Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI CÔNG TY VĨNH ÁI ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.01 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

PHAN THANH LIÊM

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI CÔNG TY
VĨNH ÁI ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

PHAN THANH LIÊM

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG
TẠI CÔNG TY VĨNH ÁI ĐỒNG NAI

Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS PHẠM THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

ii


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI CÔNG TY VĨNH ÁI
ĐỒNG NAI” do Phan Thanh Liêm, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày.

PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm 2011

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày tháng

năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh và 2 tháng thực tập tại công ty TNHH Vĩnh Ái, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô cũng như Cô Chú, Anh Chị trong công ty. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tôi xin chân thành cảm ơn đến:
• Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là
các thầy cô khoa Kinh Tế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
• Thầy Phạm Thanh Bình, khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
• Ban Giám Đốc công ty TNHH Vĩnh Ái, giám đốc Nguyễn Thị Mỹ Tâm và
anh chị ở các phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu để
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Phan Thanh Liêm

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT
Phan Thanh Liêm. Tháng 6 năm 2011. “ Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất
Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Định Hướng Tại Công Ty TNHH Vĩnh Ái ”
PHAN THANH LIEM. June 2011. “ Analyse The Effect Of Operation Of

Business Production And Some Solution And Orientations At The Đồng Nai
City’s Vĩnh Ái Company Limited ”.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty TNHH Vĩnh Ái, chủ yếu dựa trên các số liệu của năm 2009 – 2010, để tìm ra các
mặt mạnh hay yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tìm ra các
phương hướng khắc phục và những định hướng phát triển trong thời gian tới.
Mục đích của đề tài là phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
nhằm mục đích tìm ra những phương pháp để khai thác triệt để nguồn năng lực có sẵn
của công ty.
Đề tài tập trung vào một số vấn đề sau:
− Tình hình hoạt động SXKD của công ty qua 2 năm 2009 - 2010.
− Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất.
− Tình hình doanh thu, tiêu thụ, lợi nhuận .
− Tình hình tài chính.
Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, đề tài có sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn,
để phân tích đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua phân tích, đề tài cho
thấy công ty năm 2010 hoạt động có hiệu quả hơn năm 2009.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt cần phải quan tâm hơn như chi phí
sử dụng vốn, từ đó giúp cho hoạt động của công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
Đề tài đánh giá thông qua các chỉ tiêu như lao động, nguồn vốn, sử dụng NVL,
sử dụng tài sản cố định… để từ đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chúng tại
công ty. Sau cùng đề tài cũng có một số giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Vĩnh Ái.
− Giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh.


− Giải pháp thành lập phòng marketing.
− Phương hướng nhiệm vụ của các công ty trong năm tới.


vi


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ..................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận .....................................................................................2
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Vĩnh Ái ...................................................4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................4
2.1.2. Trụ sở công ty .......................................................................................5
2.1.3. Sơ đồ công ty: Là một ngôi nhà ở mặt tiền đường ...............................5
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ................................................................5
2.3. Bộ máy tổ chức của công ty .............................................................................5
2.4. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty ......................................6
2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc ......................................................6
2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán: ...........................................6
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh: ......................................7
2.4.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật: ...........................................7
2.4.5. Chức năng nhiệm vụ phòng sản xuất ...................................................8
2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.....................................8
2.5.1. Giá một số mặt hàng chủ lực của công ty .............................................8
2.5.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty .............................................9

2.5.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất .......................9
2.5.4. Tình hình thay đổi về lao động qua các năm của công ty...................10
v


2.5.5. Tình hình biến động về doanh thu qua các năm .................................11
CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................12
3.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................12
3.1.1.Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ...........................12
3.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh .........................12
3.1.3 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh ...................................13
3.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ....................13
3.1.5. Ý nghĩa của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh .......................13
3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ................14
3.1.7. Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất ....................................................16
3.1.8. Lợi nhuận ............................................................................................17
3.1.9. Ảnh hưởng của tình hình tài chính ....................................................17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................18
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:................................................18
3.2.2. Phương pháp phân tích: ......................................................................18
3.2.3. Một số chỉ tiêu phân tích.....................................................................20
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................22
4.1. Tình hình HĐSXKD của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 .............................22
4.1.1. Tổ chức quá trình sản xuất ..................................................................22
4.1.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2009 - 2010 .........22
4.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2009 2010...............................................................................................................24
4.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh .25
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất ................................................30
4.2.1. Tình hình bố trí và sử dụng lao động tại công ty ................................30
4.2.2. Phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ ...................................35

4.2.3. Phân tích tình hình thu mua và sử dụng nguyên vật liệu ....................37
4.3. Phân tích tình hình tiêu thụ ............................................................................42
4.3.1. Phân tích khái quát về kết quả tiêu thụ ...............................................42
4.3.2. Phân tích tình hình tiêu thụ .................................................................42
4.4. Phân tích lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................46
vi


4.5. Phân tích tình hình tài chính...........................................................................47
4.5.1. Phân tích tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty ............47
4.5.2. Phân tích các chỉ số sinh lợi ................................................................50
4.5.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty.........................................52
4.6. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2009 – 2010.
...............................................................................................................................54
4.6.1. Những thành tích đạt được: ................................................................54
4.6.2. Những khó khăn tồn đọng ..................................................................55
4.7. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty .....56
4.7.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh .....................56
4.7.2. Giải pháp 2: Thành lập phòng marketing ...........................................61
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................65
5.1. Kết luận ..........................................................................................................65
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................66
TÀI LIỆU KHAM THẢO .............................................................................................67
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SXKD:


Sản xuất kinh doanh

CSH:

Chủ sở hữu

DT:

Doanh thu

ĐTNH:

Đầu tư ngắn hạn

ĐTDH:

Đầu tư dài hạn

HĐKD:

Hoạt động kinh doanh

MMTB:

Máy móc thiết bị

NVL:

Nguyên vật liệu


NSLĐ:

Năng suất lao động

PNNN:

Phải nộp nhà nước

TSLĐ:

Tài sản lưu động

TSCĐ:

Tài sản cố định

TLBQ:

Tiền lương bình quân

TSL:

Tổng sản lượng

TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

SD:


Sử dụng

CNSX:

Công nhân sản xuất

HĐSXKD:

Hoạt động sản xuất kinh doanh

KQSXKD:

Kết quả sản xuất kinh doanh

CNSX:

Công nhân sản xuất

TL:

Tiền lương

H/S:

Hiệu suất

TS:

Tài sản


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá Một Số Mặt Hàng Chủ Lực Của Công Ty Năm 2010 .............................8
Bảng 2.2. Tình Hình Trang Bị TSCĐ Năm 2010. .........................................................10
Bảng 3.1. Ma Trận SWOT ............................................................................................21
Bảng 4.1. Kết Quả SXKD Của Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010 ..............................23
Bảng 4.2. Hiệu Quả Hoạt Động SXKD Qua 2 Năm 2009 – 2010 ................................24
Bảng 4.3. Tình Hình Lao Động Của Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010 ......................30
Bảng 4.4. Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010 .......................32
Bảng 4.5. Tình Hình Năng Suất Lao Động Và Tiền Lương Bình Quân .......................33
Bảng 4.6. Tình Hình Trang Bị TSCĐ............................................................................35
Bảng 4.7. Tình Hình Sử Dụng MMTB Và TSCĐ.........................................................36
Bảng 4.8. Tình Hình Thu Mua NVL Của Công Ty Qua 2 Năm 2009 Và 2010 ...........38
Bảng 4.9. Tình Hình Biến Động Giá Mua Một số Nguyên Liệu Chính .......................39
Bảng 4.10. Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Nguyên Liệu ............................................40
Bảng 4.11. Hiệu Quả Sử Dụng Nguyên Liệu ................................................................40
Bảng 4.12. Ảnh Hưởng Của Chi Phí Nguyên Liệu và Hiệu Suất Sử Dụng Nguyên Liệu
Đến Giá Trị Sản Lượng .................................................................................................41
Bảng 4.13. Kết Quả Tiêu Thụ Trong 2 Năm 2009 Và 2010: ........................................42
Bảng 4.14. Các Mặt Hàng Của Các Đơn Đặt Hàng Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010........43
Bảng 4.15: Cơ Cấu Thị Trường Nội Địa .......................................................................44
Bảng 4.16. Lợi Nhuận Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm 2009 – 2010....46
Bảng 4.17. Phân Tích Tình Hình Sử Dụng Vốn Và Nguồn Vốn ..................................48
Bảng 4.18. Phân Tích Các Chỉ Số Sinh Lợi. .................................................................50
Bảng 4.19. Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cấu Thành Tài Sản Lưu Động ............................52
Bảng 4.20. So Sánh TSLĐ Và Nợ Ngắn Hạn Với Tổng Nguồn Vốn ...........................53
Bảng 4.21. Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Hiện Hành ............................................53

Bảng 4.22. Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nhanh ...................................................54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức TNHH Vĩnh Ái ......................................................................6
Hình 2.2. Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm Của Công Ty .................................................9
Hình 2.3. Biểu Đồ Về Tình Hình Biến Đổi Về Lao Động Qua Các Năm. ...................10
Hình 2.4. Biểu Đồ Về Tình Hình Biến Động Về Doanh Thu Qua Các Năm ...............11
Hình 4.1. Tỷ Trọng Thu Mua NVL Của Công Ty Qua 2 Năm 2009 Và 2010 .............38
Hình 4.2. Cơ Cấu Thị Trường Nội Địa Năm 2009........................................................44
Hình 4.3. Cơ Cấu Thị Trường Nội Địa Năm 2010........................................................45
Hình 4.4. Sơ Đồ Mô Hình Thành Lập Phòng Marketing Theo Dự Kiến ......................61

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong hoạt động nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường ngày nay có rất
nhiều doanh nghiệp thành công bên cạnh đó cũng không ít doanh nghiệp thất bại, dẫn
đến phá sản. Sự thành công hay thất bại đó ngoài những nguyên nhân chủ quan, khách
quan khác thì phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp biết phân tích các hoạt động
bên trong cũng như các hoạt động bên ngoài công ty, đồng thời phải có chiến lược
kinh doanh rõ ràng, biết phân tích lợi ích – chi phí các hoạt động kinh doanh của mình
(nói cách khác là phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp),
nhất là khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó với tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng đa dạng với nhiều
hình thức hoạt động khác nhau, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Do đó, các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh của mình đạt kết quả tốt
hơn và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cần phải xem xét và phân tích lại
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ bên trong cho đến bên ngoài
doanh nghiệp để tìm ra phương pháp thích hợp cho doanh nghiệp mình.
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi là: “Phân
Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Định Hướng Tại
Công Ty TNHH Vĩnh Ái Đồng Nai” với mong muốn phần nào phản ánh tình hình
hoạt động của công ty và đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục
những khó khăn của công ty, phát huy những thế mạnh của công ty nhằm góp phần
tăng lợi nhuận cho công ty, làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên trong thời gian thực tập
tại công ty vừa qua và sự hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh những sai sót nhất
định. Tôi rất mong sự đóng góp của thầy cô, các anh chị, cô chú tại công ty và các bạn

1


sinh viên đồng nghiệp góp ý cho tôi để đề tài của tôi hoàn thiện hơn và có giá trị thực
tiễn hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm mục đích tìm ra
những phương pháp để khai thác triệt để nguồn năng lực có sẵn của công ty và tìm ra
những mặt hạn chế của công ty để có những phương pháp khắc phục nhằm đưa công
ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài tiến hành nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH
Vĩnh Ái qua 2 năm 2009 – 2010 gồm các nội dung sau:
- Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua hai năm

2009 và 2010.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
- Phân tích tình hình tiêu thụ.
- Phân tích tình hình tài chính và lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm đánh giá khả năng hoạt động của công ty.
- Đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Đề tài này thực hiện và nghiên cứu tại công ty TNHH Vĩnh Ái trên cơ sở tìm
hiểu tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty và sử dụng tất cả các số liệu liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2009 – 2010:
Thời gian thực tập và hoàn thành đề tài này từ ngày 15/03/2011 đến ngày
15/05/2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề.
Trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục đích và nội dung của phân
tích hoạt động sản xuất kinh doanh và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan.

2


Giới thiệu khái quát về công ty như vị trí địa lý, quá trình hình thành và phát
triển, bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban và sơ lược về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày các khái niệm cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh, các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phương pháp nhiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Đi sâu vào phân tích các mặt, các chỉ tiêu của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty qua 2 năm 2009-2010.

Phân tích cụ thể các chỉ tiêu nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn, điểm
mạnh và điểm yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó có thể đưa ra
được các giải pháp đề xuất thực hiện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Thông qua kết quả phân tích rút ra được những mặt mạnh và điểm yếu của công
ty, từ đó đưa ra những kiến nghị, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Vĩnh Ái
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Vĩnh Ái được thành lập cuối năm 2006 và chính thức hoạt động
vào năm 2007, do ông Phan Ngọc Thanh và bà Nguyễn Thị Mỹ Tâm làm chủ cơ sở.
Khi mới thành lập, công ty gặp những khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực, máy
móc thiết bị…Tuy nhiên, công ty cũng có thuận lợi là đã có được một lượng khách
hàng nhất định trước khi thành lập công ty do tiền thân của công ty Vĩnh Ái là Công ty
Phú Thạnh. Bằng nguồn vốn tự có và khoảng hơn 15 công nhân làm nghề làm chính
thức và các công nhân làm theo mùa vụ, do tính chất ngành nghề kinh doanh của công
ty, ban đầu công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng thủ công từ nguồn
nguyên liệu chủ yếu là nhựa, mica, đồng, ixon, cao su, đá granit… sản phẩm của công
ty chủ yếu được dùng để trang trí các của hàng như bảng hiệu, ốp alu, đá cho các công
trình vừa và nhỏ.
Lúc mới thành lập, công ty TNHH Vĩnh Ái cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy công
ty đã có lượng khách hàng nhất định nhưng vẫn không đủ so với công suất làm việc
của công ty. Do đó, lúc đầu công ty chủ yếu là nhận hàng khách quen và gia công cho

các công ty khác. Tuy nhiên, chỉ một năm sau với sự cố gắng của mọi người, đặc biệt
là lãnh đạo của công ty có nhiều quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh giúp
công ty tìm ra được thị trường ổn định cho sản phẩm của công ty mình. Bên cạnh đó,
công ty vẫn tiếp tục nhận hàng làm gia công cho các công ty khác.
Nhờ đã tìm ra được thị trường ổn định, công ty đã mạnh dạn phát triển thêm
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đến nay, sản phẩm của công ty lên đến 100 loại, trong
đó tiêu biểu nhất đó là chữ Inox, bảng hiệu, pano, hộp đèn, con dấu, … rất được ưa
chuộng do sản phẩm luôn tinh xảo và chất lượng.
4


2.1.2. Trụ sở công ty
Công ty TNHH Vĩnh Ái được xây dựng và chính thức hoạt động tại địa chỉ: 1/1A
Nguyễn Ái Quốc, khu phố 7, phường Tân Phong, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tên công ty: Công ty TNHH Vĩnh Ái.
ĐT:

0613.816819

Fax:

0613.611686

Email:



2.1.3. Sơ đồ công ty: Là một ngôi nhà ở mặt tiền đường
- Phía trước là phòng kinh doanh
- Phía sau là phân xưởng sản xuất

- Phía sau nửa là khu vực nhà ăn và nghỉ ngơi của công nhân
- Nhà kho nằm cách đó không xa so với trụ sở chính.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH Vĩnh Ái là công ty do 2 thành viên thành lập, hoạt động độc lập
và có chức năng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công và nhiệm vụ
của công ty là:
- Góp phần trang trí cho vẽ đẹp của đô thị.
- Đạt doanh thu cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, đóng góp ngân sách nhà nước.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ và công nhân trong công ty.
2.3. Bộ máy tổ chức của công ty
Việc xây dựng bộ máy quản lý là một yêu cầu quan trọng giúp cho việc thực thi
các nghiệp vụ sản xuất có hiệu quả. Nếu bộ máy quản lý của công ty không được tổ
chức hợp lý dẫn đến việc điều hành hoạt động yếu kém thì công ty khó đạt hiệu quả
kinh doanh tốt. Ngược lại nếu có tổ chức hợp lý, phối hợp hoạt động nhịp nhàng đồng
bộ thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Công ty TNHH Vĩnh Ái tổ chức quản lý theo kiểu
trực tiếp, giúp cho sự liên hệ giữa các bộ phận được dễ dàng, đảm bảo kế hoạch được
giao chính xác, nhanh chóng.

5


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức TNHH Vĩnh Ái

2.4. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc
Lãnh đạo toàn thể CB –CNV và công nhân trong tất cả các lĩnh vực liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hoạch định chính sách chiến lược sản
xuất kinh doanh trung hạn và dài hạn.
Chịu mọi trách nhiệm về công tác tổ chức, điều hành sản xuất trong phạm vi
toàn công ty, triển khai kế hoạch sản xuất hàng tuần, hàng tháng, quý, thời gian hoàn

thành kế hoạch.
Điều hành bộ phân kinh doanh, tiếp đón khách và giới thiệu các mẫu sản phẩm
của công ty đến khách hàng.
Chỉ đạo hoạt động phòng tài chính – kế toán về việc nhập vật tư, nguyên liệu
không để gián đoạn trong sản xuất.
2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán:
a) Phòng phụ trách tài chính
Tổ chức toàn bộ công tác kế toán thống kê quản lý tài chính của công ty, hướng
dẫn đôn đốc thanh toán, đối chiếu công nợ kịp thời và đúng chế độ, báo cáo quyết toán
định kỳ, lập kế hoạch thu chi tài chính giúp Giám Đốc công ty sử dụng nguồn vốn
trong phạm vi luật pháp cho phép nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh
doanh, thực hiện đúng chế độ kế toán của nhà nước ban hành.

6


b) Phòng phụ trách nhân sự
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về việc tuyển dụng, duy trì, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực cho công ty.
Soạn thảo các chính sách liên quan đến nguồn nhân lực, căn cứ trên định hướng
và kế hoạch phát triển của công ty.
Thực hiện các thủ tục pháp lý, thụ án hồ sơ, tham gia giải quyết các khiếu nại
hoặc tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và công ty theo sự ủy quyền của
Giám đốc và báo cáo cho Giám đốc giải pháp giải quyết thỏa đáng.
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Tổ chức, triển khai, thực hiện các phương án kinh doanh đã được duyệt.
Đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh cho nhân viên trong
công ty.
Phân tích, đánh giá tính cạnh tranh của các đối thủ.

Tìm kiếm, phân tích, lựa chọn mã hàng, nguồn hàng cung cấp trong và ngoài
nước.
Tư vấn, thuyết phục cho khách hàng để ký hợp đồng trong phạm vi ngành hàng
công ty đang kinh doanh.
Xây dựng chính sách giá hợp lý để phục vụ cho công tác tiếp thị, hậu mãi.
Tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và nước ngoài.
Bảo đảm tính bảo mật tuyệt đối về đối tác và giá cả.
2.4.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật:
Phòng có nhiệm vụ thiết kế mẫu cho khách hàng xem, nghiên cứu các ứng dụng
hợp lý để cải tiến kỹ thuật, tạo sản phẩm mới, tính được tiêu hao các nguyên vật liệu,
nhiên liệu, bảo trì sửa chữa kịp thời máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm,
kiểm tra thành phẩm từ khâu sản xuất đến khâu nhập kho để kịp thời phát hiện những
hư hỏng trong sản phẩm.

7


2.4.5. Chức năng nhiệm vụ phòng sản xuất
a) Bộ phận sản xuất tại công ty:
Các sản phẩm thủ công nhỏ và không cần phải lắp đặt cho khách hàng như bảng
mica, hộp con dấu, chữ mica hay đồng, in decal, in heflet,… hầu như các sản phẩm
đều sản xuất tại công ty, rồi mới đi lắp đặt
b) Bộ phận lắp đặt:
Các sản phẩm có nhu cầu đi lắp đặt, các sản phẩm ngoài trời cần bảo trì như các
pano, đèn led, đèn neosi, … thì bộ phận này làm.
2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.5.1. Giá một số mặt hàng chủ lực của công ty
Bảng 2.1: Giá Một Số Mặt Hàng Chủ Lực Của Công Ty Năm 2010
Đơn vị


Số lượng

Giá thành

Chữ Inox mạ đồng

m2

1

800.000đ

Chữ Inox

m2

1

700.000đ

Ăn mòn Inox

dm2

1

100.000đ

Bảng hiệu


m2

1

220.000đ

Hộp đèn

m2

1

550.000đ

Ốp đá

m2

1

600.000đ

Chữ mica

m2

1

400.000đ


Đèn neol

m

1

40.000đ

Đèn led

bóng

1

2.500đ

Bảng mica

dm2

1

20.000đ

+ Hộp 822

hộp

1


80.000đ

+ Hộp 824

hộp

1

120.000đ

+ Hộp 826

hộp

1

160.000đ

In hiefel

m2

1

40.000đ

In decal

m2


1

80.000đ

Cắt decal

m2

1

50.000đ

Tên hàng

Hộp dấu

Nguồn: Phòng kinh doanh

8


2.5.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
Hình 2.2. Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm Của Công Ty

2.5.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất
Công ty đã chi ra một khoản tiền tương đối lớn để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ
thuật cho sản xuất gồm:
- Máy móc thiết bị: 2 máy in trắng đen, 3 máy in màu, 4 bộ máy vi tính, 1 máy quét, 2
máy cắt decal, 1 máy in Hiflex và một số máy khác.
- Tên và chức năng các loại máy:

+ Máy in trắng đen HP Deskjet K209a: In phun màu, copier, scanner, khổ A4, độ phân
giải 600dpi, USB 2.0. Tốc độ in : màu 23ppm, đen 29ppm.
+ Máy quét HP Scanjet G4010 Photo Scanner : A4, 96bit, 4800x9600dpi, scanfilm, 5
slides, 6 phim âm bản.
+ Máy cắt decal Mimaki model CG-FX Series
+ Máy in Hiflex MICOLOR WJ1645 _ 1440DPI
+ Máy in Laser Canon LBP 3300
+ Máy tính quyên bộ của Acer

9


Bảng 2.2. Tình Hình Trang Bị TSCĐ Năm 2010.
ĐVT:1000Đ
Chỉ tiêu

Nguyên

Giá trị

Giá trị

Phần trăm

giá

hao mòn

còn lại


hao mòn
(%)

MMTB phục vụ sản xuất

450.635

67.595

383.040

15

Phương tiện vận tải truyền thông

240.342

40.858

199.484

17

Nguồn: Phòng kế toán
Năm 2010 công ty cũng có đầu tư thêm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Về
tình hình chung, tất cả các trang thiết bị của công ty vẫn còn tốt do mới được sử dụng
trong 3 năm, giá trị hao mòn tương đối ít - đây là điều kiện thuận lợi của công ty trong
sản xuất.
2.5.4. Tình hình thay đổi về lao động qua các năm của công ty
Hình 2.3. Biểu Đồ Về Tình Hình Biến Đổi Về Lao Động Qua Các Năm.

35

Lao động (người)

35
30

30
27

25
20
15
10
5
0
2009

2010

2011

Năm

Nhìn chung, số lượng lao động của công ty là không lớn, do sản phẩm của công
ty là hàng thủ công, chủ yếu lao động bằng tay là chính khi công ty tăng quy mô sản
xuất cần phải có thêm số lượng lao động tương đối để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Qua năm 2010, công ty có thêm khách hàng mới nên nhu cầu tăng số lượng lao động
là thiết yếu, dự kiến trong năm 2011 số lượng lao động sẽ là 35 người để đáp ứng nhu
cầu mở rộng thị trường của công ty.

10


2.5.5. Tình hình biến động về doanh thu qua các năm
Hình 2.4. Biểu Đồ Về Tình Hình Biến Động Về Doanh Thu Qua Các Năm
8000
Doanh thu (triệu đồng)

8000
7000
6000

6069
5391

5000
4000
3000
2000
1000
0
2009

2010

2011

Năm

Nhìn chung doanh thu của công ty tăng qua các năm, dự kiến trong năm 2011

doanh thu của công ty sẽ đạt được khoảng 8000 triệu đồng.
Xu hướng phát triển của công ty trong tương lai
Công ty tiếp tục cố gắng duy trì khách hàng cũ của mình đồng thời tìm cho
mình thêm được thị trường mới, chủ động tìm kiếm khách hàng, tăng chi phí ngoại
giao, chủ động trong ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, công ty tập trung chú trọng vào
những sản phẩm chủ lực của mình, ổn định giá cả, tăng nhanh số lượng sản xuất và cải
tiến sản phẩm.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1.Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu nội dung và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp riêng kết
hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân
tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa
vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách.
3.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải quan sát thực tế , tư
duy tổng hợp và phân tích các mặt sản xuất kinh doanh của mình để có được nhận thức
đầy đủ chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh và có giải pháp nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình ở kỳ tiếp theo. Do đó, phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh là việc quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải làm thường
xuyên.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một chức năng trong quá trình quản

lý. Quản lý là quá trình dự đoán , đặt mục tiêu, lập kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực
hiện, ghi chép theo dõi và phân tích đánh giá. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp
doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh , thế yếu để củng cố , phát huy hay khắc
phục, cải tiến quản lý . Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giúp doanh nghiệp khai thác
tối đa những nguồn lực của mình, phát huy mọi tiềm năng của thị trường nhằm đạt đến
hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết
định quản trị ngắn và dài hạn. Cuối cùng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh.
12


Nói tóm lại phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giữ vai trò rất quan trọng
và vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như
hiện nay.
3.1.3 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả, hiệu quả sản xuất
kinh doanh được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế và các nhân tố tác động
đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác
động đến kết quả, hiệu quả kinh doanh, cụ thể là tập trung vào các vấn đề sau:


Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả, sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.


Phân tích các yếu tố nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

kinh doanh của công ty.



Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả của các yếu

tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Có thể nói một cách ngắn gọn , đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ;
phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện
tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.
3.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kỳ trước.
Phân tích các nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện
kế hoạch.
Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các kế hoạch sản xuất
trong tương lai.
Lập báo cáo kết quả phân tích và đề xuất các biện pháp quản trị. Báo cáo được
thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và các loại đồ thị.
3.1.5. Ý nghĩa của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích kinh doanh giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có được những thông tin
cần thiết để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong
quá trình điều hành sản xuất kinh doanh.
13


×