Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

công tác tuyển dụng tại tập đoàn dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.9 KB, 7 trang )

Công tác tuyển dụng tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Có thể nói, bất cứ một doanh nghiệp dù kinh doanh ngành nghề gì, quy
mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì công tác lựa chọn, tuyển dụng nguồn nhân lực
đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Nếu tuyển dụng được người phù hợp với vị trí ứng tuyển thì sẽ nâng cao
hiệu quả làm việc của người lao động cũng như đóng góp mà họ có thể đem lại
cho doanh nghiệp. Theo thống kê sơ bộ, những người làm việc có hiệu quả cao
sẽ đóng góp cho công ty nhiều hơn những người có hiệu quả làm việc thấp hoặc
trung bình từ 5 đến 22 lần. Ngược lại, nếu công tác tuyển dụng không lựa chọn
được người phù hợp thì không những không hoàn thành được nhiệm vụ mà còn
gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của những cá nhân khác trong công ty từ
đó dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của cả một hệ thống.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật nêu trên.
Trong những năm qua, ngành Dệt May Việt Nam liên tục dẫn đầu cả nước
về kim ngạch xuất khẩu cũng như tăng trưởng. Tập đoàn Dệt May Việt Nam với
vai trò là đơn vị nòng cốt của ngành đã làm tốt vai trò của một đầu tàu, đóng góp
kim ngạch bình quân khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Ngay trong giai đoạn khó khăn nhất với cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009
lan rộng trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng rất nhiều tới thị trường xuất khẩu của
dệt may Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn không giảm về giá
trị, tốc độ tăng trưởng vẫn đạt trên 15%.
Môn: Quản trị nguồn nhân lực – Bài kiểm tra hết môn – Học viên: Vũ Hải Quân – Lớp: X0510

1


Có được những thành công nêu trên, một yếu tố không thể không nhắc tới
đó là sự đóng góp của tập thể lãnh đạo, nhân viên của Tập đoàn. Có thể nói,
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam là những người thực sự tâm huyết với sự
tồn tại, hưng vong của ngành dệt may – những con người đã gắn bó gần như cả


đời mình với những bước thăng trầm của ngành.
Tuy nhiên, với sự chuyển biến mới của nền kinh tế thế giới, những khó
khăn thách thức đang đặt ra với ngành Dệt May Việt Nam nói chung và Tập
đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng, quy trình tuyển dụng của Tập đoàn cũng
đang bộc lộ những tồn tại cần khắc phục nhằm không chỉ nâng cao hiệu quả của
công tác tuyển dụng mà còn thu hút được người tài, có khả năng đóng góp vào
sự nghiệp phát triển chung.
Quy trình tuyển dụng hiện nay Tập đoàn đang áp dụng cũng tuân theo
quy trình phổ biến trong tuyển dụng hiện nay, gồm 07 bước:
Bước 1: tiếp nhận hồ sơ xin việc.
Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ.
Bước 3: Kiểm tra.
Bước 4: Phỏng vấn
Bước 5: Thẩm tra hồ sơ
Bước 6: Khám sức khỏe
Bước 7: Ra Quyết định tuyển dụng
Mô tả quy trình:

Môn: Quản trị nguồn nhân lực – Bài kiểm tra hết môn – Học viên: Vũ Hải Quân – Lớp: X0510

2


Căn cứ trên kế hoạch tuyển dụng đã được thông qua và nhu cầu thực tế,
các Ban chức năng sẽ đề xuất nhu cầu tuyển dụng về Ban quản lý nguồn nhân
lực để tiến hành các bước tuyển dụng:
 Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Thông tin tuyển dụng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng (chủ yếu thông qua các trang web tuyển dụng có uy tín như
vietnamworks.com.vn hoặc website của tập đoàn). Ngoài ra, thông tin tuyển

dụng cũng được công khai cho toàn bộ cán bộ, nhân viên trong Tập đoàn biết để
giới thiệu ứng viên.
Việc tiếp nhận hồ sơ được thông qua Ban quản lý nguồn nhân lực bằng 02
cách: khai báo hồ sơ trực tuyến hoặc bản cứng.
 Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ
Ban quản lý nguồn nhân lực sẽ tiến hành sơ tuyển hồ sơ căn cứ trên các
tiêu chí được đưa ra trong bước đăng tin tuyển dụng.
Sau khi sơ tuyển, sẽ lựa chọn các hồ sơ đáp ứng yêu cầu tiếp tục vòa vòng
kiểm tra kiến thức chuyên môn.
 Bước 3: Kiểm tra chuyên môn
Ban quản lý nguồn nhân lực sẽ phối hợp với Ban chức năng cần tuyển
dụng thiết kế các bài kiểm tra kỹ năng, kiến thức, trình độ chuyên môn của các
ứng viên vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ.
Hình thức kiểm tra: kiểm tra – chấm điểm tại chỗ.

Môn: Quản trị nguồn nhân lực – Bài kiểm tra hết môn – Học viên: Vũ Hải Quân – Lớp: X0510

3


Sau khi các ứng viên hoàn thành vài kiểm tra, toàn bộ bài kiểm tra sẽ
được tập trung về Ban quản lý nguồn nhân lực. Ban chức năng cần tuyển dụng
sẽ cử cán bộ đúng chuyên ngành phối hợp với Ban quản lý nguồn nhân lực chấm
bài của các ứng viên.
 Bước 4: Phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp sẽ áp dụng với các thí sinh vượt qua được vòng kiểm
tra kiến thức chuyên môn.
Tại bước này sẽ do Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban chức năng cần
tuyển dụng trực tiếp phỏng vấn cùng lãnh đạo Ban chức năng + Ban quản lý
nguồn nhân lực.

 Bước 5: Thẩm tra hồ sơ
Ban quản lý nguồn nhân lực bằng các biện pháp nghiệp vụ sẽ tiến hành
thẩm tra các thông tin nêu trong hồ sơ của ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn về
tính chính xác, sự trung thực của các thông tin do ứng viên tự khai.
 Bước 6: Khám sức khỏe
Căn cứ trên kết quả của các bước nêu trên, ứng viên vượt qua được các
vòng tuyển dụng sẽ tiến hành khám sức khỏe tại cơ sở y tế do Tập đoàn chỉ định
(thường là Bệnh viện Dệt May).
 Bước 7: Ra Quyết định tuyển dụng
Sau khi ứng viên vượt qua tất cả 06 bước tuyển dụng nêu trên sẽ được
nhận vào thử việc tại Tập đoàn băng Quyết định tuyển dụng. Quyết định tuyển

Môn: Quản trị nguồn nhân lực – Bài kiểm tra hết môn – Học viên: Vũ Hải Quân – Lớp: X0510

4


dụng sẽ do Tổng Giám đốc Tập đoàn phê duyệt trên cơ sở Tờ trình của Trưởng
Ban quản lý nguồn nhân lực và Trưởng ban chức năng cần tuyển dụng.
Có thể nói đây là một quy trình chuẩn đã được áp dụng thành công tại
nhiều nước trên thế giới cũng như tại nhiều doanh nghiệp khác nhau. Do đó, sự
bất cập không nằm trong quy trình tuyển dụng.
Vậy đâu là tồn tại trong công tác tuyển dụng của Tập đoàn Dệt May
Việt Nam?
Sự tồn tại trong công tác tuyển dụng của Tập đoàn chủ yếu nằm ở cơ chế
tiền lương mà Tập đoàn đang áp dụng. Với một cơ chế tiền lương còn hạn chế
nếu không muốn nói là quá thấp như hiện nay rất nhiều ứng viên đã không thể
vượt qua được khi được hỏi tại vòng Phỏng vấn. Một trong những câu hỏi
thường được đưa ra cho các ứng viên là: “Anh/chị mong muốn mức lương là
bao nhiêu?”. Đối với những ứng viên có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm

thường đưa ra mức lương khởi điểm mà họ mong muốn cho vị trí chuyên viên
khoảng 500 USD, tương đương hơn 10 triệu VNĐ/tháng. Trong khi đó, với
chính sách tiền lương như hiện nay, mức lương khởi điểm cho các chuyên viên
bậc 1 khoảng 5 triệu đồng/tháng, thấp hơn 2 lần so với mặt bằng chung.
Do đó, có tới 90% các ứng viên đều không vượt qua được vòng Phỏng
vấn do yêu cầu về tiến lương mà họ đưa ra quá cao so với mức hoạch định chi
trả của Tập đoàn.
Một thực tế đang xuất hiện tại Tập đoàn, những người mới vào làm tại
Tập đoàn thường ở một trong các trường hợp sau: (1) trình độ chuyên môn
không cao, (2) động lực làm việc không nhiều với tư tưởng ổn định kiểu bao cấp
Môn: Quản trị nguồn nhân lực – Bài kiểm tra hết môn – Học viên: Vũ Hải Quân – Lớp: X0510

5


chủ nghĩa, (3) không coi trọng tiền lương do điều kiện vật chất sẵn có cao, chỉ
cấn một công việc ổn định.
Điều này, về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Tập đoàn do thiếu đi sự sang
tạo, năng nổ trong công tác, sẵn sàng đề xuất và sẵn sàng chịu trách nhiệm và do
đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Đây chính là tồn tại mang tính cốt lõi trong việc tuyển dụng của Tập đoàn
Dệt May Việt Nam.
Để khắc phục được nhược điểm nêu trên trong công tác tuyển dụng
của Tập đoàn vấn đề trước mắt mà Tập đoàn cần thực hiện:
1. Có hệ thống đánh giá công việc rõ ràng, khách quan, cụ thể để từ đó
phân bố thu nhập một cách hợp lý, nâng thu nhập của các cán bộ hiện
tại làm cơ sở cho việc nâng thu nhập cho những người mới tuyển dụng.
2. Nâng mức lương khởi điểm cho các chuyên viên mới tuyển dụng lên
gấp tối thiểu 1,5 lần như hiện nay nhằm thu hút được những cá nhân có
năng lực, trình độ vào làm việc tại Tập đoàn.

3. Cơ cấu lại nhân lựa tại từng phòng ban chức năng đảm bảo tận dụng
tối đa nguồn nhân lực hiện có, giảm quy mô nhân sự dành chi phí cho
việc tăng lương.
Trên đây là một số nội dung liên quan tới công tác tuyển dụng tại Tập
đoàn Dệt May Việt Nam và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác tuyển dụng.

Môn: Quản trị nguồn nhân lực – Bài kiểm tra hết môn – Học viên: Vũ Hải Quân – Lớp: X0510

6


Tài liệu tham khảo
1. GRIGGS - MBA Program, Giáo trình quản trị nguồn nhân lực của Trường

Đại học GRIGGS, 2010.
2. Các bài giảng môn học Quản trị nguồn nhân lực, PGS., TS. Vũ Hoàng Ngân,

Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Tháng 9 năm 2011.

Môn: Quản trị nguồn nhân lực – Bài kiểm tra hết môn – Học viên: Vũ Hải Quân – Lớp: X0510

7



×