Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỒNG HÀ BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.31 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

PHẠM THỊ THANH HỒNG

PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN HỒNG HÀ BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

PHẠM THỊ THANH HỒNG

PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN HỒNG HÀ BÌNH DƯƠNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: GV. NGUYỄN VIẾT SẢN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH QUẢN
TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỒNG HÀ BÌNH DƯƠNG”
do PHẠM THỊ THANH HỒNG, sinh viên khóa 33, ngành quản trị kinh doanh thương
mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

GV. NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2011

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con

nên người. Kính chúc ba mẹ luôn mạnh khỏe để mãi là điểm tựa vững chắc cho con
trong cuộc sống. Cám ơn tất cả anh chị em, họ hàng thân quyến và những ai đã giúp
đỡ để tôi có được ngày hôm nay. Thành chúc tất cả mọi người gặp nhiều may mắn và
thành công!
Tôi biết ơn tất cả thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và
dạy bảo tôi đạo đức làm người trong suốt bốn năm qua để tôi thêm vững bước vào đời!
Xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Viết Sản, người đã hướng dẫn
và chỉ bảo tôi tận tình trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp!
Cám ơn các anh chị Công ty Cổ Phần Hồng Hà Bình Dương đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp, anh Hồ Văn Trạng đã nhiệt tình hướng dẫn và
giúp tôi tiếp cận những vấn đề thực tế tại Công ty. Chúc quý Công ty gặp nhiều thuận
lợi và gặt hái nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh!
Sau cùng, tôi chân thành cám ơn tất cả bạn bè, những người đã sát cánh bên tôi
trong quãng đời sinh viên nhiều kỷ niệm. Chúc các bạn sẽ luôn vững bước trong cuộc
sống!
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Hồng

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ THANH HỒNG. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Thực Trạng
Quản Trị Nguồn Nhân Lực tại Công Ty Cổ Phần Hồng Hà Bình Dương”.
PHAM THI THANH HONG, July 2011. “Analysis Human Resource
Management at Hong Ha Join Stock Company”.


Khoá luận phân tích, đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Cổ
Phần Hồng Hà Bình Dương, dựa trên cơ sở số liệu tổng hợp về tình hình nhân lực, số
liệu hoạt động của Công ty qua các năm 2009-2010 và các nguồn số liệu, tài liệu khác.
Đề tài được thực hiện thông qua việc phỏng vấn người lao động trong Công ty với
bảng câu hỏi điều tra soạn sẵn, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và sử dụng phương
pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công
ty. Nội dung phân tích gồm hoạt động thu hút, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn
nhân lực và phân tích kết quả và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu ngiên cứu ............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
1.3.1. Không gian nghiên cứu ...............................................................................2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................2
Khóa luận gồm 5 chương .............................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................4
2.1.1

Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương ....................4

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................5
2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty ...............................................................................5
2.2.1. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................5
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty ............................6
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ......................................................................8
2.3.1. Chức năng ...................................................................................................8
2.3.2. Nhiệm vụ .....................................................................................................9
2.4. Quy mô đầu tư....................................................................................................9
2.5. Quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng tại Công ty ......................................9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................11
vi


3.1.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực ...........................................................11
3.1.2. Vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực ............................................11
3.1.3. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực..................................12
3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực..........24
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................24
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................24
3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin .....................................................................25

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua .....................26
4.2. Phân tích chung tình hình lao động của công ty trong thời gian qua .................27
4.3. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................30
4.3.1. Độ tuổi của những người được phỏng vấn...................................................30
4.3.2. Trình độ cuả những người được phỏng vấn .................................................30
4.4. Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ..................................31
4.4.1. Phân tích thực trạng hoạt động thu hút nguồn nhân lực ..............................31
4.4.2. Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Công ty ..........................................................................................................................38
4.4.3. Phân tích thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực tại Công ty ............44
4.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ...................56
4.5.1. Lợi ích kinh tế trong sử dụng nguồn nhân lực .............................................56
4.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn
nhân lực tại Công ty ...................................................................................................58
4.1.1. Hoàn thiện công tác thu hút nguồn nhân lực ............................................58
4.1.2. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................59
4.1.3. Hoàn thiện công tác duy trì nguồn nhân lực .............................................60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62

5.1. Kết luận ............................................................................................................62
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................62
5.2.1. Đối với Công ty .........................................................................................62
5.2.2. Đối với Nhà nước ......................................................................................63

vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

QTNNL

Quản trị nguồn nhân lực

SX

Sản xuất



Lao động

TCHC

Tổ chức hành chánh


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

NLĐ

Người lao động

CNV

Công nhân viên

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CPTL

Chi phí tiền lương

DT

Doanh thu

TGĐ

Tổng giám đốc

NSLĐ


Năng suất lao động

TT

Trực tiếp

NM

Nhà máy

BGĐ

Ban giám đốc

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phương Pháp Chọn Mẫu Điều Tra ................................................................25
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009 – 2010 ....................26
Bảng 4.2. Cơ cấu nhân viên trong công ty qua các năm ...............................................28
Bảng 4.3. Độ Tuổi của Những Người Được Phỏng Vấn ..............................................30
Bảng 4.4. Trình Độ của Những Người Được Phỏng Vấn .............................................30
Bảng 4.5. Phân Tích Công Việc cho Chức Danh Nhân Viên Giám Sát Công Trường .31
Bảng 4.6. Nguồn Cung Ứng Lao Động của Công Ty ...................................................34
Bảng 4.7. Tình Hình Tuyển Dụng Nhân Sự Năm 2010 ................................................35
Bảng 4.8. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Năm 2010 .................................................35
Bảng 4.9. Tỉ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hấp Dẫn của Công Việc đối với NLĐ .................36
Bảng 4.10. Tỷ Lệ Đánh Gía về Khó Khăn của Công Việc so với Năng Lực của NLĐ 37

Bảng 4.11. Nội Dung Các Khóa Đào Tạo và Số Người Tham Dự Năm 2009 – 2010 .40
Bảng 4.12. Chi Phí Đào Tạo Lao Động Qua 2 Năm .....................................................42
Bảng 4.13. Kết Quả Điều Tra về Tỷ Lệ Thích Chương Trình Đào Tạo ......................42
Bảng 4.14. Kết Quả Điều Tra Đánh Giá Mức Độ Áp Dụng Kiến Thức từ Khóa Đào
Tạo vào trong Thực Tiễn ...............................................................................................43
Bảng 4.15. Kết Quả Điều Tra về Việc Đánh Giá Giá Kết Qủa Thực Hiện Công Việc
.......................................................................................................................................45
Bảng 4.16. Tiền Lương Bình Quân/Tháng của Người Lao Động Năm 2009 - 2010....47
Bảng 4.17. Đánh Gía của Người Lao Động về Mức Lương Nhận Được ....................48
Bảng 4.18. Các Khoản Khen Thưởng Cho Nhân Viên .................................................49
Bảng 4.19. Các Khoản Phúc Lợi của Người Lao Động Năm 2009 - 2010 ...................49
Bảng 4.20. Đánh Giá của Người Lao Động về Điều Kiện Làm Việc của Công Ty ....51
Bảng 4.21. Đánh Giá của Người Lao Động về Nội Qui, Qui Định của Công Ty........52
Bảng 4.22. Kết Quả Điều Tra Đánh Giá của NLĐ về Thời Gian Làm Việc và Nghỉ
Ngơi ...............................................................................................................................53

x


Bảng 4.23. Kết Quả Điều Tra Đánh Giá của Người Lao Động về An Toàn Lao Động
tại Công Ty ....................................................................................................................53
Bảng 4.24. Kết Quả Điều Tra Mức Độ Đánh Giá về Mối Quan Hệ Giữa Người Lao
Động với Cấp Trên ........................................................................................................54
Bảng 4.25. Kết Quả Điều Đánh Giá của NLĐ về Mối Quan Hệ với Đồng Nghiệp .....55
Bảng 4.26. Sự Biến Động của Các Chỉ Tiêu về Lợi Ích Kinh Tế Trong Sử Dụng
Nguồn Nhân Lực ...........................................................................................................56
Bảng 4.27. Sự Biến Động Lao Động Qua Hai Năm 2009 – 2010 ................................57

xi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty ..........................................................................6
Hình 3.1. Các Yếu Tố Thành Phần Chức Năng của Quản Trị Nguồn Nhân Lực .........13
Hình 3.2. Sơ Đồ Ích Lợi của Phân Tích CôngViệc .......................................................14
Hình 3.3. Sơ đồ Qúa Trình Tuyển Dụng .......................................................................15
Hình 3.4. Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công trong Các Doanh Nghiệp ................................23
Hình 4.1. Quá Trình Tuyển Dụng của Công Ty ............................................................32
Hình 4.2. Biểu Đồ Biểu Diễn Tỷ Lệ Đánh Gía Mức Độ Hấp Dẫn của Công Việc đối
với Người Lao Động......................................................................................................36
Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Gía về Khó Khăn của Công Việc so với Năng Lực của
Người Lao Động ............................................................................................................37
Hình 4.4. Biểu Đồ Biểu Diễn Tỷ Lệ Nhân Viên Thích Chương Trình Đào Tạo ..........43
Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Áp Dụng Kiến Thức từ Khóa Đào Tạo
vào trong Thực Tiễn ......................................................................................................44
Hình 4.6. Biểu Đồ Biểu Diễn Đánh Giá của Người Lao Động về Việc Đánh Giá Kết
Quả Thực Hiện Công Việc ............................................................................................45
Hình 4.7. Biểu Đồ Biểu Diễn Đánh Gía của Người Lao Động về Mức Lương Nhận
Được ..............................................................................................................................48
Hình 4.8. Biểu Đồ Biểu Diễn Đánh Giá của Người Lao Động về Điều Kiện Làm Việc
của Công Ty...................................................................................................................51
Hình 4.9. Biểu Đồ Biểu Diễn Đánh Giá của Người Lao Động về Thời Gian Làm Việc
và Nghỉ Ngơi .................................................................................................................53
Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Đánh Giá của Người Lao Động về An Toàn Lao Động
tại Công Ty ....................................................................................................................54
Hình 4.11. Mức Độ Đánh Giá về Mối Quan Hệ Giữa NLĐ với Cấp Trên ...................54
Hình 4.12. Biểu Đồ Biểu Diễn Đánh Giá của Người Lao Động về Mối Quan Hệ với
Đồng Nghiệp..................................................................................................................55


xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi
Phụ lục 2. Một Số Hình Ảnh về Công Ty

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Đối với hoạt động của một tổ chức, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất,

hàng hóa... có thể có tiền là mua được. Nhưng năng lực giúp tổ chức hoạt động và phát
triển, cái cốt lõi ấy là do con người nắm giữ. Chỉ cần con người trong tổ một chức hoạt
động hiệu quả, phát huy hết năng lực và trí tuệ phù hợp thì có thể tìm cách vượt qua
mọi khó khăn, tận dụng mọi cơ hội để vươn lên, thích ứng và phát triển. Nếu con
người hoạt động kém thì cả một tổ chức dù được trang bị vật chất tốt đến đâu cũng khó
lòng tồn tại được. Do vậy, khai thác sử dụng tốt nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan
trọng hàng đầu trong mọi tổ chức, nó đòi hỏi sự đúng đắn, phù hợp, tối ưu nhất khi sử
dụng tài nguyên con người. Đây là một công tác khó khăn nhưng cũng mang lại thành
quả không nhỏ cho những ai biết khai thác, quản trị nguồn nhân lực để đem lại lợi ích
cho mình.
Từ nhiều năm nay, đặc biệt là từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta luôn

khẳng định con người là nguồn lực quan trọng nhất để CNH – HĐH đất nước do đó
đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu và đã
được đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất là những năm gần đây.
Bên cạnh đó, quản trị nhân lực còn là một trong những chức năng quan trọng
hàng đầu của công tác quản trị kinh doanh cũng như với chuyên ngành Quản lý kinh
tế. Làm tốt công tác này nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời đời sống vật chất tinh thần của người lao
động và phúc lợi của toàn xã hội cũng được cải thiện.
Xuất phát từ những quan điểm trên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích quản trị
nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương” trên tinh thần tìm hiểu


thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình
Dương và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
1.2.

Mục tiêu ngiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hồng Hà
Bình Dương từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị
nguồn nhân lực tại Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
- Tìm hiểu những gì còn tồn đọng, thiếu sót đối với công tác này
- Đánh giá sự thỏa mãn của công nhân viên đối với Công ty
- Từ những vấn đề trên đây và theo thực tế quan sát được, sẽ đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn công tác này.
1.3.


Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương tọa lạc tại khu
công nghiệp Sóng Thần 1, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 15/02/2011 đến 15/05/2011.
1.4.

Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương

- Chương 1: Đặt vấn đề, nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
đề tài.
- Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công ty, quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức, quy
trình sản xuất và kiểm soát chất lượng của Công ty.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, bao gồm các nội dung nghiên cứu
về quản trị nguồn nhân lực và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này phân tích những kết quả
đạt được trong quá trình nghiên cứu tại Công ty về vấn đề quản trị nguồn nhân lực
dựa trên mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài, đồng thời đề xuất một

2


số ý kiến, giải pháp nhằm giúp công tác quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị, nêu lên kết quả tổng quát về kết quả nghiên cứu và
đưa ra một số kiến nghị đối với Công ty và đối với Nhà nước.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương
- Tên giao dịch đối ngoại: Hong Ha Binh Duong Join Stock Company
- Tên viết tắt: Hong Ha JSC
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4603000251 đăng ký lần đầu ngày 10 tháng
7 năm 2006, đăng ký lần 04: ngày 17 tháng 12 năm 2008 với giấy phép 3700723585.
- Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tỉnh Bình
Dương.
- Mã số thuế: 3700723585
- Thuộc loại hình: Công ty cổ phần .
- Vốn điều lệ: 32.892.980.000 đồng.
- Chứng nhận ISO 9001:2008: Baureau Veritas.
- Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất, cung ứng bê tông thương phẩm và
sửa chữa cơ khí.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Văn Nam
- Tổng giám đốc: Ông Trần Huy Thông
Email:
Website : www.honghabinhduong.com
- Địa chỉ: Lô 84, đường số 5, KCN Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương.
- Điện thoại: (0650) 3737 609

- Fax: (0650) 3742 409


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương được thành lập và đăng ký kinh doanh
theo giấy đăng ký chứng nhận số 045214, cấp ngày 19 tháng 11 năm 1996, công ty
hoạt động theo mô hình công ty TNHH có 7 thành viên góp vốn. Ngày 1 tháng 7 năm
2006 đổi tên thành công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương hoạt động theo mô hình
công ty cổ phần, có 8 thành viên góp vốn.
Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương là bước phát triển mới sau 10 năm hoạt
động của Công ty TNHH SX – XD – TM Hồng Hà (1996 – 2006). Sự ra đời của Công
Ty Cổ Phần Hồng Hà Bình Dương là một quyết tâm cao của các tập thể các thành viên
sáng lập Công ty và căn cứ theo định hướng, nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Dương
nói riêng và Việt Nam nói chung trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
2.2.

Cơ cấu tổ chức của Công ty

2.2.1. Cơ cấu tổ chức

5


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN
KIỂM
SOÁT


TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

P.KINH
DOANH

XÍ NGHIỆP
1

P.QUẢN
LÝ CHẤT
LƯỢNG

XÍ NGHIỆP
3

P.TÀI
CHÍNHKẾ
TOÁN

XÍ NGHIỆP
4

P.QUẢN

SXTHIẾT BỊ

TỔ

VẬN
CHUYỂN
XIMĂNG

P.TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÁNH

XƯỞNG CƠ
KHÍ

Nguồn: phòng Tổ Chức – Hành Chính
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
a) Ban lãnh đạo
- Chủ tịch hội đồng quản trị: là người có cổ phần nhiều nhất trong Công ty, đại
diện cho Hội đồng quản trị trong việc ra những vấn đề quan trọng và chịu trách nhiệm
báo cáo trước Hội đồng quản trị về tình hình kinh doanh trong kỳ của công ty vào đại
hội cổ đông thường niên.
- Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty có quyền quyết định
và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc là người
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
6


- Các phó tổng giám đốc: là cộng sự cho tổng giám đốc trong việc điều hành
sản xuất kinh doanh của Công ty.
b) Các phòng ban nghiệp vụ
 Phòng quản lý sản xuất
Chức năng

- Truyền đạt để mọi người thấu hiểu chính sách chất lượng của Công ty, cũng
như tầm quan trọng của việc định hướng khách hàng và đáp ứng yêu cầu của khách
hàng, các yêu cầu luật pháp liên quan.
- Đảm bảo cung cấp các nguồn lực cần thiết cho sản xuất để thực hiện các mục
tiêu đã đề ra và định kỳ hay đột xuất họp xem xét sự phù hợp và tính hiệu quả của hệ
thống, từ kết quả xem xét của lãnh đạo và kết quả khắc phục thiếu sót sau các cuộc
đánh giá nội bộ TGĐ Công ty sẽ có các quyết định đảm bảo hệ thống không ngừng
được nâng cao và cải tiến...
Nhiệm vụ: quản lý toàn bộ quy trình sản xuất bê tông của công ty, triển khai
các hoạt động bổ sung cần thiết về năng lực thiết bị xe máy và nhân lực nhằm ổn định
quá trình sản xuất và hướng tới những công trình quan trọng.
 Phòng quản lý chất lượng
Chức năng: quản lý toàn bộ quy trình kiểm soát chất lương bê tông của Công
ty, thiết lập cấp phối cho các xí nghiệp sản xuất, điều chỉnh cấp phối bê tông theo tình
hình sản xuất thực tế, quản lý mẫu bê tông sau khi sản xuất, xử lý sự cố bê tông tại
công trường...
Nhiệm vụ: thiết lập hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, vận hành hệ thống ISO
phục vụ sản xuất, trực tiếp đảm nhiệm công việc đánh giá và mua nguyên vật liệu...
 Phòng kinh doanh
Chức năng: tiếp xúc và thu thập thông tin khách hàng, tiếp thị sản phẩm, lập
bảng báo giá, đàm phán ký kết hợp đồng, chủ động liên hệ với khách hàng và các giám
đốc xí nghiệp, phối hợp với phòng QLSX để lập kế hoạch sản xuất...
Nhiệm vụ: đánh giá và giữ vững khách hàng tiềm năng, thực hiện đúng mục
tiêu chất lượng đặt ra theo ISO 9001:2008, luôn xem “khách hàng là thượng đế”.

7


 Phòng tổ chức hành chính
Chức năng : quản lý hồ sơ hành chính, công văn, con dấu, tài sản thiết bị văn

phòng; tổ chức thực hiện công tác lễ tân, hội họp, thông báo ngày nghỉ lễ hàng năm và
tạp vụ, thực hiện công tác quản lý nhân sự và các công việc liên quan như BHXH,
HĐLĐ...
Nhiệm vụ: Đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực cho công ty, thực hiện đào tạo,
tuyển dụng, nâng cao trình độ nhân viên.
 Phòng tài chính – kế toán
- Kế toán trưởng: tổ chức công tác kế toán, thống kê tổng hợp tổ chức bộ máy
kế toán thống nhất trong công ty một cách hợp lý và khoa học; Tổ chức phản ánh
chính xác, kịp thời đầy đủ toàn bộ tổng sản phẩm và phân tích kết quả kinh doanh của
công ty. Lập đầy đủ và đúng hạn những tài chính kế toán theo đúng quy định của pháp
luật, kiểm tra đối chiếu trong nội bộ của công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Thủ kho: là người chịu trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ, tài sản khác và nhập xuất theo đúng quy định.
- Thủ quỹ: là người có trách nhiệm về thu chi và bảo quản tiền mặt, ghi chép sổ
sách tiền mặt và lập báo cáo quỹ hàng ngày.
- Kế toán vật tư: là người chịu trách nhiệm về vật tư của công ty trong quá trình
sản xuất.
- Kế toán công nợ phải thu: là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về công nợ
phải thu của công ty.
- Kế toán công nợ phải trả: là kế toán phải trả những khoản nợ của công ty cho
đối tác.
- Kế toán 1, 2, 3, 4, 5: là loại hình làm việc dưới sự chỉ đạo của kế toán vật tư.
2.3.

Chức năng, nhiệm vụ của công ty

2.3.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Hồng Hà Bình Dương sản xuất và cung ứng bê tông thương
phẩm cho hầu hết các công trình: cao ốc, hạ tầng cơ sở, dự án KCN Bình Dương,
Đồng Nai, TP.HCM và những vùng lân cận bao gồm: cao ốc văn phòng, nhà xưởng,

hệ thống thoát nước, cấp nước, đường cầu cống. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ,
tổ chức hạch toán độc lập.
8


2.3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu, mở rộng thị trường bê tông thương phẩm, đổi mới công nghệ máy
móc thiết bị, chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nghiên cứu cải tiến máy móc,
thiết bị, tiết kiệm nhiên liệu, hạ giá thành sản xuất. Theo dõi quản lý chất lượng sản
phẩm, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên sản xuất,quản lý. Chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định của nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một tổ chức hạch toán
độc lập.
2.4.

Quy mô đầu tư
- Trạm trộn bê tông Hồng Hà 01: công suất 90M3/h tại Khu Công Nghiệp Sóng

Thần 1 ra đời vào tháng 06 năm 1998.
- Trạm trộn bê tông Hồng Hà 02: công suất 75M3/h tại Khu vực Nam Tân
Uyên – Bình Dương ra đời vào tháng 09 năm 2005.
- Trạm trộn bê tông Hồng Hà 03: công suất 90M3/h tại Khu Nam Bến Cát –
Bình Dương ra đời tháng 03 năm 2007.
- Trạm trộn bê tông Hồng Hà BP: công suất 120M3/h tại khu vực xã Thanh
Lương – Bình Long – Bình Phước ra đời tháng 05 năm 2007.
- Xưởng cơ khí sửa chữa, chế tạo máy Hồng Hà tại Khu Công Nghiệp Sóng
Thần 1 ra đời tháng 04 năm 2007.
2.5.

Quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng tại Công ty
1. Trộn bê tông

Sự phối trộn nguyên vật liệu khác nhau theo cấp phối do Phòng quản lý chất

lượng thiết kế với một tỷ lệ có sẵn.
2. Kiểm tra
Kiểm tra, bảo quản, kiểm định hiệu chuẩn các thiết bị đo lường để đảm bảo tính
chính xác phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
3. Chứng nhận chất lượng bê tông
Khách hàng có thể kiểm tra quy trình sản xuất thông qua hợp đồng mua bán bê
tông và Công ty cam kết bê tông cung ứng cho khách hàng thông qua kết quả nén.
4. Thiết kế cấp phối
Tỷ lệ nước/xi măng, cát/cốt liệu thô và cốt liệu thô/xi măng của cấp phối bê
tông luôn đáp ứng yêu cầu cần thiết của khách hàng và công trình đặc biệt. Cấp phối
9


bê tông được trộn thử và kiểm tra tại phòng quản lý chất lượng, dựa trên những tính
toán ban đầu và ban hành cấp phối chuẩn cuối cùng.
5. Vận chuyển
Bê tông trộn sẵn được vận chuyển bằng xe trộn và được giữ trong bồn quay liên
tục trong quá trình vận chuyển để bê tông không bị rời rạc và khô cứng. Thời gian bắt
đầu trộn bê tông và hoàn thành việc đổ bê tông không được vượt quá 120 phút ngoại
trừ những trường hợp đặc biệt.
6. Tại công trường
Kiểm tra chất lượng sơ bộ khi bê tông đến công trường (kiểm tra độ sụt). Tần
suất và phương pháp kiểm tra độ sụt được áp dụng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN và
chỉ tiêu kỹ thuật khác nếu có yêu cầu. Mẫu sau khi đúc xong được bảo vệ bề mặt bằng
bao bì nilon hoặc bằng vải thấm nước trong vòng 24 giờ đầu.
7. Bảo dưỡng kiểm tra cường độ nén
Trong suốt 24 giờ đầu mẫu cần được bảo dưỡng ẩm, sau đó tháo khuôn và vận
chuyển về phòng quản lý chất lượng để bảo dưỡng tại bễ mẫu. Mẫu được ngâm trong

nước có nhiệt độ từ 25 – 29oC. Kiểm tra cường độ nén bê tông trong phòng thí nghiệm
của Công ty hoặc phòng LAS có chức năng kiểm định.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận

3.1.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực có nhiều ý kiến khác nhau. Như giáo sư
người Mỹ Dinock phát biểu: “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những biện pháp và
thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy
ra có liên quan đến một loại công việc nào đó”.
Còn giáo sư Flix Mirgo thì cho rằng: “Quản trị nhân sự là nghệ thuật chọn lựa
những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng
công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được”.
Tiến sỹ Trần Kim Dung thì đưa ra khái niệm : “Quản trị nguồn nhân lực là hệ
thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng, về thu hút, đào tạo-phát triển và
duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn
nhân viên”.
Nói chung, chúng ta có thể hiểu Quản trị nguồn nhân lực là tất cả những hoạt
động của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm thu hút, tuyển chọn, đào tạo,xây dựng, phát
triển, sử dụng, đánh giá, giữ gìn và bảo toàn một lực lượng lao động phù hợp với yêu
cầu công việc cả về số lượng lẫn chất lượng, tận tâm trong công việc và trung thành
với tổ chức.

3.1.2. Vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực
 Vai trò
Quản trị nhân sự đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một
DN dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật chất phong phú, hệ thống máy
móc thiết bị hiện đại nhưng cũng sẽ trở nên vô ích nếu không hoặc quản trị kém nguồn


tài nguyên nhân sự. Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân sự này tạo ra bộ mặt văn
hóa tổ chức, tạo ra bầu không khí có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hay lúc nào cũng
căng thẳng bất ổn định. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, tình hình kinh tế khó khăn
chung đòi hỏi các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng buộc phải cải thiện tổ
chức và hoạt động nhằm thích ứng, trong đó vai trò con người là quyết định. Việc tìm
đúng người, giao đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ là vấn đề đáng quan tâm với mọi tổ
chức hiện nay.
 Ý nghĩa
Nghiên cứu QTNNL giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích, kết quả thông
qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ
chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác, v.v...nhưng nhà quản trị đó vẫn
có thể gặp thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc không biết
cách động viên nhân viên làm việc. Để quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần biết cách
làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người khác làm theo mình.
Nghiên cứu QTNNL giúp cho các quản trị gia học được cách giao dịch với
người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân
viên, biết đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc,
tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực
hiện mục tiêu của tổ chức với mục tiêu của cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổ chức và
dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ trong chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, về mặt kinh tế thì QTNNL giúp cho DN
khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh
của mình về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội thì QTNNL thể hiện quan điểm rất nhân

bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú
trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao
động, góp phần làm giảm bớt mâu thuẫn tư bản - lao động trong các doanh nghiệp.
(Nguồn: Trần Kim Dung, 2003, trang 2).
3.1.3. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực
Có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của QTNNL theo ba nhóm chức năng
chủ yếu: thu hút nguồn nhân lực, đào tạo – phát triển nguồn nhân lực và duy trì nguồn
nhân lực.
12


×