Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu bào chế phytosome cao bạch quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ QUỲNH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
PHYTOSOME CAO BẠCH QUẢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ QUỲNH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
PHYTOSOME CAO BẠCH QUẢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ
BÀO CHẾ THUỐC
MÃ SỐ: 8720202

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Kim Thu


TS. Vũ Thị Thu Giang

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong những dòng đầu tiên, tôi xin phép gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Thị Kim Thu
TS. Vũ Thị Thu Giang
Là những người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hết lòng giúp đỡ và trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Phạm Thị Minh Huệ cùng toàn thể
các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội,
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, các phòng
ban, các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội - những người
đã dạy bảo tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè - những người đã giúp đỡ,
động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2018
Học viên
Vũ Thị Quỳnh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 2
1.1.

Cao bạch quả .......................................................................................................2


1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................................2
1.1.2. Thành phần hóa học .............................................................................................. 2
1.1.3. Dược động học......................................................................................................3
1.1.4. Tác dụng dược lý ..................................................................................................4
1.1.5. Chỉ định ................................................................................................................5
1.1.6. Tác dụng không mong muốn ................................................................................6
1.1.7. Liều dùng ..............................................................................................................6
1.1.8. Một số chế phẩm chứa cao bạch quả lưu hành trên thị trường............................. 6
1.1.9. Kiểm nghiệm cao bạch quả ..................................................................................7
1.2.

Phytosome............................................................................................................7

1.2.1. Khái niệm phytosome ........................................................................................... 7
1.2.2. Thành phần của phytosome ..................................................................................8
1.2.3. Ưu nhược điểm của phytosome ............................................................................9
1.2.4. Phương pháp bào chế phytosome .......................................................................11
1.2.4.1.

Các phương pháp bào chế phytosome .......................................................... 11

1.2.4.2.

Phương pháp bốc hơi dung môi ...................................................................12

1.2.5. Đánh giá phytosome ........................................................................................... 12
1.2.5.1.

Đánh giá sự tương tác giữa hoạt chất và phospholipid trong phytosome ...12


1.2.5.2.

Đánh giá hiệu suất phytosome hóa .............................................................. 12

1.2.5.3.

Đánh giá hệ số phân bố dầu - nước (log P) .................................................13

1.2.6. Một số nghiên cứu về bào chế phytosome ......................................................... 14
1.2.6.1.

Nghiên cứu bào chế phytosome ở Việt Nam .................................................14

1.2.6.2.

Nghiên cứu bào chế phytosome từ cao dược liệu trên thế giới .................... 16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 19
2.1.

Đối tượng nghiên cứu, nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu ......................... 19

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 19


2.1.2. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi nghiên cứu ...............................................19
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu ............................................................................................. 20
2.2.


Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 20

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................21

2.3.1. Phương pháp xác định độ tan của flavonoid toàn phần trong CBQ, PBQ ở các
dung môi khác nhau ............................................................................................ 21
2.3.2. Phương pháp bào chế phytosome cao bạch quả bằng phương pháp bốc hơi dung
môi ...................................................................................................................... 21
2.3.3. Phương pháp định lượng hàm lượng flavonoid toàn phần trong PBQ bằng phương
pháp HPLC .........................................................................................................22
2.3.4. Phương pháp đánh giá khả năng tạo phức giữa CBQ và PL trong phytosome ..24
2.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu suất phytosome hóa ...............................................24
2.3.6. Phương pháp xác định hệ số phân bố (distribution coefficient, log D) ..............25
2.3.7. Nghiên cứu độ ổn định ....................................................................................... 26
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................27
3.1.

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng flavonoid toàn phần trong
PBQ bằng phương pháp HPLC ......................................................................27

3.1.1. Độ đặc hiệu .........................................................................................................27
3.1.2. Khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc ký ...................................................... 28
3.1.3. Tính tuyến tính ....................................................................................................28
3.1.4. Độ lặp lại.............................................................................................................31
3.1.5. Độ đúng ..............................................................................................................32
3.2.


Khảo sát độ tan của flavonoid toàn phần trong CBQ ở các dung môi khác
nhau .................................................................................................................... 34

3.3.

Nghiên cứu bào chế phytosome cao bạch quả................................................35

3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ CBQ so với lecithin đến hiệu suất phytosome hóa35
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của một số thông số của quy trình bào chế đến hiệu suất
phytosome hóa ....................................................................................................38
3.3.2.1.

Ảnh hưởng của thời gian tạo phức đến hiệu suất phytosome hóa ...............38


3.3.2.2.

Ảnh hưởng của nhiệt độ tạo phức đến hiệu suất phytosome hóa .................39

3.3.3. Nâng cấp quy mô bào chế................................................................................... 41
3.4.

Đánh giá một số đặc tính của phytosome cao bạch quả................................ 44

3.4.1. Độ tan của flavonoid toàn phần trong PBQ ở các dung môi khác nhau ............44
3.4.2. Hệ số phân bố (distribution coefficient, logD) ................................................... 44
3.5.

Chứng minh sự hình thành phức hợp giữa cao bạch quả và lecithin trong
PBQ .................................................................................................................... 46


3.5.1. Phổ hấp thụ hồng ngoại (IR)...............................................................................46
3.5.2. Phổ nhiệt lượng vi sai quét (Differential Scanning Calorimetry - DSC) ...........48
3.6.

Nghiên cứu độ ổn định của phytosome cao bạch quả ...................................49

Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................... 51
4.1.

Về nghiên cứu bào chế phytosome cao bạch quả...........................................51

4.1.1. Về phương pháp bào chế .................................................................................... 51
4.1.2. Về xây dựng công thức và quy trình bào chế ..................................................... 51
4.1.3. Về nâng cấp quy mô bào chế ..............................................................................53
4.2.

Về đánh giá hiệu suất phytosome hóa ............................................................. 53

4.3.

Về đánh giá hệ số phân bố (log D) của phytosome cao bạch quả.................54

4.4.

Về chứng minh sự hình thành phức hợp ........................................................ 55

4.5.

Về độ ổn định của phytosome cao bạch quả ..................................................57


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Từ/cụm từ viết tắt

1

AUC

Diện tích dưới đường cong (area under the curve)

2

CBQ

Cao bạch quả

3

DĐVN

4

DSC


5

HPLC

6

HSPC

7

IR

Phổ hồng ngoại (infrared spectroscopy)

8

kl

Khối lượng

9

KTTP

Kích thước tiểu phân

10

NSX


Nhà sản xuất

11

PBQ

Phytosome cao bạch quả

12

PC

Phosphatidylcholin

13

PDI

Chỉ số đa phân tán (polydispersity index)

14

PL

Phospholipid

15

RRT


Thời gian lưu tương đối (relative standard)

16

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối

17

SKD

Sinh khả dụng

18

Spic

Diện tích pic sắc ký

19

TB

Trung bình

20

TKPT


Tinh khiết phân tích

21

TKSK

Tinh khiết sắc ký

22

tt

23

XRD

Dược điển Việt Nam
Nhiệt lượng vi sai quét (differential scanning
calorimetory)
Sắc kí lỏng hiệu năng cao (high performance liquid
chromatography)
Phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa
(hydrogennated soy phosphatidylcholine)

Thể tích
Phổ nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
1

Tên bảng
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của cao bạch quả chuẩn hóa
EGb761

Trang
2

2

Bảng 1.2. Một số chế phẩm chứa CBQ lưu hành trên thị trường

6

3

Bảng 2.1. Nguyên liệu

19

4

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc kí

28

5


Bảng 3.2. Tương quan giữa nồng độ quercetin và diện tích pic

29

6

Bảng 3.3. Tương quan giữa nồng độ kaempferol và diện tích pic

29

7

Bảng 3.4. Tương quan giữa nồng độ isorhamnetin và diện tích pic

30

8

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát độ lặp lại

31

9

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ đúng của hệ thống sắc kí

32

10


Bảng 3.7. Độ tan của flavonoid toàn phần trong CBQ ở các dung
môi

34

11

Bảng 3.8. Hiệu suất phytosome hóa khi thay đổi tỷ lệ CBQ/lecithin

36

12

Bảng 3.9. Hiệu suất phytosome hóa khi thay đổi thời gian tạo phức

38

13

Bảng 3.10. Hiệu suất phytosome hóa khi thay đổi nhiệt độ tạo phức

40

14

Bảng 3.11. Hiệu suất phytosome hóa và đặc tính của PBQ khi bào
chế ở các quy mô khác nhau

42


15

Bảng 3.12. Độ tan của flavonoid toàn phần trong CBQ và PBQ ở
các dung môi

44

16

Bảng 3.13. Hệ số phân bố log D của CBQ và PBQ

45

17

Bảng 3.14. Số sóng nhóm -OH của flavonoid trong CBQ,
N+(CH3)3, PO2- của phospholipid trong lecithin

46

18

Bảng 3.15. Hiệu suất phytosome hóa và đặc tính của PBQ khi bảo
quản ở các điều kiện khác nhau

50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

1
2
3
4
5
6
7

Tên hình vẽ
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của các flavonol glycosid chủ yếu trong
CBQ
Hình 1.2. Cấu trúc phytosome
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa nồng độ quercetin và
diện tích pic
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa nồng độ kaemprerol và
diện tích pic
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa nồng độ isorhamnetin
và diện tích pic
Hình 3.3. Mẫu PBQ khi thay đổi các các tỷ lệ CBQ/lecithin
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ CBQ/lecithin đến
hiệu suất phytosome hóa

Trang
3
7
29
30
31
36
37


8

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian tạo phức đến
hiệu suất phytosome hóa

39

9

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ tạo phức đến
hiệu suất phytosome hóa.

40

10

Hình 3.7. Mẫu PBQ trước và sau khi nghiền, rây ở quy mô 940
g/mẻ

42

11

Hình 3.8. Sơ đồ quy trình bào chế phytosome cao bạch quả quy mô
940 g/mẻ

43

12


Hình 3.9. Phổ IR của (I): CBQ; (II): Lecithin; (III): Hỗn hợp vật
lý; (IV): PBQ

46

13

Hình 3.10. Phổ nhiệt lượng vi sai quét mẫu (I): CBQ và (II):
lecithin

48

14

Hình 3.11. Phổ nhiệt lượng vi sai quét mẫu PBQ

49


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao bạch quả (Ginkgo biloba) chứa flavonoid và terpen trilacton là các thành
phần quan trọng nhất trong cao mang lại tác dụng sinh học, bởi chúng có tác dụng
chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, ức chế tác nhân chống kết tập tiểu cầu, bảo vệ chức
năng của ty thể chống lại apoptosis....[15], [20]. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của các
chế phẩm chứa cao bạch quả hiện nay là sinh khả dụng đường uống thấp cụ thể với
thành phần flavonoid. Nguyên nhân là do theo hệ thống phân loại sinh dược học,
flavonoid trong cao bạch quả được xếp vào nhóm III: tan tốt trong nước nhưng tính
thấm kém, khó hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hóa theo cơ chế khuếch tán thụ động
[29], [45]. Liều uống của các chế phẩm từ cao bạch quả còn khá cao (trên 120

mg/ngày). Như vậy, nghiên cứu cải thiện tính thấm, tăng khả năng hấp thu, nâng cao
sinh khả dụng đường uống cho thành phần flavonoid nói riêng và cao bạch quả nói
chung là một yêu cầu có tính khoa học và cần thiết.
Nhiều phương pháp mới với mục tiêu cải thiện sinh khả dụng đường uống cho
cao bạch quả đã và đang được nghiên cứu bao gồm hệ phân tán rắn, hệ tự nhũ hóa và
đặc biệt là phức hợp với phospholipid (phytosome). Phytosome là phức hợp giữa hoạt
chất tinh khiết (chủ yếu là các polyphenol) có nguồn gốc dược liệu hoặc hoạt chất
trong cao dược liệu chuẩn hóa, có nhiều ưu điểm nổi bật như tăng khả năng hấp thu,
tăng sinh khả dụng đường uống cho cả hoạt chất khó tan trong nước hoặc tính thấm
kém, giảm liều sử dụng, tăng thời gian lưu thông của hoạt chất trong tuần hoàn, dẫn
đến tăng tác dụng của hoạt chất....[22], [42]. Đây là một hướng nghiên cứu đầy hứa
hẹn trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ tự
nhiên.
Để góp phần nghiên cứu ứng dụng công nghệ phytosome cho cao bạch quả,
đề tài “Nghiên cứu bào chế phytosome cao bạch quả” được thực hiện với mục tiêu
chính:
1. Bào chế được phytosome cao bạch quả bằng phương pháp bốc hơi dung môi.
2. Nghiên cứu độ ổn định của phytosome cao bạch quả.

1


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

Cao bạch quả

1.1.1. Định nghĩa
Cao bạch quả (CBQ) sử dụng trong Y học hiện đại là cao khô chiết xuất từ bột
khô lá cây bạch quả (Ginkgo biloba L.), họ Bạch Quả (Ginkgoaceae) với dung môi

chiết là hỗn hợp nước - aceton hoặc dung môi chiết thích hợp khác [41].
1.1.2. Thành phần hóa học
Cao bạch quả chứa các thành phần: 22 - 27 % flavonoid (chủ yếu ở dạng
flavonol glycosid); 5,4 - 12,0 % terpen trilacton bao gồm 2,6 - 5,8 % bilobalide và
2,8 - 6,2 % ginkgolide A, B, C; một số thành phần khác như proanthrocyanidin, acid
ginkgolic, biflavon... với hàm lượng không đáng kể [35], [41], [43].
Thành phần acid ginkgolic là hỗn hợp các dẫn chất có cấu trúc n-alkyl
phenolic, đây tác nhân gây dị ứng mạnh, gây độc tế bào, đột biến, ung thư và độc tính
đến di truyền [24]. Vì vậy trong tiêu chuẩn của CBQ sử dụng trong lĩnh vực dược
phẩm và thực phẩm chức năng yêu cầu hàm lượng của acid ginkgolic dưới 5 ppm
[41].
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của cao bạch quả chuẩn hóa EGb761 (sản xuất bởi
Dr. Willmar Schwabe Pharmaceuticals) [43].
STT

Nhóm thành phần

% (kl/kl)

1

Flavonol glycosid

24,0 %

2

Terpen trilacton

6,0 %


3

Proanthocyanidin

7,0 %

4

Acid carboxylic

13,0 %

5

Catechin

2,0 %

6

Non-flavonol glycosid

20,0 %

7

Thành phần có khối lượng phân tử lớn

4,0 %


8

Thành phần vô cơ

5,0 %

9

Nước, dung môi

3,0 %

10

Thành phần khác

3,0 %

11

Thành phần không xác định

13,0 %

12

Alkylphenol

≤ 5 ppm


2


Flavonoid là thành phần có hàm lượng cao nhất trong CBQ. Có hơn 30 loại
flavonoid khác nhau được phát hiện, trong đó chủ yếu là dạng glycosid với phần
aglycol chủ yếu là các flavonol: quercetin, kaempferol và isohamnetin, phần đường
là glucose và/hoặc rhamnose. Dạng glycosid có thể là mono, di hoặc tri-glycosid [29],
[30], [43]. Dạng glycosid dễ tan trong nước, ethanol, không tan hoặc rất ít tan trong
dung môi hữu cơ ether, cloroform... [1].

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của các flavonol glycosid chủ yếu trong CBQ [43].
1.1.3. Dược động học
CBQ là cao khô chiết từ lá cây bạch quả, chứa nhiều các thành phần hóa học
khác nhau tuy nhiên terpen trilacton và flavonoid đóng vai trò quan trọng nhất và
được tập trung nghiên cứu quá trình dược động học.
Feng Chen và cộng sự (2013) tiến hành nghiên cứu được động học của các
thành phần trong CBQ chuẩn hóa GBE50 trên chuột. Chuột được sử dụng GBE50
theo đường tiêm và đường uống ở các liều khác nhau, sau đó flavonoid (tính toán
theo tổng quercetin, tổng kaempferol và tổng isorhamnetin) và terpen trilacton
(bilobalide, gingko A, B, C, J) được định lượng trong máu và thần kinh trung ương.
Kết quả cho thấy sinh khả dụng đường uống sau khi sử dụng 1 liều GBE50 đối với
3


flavonoid là rất thấp: 0,5 -2%, 7 - 9 % và 3 - 9 % tương ứng với tổng quercetin, tổng
kaempferol và tổng isorhamnetin; với terpen trilacton sinh khả dụng đạt được cao
hơn: 33 - 64%, ngoại trừ gingko C chỉ khoảng 5 - 10 %. 36 - 71 % flavonol glycosid
và dạng liên hợp của aglycol (glucuronat) liên kết với protein huyết tương, 67 - 83 %
terpen trilacton liên kết với protetin huyết tương. Flavonoid và terpen trilacton xâm

nhập vào thần kinh với lượng rất thấp, không đáng kể [16]. Như vậy, sinh khả dụng
đường uống của CBQ cụ thể với thành phần flavonol glycosid là rất thấp. Theo Li Li
và cộng sự (2012) flavonoid trong CBQ chủ yếu là flavonol glycosid, rất dễ tan trong
nước nhưng tính thấm kém (Papp < 0,05 ± 10-6 cm/s) [29]. Theo Sarah Waldmann và
cộng sự (2012), cao bạch quả được xếp vào nhóm III trong bảng hệ thống phân loại
sinh dược học: tan tốt trong nước nhưng tính thấm kém, khó hấp thu qua niêm mạc
đường tiêu hóa theo cơ chế khuếch tán thụ động [45]. Sau khi uống, chỉ một lượng
nhỏ flavonol glycosid được hấp thu qua niêm mạc ruột non theo tĩnh mạch cửa vào
gan sau đó hấp thu vào vòng tuần hoàn chung. Phần flavonol glycosid không được
hấp thu bị deglycosyl hóa dưới tác dụng của vi khuẩn ở đại tràng, giải phóng dạng
aglycol: một phần được hấp thu qua niêm mạc tiêu hóa hoặc chuyển hóa tạo thành
acid phenolic. Phần aglycol và một phần flavonol glycosid sau khi được hấp thu vào
gan, trải qua quá trình chuyển hóa thành dạng liên hợp (chủ yếu dạng glucuronat) và
đi vào vòng tuần hoàn chung. Vì vậy trong máu, flavonoid trong CBQ tồn tại ở hai
dạng flavonol glycosid và dạng liên hợp glucuronat. Bên cạnh đó, sự thải trừ
flavonoid vào mật chiếm tỷ lệ rất lớn (AUC trong mật gấp 1 - 33 lần so với AUC
trong máu của một số flavonoid chính) đóng vai trò quan trọng làm giảm sinh khả
dụng đường uống của flavonoid trong CBQ [29].
Như vậy, sinh khả dụng đường uống của flavonol glycosid trong CBQ rất thấp
do tính thấm kém, cần có các biện pháp làm tăng tính thấm, tăng khả năng hấp thu,
từ đó cải thiện sinh khả dụng của thành phần này.
1.1.4. Tác dụng dược lý
Cao bạch quả chứa hàm lượng cao flavonoid (chủ yếu là flavonol glycosid) và
terpen trilacton (bilobalide và ginkgolide A, B, C) đây là hai thành phần có hoạt tính
sinh học đa dạng, quyết định tác dụng của CBQ thông qua nhiều cơ chế khác nhau:
4


chống oxy hóa, loại bỏ nhiều loại gốc tự do, ức chế quá trình peroxid hóa lipid, bảo
vệ chức năng của ty thể chống lại apoptosis, ức chế các yếu tố gây kết tập tiểu cầu,

ức chế sự kết tập của peptid beta-amyloid... [20].
- Tác dụng trên thần kinh trung ương: terpen trilacton bảo vệ ty thể, chống lại
sự tổn thương ty thể do gốc tự do gây ra, flavonoid có hoạt tính chống oxy hóa mạnh,
thu dọn nhiều loại gốc tự do (peroxid, hydroxyl, superoxid) thiết lập sự cân bằng giữa
chất oxy hóa và chất chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa. Sự kết hợp của hai thành
phần này giúp cho CBQ có hiệu quả trong các trường hợp suy giảm trí nhớ, suy thoái
thần kinh như Alzheimer, sa sút trí tuệ do mạch não, cải thiện khả năng tập trung, học
tập và ghi nhớ [15].
Horst Herrschaft và cộng sự (2012) tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên, mù đôi, đa trung tâm và sử dụng mẫu placebo là mẫu đối chứng để đánh
giá hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng cao bạch quả EGb761 liều 240 mg/ngày
trong 24 tuần cho 410 bệnh nhân trên 50 tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ bao gồm
bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ do mạch não dựa trên triệu chứng thần kinh tâm thần.
Hiệu quả của cao bạch quả được đánh giá dựa trên sự cải thiện các chỉ số NPI và
SKT. Kết quả cho thấy, chỉ số SKT với nhóm EGb761 cải thiện 2,2 ± 3,5 điểm so với
nhóm placebo chỉ cải thiện 0,3 ± 3,7 điểm; chỉ số NPI với nhóm EGb761 cải thiện
4,6 ± 7,1 điểm so với nhóm placebo chỉ cải thiện 2,1 ± 6,5 (cả hai so sánh đều có giá
trị p < 0,001). Đánh giá về sự an toàn cho thấy, sử dụng EGb761 với liều 240 mg/ngày
trong 24 tuần an toàn với bệnh nhân. Như vậy, điều trị với EGb761 với liều 240
mg/ngày là an toàn và hiệu quả trong cải thiện nhận thức, tâm thần và chất lượng
cuộc sống cho những bệnh nhân mắc hội chứng sa sút trí tuệ [25].
- Cải thiện sự tưới máu và vi tuần hoàn: CBQ làm tăng khả năng thay đổi hình
dạng của hồng cầu, giảm kết tập tiểu cầu do ức chế các yếu tố gây kết tập tiểu cầu,
giảm độ nhớt của máu do đó cải thiện sự lưu thông của máu [15].
1.1.5. Chỉ định
Hiện nay, CBQ được sử dụng trong các trường hợp:

5



-

Cải thiện chức năng của não bộ: cải thiện chức năng nhận thứ liên quan đến

tuổi ở các trường hợp khác nhau: từ giảm trí nhớ nhẹ đến trung bình bao gồm cả
Alzheimer; cải thiện khả năng học tập và trí nhớ, đau đầu, chóng mặt, ù tai…
-

Tăng cường hoạt động của hệ thống mạch máu não và tuần hoàn: bệnh tắc

nghẽn động mạch ngoại vi, hội chứng Raynaud… [21].
1.1.6. Tác dụng không mong muốn
Rất ít xảy ra tác dụng không mong muốn khi sử dụng CBQ. Một số tác dụng
không mong muốn xảy ra như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt... [21].
1.1.7. Liều dùng
Liều thường dùng 120-160 mg/ngày [21]. Hiệu quả cải thiện chức năng nhận
thức của CBQ đến người mắc hội chứng sa sút trí tuệ (dementia) cần sử dụng liều
cao hơn 200 mg/ngày (thường là 240 mg/ngày) và trong thời gian ít nhất 5 tháng [40],
[47].
1.1.8. Một số chế phẩm chứa cao bạch quả lưu hành trên thị trường
Bảng 1.2. Một số chế phẩm chứa CBQ lưu hành trên thị trường
STT

1

2

3

Tên chế

phẩm

Thành phần

Tanakan

Cao bạch quả
chuẩn hóa
EGb761

Tebonin

Cao bạch quả
chuẩn hóa
EGb761

Phức hợp PC
Ginkgoselect và cao bạch
Phytosome
quả chuẩn
hóa

Hàm lượng
40 mg (24%
flavonol
glycosid; 6%
terpen trilacton).
40 mg; 80 mg;
120 mg (24%
flavonol

glycosid; 6%
terpen trilacton).
180 mg (24%
flavonol
glycosid).

6

Dạng bào
chế

Nhà sản xuất

Viên nén

Ipsen

Viên nén
bao film

Dr. Willmar
Schwabe
Pharmaceuticals

Viên nang
cứng

Indena



1.1.9. Kiểm nghiệm cao bạch quả
Phương pháp kiểm nghiệm CBQ hiện nay đều có trong Dược điển Trung
Quốc, Dược điển Mỹ, Dược điển Anh và Dược điển Việt Nam IV (bản bổ sung năm
2015). Trong đó, phần định lượng CBQ ở các dược điển này đều gồm có hai chỉ tiêu
là định lượng hợp chất flavonoid toàn phần và định lượng hợp chất terpen trilacton.
Phần định lượng flavonoid toàn phần trong CBQ dựa trên định lượng ba thành phần
flavonol chính là quercetin, kaempferol, isorhamnetin sau khi tiến hành thủy phân
bằng dung dịch acid hydrocloric [2], [14], [35], [41].
*Như vậy: cao bạch quả với hai thành phần chính là flavonoid và terpen
trilacton có tác dụng sinh học cao. Tuy nhiên, sinh khả dụng đường uống của thành
phần flavonoid trong cao chiết truyền thống còn thấp. Vì vậy, nghiên cứu cải thiện
tính thấm, tăng khả năng hấp thu, nâng cao sinh khả dụng đường uống cho thành phần
flavonoid nói riêng và cao bạch quả nói chung là một yêu cầu có tính khoa học và
cần thiết.
1.2.

Phytosome

1.2.1. Khái niệm phytosome
Phytosome (phyto-phospholipid complex) là phức hợp của hoạt chất tinh khiết
có nguồn gốc từ dược liệu hoặc hoạt chất trong cao dược liệu chuẩn hóa gắn với
phospholipid ở mức độ phân tử. Trong môi trường nước, phytosome tạo thành dạng
micel có có cấu trúc tương tự liposome [22], [23], [42].

Hình 1.2. Cấu trúc phytosome

7


1.2.2. Thành phần của phytosome

Cấu tạo của phytosome gồm 2 thành phần: hoạt chất tinh khiết có nguồn gốc
từ dược liệu hoặc hoạt chất trong cao dược liệu chuẩn hóa và phospholipid tạo thành
phức hợp và được coi là một phân tử mới.
* Hoạt chất từ dược liệu (phyto-active compounds)
Các hoạt chất tinh khiết có nguồn gốc từ thực vật/dược liệu hoặc các
thành phần có hoạt tính trong cao dược liệu chuẩn hóa sử dụng trong bào chế
phytosome thường là hoạt chất nhóm polyphenol như: flavonoid (rutin, quercetin,
silybin…) saponin, terpenoid,…. Trong đó flavonoid (aglycol hoặc dạng glycosid)
được sử dụng phổ biến trong bào chế phytosome như quercetin, silymarin, curcumin,
rutin hoặc flavonoid glycosid trong cao bạch quả...[22], [23], [38].
Nhiều hoạt chất từ dược liệu cho thấy có hoạt tính sinh học rất tốt trong thử
nghiệm in vitro nhưng tác dụng hạn chế trong thử nghiệm in vivo. Nguyên nhân chủ
yếu là do sinh khả dụng đường uống thấp. Các hoạt chất từ dược liệu (flavonol
glycosid, terpenoid, tannin...) tan tốt trong nước, ít tan trong lipid hoặc cấu trúc đa
vòng, phân tử lớn, cồng kềnh, khó tan trong nước như curcumin, silymarin…, vì vậy
chúng khó hấp thu qua màng sinh học giàu lipid đường tiêu hóa theo cơ chế khuếch
tán thụ động [10], [22], [42]. Ngoài ra, một số hoạt chất dễ bị phân hủy trong đường
tiêu hóa do pH thấp, tác động của vi khuẩn cũng góp phần làm giảm sinh khả dụng
đường uống của nó [44]. Chính vì vậy, với mục tiêu cải thiện sinh khả dụng đường
uống của các hoạt chất từ dược liệu, tăng hiệu quả sử dụng trong lâm sàng thu hút
được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học.
* Phospholipid
Là thành phần cơ bản cấu tạo nên phytosome. Phospholipid (PL) là phân tử
lưỡng tính vừa thân dầu vừa thân nước. Cấu tạo từ khung phân tử glycerol liên kết
với các acid béo no hoặc không no (đầu thân dầu) và nhóm phosphat (đầu thân nước).
Phân loại theo nguồn gốc: PL được chia thành
-

Phospholipid tự nhiên: PL sử dụng trong bào chế phytosome và hệ vận chuyển


thuốc chứa PL thường có nguồn gốc từ dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu
hướng dương) hay từ mô động vật (lòng đỏ trứng, não bò). Lecithin từ lòng đỏ trứng
8


gà được sử dụng phổ biến trong bào chế phytosome, là hỗn hợp các loại PL khác nhau
trong đó phosphatidylcholin chiếm tỷ lệ lớn nhất 66 - 76 %. Lecithin có ưu điểm là
có sự cân bằng tốt giữa đặc tính thân dầu và thân nước với giá trị HLB trong khoảng
8 - 13, giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có. Các PL nguồn gốc tự nhiên cấu tạo
với các acid béo chưa bão hòa, dễ bị peroxid hóa dẫn đến phytosome kém ổn định.
-

Phospholipid tổng hợp bao gồm: phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa

(HSPC),

disteroyl

phosphatidylcholin,

dioleyl

phosphatidylcholin,

dioleyl

phosphatidylethanolamin… Những PL tổng hợp có ưu điểm bền về hóa học hơn so
với PL tự nhiên, hạn chế được các quá trình peroxyd hóa gốc acid béo chưa no, do đó
phytosome ổn định trong quá trình bảo quản [22], [23], [28].
Trong các loại PL sử dụng thì phosphatidylcholin (PC) được sử dụng phổ biến

hơn cả do nó có nhiều ưu điểm. PC là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh học,
phytosome cấu tạo từ PC sẽ cấu trúc tương tự với màng tế bào nên quá trình hấp thu
phytosome nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ta, PC còn có tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ
trong điều trị các bệnh về gan, đường tiêu hóa, cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động
của não...[22], [23].
*Sự tạo phức giữa PL và hoạt chất từ dược liệu
Trong phytosome, các nhóm phân cực của hoạt chất (hydroxyl) tương tác với
nhóm phosphat của PL thông qua liên kết hydro. Phức hình thành được coi là một
phân tử mới có tính chất vật lý, hóa học, quang phổ riêng và có thể được chứng minh
bằng các loại phổ như phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ nhiễu
xạ tia X (XRD), phổ phân tích nhiệt quét vi sai (DSC)... [38], [42].
1.2.3. Ưu nhược điểm của phytosome
* Ưu điểm
- Phytosome phân tán được trong cả dung môi thân dầu và thân nước, trong
đường tiêu hóa có thể dễ dàng chuyển từ môi trường thân nước của đường tiêu hóa
sang môi trường thân dầu của màng tế bào từ đó đi vào trong tế bào. Kết quả, làm
tăng khả năng hấp thu cả hoạt chất tan khó tan trong nước hoặc tính thấm kém, cải
thiện sinh khả dụng đường uống, giảm được liều sử dụng, tăng hiệu quả điều trị…
[22], [23], [42].
9


Timothy H. Marczylo và cộng sự (2006) tiến hành nghiên cứu so sánh khả
năng hấp thu của curcumin ở dạng tinh khiết và dạng phức hợp với PL (Meriva) sử
dụng theo đường uống trên chuột với liều curcumin tương ứng 340 mg/kg thu được
kết quả như sau: diện tích dưới đường cong của curcumin trong máu (AUC0-120 phút)
sử dụng đường uống của Meriva cao hơn gấp 5 lần so với dạng tinh khiết. Điều này
chứng minh rằng, dạng phức hợp curcumin PL làm tăng khả năng hấp thu, tăng sinh
khả dụng đường uống của curcumin [31].
Sauvik Bhattacharyya và cộng sự (2013) tiến hành đánh giá khả năng cải thiện

sinh khả dụng đường uống và tác dụng bảo vệ gan in vivo trên mô hình gây độc gan
chuột do carbon tetracloride (CCl4) của phytosome acid gallic. Kết quả thu được như
sau: dạng phytosome làm tăng khả năng hấp thu đường uống của acid gallic gấp
khoảng 4,31 lần so với hoạt chất tinh khiết, thời gian bán thải cũng được cải thiện khi
sử dụng dạng phytosome (2,12 ± 0,18 giờ) so sánh với hoạt chất tinh khiết (0,98 ±
0,07 giờ). Phức hợp với PL của acid gallic làm tăng hiệu quả bảo vệ gan (do CCl4
gây ra) so với acid gallic tinh khiết (p < 0,05) thông qua các chỉ số: tăng nồng độ các
enzym chống oxy hóa ở gan (CAT, SOD, GPx) và làm giảm nồng độ các enzym gan
trong máu (SGOT, SGPT, ALP), làm giảm tổng lượng bilirubin trong máu [13].
- Phytosome cải thiện được độ tan của dược chất trong muối mật nên có thể tăng
hiệu quả điều trị của thuốc tại gan (đích tác dụng). Phosphatidylcholin không chỉ đóng
vai trò như là một chất mang hoạt chất, nó còn có tác dụng bảo vệ gan và mang lại
giá trị dinh dưỡng [22], [23].
- Phytosome có thành phần chủ yếu là PL không độc, tương hợp sinh học và có
khả năng phân hủy sinh học. Hoạt chất nguồn gốc từ dược liệu ít tác dụng không
mong muốn hơn so với các hoạt chất tổng hợp hóa học. Do đó, phytosome tương đối
an toàn với cơ thể [39], [42].
- Do hình thành liên kết hóa học giữa phân tử hoạt chất và PL nên
phytosome có tính ổn định cao hơn so với liposome, có thể bảo vệ hoạt chất tránh tác
động của các tác nhân bên ngoài (ánh sáng, ion kim loại, oxy) và bên trong cơ thể
(enzym, vi khuẩn trong đường tiêu hóa...) [22], [23], [42].

10


- Phytosome không những được sử dụng qua đường uống mà còn được sử dụng
dạng bôi ngoài da và được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực mỹ phẩm, do đặc tính
thân dầu của phytosome giúp hoạt chất dễ dàng vượt qua lớp màng sinh học giàu lipid
của da, đặc biệt là lớp sừng [22], [23], [42]. Năm 2014, Maylay K. Das cùng cộng sự
đã tiến hành đánh giá tính thấm qua da ex vivo của phytosome rutin. Kết quả cho thấy

khả năng tăng thấm hoạt chất qua da của phytosome (33 ± 1,33 %) cao hơn rutin tinh
khiết (13 ± 0,87 %) [19].
* Nhược điểm
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm như trên nhưng hiện nay phytosome vẫn chưa
được sử dụng rộng rãi vì một số nhược điểm sau: phytosome sử dụng PL là thành
phần nhạy cảm với pH, dễ bị thủy phân trong môi trường pH acid hoặc kiềm, giảm
độ ổn định của phytosome. Hầu hết các phương pháp bào chế phytosome đều sử dụng
các dung môi hữu cơ độc hại như: dicloromethan, methanol… để hòa tan lipid gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và có thể còn tồn dư dung môi trong
sản phẩm. Bào chế phytosome bằng phương pháp siêu tới hạn có thể khắc phục được
nhược điểm này, nhưng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và yêu cầu áp suất cao [22], [42].
1.2.4. Phương pháp bào chế phytosome
1.2.4.1. Các phương pháp bào chế phytosome
Hiện nay có nhiều phương pháp bào chế phytosome được sử dụng như:
- Phương pháp bốc hơi dung môi.
- Phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi.
- Phương pháp tiêm ethanol.
- Phương pháp siêu tới hạn....[23], [42].
Quá trình chung bào chế phytosome chia thành hai giai đoạn: tạo phức hợp
hoạt chất với PL và giai đoạn phân lập phức.
Quá trình tạo phức giữa hoạt chất và PL được tiến hành trong môi trường của
một dung môi chung với yêu cầu hòa tan tốt hoạt chất và PL. Dung môi aprotic thường
được sử dụng trong quá trình tạo phức như dioxan, aceton, dicloromethan... Hiện nay,
ethanol dần được thay thế các dung môi này do an toàn hơn cho con người và môi
trường. Tùy loại hoạt chất hoặc hỗn hợp nhiều hoạt chất trong cao dược liệu và loại
11


PL sử dụng, tỷ lệ mol giữa hoạt chất: PL có thể thay đổi từ 1:0,5 đến 1:3, thường tỷ
lệ tối ưu để bào chế phytosome là 1:1.

Sau khi đã tạo phức trong dung môi chung, phức được tách ra bằng nhiều
phương pháp khác nhau như: phương pháp kết tủa trong dung môi không đồng tan
như n-hexan; đông khô, sấy chân không hoặc phun sấy... Sau khi tách, phức hợp có
thể được đưa vào một dạng bào chế phù hợp sử dụng cả đường uống và bôi ngoài da:
viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm, kem... để thuận tiện cho sử dụng [5], [10],
[42].
Hiện nay phương pháp bốc hơi dung môi được sử dụng phổ biến để bào chế
phytosome.
1.2.4.2. Phương pháp bốc hơi dung môi
Quy trình bào chế diễn ra như sau: PL, hoạt chất tinh khiết hoặc cao dược liệu
chuẩn hóa và các thành phần khác được hòa tan trong dung môi hữu cơ thích hợp sau
đó đưa vào bình đáy tròn của máy cất quay, tiến hành khuấy trộn trong một khoảng
thời gian thích hợp (1 - 2 giờ) ở điều kiện nhiệt độ thích hợp (40 - 500C) để hình thành
liên kết trong phức hợp. Kết thúc quá trình này, dung môi hữu cơ được loại khỏi dung
dịch bằng cách bốc hơi dưới áp suất giảm và thu được lớp màng film lipid. Từ lớp
màng này có thể hydrat hóa trực tiếp trong bình cất quay tạo hỗn dịch phytosome thô
[10], [22]; hoặc cũng có thể lấy phức hợp phytosome ra dưới dạng bột thô [23], [46].
1.2.5. Đánh giá phytosome
1.2.5.1. Đánh giá sự tương tác giữa hoạt chất và phospholipid trong phytosome
Hầu hết các nghiên cứu về phytosome đều tiến hành quét một số phổ như phổ
cộng hưởng tử hạt nhân, phổ hồng ngoại (IR), phân tích nhiệt lượng vi sai quét (DSC)
để đánh giá tương tác giữa hoạt chất và PL [38], [42].
1.2.5.2. Đánh giá hiệu suất phytosome hóa
Hiệu suất phytosome hóa (hiệu suất tạo phức) được đánh giá khi loại bỏ được
hoạt chất tự do không tham gia tạo phức với PL. Để loại bỏ phần hoạt chất tự do, thực
hiện theo phương pháp sử dụng dung môi hòa tan: hòa tan phytosome trong dung môi
thích hợp với yêu cầu phức hợp PL - hoạt chất hòa tan tốt trong dung môi đó, phần
hoạt chất tự do không tan sẽ kết tủa lại. Tiến hành ly tâm, loại phần hoạt chất tự do
12



kết tủa, thu dịch lọc. Định lượng hàm lượng dược chất ban đầu (m1) và sau khi ly tâm
(phần dịch lọc, m2) bằng phương pháp thích hợp [37], [46].
Hiệu suất phytosome hóa (%) =

𝑚2
𝑚1

× 100

Trong đó:
- m1: hàm lượng hoạt chất trong mẫu thử trước khi loại bỏ phần tự do
- m2: hàm lượng hoạt chất trong mẫu thử sau khi loại bỏ phần tự do
1.2.5.3. Đánh giá hệ số phân bố dầu - nước (log P)
Hệ số phân bố dầu - nước (partition coefficient, log P) của một chất là giá trị
logarit của tỷ số nồng độ chất đó dạng không ion hóa trong dung môi n-octanol và
nước ở trạng thái cân bằng.
Log P = Log

[𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑖𝑜𝑛 ℎó𝑎]𝑛−𝑜𝑐𝑡𝑎𝑛𝑜𝑙
[𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑖𝑜𝑛 ℎó𝑎 ]𝑛ướ𝑐

* Trong đó:
- [không ion hóa]n-octanol: nồng độ của chất tan dạng không ion hóa trong dung
môi n-octanol
- [không ion hóa ]nước: nồng độ chất tan ở dạng không ion hóa trong nước.
Hệ số phân bố dầu - nước (log P) là một thông số quan trọng của một hoạt chất
trong dự đoán tính thấm qua màng sinh học. Giá trị log P trong khoảng 1 - 3 cho thấy
khả năng hấp thu tốt [32]. Với những hoạt chất có nhiều hơn một trung tâm ion hóa,
sự ion hóa của hoạt chất ảnh hưởng tới giá trị log P. Vì vậy, sử dụng hệ số phân bố

distribution coefficient (log D) thay thế cho hệ số phân bố dầu - nước (partition
coefficient, log P).
Hệ số phân bố distribution coefficient (log D) của một chất là giá trị logarit
của tỷ số nồng độ chất đó trong pha n-octanol và tổng nồng độ của chất đó dạng phân
tử và dạng ion hóa trong pha nước có pH khác nhau khi đạt trạng thái cân bằng [32].
[𝑝ℎâ𝑛 𝑡ử]𝑛−𝑜𝑐𝑡𝑎𝑛𝑜𝑙

Log D = Log [𝑖𝑜𝑛 ]𝑛ướ𝑐+[𝑝ℎâ𝑛

𝑡ử ]𝑛ướ𝑐

* Trong đó:
- [phân tử]n-octanol: nồng độ của chất tan dạng phân tử trong pha n-octanol
- [ion ]nước+[phân tử ]nước: tổng nồng độ chất tan ở dạng ion hóa và dạng phân tử
trong pha nước ở các pH khác nhau.
13


Phương pháp phổ biến để xác định hệ số phân bố dầu - nước (log P) hoặc hệ
số phân bố log D là phương pháp lắc (shake flask method). Đây là phương pháp đơn
giản, dễ thực hiện, phù hợp để đánh giá với các hoạt chất có giá trị log D trong khoảng
-2 đến 4 [12], [34].
Trong nghiên cứu bào chế phytosome, hệ số phân bố log D là một đặc tính
quan trọng trong đánh giá phức hợp tạo thành. Với hoạt chất thân nước oxymatrin,
giá trị log D ở các pH khác nhau (pH 1,5; 2,5; 3,5; 4,5; 5,5; 6,5; 7,5) của oxymatrin
tinh khiết tăng khoảng 10 lần: từ 0,2 đến 2,0 khi tạo phức với phospholipid [48]. Hay
với dược chất thân dầu tamoxifen, phức hợp phospholipid tamoxifen có giá trị hệ số
phân bố log D tại pH 1,2; 4,5; 6,8; 7;4 giảm so với dược chất tinh khiết (ví dụ log D7,5
giảm từ 4,44 với dược chất tinh khiết xuống 4,13 với phức hợp) [26]. Như vậy, trong
cả hai trường hợp với dược chất thân dầu và dược chất thân nước, thông qua tạo phức

với phospholipd, hoạt chất đạt sự cân bằng phân bố dầu - nước tốt hơn, dẫn tới khả
năng hấp thu được cải thiện.
1.2.6. Một số nghiên cứu về bào chế phytosome
1.2.6.1. Nghiên cứu bào chế phytosome ở Việt Nam
Nguyễn Thị Thúy và cộng sự (2016) đã tiến hành bào chế phytosome saponin
toàn phần của củ cây Tam thất (Panax notoginseng) bằng phương pháp kết tủa trong
dung môi như sau: saponin toàn phần tách chiết từ Tam thất hòa tan trong aceton,
phospholipid hòa tan trong methylen clorid, sau đó phối hợp hai dung dịch trên, đun
hồi lưu trong 3 giờ ở 500C. Loại bỏ dung môi bằng máy cất quay chân không sau đó
tiếp tục tủa với n-hexan. Với tỷ lệ saponin/PL là 1:3 (kl/kl) đạt hiệu suất quy trình
cao nhất 88,76 %. Tương tác giữa saponin và phospholipid được đánh giá bằng các
phổ hồng ngoại và phân tích nhiệt lượng vi sai quét [8].
Phạm Thị Minh Huệ và cộng sự (2015) đã tiến hành bào chế phytosome
curcumin bằng phương pháp bốc hơi dung môi như sau: hòa tan HSPC và curcumin
(tỷ lệ mol 1 : 1) trong ethanol (tỷ lệ curcumin : ethanol = 1 : 50), khuấy trộn trong
bình cất quay tốc độ 200 vòng/phút trong 2 giờ. Tiến hành bốc hơi dung môi dưới áp
suất giảm đến khi còn 10 % thể tích. Sau đó sấy chân không ở 400C đạt hàm ẩm 2 %,
tiến hành nghiền mịn và rây qua rây 0,125 mm. Phức hợp tạo thành được chứng minh
14


thông qua phổ DCS. Phytosome tạo ra có hiệu suất quy trình 82,48 ± 2,76 %, hàm
lượng curcumin 31,54 ± 2,09 %, KTTP: 283,6 nm, PDI 0,489; thế zeta -8,09 mV.
Dạng phức hợp của curcumin với HSPC đã làm tăng độ tan của curcumin trong cả
pha nước và pha dầu tương ứng 6,6 và 9,7 lần [4].
Đào Bá Hoàng Tùng (2016) tiến hành bào chế phytosome quercetin bằng
phương pháp bốc hơi dung môi và xác định một số yếu tố thuộc về công thức và quy
trình bào chế: quercetin, HSPC (tỷ lệ mol 1:1) hòa tan trong 50 ml hỗn hợp dung môi
methanol - dicloromethan (2:3), khuấy trộn trong bình cất quay ở điều kiện 450C
trong 5 giờ với tốc độ quay 150 vòng/phút. Sau đó bốc hơi dung môi trong 16 giờ thu

được lớp film, tiến hành hydrat hóa bằng 50 ml nước cất ở nhiệt độ 600C. Hỗn dịch
phytosome được làm giảm kích thước tiểu phân bằng phương pháp siêu âm trong 10
phút. Phức hợp tạo thành được chứng minh thông qua các phổ IR, phổ cộng hưởng
từ hạt nhân, XRD và DCS. Phytosome quercetin thu được có KTTP 357,1 ± 2,7 nm;
PDI 0,303 ± 0,006, hiệu suất phytosome hóa 41,01% [9].
Vũ Thị Thu Hà (2016) tiến hành bào chế phytosome quercetin bằng phương
pháp kết tủa trong dung môi và đã xác định được các yếu tố thuộc về công thức và
quy trình bào chế: quercetin và HSPC (tỷ lệ mol 1 : 1) hòa tan trong 20 ml ethanol
tuyệt đối, khuấy từ với tốc độ 400 vòng/phút ở 800C trong 16 giờ. Sau đó thêm từ từ
n-hexan tốc độ 5 ml/phút, với tốc độ khuấy từ 100 vòng/phút. Tủa thu được làm khô
ở điều kiện chân không, sau đó phân tán lại vào nước và làm nhỏ KTTP bằng siêu
âm. Phức hợp tạo thành được chứng minh thông qua các phổ IR, cộng hưởng từ hạt
nhân, XRD và DCS. Phytosome quercetin thu được có KTTP 203,5 nm, PDI = 0,239,
giá trị tuyệt đối của thế zeta > 30 mV, hiệu suất phytosome hóa 79,92 % [3].
Cồ Thị Oanh (2017) tiến hành bào chế, nghiên cứu cải thiện độ ổn định cho
hỗn dịch phytosome quercetin và bước đầu đánh giá tác dụng chống oxy hóa của
phytosome quercetin in vitro. Với tỷ lệ mol quercetin: HSPC: cholesterol = 1:1:0,2;
và môi trường phân tán là dung dịch NaCMC nồng độ 0,2 mg/ml góp phần tăng độ
ổn định vật lý của hỗn dịch phytosome. Phức hợp tạo ra có KTTP < 400 nm, PDI <
0,4, giá trị tuyệt đối thế zeta > 30 mV. Dựa vào chỉ số IC50 trong thử nghiệm trung
hòa gốc tự do DPPH và xác định khả năng ức chế peroxy hóa lipid, sơ bộ kết luận
15


hoạt tính chống oxy hóa in vitro của phytosome quercetin mạnh hơn quercetin tự do
[6].
1.2.6.2. Nghiên cứu bào chế phytosome từ cao dược liệu trên thế giới
Zhi-peng Chen và cộng sự (2010) đã tiến hành bào chế phytosome cao bạch
quả (PBQ) (chứa 24% flavonol glycosid) và tiến hành đánh giá sinh khả dụng của
PBQ in vivo. Các tác giả tiến hành bào chế PBQ theo phương pháp bốc hơi dung môi

như sau: cao bạch quả và PL (tỷ lệ 1:1 kl/kl) hòa tan trong dung môi ethanol tuyệt
đối, khuấy trộn trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng để tạo phức. Sau đó, dung môi được bốc
hơi và thu được màng film phytosome, tiến hành làm khô phytosome dưới áp suất
giảm qua đêm. Phức hợp tạo ra được chứng minh thông qua phổ XRD, DSC. Nghiên
cứu độ hòa tan in vitro trong môi trường HCl (pH 1,2) trong 2 giờ cho thấy độ hòa
tan của flavonoid trong PBQ tăng gấp 2 lần so với CBQ thông thường (tính theo tổng
lượng flavonoid). Với thử nghiệm in vivo trên chuột, sinh khả dụng đường uống của
quercetin, kaempferol, isorhamnetin (các flavonol chính trong CBQ) tăng tương ứng
2,42; 1,95; 2,53 lần so với sử dụng CBQ truyền thống khi sử dụng liều flavonoid
tương đương. Như vậy, sự tạo phức hợp giữa PL và cao bạch quả làm tăng độ hòa
tan, tăng sinh khả dụng đường uống của CBQ [17].
Huizhen Wang và cộng sự (2014) đã nghiên cứu bào chế phytosome với cao
chiết hắc mai biển (Hippophae rhamnoiedes) nhằm nâng cao SKD đường uống của
flavonoid (quercetin, keampferol, isorhamnetin) trong cao theo phương pháp bốc hơi
dung môi như sau: PL và cao (tỷ lệ 1:1 kl/kl) hòa tan trong 100 ml tetrahydrofuran,
hỗn hợp được khuấy trộn trong bình cất quay ở điều liện 200C trong 1 giờ để tạo phức.
Sau đó dung môi được bốc hơi dưới áp suất giảm tạo lớp film. Phytosome được
nghiền và rây qua rây 80 mesh. Sự tạo phức giữa PL và flavonoid trong cao được
chứng minh bằng phổ IR, XRD, DCS. Hiệu suất phytosome hóa của isorhamnetin,
keampferol, quercetin lần lượt là 97,7 %, 95,97 % và 92,23 %. Độ tan trong nước của
flavonoid trong phytosome thu được tăng từ 22,0 đến 26,8 lần so với cao thông
thường. Độ hòa tan trong môi trường Tween-80 0,5% của isorhamnetin, keampferol,
quercetin trong phytosome là 84,32 %, 90,77 % và 100 % trong 10 phút. Sinh khả
dụng đường uống khi thử nghiệm trên chuột với liều tương ứng 60 mg/kg tổng
16


×