Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Xác định nồng độ dinh dưỡng phù hợp để trồng một số loại hoa bằng phương pháp thuỷ canh tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌ QUẢNG

N

O NÔNG – LÂM - NGƢ

LU N T T NG

XÁ ĐỊNH NỒNG ĐỘ D N
MỘT S

P ĐẠI HỌC

DƢỠNG P Ù

ỢP ĐỂ TRỒNG

LOẠI HOA BẰNG P ƢƠNG P ÁP T ỦY CANH TĨN

Họ tên sinh viên: Trần Thị Ngân
Mã số sinh viên: DQB05140030
Chuyên ngành: Sƣ phạm sinh học
Giảng viên hƣớng
TRƢỜNG ĐẠI HỌ QUẢNG
N dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Trà
KHOA NÔNG – LÂM - NGƢ

LU N T T NG

P ĐẠI HỌC


XÁ ĐỊNH NỒNG ĐỘ D N DƢỠNG P Ù ỢP ĐỂ TRỒNG
MỘT S LOẠI HOA BẰNG P ƢƠNG P ÁP T ỦY
N TĨN
Quảng ình, 2018


LỜ

M ĐO N

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi nghiên cứu, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là chân thực. Đề tài này chƣa từng đƣợc công bố trong bất
kì một công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Đồng Hới, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Ngân

Nhận xét của Giảng viên hƣớng dẫn
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Giảng viên hƣớng dẫn

TS. Đinh Thị Thanh Trà



MỤ LỤ
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 1
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 1
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2
5. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................................. 2
6.2 Phƣơng pháp thực nghiệm ............................................................................................. 2
6.3 Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu: ................................................................................ 5
6.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu: ............................................................................................. 5
PHẦN II. NỘI DUNG .......................................................................................................... 6
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 6
1. SƠ LƢỢC VỀ HOA HƢỚNG DƢƠNG LÙN, HOA THƢỢC DƢỢC VÀ NHU CẦU
DINH DƢỠNG CẦN THIẾT. ............................................................................................. 6
1.1 Phân loại hoa .................................................................................................................. 6
1.2 Một số chất khoáng cần thiết đối với cây hoa[7] ........................................................... 6
2. SƠ LƢỢC VỀ PHƢƠNG PHÁP THỦY CANH ............................................................. 8
2.1 Phƣơng pháp thủy canh .................................................................................................. 8
2.2 Phân loại các hệ thống thủy canh .................................................................................. 9
2.3 Ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp thủy canh .................................................... 9
2.4 Dung dịch dinh dƣỡng .................................................................................................. 11
2.4.1: Khái niệm ................................................................................................................. 11
2.4.2: Pha chế dung dịch dinh dƣỡng ................................................................................. 11
2.4.3: Giới thiệu 2 chỉ số quan trọng là EC và TDS ........................................................... 12
2.4.4 Tính toán dinh dƣỡng trong kỹ thuật thủy canh:[26] ................................................ 13
CHƢƠNG II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................... 14

1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của hoa hƣớng dƣơng lùn........................................................ 14
1.1 Tỉ lệ nảy mầm, ngày nảy mầm, ngày ra lá đầu tiên ...................................................... 14
1.2 Chỉ tiêu chiều cao cây................................................................................................... 14
1.3 Chỉ tiêu số lá/cây ......................................................................................................... 16
1.4 Chỉ tiêu về năng suất .................................................................................................... 17
1.5 Xây dựng quy trình trồng hoa hƣớng dƣơng lùn bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh. .. 18
2. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của hoa thƣợc dƣợc ................................................................. 19
2.1 Về tỉ lệ nảy mầm, ngày nảy mầm, ngày ra lá đầu tiên ................................................. 19
2.2 Chỉ tiêu chiều cao cây.................................................................................................. 20


2.3 Chỉ tiêu số lá/cây .......................................................................................................... 21
2.4 Chỉ tiêu về năng suất .................................................................................................... 22
2.5 Xây dựng quy trình trồng hoa thƣợc dƣợc bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh .................. 24
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 26
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 26
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 26
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................................... 27
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU.............................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 38


D N

MỤ

Á

Ữ V ẾT TẮT


CT

Công thức



Nồng độ

HD

Hƣớng dƣơng lùn

TD

Thƣợc dƣợc

TDS

Total Dissolved Solids (chỉ số đo tổng lƣợng chất rắn hoà tan)

EC

Electro-conductivity (chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch)

MT

Môi trƣờng


D N


MỤ

ẢNG

Bảng 1: MT dinh dƣỡng 1(Hoagland) .................................................................................. 3
Bảng 2: So sánh giữa cây trồng cần đất và thủy canh ........................................................ 11
Bảng 3: Một số giới hạn EC và TDS đối với một số loại cây trồng. ................................ 13
Bảng 4: So sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng của hoa hƣớng dƣơng lùn giữa các CT ............. 14
Bảng 5: So sánh chỉ tiêu chiều cao cây hoa hƣớng dƣơng lùn giữa các CT ...................... 15
Bảng 6: So sánh chỉ tiêu số lá/cây hoa hƣớng dƣơng lùn giữa các CT .............................. 16
Bảng 7: So sánh các chỉ tiêu năng suất hoa hƣớng dƣơng lùn giữa các CT ..................... 17
Bảng 8: Hệ số biến động một số chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển của các giống hoa
hƣớng dƣơng lùn. ............................................................................................................... 18
Bảng 9: Hệ số biến động về chỉ tiêu số lá/ cây và chiều cao cây của các giống hoa hƣớng
dƣơng lùn. ........................................................................................................................... 18
Bảng 10: So sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng của hoa thƣợc dƣợc giữa các CT .................... 20
Bảng 11: So sánh chỉ tiêu chiều cao cây hoa thƣợc dƣợc giữa các CT .............................. 20
Bảng 12: So sánh chỉ tiêu số lá/cây hoa thƣợc dƣợc giữa các CT ..................................... 22
Bảng 13: So sánh các chỉ tiêu năng suất hoa thƣợc dƣợc giữa các CT .............................. 23
Bảng 14: Hệ số biến động về chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển của hoa thƣợc dƣợc. .. 23
Bảng 15: Hệ số biến động một số chỉ tiêu số lá/ cây và chiều cao hoa thƣợc dƣợc .......... 24


T M TẮT ĐỀ TÀ
Đề tài ‘“Xác định nồng độ chất dinh dƣỡng phù hợp để trồng một số loại hoa
bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh” có nội dung:
- Xây dựng quy trình trồng hoa hoàn chỉnh bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh.
- Xác định nồng độ dinh dƣỡng thích hợp, quy trình kỹ thuật và khả năng sinh
trƣởng phát triển của hoa.

- Tiến hành trồng thử nghiệm hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc trong ba môi
trƣờng dinh dƣỡng.
- Đánh giá quá trình sinh trƣởng và phát triển của hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa
thƣợc dƣợc trong ba môi trƣờng dinh dƣỡng thử nghiệm.

Kết quả đạt đƣợc:
- Đã xây dựng đƣợc quy trình kỹ thuật trồng hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc
dƣợc bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh..
- Nồng độ các chất dinh dƣỡng có trong môi trƣờng thủy canh quyết định tới tốc độ
sinh trƣởng và năng suất của các loại hoa ngắn ngày.
- Thực nghiệm trồng cây hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc trong 3 CT, bƣớc
đầu thu đƣợc kết quả khả quan: về các chỉ tiêu sinh trƣởng và năng suất của hoa.
- Về năng suất hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc đều đạt rất cao. Thời điểm
ra hoa không có sự chênh lệch nhiều giữa ba nồng độ thử nghiệm.
- Kết quả cho thấy đối với
hoa hƣớng dƣơng lùn thích hợp trồng ở nồng độ TDS từ 1200-1500ppm
hoa thƣợc dƣợc thích hợp trồng ở nồng độ TDS từ 900-1200ppm.


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận, hiện nay ngƣời dân thƣờng trồng hoa
trên ruộng đất nhƣng đang gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và con ngƣời. Cụ thể trồng
hoa trên ruộng đất có những nhƣợc điểm sau: Năng suất và chất lƣợng hoa chƣa cao,
chƣa có sự đồng đều về năng suất. Mặt khác, phải đáp ứng yêu cầu về đất trồng, đất
phải tốt, tơi xốp, giàu dinh dƣỡng, sạch cỏ dại. Nhƣng trên thực tế thì diện tích đất
nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa. Đất trồng giảm sút giá trị dinh
dƣỡng của nó và độ màu mỡ sau một thời gian sử dụng. Do đó cần phải có thời gian
phục hồi và cải tạo đất. Việc làm đất, bón phân, làm cỏ yêu cầu nhiều nhân lực và thời
gian. Cuối cùng, sâu bệnh hại có trong đất cũng là yếu tố làm giảm năng suất và chất

lƣợng hoa,trong đó hoa thƣờng bị sâu bệnh hại nhƣ thối cổ rễ, bệnh đốm lá, rệp, bọ trĩ …
Để khắc phục những nhƣợc điểm của phƣơng pháp trồng hoa trên đất, các nhà
khoa học đã tìm ra một phƣơng pháp mới đó là thay thế môi trƣờng đất bằng môi
trƣờng nƣớc hay còn gọi là phƣơng pháp thủy canh. Trồng cây bằng phƣơng pháp thủy
canh đã đƣợc phát hiện từ lâu và đang đƣợc đƣa vào sản xuất nông nghiệp nhờ vào ƣu
điểm của phƣơng pháp này là trồng cây không cần đất ít chịu ảnh hƣởng của các điều
kiện tự nhiên và mần bệnh có trong đất đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao và năng
suất vƣợt trội cho cây trồng. Ở Việt Nam, hiện nay công nghệ trồng cây không dùng
đất không còn mới mẻ, kỹ thuật này đang đƣợc ngƣời sản xuất, tiêu dùng rất quan tâm.
Tuy nhiên, phƣơng pháp này đang đƣợc sử dụng để trồng nhiều loại rau ăn lá, nhƣng
chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi cho việc trồng các loại hoa. Có nhiều phƣơng pháp thủy
canh nhƣng thủy canh tĩnh là phƣơng pháp đơn giản, dễ thực hiện. Điểm then chốt
quyết định thành công của phƣơng pháp thủy canh tĩnh là cần phải pha chế đƣợc một
dung dịch dinh dƣỡng phù hợp với từng loại hoa nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao mà
lại tiết kiệm đƣợc các loại hóa chất.
Nhằm xác định nồng độ dinh dƣỡng thích hợp để trồng một số loại hoa cụ thể và
xây dựng đƣợc một quy trình trồng hoa bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh. Tôi quyết
định chọn đề tài “Xác định nồng độ chất dinh dƣỡng phù hợp để trồng một số loại
hoa bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thiết lập đƣợc môi trƣờng dinh dƣỡng cho một số giống hoa bằng phƣơng pháp
thủy canh.
- Xây dựng quy trình trồng hoa bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh.
- Áp dụng môi trƣờng thích hợp vào trồng thử nghiệm trên hoa hƣớng dƣớng lùn
và hoa thƣợc dƣợc.
3 nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm sinh học, nhu cầu dinh dƣỡng của một số giống hoa ngắn
ngày (hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc)
1



- Xác định công thức môi trƣờng dinh dƣỡng thích hợp, quy trình kỹ thuật và khả
năng sinh trƣởng phát triển của hoa
-Tiến hành trồng thử nghiệm hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc với ba
nồng độ môi trƣờng dinh dƣỡng khác nhau.
- Đánh giá quá trình sinh trƣởng phát triển của hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa
thƣợc dƣợc, đồng thời xác định đƣợc nồng độ dinh dƣỡng thích hợp nhất cho từng loài
hoa.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các nồng độ dinh dƣỡng khác nhau của môi trƣờng thủy canh.
- Một số giống hoa ngắn ngày:
+ Hoa hƣớng dƣơng lùn (tên khoa học: Helianthus annus ).
+ Hoa thƣợc dƣợc (tên khoa học: Dahlia variablis Desf).
5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018.
- Địa điểm: Vƣờn thực nghiệm nông lâm trƣờng Đại học Quảng Bình
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tổng quan tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến phƣơng pháp thủy canh, điều
kiện sinh trƣởng và phát triển của cây hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc.
- Nghiên cứu và xử lý các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài.
- Tham khảo các loại sách báo, internet, tạp chí trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ
các báo cáo, tài liệu khoa học liên quan đến nội dung đề tài.
- Tham khảo một số công trình nghiên cứu về nồng dộ dinh dƣỡng thích hợp trên
các đối tƣợng nhƣ rau màu.........
6.2 Phƣơng pháp thực nghiệm
Pha chế dung dịch dinh dưỡng
- Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
+ Xác định thành phần dinh dƣỡng, hàm lƣợng các chất môi trƣờng thử nghiệm.
+ Pha chế môi trƣờng dinh dƣỡng với thành phần các chất sau:


2


Bảng 1: MT dinh dƣỡng 1(Hoagland)
Tên hóa chất

Trọng lƣợng (g)

stock I:
KNO3

50,56

K2PO4

13,61

MgSO4.7H2O

24,05

Stock II
Ca(NO3).4H2O

212,36

Stock III
H2PO3


0.81

MnCl2.4H2O

0,25

ZnSO4.7H2O

0.56

CuSO4.5H2O

0,022

(NH4)4Mo7O24.4H2O

0,025

Stock IV
FeSO4.7H2O

0,694

Na2FTDA

0,917

- Cách dùng: pha chế các stock lần lƣợt với 0,5 lít nƣớc cất/ 1 stock. Rồi đựng
trong các lọ riêng biệt. Khi sử dụng: dùng peptit để lấy chính xác liều lƣợng dung dịch
thủy canh cần dùng.

- Dùng máy đo TDS để xác định nồng độ TDS của dung dịch Hoagland. Kết quả
thu đƣợc Dung dịch Hoagland cơ bản có TDS=700ppm. Từ nồng độ cơ bản này, tiến
hành pha chế thêm hai nồng độ dung dịch thủy canh khác để tạo ra ba công thức với ba
nồng độ nhƣ sau:
ông thức
CT1
CT2
CT3

Nồng độ dd dinh dƣỡngTDS
(ppm)
500-700
900-1200
1200-1500

3


+ Ký hiệu các công thức thí nghiệm
ông thức
oa hƣớng dƣơng lùn
CT1
HD1
CT2
HD2
CT3
HD3

oa thƣợc dƣợc
TD1

TD2
TD3

Trồng thực nghiệm:
* Bố trí thực nghiệm:
- Chuẩn bị:
+ 6 thùng xốp có chiều dài 40 - 60cm, rộng 35- 40cm và cao 15 - 20cm.
+ Túi Nylon đen.
+ Cốc nhựa (1 thùng có 12 cốc nhựa)
+ Hạt giống hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc( có xuất sứ rõ ràng và tỉ lệ
nảy mầm cao).
+ Dung dịch dinh dƣỡng.
+ Xơ dừa dùng làm giá thể.
+ Bình chia lít.
+ Máy đo EC/TDS ( hiệu TDS meter 3, Water Quality)
* Tiến hành thực nghiệm:
+ Lót nylon đen vào đáy thùng (Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch, và tạo môi
trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của rễ). Sau khi lót nilon đen đem thùng xốp để lên
giá gỗ rồi cho nƣớc sạch sao cho đáy cốc nhựa khi đặt vào thùng bị nhúng xuống nƣớc
1-2cm.
+ Khoét lỗ trên cốc nhựa, 20 lỗ/ cốc có đƣờng kính 0,5 cm. Cho giá thể vào cốc nhựa.
+ Khoét lỗ trên nắp thùng, 12 lỗ/nắp hộp. Lỗ khoét có đƣờng kính bằng với
đƣờng kính cốc nhựa.
+ Nhúng cả cốc nhựa và giá thể vào nƣớc sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi
thùng. Tránh trƣờng hợp khi tƣới chúng rơi xuống vào dung dịch dƣới thùng gây cặn bẩn.
+ Pha dung dịch vào thùng thủy canh.
+ Lắp vào nắp thùng, mỗi lỗ 1 cốc nhựa rồi đậy nắp vào thùng.
+ Ngâm hạt giống hoa trong nƣớc ấm 45oC trong 120 phút.
- Tiến hành gieo hạt: Tiến hành gieo hạt giống nhau giữa các thùng:
+ Mỗi công thức gieo 36 hạt. Gieo 3 hạt vào mỗi cốc nhựa đựng giá thể sâu

khoảng 0,5- 1 cm.
- Sau khi hạt nảy mầm một tuần, tỉa bớt cây ở các lô thí nghiệm chỉ giữ lại 1
cây/cốc nhựa.
- Số lƣợng cây theo dõi: 3 thùng thực nghiệm cây hƣớng dƣơng lùn với 10
cây/thùng.
3 thùng thực nghiệm cây thƣợc dƣợc với 12 cây/thùng.
- Tiến hành chăm sóc theo quy trình kỹ thuật:

4


+ Sau khi gieo hạt tƣới thƣờng xuyên giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Khi cây bắt
đầu bén rễ có khả năng hút dinh dƣỡng (15 ngày), khi cây đủ 45 ngày, cây đủ 75 ngày
tiến hành đổ thêm dung dịch dinh dƣỡng vào thùng, khuấy cho dung dịch dinh dƣỡng
phân tán đều trong thùng( mỗi thùng có V= 8 lít nƣớc)
+ Mỗi tuần một lần tiến hành thông khí làm thoáng dung dịch và tiến hành kiểm
tra pH dung dịch trong các CT (bằng máy đo độ pH) để đảm bảo pH=5,5- 6,0 là môi
trƣờng kiềm đây là độ pH thích hợp để cây trồng phát triển.
* Theo dõi, đánh giá kết quả thực nghiệm:
+ So sánh kết quả về sinh trƣởng của 2 loại hoa ở 3CT, dựa trên các chỉ tiêu: tỷ lệ
nảy mầm, ngày nảy mầm, ngày ra lá đầu tiên, chiều cao cây, số lƣợng lá trên cây.
+So sánh kết quả về năng suất của cây hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc
ở 3CT dựa vào các chỉ tiêu: thời gian ra hoa, số lƣợng hoa.
6.3 Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu:
+ Theo dõi sự thay đổi nồng độ TDS 1 lần/ngày, cụ thể:
Ban đầu pha chế dung dịch thủy canh với nồng độ cao nhất ở mỗi thùng(
CT1=700ppm, CT2=1200ppm, CT3=1500ppm) sau đó dùng máy đo TDS để kiểm tra
sự thay đổi của chúng đến khi nồng độ dung dịch thủy canh xuống dƣới mức thấp nhất
là CT1=500ppm, CT2=900ppm và CT3=1200ppm thì tiến hành bổ sung chất dinh
dƣỡng để đƣa nồng độ đó về mức cao nhất. Tiến hành 3 lần lặp lại để kiểm tra độ

chính xác và kết luận đƣợc bao nhiêu ngày thì thay dung dịch dinh dƣỡng ở từng công
thức
+ Tỷ lệ nảy mầm: gieo 36 hạt trong mỗi thùng (Tỷ lệ nảy mầm chính là số cây
con/ tổng số hạt đã gieo).
+ Ngày nảy mầm: Thời gian nảy mầm đƣợc xác định bằng thời gian từ khi gieo
hạt đến thời điểm mầm nhú ra khỏi vỏ hạt, hình thành lông hút, rễ đâm xuống giá thể( 50%
hạt)
+ Ngày ra lá đầu tiên: Thời gian ra lá đầu tiên đƣợc xác định bằng thời gian từ
khi gieo hạt đến thời điểm lá mầm nhú ra khỏi vỏ hạt( 50% cây ra lá)
+ Chiều cao cây: Đƣợc đo từ gốc rễ lên đến đỉnh của ngọn cây (15 ngày tuổi, 30
ngày tuổi,45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi).
+ Số lƣợng lá trên cây: Đƣợc tính bằng tổng số lá trên một cây (15 ngày tuổi, 30
ngày tuổi, 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi).
+ Ngày ra hoa: Đƣợc tính bằng thời gian từ khi gieo hạt đến khi ra bông hoa đầu tiên(
50% cây ra hoa).
+ Số lƣợng hoa: Đƣợc tính bằng tổng số hoa trên một cây.
6.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm thống kê Minitab 18 để xử lý số liệu.
+ Đánh giá độ biến động của các chỉ tiêu (CV%). CV phản ánh mức độ dao động
của các kết quả thu đƣợc.
+ So sánh các giá trị trung bình ở mức sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất LSD (α= 0.05)
5


PHẦN II. NỘI DUNG
ƢƠNG : TỔNG QU N Á VẤN ĐỀ NG

ÊN ỨU

1. Sơ lƣợc về hoa hƣớng dƣơng lùn, hoa thƣợc dƣợc và nhu cầu dinh dƣỡng

cần thiết.
1.1 Phân loại hoa
* Hướng dương lùn
- Phân loại:
Tên gọi thƣờng: Hƣớng dƣơng lùn
Tên khoa học: Helianthus annuus.
Chi:
Helianthus
Họ:
H. annuus
Bộ:
Asterales
Lớp :
Asterids
Ngành :
Asteraphyta
- Đặc điểm sinh học: Đây là loài cây thảo sống khoảng một năm, thân to thẳng có
lông cứng, thƣờng có đốm, cao 25-30 cm. Lá to, thƣờng mọc so le, có cuống dài, phiến
lá hình trứng đầu nhọn, phía dƣới hình tim, mép có răng cƣa, hai mặt đều có lông
trắng. Cụm hoa đầu lớn, đƣờng kính 5-10 cm, bao chung hình trứng. Hoa hình lƣỡi,
ngoài màu vàng, các hoa lƣỡng tính ở giữa màu tím hồng. Cây ra hoa vào mùa đông và
mùa xuân.
* Hoa thược dược
- Phân loại: Tên gọi thƣờng: Thƣợc dƣợc
Tên khoa học: Dahlia variablis Desf
Chi:
Dahlia
Họ:
Asteraceae
Bộ:

Asterales
Lớp :
Asterasida
Ngành :
Asteraphyta
- Đặc điểm sinh học: Cây thƣợc dƣợc là cây thân thảo một năm, cao khoảng 2530 cm. Rễ thịt to, hình cầu. Thân cây thẳng đứng, có phân nhánh. Lá mọc đối xứng, có
rãnh nhƣ lông vũ, phiến lá hình trứng.
1.2 Một số chất khoáng cần thiết đối với cây hoa[7]
Chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ phát triển và ra hoa của cây.
Hoa hƣớng dƣơng lùn và hoa thƣợc dƣợc đòi hỏi nguồn dinh dƣỡng thích hợp về số
lƣợng và thành phần để cây có thể ra hoa.
Những nguyên tố cần thiết cho sự sinh trƣởng và phát triển thích hợp là O, H, N,
C, S, Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, Bo, Mo. Một số nguyên tố thì chỉ cần với số lƣợng rất ít,
tuy nhiên một trong các nguyên tố đó có thể trở thành một nhân tố giới hạn đối với sự
phát triển của cây. [16][18]

6


- Oxy (O2): đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trƣởng và phát triển của cây,
do chức năng tham gia vào quá trình hô hấp. Chức năng sống có thể bị ngừng lại nếu
nhƣ không có quá trình hô hấp. Cây hấp thụ O2 từ khí quyển, qua lá, và từ nƣớc thông
qua rễ.
- Hydro (H2): Cây hấp thụ H2 hầu hết là từ nƣớc, thông qua quá trình thẩm thấu ở
rễ. Nó rất quan trọng vì chất béo và cacbohydrat đều có thành phần chính là H, cùng
với O và C.
+ Các nguyên tố đa lượng:
- Nitơ (N2): Là thành phần bắt buộc của protein chất đặc trƣng cho sự sống. Nó
có trong thành phần enzym, trong màng tế bào, trong diệp lục tố mang chức năng cấu
trúc. Các hợp chất Nitơ còn cung cấp năng lƣợng cho cơ thể. Nitơ là yếu tố dinh

dƣỡng đóng góp rất quan trọng trong việc điều tiết quá trình sinh lý, trao đổi chất của
cây. Dạng sử dụng Urê (NH4)2, SO4, NH4, NO3…
- Photpho (P) là thành phần quan trọng trong sự sinh trƣởng, P cần thiết cho sự
phân chia tế bào, sự tạo hoa và trái, sự phát triển của rễ. P có liên quan đến trong sự
tổng hợp đƣờng, tinh bột vì P là thành phần của các hợp chất cao năng tham gia vào
các quá trình tổng hợp hay phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.
- Kali (K): làm thúc đẩy quá trình quang hợp và thúc đẩy sự vận chuyển glucid từ
phiến lá vào các cơ quan. Kali còn tác động rõ rệt đến trao đổi protit, lipit, đến quá
trình hình thành các vitamin. Kali giúp cho việc tăng tính chống chịu của cây với nhiệt
độ thấp, khô hạn và bệnh. Sử dụng K dƣới dạng KCl, KHCO3, K2HPO4, KNO3,
K2SO4…
- Canxi (Ca) là thành phần muối pectat của tế bào (pectat calcium) có ảnh hƣởng
trên tính thấm của màng. Trong tế bào Ca hiện diện ở không bào, mô già ở lá nhiều Ca
hơn ở lá non. Ca cần cho sự thâm nhập của NH4+ và NO3- vào rễ, khi môi trƣờng đất
có pH thấp (3-4) thì ion Al3+ thƣờng bị keo đất hấp thu sẽ phóng thích ra môi trƣờng
và đầu độc rễ.
- Magiê (Mg): Là thành phần cấu trúc của diệp lục tố, có tác dụng sâu sắc và
nhiều mặt đến quá trình quang hợp, phụ trợ cho nhiều enzym đặc biệt ATPase liên
quan trong biến dƣỡng carbohydrat, sự tổng hợp acid nucleic, sự bắt cặp của ATP với
các chất phản ứng.
+ Nguyên tố vi lượng:
Các nguyên tố vi lƣợng có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật. Hàm lƣợng
các nguyên tố này trong mô thực vật biến động trong khoảng một phần nghìn đến một
phần trăm nghìn. Các nguyên tố vi lƣợng tham gia vào quá trình oxy hoá khử, quang
hợp, trao đổi chất nitơ và gluxít của thực vật, tham gia vào các trung tâm hoạt tính của
enzym và vitamin, tăng tính chống chịu của cơ thể thực vật đối với các điều kiện môi
trƣờng bất lợi. Sự thiếu hụt của các nguyên tố vi lƣợng có thề gây ra nhiều bệnh và
không hiếm những trƣờng hợp cây chết ở tuổi cây non.

7



Các nguyên tố nhƣ Cu, Bo, Zn, và Mo cần thiết nhƣng chỉ cần với lƣợng rất nhỏ.
Những nguyên tố này có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây.
- Kẽm(Zn): Tham gia trong quá trình tổng hợp auxin, vì Zn có liên quan đến hàm
lƣợng tripthophan aminoaxit tiền thân của quá trình tổng hợp NAA. Zn còn là chất
hoạt hoá của nhiều enzim dehydrogennaza, có thể có vai trò trong quá trình tổng hợp
protein.
- Lƣu huỳnh (S): Giữ vai trò đệm trong tế bào (trao đổi anion với các tế bào )
- Sắt (Fe): Có vai trò quan trọng trong phản ứng oxi hoá khử, Fe tham dự trong
chuỗi chuyển điện tử ở quang hợp (Ferodoxin và khử nitric )
- Đồng (Cu): Gần giống vai trò của Fe, là thành phần cấu trúc nhiều enzym xúc
tác của phản ứng oxi hoá khử, can thiệp vào các phản ứng oxy hoá cần O2 phân tử.
- Mangan (Mn): Ảnh hƣởng của Mn đối với cây trồng khá giống Fe, ngoại trừ
bệnh vàng lá không xuất hiện ở các lá non, nhƣ trong trƣờng hợp. Có một vài dấu hiệu
có sự ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các lƣợng khác nhau Fe và Mn và cần phải phòng ngừa
trƣớc để chắc chắn rằng sự cân đối giữa Mn và Fe là không đổi trong giới hạn để cây
trồng phát triển tốt nhất.
- Silic (Si): Chống lại sự tấn công của côn trùng và bệnh tật. Chống lại tác dụng
độc của kim loại.
2. Sơ lƣợc về phƣơng pháp thủy canh
2.1 Phƣơng pháp thủy canh
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà cây đƣợc trồng trực tiếp vào
dung dịch dinh dƣỡng hoặc các giá thể mà không phải đất. Các giá thể có thể là cát,
trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite pertile…[12]
Thủy canh là phƣơng pháp trồng cây chủ yếu của các phƣơng thức canh tác
không sử dụng đất. Trồng cây trong dung dịch thủy canh đƣợc Boyle nghiên cứu đầu
tiên năm 1666, ông trồng cây trong những lọ con chỉ có nƣớc mà vẫn sống. Sau đó,
1699 John Woodwald đã trồng cây bạc hà trong nƣớc có độ tinh khiết khác nhau và
ông có nhận xét: “Cây trồng trong nƣớc tự nhiên sinh trƣởng tốt hơn trong nƣớc tinh

khiết và cây sinh trƣởng tốt nhất khi trồng trong nƣớc đục.” Weigmam(1771-1853),
Polstoff (1781-1844), Boussingault (1802-1887) là những ngƣời trồng cây trên các giá
thể trơ và dùng dung dịch dinh dƣỡng để tƣới cho cây.[17]
Ở Việt Nam, công nghệ trồng cây không dùng đất còn mới mẻ nhƣng kĩ thuật
này đang đƣợc ngƣời sản xuất, tiêu dùng rất quan tâm vì nó cung cấp sản phẩm an toàn
nên sẽ phát triển mạnh trong tƣơng lai. Từ tháng 9 năm 2006, phƣơng pháp trồng rau
thuỷ canh đƣợc thử nghiệm tại Phân viện Sinh học Đà Lạt. Hệ thống thuỷ canh này
không cần công chăm sóc bởi hệ thống tự cung cấp nƣớc tƣới, chế độ dinh dƣỡng cho
cây rau hoàn toàn tự động. Sau khi trồng thành công rau xà lách bằng phƣơng pháp
thuỷ canh, Phân viện Sinh học Đà Lạt tiếp tục trồng khoai tây và cũng cho kết quả tốt.
Phƣơng pháp thủy canh xuất hiện và phát triển trên thị trƣờng Việt Nam từ cuối
năm 2008, cây thủy canh (hay còn gọi là cây trồng bằng nƣớc) ngày càng trở nên
8


phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại, nhiều màu sắc để con ngƣời có thể thoải
mái lựa chọn và sử dụng.[3]
Theo Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ: Ứng dụng công nghệ thủy canh để sản
xuất rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn đƣợc
Trung tâm phát triển rau đậu Châu Á do tiến sỹ Hideo Imai và David Midmore nghiên
cứu và hoàn thiện. [1]
Trung tâm rau quả Hà Nội có một khu nhà kính áp dụng kĩ thuật trồng cây không
cần đất với các trang thiết bị hiện đại đã đi vào hoạt động. Trung tâm công nghệ cao
Kiến An (Hải Phòng) cũng xây dụng nhà lƣới tiên tiến để sản xuất rau an toàn theo
công nghệ này.
Sau nhiều thành công của kĩ thuật trồng rau ăn lá bằng phƣơng pháp thủy canh,
Nguyễn Văn Quy giảng viên Khoa Nông học, ĐH Nông lâm Huế đã nghiên cứu thành
công cho ra môi trƣờng NQ2 dùng để trồng cây kiểng lá bằng phƣơng pháp thủy
canh.[5][8]
Mới đây, nhóm nghiên cứu do Võ Văn Minh, Trƣởng khoa Sinh - Môi trƣờng,

Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã ứng dụng thành công trồng rau sạch trong điều kiện
khắc nghiệt bằng phƣơng pháp thủy canh. Theo Võ Văn Minh, thủy canh là kỹ thuật
đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới và mang lại hiệu quả cao cho ngành nông
nghiệp trong điều kiện không còn đất để canh tác. Ở Việt Nam, kỹ thuật này đƣợc áp
dụng tại Đà Lạt, Hà Nội, TPHCM… [5][12].
2.2 Phân loại các hệ thống thủy canh
Dựa vào đặc điểm sử dụng dung dịch dinh dƣỡng, có thể chia thành 2 kiểu hệ
thống thủy canh chính nhƣ sau:[11][13][29]
- Hệ thống thủy canh tĩnh: Đây là loại hệ thống thủy canh mà trong quá trình sử
dụng để trồng cây, dung dịch dinh dƣỡng không chuyển động. Hệ thống này có nhƣợc
điểm là thƣờng xuyên thiếu ôxy trong dung dịch và pH dung dịch dinh dƣỡng dễ bị
axit.
- Hệ thống thủy canh động: Đây là hệ thống thủy canh mà trong quá trình trồng
cây, dung dịch dinh dƣỡng có chuyển động nên chi phí cao, nhƣng dung dinh dƣỡng
không thiếu oxy. Hệ thống thủy canh động đƣợc chia thành 2 loại:
+ Hệ thống thủy canh mở: Những hệ thống thủy canh mà trong đó dung dịch
dinh dƣỡng không có sự tuần hoàn trở lại gây nên lãng phí dung dịch.
+ Hệ thống thủy canh kín: Những hệ thống thủy canh động mà trong đó dung
dịch dinh dƣỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ một hệ thống bơm hút dung dịch dinh
dƣỡng ở bể chứa thấp đƣa lên hệ thống máng trồng cây. Nhƣ vậy, hệ thống này chi
phí ban đầu cao nhƣng về lâu dài lại tiết kiệm đƣợc dung dịch dinh dƣỡng.
2.3 Ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp thủy canh
Ưu điểm
- Điều chỉnh đƣợc dung dịch dinh dƣỡng cho cây trồng: Đối với cây trồng trong
đất, việc điều chỉnh dinh dƣỡng thích hợp cũng nhƣ loại bỏ những yếu tố có hại cho
9


cây trồng là rất khó khăn. Nhƣng cây trồng trong dung dịch hay trên giá thể trơ, cứng
có sử dụng dung dịch dinh dƣỡng, ta có thể chọn dung dịch dinh dƣỡng phù hợp nhất

cho từng loại cây trồng, loại bỏ đƣợc những thành phần có hại hay ảnh hƣởng xấu đến
sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Các chất dinh dƣỡng cần thiết cho cây đƣợc cung
cấp kịp thời, đặc biệt có khả năng kiểm tra, điều chỉnh pH thích hợp cho rễ cây hút
nƣớc và muối khoáng tốt nhất.[11][25]
- Giảm bớt yêu cầu về lao động: Kỹ thuật trồng cây trên đất phải tiến hành những
công việc thƣờng xuyên nhƣ làm đất, làm cỏ, xới xáo... còn kỹ thuật trồng cây bằng
phƣơng pháp thủy canh thì loại bỏ hoàn toàn những công việc trên.[11]
- Dễ tƣới nƣớc: Dễ tƣới nƣớc là ƣu điểm chính của kỹ thuật trồng cây không
dùng đất so với các phƣơng thức trồng cây khác trên đất. Nƣớc đƣợc cung cấp kịp
thời, đầy đủ và đồng đều nhƣ phƣơng thức màng mỏng dinh dƣỡng..[11].
- Dễ thanh trùng: Đối với đất việc khử trùng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh là vô
cùng khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp. Nhƣng trong các hệ thống thủy canh thì
việc khử trùng, loại bỏ tác nhân gây hại cho cây rất đơn giản, chỉ cần rửa bằng
Formaldehyd loãng rồi tráng lại bằng nƣớc sạch hay thay các tấm polythrene trong
lòng máng và bảo đảm an toàn.
- Nâng cao năng suất cây trồng: do chủ động kiểm soát đƣợc các chất dinh dƣỡng
cây trồng hấp thu nên trồng cây bằng phƣơng pháp thủy canh cho năng suất cao và ổn
định, so với trồng cây trên đất tăng từ 25-500% chủ yếu do tăng vụ (có thể trồng liên
tục)[13]
Nhược điểm
Tuy nhiên trồng cây bằng phƣơng pháp thủy canh cũng có các hạn chế
sau[11][13][25]:
- Những thay đổi đột ngột các yếu tố môi trƣờng cũng nhƣ việc cung cấp dinh
dƣỡng và tƣới nƣớc không đúng có thể gây ra những rối loạn sinh lý ở cây.
- Vốn đầu tƣ ban đầu cao do chi phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này
không cao so với những chi phí về thuốc trừ sâu bệnh và côn trùng, thuê công nhân.
Hơn nữa các máy móc đƣợc tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tƣ ban đầu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này
gây cản trở cho việc mở rộng phƣơng pháp thủy canh đại trà.
- Đòi hỏi nguồn nƣớc sạch: Theo D.J.Midmore, yêu cầu về độ mặn trong nƣớc

dùng trong các hệ thống trồng cây không dùng đất cần nhỏ hơn 2500ppm. Do vậy phải
sử dụng nguồn nƣớc đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định. Nhìn chung sử dụng nƣớc
máy, nƣớc giếng để trồng cây thủy canh là đạt yêu cầu..

10


Bảng 2: So sánh giữa cây trồng cần đất và thủy canh [12]
Trồng cây cần đất
Trong đất trồng, các vi khuẩn phải phân
cắt chất hữu cơ phức tạp thành các
nguyên tố cơ bản nhƣ nitrogen,
phosphor, potassium .
Đất trồng không thể sản sinh nhiều chất
dinh dƣỡng trên mỗi diện tích đủ cho hệ
rễ có thể hấp thu.

Thủy canh
Thức ăn cho cây đƣợc cân bằng (dung dịch
dinh dƣỡng) đƣợc hòa tan thẳng vào nƣớc
nên thực vật có thể nhận chất dinh dƣỡng
hoàn hảo mọi lúc.
Phƣơng pháp thủy canh cung cáp các chất
dinh dƣỡng hòa tan trong nƣớc và đƣợc rễ
hấp thụ trực tiếp.

Đất trồng giảm sút giá trị dinh dƣỡng Giá trị pH và dinh dƣỡng của nƣớc đƣợc đo
của nó và khó xác định các mục pH và và duy trì dễ dàng, vì vậy các thực vật luôn
độ màu mỡ.
có đủ chất dinh dƣỡng cần thiết.

Chỉ khi các cây trồng trên đất đƣợc Trong một hệ thống thủy canh, độ ẩm hiện
tƣới, các nguyên tố cơ bản mới có thể diện trong các khoảng thời gian đƣợc kéo
hòa tan vào nƣớc.
dài hay trong mọi lúc.
Đất trồng đóng vai trò vật chủ đối với
nhiều vi sinh vật có hại.
Đất trồng cần nhiều việc tƣới, có một
sự hiện diện các vi sinh vật gây hại cao
hơn, thực vật lớn chậm hơn, cần nhiều
không gian và chăm sóc hơn.

Các môi trƣờng trồng thủy canh rất an toàn
cho thực vật và ngƣời trồng.
Thủy canh làm tăng sự tăng trƣởng và sản
lƣợng trên mỗi diện tích của thực vật, giảm
các vi sinh vật gây hại, bệnh tật và nhu cầu
tƣới nƣớc thực vật.

2.4 Dung dịch dinh dƣỡng
2.4.1: Khái niệm
Dung dịch dinh dƣỡng là hỗn hợp các muối khoáng và các chất hữu cơ hòa tan
trong nƣớc. Dung dịch dinh dƣỡng cần thiết cho sự sinh trƣởng và phát triển bình
thƣờng của cây nhờ các yếu tố khoáng (nguyên tố đa lƣợng và vi lƣợng). [4][6][12]
2.4.2: Pha chế dung dịch dinh dưỡng
Tất cả các chất dinh dƣỡng ở dạng muối đều đƣợc thêm vào trong nƣớc. Bản thân
nƣớc cung cấp cho cây cũng có một vài chất khoáng hòa tan có ích cho cây. Các chất
khoáng đƣợc sử dụng trong môi trƣờng bắt buộc phải đƣợc hoà tan hoàn toàn trong
nƣớc, nếu thêm bất kì chất nào mà không tan trong nƣớc thì không có tác dụng gì đối
với cây.[8][12]
Trong thuỷ canh tất cả các chất cần thiết cung cấp cho cây đều đƣợc sử dụng

dƣới dạng các muối khoáng vô cơ đƣợc hoà tan trong dung môi là nƣớc.
Điều đáng chú ý là nếu sử dụng các môi trƣờng dinh dƣỡng với dạng nƣớc thì
phải nắm rõ nguyên tắc pha chế để chúng không bị kết tủa làm mất tác dụng của hoá
chất. Ví dụ: Ca và P nếu bị pha chung thì bị kết tủa, Fe phải đƣợc pha riêng. Trong
thuỷ canh, các chất khoáng đƣợc sử dụng phải có độ hoà tan cao, tránh lẫn các tạp
chất. Môi trƣờng dinh dƣỡng đạt yêu cầu cao khi có sự căn bằng về nồng độ ion
11


khoáng sử dụng trong môi trƣờng để đảm bảo độ pH ổn định từ 5.5 – 6,0 độ tạo môi
trƣờng kiềm để cây trồng sinh trƣởng phát triển tốt.
2.4.3: Giới thiệu 2 chỉ số quan trọng là EC và TDS
Trong trồng thủy canh ngƣời ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện (EC); sự
phân hủy các muối khoáng (TDS) hoặc nhân tố hòa tan (CF: conductivity factor) của
các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dƣỡng vào môi trƣờng nuôi trồng thủy
canh.
Chỉ số EC (electro-conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong
dung dịch. Độ dẫn điện có thể đƣợc thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau, nhƣng đơn
vị tiêu biểu đƣợc dùng để đo lƣờng EC là millisiemens trên centimet (mS / cm). Chỉ số
EC không diễn tả nồng độ của từng chất trong dung dịch đồng thời cũng không thể
hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dƣỡng trong dung dịch.
Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) là chỉ số đo tổng lƣợng chất rắn hoà tan,
tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong
một khối lƣợng nƣớc nhất định. TDS thƣờng đƣợc biểu thị bằng hàm số ml/L hoặc
ppm(Parts Per Million). 1 ppm tƣơng ứng với 1mg chất rắn hòa tan trong một lít nƣớc.
Hầu hết nƣớc máy sẽ có chỉ số TDS vào khoảng từ 200 – 400ppm.
Tầm quan trọng của EC và TDS trong thủy canh: Đối với chỉ số EC: Trong suốt
quá trình tăng trƣởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần, do vậy duy trì EC ở một
mức ổn định là rất quan trọng. Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nƣớc của
cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất. Điều này làm nồng độ dung dịch tăng

cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nƣớc vào môi trƣờng. Ngƣợc
lại, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nƣớc. Khi đó, nồng độ
dung dịch giảm mạnh, cây sẽ không đƣợc cung cấp đầy đủ khoáng chất, chậm lớn và
phát triển kém.Chỉ số TDS cũng ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của cây: Nếu TDS
lên quá cao, nồng độ dung dịch vƣợt mức cho phép sẽ gây ra hiện tƣợng ngộ độc cho
cây. Ngƣợc lại, khi chỉ số TDS xuống thấp, dung dịch thủy canh sẽ không đảm bảo
cung cấp đủ chất dinh dƣỡng cho cây trồng.

12


Bảng 3: Một số giới hạn E và TDS đối với một số loại cây trồng.[25]
ây trồng

EC(mS/cm)

TDS(ppm)

Cầm chƣớng

2,4 – 5,0

1400 - 2450

Địa lan

0,6 – 1,5

420 - 560


Hoa hồng

1,5 – 2,4

1050 - 1750

Cà chua

2,4 – 5,0

1400 - 3500

Xà lách

0,6 – 1,5

280 - 1260

Xà lách xong

1,5 – 2,4

280 - 1260

Cây chuối

2,4 – 5,0

1260 - 1540


Cây dứa

2,4 – 5,0

1400 - 1680

Dâu tây

1,5 – 2,4

1260 - 1540

Ớt

1,5 – 2,4

1260 - 1540

2.4.4 Tính toán dinh dưỡng trong kỹ thuật thủy canh:[26]
Nồng độ muối trong nƣớc có thể đƣợc biểu diễn bằng nhiều cách chẳng hạn bằng
ppm, mg/l, g/l…Trong đó đơn vị thƣờng đƣợc sử dụng trong pha chế dung dịch thủy
canh là ppm. Phần triệu (ppm) chính là số gam muối có trong một triệu gam nƣớc; do
1 cm3 nƣớc nặng 1g nên tính theo một triệu cm3 nƣớc (1000 lít).
Ví dụ: trong công thức dinh dƣỡng nitơ 180 ppm có nghĩa là trong 1000 lít nƣớc
có 180 gam nitơ (ở dạng muối) hòa tan trong đó. Để quy đổi ra khối lƣợng muối cần
sử dụng, đầu tiên ta chọn muối để cung cấp N, sau đó thực hiện các bƣớc tính toán. Ví
dụ: chọn amoni sunfat tiến hành tính toán nhƣ sau:
Trƣớc hết viết Công thức phân tử: (NH4)2SO4
 Tính khối lƣợng phân tử:
M = 2*14 +8*1+ 32 + 4*16 = 132

 Tính % khối lƣợng N trong phân tử: (2*14/132) * 100 = 21,3%.
 Từ tỉ lệ phần trăm này tính ra nồng độ muối theo yêu cầu để có đƣợc 180 ppm
nitơ: (180/2,13) *100 = 845ppm
Đó cũng chính là lƣợng amoni sunfat tính bằng gam cần đƣợc hòa tan trong 1000
lít nƣớc để cung cấp 180g nitơ (180 ppm).
Bốn bƣớc cơ bản trên đây có thể áp dụng để tính toán lƣợng muối bất kì yêu cầu
đối với một nguyên tố bất kì. Ví dụ: amoni đihidrophotphat cung cấp cả 2 nguyên tố P
và N trong công thức dinh dƣỡng. Cần lƣu ý một số muối có dạng khác nhau, ví dụ
magie sunfat thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng MgSO4.7H2O, nhƣng cũng có thể dung
muối MgSO4. Trƣớc khi tính tổng nồng độ ppm của nguyên tố phải biết chính xác
CTPT của muối dự định sử dụng.
Khó có thể tìm ra một công thức dinh dƣỡng lí tƣởng bởi vì có nhiều tài liệu đƣa
ra những công thức khác nhau, vì thế ngƣời ta chỉ có thể biết đƣợc giới hạn tối ƣu của
mỗi nguyên tố dinh dƣỡng.
13


ƢƠNG I. KẾT QUẢ VÀ T ẢO LU N
Qua quá trình thực nghiệm trồng cây hoa hƣớng dƣơng lùn, hoa thƣợc dƣợc bằng
phƣơng pháp thủy canh, thu đƣợc kết quả sau:
1. ác chỉ tiêu sinh trƣởng của hoa hƣớng dƣơng lùn
Khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống hoa hƣớng dƣơng lùn đƣợc thể hiện
qua các chỉ tiêu:
1.1 Tỉ lệ nảy mầm, ngày nảy mầm, ngày ra lá đầu tiên
- Thời gian từ khi gieo hạt đến khi cho vào dung dịch: 15 ngày.
- Thời gian từ khi cho vào dung dịch đến thu hoạch: 65 ngày.
- Theo kết quả thực nghiệm ở bảng 4 cho thấy hoa hƣớng dƣơng trồng theo 3
công thức có khả năng phát triển tƣơng đƣơng nhau về các chỉ tiêu: tỉ lệ nảy mầm,
ngày nảy mầm, ngày ra lá đầu.
Bảng 4: So sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng của hoa hƣớng dƣơng lùn giữa các CT

hỉ tiêu
ông thức

Tỉ lệ nảy mầm
(%)

Ngày nảy mầm
(ngày)

Ngày ra lá đầu tiên
(ngày)

CT 1

95,5

3,80 ± 0,15

5,40± 0,16

CT 2

95,5

3,80 ± 0,16

5,40± 0,15

CT3


95,5

3,80 ± 0,15

5,40 ± 0,15

Từ số liệu trong bảng, thấy rằng:
- Tỉ lệ nảy mầm của hoa hƣớng dƣơng lùn ở từng công thức tƣơng đối cao(
95,5%) và không có sự khác biệt ở ba công thức. Vì hạt nảy mầm phụ thuộc vào nhiều
yếu tố nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm, không khí và chất lƣợng hạt giống mà các yếu tố này ở cả
ba công thức đều tƣơng đƣơng nhau.
- Ngày nảy mầm ở ba công thức có sự chênh lệch nhau không đáng kể. Ngày nảy
mầm của cây hoa hƣớng dƣơng ở cả 3 công thức đều giống nhau là 3,8 ngày.
- Về ngày ra lá đầu tiên: từ khi nảy mầm đến khi ra lá đầu tiên tƣơng đối ngắn,
khác nhau tùy từng công thức. Theo kết quả thực nghiệm, thì khoảng 2-3 ngày sau khi
nảy chồi sẽ ra lá đầu tiên. Cây hoa hƣớng dƣơng lùn ở 3 nồng độ có thời gian ra lá đầu
tiên khá bằng nhau.
Qua quá trình thực nghiệm bƣớc đầu thấy rằng, tỉ lệ độ nảy mầm ở cả ba công
thức là nhƣ nhau.
1.2 Chỉ tiêu chiều cao cây
- Bảng 5 thể hiện hoa hƣớng dƣơng lùn đƣợc trồng theo 3 công thức với nồng độ
dinh dƣỡng khác nhau ảnh hƣởng đến chỉ tiêu chiều cao cây.

14


Bảng 5: So sánh các chỉ tiêu chiều cao cây hoa hƣớng dƣơng lùn giữa các CT
hỉ tiêu
hiều cao cây (cm)
ông thức

CT1
CT2
CT3

15 ngày
3,07a ± 1,08
2,66b ± 0,07
3,66ab ± 0,07

30 ngày
8,74b ± 1,54
7,80b ± 1,07
9,19a ± 1,79

45 ngày
14,39c ± 1,45
16,40b ± 0,97
18,12a ± 1,19

60 ngày
18,08c ± 1,75
20,49b ± 1,19
24,71a ± 2,18

(Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin
cậy xác suất P=95%)

Về chỉ tiêu chiều cao cây có sự khác nhau ở từng công thức, tùy thuộc vào hàm
lƣợng các chất dinh dƣỡng có trong các công thức. Nhìn chung, sự tăng chiều cao cây
ở CT1 nhỏ hơn so với CT2 và CT3.

Ở giai đoạn 15 ngày chiều cao cây ở CT3(3,66 cm) là cao nhất, thấp nhất là cây ở
CT2 (2,66 cm) và trung bình là ở CT1(3,07 cm) nhƣng sự khác nhau không lớn hay
nói cách khác là sự sai khác không có ý nghĩa.
Ở giai đoạn 30 ngày, chiều cao của cây tăng đều so với giai đoạn 15 ngày, cây
CT1 đã cao 8,74 cm nhƣng thấp hơn so với CT3 là 9,19 cm và ở CT2 đã có sự tăng
trƣởng rõ rệt (7,80cm) qua đó cho thấy chiều cao cây ở mỗi công thức đã có sự sai
khác có ý nghĩa.
Đến 45 ngày tuổi thì chiều cao của cây tiếp tục tăng nhanh đặc biệt là hoa hƣớng
dƣơng lùn ở CT2 cao 16,4 cm đồng thời CT3 vẫn tiếp tục tạo ƣu thế với chiều cao lớn
nhất là 18,12 cm, xếp cuối là CT1 với 14,39 cm.
Giai đoạn 60 ngày tuổi hoa hƣớng dƣơng lùn tiếp tục sinh trƣởng tăng chiều cao
với tốc độ nhanh và chiều cao của cây ở CT1 là 18,08 cm, CT3 là 24,71 cm, và ở CT2
là 20,49 cm.
Tốc độ tăng trƣởng về chiều cao của cây hoa hƣớng dƣơng lùn ở giai đoạn từ khi
gieo hạt đến 15 ngày tuổi chậm do ở giai đoạn này bộ rễ chƣa phát triển nên tốc độ hút
khoáng và hút nƣớc chậm. Đến giai đoạn 30 ngày tuổi khi bộ rễ phát triển, tốc độ hút
khoáng và hút nƣớc tăng lên. Khi môi trƣờng có hàm lƣợng dinh dƣỡng phù hợp, hoa
hƣớng dƣơng lùn sẽ tích cực hút nƣớc và các chất khoáng, quá trình quang hợp đƣợc
tăng cƣờng. Vì vậy sự tích lũy chất khô tăng lên, chiều cao cây tăng mạnh. Từ 30 ngày
tuổi đến 60 các chất dinh dƣỡng vừa cung cấp cho quá trình sinh trƣởng vừa chuẩn bị
cho quá trình ra hoa nên tốc độ tăng chiều cao cây giảm. Nói một cách khác nồng độ
dung dịch dinh dƣỡng đã quyết định tới tốc độ sinh trƣởng về chiều cao cây, qua thực
nghiệm cho thấy nồng độ dinh dƣỡng tốt nhất giúp hoa hƣớng dƣơng lùn tăng chiều
cao cây là ở CT3 với nồng độ 1200- 1500ppm.

15


25
20

CT1

15

CT2
10

CT3

5
0
15 ngày

30 ngày

45 ngày

60 ngày

iểu đồ 1: Sự tăng về chiều cao của hoa hƣớng dƣơng lùn ở các công thức.
1.3 Chỉ tiêu số lá/cây
- Theo kết quả thực nghiệm ở bảng 6 cho thấy hoa hƣớng dƣơng lùn trồng theo 3
công thức có khả năng sinh trƣởng khác nhau đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu số lá/cây của hoa.
Bảng 6: So sánh các chỉ tiêu số lá/cây hoa hƣớng dƣơng lùn giữa các CT
hỉ tiêu
Số lá/cây
15 ngày

30 ngày


45 ngày

60 ngày

CT 1

3,10a ± 0,88

7,20b ± 1,32

10,80b ± 2,35

14,00b ± 2,19

CT2

3,00a ± 1,06
3,40a ± 0,69

7,80c ± 1,39
8,50a ± 1,59

11,40c ± 1,65
13,20a ± 1,03

16,80c ± 2,70
17,80a ± 1,99

ông thức


CT3

(Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin
cậy xác suất P=95%)

Qua bảng số liệu, cho thấy:
Nhìn chung, số lá/cây trong giai đoạn 15 ngày tuổi ở cả ba công thức gần giống
nhƣ nhau. Ở giai đoạn 30, số lá/cây tiếp tục tăng so với giai đoạn 15 ngày, cây CT3 có
8,50 lá, CT2 đã có sự tăng mạnh vƣợt CT1với 7,80 lá và CT1 có 7,20 lá tạo ra sự sai
khác có ý nghĩa. Đến 45 ngày tuổi so với cây 30 ngày tuổi cây ở CT3 số lá đã tới 13,20
lá, CT2 là 11,40 lá và CT1 là 10,80 lá. Ở giai đoạn sinh trƣởng 60 ngày tuổi thì số là cây
tiếp tục tăng đều ở CT3 có 17,80 lá, CT2 là 16,80 lá và cuối cùng là CT1 với 14,00 lá.
Chỉ tiêu chiều cao cây và số lá/cây phụ thuộc nhiều vào hàm lƣợng các chất dinh
dƣỡng. Chiều cao cây và số lá trên cây là hai chỉ tiêu tỉ lệ thuận với nhau. Cây hƣớng
dƣơng lùn trồng trong ở cả ba công thức có số lá/cây tƣơng đƣơng nhau.

16


30
25
20
CT1
15

CT2
CT3

10
5

0
15 ngày

30 ngày

45 ngày

60 ngày

iểu đồ 2: Sự tăng về số lá của cây hoa hƣớng dƣơng lùn ở các công thức.
1.4 Chỉ tiêu về năng suất
Liên quan đến năng suất cây hoa hƣớng dƣơng lùn, tôi xác định dựa vào các chỉ
tiêu: ngày ra hoa, số lƣợng hoa:
Bảng 7: So sánh các chỉ tiêu năng suất hoa hƣớng dƣơng lùn giữa các CT
hỉ tiêu
ông thức

Ngày ra hoa
( ngày)

Số lƣợng hoa
( bông/cây)

CT1

62,50b ± 0,156

1,25b ± 0,20

CT2


62,12c ± 0,123

2,05c ± 0,45

CT3

61,43a ± 0,06

2,55a ± 0,40

(Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa ở mức tin
cậy xác suất P=95%)

Từ bảng số liệu trên, cho thấy:
- Về thời gian ra hoa: thời gian ra hoa của cây trồng trong các công thức khác
nhau không đáng kể. Cây hoa hƣớng dƣơng lùn ở CT3 ra hoa sớm nhất (61,43 ngày)
tiếp đó là ở CT2 (62,50 ngày) và CT1 là 62,12 ngày.
- Về số lƣợng hoa: số lƣợng hoa ở CT3 (2,55 bông/cây) nhiều hơn so với
CT2(2,05 bông/cây) và cuối cùng ít nhất là số hoa ở CT1 là 1,25 bông/cây. Cho thấy
hoa hƣớng dƣơng lùn ở CT3 có khả năng hút chất dinh dƣỡng mạnh nên số lƣơng hoa
nhiều nhất và số hoa ở CT1 là ít nhất cho thấy khả năng lấy chất dinh dƣỡng của cây
kém. Cho thấy các nồng độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng rất lớn đến các chỉ tiêu năng suất
hoa hƣớng dƣơng lùn.
* Đánh giá độ đồng đều một số chỉ tiêu quan trọng của trồng thử nghiệm
hoa hƣớng dƣơng lùn bằng phƣơng pháp thủy canh:
Hệ số biến động (CV%) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ đồng đều
của các cây trồng trong các môi trƣờng. Hệ số biến động càng nhỏ thì mức độ đồng
đều của các các thể trong quần thể càng cao và ngƣợc lại.
17



Hệ số biến động của một số chỉ tiêu của các công thức thí nghiệm đƣợc trình bày
ở bảng 8 và bảng 9:
Bảng 8: Hệ số biến động về chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển của các giống
hoa hƣớng dƣơng lùn.
Ngày nảy mầm
%

Ngày ra lá
%

Ngày ra hoa
%

Số lƣợng hoa
%

CT1

3,60

4,25

7,23

6,89

CT2


3,30

4,54

7,15

7,02

CT3

3,20

4,12

7,54

7,05

ông thức

Từ số liệu của bảng 8, tôi thấy:
- Hệ số biến động về ngày nảy mầm, ngày ra lá, ngày ra hoa, số lƣợng hoa đều ở
mức độ thấp dƣới 10% cho thấy độ biến động của từng chỉ tiêu là thấp. Qua đó cho
thấy hoa hƣớng dƣơng lùn có mức độ đồng đều ở từng công thức cao.
Bảng 9: Hệ số biến động một số chỉ tiêu số lá/ cây và chiều cao cây của các giống
hoa hƣớng dƣơng lùn.
hỉ tiêu
Số lá/ cây(%)
hiều cao cây(%)


CT1

15
ngày
27,7

30
Ngày
16,6

45
ngày
11,2

60
ngày
23,7

15
ngày
19,0

30
Ngày
18,7

45
ngày
15,8


60
ngày
11,2

CT2

28,3

18,2

17,1

17,4

13,9

20,8

18,6

20,6

CT3

22,1

21,0

21,7


19,9

18,1

21,7

17,9

18,6

ông thức

Từ số liệu của bảng 9, cho thấy:
- Hệ số biến động về số lá/cây và chiều cao của cây đều ở mức độ thấp trong
khoảng 10- 30%. Từ đó cho thấy hoa hƣớng dƣơng lùn có độ biến động của từng chỉ
tiêu thấp, độ đồng đều ở từng công thức cao.
1.5 Xây dựng quy trình trồng hoa hƣớng dƣơng lùn bằng phƣơng pháp thủy
canh tĩnh.
- Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, hoàn toàn có thể xây dựng đƣợc một quy
trình cơ bản để trồng giống hoa hƣớng dƣơng lùn bằng phƣơng pháp thủy canh tĩnh.
Với những ƣu thế về các chỉ tiêu sinh trƣởng và năng suất của hoa hƣớng dƣơng lùn
trồng ở CT3 chứng tỏ hoa hƣớng dƣơng lùn thích hợp trồng nhất trong môi trƣờng có
nồng độ TDS= 1200-1500 ppm.

18


×