Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hiệu quả sử dụng viên BIOSEAN đến một số chỉ số hóa sinh ở nhóm người 50 69 tuổi bị mắc hội chứng chuyển hóa và có BMI ≥ 25 tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
---------------

NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIÊN BIOSEAN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA
SINH Ở NHÓM NGƯỜI 50-69 TUỔI BỊ MẮC HỘI CHỨNG
CHUYỂN HOÁ VÀ CÓ BMI ≥ 25 TẠI HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
-----------

NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIÊN BIOSEAN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA
SINH Ở NHÓM NGƯỜI 50-69 TUỔI BỊ MẮC HỘI CHỨNG
CHUYỂN HOÁ VÀ CÓ BMI ≥ 25 TẠI HẢI PHÒNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH DƢỢC
MÃ SỐ: 8720208
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trƣơng Tuyết Mai
PGS.TS. Nguyễn Văn Rƣ

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, các anh
chị kỹ thuật viên, cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến PGS.TS. Trƣơng Tuyết Mai và PGS.TS. Nguyễn Văn Rƣ đã trực tiếp hƣớng
dẫn, dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Labo Hóa sinh và Chuyển hóa
Dinh dƣỡng – Viện Dinh dƣỡng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng Sau đại
học, bộ môn Hóa sinh - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, cùng các thầy cô đã trực tiếp
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè - những ngƣời luôn
động viên, khích lệ tôi trong cuộc sống và học tập!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Hồng Lê



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA .............................................................................3
1.1.1. Định nghĩa .....................................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học về HCCH ...................................................................................4
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH .......................................................................6
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của HCCH……………..………………………………...8
1.1.5. Cơ chế hóa sinh bệnh của một số triệu chứng chính .....................................9
1.1.6. Yếu tố nguy cơ và thói quen sống liên quan HCCH ...................................12
1.1.7. Các biến chứng và nguy cơ do hội chứng chuyển hóa gây ra. ....................13
1.1.8. Điều trị và phòng bệnh HCCH ....................................................................14
1.2. VỪNG ĐEN, SESAMIN VÀ ANTHOCYANIN ...............................................16
1.2.1. Giới thiệu về cây Vừng đen ........................................................................16
1.2.2. Thành phần hóa học của vừng đen .............................................................. 17
1.2.3. Tác dụng sinh học của Vừng đen, sesamin và anthocyanin ........................ 19
1.2.4. Về sản phẩm dinh dƣỡng dạng viên BIOSEAN .........................................25
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 26
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: .....................................................................................26
2.1.3. Thời gian và địa điểm..................................................................................27
2.2. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU……..………………………………………...28
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................30
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ...................................................................................30
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu: .............................................................................31
2.3.4. Phƣơng pháp can thiệp ................................................................................32

2.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ…32


2.4.1. Tại 3 lần điều tra (điều tra ban đầu, điều tra sau 6 tuần và 12 tuần) thu thập
các số liệu sau……………………………………………………………………32
2.4.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp định lƣợng ....................................................33
2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá ...................................................................................41
2.5. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................43
2.6. KHỐNG CHẾ SAI SỐ………………………………………………………...43
2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 45
3.1. KẾT QUẢ VỀ CÁC THÔNG TIN CHUNG THU ĐƢỢC TỪ ĐỐI TƢỢNG ...45
3.1.1. Số đối tƣợng tham gia và số đối tƣợng bỏ cuộc ..........................................45
3.1.2. Thông tin chung của đối tƣợng trƣớc can thiệp ..........................................46
3.2. KẾT QUẢ VỀ SỰ THAY ĐỔI CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU………………….46
3.2.1. Sự thay đổi về chỉ số glucose máu, insulin và kháng insulin HOMA-IR ...46
3.2.2. Sự thay đổi chỉ số lipid máu………………………………………………48
3.2.3. Sự thay đổi chỉ số chống oxy hóa………………………………………...51
3.3. MỘT SỐ THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ KHÁC CỦA HCCH……………...……53
3.3.1. Sự thay đổi về tỷ lệ thừa cân béo phì………………………......................53
3.3.2. Thay đổi chỉ số huyết áp sau 12 tuần can thiệp…………………………...55
3.4. THAY ĐỔI VỀ SỐ BỆNH NHÂN MẮC HCCH ...............................................55
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 57
4.1. HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM BIOSEAN LÊN CÁC CHỈ SỐ
HÓA SINH VÀ SỐ MẮC HCCH CỦA BỆNH NHÂN HCCH SAU 12 TUẦN CAN
THIỆP ........................................................................................................................ 57
4.2. MỘT SỐ BÀN LUẬN KHÁC ............................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………….66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BMI

(Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể

COPD

(Chronic obstructive pulmonary disease) Bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính

CRP

(C – reactive protein) Protein phản ứng

CTV

Cộng tác viên

ĐMV

Động mạch vành

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

ĐTV


Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

HA

Huyết áp

HCCH

Hội chứng chuyển hóa

HDL-C

(High density lipoprotein cholesterol) Cholesterol trong
Lipoprotein tỉ trọng cao

HOMA-IR

Homeostasis Model Assessment – Insulin resistance (Chỉ
số kháng insulin)

IDF

International diabetes feredation (Hiệp hội đái tháo đƣờng
thế giới)

LDL-C


(Low density lipoprotein cholesterol) Cholesterol trong
Lipoprotein tỉ trọng thấp

MDA

Malondialdehyde

NCEP ATP III

(National CH Educated Program Adult Treatment Panel
III)
Chƣơng trình giáo dục quốc gia về CH - Hƣớng dẫn điều
trị cho ngƣời trƣởng thành

WC

(Waist circumference) Vòng eo

WHO

(World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới

γ-GT

γ-glutamyltransferase


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Ký hiệu


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của WHO

6

Bảng 1.2

Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của NCEP/ATP III

7

Bảng 1.3

Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của IDF

7

Bảng 2.4

Công thƣc của BIOSEAN

28

Bảng 3.5


Số đối tƣợng tham gia và sử dụng sản phẩm BIOSEAN

45

Bảng 3.6

Đặc điểm của đối tƣợng tại thời điểm ban đầu khi tham gia

46

nghiên cứu
Bảng 3.7

Sự thay đổi về nồng độ các chỉ số glucose máu, insulin,

46

kháng insulin HOMA-IR
Bảng 3.8

Thay đổi tỷ lệ có chỉ số HOMA-IR < 2,7 (%)

48

Bảng 3.9

Sự thay đổi về nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride,

49


HDL-Cholesterol
Bảng 3.10

Hiệu quả giảm số đối tƣợng có Cholesterol máu toàn phần

51

≥ 5,2 mmol/L sau 12 tuần can thiệp
Bảng 3.11

Hiệu quả đến chỉ số chống oxy hóa (MDA (nmol/L)

52

Bảng 3.12

Hiệu quả giảm số đối tƣợng có MDA >1,7 nmol/L sau 12

53

tuần can thiệp
Bảng 3.13

Thay đổi các chỉ số cân nặng, BMI của hai nhóm sau 12

53

tuần can thiệp
Bảng 3.14


Sự thay đổi chỉ số huyết áp trong 12 tuần can thiệp

55

Bảng 3.15

Hiệu quả giảm số đối tƣợng mắc HCCH sau 12 tuần can

56

thiệp


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Ký hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Cơ chế bệnh sinh HCCH

9

Hình 1.2

Công thức hóa học của Sesamin


19

Hình 2.3

Sơ đồ nghiên cứu

30

Hình 3.4

Thay đổi tỷ lệ đối tƣợng có glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/L

48

Hình 3.5

Thay đổi tỷ lệ đối tƣợng có Cholesterol máu toàn phần ≥ 5,2

50

mmol/L
Hình 3.6

Thay đổi tỷ lệ đối tƣợng có Triglyceride máu ≥1,7 mmol/L

51

Hình 3.7


Thay đổi tỷ lệ đối tƣợng có MDA >1,7 nmol/L

52

Hình 3.8

Thay đổi tỷ lệ thừa cân béo phì (BMI ≥ 25 kg/m2)

54


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa làm gia
tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đƣờng. Những rối loạn này bao gồm:
rối loạn lipid máu, béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn glucose khi đói [51][66]. Tỷ lệ
mắc HCCH đã và đang gia tăng nhanh chóng khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo một số tác giả tỷ lệ mắc HCCH là 24 % trong cộng đồng (nếu định nghĩa theo
NCEP ATP III) và nó gia tăng theo tuổi với khoảng 40 % dân số trên 50 tuổi ở Hoa Kỳ
và gần 30 % dân số > 50 tuổi ở Châu Âu .Với định nghĩa của WHO, HCCH có mặt ở
7 – 36% đàn ông châu Âu và 5 – 22% phụ nữ tuổi 40 – 55 [21]. Ở Việt Nam, nghiên
cứu của Viện Dinh dƣỡng năm 2007 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 18,4% [3]. Trong
nghiên cứu của Viện Dinh dƣỡng 2007 cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc HCCH tăng theo
tuổi. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc HCCH cũng tăng theo con số BMI - chỉ số khối cơ thể.
HCCH gây ra rất nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm nhƣ: bệnh mạch vành, loạn
nhịp nhĩ, suy tim, hẹp chủ, đột quỵ, thiếu máu cơ tim, khó thở tắc nghẽn khi ngủ, gan
nhiễm mỡ, đái tháo đƣờng, ung thƣ vú. HCCH làm tăng nguy cơ bị bệnh lý tim mạch
và mạch máu não cũng nhƣ làm tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân này. Các thành
phần của HCCH đều là các yếu tố nguy cơ tim mạch, do vậy HCCH đƣợc dự báo là
làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng nhƣ các biến chứng nặng đe dọa đến tính
mạng ngƣời bệnh.

Vừng đen là một thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao và là vị thuốc tốt. Từ lâu
đời, vừng đen đã đƣợc dân gian sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Thành phần
vừng đen chứa hàm lƣợng các hợp chất có hoạt tính sinh học cao là sesamin ,
flavonoid chủ yếu là anthocyanin.Trong Đông y coi dầu vừng và vừng đen là một vị
thuốc bổ, nhuận tràng, lợi sữa. Trên thế giới, cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy
Vừng đen cùng các thành phần chứa trong nó có các tác dụng sinh học quan trọng
trong việc cải thiện các chỉ số hóa sinh của HCCH nhƣ: giảm cholesterol toàn phần, hạ
LDL, triglycerid [33], hạ huyết áp [78], hạ đƣờng huyết và cải thiện tình trạng kháng
insulin [33], chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ gan [13][27][52][79]. Sản phẩm
BIOSEAN có chứa 2 thành phần chính sesanmin và anthocyanin cho thấy nhiều tác
dụng trong điều trị HCCH nhƣng ở Việt Nam việc sử dụng sản phẩm BIOSEAN vẫn

1


còn khá mới mẻ và cho đến nay chƣa có nghiên cứu đánh giá về tác dụng của chúng
trên các chỉ số hóa sinh của ngƣời cao tuổi mắc HCCH. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Hiệu quả sử dụng viên BIOSEAN đến một số chỉ số hóa sinh ở nhóm người
50-69 tuổi bị mắc hội chứng chuyển hóa BMI ≥ 25 tại Hải Phòng”, với các mục tiêu
sau:
1. Đánh giá hiệu quả sử dụng viên BIOSEAN lên glucose máu, lipid máu,
kháng insulin của nhóm nghiên cứu sau 12 tuần can thiệp.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng viên BIOSEAN lên chỉ số chống oxy hóa của
nhóm nghiên cứu sau 12 tuần can thiệp.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
1.1.1. Định nghĩa
Hội chứng rối loạn chuyển hóa (HCCH) đƣợc định nghĩa theo các triệu chứng
của bệnh: “Hội chứng chuyển hóa là một tập hợp những rối loạn về chuyển hóa làm
gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đƣờng. Những rối loạn này bao
gồm: rối loạn lipid máu, béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn glucose khi đói” [51][66].
Hơn hai thập kỷ qua, khái niệm Hội chứng chuyển hóa (metabolism syndrome) đƣợc
các nhà nghiên cứu quan tâm, kể từ khi Raven (1988) đƣa ra khái niệm hội chứng X
hay hội chứng kháng Insulin [65][66].
Sau khi các nhà khoa học xác định và cho rằng kháng insulin là nguyên nhân
gốc rễ thì định nghĩa về HCCH là: “Hội chứng chuyển hóa là một yếu tố nguy cơ phức
tạp phát sinh từ sự kháng insulin kết hợp với tích tụ lipid bất thƣờng cũng nhƣ chức
năng lipid rối loạn. Đây là một yếu tố nguy cơ với bệnh mạch vành, đái tháo đƣờng,
gan nhiễm mỡ, và ung thƣ. Biểu hiện lâm sàng của HCCH: tăng huyết áp, tăng đƣờng
huyết, giảm HDL-Cholesterol, béo bụng”. Hoặc cụ thể hơn “Hội chứng chuyển hoá là
một tập hợp những yếu tố nguy cơ quan trọng mà mẫu số chung là sự bất thƣờng đề
kháng Insulin, bao gồm: Tăng huyết áp, thừa cân, HDL cholesterol thấp, Triglycerid
máu tăng, tăng đƣờng huyết và đề kháng Insulin. Các yếu tố nguy cơ này nếu kết hợp
với nhau sẽ làm tăng bệnh tim mạch và đái tháo đƣờng type 2 ngay cả khi chúng chỉ
mới hơi bất thƣờng” [64].
1.1.2. Dịch tễ học về HCCH
Tỷ lệ mắc HCCH đã và đang gia tăng khắp Châu Âu và Bắc Mỹ song song với
sự gia tăng ở ngƣời thừa cân, béo phì và Đái tháo đƣờng . Theo một số tác giả tỷ lệ
mắc HCCH là 24 % trong cộng đồng (nếu định nghĩa theo NCEP ATP III) và nó gia
tăng theo tuổi với khoảng 40 % dân số trên 50 tuổi ở Hoa Kỳ và gần 30 % dân số > 50
tuổi ở Châu Âu .Với định nghĩa của WHO, HCCH có mặt ở 7 – 36% đàn ông châu Âu
và 5 – 22% phụ nữ tuổi 40 – 55 [21].

3



Nghiên cứu tại Hồng Kông đã xác định tỷ lệ HCCH ở các đối tƣợng trong độ
tuổi lao động theo 3 tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO, NCEP và EGIR. Kết quả cho
thấy, tỷ lệ mắc HCCH dao động từ 8,9 % đến 13,4 % tùy theo tiêu chuẩn chẩn đoán.
Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi và có sự khác biệt giữa nam và nữ. Ở các nhóm tuổi dƣới
50, HCCH gặp ở nam nhiều hơn nữ nhƣng từ lứa tuổi 50 trở đi thì nữ lại gặp nhiều
hơn nam. Một nghiên cứu khác ở Hồng Kông cho biết tỷ lệ mắc tăng từ 3,1% ở lứa
tuổi 25 - 29 đến 41% ở tuổi trên 70. Còn tỷ lệ mắc chung sau khi đã điều chỉnh tuổi và
giới là 21,2% [29]. Nghiên cứu trên dân cƣ thành thị ở Ấn Độ sử dụng tiêu chuẩn của
NCEP thì tỷ lệ HCCH là 41,1% trong đó yếu tố HDL-C thấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(65,5%), sau đó là yếu tố huyết áp (55,4%), thấp nhất là dấu hiệu rối loạn đƣờng máu
khi đói (26,7%). Nhìn chung, các yếu tố HLD-C (65,3%), béo bụng (42,9%) và yếu tố
huyết áp (38,1%) là thƣờng gặp nhất trong HCCH.
Ở Đông Nam Á mặt dù chỉ số BMI thƣờng thấp hơn ở phƣơng tây nhƣng tỷ lệ
mắc HCCH cũng đang tăng đáng kể. Ngay từ 1986 báo cáo kỷ thuật số 841 của WHO
đã khuyến cáo là không thể hoàn toàn giải thích bệnh mạch vành tăng cao ở Đông
Nam Á bằng những yếu tố nguy cơ cũ mà phải xét đến yếu tố di truyền với đề kháng
inslin và môi trƣờng . Chỉ tiêu béo bụng (tích luỹ mỡ vùng bụng) dƣờng nhƣ đóng vai
trò dự báo quan trọng đối với hội chứng chuyển hoá của một quần dân cƣ [24][71].
Nhiều nghiên cứu khác tại Hồng Kông,Nhật Bản, cũng cho thấy sự gia tăng của hội
chứng chuyển hoá ở ngƣời trƣởng thành [15][29]. Các chỉ tiêu hoá sinh có một ý nghĩa
cực kỳ quan trọng đối với việc xác định các rối loạn dinh dƣỡng-lipid, đồng thời cũng
là cơ sở để theo dõi, đánh giá hiệu quả dự phòng, cải thiện tình trạng này.
Ở Việt Nam, nghiên cứu đầu tiên của Nguyễn Quang Bảy mô tả một trƣờng
hợp đƣợc chẩn đoán Hội chứng X chuyển hóa tại khoa Nội tiết - Đái tháo đƣờng bệnh
viện Bạch Mai. Nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và cộng sự năm 2000 [66]
đã cho thấy tỷ lệ HCCH ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh là 12%, có liên quan đến
tuổi, tỷ lệ phần trăm mỡ và nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Huy cho
biết tỷ lệ mắc hội chứng này ở ngƣời trƣởng thành Khánh Hòa là 15,7% theo tiêu
chuẩn NCEP ATP III, trong đó độ tuổi trên 54 tuổi có tỷ lệ cao nhất là 21,5%, nam gặp

nhiều hơn nữ và yếu tố HDL-C thấp gặp nhiều nhất (37%)[2]. Nghiên cứu của Viện

4


Dinh dƣỡng năm 2007 cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 18,4% [3]. Trong nghiên cứu của
Viện Dinh dƣỡng 2007 cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc HCCH tăng theo tuổi, tuổi từ 2434 là 5,9%; từ 35-44 tuổi là 12,1%; 45-54 là 19,4%; 55-64 là 26,7% và 65-74 là
27,4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc HCCH cũng tăng theo con số BMI-chỉ số khối cơ thể:
nhóm có BMI từ 18,5-22,9 có tỷ lệ là 13,5%; nhóm 23-24,9 có tỷ lệ mắc là 27,2%;
trong khi đó nhóm có BMI từ 25-29,9 có tỷ lệ mắc là 54,5% và đặc biệt nhóm BMI >
29,9 thì có tỷ lệ mắc là 72,1%.
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH
1.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của Tổ chức y tế thế giới (WHO)
Năm 1998 Tổ chức y tế thế giới (WHO) là tổ chức đầu tiên đƣa ra tiêu chuẩn
chẩn đoán HCCH. Tiêu chuẩn này nhấn mạnh vai trò của kháng insulin. Chẩn đoán
xác định khi có tiêu chí chính là một trong các dấu hiệu của kháng insulin, kèm theo 2
trong số các yếu tố nguy cơ (tiêu chí phụ).
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của WHO [64]
Tiêu chí chính: có kháng insulin
 ĐTĐ týp 2

 Tăng glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dL)
≥ 5,6mmol/L
(100
mg/dL)
Rối loạn
dung
nạp glucose (IGT): nồng độ glucose 2 h sau khi uống 75g
glucose là 7-11 mmol/L (140-199mg/dL)


 Ngƣỡng thu nạp glucose nhỏ hơn tứ phân vị nhỏ nhất của quần thể bình
thƣờng khi làm nghiệm pháp kẹp bình đƣờng tăng insulin máu (nếu nồng
độ glucose máu lúc đói bình thƣờng)
Các tiêu chí phụ

 HA tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc HA tâm trƣơng ≥ 90 mmHg hoặc đang sử
dụng thuốc hạ HA
 Nồng độ TG máu lúc đói ≥ 1,7 mmol/L
≥ 1,7mmol/L
Nồng độ HDL–C: Nam < 0,9 mmol/L
Nữ < 1,0 mmol/L
< 0,9mmol/L
BMI ≥ 30 kg/m2 và/hoặc Tỉ lệ bụng/hông ≥ 0,9 ở nam, hoặc ≥ 0,85 ở nữ
< 1,0mmol/L
Microalbumin niệu ≥ 20 mcg/phút hoặc albumin/creatinin niệu ≥ 30 mg/g

5


Chẩn đoán HCCH khi ít nhất có 1 tiêu chí chính + 2 tiêu chí phụ
1.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP/ATP III
Tiêu chí đƣợc sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và các nghiên cứu dịch tễ học là tiêu
chuẩn của Chƣơng trình giáo dục quốc gia về cholesterol/Phiên bản 3 điều trị cho
ngƣời trƣởng thành (National Cholesterol Education Program/Adult Treatment Panel
III = NCEP/ATP III) đƣợc đề xuất vào năm 2001. Bao gồm các tiêu chí sau:
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của NCEP/ATP III [31]
 Vòng eo:

Nam > 102 cm


Nữ > 88 cm
 Nồng độ TG máu lúc đói ≥ 1,7 mmol/L (150mg/dL)

 HA ≥ 130/85 mmHg

 Nồng độ HDL–C: Nam < 1 mmol/L
Nữ

< 1,3 mmol/L

 Nồng độ glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dL)
Chẩn đoán HCCH khi có ≥ 3/5 tiêu chí
Theo thống nhất chung của ATP III sửa đổi 2005, tất cả các tiêu chuẩn trên đƣợc giữ
nguyên, riêng vòng eo chỉnh sửa cho phù hợp với từng quốc gia, đối với ngƣời Châu Á
là ≥ 90 cm ở nam, ≥ 80 cm ở nữ.
1.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF)
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của IDF
Tiêu chuẩn bắt buộc: có béo bụng khi vòng bụng
Nam ≥ 94 cm, nữ ≥ 80 cm
Khu vực Trung và Nam Mỹ
Nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm

Trung Quốc, Nam Á

Nam ≥ 85 cm, nữ ≥ 90 cm

Nhật Bản

hoặc BMI >30kg/m2
Các tiêu chí phụ


 Nồng độ TG máu lúc đói ≥ 1,7 mmol/L (150mg/dL)
 HA ≥ 130/85 mmHg

6


 Nồng độ HDL–C: Nam < 1 mmol/L
Nữ < 1,3 mmol/L

 Nồng độ glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dL) hoặc đã đƣợc chẩn
đoán là ĐTĐ, rối loạn dung nạp glucose
Chẩn đoán HCCH khi ít nhất có 1 tiêu chí chính + 2 tiêu chí phụ
Các Hiệp hội khác nhau đề xuất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH khác nhau, tuy
chƣa có sự thống nhất hoàn toàn vì mỗi tổ chức lại nhấn mạnh vai trò đặc biệt của một
tiêu chí nào đó, nhƣng nhìn chung đều gồm 5 tiêu chí cơ bản [64]. Mục đích của các
tiêu chuẩn chẩn đoán là giúp nhận diện các đối tƣợng có nguy cơ cao sẽ xuất hiện bệnh
tim mạch và ĐTĐ týp 2. Tiêu chí bắt buộc trong chẩn đoán HCCH của WHO là có
kháng insulin hoặc rối loạn glucose máu, do đó có khả năng tiên lƣợng sự xuất hiện
bệnh ĐTĐ là cao nhất trong các tiêu chuẩn chẩn đoán. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn
đoán của NCEP ATP III đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay do nó dễ áp dụng, coi 5
tiêu chí có vai trò ngang nhau và không đƣa ra tiêu chí nào là bắt buộc [64].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của HCCH
Sinh lý bệnh của HCCH rất phức tạp, vừa gồm các yếu tố đan xen có liên quan
tới nhau nhƣ béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ, tình trạng kháng insulin lại vừa
có những yếu tố độc lập nhƣ bệnh lý phân tử ở gen, bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn
gốc miễn dịch. Sự phối hợp của các yếu tố nhƣ tuổi, tình trạng dễ viêm nhiễm, sự thay
đổi nồng độ hormon… đều có ảnh hƣởng đến sự phát triển của bệnh .Cơ chế sinh bệnh
của HCCH là sự tƣơng tác phức tạp giữa yếu tố di truyền (gen) và các yếu tố môi
trƣờng. Đã có nhiều giả thuyết đề ra cơ chế cho các triệu chứng của HCCH nhƣng

trình tự xuất hiện của các triệu chứng là chƣa rõ ràng [43]. Hình 1.1 cho ta cái nhìn
bao quát về cơ chế bệnh sinh của HCCH.

7


Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh HCCH[44].
FFA: Acid béo tự do, AT: Adiponectin, PAI-I :chất ức chế sự hoạt hóa
plasminogen -1

8


1.1.5. Cơ chế hóa sinh bệnh của một số triệu chứng chính
1.1.5.1. Kháng insulin
Kháng Insulin là cơ chế bệnh sinh chủ yếu, đặc trƣng cho sự tiến triển của đái
tháo đƣờng typ 2. Đối với những ngƣời tiểu đƣờng thì các yếu tố cấu thành kháng
insulin bao gồm sự rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể, không dung nạp glucose, tăng
huyết áp tƣơng đối và rối loạn lipid máu đặc trƣng là sự tăng cao của triglyceride,
HDL-C thấp[20], kháng insulin gây xơ vữa động mạch, dƣ cân béo phì, đều là

những yếu tố nguy cơ tiềm tang đối với các bệnh lý tim mạch và gây tỷ lệ tử
vong cao.
Mối liên quan giữa kháng insulin và các biến chứng tim mạch trong hội chứng
chuyển hóa có thể giải thích theo cơ chế sau. Sự kết hợp của insulin và thụ thể
có thể hoạt hóa 2 con đƣờng: con đƣờng phosphoinositide 3-kinase (PI3K) và
con đƣờng thông qua protein kinase (MAP). Kháng insulin gây ức chế con
đƣờng PI3K dẫn đến sự sản sinh NO nội sinh, gây ra rối loạn chức năng nội bào
và giảm sử dụng glucose và chất béo của cơ xƣơng. Tuy nhiên kháng insulin lại
không ảnh hƣởng đến con đƣờng MAP kinase,do đó dẫn đến sự sản sinh tiếp tục

endothelin-1 (ET-1), một hormone có khả năng gây co cơ trơn mạnh và làm tăng
HA. Nhƣ vậy từ những con đƣờng này, sự kháng insulin dẫn đến những bất
thƣờng về mạch máu và sau cùng dẫn đến chứng xơ vữa động mạch[81].
1.1.5.2. Rối loạn lipid máu
Thừa cân và béo phì thƣờng liên quan đến kháng Insulin và HCCH. Tuy nhiên
béo phì thể bụng có tƣơng quan cao với các yếu tố nguy cơ chuyển hoá hơn là sự gia
tăng chỉ số BMI; vì thế chỉ số vòng eo đƣợc NCEP ATP III sử dụng nhƣ là 1 tiêu
chuẩn quan trọng trong HCCH. Theo Betteridge và cs cho rằng mỡ bụng không chỉ là
nơi dự trữ Triglyceride mà còn là cơ quan nội tiết, vì ngày càng có nhiều bằng chứng
cho thấy chúng phóng thích một số Hormon nhƣ TNF a (Tumor Necrosis Factor a :
yếu tố gây hoại tử mô a) và Interleukin 6 có liên quan đến kháng Insulin [32][65].

9


Tăng Triglycerid thƣờng gặp ở HCCH và nó liên quan đến các yếu tố gây xơ vỡ động
mạch nhƣ tăng Lipoprotein giàu triglycerid, tăng LDL-C nhỏ đậm đặc (Lipoprotein)
gây xơ vữa và giảm HDL-C.
HDL-C thấp có nguy cơ mạch vành tƣơng đƣơng với tăng cholesterol toàn phần
hoặc tăng LDL-C, vì vậy HDL-C thấp đƣợc xem là yếu tố nguy cơ tim mạch chính
dùng để dự đoán bệnh mạch vành. Tỷ số Triglycerid/HDL cũng có giá trị tiên đoán
cao về bệnh tim mạch. Vì có nhiều bằng chứng cho thấy sự phối hợp giữa giảm HDL
với tăng Triglyceride nhƣ là sự hiện diện của tình trạng đề kháng Insulin cũng nhƣ
nguy cơ bệnh mạch vành [32][66].
1.1.5.3. Glucose máu
Trong HCCH, rối loạn glucose máu có liên quan đến đề kháng insulin. Trong số
các yếu tố nguy cơ thì rối loạn glucose máu lúc đói (≥ 6,1 và ≤ 6,9 mmol/l) có nguy cơ
tiến triển thành ĐTĐ cao nhất [81]. Rối loạn đƣờng huyết và đái tháo đƣờng type 2.
Các bất thƣờng về chuyển hoá nhƣ tăng Triglycerid, giảm HDLC, tăng mỡ bụng, tăng
Insulin, tăng huyết áp, tăng nhẹ đƣờng huyết là những yếu tố liên quan đến đề kháng

Insulin . Đề kháng Insulin xuất hiện trƣớc và tạo điều kiện khởi phát đái tháo đƣờng
type 2, tăng đƣờng huyết thƣờng xuất hiện khi tế bào tuỵ không bù trừ đƣợc hiện
tƣợng kháng Insulin bằng cách phóng thích Insulin .Vì vậy đái tháo đƣờng type 2 chỉ
là hậu quả của sự kháng Insulin và các bất thƣờng chuyển hoá đi trƣớc. Đái tháo
đƣờng type 2 đã đƣợc biết chắc chắn có tƣơng quan với nguy cơ cao bị các biến chứng
vi mạch và các bệnh tim mạch gồm bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não và bệnh
mạch ngoại vi [44].
1.1.5.4. Khả năng chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa đƣợc xác định thông qua Malondialdehyde (MDA) là
một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình khử hóa các axit béo không no
trong tế bào. Sự gia tăng các gốc tự do gây ra sự sản xuất dƣ thừa của MDA. Mức
Malondialdehyde thƣờng đƣợc biết đến nhƣ là một dấu hiệu của stress oxy hóa và tình
trạng chống oxy hoá ở bệnh nhân ung thƣ [30] [[58].
Vòng eo và nồng độ γ-glutamyltransferase (γ-GT) là những yếu tố chính quyết
định nồng độ MDA huyết tƣơng. Tăng đƣờng huyết, kháng insulin, tăng triglycerid

10


máu và lƣợng đƣờng ăn vào cao hơn cũng liên quan đến nồng độ MDA trong huyết
tƣơng cao hơn. Những dấu hiệu này liên quan trực tiếp đến sự phát triển của các trạng
thái glucolipotoxic bị ảnh hƣởng bởi sự có mặt của HCCH và dƣờng nhƣ là yếu tố
chính quyết định nồng độ MDA huyết tƣơng trong tình trạng bệnh lý này.
Mức MDA trung bình cao hơn đáng kể ở những ngƣời thừa cân và béo phì mắc
hội chứng chuyển hóa so với nhóm chứng (P <0,05). Mức trung bình của IL-6 ở nam
giới và mức trung bình MDA ở phụ nữ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn đáng kể so
với nhóm chứng (p <0,05). Có sự tƣơng quan tích cực đáng kể giữa MDA và đƣờng
huyết lúc đói, triglyceride và huyết áp tâm thu (p <0,05) [70]
1.1.5.5. Tăng huyết áp
Hội nghị chuyên đề về tăng huyến áp lần thứ XIV 5/1992 tại Madrid đã xác

định cơ chế làm tăng huyết áp của kháng Insulin gồm [12]: Insulin làm tăng tái hấp thu
Na và nƣớc ở ống thận, Insulin làm tăng Calacholamin (tăng hoạt tính của hệ thần kinh
giao cảm), Insulin làm thay đổi sự vận chuyển Ion qua màng và có thể gây rối loạn tiết
oxide nitric bởi nội mạch. Huyết áp theo tiêu chuẩn > 130 /85 mmHg trong định nghĩa
HCCH của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ là thuộc “tiền tăng HA” của JNC VII 2003
(JNC-Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh gía và điều trị tăng huyết
áp). Mốc HA > 140/90 mmHg theo định nghĩa của WHO về HCCH là thuộc giai đoạn
I của JNC VII, và là mốc định nghĩa tăng HA của hội tăng HA Châu Âu. Nhƣ vậy trị
số huyết áp trong định nghĩa của WHO là cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng
bệnh tiền tăng HA thƣờng có nguy cơ tiến triễn thành tăng HA. Những ngƣời có HA
từ 130/80 đến 139/89mmHg có nguy cơ tiến triễn tăng HA gấp hai lần ngƣời có HA
thấp hơn. Mối liên quan giữa HA và bệnh tim mạch có tính liên tục, hằng định và độc
lập với các yếu tố nguy cơ khác. Đối với ngƣời 40 - 70 tuổi mỗi sự gia tăng 20 mmHg
HA tâm thu hay 10mmHg HA tâm trƣơng làm tăng gấp đôi nguy cơ tim mạch (trong
giới hạn HA từ 115 /75 đến 185/115 mmHg ).

11


1.1.6. Yếu tố nguy cơ và thói quen sống liên quan HCCH [64][65].
1.1.6.1. Yếu tố nguy cơ mắc HCCH
- Tuổi: nguy cơ mắc HCCH tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi
20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trƣớc HCCH có thể
thấy ở tuổi niên thiếu.
- Chủng tộc: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nƣớc nói tiếng Tây Ban Nha,
ngƣời châu Á dƣờng nhƣ hay có nguy cơ mắc HCCH hơn các chủng tộc khác.
- Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) - là số đo của cơ thể dựa trên chiều cao và
cân nặng. BMI ≥ 25, tình trạng béo bụng với dáng ngƣời dạng quả táo (không phải
dạng quả lê) làm tăng nguy cơ mắc HCCH.
- Tiền sử tiểu đƣờng: nguy cơ mắc HCCH cao hơn ở ngƣời có tiền sử gia đình

có ngƣời bị tiểu đƣờng type 2 hoặc bản thân có tiền sử bị tiểu đƣờng khi mang thai.
- Các tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc HCCH. Tăng huyết áp, hội
chứng buồng trứng đa nang ảnh hƣởng đến hệ thống sinh sản và hormone sinh dục nữ.
1.1.6.2. Yếu tố lối sống [37].
Ngày nay có nhiêu nghiên cứu về mối liên quan giữa thói quen sống và HCCH.
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc thực hiện một thói quen sống lành mạnh có tác động
tích cực tới việc phòng và điều trị HCCH. Một trong các vấn đề đƣợc nhắc tới trong
lối sông đó là thói quen tập thể dục. Hoạt động thể lực rất quan trọng đối với HCCH,
đặc biệt phòng HCCH cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Việc tăng cƣờng các hoạt động
thể lực từ lúc trẻ giúp phòng ngừa giảm nguy cơ mắc các bệnh lý không lây nhiễm ,
các bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, việc đảm bảo một chế
độ luyện tập tốt giúp cái thiện tình trạng sức khỏe cũng nhƣ sự phát triển của HCCH.
Điều này đƣợc giải thích do luyện tập thể lực giúp tăng khả năng dung nạp glucose,
tăng tính nhạy cảm insulin [77]. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm
chứng đƣợc tiến hành tại Phần Lan 2007 do Pirjo Ilanne-Parikka và cộng sự đã cho
thấy tỷ lệ mắc HCCH của nhóm can thiệp điều chỉnh lối sống thấp hơn so với nhóm
chỉ sử dụng các biện pháp y tế đơn thuần (62,6% và 71,2%, p = 0.025) [63]. Ngoài ra,
duy trì hoạt động thể lực mức độ trung bình và mạnh đƣợc đánh giá là giúp giảm thiểu
các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và béo phì và đái tháo đƣờng type 2.

12


Chế độ hoạt động thể lực hợp lý phối hợp chặt chẽ với thực đơn đƣợc kiểm soát là một
phƣơng pháp an toàn và hiệu quả phòng chống tiểu đƣờng và HCCH [35].
1.1.7. Các biến chứng và nguy cơ do hội chứng chuyển hóa gây ra [15].
Các biến chứng do HCCH gây ra thƣờng gặp: Bệnh mạch vành; loạn nhịp nhĩ;
suy tim; hẹp động mạch chủ; đột quỵ, thiếu máu cơ tim; khó thở tắc nghẽn khi ngủ;
gan nhiễm mỡ; đái tháo đƣờng; ung thƣ vú.
HCCH làm tăng nguy cơ bị bệnh lý tim mạch và mạch máu não cũng nhƣ làm

tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân này. Các thành phần của HCCH đều là các yếu
tố nguy cơ tim mạch, do vậy HCCH đƣợc dự báo là làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim
mạch cũng nhƣ các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng ngƣời bệnh. Vì các thành
phần này thƣờng xuất hiện cùng với nhau, mỗi yếu tố nguy cơ đơn lẻ lại có tác động
qua lại với nhau làm thúc đẩy nguy cơ chung của HCCH tăng lên một cách đáng kể.
HCCH làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch lên gần gấp 2 lần so với những ngƣời
không có HCCH.
Bệnh nhân mắc HCCH có tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành (ĐMV) và đột qụy
cao hơn gấp 3 lần so với những ngƣời không có HCCH. Hội chứng này đã làm tăng
một cách rõ rệt tỷ lệ tử vong do nguyên nhân chủ yếu là bệnh tim thiếu máu cục bộ
(bệnh ĐMV).
Khi đi cùng nhau, các thành phần của HCCH có thể có các tác dụng cộng
hƣởng với nhau nhƣ béo phì làm tăng đề kháng insulin, ĐTĐ týp 2 và tăng huyết áp.
Cả ĐTĐ týp 2 và tăng huyết áp đều đƣợc biết là các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV và
quá trình vữa xơ động mạch nói chung...
Một số thành phần của HCCH và các tình trạng bệnh lý này làm tăng hoạt động
của hệ thống thần kinh giao cảm. Các bằng chứng cho thấy insulin là một yếu tố kích
thích thần kinh giao cảm rất mạnh. Mặt khác, hệ thống thần kinh giao cảm có thể gây
kháng insulin thông qua các tác dụng trên mạch máu, co thắt mạch máu ở cơ xƣơng
làm tăng insulin... Do vậy, đề kháng insulin và hoạt hóa thần kinh giao cảm nối kết với
nhau qua cơ chế điều hòa ngƣợc dƣơng tính. Cho dù cơ chế là gì thì hoạt hóa thần kinh
giao cảm trong HCCH đã góp phần gây tổn thƣơng hệ thống tim mạch. Tăng hoạt hệ
thống thần kinh giao cảm làm cho chuyển hóa của tế bào cơ tim bị ảnh hƣởng, làm

13


tăng thể tích tế bào cơ tim và phì đại tim với bất kỳ trị số huyết áp nào, có tác dụng
gây rối loạn nhịp do vậy làm tăng tỷ lệ đột tử, tăng áp lực tâm thu và tâm trƣơng thông
qua sự co thắt mạch và sự dày lên của thành động mạch.

Những nghiên cứu dịch tễ học gần đây chỉ ra rằng cần xem xét đến sự hiện diện
của HCCH hơn là từng yếu tố của nó, vì nguy cơ tim mạch khi có HCCH lớn hơn
nguy cơ tim mạch của từng thành phần riêng lẻ. HCCH làm tăng nguy cơ bệnh mạch
vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở cả hai giới, tăng cả bệnh suất và tử suất tim mạch
một cách độc lập. Cần lƣu ý rằng HCCH cũng làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân
đã bị bệnh tim hoặc bệnh đái tháo đƣờng type 2 và cả ở những ngƣời có đƣờng huyết
bình thƣờng hay rối loạn dung nạp đƣờng huyết lúc đói hoặc bất dung nạp đƣờng.
Tác giả Italien theo dõi 5 năm trên 6,447 nam giới thấy tỉ lệ các tai biến tim mạch là
12,6 % ở đối tƣợng có HCCH (khi có > 3 tiêu chuẩn sau: BMI ≥ 30 kg/m2, Triglycerid
> 150mg/dL, HDL < 40mg/L, HA > 130/85 mmHg , đƣờng huyết lúc > 110mg/dL) và
7,3 % ở đối tƣợng không có HCCH (P < 0.0001). Tác giả nhấn mạnh sự can thiệp vào
yếu tố nguy cơ nào của HCCH cũng đều mang lại lợi ích cho bệnh nhân .
Nghiên cứu quốc gia giai đoạn III về dinh dƣỡng và sức khoẻ (NHANES III )
cũng kết luận bản thân HCCH và từng thành phần của HCCH đều là yếu tố nguy cơ
độc lập có ý nghĩa đối với nhồi máu cơ tim và đột quỵ trừ béo phì (có lẽ béo phì liên
quan đến tất cả các thành phần của HCCH nên khi hiệu chỉnh nó “ ẩn” sau HCCH.
1.1.8. Điều trị và phòng bệnh HCCH
1.1.8.1. Các mục tiêu chung để quản lý HCCH:
- Thay đổi lối sống
- Điều trị thừa cân/béo phì
- Điều trị tăng Triglyceride
- Điều trị tăng huyết áp
- Điều trị tăng glucose máu
Quản lý và điều trị HCCH là nhằm tăng tính nhạy cảm Insulin, kiểm soát huyết
áp và đƣờng huyết mà cơ sở chính là điều chỉnh lối sống tích cực ở tất cả những ngƣời
có HCCH, và điều trị thuốc thích hợp cho mỗi thành phần của nó khi có chỉ định.

14



1.1.8.2. Các biện pháp chính để thay đổi lối sống [63]:
Thay đổi thói quen sống là phƣơng pháp điều trị đầu tiên quan trọng đối với
HCCH bao gồm việc giảm cân, tăng cƣờng hoạt động thể lực kết hợp với chế độ ăn
hợp lý và cai thuốc lá. Nếu việc thay đổi thói quen sống không hoặc kém khả thi thì
bệnh nhân sẽ đƣợc điều trị bằng thuốc. Thuốc đƣợc sử dụng để kiểm soát các yếu tố
nguy cơ nhƣ cao huyết áp, tryglicerid máu cao, đƣờng huyết cao.
Mục đích chủ yếu trong điều trị HCCH là giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch với
các biện pháp giúp giảm LDL cholesterol và cao huyết áp, đồng thời kiểm soát đái
tháo đƣờng nếu mắc. Mục đích thứ hai trong điều trị HCCH là phòng sự phát triển của
Đái tháo đƣờng đối với các trƣờng hợp chƣa mắc Đái tháo đƣờng. Với bệnh nhân đã
mắc Đái tháo đƣờng thì mục đích điều trị là giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Để quản lý trƣớc mắt và lâu dài các yếu tố nguy cơ thì việc điều chỉnh lối sống là can
thiệp hàng đầu để giảm các yếu tố nguy cơ mắc HCCH. Việc can thiệp để điều chỉnh
các thói quen có hại cho sức khỏe bao gồm [26]:
- Tăng cƣờng hoạt động thể lực, với đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức
độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần. Hoạt động thể
lực giúp tăng cƣờng sức khỏe của tim và phổi. Có bốn loại hoạt động thể lực chính:
arobic, hoạt động tăng sức mạnh cơ, hoạt động tăng độ chắc của xƣơng và hoạt động
kéo giãn. Mức độ và hình thức hoạt động thể lực phụ thuộc mức độ chăm chỉ và sở
thích của mỗi cá nhân. Mức độ hoạt động vừa phải có tác dụng tốt trong phòng và điều
trị HCCH
- Giảm cân: Giảm 7-10% trọng lƣợng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin,
giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đƣờng. Giảm cân nặng để đạt đƣợc cân
nặng lý tƣởng (BMI 18,5 – 22,9 kg/m2). Đối với những bệnh nhân mắc HCCH kèm
theo thừa cân béo phì thƣờng đƣợc bác sỹ khuyên phải cố gắng giảm cân bằng các chế
độ ăn và các kế hoạch giúp giảm cân. Mục đích nhằm đƣa chỉ số khối cơ thể BMI
xuống dƣới 25 – đây cũng là mục tiêu cần đạt đƣợc trong phòng và điều trị HCCH.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cƣờng rau hoa quả,
cá và các loại hạt. Chế độ ăn tốt là một phần quan trọng trong việc duy trì lối sống
khỏe mạnh. Đó là một chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Các loại thực phẩm này


15


có thể là thực phẩm tƣơi sống, đóng hộp, đông lạnh hay thực phẩm khô. Nguyên tắc
vàng cho chế độ ăn tốt cho tim mạch là có một khẩu phần ăn với một nửa là rau và trái
cây. Nên ăn các sản phẩm ngũ cốc, ít hoặc không có chất béo, thực phẩm nhiều đạm
nhƣ thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu ,đỗ... Cần thực hiện chế độ ăn nhạt, ít
muối. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc các
bệnh lý tim mạch và cao huyết áp. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đƣờng và sản
phẩm chứa cồn nhƣ bia rƣợu.
- Ngừng hút thuốc lá: thuốc lá làm tăng đề kháng insulin. Hút thuốc lá làm tăng
nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Cần cố gắng cai thuốc là và tránh tiếp xúc với
khói thuốc lá.
1.1.8.3. Vấn đề dùng thuốc điều trị
Việc điều trị các bất thƣờng về chuyển hoá cần đƣợc cân nhắc trên từng bệnh
nhân, khi cần có thể phối hợp nhiều thuốc khác nhau để giảm nguy cơ của HCCH
nhƣng phải hết sức cẩn thận vì chƣa có 1 phƣơng thức tối ƣu nào đƣợc chuẩn hóa.
Điều trị thuốc chỉ thực hiện khi việc thay đổi hành vi lối sống không hiệu quả, bác sỹ
sẽ kê cho bệnh nhân thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
1.1.8.4. Khuyến cáo của hội Tim mạch Hoa kỳ về xử trí hội chứng chuyển hóa.
Mục đích hàng đầu của xử trí lâm sàng HCCH là giảm nguy cơ mắc bệnh tim
mạch và mắc tiểu đƣờng type 2. Tiếp đó, việc điều trị hàng đầu là làm giảm các yếu tố
nguy cơ tim mạch quan trọng nhƣ ngừng hút thuốc lá, giảm cholesterol máu, điều trị
tăng huyết áp và điều trị tiểu đƣờng.
Để quản lý trƣớc mắt và lâu dài các yếu tố nguy cơ thì việc điều chỉnh lối sống,
điều chỉnh các thói quen có hại cho sức khỏe là can thiệp hàng đầu để giảm các yếu tố
nguy cơ mắc HCCH.
1.2. VỪNG ĐEN, SESAMIN VÀ ANTHOCYANIN
1.2.1. Giới thiệu về cây Vừng đen

Vừng đen là một thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao và là vị thuốc tốt. Từ lâu
đời, vừng đen đã đƣợc dân gian sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vừng đen
có tên khoa học là: Sesamum indicum D C., thuộc họ Vừng (Pedaliaceae). Còn gọi là

16


mè, du tử miêu, cự thắng tử, chi ma, bắc chi ma hay hồ ma. Vừng đƣợc trồng khắp nơi
trong nƣớc ta để lấy hạt ăn và làm thuốc. Ngoài ra, những nƣớc khác nhƣ: Campuchia,
Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tiểu Á, miền nam Liên Xô cũ, Rumani, Hy Lạp
đều có trồng. Vào các tháng 7, 8, 9 ngƣời ta cắt toàn cây về phơi khô đập lấy hạt, loại
bỏ tạp chất là đƣợc [5][8].
Trong Tây y dùng dầu vừng thay dầu ô liu để chế thuốc tiêm, thuốc cao dán
nhọt. Trong Đông y coi dầu vừng và vừng là một vị thuốc bổ, nhuận tràng, lợi sữa.
Trong các sách cổ đông y, ngƣời ta thƣờng viết về vừng nhƣ sau: vừng có vị ngọt, tính
bình, không độc, vào 4 kinh phế, tỳ, can và thận, có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi
huyết, nhuận táo, là thuốc tƣ dƣỡng cƣờng tráng, chủ trị thƣơng phong, hƣ nhƣợc, bổ
ngũ tạng, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng tai mắt [5].
1.2.2. Thành phần hóa học của vừng đen
Ngày nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng tỏ thành phần của vừng đen
có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao nhƣ là sesamin, flavonoid chủ yếu là
anthrocyanin…. có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol, cân bằng huyết áp… đối
với các bệnh rối loạn chuyển hóa trên ngƣời và động vật.
Thật vậy, tác giả Martinchik AN công bố thành phần hạt vừng chứa 55% là dầu
và 20% protein. Protein vừng giàu tryptophan và methionine. Dầu vừng rất giàu
linoleic và axit oleic, chứa γ –tocopherol ƣu thế hơn hẳn các đồng phân khác của
vitamin E và hàm lƣợng cao các lignan tan trong chất béo (sesamin và sesamolin).
Nhờ đó, mà dầu vừng có 1 số hoạt động phytoestrogen và có tác dụng làm giảm
cholesterol [52].
Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi [5].

Trong hạt vừng có từ 40 -55% dầu, có khi lên tới 60%. Ngoài ra còn có 5-6% nƣớc,
20-22% chất protein, 5% tro, trong đó có 1,7 mg đồng, 1% canxi oxalate, 6,3-8,8%
chất không có nito, pentozan, lecithin, phytin và choline. Dầu vừng chứa khoảng 1216% acid đặc (7,7% acid panmitic, 4,6% acid stearic, 0,4% acid arachidic), 75-80%
acid lỏng (trong đó có 48% acid oleic, 30% acid linoleic và 0,04% acid lignoxeric).
Phần không xà phòng hóa đƣợc chiếm 0,9-1,7% và chừng 1% lecithin. Trong dầu
vừng, tỷ lệ Sesamin chiếm chừng 0,25-1%.

17


×