Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.68 KB, 11 trang )

Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh những hoạt động đó nhằm
mục đích: Học sinh nắm vững tri thức lịch sử, phát triển tư duy lịch sử. Để việc
dạy học lịch sử đi đúng mục tiêu một trong ba mặt của cải cách giáo dục là
phương pháp dạy học lịch sử. Trong hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông có rất nhiều phương pháp trong đó có phương pháp sử dụng tài
liệu văn học để giảng dạy lịch sử. Muốn thực hiện tốt phương pháp sử dụng tài
liệu văn học để dạy học lịch sử trước hết ta tìm hiểu khái niệm về phương pháp
dạy học.
* Khái niệm về phương pháp dạy học lịch sử.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học lịch sử.
- Người thì cho rằng phương pháp dạy học lịch sử chỉ là một thao tác, thủ
thuật, kinh nghiệm của người giáo viên trong quá trình dạy học. Quan niệm này
cho rằng phương pháp dạy học là của mỗi người, chỉ cần có kiến thức nắm vững
khoa học lịch sử là có thể dạy học được.
- Một quan niệm thứ hai cho rằng phương pháp dạy học chỉ là sự vận dụng
lý luận dạy học vào bộ môn.
Quan niệm như vậy là đã hạ thấp phương pháp dạy học không đúng với bản
chất của quá trình dạy học và cho rằng phương pháp dạy học như vậy là tư pháp,
là sản phẩm của tư duy thuần tuý, rất thùy tiện. Tình trạng đó rất phổ biến và quan
niệm như vậy là không xuất phát từ cơ sở khách quan đặc trưng của bộ môn là
giảm nhẹ chất lượng đào tạo, không đúng với bản chất của phương pháp dạy học
lịch sử. Điều này đã được nhiều văn kiện, nhiều nhà hội thảo đã chỉ ra. Ví dụ nghị
quyết trung ương II khóa VIII đã khẳng định:
“Phương pháp giáo dục đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được sáng tạo
của người học” và:
“Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một


chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các
phương pháp trọn tiến, các phương tiện hiện đại vào quá trình đào tạo đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu bằng cách .
Như vậy phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch sử
nói riêng không phải là ý muốn chủ quan của mỗi người, không chỉ là những thao
tác thủ thuật kinh nghiệm mà nó xuất phát từ cơ sở khoa học.
Thứ nhất: Dạy học là một quá trình sư phạm, phức tạp với nhiều yếu tố tham
gia vào quá trình đó như: Giáo viên, học sinh, nội dung, mục tiêu học phương tiện
dạy học: Kiểm tra, đánh giá… giải quyết những việc đó không thể là công việc
tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan của mỗi người. Nó xuất phát từ những đặc điểm
của quá trình dạy học của bộ môn của quá trình nhận thức và đặc biệt là quy luật
-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

1


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

nhận thức của học sinh trong quá trình học tập không hiểu những điều đó, không
lý giải những vấn đề đó trên cơ sở khách quan khoa học thì không thể hiểu
phương pháp dạy học đúng đắn. Từ đó ta có thể hiểu phương pháp dạy học lịch sử
là cách thức dạy học của giáo viên trong việc chỉ đạo hoạt động của học sinh
nhằm đạt mục tiêu dạy học, khác với quan niệm thông thường dạy học là hoạt
động của người thầy, dạy học chỉ là một hoạt động. Nhưng thực ra mặt khác
phương pháp dạy học lịch sử cũng phải khác với các phương pháp dạy học các
môn khác. Nó do chính đặc trưng của bộ môn lịch sử quy định, do quá trình nhận
thức của lịch sử quy định.

Trong thực tiễn giảng dạy lịch sử chúng ta đã vận dụng một hệ thống các
phương pháp dạy học. Hệ thống các phương pháp đã được chia làm 3 nhóm
phương pháp trong mỗi nhóm lại có những phương pháp tương ứng.
Như vậy nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử ở phổ thông ta thấy có
rất nhiều phương pháp.
Xin chọn một đề tài nhỏ là “Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch
sử ở trường THCS"
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không
chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng tình cảm. Bên cạnh đó góp phần xây dựng con
người phát triển hoàn thiện về “ĐỨC- TRÍ- THỂ- MĨ” Ở những mức độ khác nhau.
Nếu văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu
quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thông qua môn học lịch sử các em không
chỉ thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là
cả một xã hội loài người , bên cạnh đó nó góp phần quan trọng trong việc hình
thành bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
Như vậy so với các môn học khác thì môn lịch sử có nhiều ưu thế trong
việc giáo dục tư tưởng tình cảm đối với thế hệ trẻ, những kiến thức lịch sử không
chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý
lao động, trân trọng cái đẹp mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử
đúng đắn trong cuộc sống bởi “Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học lịch sử
có những yếu tố nghệ thuật” (N.A.Erojheop).
Mặt dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ
nhưng hiện nay việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một
thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn lịch sử, xem nhẹ môn lịch sử.
Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống vì đa
phần các em cho rằng học lịch sư ûphải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, lịch

-----------------------------------------------------------------------------------------


Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

2


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là những cái đã qua không
thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì để vận dụng vào thực tế.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do
bản thân môn lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa
đáp ứng yêu cầu môn học đề ra. .
Những bộ môn lân cận sẽ làm phong phú tri thức học sinh về bộ môn lịch
sử và chính bộ môn lịch sử sẽ giúp để các bộ môn khác. Người giáo viên lịch sử
cần quan tâm tới sự tác động lẫn nhau của các môn học.
Trong qúa trình dạy lịch sử phải biết kết hợp một số câu trích dẫn, một câu
văn, câu thơ … để miêu tả, để tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động
của nhân vật, một cuộc cách mạng, một cuộc đấu tranh … điều đó làm cho giờ
học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn , học sinh sẽ yêu thích, hứng,
say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử.
Từ những vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài “ SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC
TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS. Vì vậy làm thế nào để tạo cho
học sinh hứng thú học lịch sử, phát huy tích cực xây dựng bài, kích thích sự tìm
hiểu khám phá về kiến thức…Thiết nghĩ có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
ý kiến xoay quanh vấn đề trên, vậy trong khuôn khổ bài viết nhỏ này tôi xin trình
bày một vài suy nghĩ trong việc xây dựng hứng thú học tập lịch sử cho học sinh
bằng cách vận dụng, lồng ghép kiến thức liên môn vào bài giảng.
2.Thưc trạng của vấn đề:

Trong việc dạy học lịch sử ở trường nói chung và ở trường học cơ sở nói
riêng mỗi người giáo viên dạy một môn học khác nhau và ai cũng lo lắng việc tiếp
thu kiến thức của học sinh về chính bộ môn mình phụ trách. Học sinh đã nghiên
cứu cái gì, đang nghiên cứu cái gì và sẽ nghiên cứu cái gì về bộ môn khác. cái đó
dường như không làm cho chúng ta quan tâm tới .Nhưng thực ra thiếu bộ môn
khác thì công việc của người giáo viên bộ môn sẽ không ổn , cũng như hàng loạt
các bộ môn khác không thể thiếu bộ môn của chúng ta.
Qua đặc điểm tình hình như vậy tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía
học sinh. Khi tổng hợp thì có kết quả như sau :
+ 60% học sinh cho rằng Lịch sử là môn học bổ ích nhưng khô khan, thiếu
sinh động, quá nhiều mốc thời gian - khó nhớ.
+ 40% học sinh thích học môn lịch sử.
Qua thực tế tôi nhận thấy rằng sự mâu thuẫn giữa nhận thức là môn học bổ
ích cho kiến thức người học nhưng các em lại không thích học. Cụ thể theo tỉ lệ
phần trăm nêu trên.
Đồng thời, thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm ở các
đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong tiết học lịch sử hầu như giáo viên chỉ tường
-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

3


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

thuật, nhồi nhét các sự kiện lịch sử cho học sinh làm cho giờ học trở nên cứng
nhắc và khô khan, làm cho học sinh chán nản và thậm chí không yêu thích bộ môn
lịch sử, dẫn đến kết quả của bộ môn không cao.

Bên cạnh đó học sinh chưa đầu tư cho môn học lịch sử vì cho rằng môn
học này là môn học phụ.
Vì vậy, chất lượng dạy học của bộ môn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu
giáo dục.
Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn lịch sử đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã
mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy
học bằng việc áp dụng các phương pháp dạy học, trong đó việc sử dụng kiến thức
liên môn là một trong những yếu tố góp phần quyết định sự thành công.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
a. Các giải pháp thực hiện
1.Lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chi tiết cho từng tiết dạy.
2. Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh phục vụ bài giảng.
3.Soạn bài theo phương pháp dạy học đổi mới, đặc biệt sắp xếp lồng ghép, sử
dụng kiến thức liên môn phù hợp
b.Các biện pháp để tổ chức thực hiện
Trong giảng dạy bộ môn lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng
trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến
thức trong SGK thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết. Để thu hút
các em đi sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc tạo nên những cảm xúc thực
sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử
là điều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn , nâng
cao hứng thú học tập của các em.
Để đáp ứng những vấn đề nêu trên trong bài viết này tôi chỉ đi sâu vào gốc
độ, một khía cạnh của vấn đề là việc sử dụng câu thơ, câu văn, đoạn trích dẫn để
giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử khối 8, 9 ở trường trung học cơ sở,
qua khoá trình lịch sử Việt Nam theo cấu tạo chương trình hiện hành.
Thứ nhất: Chương trình lịch sử lớp 8
Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” mô tả về hoàn cảnh
nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà Nguyễn và nêu
cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kỳ. Chúng tôi trích dẫn thơ của

Nguyễn Đình Chiểu bài “Chạy tây” và bài “Văn Tế Nghĩa Sỹ Cần Giuộc”:
“Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay
cầm một ngọn tầm vông chư nài, sắm dao tu nón gõ
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, gươm đeo
dùng bằng lưỡi dao phay chém rớt đầu quan hai nọ…”

-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

4


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

Học sinh có ngay những hình dung về phong trào đấu tranh của nhân dân ta
lúc bấy giờ.

Chẳng hạn khi dạy bài “Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối
thế kỷ XIX” ta có thể đặt câu hỏi: Trong văn học các em thấy có tác phẩm nào đề
cập đến bối cảnh đất nước giai đoạn này? Bằng các ý trả lời của học sinh chúng
ta đi vào khái quát tình hình đất nước trên cơ sở các kiến thức lịch sử đã học.
Nhìn chung có rất nhiều kiến thức để vận dụng kiến thức văn học trong
giảng dạy lịch sử. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một
trích đoạn để cụ thể hoá vấn đề, sự kiện nhằm nêu ra một kết luận khái quát giúp
học sinh hiểu sâu sắc hơn. Cũng có thể giáo viên chỉ cần liên hệ qua một câu hỏi
(có thể ở đầu, giữa hoặc cuối bài) tạo tính liên hệ qua một tác phẩm văn học với
một sự kiện lịch sử để gây hứng thú học tập.


- Trong bài 24:
Để biểu lộ sự phản đối thỉnh nộ của quần chúng đối Vua tôi nhà Nguyễn,
giáo viên minh hoạ:
“Tò te kèn thổi tiếng năm ba
Nghe loạt vào tai luống xót xa.
Uẩn khúc sông rồng mù mịt khói
Vẳng ve thành phụng ủ sầu hoa
Tan nhà cám nổi câu ly hận
Cắt đất thương thay cuộc giảng hoà
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ
Ngậm cười hết nói nổi quan ta.”
(Phan Văn Trị - Cảm Khái)
Hoặc:
“…Thà thua xuống láng xuống bưng
Kéo ra hàng giặc lỗi chung quân thần”
Khi nêu tấm gương Nguyễn Trung Trực đã đấu tranh anh dũng qua hai trận
đánh đắm tàu Ét-pê-răng trên sông Nhật Tảo (10/12/1861), tiêu diệt đồn kiên
Giang (6/1868) giáo viên đọc hai câu thơ ca ngợi:
“Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạc Kiên Giang khóc quỷ thần”
Hoặc:
“Anh hùng cường cảnh phương danh thọ,
Tu sát đê đầu vị tử nhân…”
Dịch :
”Anh hùng cứng cổ danh còn mãi,
Thẹn chết bao nhiêu lũ cúi đầu…”
(Huynh Mẫn Đạt-điếu)
-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012


5


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

- Mục 1, phần II, bài 25 “kháng chiến lan rộng ra toàn quốc(1873-1884)”.
Giáo viên đọc cho học sinh thấy được sự phản đối mạnh me õcủa nhân dân
sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874 lúc này nhân dân không chỉ chống giặc Tây mà
chống cả Triều đình:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”

- Trong bài 29: “Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và
những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam” . Khi phân tích cuộc sống
của người công nhân dưới thời Pháp thuộc, có thể minh hoạ:
“Cao su đi dễ, khó về
Khi đi mất vơ khi về mất con”
Hoặc:
“ Cao su xanh tốt lạ thường
Mỗi cây bón một xác người công nhân”
Khi trình bày chính sách bóc lột của thực dân Pháp có thể dẫn:
“Trời đất hởi! Dân ta khốn khổ
Đủ các đường thuế nọ, thuế kia
Lưới vây chài quét trăm bề
Róc xương, róc thịt, còn gì nữa đâu!”
(Nguyễn Phan Lãng – Thiết Tiền Ca)

- Trong bài 30: “Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến

năm 1918”, ở phần II, mục 3 Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra
đi tìm đường cứu nước. Những ngày tháng sống ở Anh làm công việc cào tuyết
trong một trường học:
“Và sương mù thành Luân Đôn.
Người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm đông”
Những ngày tháng sống ở Pa ri giá lạnh “Một viên gạch hồng Bác chống lại
cả một mùa đông băng giá”
Thứ hai: Chương trình lịch sử lớp 9
- Trong bài 16: “Hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc ở nước ngoài (1919-

1925)”.
Nguyễn Aùi Quốc đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường
giải phóng cho dân tộc, đem lại ấm no cho nhân dân. Câu chuyện cảm động khi
Nguyễn Aùi Quốc đọc “Bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin
tức thời điểm lịch sử mà Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc. Nguyễn Aùi Quốc bật khóc :
Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc
-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

6


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im, nghe Bác lật từng trang sách gấp

Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.”
(Chế Lan Viên)
Và dễ dàng là thời khắc lịch sử đó trở nên rất dễ nhớ, tạo biểu tượng có ý nghĩa
lớn đối với các em.
- Khi dạy bài 22: “Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa năm 1945” ,
mục I - Mặt trận Việt Minh ra đời.
Sau những ngày bôn ba đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, mùa xuân năm
1941 Nguyễn Aùi Quốc trở về tổ quốc để trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam,
giáo viên minh hoa bằng những khổ thơ saụ :
“Ôâi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về lặng lẽ con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
Bác đã về đây tổ quốc ơi
Nhớ thương hòn đất ấm hơi người
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi”
(Tố Hữu-Theo chân Bác)
Với những dòng thơ đó, không khí lớp học bỗng trầm xuống như đang
lặng im để tưởng tượng ra một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đang hiện lên băng
da, bằng thịt.
Dạy bài “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” tôi nhấn mạnh khí thế
bừng bừng như thác đổ của cuộc khởi nghĩa đang lan rộng ra khắp các địa phương
trong toàn quốc bằng một đoạn trích:
“ Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy
Nước non ơi hết thảy vùng lên
Bắc, Trung, Nam khắp ba miền
Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay…”
Học sinh rất chú ý lắng nghe, khi được gọi lên nhận xét các em đã khái quát
được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện mình

đang học bằng hình ảnh đồng thời còn giúp các em đánh giá đúng về vai trò của
quần chúng nhân dân những người làm nên lịch sử – Là động lực chính đưa cách
mạng đến thành công.

-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

7


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

Chẳng hạn khi dạy bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
pháp xâm lược kết thúc” sau khi khái quát về kết quả của chiến dịch Điện Biên
Phủ tôi đã trích dẫn thơ của Tố Hữu:
“… 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn…”.
Không chỉ mô tả về khí thế của chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi
tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, tôi
nhận thấy rằng các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được.
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công
lao của các thế hệ đi trước cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương
đất nước trong nhận thức của các em.
Khi nói về ý nghĩa chiến thắng của Điện Biên Phủ tôi trích hai câu thơ:
“9 năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
- Khi trình bày quyết tâm của Bôï chính trị giải phóng quân miền Nam trong

năm 1975, người giáo viên có thể minh hoạ câu thơ sau:
“Anh ra đi dặn thắng mới về
Phút giây cảm động nói năng chi
Lời anh là cả lời non nước
Nghìn dặm trường sơn sá ngại gì”
(Lê Đức Thọ)
- Bài 30: “Hoàn thành giải phóng Miền Nam giải phóng đất nước”. Ngày
30/4/1975 là ngày hội của cách mạng, quần chúng đổ xô xuống đường với cờ hoa
lộng lẫy, ngày toàn thắng đã về ta, ngày giang sơn thu về một mối :
“Ôâi buổi trưa nay tuyệt tràn nắng đẹp
Bác Hồ ơi toàn thắng đã về ta
Chúng con đến xanh ngời ánh thép
Thành phố tên người lộng lẫy cờ hoa”
(Tố Hữu)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Các tác phẩm văn học trên đây, bằng những hình tượng cụ thể, có tác động mạnh
mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc qua các bài học lịch sử.
Như vậy, tôi nhận thấy rằng sử dụng lồng ghép kiến thức văn học trong
giảng dạy lịch sử không những giúp các em nắm vững nội dung bài nhanh chóng,
nhớ lâu hơn mà còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học tạo điều kiện cho
học sinh hình thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

8


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------


Không những chỉ gần gũi trong nội dung kiến thức lịch sử và văn học còn
có nhiều điểm tương đồng về phương pháp so sánh, miêu tả.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Sau khi tiến hành đưa ra giải pháp hỗ trợ để giúp học sinh hứng thú với
môn lịch sử hơn, tôi nhìn thấy sự nhận thức của các em về môn lịch sử có sự
chuyển biến rõ rệt. Để nắm bắt tình hình sau khi đã thực hiện giải pháp tôi tiến
hành điều tra lấy ý kiến đối với những đối tượng học sinh ban đầu và kết quả đạt
được như sau:
+ 91% học sinh thích học môn lịch sử,cho rằng lịch sử là môn học bổ ích, các
em cảm thấy thích học và yêu môn lịch sử.
+ 9 % học sinh cho rằng Lịch sử là môn học bổ ích nhưng khô khan, thiếu
sinh động, quá nhiều mốc thời gian - khó nhớ.
Năm học 2008-2009 Tôi được phân công giảng dạy môn lịch sử lơp 6,7,8,9,
tôi áp dụng đề tài này đạt được kết quả sau:
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ Năm học: 2010-2011
Học kỳ I
Lớp dạy

Giỏi

Lớp 8A
Lớp 8B
Lớp 9A
Lớp 9B

Khá


SL

TL(0/0) SL

02
03
03
02

9,1
13,6
15
9,1

12
12
08
06

Trung

Yếu

Trung
Ghi
bình
bình trở chú
lên
0

0
0
TL( /0) SL TL( /0) SL TL( /0) SL TL(0
/0)
54,5
06 27,3
02 9,1
54,6
05 22.7
02 9,1
40
06 30
03 15
27,3
09 40,9
05 22,7

Học kỳ II
Lớp
dạy
Lớp
8A
Lớp
8B
Lớp

Giỏi

Khá


Trung

Yếu

SL TL(0/0) SL
04 18,2
15

Trung bình Ghi
bình
trở lên
chú
0
0
0
0
TL( /0) SL TL( /0) SL TL( /0) SL
TL( /0)
68,2
03 13,6
0
100

05

22,7

15

68,2


02

9,1

0

100

04

20

13

65

03

15

0

100

-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

9



Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
-----------------------------------------------------------------------------------------------9A
Lớp
9B

04

18,2

14

63,6

04

18,2

0

100

Như vậy việc tạo hứng thú học tập là điều kiện cần thiết để tiến hành giáo
dục và giáo dưỡng có hiệu quả, hình thành thế giới quan khoa học đối với học
sinh điều này cần được tiến hành trên tất cả các mặt nội dung, phương pháp, điều
kiện học tập… Ngoài việc sử dụng các phương tiện trực quan khi đưa kiến thức
văn học lồng ghép trong bài dạy có tác động rất tốt đến sự chú ý của các em.
Trước hết việc sử dụng ngôn ngữ mượt mà, những giai điệu âm thanh giàu tính
hình tượng có biểu cảm, những hình tượng nghệ thuật gắn liền nội dung lịch sử

không những giảm đi tính khô khan của các sự kiện mà còn tạo ra không khí nhẹ
nhàng trong tiết học giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn kiến thức mà mình thu
nhận được. Để nâng cao hiệu quả sử dụng kiến thức văn học trong giảng dạy lịch
sử phải vận dụng một cách khéo léo có chọn lựa những chi tiết sao cho phù hợp
với mục đích yêu cầu của bài giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch
sử. Kết hợp kiến thức của môn lịch sử với môn ngữ văn để xây dựng lên một bức
tranh sinh động về những sự kiện, những nhân vật của thời đại trong một bối cảnh
xã hội cụ thể phải đảm bảo cho được hai yếu tố cơ bản: Giá trị giáo dục – giáo
dưỡng và phù hợp với trình độ, nhận thức của học sinh. Sử dụng những chi tiết dù
nhỏ trong văn học như một câu thơ, một đoạn văn ngắn đúng lúc, đúng chổ thì nó
sẽ trở thành chất xúc tác trong việc khơi dậy hứng thú, say mê học tập của các em.
Tuy nhiên không nên quá lạm dụng kiến thức văn học bởi lạm dụng quá kiến thức
văn học sẽ biến giờ học sử thành giờ học văn, xa rời mục đích cũng như đặc trưng
riêng của bộ môn.
Tuy nhiên việc vận dụng các kiến thức văn học vào dạy học lịch sử ngoài
những ưu điểm và thuận lợi như nêu trên thì thường gặp khó khăn trong các loạt
bài về văn hoá – xã hội. Cái khó ở đây là học sinh đã nắm được vấn đề qua môn
văn nên tỏ ra thờ ơ, làm sao kéo được học sinh vào không khí lịch sử và chỉ cho
các em thấy được sự khác biệt giữa kiến thức văn học và kiến thức lịch sử. Bằng
cách sử dụng câu hỏi liên hệ đã phần nào khắc phục được tình trạng trên .
Dùng thơ, văn, đoạn trích … dù một chút thôi vào những lúc cần thiết sẽ có
tác dụng lớn lao trong dạy học lịch sử. Chính một chút ấy đã đánh thức, khơi lên
biết bao hoài cảm về ước mơ, góp phần cho việc hình thành nhân cách học sinh.
Việc dạy học dùng thơ văn để giảng dạy lịch sử là rất quan trọng góp phần
bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học.
Qua đó tôi rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để
sáng kiến của tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn trong quá trình dạy môn
lịch sử ở cấp trung học cơ sở.
-----------------------------------------------------------------------------------------


Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

10


Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS
------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Những ý kiến đề xuất
Để đạt hiệu quả tốt hơn khi sử dụng một số câu văn, thơ day học lịch sử giáo
viên cần sưu tầm và có chọn lọc.
Khi thực hiện giáo viên phải linh hoạt, không bắt buộc.
Việt Trì, ngày 30 tháng 9 năm 2011
Người thực hiện

Lưu Thị Thanh

-----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu Thị Thanh- Giáo viên trường THCS Tiên Cát- Năm học 2011-2012

11



×