Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU XUÂN LẬP THỊ XÃ LONG KHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.07 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

VŨ PHẠM KHÁNH TRANG

HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU XUÂN LẬP - THỊ XÃ
LONG KHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

VŨ PHẠM KHÁNH TRANG

HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU XUÂN LẬP - THỊ XÃ
LONG KHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh xác nhận bài luận “Thực hiện hạch toán quản lý môi trường doanh
nghiệp tại nhà máy chế biến cao su Xuân Lập – Thị xã Long Khánh tỉnh Đồng
Nai” do Vũ Phạm Khánh Trang, sinh viên khóa 2007 – 2011, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp thành công trước hội đồng vào
ngày _____________________________.

Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên cho con tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã không ngại khó khăn vất vả lo cho con
ăn học nên người.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kinh tế đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt cho em những kiến thức, những bài học quý báu mà nhờ đó em có thể vận dụng nó
một cách thiết thực vào công việc và cuộc sống.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đặng
Thanh Hà, người đã giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp trong quá trình thực tập và hoàn
thành Khoá Luận Tốt Nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Đốc, lãnh đạo
các phòng ban của nhà máy chế biến cao su Xuân Lập, đặc biệt là anh Lê Thành Trung
đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ
và bên cạnh tôi, những bạn bè, những người thân quen đã giúp tôi về mặt kiến thức
cũng như trong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Vũ Phạm Khánh Trang



NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ PHẠM KHÁNH TRANG, tháng 8 năm 2011,“Hạch toán quản lý môi
trường doanh nghiệp tại nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập – thị xã Long
Khánh tỉnh Đồng Nai”.
VU PHAM KHANH TRANG, August 2011, “Environmental management
accounting in Xuan Lap rubber processing plant - Long Khanh Dong Nai
Province”.
Khóa luận nghiên cứu tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu và thực hiện hoạch
toán quản lý môi trường cho nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập, bài nghiên cứu
dựa trên những số liệu thu thập được tại nhà máy và tiến hành thực hiện hạch toán cụ
thể những dòng nguyên vật liệu, năng lượng, nước, nhiên liệu mà nhà máy đã sử dụng.
Từ đó, nhận dạng ảnh hưởng đối với môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất
của nhà máy và đề xuất một số biện pháp cụ thể để tiết kiệm năng lượng cho nhà máy.
Đề tài tiến hành thực hiện tính toán các dòng nguyên nhiên liệu, nước, điện và các chi
phí liên quan đến môi trường.
Hiện nay lượng nước thải của nhà máy sau khi xử lý sẽ được thải vào nguồn
tiếp nhận là suối Hôn, cách nhà máy khoảng 1km mà không có kế hoạch tái sử dụng
lượng nước này. Khóa luận đã đề ra giải pháp sử dụng lại nước thải đã xử lý đạt yêu
cầu sau khi đã bổ sung biện pháp xử lý vi sinh, khử trùng. Nước thải sau xử lý đạt yêu
cầu nên đưa lại sử dụng để rửa mủ khối. Lượng nước này sẽ giúp nhà máy tiết kiệm
được khoảng 180.394m3 lượng nước sử dụng trong quá trình rửa mủ tạp, tương đương
447.378.112 đồng/năm với chi phí ban đầu là 600 triệu, khoảng 1 năm 4 tháng sẽ thu
hồi được vốn.
Thông qua số liệu tính toán và thu thập được, khóa luận cũng đề ra một số giải
pháp cần nghiên cứu thêm để tiết kiệm lượng dầu DO tiêu thụ và lượng axit H2SO4 sử
dụng.



M ỤC L ỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chính................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3.1. Phạm vi không gian........................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................... 2
1.3.3. Phạm vi về nội dung....................................................................................... 3
1.3.4 Cấu trúc của khóa luận .................................................................................... 3
CHUƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về thị xã Long Khánh ......................................................................... 4
2.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty cao su Đồng Nai ............................... 5
2.3. Giới thiệu về nhà máy chế biến cao su Xuân Lập ................................................ 8
2.3.1. Giới thiệu về nhà máy .................................................................................... 8
2.3.2. Sơ lược về tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy................................. 9
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................11
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................11
3.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến EMA ................................................................11
3.1.2. Các khái niệm, định nghĩa liên quan đến EMA ...........................................11
3.1.3. Các lợi ích của Hạch toán Quản lý môi trường............................................14
3.1.4. Tình hình thực hiện EMA trên thế giới và Việt Nam hiện nay ...................15
3.1.5. Hiệu suất sinh thái ........................................................................................16
v



3.1.6. Sản xuất sạch hơn là gì ? ..............................................................................17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................17
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................18
3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................18
3.2.4. Phương pháp hạch toán quản lý môi trường ................................................18
3.2.5. Phương pháp so sánh....................................................................................19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................20
4.1. Hạch toán dòng thông tin vật chất ......................................................................20
4.1.1. Hạch toán dòng guyên vật ............................................................................20
4.1.2. Hạch toán dòng năng lượng .........................................................................28
4.1.3. Hạch toán dòng nước ...................................................................................32
4.2. Hạch toán dòng thông tin tiền tệ .........................................................................34
4.2.1. Dòng nguyên vật liệu ...................................................................................34
4.2.2. Dòng nhiên liệu, năng lượng, nước ..............................................................37
4.3. Hạch toán chi phí môi trường .............................................................................37
4.3.1. Chi phí nguyên vật liệu không tạo ra thành phẩm .......................................37
4.3.2. Chi Phí kiểm soát và xử lý chất thải ...........................................................38
4.4. Xác định các nguồn gây tác động đến môi trường tại nhà máy..........................41
4.4.1. Các quy trình sản xuất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường ............41
4.4.2. Nước thải . ....................................................................................................42
4.4.3. Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại ........................42
4.4.4. Bụi và khí thải ..............................................................................................43
4.4.5. Tiếng ồn .......................................................................................................44
4.5. Phân tích hoạt động bảo vệ môi trường đã thực hiện tại nhà máy .....................44
4.5.1. Nước thải ......................................................................................................44
4.5.2. Bụi và khí thải ..............................................................................................46
4.5.3. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ..........................................47

4.5.4. Tiếng ồn .......................................................................................................47
4.6. Phân tích lợi ích chương trình SXSH tại nhà máy..............................................47
4.6.1. Chi phí thực hiện SXSH tại nhà máy ...........................................................48
vi


4.6.2. Xác định lợi ích mang lại từ SXSH .............................................................48
4.7. Đề xuất và giải pháp hướng đến tiết kiệm nguyên vật liệu – năng lượng và thân
thiện với môi trường ..................................................................................................50
4.7.1. Giải pháp tiết kiệm .......................................................................................50
4.7.2. Giải pháp giảm H2SO4 tiềm năng ................................................................51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................52
5.1. Kết luận ...............................................................................................................52
5.1.1. Kết quả đạt đựợc ..........................................................................................52
5.1.2. Hạn chế đề tài ...............................................................................................53
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NH3

Amoniac

H2SO4

Axit Sunfuric


DAHP

Diamin Hydro Phosphat

DRC

Dry Rubber Content

TSC

Total Solid Content

TMTD

Tetra Metyl Thiuram Disulfed

EDTA

Ethylene Diamine Tetra Acetic (Mg)

ZnO

Kẽm Oxit

VFA

Volity Fatty Acid

LA


Low amoniac

HA

High amoniac

SVR

Standing VN Rubber

T

Tấn

ĐVT

Đơn vị tính

EAS

Environment Accounting System (Hệ thống hạch toán môi
trường)

EMA

Enviromental Management Accounting (Hạch toán quản
lý môi trường)

SXSH


Sản xuất sạch hơn

ĐT & TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

ĐT & TT

Điều tra và thu thập

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Sản Lượng Mủ Năm 2010
Bảng 4.2. Tiêu Thụ Nhiên Liệu của Nhà Máy năm 2010
Bảng 4.3. Sản Lượng Điện Nhà Máy Sử Dụng Năm 2010
Bảng 4.4. Một Số Máy Móc Sử Dụng Điện có Công Suất Lớn
Bảng 4.5. Lượng Nước Nhà Máy Sử Dụng Năm 2010
Bảng 4.6. Nguyên Vật Liệu Đầu Vào và Sản Phẩm, Chất Thải Đầu Ra của Nhà Máy
Bảng 4.7. Chi Phí Nguyên Vật Liệu Đầu Vào cho 1 T Sản Phẩm Mủ Latex
Bảng 4.8. Chi Phí Nguyên Vật Liệu Đầu Vào cho 1 T Sản Phẩm Mủ Cốm
Bảng 4.9. Nguyên Vật Liệu Không Tạo Thành Thành Phẩm
Bảng 4.10. Lượng Nước Thải và Phí Vận Chuyển Thu Gom Chất Thải Rắn Sinh Hoạt,
Công Nghiệp và Chất Thải Nguy Hại
Bảng 4.11. Chi Phí Khấu Hao Các Hệ Thống Xử Lý Chất Thải và Khí Thải
Bảng 4.12. Các Chi Phí Liên Quan Môi Trường
Bảng 4.13. Bảng Chất Thải Nguy Hại
Bảng 4.14. Bảng Phân Loại Chất Thải

Bảng 4.15. Chi Phí Thực Hiện Một Số Giải Pháp SXSH
Bảng 4.16. Lợi Ích Kinh Tế Sau Khi Hoàn Tất Thực Hiện Các Giải Pháp SXSH tại
Nhà Máy

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty Cao Su Đồng Nai
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Nhà Máy Chế Biến Mủ Cao Su Xuân Lập
Hình 4.1. Qui Trình Sản Xuất Mủ Kem
Hình 4.2. Qui Trình Sản Xuất Mủ Cốm từ Mủ Skim và Mủ Tạp
Hình 4.3. Sản Lượng và Lượng Điên Tiêu Thụ Năm 2010 của Nhà Máy
Hình 4.4. Quy Tình Công Nghệ Xử Lý Nước Thải của Nhà Máy

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thực hiện một số
giải phápSXSH
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi thực hiện một số
giải pháp SXSH
Phụ lục 3: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm
Phụ lục 4: Nhiệt độ và khí thải ở lò sấy
Phụ lục 5: Thông tin về hệ thống xử lý nước thải
Phụ lục 6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải 2010
Phụ lục 7: Chất lượng môi trường không khí bên trong và ngoài nhà máy


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong bối cảnh pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự triển khai của các chính sách
kinh tế và các biện pháp khác nhằm khuyến khích bảo vệ môi trường, quan tâm chung
của các bên hữu quan về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững ngày càng tăng,
thì các tổ chức thuộc mọi thành phần ngày càng chú ý đến việc đạt được và chứng tỏ
kết quả hoạt động môi trường tốt thông qua kiểm soát ảnh hưởng môi trường cho các
hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhiều tổ chức đã tiến hành “xem xét” hoặc
“đánh giá” môi trường nhằm đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình. Để có
hiệu quả, chúng ta cần phải được tiến hành trong một hệ thống quản lý được cơ cấu và
hợp nhất với hoạt động quản lý toàn diện, nhằm hỗ trợ cho các tổ chức đạt được các
mục tiêu môi trường và kinh tế. Việt Nam đã tham gia hội nhập phát triển kinh tế thế
giới, một trong những lợi thế để phát triển kinh tế là vấn đề môi trường phải đạt tiêu
chuẩn, và rất cần đựơc quan tâm lên hàng đầu.
Một công cụ để doanh nghiệp đạt được thuận lợi đó chính là phương pháp Hạch
toán quản lý môi trường (Enviroment Management Accounting – EMA). Đây là một
lĩnh vực mới và đang phát triển nhằm tính toán một cách chi tiết những thông tin cần
thiết về các khoản chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường trong quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ cho doanh nghiệp hay chủ dự án
trong các quyết định kinh tế, khuyến khích nỗ lực trong hoạt động sử dụng tài nguyên
một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa những hoạt động gây tổn hại cũng như lượng
rác thải, chất thải cho môi trường. Tuy nhiên vấn đề này nhìn chung ở Việt Nam vẫn
chưa được thực hiện, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành hoạch toán một cách
riêng biệt các chi phí liên quan đến môi trường. Một trong những vấn đề đáng quan
tâm nhất hiện nay là vấn đề môi trường và sử dụng năng lượng có hiệu quả nhất. Việc

sử dụng năng lượng cần có biện pháp chặt chẽ tại nhà máy chế biến cao su Xuân Lập


nói riêng và công ty khác nói chung. Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập – Xã
Xuân Lập – Thị xã Long Khánh – Đồng Nai, thuộc Xí nghiệp chế biến, Công ty Cao
su Đồng Nai. Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập được xây dựng và đi vào sản
xuất năm 2002. Tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà máy là 152 thường xuyên và
80 hợp đồng thời vụ. Đội ngũ công nhân viên với trình độ kỹ thuật cao, nhà máy được
đánh giá là một nhà máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả kinh
tế và chất lượng môi trường trong nhiều năm qua, nhà máy đã rất chú trọng đến an
toàn vệ sinh và chất lượng môi trường, nhà máy đã áp dụng nhiều chương trình bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là áp dụng “chương trình SXSH”. Đề tài
thực hiện với mục đích tìm hiểu tình hình sử dụng năng lượng của nhà máy, từ đó tiến
hành hạch toán và tìm ra các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng để mang lại hiệu
quả kinh tế tối ưu nhất. Đề tài “Thực hiện hạch toán quản lý môi trường doanh
nghiệp tại nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập – Thị xã Long Khánh tỉnh
Đồng Nai” sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính
Thực hiện hạch toán quản lý môi trường tại nhà máy chế biến cao su Xuân Lập,
nhằm làm giảm tác động đến môi trường và tăng hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu,
năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định và tính toán mức sử dụng năng lượng và nước tiêu hao trong sản xuất
sản phẩm của nhà máy.
Tính toán các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng
trong quá trình sản xuất của nhà máy và xác định các điểm gây ô nhiễm tại nhà máy.
Đề xuất giải pháp tiết kiệm và nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, năng
lượng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện tại nhà máy chế biến cao su Xuân Lập.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 22/03/2011 đến 15/06/2011.
2


1.3.3. Phạm vi về nội dung
- Hạch toán dòng nguyên vật liệu, năng lượng, nuớc cho từng công đoạn sản
xuất sản phẩm chính, từ đó tính ra mức nguyên vật liệu, năng lượng cần để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm chính, bên cạnh đó cũng đề cập sơ lược đến các sản phẩm phụ.
- Tình trạng sử dụng nước, điện, …. của nhà máy.
- Các chi phí và phương pháp xử lý các vấn đề có liên quan đến môi trường
như: về rác thải, khí thải, nước thải, … Từ đó đề xuất các giải pháp xử lý hiệu quả
nhất.
- Đưa ra một số giải pháp để sử dụng và tiết kiệm hiệu quả.
1.3.4 Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Trình bày sự cần thiết để thực
hiện đề tài, phạm vi nghiên cứu: phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu, phạm vi
nội dung thực hiện đề tài và cấu trúc của khóa luận. Chương 2: Tổng quan về nhà máy
chế biến cao su Xuân Lập về: lịch sử hình thành, tình hình sản xuất kinh doanh. Tổng
quan về tài liệu thu thập đựợc. Chương 3: Trình bày một số khái niệm liên quan đến
EMA, các dòng thông tin để thực hiện EMA, và các lợi ích mà EMA mang lại.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, thống
kê mô tả, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp hạch toán quản lý môi trường và
phương pháp so sánh. Chương 4: Trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm:
tình hình chung của nhà máy, tình hình sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước, các
nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, các chi phí và tiết kiệm liên quan đến môi trường,
một số giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả của nhà
máy. Cuối cùng là một số đề xuất. Chương 5: Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa

ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng tại
nhà máy.

3


CHUƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về thị xã Long Khánh
THỊ XÃ LONG KHÁNH

Nguồn: ,2006

4


Vị trí: Nằm ở giữa về phía Đông của tỉnh Đồng Nai và là một huyện trung du
nằm trên cửa ngõ vào TP Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Thống Nhất và huyện
Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây
giáp huyện Thống Nhất.
Tổng diện tích tự nhiên: 194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Dân số 2006: 141.242 người, chiếm tỷ lệ 6,36% dân số toàn tỉnh, mật độ 724
người/Km2.
Thị xã có 15 đơn vị hành chính, có 6 phường và 9 xã gồm:
 Phường: Xuân Bình, Xuân An, Xuân Hòa, Xuân Trung, Xuân Thanh, Phú Bình.
 Xã: Bàu Trâm, Bảo Vinh, Bảo Quang, Suối Tre, Xuân Lập, Bàu Sen, Xuân
Tân, Hàng Gòn và Bình Lộc.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty cao su Đồng Nai
Công ty cao su Đồng Nai (Dong Nai Rubber Company DONARUCO) được

thành lập vào ngày 2/6/1975, là đơn vị thực thuộc tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam, trụ sở chính đặt tại xã Xuân Lập - Thị xã Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai được
thành lập ngày 02/06/1975.
Trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền có diện tích 21.054 ha vườn cây và 04 nhà
máy sơ chế của các công ty Pháp để lại với sản lượng 10.500 tấn vào năm 1975, sau 10
năm (1975-1985) đã nâng lên 17 nông trường diện tích lên đến 55.754 ha, sản lượng
khai thác chiếm 50% tổng sản lượng cao su Việt Nam.
Năm 1994, công ty cao su Đồng Nai tách 04 nông trường với diện tích 13.559
ha cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để thành lập Công ty cao su Bà Rịa.
Đến ngày 2/6/2009 công ty cao su Đồng Nai được Chính phủ cho phép lên
Tổng công ty cao su Đồng Nai, với cơ cấu tổ chức gồm: 30 đơn vị thành viên, trong đó
có 13 nông trường, 03 xí nghiệp, 06 công ty cổ phần và 9 phòng, ban, bệnh viện, khu
văn hoá...với diện tích vườn cây: 35.000 ha và 05 nhà máy chế biến. Năm 2008 tổng
sản lượng khai thác là 50.000 tấn mủ các loại đã qui khô.
Nhiệm vụ của tổng công ty: là trồng mới, khai thác, chế biến và xuất khẩu cao
su.
Bên cạnh còn thực hiện xây lắp, sửa chữa chế tạo thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng
các cụm dân cư, khu công nghiệp, một trong những nghành công nghiệp có đóng góp
5


quan trọng cho kinh tế Tổng công ty cao su Đồng Nai nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói
chung là công nghiệp chế biến mủ cau su. Do tính chất đặc thù của sản phẩm cùng với
sự hạn chế về công nghệ, việc chế biến cao su đang có những tác động nhất định đến
môi trường.
Vị trí địa lý:
+ Phía Đông và Tây giáp: xã Xuân Lập, Long Khánh.
+ Phía Nam giáp: Đường sắt Bắc Nam.
+ Phía Bắc giáp: quốc lộ 1A.
Các nhà máy chế biến của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Hiện nay Tổng Công ty có 05 nhà máy chế biến mủ cao su nằm trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, với công nghệ đa dạng gồm có sản xuất mủ kem (Latex), mủ cốm từ
nguyên liệu mủ nước, mủ cốm từ nguyên liệu mủ tạp với các nhà máy sau:
1. Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập: nằm trên địa bàn xã Xuân Lập - Thị xã
Long Khánh, cách xa văn phòng công ty 1km và cách Tp. HCM 75km, chuyên sản
xuất mủ kem và cốm từ nguyên liệu mủ tạp, có công suất 11.000 tấn/năm.
2. Nhà máy chế biến cao su An Lộc: nằm trên địa bàn xã Xuân Lập-Thị xã
Long Khánh, cách xa văn phòng công ty 0,5km và cách Tp.HCM 76km, chuyên sản
xuất mủ cốm từ nguyên liệu mủ nước, có công suất 9.000 tấn /năm.
3. Nhà máy chế biến cao su Cổ phần hàng Gòn: nằm trên địa bàn xã Xuân
Thanh - Thị xã Long Khánh, cách xa văn phòng công ty 10km và cách Tp. HCM
88km, chuyên sản xuất mủ cốm từ nguyên liệu mủ nước, có công suất 7.000 tấn /năm.
4. Nhà máy chế biến cao su Cẩm Mỹ: nằm trên địa bàn xã Xuân Mỹ - Huyện
Cẩm Mỹ, cách xa văn phòng công ty 20km và cách Tp. HCM 109km, chuyên sản xuất
mủ cốm từ nguyên liệu mủ nước, có công suất 9.000 tấn /năm.
5. Nhà máy chế biến cao Long Thành: nằm trên địa bàn xã Long Đức - Huyện
Long Thành, cách xa văn phòng công ty 38km và cách TP. HCM 58km, chuyên sản
xuất mủ kem và cốm từ nguyên liệu mủ nước, có công suất 12.000 tấn/năm.
Nghành chế biến cao su là nghành mang đặc tính riêng , đó là tiêu thụ nhiều
nước, điện, dầu D.O và hoá chất nên phát sinh mùi hôi và dòng thải. Nó không chỉ
tăng chi phí giá thành sản phẩm mà còn tốn kém nhiều chi phí cho xử lý môi trường.

6


Nhằm phát triển sản xuất một cách bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm
chi phí sản xuất cũng như bảo đảm cho công tác xử lý môi trường. Tổng công ty đã
cam kết tham gia vào dự án SXSH thuộc chương trình SEMLA Đồng Nai và phân
công thực hiện thí điểm tại nhà máy chế biến cao su Xuân Lập, dựa trên những kinh
nghiệm áp dụng chương trình này sẽ nhân rộng ra các nhà máy thuộc Tổng công ty.

Cơ cấu tổ chức: Tổng công ty cao su Đồng Nai hiện có trên 15.000 lao động.
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cao su Đồng Nai là trực tuyến – chức năng, bên cạnh
đó chia nhỏ các mảng ra để tiện cho việc quản lý và mỗi mảng sẽ có những phòng ban,
xí nghiệp nhà máy riêng quản lý:
+ Giám đốc Công ty và 3 phó giám đốc.
+ 10 phòng ban nghiệp vụ.
+ 01 ban Quản lý dự án.
+ 13 nông trường chuyên trồng, chăm sóc và khai thác cao su.
+ 01 phòng quản lý chất lượng sản phẩm được công nhận ISO/IEC/17025 (số
liệu xét nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của phòng được thừa nhận trên phạm vi quốc gia,
khu vực và trên thế giới).
+ 01 xí nghiệp chế biến cao su quản lý 5 nhà máy sơ chế.
+ 02 xí nghiệp xây dựng và cơ khí.
+ 01 bệnh viện trung tâm có 200 giường và hệ thống 13 trạm xá ở nông trường.
+ Hệ thống trường học và nhà giữ trẻ.
+ 01 trung tâm văn hóa Suối Tre.
+ 01 khách sạn 100 giường.
Hình 2.1: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty Cao Su Đồng Nai

Nguồn: Thu Thập
7


2.3. Giới thiệu về nhà máy chế biến cao su Xuân Lập
2.3.1. Giới thiệu về nhà máy
Hình 2.2: Nhà Máy Cao Su Xuân Lập

Nguồn: Thu thập
Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập trực thuộc Tổng công ty cao su Đồng
Nai được xây dựng và đi vào sản xuất từ tháng 10/2002 với 2 phân xưởng là phân

xưởng sản xuất mủ kem và phân xưởng sản xuất mủ khối có công suất thiết kế là
11.000T sản phẩm/năm. Thực tế năm 2006 – 2007 và 2008, sản lượng luôn vượt 30%
so vớ thiết kế. Nhà máy được xây dựng ở 1 vị trí rất thuận lợi, cách xa khu dân cư
nhưng gần Quốc lộ 1A (khoảng 1km), được bao bọc xung quanh là lô cao su, thuận lợi
cho việc tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như việc xây dựng hệ thống xử lý
nước thải.
Thời gian xây dựng nhà máy: gồm 2 giai đoạn:
+ Thời gian xây dựng nhà máy chế biến:
 Giai đoạn 1: nhà máy Xuân Lập được khởi công xây dựng từ tháng 4/2002 đến
10/2002 thì đưa vào hoạt động, ở giai đoạn này nhà máy chỉ mới sản xuất mủ Latex.
 Giai đoạn 2: Từ tháng 4/2005 – 10/2005 thì đưa vào dây chuyền sản xuất mủ
khối.

8


+ Thời gian xây dựng hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước thải của
nhà máy được khởi công xây dựng từ tháng 3/2004 đến tháng 10/2004 thì hệ thống
được đưa vào vận hành.
Nhà máy hiện có 300 người, trong đó:
- Ban quản lý: 11 người.
- Bảo vệ: 10 người.
- Thợ máy, thợ điện: 12 người.
- Khu nước thải: 7 người.
- Công nhân chế biến: 180 thường xuyên và 80 thời vụ.
Hình 2.3: Sơ Đồ Tổ Chức của Nhà Máy Chế Biến Mủ Cao Su Xuân Lập

Nguồn: Thu Thập
2.3.2. Sơ lược về tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy
Sản phẩm chính của nhà máy là latex (HA, LA); mủ khối, SVR10; SVR10CV;

SVR20 và các sản phẩm phụ là mủ skim và mủ khối ngoại lệ.
Có hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá thường xuyên từng tháng về tiêu thụ
điện, nước, dầu DO, các loại vật tư, hóa chất và kiểm soát môi trường.
Nhà máy hoạt động theo mùa từ đầu tháng 5 nam nay dến cuối tháng 2 năm
sau. Trong đó thời gian từ cuối tháng 7 đến tháng 1 năm sau là giai đoạn nhà máy hoạt
động với công suất cao nhất.

9


+ Mủ ly tâm (mủ kem latex) : Nhà máy đảm nhận việc chế biến cho 5 nông
trường : An Lộc, Bình Lộc, Túc Trưng, Dầu Giây, Trảng Bom. Với công suất chế biến
là 6.000 tấn/năm.
+ Mủ tạp : nhà máy đảm nhận việc chế biến mủ tạp cho toàn Công ty, với công
suất chế biến là 11.000 tấn/năm nhưng thực tế từ năm 2008 đến nay luôn vượt quá
30% sản lượng so với công suất thiết kế. Trước đây mủ tạp được chế biến tại nhà máy
Dầu Giây, theo quy định của tỉnh Đồng Nai, khu vực Dầu Giây sẽ thành đô thị loại 4,
do vậy phải di dời nhà máy Dầu Giây về Xuân Lập năm 2004.

10


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến EMA
Hạch toán quản lý môi trường (Enviroment Management Accounting - EMA) là
một lĩnh vực mới và đang phát triển nhằm tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan
trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường, nhằm

hướng dẫn các doanh nghiệp, các chủ dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích
nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên do
con người tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn
chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trường sống. EMA bao
gồm cả thước đo về tiền tệ, hiện vật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các hợp
đồng kinh doanh, hợp đồng đầu tư có liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp,
các chủ đầu tư.
Hạch toán Quản lý Môi trường (EMA) rất rộng. EMA không chỉ áp dụng cho
các doanh nghiệp sản xuất để hạch toán dòng nguyên vật liệu, năng lượng, cũng như
hạch toán chi phí môi trường nhằm nhận dạng và giảm thiểu các chi phí môi trường
ẩn, EMA còn sử dụng để đánh giá mức độ bền vững về mặt kinh tế - xã hội - môi
trường của các mô hình trang trại, cũng như có thể sử dụng EMA một cách rộng rãi
hơn để đánh giá quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ...
3.1.2. Các khái niệm, định nghĩa liên quan đến EMA
a. EMA là gì?
Hạch toán môi trường đã được đề cập tới như một vấn đề hàng đầu trong
chương trình quản trị kinh doanh ở đầu thập kỷ 1990, trong các dự án nghiên cứu có
quy mô quốc gia của Mỹ, Anh, Nhật Bản, Thụy Điển, ....Các nước đang phát triển thì

11


hạch toán môi trường đang bắt đầu được áp dụng trong các chính sách phát triển bền
vững (Nguyễn Chí Quang, 2002).
Hạch toán môi trường doanh nghiệp vẫn là một khái niệm mới sau đây là một
số khái niệm, định nghĩa liên quan đến hạch toán được tổng hợp từ một số tài liệu.
Hạch toán quản lý là đo lường và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài
chính nhằm giúp các nhà quản lý ra quyết định để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
(Nguyễn Thị Ý Ly, 2010).
Hạch toán môi trường (hạch toán xanh) (environment accouting manegement)

hạch toán đối với doanh nghiệp là việc tính đầy đủ các chi phí liên quan đến môi
trường vào giá thánh sản phẩm. Đối với quốc gia thì hạch toán môi trường là xác định
dưới dạng vật chất và tiền tệ của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thay đổi trạng
thái môi trường trong quá trình hoạt động của nền kinh tế.
Hạch toán quản lý môi trường đã từng được gọi là hạch toán môi trường (EA)
(hạch toán quản lý môi trường) (EMA), hạch toán chi phí môi trường (FCA), xác định
tổng chi phí (TCA).
Theo hiệp hội kế toán quốc tế EFAC thì hạch toán quản lý môi trường (EMA)
là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các
hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi
trường.
Theo cơ quan phát triển bền vững của liên hiệp quốc (UNDSD) thì EMA là
“nhận dạng, thu thập, phân tích, và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định
nội bộ: Thông tin vật chất về sử dụng luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và vật
liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về chi phí liên quan đến môi trường, lợi
nhuận và tiết kiệm”.
b. Các dòng thông tin cần thiết để thực hiện EMA
Dòng thông tin vật chất và các chỉ số hoạt động môi trường về vật chất
Dòng thông tin vật chất gồm các dòng đầu vào như : năng lượng, nước và các
nguyên vật liệu khác, và các dòng đầu ra là thành phẩm, rác thải, các nguyên vật liệu
thừa thải.
Chỉ số hoạt động môi trường gồm chỉ số tuyệt đối và chỉ số tương đối. Trong
đó, chỉ số tuyệt đối là các số liệu cụ thể về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
12


lượng chất thải/phát thải, còn chỉ số tương đối thể hiện hoạt động môi trường của
doanh nghiệp liên quan đến quy mô, sản lượng sản xuất, số nhân công, ...
Dòng thông tin tiền tệ và các chỉ số hoạt động môi trường về tiền tệ: gồm
các chi phí, tiết kiệm liên quan đến môi trường. Cụ thể:



Chi phí môi trường gồm: chi phí hữu hình (chi phí đốt chất thải) và các chi phí

ẩn (chi phí không tạo ra sản phẩm: chi phí nguyên vật liệu biến thành chất thải, chi phí
lưu trữ - vận chuyển nguyên vật liệu biến thành chất thải, chi phí năng lượng - máy
móc - nhân công trong việc tạo ra chất thải, ....), và phân làm 6 loại sau:
- Chi phí nguyên vật liệu tạo ra thành phẩm như: chi phí mua tài nguyên thiên
nhiên (nước và các nguyên vật liệu khác) được chuyển tạo ra sản phẩm chính, sản
phẩm phụ và bao bì.
- Chi phí nguyên vật liệu không tạo ra thành phẩm: mua năng lượng, nước và
các nguyên vật liệu khác không tạo ra thành phẩm (rác thải, phác thải).
- Chi phí kiểm soát rác thải, phát thải là chi phí phân loại, xử lý, tiêu hủy rác
thải phát thải, chi phí cải thiện, đền bù các thiệt hại môi trường, chi phí thực hiện, tuân
thủ các quy định kiểm soát ô nhiễm.
- Chi phí ngăn ngừa và quản lý vấn đề môi trường là chi phí cho các hoạt động
ngăn ngừa tác động môi trường (đề án SXSH), hoạch định quản lý, đo lường môi
trường, ứng xử môi trường và các tác động liên quan.
- Chi phí nghiên cứu và phát triển là những các đề án nghiên cứu và phát triển
liên quan đến cải thiện các vấn đề môi trường.
- Chi phí khó tiếp cận (khó lượng hóa) là những chi phí bên trong và bên ngoài
khó đo lường (nghĩa vụ pháp lý, các quy định trong tương lai, năng suất, hình ảnh
doanh nghiệp, mối quan hệ với cổ đông các đối tác, ...).
- Chi phí ẩn là những chi phí không tạo ra sản phẩm: chi phí nguyên vật liệu
biến thành chất thải, chi phí lưu trữ - vận chuyển nguyên vật liệu biến thành chất thải,
chi phí năng lượng - máy móc - nhân công trong việc tạo ra chất thải.
 Các lợi ích liên quan đến môi trường như: bán phần loại bỏ, chất thải (tái sử
dụng bởi doanh nghiệp khác), trợ cấp, dịch vụ xử lý phát thải vượt chỉ tiêu doanh
nghiệp, bồi hoàn từ bảo hiểm, lợi nhuận biên tăng do sản phẩm thân thiện với môi
trường, các tiết kiệm liên quan đến môi trường, cải tiến công nghệ (tăng hiệu suất,

13


×