Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI – TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.66 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
*****************

TRẦN NGUYỄN BẢO TRÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH PHÚ TÀI – TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
*****************

TRẦN NGUYỄN BẢO TRÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH PHÚ TÀI – TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: LÊ VĂN MẾN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một số giải pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Phú
Tài tỉnh Bình Định” do Trần Nguyễn Bảo Trân, sinh viên khóa 33, ngành Quản trị
kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước Hội đồng vào ngày:

Giảng viên hướng dẫn
Lê Văn Mến

Ngày

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Với những kiến thức từ sách vở được giảng dạy trên ghế nhà trường, tôi đã
không khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ khi thực tập tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Phú Tài Tỉnh Bình Định. Quãng thời gian thực tập đã tạo điều kiện cho
tôi học tập, rèn luyện và tích luỹ cho bản thân những kinh nghiệm quí báu từ thực tế,
đồng thời củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn của bản thân.
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực, phấn đấu của
bản thân, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè tôi; họ là những nguồn động lực to lớn
luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã
tận tình truyền đạt những kiến thức nền tảng về chuyên môn để hoàn thành đề tài này
một cách thuận lợi. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Văn Mến,
người đã luôn bên cạnh để tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn tất khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn chú Đinh Văn Triều - Giám đốc Ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Phú Tài Tỉnh Bình Định, chú Võ Duy Hưng – trưởng phòng
khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực tập tại đơn vị. Trong thời gian
thực tập, tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh tại phòng tín dụng, tôi xin
cảm ơn chị Lê Nguyễn Mộng Thiên – chuyên viên tín dụng và các anh, chị tại cơ quan
đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tế cũng như những kĩ năng
nghiệp vụ chuyên môn.
Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến Quí thầy cô Khoa Kinh Tế - Đại học

Nông Lâm TP.HCM, toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Vietcombank chi nhánh
Phú Tài Tỉnh Bình Định.


NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN NGUYỄN BẢO TRÂN. Tháng 05 năm 2011. “Một số giải pháp hạn
chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Phú Tài tỉnh Bình Định”.
TRAN NGUYEN BAO TRAN. May 2008. “Some solution to limit the
credit ricks at Joint Stock Commerical Bank For Foreign Trade Of Viet Nam,
Phu Tai Branch - Binh Đinh province”.
Khóa luận có sự kế thừa từ những nghiên cứu trước đây, số liệu về tình hình
hoạt động tín dụng của ngân hàng trong vài năm trở lại đây nhằm mục đích tập trung
phân tích những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam– Chi nhánh Phú Tài Tỉnh
Bình Định trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, kiến nghị mang ý nghĩa thiết thực để
có thể giảm những rủi ro tín dụng và hạn chế đến mức tối thiểu mà những rủi ro đó có
thể xảy ra đối với Ngân hàng cổ phần thương mại ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Phú Tài nói riêng và hệ thống các ngân hàng trong cả nước nói chung.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG


viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU



1.1.Lý do chọn đề tài



1.2.Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1.Mục tiêu chung
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN






2.1.Tổng quan sơ bộ về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam



2.2.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú
Tài



2.2.1.Quá trình hình thành
2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Phú Tài
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài
2.2.4. Tình hình các hoạt động chính của Ngân hàng VCB Chi nhánh
Phú Tài
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



13 
15 

3.1.Cơ sở lý luận

15 

3.1.1.Ngân hàng thương mại
3.1.2.Tín dụng

3.1.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
3.2.Phương pháp nghiên cứu

15 
17 
19 
27 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
3.2.2. Phương pháp phân tích
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

v
 



27 
27 
29 


4.1. Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài

29 

4.1.1.Thực trạng tín dụng
29 
4.1.2.Thực trạng rủi ro tín dụng cuả Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
36 
4.2. Đánh gía mức độ rủi ro tín dụng và đề suất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi
ro dụng tại VCB Chi nhánh Phú Tài
4.2.1. Những kết quả đạt được
4.2.2.Những hạn chế và thiếu sót
4.2.3. Nguyên nhân
4.2.4. Các giải pháp xử lý
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

42 
43 
44 
49 
63 

5.1. Kết luận

63 

5.2. Một số kiến nghị

63 

5.2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
5.2.2. Đối với cơ quan chính quyền tỉnh Bình Định
5.2.3. Đối với ngân hàng nhà nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 


42 

vi

63 
64 
64 
66 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

CSTD

Chính sách tín dụng

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GHTD


Giới hạn tín dụng

HMTD

Hạn mức tín dụng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

NQH

Nợ quá hạn

RRTD

Rủi ro tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TSĐB

Tài sản đảm bảo

VCB Phú Tài

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh
Phú Tài

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

vii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình lao động tại Chi Nhánh Phú Nhuận

8

Bảng 4.1 Tình hình hoạt động tín dụng của VCB PT năm 2009-2010

29

Bảng 4.2 Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng của VCB Phú Tài từ 2008-2010

31


Bảng 4.3 Tình hình dư nợ theo loại hình kinh tế của VCB Phú Tài từ năm 2008-201033
Bảng 4.4 Tình hình dư nợ theo ngành hàng của VCB Phú Tài trong năm 2010

35

Bảng 4.5 Tình hình nợ quá hạn của VCB Phú Tài từ năm 2008-2010

37

Bảng 4.6 Tình hình phân loại nợ của VCB Phú Tài từ năm 2008-2010

39

Bảng 4.7 Tình hình phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân của VCB Phú Tài trong
năm 2010

41

Bảng 4.8 Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn ở 50 khách hàng điều tra

44

Bảng 4.9. Mục đích sử dụng vốn vay của việc điều tra 50 khách hàng tại ngân hàng

46

Bảng 4.10. Kết quả điều tra 50 khách hàng về kiểm toán đối với báo cáo tài chính

47


Bảng 4.11 Số lượng ngân hàng mà khách hàng đi vay ở 50 mẫu điều tra

47

Bảng 4.13. Kết quả điều tra 50 khách hàng về việc kiểm tra TSĐB của ngân hàng

49

Bảng 4.14 Chính sách thưởng phạt đối với các cán bộ tín dụng

61

 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh

10

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình tín dụng tại VCB Phú Tài.

12

Hình 2.3 Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu chính của VCB PT từ năm 2008-2010


14

Hình 3.1. Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng

20

Hình 4.1 Biểu đồ cột dư nợ theo thời hạn tín dụng của VCB Phú Tài từ 2008-2010 32
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình kinh tế của VCB PT từ năm
2008-2010

34

Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo ngành hàng của VCB PT năm 2010

35

Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu nợ quá hạn của VCB PT từ năm 2008-2010

38

Hình 4.5 Biểu đồ về tỷ lệ nợ xấu của VCB Phú Tài từ năm 2008-2010

40

Hình 4.6 Biểu đồ về tỷ lệ nợ quá hạn theo nguyên nhân

41

ix
 



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các chỉ số α, β trong công thức tính GHTD
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát khách hàng

 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Lý do chọn đề tài
Là một đất nước nghèo nàn lạc hậu gặp phải muôn vàng khó khăn sau chiến
tranh song với một ý chí kiên cường và nổ lực Việt Nam giờ đây đã có nhiều bước tiến
vượt bật trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó lĩnh lực kinh tế là đáng
chú ý hơn cả. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị mang tầm vóc quốc tế
và đặc biệt đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO,
điều này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam để phát triển và có nhiều bước tiến như hôm nay là nhờ sự góp
sức của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của ngân hàng nhà nước
và hệ thống các ngân. Hệ thống ngân hàng đã phần nào góp phần đẩy lùi lạm phát, ổn
định tỷ giá đồng tiền, ổn định nền kinh tế vĩ mô, là nơi huy động và cung cấp nguồn
vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và từng bước cải thiện đời sống cho nhân
dân. Tuy nhiên việc hội nhập quá nhanh vào nền kinh tế Thế giới cùng với tốc độ tăng
trưởng một cách nhanh chóng mà chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về bộ máy hệ thống
tổ chức đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng
không trách khỏi những thách thức lớn. Vì vậy để hệ thống ngân hàng có thể phát triển

ổn định, vững chắc, thực sự an toàn và đạt hiệu quả cao thì hệ thống ngân hàng cần
phải đổi mới mạnh mẽ trên nhiều mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung
vào vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, bởi vì ta biết rằng tín dụng là
nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mang lại hơn 80%
doanh thu cho ngân hàng. Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và mối quan hệ
giữa hoạt động này với nhiều hoạt động khác trong ngân hàng, việc nghiên cứu đưa ra
các giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng là việc hết sức cần thiết đã
và đang được mọi người quan tâm và tìm hiểu. Kết hợp giữa những kiến thức đã được


tiếp thu trong quá trình học tập ở nhà trường và đặc biệt là trong thời gian thực tập tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, em nhận thấy đề tài
nghiên cứu về các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng là hết sức quan trọng và
đáng được lưu tâm. Do đó em đã quyết định chon đề tài “Giải pháp phòng ngừa và
hạn chế rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Phú Tài - Tỉnh Bình Định” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Đưa ra những kiến nghị và biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro đã và đang
xảy ra trong nghiệp vụ tín dụng của cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và
tại ngân hàng VCB Chi nhánh Phú Tài nói riêng.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong việc quản lý rủi ro tín
dụng của Ngân hàng thương mại.
Phân tích tình hình rủi ro tín dụng của VCB Chi nhánh Phú Tài, đưa ra những
mặt tích cực và những hạn chế chưa được khắc phục trong công tác quản lý rủi ro tín
dụng tại ngân hàng.
Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng có thể
áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại VCB Chi
nhánh Phú Tài.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
Đối tượng nghiên cứu: Những rủi ro sẽ xảy ra trong hoạt động tín dụng tại VCB
Chi nhánh Phú Tài và những giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro nói trên.
Địa bàn nghiên cứu: Ngân hàng VCB Chi nhánh Phú Tài.
Thời gian nghiên cứu: Trong thời hạn 3 tháng
1.4.Cấu trúc của khóa luận
Chương 1. Mở đầu
Nêu khái quát lý do chọn đề tài và mục tiêu cần đạt đến khi phân tích đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Đưa ra kết luận làm sáng tỏ
vấn đề.
 

2


Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và các phương
pháp nghiên cứu mà khóa luận sử dụng.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Trình bày kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và phân tích kết quả đó.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết quả mà đề tài đạt được từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị.

3
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1.Tổng quan sơ bộ về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Xuất phát từ tổ chức tiền thân là Cục Ngoại Hối trực thuộc NHNN Việt Nam
thành lập vào ngày 01/04/1963, qua suốt một chặng đường dài hoạt động và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Joint Stock Commerical Bank For
Foreign Trade Of Viet Nam, gọi tắt là Vietcombank) được thành lập trên cơ sở cổ phần
hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra
công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Khi mới thành lập, VCB chỉ có 1 trụ sở chính ở Hà Nội. Trải qua 47 năm hoạt động và
phát triển, ngày nay VCB đã có mạng lưới chi nhánh vươn rộng ra hầu khắp các tỉnh
thành trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
mọi đối tượng khách hàng. Nếu như trước đây trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ,
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tự hào là ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực
vào công cuộc giải phóng giành độc lập cho nước nhà thì trong giai đoạn đổi mới hôm
nay Ngân hàng Ngoại thương vẫn không làm mất đi nhiệt huyết của mình, vẫn tiên
phong và tích cực trong công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài
2.2.1.Quá trình hình thành
Khu công nghiệp Phú Tài được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định
số 1127/QĐ –TTg ngày 18/12/1998, là một vùng kinh tế chiến lược có vai trò quan
trọng trong việc góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Bình Định. Hầu hết các dự án đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp Phú Tài là dự án
chế biến lâm sản xuất khẩu, dự án chế biến đá granite xuất khẩu, dự án sản xuất giấy
và bao bì carton, dự án sản xuất vật liệu xây dựng và nhiều ngành nghề đa dạng khác


với một lượng vốn khổng lồ, hàng năm tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp và kim
ngạch xuất khẩu chiếm xấp xỉ 1/3 giá trị toàn tỉnh. Các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nắm bắt được nhu cầu to lớn của khu công nghiệp, Ngân hàng TMCP ngoại
thương Việt Nam đã quyết định thành lập Chi nhánh Phú Tài nhằm đáp ứng nhu cầu
về vốn, thanh toán và sử dụng những dịch vụ ngân hàng khác cho các doanh nghiệp,
các khách hàng cá nhân tại khu công nghiệp Phú Tài và các vùng lân cận.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài là một thành
viên của hệ thống Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam. Trước đây Chi nhánh
chỉ là một phòng giao dịch được thành lập theo quyết định số 88/TCCB-ĐT ngày
9/4/1999 của giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Phòng giao dịch được
khai trương vào ngày 28/7/1999, sau đó đã phát triển trở thành Chi nhánh cấp 2 trực
thuộc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quy Nhơn từ đầu tháng 8/2002 theo quyết
định số 331/TCCB-ĐT ngày 19/7/2002 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Đến ngày 24/3/2007 chính thức trở thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Trụ sở
chính theo quyết định số 1015/TCCB-ĐT ngày 1/2/2006 của chủ tịch Hội đồng quản
trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Tư cách pháp nhân theo pháp luật VN:
Tên riêng là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài.
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commerical Bank For Foreign Trade
Of Viet Nam Phu Tai Branch
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Vietcombank Phu Tai
SLOGAN: Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt
Giám đốc: Đinh Văn Triều.
Địa chỉ: Quốc lộ 1A phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn.
Điện thoại: 056.3541869 – 3941077 - 3941078. Fax: 056.3741007
Kể từ khi được thành lập, VCB Phú Tài đã luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
được giao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của khu công nghiệp nói
riêng và của cả tỉnh Bình Định nói chung. Như một chiếc cầu nối, VCB Phú Tài đã
giúp các doanh nghiệp tiếp cận những nguồn vốn nhàn rỗi, từ đó những nguồn vốn này
5
 



đã được đem đi đầu tư sinh lợi, mang lại một lượng doanh thu lớn hàng năm cho tỉnh
Bình Định. Vai trò của VCB Phú Tài giờ đây là không thể phủ nhận. Với sự quyết tâm
và nổ lực hết mình, Chi nhánh đã ngày càng phát triển cùng với nhịp phát triển kinh tế
chung của tỉnh nhà, thực Chiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng
sự thành đạt”.
2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Phú Tài
Là một trong những Chi nhánh chính của hệ thống VCB, VCB Phú Tài có chức
năng nhiệm vụ là phải hoàn thành tốt mọi nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi quyền
hạn cho phép
a) Chức năng
- Huy động vốn
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới các hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt
Nam và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của NHTW và các tổ chức kinh
tế, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ
chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng Giám đốc VCB cho phép bằng văn bản.
+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
- Cấp tín dụng:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các pháp
nhân và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo qui định của pháp luật, chủ yếu là
cho vay theo dự án đầu tư sản xuất, cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
kinh doanh xuất nhập khẩu…
- Kinh doanh ngoại hối: Mua, bán ngoại tệ; thanh toán quốc tế…

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, gồm:
Cung ứng các phương tiện thanh toán;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
 

6


Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và VCB.
- Bảo lãnh: Bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá
nhân trong nước.
- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Dịch vụ tư vấn: Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng; Tư vấn khách
hàng lập dự án…
- Phát hành và làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Bao gồm mua bán ngoại tệ; bao
thanh toán; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức và cá
nhân trong và ngoài nước, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN và
VCB ủy nhiệm hoặc cho phép.
b) Nhiệm vụ
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế,
nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, NHNN và VCB liên quan đến hoạt
động của các chi nhánh.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của VCB.
Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen
thưởng theo phân cấp, ủy quyền của VCB.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ

nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của VCB.
Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra
kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch của VCB và kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội địa phương.
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình
ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá
thương hiệu của VCB.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc giao.
7
 


2.2.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Phú Tài
a) Tình hình lao động
Tính đến cuối tháng 12 năm 2010 tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh
Phú Nhuận là 74 người, trong thời gian tới sẽ tăng cường thêm nhân sự phục vụ cho
việc mở rộng thêm ở các phòng giao dịch.
Bảng 2.1. Tình hình lao động tại Chi Nhánh Phú Nhuận
Chỉ tiêu

Người

Cơ cấu (%)

1. Phân theo giới tính

74

100,00


Nữ

38

51,35

Nam

36

48,65

2. Phân theo trình độ

74

100,00

Đại học

62

83,78

Cao đẳng

8

59,52


Trung cấp

4

16,67

Nguồn tin: Phòng hành chính nhân sự
b) Cơ cấu tổ chức
Gồm Ban giám đốc, 4 phòng ban và 4 phòng giao dịch trực thuộc. Cụ thể:
Ban lãnh đạo bao gồm: 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc.
Phòng hành chính nhân sự bao gồm: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và các nhân viên.
Phòng kế toán thanh toán dịch vụ: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và các nhân viên.
Phòng ngân quỹ gồm: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và các nhân viên.
Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ nội bộ: 1 kiểm tra viên.
Phòng giao dịch Diêu Trì: 1 trưởng phòng và các nhân viên.
Phòng giao dịch An Nhơn: 1 trưởng phòng và các nhân viên.
Phòng giao dịch Phù Cát: 1 trưởng phòng và các nhân viên.
Phòng giao dịch Hùng Vương: 1 trưởng phòng và các nhân viên
Phòng khách hàng gồm: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và các nhân viên.
c) Cơ cấu nghiệp vụ của các phòng
Phòng hành chính nhân sự: quản lý về mặt tổ chức nhân sự, hành chính.
Phòng kế toán thanh toán dịch vụ:
 

8


Huy động tiền gửi.
Mua bán ngoại tệ của khách hàng vãng lai.
Thanh toán nội địa.

Chuyển tiền.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu.
Quản lý các khoản vay (bộ phận quản lý nợ).
Phòng khách hàng:
Cho vay các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bao thanh toán.
Tổ tổng hợp: Cân đối nguồn vốn, điều chỉnh lãi suất, kinh doanh ngoại tệ.
Phòng ngân quỹ
Quản lý tiền mặt.
Quản lý các chứng từ có giá, hồ sơ, tài sản cầm cố, thế chấp.
Thu, chi tiền mặt.
Tổ kiểm tra nội bộ: kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các chứng từ liên quan đến hoạt
động của chi nhánh.

9
 


Hình 2.1 sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Phú Tài
Nguồn tin: Phòng hành chính nhân sự

 

10


c) Quy trình thực hiện một số nghiệp vụ chủ yếu của VCB Phú Tài:
- Quy trình huy động tiền gửi: Khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại VCB PT sẽ

lần lượt thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Mở tài khoản tại VCB Phú Tài (Phòng kế toán thanh toán dịch vụ).
+ Bước 2: Cán bộ phòng kế toán thanh toán dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra
tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ mở tài khoản và tiến hành nhận tiền gửi của khách
hàng.
+ Bước 3: Khách hàng lựa chọn một trong các hình thức gửi tiền hiện đang
được áp dụng tại VCB Phú Tài.
+ Bước 4: VCB Phú Tài ký kết Hợp đồng huy động vốn với khách hàng. Hợp
đồng có hiệu lực kể từ ngày ngân hàng nhận được tiền của khách hàng.
* Nếu số tiền gửi của khách hàng được chuyển nhiều lần, Ngân hàng sẽ ký Phụ lục
Hợp đồng huy động vốn hoặc lập Khế ước nhận nợ.
- Quy trình thanh toán trực tuyến: Người mua hàng (chủ thẻ) sẽ thực hiện thanh
toán trực tuyến bằng cách điền thông tin thẻ tại cổng thanh toán. Thông tin sẽ được
chuyển đến Phòng kế toán thanh toán dịch vụ tại VCB (ngân hàng thanh toán) đồng
thời thông qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế đến ngân hàng phát hành để xin cấp
phép giao dịch. Kết quả giao dịch sẽ được trả ngược lại cho cổng thanh toán, đơn vị
chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Nếu kết quả giao dịch thành công, VCB sẽ ghi có tạm ứng
doanh thu vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ. VCB sẽ thực hiện nghiệp vụ thanh
toán bù trừ với ngân hàng phát hành thẻ theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế.
- Quy trình cấp tín dụng: Được thể hiện qua hình 2.2

11
 


Hình 2.2 Sơ đồ quy trình tín dụng tại VCB Phú Tài.
NHÂN VIÊN
KHÁCH HÀNG
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH


GĐ/PGĐ CHI NHÁNH
TP KHÁCH HÀNG
PHÒNG QUẢN LÝ NỢ

PHÒNG KHÁCH HÀNG/
PHÒNG QUẢN LÝ NỢ
NHÂN VIÊN
KHÁCH HÀNG
nếu có

nếu có

nếu có
Nguồn tin: phòng khách hàng
- Quy trình bảo lãnh: Quy trình bảo lãnh thực hiện thông qua các bước như sau:
+ Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ (Nhân viên khách hàng)
+ Bước 2: Quyết định bảo lãnh (Giám đốc chi nhánh)
+ Bước 3: Phát hành bảo lãnh (Phòng khách hàng)
+ Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh (Nhân viên khách hàng)
+ Bước 5: Kết thúc bảo lãnh (Nhân viên khách hàng)

 

12


2.2.4. Tình hình các hoạt động chính của Ngân hàng VCB Chi nhánh Phú Tài
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu của VCB Phú Tài từ năm 2008-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh
Năm 2008
Chỉ tiêu

Số tiền

1.Tổng thu nhập

113.896

%
100%

Năm 2009
Số tiền
109.504

%

2009/2008
Số tiền

%

Số tiền

Số tiền

%


(4.392)

(3,86%)

195.836

100%

86.332

78,84%

165.750 84,64%

69.318

71,88%

3,76%

(5.705)

(43,64%)

22.719 11,60%

22.719

100%


96.582 84,80%

96.432 88,06%

(150)

(0,16%)

Thu ngoài lãi

12.368 10,86%

13.072 11,94%

704

5,69%

2.Tổng chi phí

%

So sánh 2010/2009

100%

Thu từ lãi

Hoàn nhập DPRR


Năm 2010

7.367

4.946

4,34%

0

0,00%

(4.946)

(100%)

112.874

100%

90.933

100%

(21.941)

(19,44%)

179.742


100%

88.809

97,66%

Chi trả lãi

82.200 72,82%

71.292 78,40%

(10.908)

(13,27%)

131.531 73,18%

60.239

84,50%

Chi ngoài lãi

26.674 23,63%

19.641 21,60%

(7.033)


(26,37%)

21.159 11,77%

1.518

7,73%

(4.000)

(100%)

27052 15,05%

27.052

100%

16.094

(2.477)

(13,34%)

Trích lập DPRR

4.000

3.Lợi nhuận


1.022

3,54%

0
18.571

0,00%

17.549 1717,12%

Nguồn tin: Báo cáo thường niên 2008-2010 của VCB Phú Tài

13
 


×