Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Qui Trình Ủ Bacillus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.55 KB, 3 trang )

1. Nguyên, vật liệu
- Bộ chủng vi sinh vật sử dụng trong sản xuất phân bón bao gồm: Chủng VSV cố định nitơ tự do
(Azotobacter chroococcum); chủng VSV phân giải photphat khó tan (Bacillus polyfermenticus); chủng
vi sinh vật đối kháng VSV gây bệnh vùng rễ (Bacillus subtilis).
- Chế phẩm vi sinh vật xử lý chất hữu cơ BioEm hoặc BioADB.
- Bã thải trồng nấm.
- Phế thải chăn nuôi sử dụng: Phân gà, phân lợn, phân trâu bò hoạc các loại gia súc, gia cầm khác.
- Nguyên liệu hữu cơ bổ xung: than bùn, mùn cưa, trấu hoặc các phế phụ phẩm hữu cơ nông nghiệp
khác.
- Chất dinh dưỡng bổ xung: rỉ đường, urê, phân lân.v.v.
2. Thiết bị, dụng cụ: Máy nghiền công suất 1 tấn/h; hệ thống trộn nguyên liệu công suất 1,5 tấn/giờ;
hệ thống bơm phụ gia công suất 750-1000W; hệ thống băng tải; thiết bị đóng gói sản phẩm; cuốc,
xẻng, ủng, ống bơm.

2. Sơ đồ quy trình

3. Hướng dẫn thực hiện quy trình
Bước 1. Xử lý sơ bộ
Phế thải trồng nấm được thu gom và xử lý trước khi ủ để điều chỉnh độ ẩm, pH, kích thước nguyên
liệu cho phù hợp với quá trình ủ compost:
- Điều chỉnh độ ẩm: được điều chỉnh bằng cách phơi khô tự nhiên hoặc trộn với chất độn như than
bùn, hoặc mùn cưa hoặc trấu hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp theo tỷ lệ phù hợp sao cho độ ẩm của
hỗn hợp nguyên liệu đạt 50%.
- Điều chỉnh pH: dùng vôi bột hoặc vôi nước (tuỳ vào độ ẩm ban đầu của hỗn hợp nguyên liệu) để
điều chỉnh pH của nguyên liệu trước khi đưa vào ủ có pH hơi kiềm (thường bổ sung khoảng 1-2% vôi
bột).
+ Làm giảm kích thước: Kích thước của phế thải chăn nuôi và một số chất độn thường không đồng
đều nên trước khi ủ cần làm nhỏ đều bằng cào, cuốc hoặc bừa….
Bước 2. Chuẩn bị phụ gia:
Tuỳ thuộc vào tỷ lệ C/N của nguyên liệu để bổ sung các yếu tố dinh dưỡng cho phù hợp. Theo tính
toán tỷ lệ các nguyên liệu đầu vào có thể bổ xung theo công thức sau:


Tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ

Nguyên liệu

Tỷ lệ phối trộn (%)


Bã nấm

60,0

Phân gà/lợn/trâu bò

20,0

Than bùn

20,0

Bổ sung thêm rỉ đường với tỷ lệ 0,5%; chế phẩm VSV xử lý hữu cơ được bổ sung vào đống ủ với tỷ
lệ 0,02 – 0,05%. Ngoài ra có thể bổ sung thêm urê 0,3%; phân lân 0,5%.
Bước 3. Phối trộn
Pha trộn rỉ đường, chế phẩm vào nước, khuấy đều cho tan hết sau đó dùng thiết bị tưới đều lên
nguyên liệu ủ và các chất dinh dưỡng bổ xung sao cho dinh dưỡng và vi sinh vật bổ xung phân bố
đều trong khối ủ. Độ ẩm của khối ủ phải đạt 50-55%.

Bước 4. Ủ hoạt hóa
Tiến hành đánh đống ủ theo hình khối hoặc hình chóp với kích thước: cao 0,6-1 m; rộng 1,2 m, đảm
bảo độ xốp trong khối ủ. Dùng nilon phủ kín bề mặt khối ủ.
Bước 5. Đảo trộn

Sau 4-10 ngày ủ, theo dõi nhiệt độ lên cao thì tiến hành đảo trộn. Đảo trộn khối ủ từ trên xuống, từ
dưới lên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong để khối ủ đồng đều, cung cấp thêm oxi, giải phóng bớt
nhiệt để vi sinh vật tiếp tục hoạt động, phân huỷ. Tiếp tục đánh đống ủ trong khoảng 8-10 ngày sau
đó đảo trộn lần 2, đảo tơi, san mỏng, để thoáng khối ủ trong 1-2 ngày.
Bước 6. Ủ chín
Tiếp tục đánh đống ủ, ủ chín đê ổn định thành phần, chất lượng phân ủ. Sau khoảng 1 tuần phân ủ
đã chín, có thể đem sử dụng làm phân bón. Đối với quá trình ủ phế thải chăn nuôi, thời gian hoai
(chín) của từng loại phân phụ thuộc vào tỷ lệ nguyên liệu và chất độn sử dụng trong quá trình ủ. Nếu
ủ 100% phế thải chăn nuôi (phân bò, trâu, gà,.v.v.) thời gian ủ hoai khoảng 39-40 ngày, đối với phế
thải chăn nuôi có bổ xung thêm chất độn như mùn cưa, thời gian ủ hoai khoảng 30-31 ngày, hoặc
chất độn là trấu thời gian ủ hoai khoảng 30-31 ngày, đối với chất độn là than bùn thời gian ủ hoai
khoảng 20-21 ngày.
Sản phẩm tạo ra là phân hữu cơ. Để tạo ra sản phẩm đồng đều, cần sử dụng các thiết bị thích hợp
như nghiền, sàng cần xử lý sản phẩm. Phân hữu cơ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất
phân bón hữu cơ vi sinh vật.


Bước 7. Nhân sinh khối vi sinh vật
Tô hợp các chủng vi khuẩn cố định ni tơ tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải hợp chất photpho
khó tan (Bacillus) và vi khuẩn đối kháng nấm và vi khuẩn gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn (Bacillus).
Tùy theo mật độ tế bào các chủng vi khuẩn ban đầu mà tỷ lệ phối trộn vào với phân hữu cơ tạo ra
sản phẩm phân hữu cơ vi sinh vật có chất lượng.

Tỷ lệ hỗn hợp các chủng vi sinh vật với các nguyên liệu tạo phân hữu cơ vi sinh vật

Nguyên liệu

Mật độ tế bào ban đầu
(CFU/ml)


Tỷ lệ phối trộn (%)

Phân hữu cơ

-

97,0

Sinh khối
chủng Azotobacter
chroococcum

1,0 x 109

1,0

Sinh khối chủng Bacillus
subtlis

1,0 x 109

1,0

Sinh khối chủng Bacillus
polyfermenticus

1,0 x 109

1,0


Bước 8. Phối trộn phân hữu cơ với sinh khối vi sinh vật
Sinh khối vi sinh vật, phân hữu cơ và dinh dưỡng khoáng (nếu có) được trộn đều với nhau theo tỷ lệ
đã tính toán. Lần lượt trộn phân hữu cơ với dinh dưỡng khoáng đảm bảo sự đồng đều rồi phối trộn
hỗn hợp sinh khối 3 chủng vi sinh vật vào.
Phân hữu cơ vi sinh vật: Là sản phẩm tạo ra từ nguồn phân hữu cơ chế biến từ nguồn bã thải trồng
nấm, phế thải chăn nuôi, than bùn và tổ hợp các chủng vi khuẩn có ích đối với cấy trồng. Sản phẩm
tạo ra đảm bảo sự đồng đều về kích thước, độ ẩm, đạt các chỉ tiêu về chất lượng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×