải là do cây lá kim có cấu trúc lá phân tán nước lên bề mặt nhiều hơn cây lá
rộng, nên cây lá kim cần được trồng ở những nơi dư thừa nước ( Robinette, 1972) và
cây lá rộng nên được trồng ở những nơi cần gia tăng lượng nước thấm trong đất.
 Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng ngăn cản sự bốc hơi ẩm độ trong đất.
2.4.2.2 Cung cấp Oxy và giảm tích lũy khí carbonic.
Trong môi trường đô thị, tỷ lệ O2 luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông đúc,
lượng khí CO2 không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng nhiên liệu trong các
nhà máy, phương tiện giao thông và do con người thải ra trong quá trình hô hấp. Cây
hô hấp: Một ha cây xanh trong một giờ, hấp thu 8kg CO2 bằng số lượng CO2 của 200
người thải ra. Một số cây xanh còn tiết ra chất phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm
trong lành môi trường, có lợi cho sức khỏe của dân cư đô thị.
2.4.2.3 Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh.
-

Hạn chế tiếng ồn :

 Tiếng ồn là một phần của cuộc sống đô thị. Lá, cành, nhánh của cây xanh
ngăn cản được tiếng ồn. Thực vật có thể ngăn chặn tiếng ồn có tần số cao hơn là tiếng
ồn có tần số thấp. Các sóng âm thanh được hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các cây
có lá dày, mọng nước, có cuống lá, vì các đặc trưng này cho phép mức độ co dãn và
rung động cao hơn. Âm thanh cũng bị khúc xạ và đổi hướng bởi các cành to và thân
cây. Nếu sử dụng tổ hợp cây cao, cây bụi và thảm cỏ, có thể giảm 8 – 12dB. Tuy
nhiên, không có sự khác biệt lớn trong tác dụng giảm âm thanh giữa các loài cây.
 Vị trí đai cây hết sức quan trọng. Nếu đặt gần nguồn âm thì tốt hơn là đặt
gần khu vực cần bảo vệ. Các nhà ở đô thị có thể được che chắn hiệu quả hơn với tiếng

ồn do xe cộ với hàng cây bụi đặt sau hàng cây cao có chiều rộng khoảng 0,6m.
- Hạn chế ô nhiễm không khí :

8


 Lá của cây xanh hấp thụ NO2, NO (Nitrogen oxide) để lấy Nito. Cây thân gỗ
hấp thụ một phần SO2 trong không khí. Thảm thực vật thân gỗ làm giảm nồng độ CO2
trong không khí. Cây trồng hấp thụ và sử dụng NH3 trong việc nitrogen hóa.Thảm thực
vật hấp thụ và làm giảm nồng độ O3 trong không khí một cách nhanh chóng.
 Đối với cây bụi, trung bình một ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50 – 70
tấn/năm. Cây xanh ( cành, lá, thân, chồi, hoa…) hứng các hạt ô nhiễm ( cát, bụi, tro,
khói…) và sau đó rửa trôi bằng mưa.Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí
bằng cách rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng ẩm độ, như vậy giúp cố định các hạt ô
nhiễm.
 Ngoài ra cây xanh cũng thường che lấp các bụi, hơi khói, mùi hôi bằng cách
thay bằng mùi của lá, hương của hoa hay bằng cách hấp thụ.
- Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất :
Mảng xanh làm giảm sự rửa trôi và xói mòn do nước gây ra bằng cách ngăn cản
hạt mưa, giữa đất qua hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ thông qua sự tích tụ chất hữu cơ.
- Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu :
Thực vật, mảng xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng. Hiệu
quả trước hết phụ thuộc vào kích thước và mật độ cây xanh. Thực vật có thể ngăn hoặc
lọc ánh sáng sơ cấp ( ánh sáng trực tiếp ) suốt ngày và đêm. Cây xanh có thể được
chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho chúng có tác dụng bảo vệ suốt thời
kỳ sinh trưởng của chúng. Ở những xa lộ, cây xanh còn có thể sử dụng để kiểm soát
ngăn chặn ánh nắng trực tiếp buổi sáng và buổi xế chiều. Có thể kiểm soát ánh sáng
ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ các cây xanh, cây bụi xung quanh các sân, cửa sổ
hoặc dọc đường phố để bảo vệ tầm nhìn lái xe.
Ánh sáng thứ cấp ( ánh sáng phản chiếu) có thể được kiểm soát bằng cách trồng

cây che chắn nguồn sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hoặc sau khi chạm
vào vật phản chiếu đi đến mắt người.
- Kiểm soát giao thông :
Thực vật, cây xanh tham gia kiểm soát giao thông đô thị qua việc hình thành
các hàng rào giậu, đai cây… trên đường phố, hoa viên, công viên. Mức độ và hiệu quả
kiểm soát giao thông như không tạo những khoảng trống cho người qua lại mà phải đi
9


theo hướng đã định, không hạn chế tầm nhìn thẩm mỹ… phụ thuộc vào đặc tính của
từng loài cây như chiều cao, tập tính phân cành, độ mềm dẻo của cành, có gai hoặc
không gai,… cũng như mật độ trồng, cấu trúc tán cây, …
2.4.2.4 Thành phần cảnh quan, một bộ phận của kiến trúc đô thị.
Cây xanh có vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố hình khối chủ yếu,
đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan. Cây xanh có nhiều hình thức đa dạng và
màu sắc phong phú do sự biến đổi không ngừng trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của chiều cao, vòm lá, thân cành, màu sắc, hoa. Do đó, kiến trúc cảnh quang
trong đó có cây xanh, mảng xanh sẽ có những thay đổi theo thời gian và không gian.
Có cây chỉ đẹp nổi hình khối, dáng dấp hay màu sắc khi đứng độc lập ở một không
gian nhất định nào đó. Nhưng cũng có cây chỉ có giá trị trang trí, tạo hình khi được
phối kết lại thành nhóm, mảng hay kết hợp với các yếu tố tạo hình khác. Việc bố trí
độc lập hay phối kết nhiều nhóm cây còn tạo ra các chức năng khác của mảng xanh
như giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, …
2.4.2.5 Kinh tế - Xã hội
-

Nguồn cung cấp gỗ có giá trị kinh tế cao sau chu kỳ nuôi dưỡng của một số

chủng loại cây xanh đô thị.
- Nơi cung cấp một số hạt giống của một số loài cây khá quý hiếm của hệ

thực vật bản địa cũng như nhập nội.
- Nơi vui chơi giải trí, đi dạo, ngắm thiên nhiên, hít thở không khí trong lành.
- Cây xanh được sử dụng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử nơi tưởng niệm
qua việc đặt tên cây xanh cho một số địa danh.
Như vậy, cây xanh có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được
trong đời sống của con người, nhất là cuộc sống của người dân trong một đô thị phát
triển như thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu vực quận 1 nói riêng.
2.5. Hệ thống văn bản pháp quy liên quan:
- Nghị định số 64 của Chính Phủ.
- Thông tư số 20/2005/TT-BXD CỦA BỘ XÂY DỰNG ngày 20 tháng 12
năm 2005.
- Quyết định 199 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.
10


- Quyết định số 1762/QĐ-SGVT ngày 18/06/2009 của Sở Giao Thông Vận
Tải quy định về thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang,
quản lý vỉa hè và tăng mảng xanh, cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
- Quyết định số : 01/2006/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 05/01/2006 ban
hành TCXDVN 362 :2005 « Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị Tiêu chuẩn thiết kế. »

11


CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Mục tiêu chuyên đề:
Thông qua điều tra và khảo sát hiện trạng sử dụng mảng xanh vỉa hè của các

tuyến đường thuộc khu vực Quận 1. Từ đó, nghiên cứu cở sở khoa học và thực tiễn để
đưa ra giải pháp phát triển mảng xanh vỉa hè nhằm tăng thêm mảng xanh vỉa hè. Đồng
thời giúp phát triển thêm mảng xanh đô thị cho thành phố.
3.2. Giới hạn đề tài:
Vì diện tích của Quận 1 khá lớn và thời gian làm đề tài có hạn nên đề tài chỉ
giới hạn xem xét phần cây xanh và cây trang trí trên vỉa hè không tính đến phần cây
phủ trên các tường xanh và các dãy phân cách.
3.3. Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập số liệu vỉa hè về bề rộng vỉa hè.
- Điều tra, thu thập số liệu về chiều dài các tuyến đường trên địa bàn Quận 1.
- Nghiên cứu và đề ra một số biện pháp phát triển mảng xanh vỉa hè .
- Đề xuất ra chủng loại cây trồng phù hợp để phát triển mảnh xanh vỉa hè.
3.4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào mục tiêu và nội dung chuyên đề, chúng tôi đưa ra một số phương pháp
nghiên cứu sau:
3.4.1. Phương pháp điều tra vỉa hè:
- Điều tra, đo đạc bề rộng vỉa hè.
- Điều tra, thu thập số liệu về số tuyến đường có bề rộng vỉa hè từ 3m đến 5m
và số tuyến đường có bề rộng vỉa hè trên 5m.
- Điều tra vị trí cây xanh trên vỉa hè để đưa ra giải pháp phát triển cây xanh
vỉa hè cho thích hợp.
12


- Điều tra, thu thập số liệu về các tuyến đường đã được phát triển mảng xanh
vỉa hè, các tuyến đường chưa phát triển mảng xanh vỉa hè.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Chụp hình, ghi chép lại số liệu về bề rộng vỉa hè và sự phân bố cây xanh
đường phố được trồng sẵn trên các tuyến đường Quận 1.
- Quan sát và ghi chép lại các chủng loại cây đã được trồng tạo mảng xanh vỉa

hè trên các tuyến đường Quận 1.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp số liệu:
- Thống kê số tuyến đường đã phát triển mảng xanh vỉa hè, số tuyến đường có
thể phát triển thêm mảng xanh vỉa hè, số tuyến đường không thể phát triển mảng xanh
vỉa hè.
- Tổng chiều dài các tuyến đường.
- Tính toán diện tích mảng xanh trên vỉa hè.
- Tính toán được diện tích mảng xanh vỉa hè có thể phát triển thêm.
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển mảng xanh vỉa hè:
Đưa ra các giải pháp để chỉnh trang lại hệ thống cây xanh vỉa hè cũng như phát
triển mới hệ thống mảng xanh vỉa hè ở những khu vực cần thiết.

13


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Hiện trạng mảng xanh vỉa hè của Quận 1:
- Quận 1 là quận trung tâm của thành phố nên cây xanh đường phố đã bảo hòa

và không thể trồng thêm được nữa. Chính vì thế mà chúng ta phải chú trọng phát triển
mảng xanh vỉa hè. Theo khảo sát trên địa bàn quận 1 đã thống kê được 85 tuyến đường
. Trong đó có 21 tuyến đường có phát triển mảng xanh vỉa hè liên kết với cây xanh
đường phố, 17 tuyến đường có vỉa hè nhỏ được bê tông hóa toàn bộ và không có đủ
diện tích để phát triển mảng xanh vỉa hè hay phát triển cây xanh đường phố, 17 tuyến
đường có thể phát triển thêm mảng xanh vỉa hè và 30 tuyến đường mà hai bên đường
là khu buôn bán tấp nập, khu kinh doanh,trung tâm thương mại, khu mua sắm không
thể phát triển mảng xanh vỉa hè liên kết với cây xanh đường phố.

Khảo sát ta nhận thấy có:
- Hầu hết các tuyến đường vỉa hè được bê tông hóa và xây bồn cây cao hoặc
bồn cây có ốp vỉa gang bên trong như : Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công
Trứ, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Huệ, …

14


×