Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY THỰC

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BIẾN CỐ BẤT LỢI NGHIÊM
TRỌNG (SAE) TRONG THỬ NGHIỆM
LÂM SÀNG THUỐC TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY THỰC

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BIẾN CỐ BẤT LỢI NGHIÊM
TRỌNG (SAE) TRONG THỬ NGHIỆM
LÂM SÀNG THUỐC TẠI VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ

: 8720212

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Xuân Thắng
NCS.Ths.Võ Thị Nhị Hà

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến TS. Đỗ Xuân Thắng và NCS.ThS. Võ Thị Nhị Hà, người đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo, cán bộ bộ môn Quản lý kinh tế
Dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và
tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè, những người luôn ở bên, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018

Học viên

Nguyễn Duy Thực


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Khái quát về báo cáo AE/SAE trong TNLS .......................................................... 3

1.1.1. Định nghĩa các loại biến cố bất lợi trong TNLS ....................... 3
1.1.2. Quy định về báo cáo AE/SAE của một số nước trên thế giới và
Việt Nam ............................................................................................ 4
1.1.3. Tổng quan về thực trạng báo cáo AE/SAE trong TNLS .......... 10
1.2. Tổng quan về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi trong
TNLS ...........................................................................................................................14

1.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi
trên thế giới ........................................................................................ 14
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi
trong TNLS tại Việt Nam .................................................................. 19
1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo biến cố bất lợi trong TNLS. 21

1.3.1. Giải pháp về quy trình báo cáo ................................................. 21
1.3.2. Giải pháp về đào tạo ................................................................. 21

1.3.3. Giải pháp về biểu mẫu báo cáo: ................................................ 21
1.3.4. Giải pháp về giáo dục bệnh nhân .............................................. 22
1.4. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................23
1.5. Quá trình xây dựng bộ công cụ ...............................................................................23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 28
2.1. Đố i tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................28


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 28
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................28

2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu .............................................. 28
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................. 32
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................... 33
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ........................................................................ 35
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 36
2.2.5.2. Phân tích số liệu ..................................................................... 36
2.2.6. Tính giá trị và tính tin cậy của nghiên cứu ............................... 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 41
3.1. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo AE/SAE tại Viêt
Nam .............................................................................................................................41

3.1.1. Kết quả phỏng vấn .................................................................... 41
3.1.2. Thông tin về đối tượng nghiên cứu .....................................................................46

3.1.3. Kiểm định thang đo ................................................................... 48
3.1.4. Phân tích khám phá nhân tố (EFA) ........................................... 53
3.1.5. Điều chỉnh nhân tố .................................................................... 55
3.1.6. Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu ........................................... 56

3.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới hoạt động báo cáo AE/SAE
tại Việt Nam ...............................................................................................................57

3.2.1. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động báo
cáo AE/SAE tại Việt Nam ................................................................. 57
3.2.2. Tầm quan trọng của biến độc lập .............................................. 59
3.2.3. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo
AE/SAE .............................................................................................. 61
Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 67
4.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo AE/SAE tại Việt Nam ........67


4.1.1 Yếu tố “Quy định, quy trình gửi báo cáo”: ................................ 67
4.1.2. Yếu tố “Biểu mẫu báo cáo và phương thức gửi” ...................... 68
4.1.3. Yếu tố “Kiến thức và thái độ” ................................................... 68
4.1.4. Yếu tố “Người bệnh tham gia nghiên cứu” .............................. 69
4.1.5. Yếu tố “Một số yếu tố khác” .................................................... 70
4.2. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới hoạt động báo cáo AE/SAE tại Việt
Nam, xác định vấn đề cần cải thiện .......................................................................70

4.2.1. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Quy định, quy trình báo cáo” tới
hoạt động báo cáo AE/SAE tại Việt Nam ......................................... 70
4.2.2. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Biểu mẫu và phương thức gửi
báo cáo ” tới hoạt động báo cáo AE/SAE tại Việt Nam 71
4.2.3. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Kiến thức và thái độ” tới hoạt
động báo cáo AE/SAE tại Việt Nam ................................................. 72
4.2.4 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Một số yếu tố khác” tới hoạt
động báo cáo AE/SAE tại Việt Nam ................................................. 73
4.2.5 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố “Người bệnh tham gia nghiên cứu”
tới hoạt động báo cáo AE/SAE tại Việt Nam .................................... 73

4.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 76
KẾT LUẬN: ........................................................................................................................76
KIẾN NGHỊ: ......................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TỪ
VIẾT
TẮT
ADR
AE
CQQL

TIẾNG ANH
Adverse Drug Reaction
Adverse Event

TIẾNG VIỆT
Phản ứng bất lợi của thuốc
Biến cố bất lợi
Cơ quan quản lý
Giám sát viên hỗ trợ nghiên cứu
lâm sàng

CRA


Clinical Research Associate

DSMB

Data and Safety Monitoring
Board

Ủy ban giám sát an toàn dữ liệu

eCRF

Electronic case report form

Bệnh án điện tử

The European Medicines
Agency
European Union
The Food and Drug
Administration
Good Clinical Practice

Cơ quan quản lý thuốc Châu Âu

EMA
EU
FDA
GCP
HĐĐĐ
ICH

IEC
IRB
NC
NCV
SAE
TNLS
WHO

The International Council for
Harmonisation
Independent Ethics Committee
Institutional Review Board

Serious Adverse Event
World Health Organization

Liên minh Châu Âu
Cục quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ
Thực hành tốt thử thuốc trên lâm
sàng
Hội đồng đạo đức
Hòa hợp quốc tế các yêu cầu kỹ
thuật trong đăng ký dược phẩm sử
dụng ở người
Hội đồng đạo đức độc lập (cấp
quốc gia)
Hội đồng đạo đức cơ sở
Nghiên cứu
Nghiên cứu viên

Biến cố bất lợi nghiêm trọng
Thử nghiệm lâm sàng
Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1.
Bảng 1.2:

Phân biệt AE và ADR............................................................................. 4
Trách nhiệm các bên liên quan trong ghi nhận, xử trí và báo cáo AE,

Bảng 1.3:
Bảng 1.4:

SAE trong TNLS tại Việt Nam ............................................................. 8
Bảng so sánh công văn số 6586/BYT-K2ĐT với quyết định 62/QĐ - K2ĐT ....... 9
Cơ sở hình thành 6 thang đo nhân tố trong mô hình ............................ 24

Bảng 1.5:
Bảng 2.6:

Chỉnh sửa sau nghiên cứu thử nghiệm ................................................. 26
Biến số nghiên cứu ............................................................................... 28

Bảng 2.7.
Bảng 3.8:

Tiến trình phân tích dữ liệu định tính ................................................... 37

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 46

Bảng 3.9: Kí hiệu cho các biến quan sát ............................................................... 48
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến Quy định, quy trình
gửi báo cáo ............................................................................................ 49
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến .............................. 49
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến Kiến thức và thái độ ... 50
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến Kiến thức và thái độ

Bảng 3.16:
Bảng 3.17:
Bảng 3.18:

sau loại biến KT1, KT2 ........................................................................ 51
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến Người bệnh tham gia
vào nghiên cứu, Yếu tố khác và Đánh giá chung ................................. 52
Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng
nhóm biến ............................................................................................. 53
Kiểm định Bartlett và hệ số KMO ........................................................ 53
Hệ số tải nhân tố ................................................................................... 54
Đặt tên cho các nhân tố ........................................................................ 55

Bảng 3.19:
Bảng 3.20:
Bảng 3.21:
Bảng 3.22:
Bảng 3.23:
Bảng 3.24:
Bảng 3.25:
Bảng 3.26:


Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ................................................... 57
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động báo cáo AE/SAE .... 60
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Quy định, quy trình báo cáo AE/SAE” 62
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Kiến thức và thái độ” ....................... 63
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Biểu mẫu báo cáo và phương thức gửi” 64
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Người bệnh tham gia nghiên cứu” .. 65
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Yếu tố khác” .................................... 65
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Đánh giá chung” .............................. 66

Bảng 3.14:
Bảng 3.15:


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa AE và ADR ................................................................ 4
Hình 1.2. Quy trình chung khi báo cáo SAE trong TNLS của một số nước trên thế
giới ........................................................................................................... 4
Hình 1.3: Chi tiết yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo AE/SAE trên thế giới ...... 18
Hình 1.4: Chi tiết yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo AE/SAE tại Việt Nam .... 20
Hình 1.5: Mô hình đánh giá yếu tố ảnh hưởng hoạt động báo cáo AE/SAE tại Việt
Nam ....................................................................................................... 27
Hình 1.6: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 32
Hình 3.7: Đồ thị phân khúc nhân tố ....................................................................... 55
Hình 3.8: Mô hình nghiên cứu của đề tài .............................................................. 56
Hình 3.9: Mô hình mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động báo cáo
AE/SAE ................................................................................................. 61



ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc mới góp phần cải tiến hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe. Thử nghiệm lâm sàng cung cấp dữ liệu khoa học để làm sáng tỏ hiệu quả.
Đồng thời, thử nghiệm lâm sàng được tiến hành theo đúng quy chuẩn giúp xác định
các tác hại có thể xảy ra thông qua hồ sơ an toàn thuốc. Dữ liệu về biến cố bất lợi
(AE) và biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) là những thông tin cần thiết trong
những nghiên cứu phát triển thuốc [42]. Trong khi các thử nghiệm lâm sàng tăng
lên đáng kể trong năm gần đây, từ 5635 thử nghiệm lâm sàng (năm 2000) lên tới
188372 thử nghiệm lâm sàng (năm 2015) [39]. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm lâm
sàng không báo cáo các nguy hại cho đối tượng tham gia nghiên cứu hoặc báo cáo
không đầy đủ, không đạt tiêu chuẩn. Phân tích gộp của Pitrou trên 133 nghiên cứu
cho thấy nhiều nghiên cứu hoàn toàn không ghi thông tin về nguy hại, một nửa
nghiên cứu không báo cáo về việc bệnh nhân rút khỏi nghiên cứu do biến cố nguy
hại [33]. Trên thế giới cũng có một số nghiên cứu chỉ ra yếu tố ảnh hưởng đến thực
trạng này: Nghiên cứu viên lo sợ về trách nhiệm pháp lý [36]; Nghiên cứu viên
thiếu hiểu biết [38] hay do phương thức gửi báo cáo chưa thuận tiện [29]... Tuy
nhiên, những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo AE/SAE ở
Việt Nam còn rất hạn chế.
Thực tế ở Việt Nam, hoạt động báo cáo SAE có hạn chế nhất định: năm 2014,
có tới 29% thử nghiệm lâm sàng không báo cáo bất kỳ một SAE nào; 34,8% báo
cáo thiếu thông tin mô tả SAE và 41,5% báo cáo SAE thiếu thông tin về điều trị/xử
lý SAE[8]. Điều này đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải xác định được những yếu tố
nào và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến hoạt động báo cáo AE/SAE.
Đồng thời làm thế nào để cải thiện được hoạt động báo cáo nhằm nâng cao hoạt
động báo cáo AE/SAE tại Việt Nam.
Vì vậy tôi quyết định thực hiện đề tài “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới
hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) trong thử nghiệm lâm sàng
thuốc tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu hoạt động báo cáo AE/SAE trong thử nghiệm

1



lâm sàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố/nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố/nhân tố đó. Mục tiêu của đề tài bao gồm:
1. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi
nghiêm trọng (SAE) trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam.
2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới hoạt động báo cáo biến cố
bất lợi nghiêm trọng (SAE) trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báo cáo
SAE tại Việt Nam.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về báo cáo AE/SAE trong TNLS
1.1.1. Định nghĩa các loại biến cố bất lợi trong TNLS
Trong TNLS, việc theo dõi, ghi nhận, xử trí và báo cáo các biến cố bất lợi,
đặc biệt là biến cố bất lợi nghiêm trọng, xảy ra trong quá trình nghiên cứu là cần
thiết và có ý nghĩa quan trọng.
a) Biến cố bất lợi (Adverse event - AE) là sự việc hoặc tình trạng y khoa bao
gồm bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng, tình trạng bệnh tật hoặc kết quả xét nghiệm có
chiều hướng xấu xảy ra trong quá trình thử nghiệm lâm sàng ảnh hưởng đến đối
tượng tham gia thử nghiệm lâm sàng, có hoặc không có liên quan đến sản phẩm thử
nghiệm lâm sàng.
b) Biến cố bất lợi nghiêm trọng (Serious Adverse Event - SAE) là biến cố bất
lợi có thể dẫn tới một trong các tình huống sau đây trên đối tượng tham gia thử
nghiệm lâm sàng:
b1. Tử vong;
b2. Đe dọa tính mạng;

b3. Phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện;
b4. Tàn tật, thương tật vĩnh viễn hoặc nghiêm trọng;
b5. Dị tật bẩm sinh hoặc dị dạng cho thai nhi của đối tượng nghiên cứu;
b6. Tình huống mà phải có can thiệp y khoa phù hợp để ngăn chặn hoặc phòng
tránh một trong những tình huống khác có ý nghĩa về mặt y khoa theo nhận định
của nghiên cứu viên tại thời điểm nghiên cứu.
c) Biến cố bất lợi ngoài dự kiến trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (biến
cố bất lợi ngoài dự kiến - unexpected AE) là các biến cố bất lợi xảy ra trong nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng mà bản chất hoặc mức độ nặng hoăc mức độ đặc hiệu hay
hậu quả đối với đối tượng tham gia thử nghiệm lâm sàng của biến cố khác với mô tả
hoặc chưa được cân nhắc, mô tả trước trong đề cương nghiên cứu hoặc các tài liệu
nghiên cứu có liên quan.

3


Phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR) là đáp ứng gây
hại ngoài ý muốn theo chiều hướng xấu xảy ra trên đối tượng tham gia thử nghiệm
lâm sàng và được đánh giá là có liên quan nhân quả với sản phẩm thử nghiệm ở bất
kỳ liều nào[3] [16],[21].
Phân biệt Phân biệt biến cố bất lợi (AE) và phản ứng bất lợi của thuốc
(Adverse Drug Reaction - ADR)
Bảng 1.1. Phân biệt AE và ADR
AE
ADR
Là sự việc hoặc tình trạng y khoa
Đáp ứng gây hại ngoài ý
bao gồm bất kỳ dấu hiệu, triệu muốn theo theo chiều hướng xấu
Định
nghĩa


chứng, tình trạng bệnh tật hoặc xảy ra trên đối tượng tham gia thử
kết quả xét nghiệm có chiều nghiệm lâm sàng và được đánh giá
hướng xấu.
là có liên quan nhân quả với sản
phẩm thử nghiệm ở bất kỳ liều nào.

Nguyên Nguyên nhân chưa xác định.
nhân

Có liên quan nhân quả với thuốc.

AE
ADR

SAE

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa AE và ADR
1.1.2. Quy định về báo cáo AE/SAE của một số nước trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới

Hình 1.2. Quy trình chung khi báo cáo SAE trong TNLS của một số nước trên
thế giới [15], [16]

4


Theo ICH, tất cả các biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) phải được báo cáo
ngay cho nhà tài trợ ngoại trừ những SAE trong các đề cương hoặc thông tin cho
người nghiên cứu xếp vào loại không cần báo cáo khẩn cấp. Các biến cố bất lợi, xét

nghiệm bất thường quan trọng để đánh giá độ an toàn nên được báo cáo cho các nhà
tài trợ theo yêu cầu báo cáo và trong thời gian theo quy định. Đối với trường hợp tử
vong, nghiên cứu viên báo cáo, cung cấp cho nhà tài trợ và các IRB/IEC với bất kỳ
thông tin bổ sung theo yêu cầu [20].
Báo cáo tại Mỹ theo quy định của FDA
US - FDA là một trong những cơ quan chuẩn mực hàng đầu thế giới về lĩnh
vực TNLS. Các nước khác trên thế giới thường căn cứ vào quyết định của FDA làm
cơ sở để ra quyết định trong việc lưu hành thuốc mới. Tại Mỹ, các biến cố bất lợi sẽ
được báo cáo tới FDA với trách nhiệm chính thuộc về nhà tài trợ và nghiên cứu
viên. Đồng thời nội dung báo cáo rất chi tiết. Trong đó 3 nhóm biến cố được đặc
biệt lưu ý cần báo cáo cho FDA là:
- Báo cáo các phản ứng vừa nghiêm trọng vừa ngoài dự kiến (SUSAR).
- Báo cáo các phát hiện từ các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu
dịch tễ học, nghiên cứu trên động vật, nghiên cứu in vitro, các thông tin trên y văn
và từ các nguồn thông tin khác có thể dẫn đến một nguy cơ quan trọng liên quan
đến thuốc nghiên cứu.
- Báo cáo tần suất gia tăng của các phản ứng bất lợi nghiêm trọng nghi ngờ
liên quan đến thuốc nghiên cứu.
Thời gian báo cáo:
+ Không quá 15 ngày làm việc sau khi nhà tài trợ xác định được biến cố là
nghi ngờ liên quan đến thuốc nghiên cứu hoặc xác định được các thông tin cho thấy
biến cố thuộc 3 nhóm cần báo cáo như trên.
+ Đối với các SUSAR gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng thời gian báo cáo
cần khẩn cấp hơn, không quá 7 ngày làm việc.
+ Trong trường hợp FDA yêu cầu cung cấp thêm thông tin, nhà tài trợ cần báo
cáo nhanh nhất có thể nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu.

5



Cách thức báo cáo cần theo mẫu quy định nhưng có thể đệ trình bản điện tử
hoặc các phương tiện thông tin nhanh khác như điện thoại, fax, email.
Nghiên cứu viên được yêu cầu báo cáo cho Hội đồng đạo đức tất cả các vấn đề
không dự kiến trước liên quan đến nguy cơ cho đối tượng nghiên cứu hoặc các đối tượng
khác, bao gồm các AE được nghiên cứu viên xếp loại là biến cố không định trước.
Những nội dung khác được báo cáo trong các báo cáo an toàn định kỳ hoặc
khi kết thúc nghiên cứu [40], [46].
Báo cáo tại EU theo hướng dẫn của EMA
Các nghiên cứu viên chính cần báo cáo các biến cố bất lợi nghiêm trọng
ngay lập tức và cần báo cáo trong vòng 24h kể từ lúc phát hiện.
Đối với các biến cố bất lợi nghiêm trọng nghi ngờ ngoài dự kiến gây tử vong
hoặc đe dọa tính mạng, nhà tài trợ cần báo cáo cho cơ quan chức năng và Ủy ban
Đạo đức trong các nước thành viên có liên quan.
+ Báo cáo ban đầu: báo cáo sớm nhất có thể nhưng không muộn hơn 7 ngày
kể từ ngày nhận thông tin và có kiến thức tối thiểu về các tiêu chuẩn cho việc báo
cáo nhanh.
+ Báo cáo theo dõi: báo cáo sớm nhất có thể trong vòng 8 ngày tiếp theo.
Đối với các biến cố bất lợi nghiêm trọng ngoài dự kiến không gây tử vong
hoặc đe dọa tính mạng, nhà tài trợ cần báo cáo cho cơ quan chức năng và Ủy ban
Đạo đức ở các nước liên quan sớm nhất có thể không muộn hơn 15 ngày kể từ ngày
nhận thông tin[15].
Báo cáo tại Ấn Độ
Theo Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ, nghiên cứu viên phải báo cáo tất cả
SAE không mong muốn cho các nhà tài trợ trong vòng 24 giờ và các Ủy ban đạo
đức trong vòng 7 ngày.
Trong các trường hợp tử vong, Ủy ban đạo đức cũng cần được thông báo
trong vòng 24 giờ. Bất kỳ SAE không mong muốn, nhà tài trợ nên báo cáo kịp thời
trong vòng 14 ngày cho Cơ quan cấp phép và cho điều tra viên của các địa điểm thử
nghiệm khác tham gia nghiên cứu.


6


Tất cả các phản ứng không mong muốn nghiêm trọng khác, không gây chết
người hoặc đe dọa tính mạng phải được nộp trong thời gian sớm nhất có thể nhưng
không muộn hơn 14 ngày [22].
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2017, báo cáo biến cố bất lợi/biến cố bất lợi
nghiêm trọng trong TNLS tại Việt Nam được thực hiện theo công văn số
6586/BYT-K2ĐT:
Đối với tất cả SAE: NCV báo cáo khẩn cấp cho Nhà tài trợ và HĐĐĐ cấp cơ
sở của tổ chức nhận thử trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện SAE.
Đối với các SAE gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng: NCV phối hợp với Nhà
tài trợ gửi báo cáo về Văn phòng Ban Đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên
cứu y sinh học Bộ Y tế. Báo cáo ban đầu trong vòng 7 ngày kể từ khi phát hiện
SAE. Báo cáo theo dõi đầy đủ gửi trong vòng 15 ngày kể từ khi phát hiện SAE.
Đối với các SAE không thuộc loại gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng: NCV
phối hợp với Nhà tài trợ gửi báo cáo SAE chi tiết về Ban đánh giá các vấn đề đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ Y tế trong vòng 15 ngày kể từ khi phát hiện
SAE [2].
Hiện nay, báo cáo biến cố bất lợi/biến cố bất lợi nghiêm trọng được thực hiện
theo Quyết định 62/QĐ - K2ĐT ngày 02/6/2017 thay cho công văn số 6586/BYTK2ĐT ngày 02/10/2012 [3]. Nội dung Quyết định như sau:
- Tất cả các SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu tại Việt Nam trong các nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng phải được báo cáo theo biểu mẫu (Phụ lục 4) tới Ban
Đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Bộ Y tế, Cục Khoa học công
nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế và Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi
phản ứng có hại của thuốc.
- Thời gian báo cáo: Các SAE gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng phải được
báo cáo khẩn cấp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về
SAE. Các SAE khác phải được báo cáo trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày

nhận được thông tin về SAE. Trong trường hợp nhận được các thông tin bổ sung có
ý nghĩa y khoa về diễn biến của SAE, tiến triển của đối tượng tham gia thử nghiệm
7


lâm sàng gặp SAE hoặc thay đổi quy kết mối quan hệ nhân quả giữa SAE với sản
phẩm nghiên cứu, phải báo cáo trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
thông tin bổ sung đó.
- Trách nhiệm của bên liên quan trong việc ghi nhận, xử trí và báo cáo biến cố
bất lợi AE/SAE trong TNLS tại Việt Nam:
Theo quyết định 62/QĐ - K2ĐT, trách nhiệm của các bên liên quan trong TNLS
tại Việt Nam được trình bày tại bảng 1.2 như sau [3]:
Bảng 1.2: Trách nhiệm các bên liên quan trong ghi nhận, xử trí và báo cáo AE,
SAE trong TNLS tại Việt Nam [3]
Trách nhiệm

Bên liên quan

Phát hiện, xử trí SAE kịp thời; đảm bảo an toàn
cho đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu viên chính

Gửi báo cáo AE/SAE cho Nhà tài trợ, HĐĐĐ các
cấp, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - BYT và
Trung tâm ADR quốc gia.

Tổ chức nhận thử thuốc trên

Quản lý, giám sát việc phát hiện theo dõi, ghi nhận,


lâm sang

xử trí, báo cáo SAE tại điểm nghiên cứu.

Hội đồng Đạo đức cấp cơ sở
Nhà tài trợ

Xem xét, cho ý kiến chuyên môn về các SAE xảy
ra tại điểm nghiên cứu.
Phối hợp cùng NCV rà soát, thẩm định đánh giá nguy
cơ để đảm bảo an toàn cho đối tượng nghiên cứu.

Ban đánh giá vấn đề đạo đức Xem xét ,đánh giá ,phản hồi các báo cáo SAE riêng lẻ.
trong nghiên cứu y sinh học - Tổ chức giám sát, kiểm tra việc ghi nhận, phân
Bộ Y tế
Trung tâm Quốc gia về Thông
tin thuốc và theo dõi phản ứng
có hại của thuốc (Trung tâm
ADR)

tích, xử lý và báo cáo SAE
Tiếp nhận báo cáo SAE trong nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng;
Phối hợp với Ban Đánh giá vấn đề đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học - Bộ Y tế để xem xét, đánh
giá báo cáo SAE.

8



Bảng 1.3: Bảng so sánh công văn số 6586/BYT-K2ĐT với quyết định 62/QĐ - K2ĐT
Nội dung so sánh

Công văn

Quyết định

6586/BYT -K2ĐT

62/QĐ - K2ĐT

SAE đe dọa

Trong vòng 7 ngày kể Trong vòng 7 ngày làm

tính mạng/

từ khi nhận SAE

việc

Thời gian

tử vong

báo cáo

SAE không

Trong vòng 15 ngày


Trong vòng 15 ngày làm

đe dọa tính

kể từ khi nhận SAE

việc

+ NCV chính

+ NCV chính

+ Nhà tài trợ

+ Nhà tài trợ

mạng/tử vong

Đối tượng báo cáo

+ Tổ chức hỗ trợ NC
được ủy quyền

Đối tượng nhận báo cáo

+ HĐĐĐ cấp cơ sở

+ HĐĐĐ cấp cơ sở


+ Văn phòng

+ Văn phòng BĐGĐĐ

BĐGĐĐ

+ Trung tâm ADR

Như vậy so với công văn cũ số 6586/BYT-K2ĐT thì quyết định 62/QĐ K2ĐT có một số điểm thay đổi:
Thứ nhất, làm rõ hơn định nghĩa các trường hợp SAE, đặc biệt bổ sung SAE
loại có ý nghĩa y khoa để phù hợp quy định, hướng dẫn quốc tế và thực tiễn nghiên
cứu TNLS, tránh báo cáo thiếu SAE loại này.
Thứ hai, chỉnh sửa mẫu báo cáo để thuận tiện hơn cho người báo cáo.
Thứ ba, về thời gian báo cáo SAE xảy ra tại Việt Nam, theo quy định mới thì
thời gian được quy định rõ ràng hơn tránh gây hiểu nhầm: với SAE đe dọa tính
mạng/tử vong thì thời hạn báo cáo là 7 ngày làm việc so với quy định cũ là 7 ngày
kể từ ngày nhận SAE. Với SAE không đe dọa tính mạng/tử vong thì theo quy định
mới cũng dài hơn là trong vòng 15 ngày làm kể từ ngày nhận được thông tin SAE
so với 15 ngày theo quy định cũ.

9


Thứ hai về đối tượng báo cáo, theo quy định cũ thì chỉ NCV chính phối hợp
với nhà tài trợ hoàn thiện thông tin và báo cáo. Còn theo quyết định mới thì có thêm
tổ chức hỗ trợ nghiên cứu được ủy quyền.
Thứ ba về đối tượng nhận báo cáo, ngoài các đối tượng nhận báo cáo là
HĐĐĐ cấp cơ sở và văn phòng BĐGĐĐ thì báo cáo cần được gửi về Trung tâm
Tổng quan về thực trạng báo cáo AE/SAE trong TNLS.
1.1.3. Tổng quan về thực trạng báo cáo AE/SAE trong TNLS

1.1.3.1. Thực trạng báo cáo AE/SAE trong TNLS trên thế giới:
Về số lượng báo cáo:
Một nghiên cứu từ 127 thử nghiệm lâm sàng trên 13.698 bệnh nhân của
Joelson S và cộng sự chỉ ra tỷ lệ báo cáo SAE ở các quốc gia rất khác nhau nhưng
nhìn chung đều rất thấp, thậm chí cả những nước có trình độ hàng đầu về nghiên
cứu phát triển thuốc. Trong khi Úc và Hà Lan có tỷ lệ báo cáo SAE cao nhất chiếm
20% thì Bỉ, Hồng Kông, Ý và thậm chí Anh có tỷ lệ báo cáo rất thấp từ 1 đến 3%.
Tỷ lệ báo cáo 6% đến 12% là tỷ lệ báo cáo của Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp;
Đức, Na Uy và Thụy Điển [26]. Đây là một nghiên cứu lớn được thực hiện trên
nhiều quốc gia với trên 13 nghìn bệnh nhân chỉ ra thực trạng báo cáo AE/SAE trên
thế giới là vấn đề nổi cộm. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra nguyên nhân và
yếu tố nào dẫn đến tình trạng này.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Hy Lạp thực hiện trên 192 thử nghiệm
lâm sàng từ 7 khu vực y tế với 130074 bệnh nhân thì chỉ có 39% TNLS báo cáo
biến cố bất lợi. Thậm chí, với độc tính xác định qua các xét nghiệm chỉ được báo
cáo 29% [24].
Về tính chính xác của báo cáo:
Nghiên cứu tổng hợp 247 báo cáo trường hợp SAE từ 10 thử nghiệm lâm sàng
của Crépin và đồng nghiệp năm 2012 cho thấy chất lượng của các báo cáo SAE còn
thấp. Trước hết về tính chính xác của báo cáo, nghiên cứu chỉ ra nhà tài trợ xem xét
bản chất biến cố đề xuất bởi NCV là không phù hợp trong 15.1% các báo cáo.
Tương tự như vậy, có tới 5.3% các báo cáo không giải thích được từ viết tắt [11].

10


Một nghiên cứu khác về thử nghiệm lâm sàng thuốc giảm đau cũng chỉ ra kết quả
tương đối giống. Theo đó, 36% các báo cáo SAE không đúng với tiêu chí [14].
Liên quan đến tính đầy đủ của báo cáo:
Cũng theo Crepin có tới 32.4% báo cáo, trong mục kết quả thử nghiệm và lịch

sử có liên quan không chứa đủ số liệu hỗ trợ nhà tài trợ đánh giá các trường hợp
biến cố. Ngày bắt đầu khởi phát biến cố không được ghi trong 5.7% biểu mẫu báo
cáo [11]; 3.6% báo cáo bị thiếu tiêu chí chính (mà theo yêu cầu ít nhất 1 trong 6 tiêu
chí phải được tích); 9.3% nghiên cứu viên không đề cập tới mối quan hệ nhân quả.
Trong cơ sở dữ liệu của cơ quan Cảnh giác dược Mexico chỉ có 44.5% báo cáo AE
là đầy đủ theo tiêu chuẩn chính thức của Mexico [34].
Peron và cộng sự (J Clin Oncol 2013) rà soát 325 RCT thuốc ung thư xuất bản
2007-2011: các mục báo cáo kém phổ biến nhất bao gồm: phương pháp thu thập AE
(chỉ được báo cáo đủ trong 10% nghiên cứu), mô tả đặc điểm AE dẫn đến phải rút
bệnh nhân khỏi nghiên cứu (chỉ có 15% có báo cáo), nhận định mối liên quan (38%);
chất lượng báo cáo AE không được cải thiện theo thời gian và không tốt hơn trên các
tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao so với các tạp chí có chỉ số này thấp hơn [32].
Về thời gian nộp báo cáo:
Crepin cũng chỉ ra thời gian trễ trung bình từ khi khởi phát SAE đến ngày báo
cáo với nhà tài trợ là 13 ngày; chỉ có 21% báo cáo đúng trong vòng 24h [11].
Theo Winston S Liauw và Richard O Day, Trường ĐH New South Wales (Úc)
trong phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho báo cáo AE đã chỉ ra có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng báo cáo AE. Trong đó là quy trình báo cáo
phức tạp dẫn đến chậm trễ trong các khâu của quy trình báo cáo. Thực tế, rất nhiều
báo cáo thời gian từ lúc biến cố xảy ra tới HĐĐĐ có thể mất vài tháng [27].

11


1.1.3.2. Thực trạng báo cáo AE/SAE trong TNLS tại Việt Nam
Về số lượng các báo cáo AE/SAE:
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Anh Tuấn năm 2014, giai đoạn 2006-2013 số
lượng báo cáo AE, SAE tại các TNLS tăng dần. Cụ thể, năm 2006, 8 TNLS tại Việt
Nam nhưng không có báo cáo AE/SAE nào. Đến năm 2013 số lượng báo cáo đã
tăng lên 133 báo cáo trên 98 TNLS [4].

Tuy nhiên, bài báo của các tác giả đăng trên tạp chí Dược học Việt Nam cho
thấy hoạt động báo cáo SAE trong các thử nghiệm lâm sàng triển khai tại Việt Nam
trong năm 2014 tổng số TNLS thuốc được tiến hành tại Việt Nam là 35, trong đó có
25 TNLS có báo cáo SAE. Tỷ lệ TNLS thuốc đã ghi nhận SAE và gửi báo cáo là
71% tương ứng với 29% TNLS không báo cáo bấ t kỳ mô ̣t SAE nào [8].
Về tính đầy đủ và chính xác của báo cáo:
Trong quá trình hoàn thành báo cáo SAE, việc thông tin cho BĐGĐĐ - Bộ Y
tế về cách xử trí đối với bệnh nhân là rất quan trọng. Nó giúp cho các thành viên
Hội đồng chuyên môn độc lập tại Ban Đánh giá đạo đức - Bộ Y tế có thể đánh giá,
thẩm định lại cách xử trí có phù hợp với SAE hay không.
Năm 2014, nghiên cứu của Lê Anh Tuấn cho thấy số lượng các báo cáo chưa
điền đầy đủ thông tin cần thiết lên tới 18%, nhất là với các báo cáo SAE ban đầu, số
lượng báo cáo đầy đủ thông tin chỉ có 42,11% [4].
Cũng theo bài báo của nhóm tác giả đăng trên tạp chí Dược học Việt Nam thì
có tới 34,8% báo cáo SAE thiếu thông tin mô tả SAE (diễn biến lâm sàng, xét
nghiệm cận lâm sàng, lý giải cho nhận định của nghiên cứu viên). 41,5% báo cáo
SAE thiếu thông tin về điều trị/xử trí SAE [8].
Bên cạnh đó, theo quy định, tất cả các SAE phải báo cáo khẩn cấp cho Hội
đồng đạo đức/khoa học cơ sở tại tổ chức nhận thử. Hội đồng đạo đức/khoa học cơ
sở tại tổ chức nhận thử có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến chuyên môn về các SAE
xảy ra tại điểm nghiên cứu, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân [2]. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu của Nguyễn Đoàn Thoan chỉ ra mục thông tin thiếu nhiều nhất trong báo
cáo SAE là “ý kiến của Hội đồng đạo đức/khoa học cơ sở tại tổ chức nhận thử”
(62,0%). Ngoài ra là thông tin thuốc can thiệp và các xét nghiệm cận lâm sàng;
12


chức vụ của người báo cáo, liều dùng thuốc nghiên cứu và các thông tin bổ sung
không được điền đầy đủ cũng làm giảm đi chất lượng của báo cáo. Một trong
nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, theo tác giả là do mẫu báo cáo theo mẫu Bộ Y

tế còn chưa thật sự phù hợp [7].
Về thời gian nộp báo cáo:
Giai đoạn 2006-2013, nghiên cứu của Lê Anh Tuấn cho thấy có khoảng 42%
số lượng báo cáo nộp đúng thời hạn quy định, 53% số lượng báo cáo nộp không
đúng thời hạn quy định, còn lại là không có thông tin. Sau khi loại trừ các báo cáo
thiếu thông tin, giá trị trung vị số ngày từ khi xuất hiện đến khi hoàn thành báo cáo
là 13 ngày; cá biệt có những trường hợp thời gian gửi báo cáo là 671 ngày [4].
Đến năm 2015, theo tác giả Nguyễn Đoàn Thoan thì số báo cáo SAE nộp đúng
hạn mà Cục Khoa học và công nghệ Đào tạo nhận được chiếm 59,3%, số lượng báo
cáo không đúng thời gian quy định là 21,0% còn lại 19,6% số lượng báo cáo là
không có thông tin. Thời gian trung bình từ ngày xuất hiện biến cố SAE đến khi
hoàn thành báo cáo ban đầu là 15,5 ngày chậm hơn so với quy định của Bộ Y tế
trung bình 8,5 ngày [7].
Về Biểu mẫu báo cáo:
Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Đoàn Thoan, các đơn vị tổ chức nhận thử
thuốc phần lớn sử dụng mẫu báo cáo của Bộ Y tế cùng với một số mẫu báo cáo
khác được sử dụng song song để gửi báo cáo AE/SAE, các mẫu báo cáo khác
thường sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh: năm 2014, BĐGĐĐ - Bộ Y tế còn nhận
được những báo cáo theo mẫu CIOMS (bằng tiếng anh), mẫu khác của đơn vị báo
cáo. Việc sử dụng nhiều mẫu báo cáo và nhiều ngôn ngữ báo cáo khác nhau, mặc dù
tỷ lệ còn thấp, nhưng nó cũng gây khó khăn trong việc quản lý, theo dõi các SAE
xảy ra với đối tượng TNLS [7].
Về phương thức và quy trình báo cáo:
Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, tất cả các báo cáo AE, SAE đều được báo
cáo dạng văn bản giấy và được gửi đi các cơ quan (HĐĐĐ cấp cơ sở, nhà tài trợ, Bộ Y
tế...) bằng đường công văn [2]. Hơn nữa, Quy trình báo cáo còn phức tạp [7].

13



1.2. Tổng quan về yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi trong
TNLS
1.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi trên thế giới
Trên thế giới, có một số nghiên cứu đã công bố tìm hiểu về các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động báo cáo AE/SAE:
1.2.1.1. Quy trình gửi báo cáo:
Cũng theo Winston S Liauw và Richard O Day, cơ chế báo cáo phức tạp và lặp
đi lặp lại có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi. Cơ
chế báo cáo cụ thể là: từ nghiên cứu viên tới nhà tài trợ đến các điểm nghiên cứu khác
trong nghiên cứu đa trung tâm sau đó tới Hội đồng đạo đức rồi mới tới cơ quan quản
lý là không kịp thời gian. Không những vậy, nội dung báo cáo còn không chính xác
và tốn kém giấy tờ. Hội đồng đạo đức vì quá tải công việc và thiếu thông tin nên
không xem xét và thẩm định đủ báo cáo SAE.
Mặc dù một số nghiên cứu đã thành lập Ủy ban giám sát an toàn dữ liệu
(DSMB). Tuy nhiên, hoạt động của Ủy ban vẫn chưa rõ ràng và Ủy ban cũng ít khi
trao đổi thông tin hay liên lạc với NCV, HĐĐĐ hay cơ quan quản lý.
Đồng thời, tác gỉa cũng chỉ ra có quá nhiều cấp đánh giá mối quan hệ nhân quả
thuốc – SAE gồm: NCV, DSMB, các điểm nghiên cứu và cuối cùng là HĐĐĐ cũng
đánh giá. Tuy nhiên, chỉ có DSMB và nhà tài trợ là được trực tiếp tiếp cận với dữ liệu
và hồ sơ tổng thể [27].
Theo một nghiên cứu ở Úc, yêu cầu từ các nhà tài trợ và ủy ban đạo đức ngày
càng nặng nề và phức tạp. Theo đó, nghiên cứu viên phải báo cáo mọi thứ mà
không nhất thiết phải liên quan đến tài liệu hướng dẫn. Gánh nặng gia tăng với
nghiên cứu viên đang làm gia tăng công việc và chi phí lâm sàng. Cũng theo tác giả
thì những báo cáo riêng AE cho hội đồng đạo đức là không cần thiết vì trong hầu
hết các trường hợp việc nhận diện nhóm nghiên cứu (nhóm tiếp xúc với thuốc) là
không được biết trong các thử nghiệm mù đôi và giá trị của việc này là rất hạn chế
[42]. Không chỉ ở Úc, Cơ quản Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cũng
phát hành hướng dẫn mới nhất trong năm 2009 rằng những AE được liệt kê trong


14


tài liệu của nghiên cứu viên, theo định nghĩa mà không được coi là không dự đoán
trước và không yêu cầu phải báo cáo cho hội đồng đạo đức [41]. Các nước châu Âu
cũng thông qua những hướng dẫn như vậy [19].
Mỗi tháng, HĐĐĐ nhận 80-100 báo cáo nhiều trang giấy và việc xem xét
những báo cáo này tốn gần một nửa thời gian làm việc của HĐĐĐ. Hơn nữa, trong
khi HĐĐĐ và các nhà điều tra có trách nhiệm phải xem xét từng báo cáo biến cố bất
lợi với hàng loạt những Protocols trong cùng một thời gian tuy nhiên không có một
cơ chế nào để đảm bảo điều này. Chắc chắn, thành viên của HĐĐĐ làm việc không
có thù lao hoặc đơn giản không đủ thời gian và nguồn lực để thực hiện như một
doanh nghiệp [27].
Cũng theo tác giả Califf RM, hệ thống quản lý hiện hành trong thử nghiệm lâm
sàng thì một số bộ phận bao gồm HĐĐĐ có thể không phù hợp để đánh giá, giám
sát hoạt động nghiên cứu [10].
1.2.1.2. Kiến thức và thái của nghiên cứu viên:
Một nghiên cứu tổng hợp thực hiện ở Mỹ và Canada chỉ ra có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình báo cáo SAE. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng
nhất là là những yếu tố liên quan đến con người. Các vấn đề chính đó là:
+ Sự khác nhau về trình độ: Mức độ thông thạo của nghiên cứu viên trong việc
xác định và báo cáo SAE được chứng minh qua các địa điểm nghiên cứu. Theo đó,
để đảm bảo báo cáo đầy đủ và chính xác SAE cần phải giảm sự khác biệt về trình
độ này.
+ Yêu cầu về đào tạo: Các khóa đào tạo về báo cáo AE cần được thực hiện
trước khi bắt đầu nghiên cứu và định kỳ trong suốt quá trình nghiên cứu [43].
Báo cáo của Viện dược phẩm Hoa Kỳ năm 2016 có tên Phòng ngừa Sai sót Dược
Phẩm tuyên bố “Các yếu tố không khuyến khích nghiên cứu viên báo cáo” [23]:
+ Áp lực về thời gian.
+ Lo sợ về trách nhiệm pháp lý.


15


×