Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Nghiên cứu chế tạo các loại ruột bầu ươm cây tiên tiến thân thiện với môi trường cho cây lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.97 KB, 55 trang )


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
Em xin trân trọng cảm ơn TS. Trịnh Đức Công đã hướng dẫn tận tình và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy PGS.TS. Nguyễn Thế Hữu cùng toàn thể
các thầy cô trong Khoa Công nghệ hóa học - Trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và tạo mọi điều kiện để em
có khả năng hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy, các cô, bạn bè, người thân và các anh chị thuộc
Phòng vật liệu polime - Viện hoá học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đã dạy bảo, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho em hoàn thành
khoá học và thực hiện thành công khoá luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên do việc tham gia nghiên cứu khoa học còn ít thời gian, việc
tiếp cận với thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong được sự góp ý của Quý Thầy
Cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Thị Thu Hương


MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


PE
HCCN
CEC
CDH

Polyetylen
Hữu cơ công nghiệp
Dung tích trao đổi cation
Cellobiose dehydrogenaza
Trung tâm nghiên cứu và triển khai
công nghệ bức xạ
Polyme giữ ẩm cho cây trồng
Hight Density Polietylen
Low-Density Polyetylen
Polypropylene
Polylactic axit
Polycaprolactan
Sức chứa ẩm cực đại
Polyvinyl clorua
Mẫu đối chiếu

VINAGAMMA
AMS-1
HDPE
LDPE
PP
PLA
PCL
SCÂCĐ
PVC

ĐC

4


DANH MỤC CÁC HÌNH

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

6


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, do điều kiện khí hậu, thời tiết có tính chất
biến đổi khó lường, tình hình hạn hán kéo dài dẫn đến việc sản xuất nông,
lâm nghiệp ngày càng khó khăn. Trong quá trình trồng mới các loại cây nông,
lâm nghiệp thì giai đoạn ươm và gieo trồng có tính chất quyết định đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng sau này.
Bầu ươm cây là một sản phẩm không thể thiếu với mỗi nhà vườn trồng
cây. Nó giúp cây sinh trưởng tốt, giữ nước, khoáng tốt, và đặc biệt là ổn định
cây khi vận chuyển xa. Bầu ươm là môi trường trồng cây và chứa nguồn dinh
dưỡng cẩn thiết để cung cấp cho cây trổng ở giai đoạn sinh trưởng và phát
triển đầu tiên. Thành phần và đặc tính của ruột bầu và túi bầu đóng vai trò
quyết định đến số lượng, chất lượng cây giống và thời gian cây lưu bầu.
Hiện nay, phần lớn bầu ươm còn nhiều mặt hạn chế như: khối lượng
lớn, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, nguyên liệu không ổn định, vỏ
bầu khó phân hủy. Do vậy, vấn đề tìm ra các loại vật liệu để cải thiện tính

năng của bầu ươm như có thể giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và có lợi cho cây
trồng là rất cấp thiết.
Đề tài “Nghiên cứu chế tạo các loại ruột bầu ươm cây tiên tiến thân
thiện với môi trường cho cây lâm nghiệp” được đặt ra nhằm cải thiện một số
tính năng của bầu ươm trong sản xuất cây giống và phục vụ để sản xuất cây
giống trong lâm nghiệp.

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò của bầu ươm trong sản xuất cây giống [1]
Trồng rừng bằng cây con là phương pháp phổ biến và chủ yếu ở nước ta
hiện nay. Ươm cây con là công tác quan trọng và phức tạp. Chất lượng cây
con tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rừng trồng và hiệu quả
của công tác trồng rừng. Nhiệm vụ của công tác ươm cây là trên một đơn vị
diện tích, với thời gian ngắn nhất sản xuất được số lượng cây con nhiều nhất,
chất lượng tốt nhất, đồng thời giá thành hạ. Muốn đạt được mục tiêu đó phải
giải quyết các khâu về lý luận và kỹ thuật tăng năng suất cây con, thực hiện
thâm canh trong công tác ươm cây. Có nhiều phương pháp sản xuất cây con
như: Sản xuất cây con trên nền thấm nước và nền không thấm nước; Trong
bầu dinh dưỡng; Sản xuất cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính:
(Chiết, ghép, giâm hom, nuôi cấy mô...). Mỗi phương pháp có đặc điểm riêng,
về mặt kỹ thuật không thể có quy trình chung cho tất cả các phương pháp.
Tuy vậy về mặt nguyên lý đều có những đặc điểm chung là phải tạo được
nguồn giống tốt điều kiện sinh trưởng của cây con phải thuận lợi...
Bầu gieo ươm cấu tạo gồm 2 phần: Vỏ bầu và ruột bầu.
1.1.1 Vỏ bầu
Là khuôn giữ cho ruột bầu định hình và ổn định. Nên chọn vỏ bầu

không gây cản trở sự trao đổi nước và không khí với môi trường xung quanh
và không làm độc hại và mang sâu bệnh cho cây con, khi bằng và vận chuyển
cây con không hay vỡ bầu, sau khi trồng vỏ bầu có khả năng tự hoại tốt trong
đất, nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi. Các loại vỏ bầu:
- Vỏ bầu bằng PE: Đây là loại vỏ bầu hiện nay đang được sử dụng rất
phổ biến ở nhiều cơ sở sản xuất cây con trong cả nước, bởi vì tính ưu việt của
nó là: Bền, định hìnhđược ruột bầu tốt, gọn, nhẹ, khi bóng cây và vận chuyển
cây đi xa tiện lợi và không dễ vỡ. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của loại vỏ bầu
này là không tự hoại được trong đất sau khi trồng, khó trao đổi nước và
không khí với môi trường bên ngoài, dễ tạo ra hiện tượng bức nhiệt. Kích
8


thước tuỳ thuộc vào tuổi nuôi cây mà định [2].
- Vỏ bầu bằng đất rơm: Thành phần gồm đất thịt + rơm rạ + phân
chuồng hoài + lân được dùng khuôn đóng thành vỏ có kích thước tùy thuộc
vào tuổi nuôi cây.Tỷlệ pha trộn: 100 kg đất + 3 kg rơm rạ + 2 kg phân chuồng
loại trong đó có 5% phân lân. Loại vỏ bầu này có thành phần chất dinh dưỡng
cho cây, dễ lưu thông nước, không khí, vật liệu sẵn. Tuy nhiên thời gian nuôi
cây không được lâu, khi bóng cây, vận chuyển đi trồng, nặng và dễ vỡ nếu
nuôi cây lâu rễ đâm xuyên qua vỏ bầu. Một số nơi còn sử dụng loại vỏ bầu
bằng tre, nứa, đan... Có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa
phương và thời gian nhàn rỗi để làm. Ngoài ra trên thế giới hiện nay một số
nước tiên tiến còn sử dụng vỏ bầu bằng giấy, có nhiều tiện lợi song giá thành
cao so với các loại vỏ bầu khác.
- Vỏ bầu hữu cơ: loại vỏ bầu này được làm từ thân lá, phụ phẩm nông
nghiệp nguyên liệu từ các sản phẩm phụ nông nghiệp dồi dào như rơm rạ và
thân lá cây trồng sau thu hoạch. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy,loại vỏ
bầu hữu cơ có thể sử dụng tốt để trồngcác loại cây hàng năm và làm bầu cho
các loại cây lâm nghiệp. Người dân có thể sản xuất cácnguyên liệu làm bầu từ

các nguồn vật liệu sẵncó tại địa phương, giúp tận dụng được nguyênliệu và
nguồn lao động (Số liệu nghiên cứu chưa công bố). Sử dụng vỏ bầu hữu cơ
công nghiệp (HCCN) cho phép tích hợp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
như: sử dụng phân viên nén, các loại phân chậm tan, các loại chất giữ nước,
giữ ẩm, có thể trồng bằng máy… Do được tích hợp các công nghệ, bầu
HCCN có các ưu điểm như giảm số lần bón phân, tưới nước, với một số loại
cây trồng ngắn ngày không cần phải bón thúc sau khi ra bầu. Cho đến nay các
kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng vỏ bầu HCCN, kết hợp sử
dụng các loại cá thể đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng còn
rất ít.
Ngoài hai loại vỏ bầu chính ở nước ta còn sử dụng vỏ bầu làm từ giấy
hoặc gieo trực tiếp trên khay có lỗ. Những loại vỏ bầu này thường ít sử dụng
do tính ưu việt của nó hạn chế.
9


1.1.2. Ruột bầu
Ruột bầu là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất
và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới
nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoài (phân chuồng, phân
xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tuỳ theo tính chất đất, đặc tính sinh thái
học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Ví dụ: Hỗn
hợp ruột bầu để gieo ươm cây Keo là: 94% đất + 5% phân chuồng 1% supe
lân. Hỗn hợp ruột bầu gieo ươm cây Mỡ là: 85% đất + 10% phân chuồng +
4% đất hun + 1 % supe lân. Đất đóng bầu nên chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ
đất tầng mặt có độ sâu từ 0 - 30 cm. Tốt nhất là lấy được đất dưới tán rừng
Thông, Keo. Theo kinh nghiệm của một số cán bộ lâm nghiệp lấy đất ở nơi có
nhiều phân giun đùn lên là tốt. Đất khai thác về cần được phơi ải, đập tơi nhỏ,
sàng sạch cỏ rác, đá sỏi... qua lưới sắt có đường kính lỗ sàng nhỏ 0,5 - 1 cm,
thường khai thác và phơi ải đất trước 10- 15 ngày. Phơi ải đất: Phun một ít

nước cho đất đủ ẩm, rải đất dày 5-7 cm lên nền phẳng ngoài trời, dùng một
tấm vải mưa trong suốt phủ lên trên đống đất, lấy gạch hoặc khúc gỗ chặn kín
mép của tấm vải mưa, để nguyên như vậy trong vòng 4-5 ngày là đủ.
Đất ruột bầu sau khi đã xử lí xong, nếu chưa dùng đến ngay thì nên chất
đống bảo quan trong kho đất. Nếu để ngoài trời thì lấy một tấm vải mưa phủ
lên trên để tránh cho đất bị nhiễm lại mầm mống sâu, nấm bệnh hoặc cỏ dại.
Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải được trộn đều trước khi đóng bầu.
Ruột bầu không nên đóng quá chặt hoặc quá lỏng, ruột bầu phải đảm bảo độ
xốp, độ ẩm. Độ xốp của ruột bầu 60 - 70%, kích thước bầu phải phù hợp với
tuổi nuôi cây.
Bảng 1.1: Quy định cỡ bầu cho từng loại cây
TT
1
2
3

Cỡ bầu (cm)
12x18
8x 12

Loài cây
Tuổi cây
Thông nhựa, trám trắng
12-18 tháng
Thông đuôi ngựa, mỡ, lát hoa, lim, 6-12 tháng

7x 12

xa mộc
Keo tai tượng, keo lá tràm

10

3-5 tháng


Hình 1.2.

Trình tự các bước

làm bầu

ươm

Trình
bầu:

tự các bước đóng

Trộn

hỗn hợp ruột bầu,

kiểm tra độ

ẩm của đất, mở

miệng

túi


bầu, dồn đất vào

(Nén

chặt 1/3 đáy bầu

bầu

còn 2/3 bầu

phía

trên

lỏng

hơn), hoàn chỉnh bầu. Luống để xếp bầu phải có nền phẳng. Tuỳ theo tình
hình khí hậu, đất đai mà tạo mặt bằng đáy luống chìm hay bằng. Đáy luống
chìm bố trí thấp hơn mặt vườn ươm 5 - 7 cm, chiều rộng đáy luống 1 - 1,2 m,
chiều dài luống tuỳ theo các khu đất của vườn, có thể 5, 10, 15 m. Luống
bằng được bố trí bằng mặt vườn ươm. Xếp bầu theo hàng tạo thành luống bầu
theo đáy luống. Dùng đất tơi mịn vun xung quanh luống để cố định luống
bầu.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về bầu ươm trong nước
1.1.3.1. Sản xuất cây giống và sử dụng bầu ươm
Đối với cây ăn quả: Theo định hướng phát triển cây ăn quả của Bộ Nông
nghiệp và PTNT, đến năm 2010 sản lượng quả đạt 9 triệu tấn trên phạm vi cả
nước, trong đó 1,6triệu tấn dành cho xuất khẩu [3]. Với sản lượng đó, diện tích
trồng cây ăn quả cả nước sẽ lên đến 1.000.000 ha, và hàng năm, diện tích cây ăn
quả nước ta tăng 6,2%. Trên diện tích đó nhu cầu về cây giống mỗi năm, ước

tính khoảng 20 triệu cây [4].Trong tổng điện tích cây ăn quả cả nước, xoài là cây
có diện tích lớn đứng thứ 5 sau nhãn (16,4%), cây có múi (15,3%), chuối (14%),
vải (11,7%), diện tích xoài là 79,368 ha (năm 2004) chiếm 10,6%[5]
Để góp phẩn nâng cao chất lượng cây giống, việc tạo ra các loại bầu ươm
là rất quan trọng, bởi vì giảm được chi phí chuyên chở nhờ sử dụng bầu ươm nhẹ
và rút ngắn được các chu kỳ sản xuất nhờ tưới nước và bón phân cân đối, hợp lý
[6].
11


Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ở phía Bắc [4] phần lớn bầu ươm cây chưa đạt
yêu cầu vì có những tổn tại sau: (i)nặng và chưa có độ kết dính nhất định, (iỉ)
khả năng giữ nước kém, chưa được tiệt trùng, (iii) thiếu dinh dưỡng cho cây
trong thời gian dài, (iv) nguồn nguyên liệu cung cấp chưa ổn định, (v) quy cách
áp dụng cho từng loại cây chưa đạt tiêu chuẩn.
Tại Đông Nam bộ, Duyên hải Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long
thường phối trộn bầu ươm từ than bùn, mụn xơ dừa, bã bùn mía, tro trấu và tro
dừa ươm giống cây ăn quả. Theo Nguyễn Đăng Nghĩa [7], bên cạnh ưu điểm của
bầu ươm loại này là xốp, sạch bệnh, khả năng giữ nước tốt, dinh dưỡng phù hợp,
trữ lượng nguyên liệu nhiều, giá thành rẻ, còn tồn tại những nhược điểm sau: (i)
chưa xác định được tỷ lệ phối trộn thích hợp cho từng đối tượng, chủng loại cây,
(ii) chưa kiểm soát và khống chế được nguồn vi sinh vật gây bệnh cây, (iii) hàm
lượng dinh dưỡng chưa đáp ứng tối thích cho từng giai đoạn cây ở vườn ươm,
(iv) tỷ lệ sống của một vài cây chưa cao.
Trong sản xuất giống cây ăn quả, chi phí cho hỗn hợp bầu ươm cây
thường chỉ chiếm tỷ lệ từ 10-15% tổng chi phí sản xuất cây giống. Giá thành bầu
ươm cây ăn quả các loại ở mỗi nơi khác nhau, dao động trong khoảng từ 500
- 1.000 đ/bầu [4].
+ Đối với cây công nghiệp: Ngành chè, theo Quyết định 43 của Thủ
tướng Chính phủ, đến năm 2010 phải trồng mới 30 ngàn ha chè, với mật độ 1

vạn cây/ha thì phải cần tới 300 triệu cây chè giống [8]. Như vậy, nhu cầu hàng
năm về số lượng cây chè giống cho trồng mới khoảng trên 40 triệu cây. Với
việc áp dụng kỹ thuật giâm cành, ngành chè có thể đáp ứng được nhu cầu trên,
tuy nhiên, do điều kiện chăm sóc vườn ươm (bầu ươm, giống, bảo vệ thực vật...)
còn nhỏ lẻ, nên mới chỉ có khoảng 60 - 70% số lượng cây giống đạt tiêu chuẩn
được cung cấp cho sản xuất.
Ở nước ta, đất phát triển trên phiến thạch mica, gơnai tương đối thích hợp
để giâm cành chè. Sau khi bỏ lớp mặt 20 cm, đất giâm cành chè thường có thành
phần cơ giới là đất thịt trung bình, dung trọng 1,10-1,19 g/cm 3, tỷ trọng 2,5-2/7
g/cm3, độ xốp 53-57%, pHKC1 4,5-5,3, mùn tổng số 1,3-2,5%; N, P, K dễ tiêu
12


trong đất nghèo [8].
Tuỳ điều kiện sản xuất, giâm cành chè có thể áp đụng bằng 2 cách: (i)
giâm cành trực tiếp trên luống rộng l-l,2m, cao 15cm, mật độ (hàng-hàng)
8cm x (hom-hom) 4cm tương ứng 250 hom/m2, (ii) giâm cành trong bầu túi PE
xếp trên luống mật độ 250 bầu/m2. Hỗn hợp bầu ươm được đóng vào túi bầu
hoặc đổ thành luống.
Tài liệu của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm [ 9-10] và Quỳnh Xuân
Thuỷ khuyến cáo làm bầu chè nên trộn 2 phần đất tơi xốp với 1 phần phân
chuồng hoai mục, độ ẩm 60-70%, bầu được xếp lên luống rộng 1 - l,2m.
Theo biện pháp kỹ thuật giâm cành chè của Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đất đóng bầu được chọn như sau: đất feralit đỏ vàng tơi xốp, tỷ trọng
thấp, pHKCl 4,5-5,5, gạt lớp đất mặt, lấy ở lớp dưới lên đập nhỏ, phơi ải và
đóng bầu [11].
Tàiliệu của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm [12], hướng dẫn giâm cành
chè bằng cách cắm hom trực tiếp vào túi nilong, đáy túi đựng 1 lớp đất mặt
trộn với tỷ lệ 50% phân chuồng hoai mục, phía trên 8cm là đất đỏ hoặc
vàng, trọng lượng trung bình của 1 bầu đất từ 550-620 g/bầu. Tưới nướcđạt 80 85% sức chứa ẩm tối đa. Mỗi túi cắm 1-2 hom. Xếp bầu từng luống thẳng hàng,

khoảng cách 2 luống 45-50cm. Thời vụ cắm hom từ tháng 8 đến tháng 11. Thời
gian cây giống trong bầu 8-11tháng. Phân bón được bổ sung khi cây bắt đẩu ra rễ
(trung bình 80 ngày) như: Đạm, NPK, Urê, Supe photphat hoặc một số loại phân
hữu cơ.Chi phí sản xuất bầu ươm chè là khá thấp, giá thành bầu ươm chỉ chiếm
tỷ lệ khoảng 10% so với giá bán cây giống, thường từ 40 - 50 đ/bầu [4].
+ Đối với cây lâm nghiệp (thông, keo):Nhu cầu về giống cây rừng để đáp ứng
trên diện tích trồng mới hàng năm là rất lớn (trung bình từ 260-400 ngàn ha).
Theo Nguyễn Dương Tài [13], nhu cầu giống lâm nghiệp hàng năm cho trồng
rừng giai đoạn 2006-2010 là 159.535kg hạt giống và 586,67 triệu cây con giống.
Tuy nhiên, chúng ta mới đảm bảo cung ứng được 30% cây giống có chất lượng
tốt cho sản xuất, số còn lại sử dụng giống không rõ lai lịch.Theo tài liệu của
Công ty Giống và Phục vụ trồng rừng, thành phần ruột bầu gồm: đất rừng (tầng
13


A + một phẩn tầng BB) + phân chuồng hoai + phân vô cơ (NPK). Để tạo khả
năng cộng sinh của rễ cây với các vi sinh vật đất, nên trộn thêm đất mùn lấy ở
rừng thông. Cây lâm nghiệp thường yêu cầu hỗn hợp bầu ươm chua đến ít
chua, pH từ 5-6. Trộn hỗn hợp ruột bầu với các chất dinh dưỡng theo yêu cầu
của cây, cho qua sàng 0,5-l cm rồi đóng bầu [13]. Theo Nguyễn Đình Thiêm và
Phạm Văn Giáp [14] yêu cầu vẻ bầu ươm cho thông (12TCN 16-82 vầ 12TCN
17-82) như sau: (i) Ruột bầu: sét vật lí 25-35%, pHKC1 4-4,5, P2O5hh 1,54,8
mg/l00g, mùn 1,5-3,5%; (ii) Vỏ bầu PE với tuổi cây 12 tháng kích thước 6 x
12cm và 18 tháng: 7 x 13cm; (iii) Nguyên liệu làm bầu: đất mật độ sâu 50cm
phát triển trên đá sa thạch, phấn sa, gơnai, phiến mica, liparit, granit, phiến
sét và bazan duới thực bì tế, ruột hoặc cây bụi có độ che phủ trên 50%. Nhất
thiết phải có đất mùn thông, không sử đụng đất có pH > 5,5, đất giây hoá, đất sét
bí, đất cát rời. Phân chuồng hoai ủ với lượng vôi vừa phải và supe
photphat.Trong sản xuất cây giống lâm nghiệp giá thành bầu ươm khá thấp, chỉ
chiếm khoảng 8-10% giá bán cây giống. Kết quả điều tra cho thấy: bầu ươm cây

lâm nghiệp ở phía Bắc có giá thành dưới l00đ/bầu, còn ở phía Nam giá cao
hơn, thường từ 301- 400đ/bầu, có khi 600đ [4].
1.1.3.2 Nguyên liệu làm ruột bầu ươm
+ Đất mặt: Đất mặt tốt là đất có tỷ lệ 3 thành phần hợp lý 40% chất rắn
(khoáng chất và mùn), 30% nước, 30% không khí và có khả năng giữ chất dinh
dưỡng cao, pH từ 5,5-7,5 và có hoạt động của vi sinh vật. Đất sét có khả năng
giữ nước tốt, nhưng lượng không khí ít. Đất cát có hàm lượng không khí cao
nhưng khả năng giữ nước kém [15]. Đất trồng luôn có kết cấu. Kết cấu đất hình
thành nhờ các phần tử cơ giới (cát, limon, sét) có thể dính kết với nhau bởi keo
hữu cơ (humat canxi), keo vô cơ (oxit sắt, oxit nhôm), về phuơng diện nông hoá,
cấu trúc viên và cấu trúc cục nhỏ có đường kính trong khoảng giới hạn từ 0,2510mm được coi là cấu trúc tốt [16]. Tùy theo tầng trong phẫu diện, C.A, Nguyên
Mười [17] chia ra các tầng đất như sau: (i) tầng A-tầng rửa trôi có độ sâu 020cm, hàm lượng mùn, dinh dưỡng cao; (ii) tầng AB- tầng chuyển tiếp có độ sâu
14


20-40cm, (iii) tầng B-tầng tích tụ có độ sâu 40-150cm, (iv) tầng C-8 tầng mẫu
chất 150-200cm, (v) tầng D-tầng đá mẹ >200cm. Tuy nhiên, sự phân chia này
chỉ là tương đối vì còn phụ thuộc vào loại đất, nguồn gốc phát sinh và không
phải tất các phẫu diện đều có đầy đủ các tầng đất như mô tả. Bầu ươm chủ yếu
lấy đất tầng A hay tầng AB, trong trường hợp cần thiết cũng có thể lấy đất ở tầng
B làm nguyên liệu phối trộn bầu ươm.
+ Cát: Cát là loại nguyên liệu rẻ tiền, luôn có sẵn và dễ làm sạch. Cát
thường dùng là cát thô vì cát mịn thoát nước kém. Hai nhược điểm trong sử dụng
cát là khối lượng của nó nặng khi ướt và tốc độ mất nước nhanh. Cát tốt là cát
khai thác từ sông hồ, được rửa sạch, có đường kính từ 2,0-0,6mm [18].
+ Vermiculit: Ở nước ta, vermiculit có ở Phú Thọ, Quảng Ngãi, Lào Cai
và một số tỉnh Tây Bắc. Tổng cục Địa chất đang có chương trình khảo sát,
nghiên cứu chế biến và sử dụng loại nguyên liệu này. Vermicuiit có thành phần
gồm: SiO2-39%, Fe-16%, Al-14%, Mg-2,3%, Mn-1%, Cu-0,7%, Zn-0,28%,
Co-0,8%. Đây là nguồn bổ sung dinh dưỡng vi lượng tốt cho cây trong bầu

ươm. Dung tích hấp thụ (OEC) đạt 19,5 meq/100g [19]. Vermiculit có dạng vảy
như vảy cá, màu nâu, óng ánh như bạc. pH 6,0-6,8. Khối lượng riêng từ 48-160
kg/m3. Vermiculit có thể nở ra gấp vài chục lần, nó vô cùng nhẹ (8,91-14,85
kg/m3), có phản ứng trung tính với tính đệm rất tốt và không tan trong nước,
có thể hấp thụ một lượng nước lớn 50% thể tích (45-60 lít/m3) [18-19].
Vermiculit sử dụng cho vườn ươm có 4 loại vảy với đường kính: 5-8 mm, 23 mm (là phần phổ biến chính), 1-2 mm và 0,75-1 mm, sử dụng chủ yếu để làm
nguyên liệu phối trộn hỗn hợp bầu ươm rất tốt. Hiện nay, quặng vermiculit được
khai thác nhiều nên giá khá cao. Đối với những địa phương có giá cả hợp lý thì
nên sử dụng làm bầu ươm.
+Than bùn:Than bùn giàu chất hữu cơ (48-65,9%), giàu đạm (0,15 1,82%), amin tự do nhiều, nghèo lân và kali [20] 2 chỉ tiêu thường được dùng để
đánh giá chất lượng than bùn là sức chứa ẩm và mức độ phân huỷ [21]. Than
bùn nước ta có thể khai thác ở nhiều nơi, ví dụ mỏ than bùn ở Tam Dương, Vĩnh
15


Phúc có trữ lượng trên 5.000.000 tấn, hàm lượng hữu cơ khá cao (36,24% OM),
dung tích hấp thu lớn (20,88 me/100g) và nhiều dinh dưỡng.
+ Trấu hun: Trấu hun có dung trọng nhỏ, nhẹ, độ hổng cao, thông khí tốt,
giữ nước tương đối tốt, không gây ra quá khô hay quá ướt. Trấu hun không chứa
nhiều dinh dưỡng, song hàm lượng kali rất cao (0,19-0,3%). Trấu hun kiềm tính
vì vậy trước khi sử dụng nên trung hoà. Trấu hun hút ẩm nhiều, nên chú ý khi
tưới không để quá ẩm.
+ Phế thải nguyên liệu nhà máy giấy: Phế thải nguyên liệu nhà máy giấy
có trữ lượng khá lớn, riêng Công ty giấy Bãi Bằng thải ra từ 5.000-15.000
tấn/năm. Phế thải này gồm: vỏ cây, vụn gỗ, dăm tre nứa, độ ẩm 30-35%, pHKCl
5,7-6,0 được nghiền vụn, rây sàng. Muốn sử dụng, phế thải cần phải ủ để phân
giải chất xơ (xenlulo), chất hữu cơ và các thành phần khác [4].
+ Mùn xơ dừa:Mùn xơ dừa là sản phẩm phụ từ chế biến quả và cây dừa.
Sau xử lý, mùn xơ dừa có ưu điểm là xốp, sạch bệnh, giữ nước tốt, dinh dưỡng
phù hợp, giá rẻ và trữ lượng lớn. Riêng tỉnh Bến Tre, hàng năm có khoảng 20.00030.000 tấn. Mụn xơ dừa có pH là 5,5 và tính đệm tốt nên rất ổn định, trước khi

hoạt hóa vi sinh phải xử lý bằng dung dịch kiềm. Mùn xơ dừa có hàm lượng lignin,
taninvà xenlulo cao, tỷ lệ C/N là 80/1, độ xốp 10-12%. Dùng nước vôi 5%
ngâm 2 ngày, sau đó sử dụng vi sinh vật (nấm mốc và xạ khuẩn) hoặc chế phẩm
EMBokashi 7% xử lý 20-30 ngày, sản phẩm thu được dùng làm bầu ươm hay
phân bón rất tốt. Điều này là do sau khi xử lý, tính chất của mùn xơ dừa đã biến
đổitheo hướng có lợi [7].
+ Phân chuồng: Phân chuồng được dùng phổ biến để sản xuất bầu ươm,
có ưu điểm là chứa đủ các nguyên tố dinh dưỡng: đạm, lân, kali, canxi, magie,
silic, đồng, kẽm, mangan, coban, bo, molipđen... tuy hàm lượng không cao. Để
làm bầu ươm, phân chuồng phải qua chế biến bằng cách xếp thành lớp rộng, nén
chặt thành đống cao 1,5-2,0m, trát kín bùn, ở giữa chọc một lỗ hình phễu để tưới
nước, ủ từ 2 đến 6 tháng. Nên ủ phân chuồng với đất bột, supe photphat (tỷ lệ
2%), vôi (3-5%) cho phân nhanh hoai mục, bớt chua, các visinh vật hoạt động
thuận tiện . Phân chuồng, phụ thuộc vào thời gian ủ, có các chỉ tiêu chất
16


lượng như sau: pHKCl: >7; dung trọng: 0,2-0,4g/cm3; chất hữu cơ: 17,5-19,5%;
CEC: 16-20me/100g; N tổng : 0,60-0,73; P2O5 tổng: 0,38-0,48%; K2O tổng:
0,64-0,84 [4].
1.2. Sử dụng một số loại vật liệu tiên tiến trong chế tạo bầu ươm
1.2.1. Polyme siêu hấp thụ nước
Polyme siêu hấp thụ nước là loại polyme dạng hydrogel không tan nhưng
có khả năng hấp thụ nước cao. Có 3 loại hydrogel chính là: copolyme ghép tinh
bột, polyacrylat tạo lưới và polyacrylamit tạo lưới.
Polyme siêu hấp thụ nước được biết tới vào đầu những năm 1950 cùng với
việc đưa các chất đa điện ly tổng hợp để làm bền và gia cố cấu trúc đất [22]. Việc
sử dụng hydrogel làm tăng lượng ẩm sẵn có ở vùng rễ, nhờ đó kéo dài khoảng
thời gian giữa các lần tưới. Khả năng giữ nước phụ thuộc vào cấu trúc đất, loại
hydrogel và kích thước hạt (bột hoặc hạt), độ muối của dung dịch đất và sự có

mặt các ion.
Sản phẩm thường được bán trên thị trường có khả năng hấp thụ 350- 400g
nước/1g polyme khô và tạo ra một nguồn nước dự trữ trong đất để cây trồng hấp
thu. Việc sử dụng polyme siêu hấp thụ nước để giữ ẩm và dinh dưỡng, sử dụng
nước và phân bón hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng đặc biệt khi nguồn
nước sẵn có bị hạn chế.
1.2.1.1. Ảnh hưởng của polyme siêu hấp thụ nước tới khả năng giữ ẩm và tính
chất đất
Polyme siêu hấp thụ nước có khả năng cải tạo tính chất đất nhờ hấp thụ
một lượng lớn nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyme siêu hấp thụ nước có
thể giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển trong đất có nguy cơ bị hạn hán.
Polyme này cũng làm tăng khả năng giữ nước của đất cát và làm chậm thời điểm
cây héo khi bay hơi mạnh. Bổ sung polyme siêu hấp thụ nước cũng làm giảm tốc
độ bay hơi của đất [23].

17


Cơ chế trương và hấp thụ nước của polyme siêu hấp thụ nước
polyacrylat được minh hoạ trên hình 1.3.

Hình 1.3. Cơ chế trương và hấp thụ nước của polyme siêu hấp thụ nước

18


Mạch chính polyme có chứa các nhóm -COOH và COO - ưa nước. Khi
đưa vào môi trường nước, có sự tương tác giữa polyme và dung môi, đó là sự
hydrat hoá do các nhóm -COO - và ion Na+ hút các phân tử nước phân cực và
liên kết hydro giữa các phân tử nước (tương tác tĩnh điện). Các hiệu ứng này

làm giảm năng lượng và làm tăng entropy của hệ. Do bản chất ưa nước, các
mạch polyme có xu hướng phân tán không hạn chế trong nước (xu hướng tan
trong nước), quá trình này cũng làm tăng entropy. Nhờ sự có mặt của chất tạo
lưới tạo thành mạng lưới 3 chiều, lực co đàn hồi của mạng lưới ngăn polyme
trương không hạn chế (hoà tan), kèm theo sự giảm entropy của mạch, khi
chúng trở nên cứng hơn so với trạng thái cuộn rối ban đầu. Có một cân bằng
giữa lực co đàn hồi mạng lưới và xu hướng trương không xác định của mạch.
Đối với các polyme có tính ion, các mạch được trung hoà chứa các điện tích
cùng dấu đẩy lẫn nhau. Tính trung hoà điện tích được duy trì khi các nhóm
-COO- tích điện âm được cân bằng với các ion Na + tích điện dương. Khi tiếp
xúc với nước, các ion Na + bị hydrat hoá làm giảm lực hút của chúng đối với
các nhóm -COO- (do hằng số điện môi của nước cao). Quá trình này cho phép
các ion Na + chuyển động tự do bên trong mạng lưới tạo thành áp suất thẩm
thấu bên trong gel. Tuy nhiên, các ion Na + linh động không thể dời khỏi gel
do chúng vẫn bị hút yếu với các nhóm -COO - dọc theo mạch chính polyme và
giống như là bị giữ lại bởi một màng bán thấm. Do đó, động lực của quá trình
trương là chênh lệch áp suất thẩm thấu bên trong và bên ngoài gel.
Việc sử dụng hydrogel làm tăng hiệu quả sử dụng nước do nước thấm
qua vùng rễ sẽ bị giữ lại. Trong những ngày nắng nóng, hệ rễ tóc của thực vật
sẽ hút và làm cạn kiệt hầu hết nước ở khu vực gần vùng rễ làm cho cây bị
héo. Nhờ làm tăng lượng ẩm hữu hiệu, hydrogel giúp làm giảm áp lực nước
của thực vật, nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển và tăng năng suất cây trồng.
Hydrogel cũng làm giảm sự rửa trôi phân bón và là chất mang thuốc trừ sâu,
diệt nấm và diệt cỏ [24].

19


Nghiên cứu bổ sung hydrogel vào đất nghèo giúp cải thiện khả năng
hấp thu dinh dưỡng của cây trồng và giảm thiểu thất thoát dinh dưỡng do rửa

trôi. Hydrogel cũng hoạt động như một loại phân bón nhả chậm chất dinh
dưỡng [25-26]. Điều này chứng tỏ hydrogel không chỉ có khả năng giữ ẩm,
tăng năng suất cây trồng mà còn giảm thiểu rửa trôi chất dinh dưỡng, nhờ đó
ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Iran là vùng đất khô, các hệ thống sản xuất mùa màng đều phải thích
nghi với điều kiện khí hậu này. Để tiết kiệm ẩm trong đất, nhiều loại vật liệu
đã được sử dụng như tàn dư thực vật, cây phủ bổi, chất thải, rác, rơm, rạ và
polyme siêu hấp thụ nước. Phân bò làm tăng sự hấp thụ K và photphat.
Polyme siêu hấp thụ nước làm tăng sự hấp thụ N, P, K. Ảnh hưởng kết hợp
của phân bò và polyme siêu hấp thụ nước làm tăng sự hấp thu dinh dưỡng,
dung tích trao đổi cation (CEC) và cung cấp ẩm cho đất. Sự hấp thụ tối đa
làm tăng năng suất 16,2% và hấp thu đa lượng 9,6% ở cây ngô [27]. Năng
suất hạt đạt cực đại khi sử dụng 65% phân động vật và 35% polyme siêu hấp
thụ nước [28].
Nhiều tác giả thừa nhận rằng khi bổ sung polyme siêu hấp thụ nước vào
đất có thể có các tác dụng sau: chống xói mòn đất và dòng chảy mặt, tăng khả
năng thấm, tăng kích thước đoàn lạp đất, giảm dung trọng đất, tăng khả năng
giữ nước, cải thiện khả năng sống sót của cây trồng chịu hạn, cải thiện khả
năng thu hồi dinh dưỡng từ phân bón đã sử dụng và giảm tần suất tưới.
1.2.1.2. Ảnh hưởng của polyme siêu hấp thụ nước tới sự phát triển cây trồng

20


Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng polyme siêu hấp thụ nước làm tăng
khả năng nảy mầm và phát triển, tăng khả năng sống sót của cây cũng như
kéo dài thời hạn sử dụng của cây cảnh trong chậu. Bổ sung hydrogel vào đất
có thể kích thích sự phát triển của cây dưa chuột, làm tăng khối lượng khô
của xà lách, củ cải và lúa mì trong môi trường cát [29] hay tăng khối lượng
trung bình của thân, rễ và chiều cao măng Pinus patula tới hơn 800 % [30].

Hydrogel cũng làm tăng số hoa và khối lượng khô của cây dã yên thảo (thuốc
lá cảnh) trong điều kiện khô hạn [31]. Đối với cây đậu tương, việc áp dụng
polyme siêu hấp thụ nước với tỷ lệ 225kg/ha làm tăng cả quá trình phát triển
và năng suất. Năng suất hạt, chất khô tổng số, chỉ số diện tích lá, tốc độ phát
triển của cây và chỉ số thu hoạch đều đạt cao nhất ở tỷ lệ này [32].
Độ ẩm thấp, đặc biệt ở những vùng khô hạn và mưa ít thường hạn chế
sự sinh trưởng của cây nông nghiệp phát triển từ hạt. Sự hấp thụ nước của hạt
và tốc độ nảy mầm sau đó phụ thuộc chủ yếu vào độ ẩm trên bề mặt phân
cách hạt- đất. Hơn nữa, bổ sung polyme siêu hấp thụ nước vào đất cũng làm
giảm áp lực trước và sau khi nảy mầm như tạo váng đất và làm cho đất khô
nhanh.
Woodhouse và Johnson [33] đã bổ sung polyme siêu hấp thụ nước vào
cát silic làm khô trong không khí (0,2-2,0mm) giúp tăng tỷ lệ nảy mầm nhờ
tăng lượng nước sẵn có. Sản phẩm polyme siêu hấp thụ nước với sức căng
liên kết với nước trong khoảng hiệu lực cho cây trồng có khả năng tăng độ ẩm
xung quanh hạt nảy mầm. Đưa polyme vào đất cát giúp cải thiện cấu trúc đất,
tăng khả năng nảy mầm của lúa mì (Hordeum vulgare), cỏ ba lá trắng
(Trifolium repens) và xà lách (Lactuca sativa). Khả năng nảy mầm của mẫu
đối chứng chỉ đạt 10% trong khi các mẫu có bổ sung polyme siêu hấp thụ
nước, tỷ lệ nảy mầm tăng từ 3 đến 6 lần. Tuy nhiên, polyme siêu hấp thụ nước
vẫn có thể làm giảm tỷ lệ nảy mầm ở một số loại cây do cung cấp quá nhiều
nước, dẫn đến hạt bị trẩm.

21


Polyme siêu hấp thụ nước không những tác động đến quá trình sinh
trưởng và phát triển, năng suất của cây trồng mà còn ảnh hưởng có lợi đến
một số đặc điểm trao đổi chất, hoạt tính các enzyme trong thực vật. Thực
nghiệm đã được tiến hành với việc bổ sung hydrogel cho cây yến mạch với tỷ

lệ 60kg/ha sử dụng 3 mức nước tưới (đầy đủ, trung bình và thiếu) nhằm hiểu
rõ hơn cơ chế chịu hạn vả cải thiện chiến lược quản lý nước trong đất. Kết
quả cho thấy hàm lượng nước tương đối trong lá ở cây yến mạch có sử dụng
polyme siêu hấp thụ nước thì cao hơn nhiều. Mặc dù polyme ít có ảnh hưởng
tới sự tích luỹ sinh khối trong điều kiện tưới đủ và trung bình nhưng nó vẫn
làm tăng sinh khối 52,7% trong điều kiện tưới thiếu. Trong điều kiện tưới
không đủ, cây trồng đều bị giảm hoạt tính các enzyme catalaza, peroxidaza,
ascorbate peroxidaza và glutathion reductaza trong lá so với đối chứng [34].
Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng polyme siêu hấp thụ nước làm tăng
khả năng nảy mầm và phát triển, tăng khả năng sống của cây cũng như kéo
dài thời hạn sử dụng của cây cảnh trong chậu. Khi bổ sung polyme siêu hấp
thụ nước vào đất có thể kích thích sự phát triển của cây dưa chuột. Khối
lượng khô của xà lách, củ cải và lúa mì đều tăng khi đưa polyme siêu hấp thụ
nước vào môi trường cát. Trong một thí nghiệm được tiến hành bởi Theron
[35], khối lượng trung bình của thân, rễ và chiều cao trung bình của măng
Pinus patula tăng tương ứng 830, 750 và 340% so với đối chứng khi cây
được trồng trong polyme siêu hấp thụ nước.
Một thí nghiệm được tiến hành bởi Boatright, Balint, Mackay &
Zajicek [36]cho thấy số hoa và khối lượng khô của cây dã yên thảo (thuốc lá
cảnh) tăng khi được trồng trong đất có bổ sung polyme siêu hấp thụ nước
trong điều kiện khô. Polyme có thể duy trì độ ẩm cao hơn so với môi trường
không có polyme.

22


Nghiên cứu bổ sung polyme siêu hấp thụ nước vào đất nghèo giúp cải
thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng và giảm thiểu thất thoát chất
dinh dưỡng do rửa trôi. Trong điều kiện rửa trôi cao, sự phát triển của cỏ đuôi
trâu được cải thiện và khả năng tích luỹ N trong lá tăng cũng như giảm N bị

rửa trôi. Polyme siêu hấp thụ nước cũng hoạt động như một loại phân bón nhả
chậm chất dinh dưỡng. Mikkelsen [37] đã thí nghiệm với 4 công thức mangan
cho đất trồng đậu tương để xác định ứng đáp khi polyme có trong đất. Tất cả
cây đậu tương đều có hàm lượng mangan và sinh khối cao hơn trừ những cây
đối chứng không có polyme. Trong một thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của
trận mưa 2000mm tới quá trình rửa trôi phân bón trong đất cát thấy rằng
polyme siêu hấp thụ nước có thể lưu giữ được lượng N nhiều hơn 400%, K
nhiều hơn 300% so với các loại phân bón nhả chậm và nhả nhanh tiêu chuẩn
[38]. Điều này chứng tỏ polyme siêu hấp thụ nước không chỉ có thể tăng năng
suất và giữ ẩm mà còn giảm thiểu rửa trôi chất dinh dưỡng, nhờ đó ngăn ngừa
ô nhiễm nguồn nước ngầm.
1.2.1.3. Khả năng phân huỷ sinh học của polyme siêu hấp thụ nước

23


Quá trình phân huỷ sinh học trong đất của 2 loại polyme siêu hấp thụ
nước, polyacrylat không tan và copolyme polyacrylat/polyacrylamit không
tan đều được tạo lưới, bởi nấm que trắng Phanerochaete chrysosporium đã
được nghiên cứu. Cả 2 loại polyme đều bị hoà tan và khoáng hoá bởi nấm
nhưng quá trình hoà tan và khoáng hoá của copolyme nhanh hơn là
polyacrylat. Vi khuẩn đất hoà tan polyme kém hơn và không có khả năng
khoáng hoá polyme nguyên vẹn. Tuy nhiên, vi khuẩn đất kết hợp với nấm
trong quá trình phân huỷ polyme trong đất, nấm hoà tan polyme và vi khuẩn
đất thúc đẩy quá trình khoáng hoá. Hơn nữa, các vi khuẩn đất có khả năng
khoáng hoá cả 2 loại polyme sau quá trình hoà tan bởi Phanerochaete
chrysosporium phát triển trong điều kiện tạo ra peoxidaza nấm hay cellobiose
dehydrogenaza hay sau quá trình hoà tan bởi tác nhân Fenton phát quang hoá.
Kết quả chứng tỏ rằng quá trình phân huỷ sinh học của các polyme này trong
đất tốt nhất trong điều kiện tăng tối đa quá trình hoà tan. Khi Phanerochaete

chrysosporium được nuôi cấy trong điều kiện thúc đẩy sự giải phóng
Cellobiose dehydrogenaza (CDH) mà không phải là các peoxydaza phân huỷ
lignin thì nấm hoà tan và khoáng hoá hiệu quả cả 2 loại polyme siêu hấp thụ
nước. Thêm sắt vào mẻ cấy vi khuẩn cũng làm tăng hoạt tính CDH cũng như
tốc độ và mức độ hoà tan và khoáng hoá cả 2 loại polyme. Cả 2 loại polyme
đều bị hoà tan khi được nuôi CDH tinh chế, ion sắt (II) và hydropeoxit [39].

24


Quá trình hấp thụ, phân bố, tỷ lệ và con đường bài tiết một loại polyme
siêu hấp thụ nước polyacrylat sau khi cung cấp một liều duy nhất qua miệng
đã được đánh giá. Các con chuột đực được cung cấp một liều duy nhất từ 26
đến 39mg/kg. Khoảng 98,8% tổng liều cung cấp được bài tiết trong nước tiểu
trong 5 ngày và hầu hết (khoảng 88%) được bài tiết trong 24 giờ đầu. Bài tiết
qua nước thải chiếm khoảng 0,69% tổng liều cung cấp. Việc thu hồi hoạt tính
phóng xạ trong các cơ quan, mô và thân thường nhỏ hơn 0,5% liều được cung
cấp. Mức hoạt tính phóng xạ tổng cộng trong máu nằm trong khoảng 0,75 đến
1,2 ́ g đương lượng/g. Việc loại bỏ hoạt tính phóng xạ tổng cộng qua mật
chiếm không tới 0,1% liều được cung cấp. Kết quả cho thấy polyme siêu hấp
thụ nước bị hấp thụ rất ít và bị loại bỏ nhanh trong nước tiểu sau khi cung cấp
qua miệng [24].
1.2.1.4. Nghiên cứu ứng dụng của polyme siêu hấp thụ nước tại Việt Nam
Hiện nay polyme siêu hấp thụ nước đã được một số Viện Nghiên cứu ở
nước ta như: Viện Hoá học- Viện Hàn lân KH&CN Việt Nam, Trung tâm
nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ (VINAGAMMA), Viện Công nghệ
Hóa học TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chế tạo loại vật liệu này theo nhiều
con đường khác nhau. Trong đó Viện Hoá học đã chế tạo polyme siêu hấp thụ
nước trên cơ sở quá trình trùng hợp ghép gốc tự do axit acrylic và muối
acrylat lên tinh bột sắn có mặt chất tạo lưới divinyl. Sản phẩm có độ hấp thụ

nước 350g/g. Thời gian phân huỷ hoàn toàn trong đất từ 12-15 tháng và có
thể phát huy tác dụng từ 2-3 vụ.
Trên đất bạc màu Sóc Sơn, sử dụng polyme siêu hấp thụ nước đã làm
tăng độ ẩm đất, tăng sức chứa ẩm và tăng khả năng tạo đoàn lạp đất, tạo cho
đất có kết cấu, có chế độ ẩm thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
Trên đất bạc màu, bón AMS-1 với mức 50kg/ha làm tăng năng suất phụ phẩm
7-28%, làm tăng năng suất nông sản (hạt, củ) 11-23% [41].

25


×