Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kế hoạch xây dựng mô hình đa văn hoá 18 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.17 KB, 9 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
THCS&THPT HUYỆN BẢO YÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bảo Yên, ngày 08 tháng 9 năm 2016

Số: /KH-PTDTNT.BY

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH
“TRƯỜNG HỌC ĐA VĂN HÓA GẮN VỚI CỘNG ĐỒNG ”
NĂM HỌC 2016-2017
Căn cứ CV số 1329/SGD& ĐT- GDTrH của Sở Giáo dục & Đào Tạo Lào Cai
ngày 19 tháng 9 năm 2014 V/v tổ chức xây dựng mô hình trường học gắn với thực
tiễn cấp THCS, THPT;
Căn cứ CV số 1271 /SGD& ĐT- GDTrH của Sở Giáo dục & Đào Tạo Lào
Cai ngày 26 tháng 8 năm 2016 V/v Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục THPT năm học
2016-2017; Căn cứ CV số: 1308 /SGD& ĐT- GDTrH của Sở Giáo dục & Đào Tạo
Lào Cai ngày 01 tháng 9 năm 2016 V/v Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục THCS năm
học 2016-2017;
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 và tình hình thực tế nhà trường.
Trường PTDT nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên xây dựng kế hoạch Mô
hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng như sau:
I. Đặc điểm tình hình.
1. Đặc điểm chung
1.1. Về học sinh
Trường PTDT nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên là loại hình trường
chuyên biệt với tổng số 419 học sinh của 10 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn
toàn huyện tham gia học tập, đó là các dân tộc Tày, Dao, Mông, Nùng, Dáy, Phù Lá,


Kinh ...
Tổng số học sinh ở các khối lớp như sau:
STT

Khối lớp

Số lượng lớp

TS học sinh

1
2
3
4
5
6

6
7
8
9
10
11

2
2
2
2
2
2


70
70
70
69
70
70

Cộn

6

12

419
1

Ghi chú


g

1.2. Về Cán bộ- GV- NV
- Tổng số viên chức: 46 được chia làm 4 tổ (tổ Tự nhiên gồm….viên chức; tổ
Xã hội gồm 12 viên chức; tổ Bộ môn chung gồm…viên chức; tổ Hành chính - Nuôi
dưỡng gồm 16 viên chức).Trong đó:
Quản lý: 04 (Thạc sĩ: 01, Đại học: 03; Dân tộc kinh: 02, dân tộc Mông: 01,
dân tộc Tày: 01)
Giáo viên: 30 (Đại học: 31; cao đẳng: 1)
Nhân viên: 16 (trung cấp: 6; chứng chỉ: 8; chưa qua đào tạo: 2)

- Trường có Chi bộ độc lập được thành lập tháng 1 năm 2014, đến nay có 23
Đảng viên (23 đảng viên chính thức, 0 đảng viên dự bị).
Đội ngũ CB- GV-NV nhà trường đủ về số lượng, được đào tạo chuẩn và trên
chuẩnvề trình độ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững
vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; nhiệt tình trong các hoạt động
giáo dục, hoạt động đoàn thể của nhà trường; luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Nhân viên nhà trường đủ về số lượng, có sức khỏe tốt, có tinh thần trách
nhiệm trước công việc được giao và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2. Thuận lợi, khó khăn.
2.1. Thuận lợi:
Nhà trường luôn được sự quan tâm tạo điều kiện của Sở GD, Phòng GD&ĐT
cũng như của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, của Hội cha mẹ học sinh
trong nhà trường.
Đội ngũ CB GV NV luôn tâm huyết với nghề, tận tình với công việc được
giao.
Đa số giáo vên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo; có ý thức phấn đấu vươn
lên trong nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Các em học sinh ăn ở tập trung, có ý thức và nề nếp tốt trong các hoạt động
học tập, hoạt động ngoại khóa cũng như sinh hoạt hàng ngày.
2.2. Khó khăn:
Cơ sở vật chất các phòng học, phòng ở của học sinh; các phòng làm việc của
GV và BGH còn nhiều thiếu thốn, sân chơi bãi tập chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa
có đủ phòng học bộ môn.
Trình độ nhận thức của học sinh còn chậm, chưa đồng đều.
Nhiều gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành và giáo dục con
cái, thường phó mặc cho nhà trường.
2


II. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầucủa “Mô hình trường học đa văn hóa gắn

với cộng đồng”.
1. Mục đích, ý nghĩa.
- Mô hình trường THCS, THPT đa văn hóa gắn với cộng đồng là trường
học phát huy được các yếu tố tích cực của nền văn hóa đa dạng của các dân tộc
cóhọc sinh theo học; văn hóa các dân tộc được tôn trọng, gìn giữ và phát huy với
việctổ chức các hoạt động cụ thể của từng dân tộc theo chủ đề, chủ điểm .
- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời
sống, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học , tổ
chức hoạt động giáo dục; tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Phát huy bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Giáo dục cho học sinh có ý thức
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Học sinh trong toàn trường được giao lưu học hỏi, biết thêm về văn hóa dân
tộc bạn. Được giao lưu, quảng bá văn hóa, gắn với các hoạt động trong cộng đồng
tại địa phương
2. Yêu cầu.
- CB, GV, HS trong nhà trường nhận thức đúng chủ trương; quyết tâm trong
chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Làm tốt công tác phối hợp với Sở Văn hóa, Hội phụ huynh học sinh, các
nghệ nhân để tổ chức thực hiện có hiệu quả
- CB, GV tổ chức tốt các hoạt động: dạy học gắn với thực tiễn, hoạt động trải
nghiệm.
- HS tích cực tham gia các hoạt động nhà trường tổ chức.
III. Thời gian thực hiện
Từ tháng 8/2016 đến tháng 5/2017.
IV. Tổ chức xây dựng mô hình
1.Trong dạy học:
- Môn Ngữ Văn, Lịch sử: Xây dựng và triển khai KH dạy học tích hợp nội
dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường.
- Thể dục: Xây dựng KH dạy học tích hợp lồng ghépcác môn thể thao, trò

chơi dân gian vào trong giờ dạy.
- Công nghệ: Xây dựng KH dạy học tích hợplồng ghép nghề thêu ở địa phương
vào trong tiết học.
- Mĩ thuật: Xây dựng KH dạy học tích hợp lồng ghép giới thiệu trang trí họa
tiết đường diềm vào trong tiết học

3


2.Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thu thập, giới thiệu các nét văn hóa
truyền thống các dân tộc.
- Phòng trưng bày: Văn hóa vật thể, phi vật thể
- Viết bài thuyết minh những nét đặc sắc của từng dân tộc: Lễ hội, trang
phục, đồ dùng trong lao động sản xuất, các làn điệu dân ca…
- Hợp tác với nghệ nhân dạy xòe cho học sinh, dạy hát giao duyên, hát đối….
- Hợp tác với phụ huynh, nghệ nhân hướng dẫn học sinh thêu thổ cẩm.
- Tổ chức sinh hoạt CLB vì cộng đồng, CLB Nghiên cứu KH, CLB thể dục
thể thao,CLB nghệ thuật gắn với nét đặc sắc văn hóa các dân tộc.
- Tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ, trong sinh hoạt
CLB TDTT. Ngoài ra khuyến khích học sinh sưu tầm truyện, thơ ca dân gian các
dân tộc
V. Nội dung triển khai.
1. Trong dạy học:
- Môn Ngữ Văn, Lịch sử, Mĩ thuật, Công nghệ: Xây dựng và triển khai KH
dạy học tích hợp nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường thông
qua tài liệu thuyết minh, giới thiệu,...
- Thể dục: Xây dựng KH đưa nội dung giảng dạy các môn thể thao, trò chơi
dân gian vào trong giờ dạy..
2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
- Trải nghiệm trong sinh hoạt CLB vì cộng đồng, CLB NCKH, CLB TDTT,

CLB nghệ thuật: Trải nghiệm tại các xã Tân Dương, Nghĩa Đô; Học sinh tìm hiểu tái
hiện lại Lễ hội trong Tết dân tộc của nhà trường.
- Trong hoạt động giữa giờ
- Trưng bày sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể
VI. Hình thức tổ chức
1. Đối với môn học Ngữ văn, Lịch sử, Công nghệ, Mĩ thuật, Thể dục.
- Thiết kế giáo án có lồng ghép tích hợp nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc.
- Tổ chức sinh hoạt CLB vì cộng đồng, CLB NCKH, CLB TDTT, CLB nghệ
thuật.
1.1. Môn Ngữ Văn:
- Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Lễ hội , Trang phục, nét đặc sắc trong
văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc mình. Sau đó GV tập hợp biên soạn và đóng
thành quyển.
- Tổ chức sinh hoạt tập thể cho hs
1.2. Môn Lịch sử
4


- Tổ chức ngoại khóa tìm hiểu về các mốc thời gian lịch sử gắn với địa
phương.
1.3. Thể Dục: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian trong 1 số tiết
học.
1.4. Công nghệ: Tổ chức giới thiệu một số món ăn đặc trưng của người Tày
Nghĩa Đô.
1.5.Môn Mĩ thuật: Tổ chức giới thiệu tới học sinh nghệ thuật trang trí đường
diềm của 1 số dân tộc tại địa phương.
2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
2.1. Hoạt động giữa giờ, ngoài giờ lên lớp.
- Thời gian: Thứ 2, 4, 6 trong tuần với nội dung hoạt động: Múa Quạt

- Trong tháng 10,11, 01: hoạt động chào mừngkỉ niệm các ngày 20/10, 20/11,
ngày tết dân tộc (01/2017) tổ chức hoạt động mang đậm bản sắc VHDT như chơi
trò chơi đẩy gậy, ném còn,…
2.3. Hoạt động trải nghiệm môn học
- Thành lập CLB vì cộng đồng, CLB NCKH, CLB TDTT, CLB nghệ thuật
( xong trước tháng 9)
- Đưa trò chơi dân gian vào trong sinh hoạt CLB ( Xong trước tháng 10)
- Học sinh sưu tầm, lựa chọn các sản vật địa phương, làm các món ăn địa
phương bán trong gian hàng ẩm thực trong ngày Tết dân tộc.
VII. Kế hoạch thực hiện cụ thể theo tháng
ST
T
1

Tháng
9

Chủ đề: Văn hóa ẩm thực người Tày

CLB NCKH.

2

10

- Chủ đề: Văn hóa ẩm thực người Tày
- Nội dung tích hợp: HS tìm hiểu, chơi trò
chơi dân gian.
- Nội dung tích hợp: HS tìm hiểu, thuyết
minh về một số thắng cảnh của địa

phương tại xã Nghĩa Đô.
- Chủ đề: Văn hóa ẩm thực người Tày
- Nội dung tích hợp: Tìm hiểu về nghệ
thuật trang trí đường diềm.
- Nội dung tích hợp: HS tìm hiểu, chơi trò
chơi dân gian.
- Chủ đề: Lễ hội Lồng tồng của người Tày
- Trang phục các dân tộc của địa phương
qua các thành phần dân tộc đang học tại
5

- CLB NCKH.
- Môn Thể dục.

3

4

11

12

Tên chủ đề hoặc nội dung tích hợp

Người thực hiện

-Môn Ngữ văn,
CLB nghệ thuật.
-CLB NCKH.
- Môn Mĩ thuật.

- Môn Thể dục
- CLB vì cộngđồng
- CLB vì cộng đồng.


trường.
- Thi trang trí lớp học có góc dân tộc.
5

01

6

02

7

03

8

4,5

-Các lớp trong nhà
trường, CLB nghệ
thuật.
- Chủ đề: Lễ hội Lồng tồng của người Tày CLB vì cộngđồng,
- Trang phục các dân tộc của địa phương CLB nghệ thuật.
qua các thành phần dân tộc đang học tại
trường.

- Nội dung tích hợp: HS tìm hiểu, chơi trò - Môn Thể dục.
chơi dân gian.
Chủ đề: Tìm hiểu trang phục Xá Phó ở địa CLB vì cộngđồng
phương.
CLB NCKH, CLB
nghệ thuật.
Tổng kết hoạt động- Hoàn thiện hồ sơ nộp
cấp trên.

Nội dung kế hoạch thực hiện cụ thể theo từng tháng.
Tháng

Nội dung

Hình thức tổ chức
- HS tìm hiểu tư liệu
qua phương tiện TT
đại chúng, báo chí,
HS tìm hiểu, internet,…
tuyên truyền về - Lồng ghép tích hợp
Văn hóa ẩm thực vào nội dung môn học
người Tày.
Công nghệ.
- Tổ chức trải nghiệm
thực tế tại xã Nghĩa
Đô - huyện Bảo Yên.
HS tìm hiểu, chơi Lồng ghép nội dung
trò chơi dân gian. tích hợp vào môn TD.

9, 10, 11


HS tìm hiểu,
thuyết minh về Lồng ghép vào môn
một số thắng cảnh Ngữ văn.
của địa phương tại
xã Nghĩa Đô.
- Lồng ghép nội dung
tích hợp vào môn Âm
HS tìm hiểu về nhạc: gv giới thiệu
nghệ thuật trang qua hình ảnh.
trí đường diềm.
- GV cho HS trong
CLB nghệ thuật trải
6

Kết quả


nghiệm tại xã Nghĩa
Đô: tham quan các sản
phẩm có trang trí
đường diềm.
-Lồng ghép nội dung
tích hợp vào môn
Văn, Sử.
- HS tìm hiểu về Lễ
hội qua sách báo,
Tìm hiểu về Lễ thông tin đại chúng,
hội Lồng tồng của người dân địa phương,
người Tày.


- Tổ chức trải nghiệm
thực tế tại xã Nghĩa
Đô.
- HS tái hiện lại Lễ
hội Lồng tồng trong
ngày Tết dân tộc để
tuyên truyền sâu rộng
trong nhà trường cũng
như người dân địa
phương.
12+1

Tìm hiểu và giới
thiệu về trang
phục của các dân
tộc đang theo học
tại trường và đang
sinh sống trên địa
bàn huyện Bảo
Yên.

- HS tìm hiểu thực tế
qua các bạn đang theo
học tại trường, qua
phụ huynh học sinh,
qua người dân,..
- HS viết bài giới
thiệu về các trang
phục dân tộc.

- Tổ chức trình diễn
trang phục dân tộc
trong ngày Tết dân
tộc.

Thi trang trí lớp Tổ chức thi trang trí
học có góc dân tộc lớp học.
truyền thống.
Thi đấu một số Tổ chức thi đẩy gậy,
môn TT mang tính kéo co.
dân gian
7


- HS tìm hiểu qua tư
liệu, qua người dân,
sách báo, internet,..
- Tổ chức trải nghiệm
Tìm hiểu,giới
thực tế tại xã Kim Sơn
thiệu,tuyên truyền huyện Bảo Yên: gặp
về trang phục Xá gỡ, tìm hiểu về nguồn
Phó ở địa phương. gốc, quy trình, cách
thức để tạo ra một bộ
trang phục,…
- HS tổ chức tuyên
truyền sâu rộng trong
nhà trường và người
dân.


2+3

Tổ chức thi đấu vào
Thi đấu một số dịp Kỉ niệm ngày
nội dung TDTT
thành lập ĐTNCS
HCM 26/3.
- HS tìm hiểu về trận
đánh Nghĩa Đô qua
Tìm hiểu về địa sách báo, internet ,..
danh Nghĩa Đô
- Nghe giới thiệu về
chiến thắng Nghĩa Đô
tại di tích đền Nghĩa
Đô.

4+5

Hoàn thiện hồ sơ,
hoàn thiện trang
trí phòng trưng
bày sản phẩm.

CB, GV, NV và học
sinh cùng nghiên cứu,
hoàn thiện trưng bày
sản phẩm.

VIII. Giải pháp thực hiện.
- Tìm hiểu về “Mô hình trường THCS, THPT đa văn hóa gắn với cộng đồng”

để xác định những nội dung cơ bản, đề ra các giải pháp khả thi.
- Tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh
vềmô hình.
- Phối hợp với Phòng Văn hóa huyện, trung tâm Văn hóa huyện để được tư
vấn, giúp đỡ về kiến thức, các giải pháp thực hiện.
8


- Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch, lộ trình để đầu tư cơ sở
vậtchất, kĩ thuật thực hiện.
- Nhà trường báo cáo Sở GD&ĐT về chủ trương, mục đích, ý nghĩa thực hiện
mô hình; Làm tốt công tác xã hội hóa, kêu gọi cha mẹ học sinh ủng hộ, giúp đỡ để
triển khai mô hình.
* Lực lượng thực hiện: CBQL, BCH Công đoàn, BCH Đoàn trường,
BCH Liên đội, Tổ Quản lý nội trú, Tổ Hành chính nuôi dưỡng, Ban Kiểm tra nội bộ
trường học, Ban đại diện cha mẹ học sinh; GV- NV- học sinh toàn trường.
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Sở GD&ĐT (b/c);

- lãnh đạo trường;
- Ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Các tổ, khối nhà trường;
- Lưu: VT.

9




×