Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI XÃ PHƯỚC AN, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.09 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRẦN KIM NGUYÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG TẠI XÃ PHƯỚC AN, HUYỆN NHƠN TRẠCH,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN KIM NGUYÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG TẠI XÃ PHƯỚC AN, HUYỆN NHƠN TRẠCH,
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người Hướng Dẫn: Ths. TRẦN ĐỨC LUÂN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu quả
kinh tế mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch,
tỉnh Đồng Nai” do tác giả Trần Kim Nguyên, sinh viên khóa 33, ngành Kinh tế nông
lâm, chuyên ngành Kinh tế, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .
TRẦN ĐỨC LUÂN
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký, Họ tên)

(Chữ ký, Họ tên)

Ngày


tháng

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và tri ân đến ba mẹ, những người đã có
công sinh thành, nuôi dưỡng để tôi có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý giáo viên trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đặc
biệt là thầy cô Khoa kinh tế, đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Đức Luân, giảng viên Khoa kinh
tế đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực tập thu thập số liệu tại xã, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô
cùng quý báu của ban lãnh đạo xã Phước An, trạm Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản
huyện Nhơn Trạch, các cô chú, anh chị cán bộ của các phòng ban đã cung cấp cho tôi
những tài liệu vô cùng quý giá để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành
biết ơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp kinh tế nông lâm niên khóa
2007 – 2011 và những bạn thân đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.

Một lần nữa xin gửi đến mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Sinh viên thực hiện
Trần Kim Nguyên.

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN KIM NGUYÊN. Tháng 07 năm 2011. “Phân tích hiệu quả kinh tế mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai.
TRAN KIM NGUYEN, July 2011. “Analysing on Economic Efficiency in
White-Leg Shrimp Production at Phuoc An Commune, Nhon Trach District,
Dong Nai Province.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế mô hình nuôi thẻ chân trắng trên cơ sở
điều tra ngẫu nhiên 49 hộ nuôi tôm tại ấp Bàu Trường xã Phước An. Nội dụng khóa
luận tập trung vào phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ trong đó có
phân tích về thực trạng nghề nuôi tôm tại xã, đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô
hình nuôi thông qua các chỉ tiêu kết quả hiệu quả, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất tôm và hoạt động nuôi tôm tác động đến môi trường, từ đó đưa ra những ý
kiến đề xuất góp phần phát triển nghề nuôi thẻ tại xã Phước An.
Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy điều kiện tự nhiên ở đây thích hợp cho
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Kết quả đánh giá
cho thấy các mô hình nuôi đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Trong đó mô hình
bán thâm canh với năng suất 2.01 tấn/ha với giá bán 50,770đ/kg, có lợi nhuận
36,230,000đ/ha/vụ, còn đối với mô hình nuôi thâm canh với sản lượng 5.21 tấn/ha với
giá bán 60,490đ/kg, có lợi nhuận 90,110,000đ/ha/vụ. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi
vẫn còn gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, chất lượng con giống kém và nguồn nước ô
nhiễm. Qua kết quả của quá trình nghiên cứu, khóa luận đã đưa ra những giải pháp và
đề xuất thiết thực để quy hoạch và phát triển bền vững vùng nuôi trồng thủy sản đặc

biệt là tôm thẻ chân trắng.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xii

DANH MỤC CÁC HÌNH

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC

xiii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Giới hạn về thời gian


2

1.3.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

2

1.4 Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Điều kiện tự nhiên Xã Phước An

4

2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

4

2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình và vấn đề sử dụng đất

5

2.1.3 Đặc điểm về khí hậu thủy văn

6


2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

8

2.2.1 Đặc điểm dân cư

8

2.2.2 Đặc điểm lao động

8

2.2.3 Đặc điểm ngành nghề

10

2.2.4 Đặc điểm giao thông, thủy lợi

11
v


2.2.5 Giáo dục–y tế

11

2.2.6 Văn hóa – xã hội

12


2.2.7 Tình hình sử dụng đất

13

2.3 Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng năm 2010

14

2.3.1 Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng Việt Nam năm 2010 14
2.3.2 Giới thiệu các mô hình nuôi tôm tại xã Phước An
2.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm TCT tại xã Phước An

15
15

2.4.1 Thuận lợi

15

2.4.2 Khó khăn

16

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

17
17

3.1.1 Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế


17

3.1.2 Vai trò ngành nuôi trồng thủy sản

17

3.1.3 Một số khái niệm về nông hộ, kinh tế hộ

18

3.1.4 Cơ sở lý luận về kết quả sản xuất

20

3.1.5 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

21

3.1.6. Giới thiệu sơ lược về tôm TCT

22

3.1.7 Quá trình nuôi tôm TCT

23

3.2 Phương pháp nghiên cứu

27


3.2.1 Địa bàn nghiên cứu

27

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu.

28

3.2.3 Thu thập số liệu

28

3.2.4 Phương pháp phân tích

30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng nuôi tôm TCT tại xã Phước An

35
35

4.1.1 Lịch thời vụ

35

4.1.2 Tình hình nuôi tôm trên địa bàn xã Phước An trong năm 2010

36


4.1.3 Tình hình vay vốn

39

4.1.4 Kỹ thuật và kinh nghiện nuôi tôm TCT của các hộ điều tra

40

vi


4.1.5 Thị trường

42

4.1.7 Khó khăn trong quá trình nuôi tôm TCT

45

4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi tôm TCT tại xã Phước An

47

4.2.1 Giới thiệu sơ lược về các mô hình nuôi tôm TCT tại xã Phước An

47

4.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế 2 mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh


49

4.3.2 Hiệu quả nuôi tôm của người địa phương và người nơi khác

54

4.3.5 Hiệu quả kinh tế của hộ nuôi 2 vụ và 3 vụ trong năm 2010

56

4.3.6 Một số mô hình NTTS khác tại xã Phước An

57

4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm tại địa bàn xã Phước An

60

4.4.1 Xác định giả thuyết của mô hình

60

4.4.2 Xác định các mô hình toán

61

4.4.3 Ước lượng các thông số của mô hình

62


4.4.4 Kiểm định sự vi phạm của mô hình

62

4.4.5 Kiểm định và giải thích ý nghĩa các biến

65

4.4.6 Nhận xét kết quả của mô hình

68

4.4.7 Phân tích độ nhạy hai chiều

69

4.5 Phân tích hiệu quả kinh tế theo quy mô

70

4.5.1 Nuôi bán thâm canh

70

4.5.2 Nuôi thâm canh

70

4.5.3 Thảo luận về kết quả phân tích hiệu quả kinh tế theo quy mô


71

4.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi, định hướng trong tương lai
cho nghề nuôi tôm TCT tại xã Phước An

72

4.6.1 Thuận lợi

72

4.6.2 Khó khăn

72

4.6.3 Định hướng trong tương lai

74

4.6.4 Đánh giá mức rủi ro trong nuôi tôm và cách khắc phục rủi ro

74

4.7 Vấn đề môi trường trong quá trình nuôi tôm

76

4.8 Đánh giá chung về tình hình nuôi tôm TCT và một số giải pháp

80


4.8.1 Đánh giá chung về tình hình nuôi TCT
vii

80


4.8.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

82
83

5.1 Kết luận

83

5.2 Kiến nghị

84

5.2.1 Đối với chính quyền

84

5.2.2 Đối với người nuôi

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO


85

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSX

Chi Phí Sản Xuất

CPLD

Chi Phí Lao Động

DT

Doanh Thu

ĐVT

Đơn Vị Tính

FAO

Tổ Chức Nông Lương Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization)


GDP

Tổng Giá Trị Thu Nhập Quốc Dân (Gross Domestic Product)

KQ-HQ

Kết Quả- Hiệu Quả

Ha

Hecta

LN

Lợi Nhuận

NTTS

Nguồn Lợi Thủy Sản

SNKN

Số Năm Kinh Nghiệm

TCT

Tôm Thẻ Chân Trắng

TGTLD


Tổng Giá Trị Lao Động

TGTTA

Tổng Giá Trị Thức Ăn

TGTT

Tổng Giá Trị Thuốc

VASEP

Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

USD

Đô la Mỹ (United States Dollar)

XHCH

Xã Hội Chủ Nghĩa

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Các Loại Đất Chính tại Xã Phước An

5

Bảng 2.2: Tình Hình Dân Số của Xã Phước An

8

Bảng 2.3: Tình Hình Lao Động trên Địa Bàn Xã Năm 2010

9

Bảng 2.4: Cơ Cấu Ngành Nghề tại Xã Phước An

10

Bảng 2.5: Tình Hình Giáo Dục tại Xã Phước An

12

Bảng 2.6: Tình Hình Sử Dụng Đất tại Xã Phước An Năm 2010

13

Bảng 3.1: Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản tại Huyện Nhơn Trạch Năm 2010

28

Bảng 3.2: Số Mẫu Điều Tra tại Xã Phước An Phân Theo Hình Thức Nuôi


29

Bảng 3.3: Dấu Kì Vọng của Các Biến Độc Lập

31

Bảng 4.1: Thống Kê Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản tại Xã Phước An

38

Bảng 4.2: Tình Hình Vay Vốn Trong Sản Xuất của Các Hộ Nuôi Tôm

39

Bảng 4.3: Kỹ Thuật Nuôi Tôm của Các Hộ Điều Tra

41

Bảng 4.4: Nguồn Cung Cấp Tôm Thẻ Giống Cho Các Hộ Nuôi Tại Xã Phước An

43

Bảng 4.5: Trình Độ Học Vấn Các Hộ Điều Tra tại Xã Phước An

45

Bảng 4.6: Năng suất và giá bán tôm trung bình trên một ha của hai mô hình

49


Bảng 4.7: Tập Hợp CPSX trên 1ha/vụ Theo Mô Hình Bán Thâm Canh

50

Bảng 4.8: Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất trên 1ha/vụ Theo Mô Hình Thâm Canh

51

Bảng 4.9: Kết Quả và Hiệu Quả trên 1ha Theo Hai Hình Thức Nuôi

53

Bảng 4.10: Tập Hợp Chi Phí Nuôi của Người Địa Phương và Người Nơi Khác

54

Bảng 4.11: KQ-HQ Nuôi của Người Nuôi Địa Phương và Người Nơi Khác

55

Bảng 4.12: KQ-HQ Kinh Tế của Hộ Nuôi 2 Vụ và 3 Vụ trên 1ha/năm

56

Bảng 4.13: Tập Hợp Chi Phí và KQ-HQ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên 1ha/vụ

58

Bảng 4.14: Kết Quả Ước Lượng Các Hệ Số của Hàm Sản Xuất


62

Bảng 4.15: Mô Hình Hồi Quy Phụ của Các Biến

63

Bảng 4.16: Kiểm Định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test
x

63


Bảng 4.17: Kiểm Định White Heteroskedasticity Test

64

Bảng 4.18: Kết Quả Hồi Quy Sau Khi Khắc Phục Bằng Phương Pháp Trọng Số

65

Bảng 4.19: Dấu Kỳ Vọng Ban Đầu So Với Dấu Ước Lượng Mô Hình

65

Bảng 4.20: Kiểm Định T của Các Biến trong Hàm Sản Xuất

66

Bảng 2.21: Phân Tích Độ Nhạy của Lợi Nhuận theo Giá Tôm và Thức Ăn


69

Bảng 4.22: Ý Kến Các Hộ Về Thuận Lợi trong Quá Tình Nuôi Tôm TCT

72

Bảng 4.23: Khó Khăn trong Quá Trình Nuôi Tôm TCT

73

Bảng 4.24: Hướng Phát Triển trong Năm 2011

74

Bảng 4.25: Mức Độ Rủi Ro Qua Đánh Giá của Các Hộ Nuôi

75

Bảng 4.26: Cách Thức Khắc Phục Rủi Ro của Các Hộ Được Phỏng Vấn

76

Bảng 4.27: Cảm Nhận của Các Hộ Được Phỏng Vấn về Nguồn Nước Nuôi Tôm

77

Bảng 2.28: Phân Tích Độ Nhạy Hai Chiều của LN theo Sản Lượng và Giá Tôm

78


Bảng 2.29: Thu Nhập Bình Quân của Các Hộ Được Phỏng Vấn, Năm 2010

79

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ Cấu Ngành Nghề tại Xã Phước An

10

Hình 2.2: Cơ Cấu Sử Dụng Đất ở Xã Phước An

14

Hình 4.1: Lịch Thời Vụ Nuôi Tôm TCT tại Xã Phước An.

35

Hình 4.2: Kết Quả Quá Trình Nuôi Tôm Năm 2010 của Các Hộ Điều Tra

37

Hình 4.3: Tỷ Lệ Hộ Điều Tra Phân Theo Kinh Nghiệm Nuôi Tôm

42


Hình 4.4: Sơ Đồ Tiêu Thụ Tôm của Các Hộ Điều Tra

44

Hình 4.5: Ao Nuôi Bán Thâm Canh Của Hộ

47

Hình 4.6: Ao Nuôi Thâm Canh của Hộ

48

Hình 4.7: Ao Nuôi Cá Kèo của Hộ

58

Hình 4.8: Ao Nuôi Cua của Hộ

59

Hình 4.9: Ý Kiến Các Hộ về Chất Lượng Nguồn Nước

77

Hình 4.10: Cơ Cấu Thu Nhập của Các Hộ Nuôi Bán Thâm Canh Năm 2010

80

Hình 4.10: Cơ Cấu Thu Nhập của Các Hộ Nuôi Thâm Canh Năm 2010


80

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả mô hình hồi quy gốc.
Phụ lục 2: Các hàm hồi quy bổ sung kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
Phụ lục 3: Hàm hồi quy kiểm định hiện tượng tự tương quan.
Phụ lục 4: Hàm hồi quy kiểm định phương sai sai số thay đổi.
Phụ lục 5: Hàm hồi quy sau khi khắc phục phương sai không đồng đều bằng phương
pháp trọng số.
Phụ lục 6: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi sau khi đưa trọng số vào.
Phụ lục 7: Kết quả hồi quy năng suất theo quy mô của hai mô hình.
Phụ lục 8: Phiếu điều tra nông hộ.
Phụ lục 9: Danh sách các hộ điều tra.

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nuôi trồng thủy sản đã có
những đóng góp đáng kể vào GDP của nước ta và được xem là một ngành kinh tế mũi
nhọn trên cở sở phát triển và nuôi trồng theo hướng bền vững và hiệu quả.
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng
có giá trị phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như điều kiện tự nhiên từng vùng. Phát
huy thế mạnh của nông nghiệp để xây dựng một nền kinh tế đa dạng hóa nông nghiệp,

nâng cao chất lượng nông phẩm hướng tới thị trường xuất khẩu là vấn đề hết sức cần
thiết. Một trong những lĩnh vực nông nghiệp đang được nhà nước chú trọng phát triển
là ngành nuôi trồng chế biến và xuất khẩu thủy sản. Với trữ lượng xuất khẩu lớn và
tăng đều hàng năm đã đóng góp tích cực vào nguồn thu ngoại tệ của đất nước (năm
2010 xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD).
Đối tượng của nuôi trồng thủy sản rất phong phú, trong đó tôm là đối tượng
được nhiều người ưa chuộng và chọn nuôi, vì nó có giá trị xuất khẩu cao chiếm trên
50% kinh ngạch xuất khẩu toàn ngành và mang lại nhiều lợi nhuận. Cho nên phong
trào tôm phát triển rộng khắp tại các tỉnh thành từ Nam đến Bắc trong cả nước với
nhiều hình thức nuôi khác nhau.
Trước đây, nuôi tôm sú được xem là hiệu quả cao nhưng trong những năm gần
đây, đặc biệt là năm 2007 nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn và người nuôi chuyển dần
sang nuôi tôm thẻ chân trắng, vì nó có hiệu quả kinh tế với thời gian nuôi ngắn và khả
năng thích nghi cao. Theo cục nuôi trồng thủy sản, Việt Nam có lợi thế ở thị trường
tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ với năng suất cao, dễ nuôi và giá bán phù hợp với nhu cầu


tiêu dùng thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để tôm thẻ chân trắng lên ngôi trong thời
gian tới.
Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là một trong những huyện có nhiều hộ tham
gia nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh
tại ở hai xã Long Thọ và Phước An huyện Nhơn Trạch. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở
đây còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như nguồn nước ô nhiễm do chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ sông Thị Vải, sản lượng nuôi thấp, sản xuất manh mún và chưa đạt được hiệu
quả kinh tế cao.
Qua quá trình khảo sát tình hình nuôi tôm tại địa bàn xã Long Thọ và Phước
An, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm
thẻ chân trắng tại xã Phước An huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai”. Vì xã có diện
tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất huyện, có điều kiện tự nhiên thuận lợi và kinh
nghiệm của người dân để phát triển nghề nuôi tôm.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phước An
huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng tình hình nuôi tôm TCT tại xã Phước An.
Phân tích kết quả và hiệu quả và so sánh hiệu quả kinh tế từng mô hình nuôi.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng.
Đưa ra kiến nghị và đề xuất giải pháp để mô hình nuôi đạt hiệu quả cao hơn.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Giới hạn về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2-5/2011, trong đó thời gian từ tháng 23/2011 tiến hành thu thập số liệu về tình hình nuôi tôm TCT tại địa bàn xã Phước An,
sau đó tiến hành xử lý số liệu và viết đề tài.
1.3.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Tập trung chủ yếu tại ấp Bàu Trường xã Phước An huyện Nhơn Trạch tỉnh
Đồng Nai


1.3.3 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất tôm TCT.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục đích và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan. Trình bày các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của
xã.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày các khái niệm và phương
pháp phân tích, các chỉ tiêu kết quả hiệu quả.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thỏa luận. Đánh giá và phân tích hiệu quả kinh tế
của mô hình nuôi tôm TCT, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm. Cuối

cùng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển ngành
nghề nuôi tôm TCT trong tương lai một cách bền vững.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả đối với nghề nuôi tôm TCT trên địa bàn xã.

 

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên Xã Phước An
2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Xã Phước An thuộc huyện Nhơn Trạch có diện tích tự nhiên 14,799 ha, cách
trung tâm huyện Nhơn Trạch 7 km, gồm 4 ấp (ấp Bàu Trường, ấp Bàu Bông, ấp Vũng
Gấm, ấp Quới Thạnh). Dân số xã Phước An có 8,666 người, sống tập trung xung
quanh khu vực hương lộ 19 và tỉnh lộ 319.
Tọa độ địa lý:
- 10o31’37” đến 10o45’45” vĩ độ Bắc.
- 106o52’25” đến 107o01’42” kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp xã Phước Thái huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
- Phía Nam giáp xã Mỹ Thuận (Phú Mỹ) huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Phía Tây giáp xã Vĩnh Thanh huyện Nhơn Trạch.
- Phía Bắc giáp xã Long Thọ huyện Nhơn Trạch.
Theo bản đồ địa lý cho thấy xã Phước An có phần lớn diện tích tiếp xúc với
sông nước, phần còn lại là đất đồi nên có một tiềm năng lớn trong nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản, đồng thời chịu ảnh hưởng của ngập mặn, nhiễm phèn nên xã đã đầu tư

hệ thống đê bao ngăn mặn như Đập Vũng Gấm, thuận lợi trong cải tạo, xây dựng
đồng ruộng cho phát triển canh tác ruộng lúa, mía, cây ăn quả, hoa màu.


2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình và vấn đề sử dụng đất
a) Địa hình
Địa hình bằng phẳng và thấp dần theo hướng Tây Tây Nam với độ cao so với
mặt nước biển trên nền phù sa cổ là 26m. Độ cao thấp nhất so với mặt nước biển là
0.3–1m trên nền đất ngặp nặm khu vực ven sông Thị Vải. Phát triển hệ thống đê ngăn
mặn và mạng lưới giao thông đường thủy.
b) Mẫu đất
Bảng 2.1: Các Loại Đất Chính tại Xã Phước An
Nhóm -loại đất
Diện tích (ha)
1. Cát biển
475
2. Đỏ vàng
278.75
3. Đỏ vàng - phù sa cổ
177.50
4. Xám phù sa cổ
562.50
5. Đất phèn, ngập mặn
13,478.01

Tỷ lệ (%) Mục đích sử dụng
3.17 Cây điều
1.86 Lúa 1 vụ
1.19 Lúa 2 vụ, hoa màu
3.76 Điều, cây lâm nghiệp

90.02 Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Nhơn Trạch.

Phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã là đất phèn và mặn trung bình phù hợp
cho phát triển vùng nuôi trồng thủy sản.
Có 5 loại đất chính: Đất cát biển, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất đỏ vàng
trên nền phù sa cổ, đát xám phù sa cổ,và đất phèn và ngập mặn có thành phần cơ giới
thịt nhẹ, vàm thấp, ngập mặn chiếm diện tích khá lớn dọc theo sông Thị Vải. Sự ngập
mặn đều đặn theo chu kỳ nước lợ và sự có mặt của rừng ngập mặn đã hình thành nên
loại đất phèn tiềm tàng–mặn.
Nhìn chung, phần lớn địa chất và địa hình xã Phước An thuận lợi cho việc bố trí
sử dụng đất. Đối với sản xuất nông nghiệp có khả năng bố trí các loại cây ngắn ngày
như lúa, hoa màu và cây công nghiệp lâu năm. Đối với xây dựng, giao thông có thể
bố trí các công trình giao thông đường thủy quan trọng như Tân Cảng Phước An đang
trong quá trình xây dựng, và các khu đô thị mới Phước An, Dateco,…

5


2.1.3 Đặc điểm về khí hậu thủy văn
2.1.3.1 Đặc điểm khí hậu
a) Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu chung của vùng
Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
-

Gió Tây Nam và gió Tây từ tháng 5 đến tháng 10.

-


Gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
b) Nhiệt độ không khí

-

Nhiệt độ trung bình: 26oC.

-

Nhiệt độ cao nhất: 28oC – 38oC (tháng 4).

-

Nhiệt độ thấp nhất: < 25oC (tháng 12).

-

Nhiệt độ cao nhất đạt 38oC, thấp nhất 17oC.

-

Chênh lệch nhiệt độ trong mùa mưa từ 5.5 - 8oC, trong mùa khô từ 5 -12oC.
c) Độ ẩm
Độ ẩm trung bình trong năm là: 78% - 82%.

-

Mùa mưa độ ẩm tương đối cao: 85%- 93%.

-


Mùa khô độ ẩm tương đối thấp: 72%- 82%.

-

Tháng cao nhất đạt: 95% (tháng 7 và tháng 9).

-

Tháng thấp nhất đạt: 50% (tháng 2 và tháng 5).
d) Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình khoảng 1,800–2,000mm/năm. Lượng mưa phân bố

không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến thánh 10 chiếm hơn 90% lượng mưa
cả năm. Các tháng 8, 9, 10 là các tháng có lượng mưa cao nhất. Mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm dưới 10%. Có tháng hầu như không có mưa như tháng
1 và tháng 2.

6


e) Chế độ nắng
Tổng số giờ nắng trong năm từ 2,600-2,700 giờ/năm. Trung bình mỗi tháng có
220 giờ nắng. Tháng mùa khô có tổng giờ nắng chiếm 60% giờ nắng trong năm.
Tháng 3 có tổng số giờ nắng cao nhất khoảng 300 giờ, tháng 8 có số giờ nắng thấp
nhất khoảng 140 giờ.
f) Gió mùa
Mỗi năm có hai mùa gió đi theo hai mùa mưa và khô. Về mùa mưa là gió Tây
Nam, về mùa khô là gió Đông Bắc. Chuyển tiếp giữa hai mùa còn có gió Đông và
Đông Nam, địa phương còn gọi là gió chướng. Gió chướng khi gặp triều cường sẽ

làm nước biển xâm thực vào đất liền.
Tốc độ trung bình đạt 10-15m/giây, lớn nhất là 25-30m/giây (90-110km/h). Xã
ít chịu ảnh hưởng của bão, tuy nhiên giông giật và lốc là hai hiện tượng thiên nhiên
thường xãy ra.
2.1.3.2 Nguồn nước và thủy văn
a) Nguồn nước
Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa, khu vực xã Phước An còn được suối
Dẹt và mạch trào Vũng Gấm cung cấp một lượng nước ngọt khá lớn.
Tình hình ngập mặn: Chịu ảnh hưởng của triều Biển Đông nên toàn bộ sông
kênh rạch Phước An có độ mặn trung bình từ 15 - 25% thích hợp phát triển rừng ngập
mặn và thủy hải sản vùng mặn, lợ được cung cấp từ sông Đồng Tranh, Gò Gia, Thị
Vải phân bổ qua hệ thống kênh rạch.
b) Thủy văn
Chế độ triều của xã Phước An nói riêng và Nhơn Trạch nói chung là bán nhật
triều không đều (một ngày trong 24 giờ có 2 đỉnh triều và chân triều lệch pha nhau).
Độ mặn trên sông Thị Vải lên đến 4‰, do dải đất ven sông thấp nên mặn xâm nhập
khác sâu.
7


c) Sông ngòi
Phước An có sông Thị Vải rộng trung bình 400m, chảy theo hướng Đông–Nam,
là ranh giới của huyện Nhơn Trạch và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Phần hạ lưu sông mở
rộng do tiếp giáp với biển và có độ mặn rất cao khoảng 4‰.
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Đặc điểm dân cư
Theo số liệu của UBND xã Phước An, toàn xã hiện có 8,666 nhân khẩu, 1,578
hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.20%, mật độ dân số 58 người/km2. Với cơ cấu dân số
nữ là 4,763 người chiếm 54.65%, nam là 3,903 người chiếm 45.35% (theo thống kê
năm 2010).

Bảng 2.2: Tình Hình Dân Số của Xã Phước An
Chỉ tiêu
Diện tích
Dân số
Nam
Nữ
Mật độ
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

ĐVT
Km2
Người
Người
Người
Người
%

Năm 2009
Năm 2010
14,971.76
14,971.76
8,594.00
8,666.00
3,899.00
3,903.00
4,695.00
4,736.00
57.00
58.00
1.31

1.20
Nguồn: UBND xã Phước An

2.2.2 Đặc điểm lao động
Với dân số toàn xã là 8,666 người thì lực lượng lao động của xã rất dồi dào
chiếm 74.5% trên tổng dân số, tương ứng với 6,456 người. Trong đó hơn ½ lao động
tập trung là việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Lao động
tập trung ở địa phương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 19.49% tương ứng là
1,258 người. Điều này được thể hiện qua bảng sau.

8


Bảng 2.3: Tình Hình Lao Động trên Địa Bàn Xã Năm 2010
ĐVT: Người

Năm 2010

Tỷ lệ

Lao động nông lâm nghiệp

1,258

19.49

Lao động thủy sản
Lao động thương mại
Lao động công nghiệp
Lao động ngành xây dựng

Lao động ngành vận tải
Lao động ngành nghề khác
Tổng số lao động

579
8.97
620
9.60
3,660
56.69
220
3.41
39
0.60
80
1.24
6,456
100.00
Nguồn: UBND xã Phước An

Chỉ tiêu

Những năm trước đây, xã Phước An là một xã đặc thù là sản xuất nông nghiệp,
với nghề nông và nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là chủ yếu. Quá trình công nghiệp
hóa–hiện đại hóa của huyện đã thúc đẩy sự phát triển của xã, nhưng chất thải từ các
khu công nghiệp thải ra sông suối làm ô nhiễm nguồn nước, khiến cho các loài thủy
hải sản bị tiêu diệt mất đi môi trường sống, những người nuôi trồng thủy sản làm ăn
thua lỗ. Vì thế, phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc ở các nhà máy xí
nghiệp trên địa bàn huyện với lượng lao động là 3,660 người chiếm 56.69% lao động
toàn xã. Lao động dịch vụ thương mại, xây dựng, vận tải chưa cao tương ứng là

9.60%, 3.41%, 0.60% lao động toàn xã, do những ngành này chỉ mới phát triển trong
những năm gần đây.
Lao động trong ngành thủy sản chiếm 8.97% với 579 lao động, điều này cho
thấy thủy sản chưa phải là ngành phát triển mạnh trong cơ cấu kinh tế cả xã. Tuy là
một ngành truyền thống của xã, nhưng trong nhiều năm liền người dân nuôi trồng thủy
sản đặc biệt là con tôm tại xã đều trong tình trạng thua lỗ. Nguyên nhân là do nước
nuôi tôm từ sông Thị Vải ngày một ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Người dân từ nuôi tôm
sú chuyển sang con tôm thẻ mong có thể cải thiện được cuộc sống.

9


2.2.3 Đặc điểm ngành nghề
Phước An là một xã nằm gần khu công nghiệp nên số hộ tham gia hoạt sản xuất
nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành nghề tại xã. Trước đây, Phước An
vốn xã thuần nông nên số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản chiếm tỷ lệ khá cao.
Bảng 2.4: Cơ Cấu Ngành Nghề tại Xã Phước An
Chỉ tiêu

Số hộ

Tổng số hộ trong xã
Hộ nông nghiệp
Hộ lâm nghiệp
Hộ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Hộ công nghiệp
Hộ xây dựng
Hộ vận tải
Hộ thương nghiệp

Hộ dịch vụ
Hộ ngành nghề khác

1,517
100.00
322
21.23
7
0.46
299
19.71
445
29.33
64
4.22
18
1.19
194
12.79
90
5.93
78
5.14
Nguồn: UBND xã Phước An

Hình 2.1: Cơ Cấu Ngành Nghề tại Xã Phước An

Nguồn: UBND xã Phước An.
10


Tỷ lệ (%)


Qua hình 2.1 nhìn chung, xã có tỷ lệ phần trăm các hộ hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 29.33% tương đương 445 hộ. Tỷ lệ các hộ hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp là 21.23% tương ứng 322 hộ và có xu hướng giảm do
xã đang bước chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang các hoat động trong lĩnh vực
công nghiệp và thương mại dịch vụ. Riêng số hộ hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản đang có xu hướng tăng lên trong 2 năm gần đây, do sông Thị Vải
được tái sinh trở lại. Nhiều ngư dân đã trở lại công việc chài lưới với thu nhập bình
quân 150,000 – 200,000 đồng/ngày.
2.2.4 Đặc điểm giao thông, thủy lợi
Về giao thông: Địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ 319 chạy qua, đây là tuyến
giao thông huyết mạch, nối đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành vào khu công
nghiệp Nhơn Trạch và Tân cảng Phước An. Ngoài ra, xã vị trí thuận lợi gần thành phố
Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa và phát
triển các ngành công nghiệp- dịch vụ. Trên địa bàn xã có nhiều khu dân cư được quy
hoạch với hệ thống đường nhựa và đèn chiếu sáng được đầu tư cao.
Về thủy lợi: Có hệ thống cung cấp nước tới cho người dân vào mùa khô đảm
bảo cho quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình hạn hán kéo dài như đập Vũng Gấm,
suối Dẹt. Thực hiện nạo vét và phát cỏ kênh mương phục vụ tưới tiêu.
2.2.5 Giáo dục–y tế
Được sự lãnh đạo của Đảng bộ, công tác giáo dục tại các trường trên địa bàn xã
được tăng cường về chất lượng và số lượng. Thực hiện tốt công tác giáo dục chuyên
môn với các bậc học, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ. Tình hình dạy và học ổn
định, duy trì tốt sĩ số học sinh đến lớp. Tỷ lệ giáo viên và học sinh ở bậc tiểu học và
trung học cơ sở tăng lên so với năm trước. Điều này được thể hiện qua bảng 2.5.

11



×