Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tài liệu đặc biệt về hóa đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.26 KB, 27 trang )

CENSTAF GROUP – 2014
CÁC SAI PHẠM VỀ KINH TẾ VÀ HÌNH SỰ TRONG VIỆC QUẢN LÝ
(THANH QUYẾT TOÁN) HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH NĂM 2013 & ĐẶC BIỆT
LÀ CHÍNH SÁCH HÓA ĐƠN MỚI 2014 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
PHẦN I
CÁC CHÍNH SÁCH XỬ PHẠT KINH TẾ VÀ HÌNH SỰ TRONG THANH KIỂM
TRA, QUYẾT TOÁN VÀ ĐIỀU TRA KINH TẾ VỀ HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH NĂM
2013 VÀ ĐẶC BIỆT LÀ CHÍNH SÁCH MỚI NĂM 2014
1/ Các chính sách xử phạt về quản lý hóa đơn năm 2013 và đặc biệt là 2014?
a/ Chính sách về quản lý và thanh kiểm tra xử phạt về kinh tế và hình sự trong quản lý
hóa đơn tài chính (hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào) năm 2013 là những chính sách
nào mà các CQ thanh kiểm tra, thuế vụ cũng như các CQ điều tra kinh tế áp dụng quản
lý mà những nhà quản lý DN và những người làm công tác kế toán cần phải biết rõ để
quản lý tốt tránh xảy ra sai phạm?
- Luật Kế toán 2003
- Luật giao dịch điện tử 2005 (Đối với những DN có sử dụng Hóa đơn điện tử)
- Bộ Luật hình sự 2009
- Luật quản lý thuế 2006 và Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung 2012
- Nghi định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
- Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 (hiệu lực 09/11/2013)
- Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính
- Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính
- Thông tư 10/2013/TTLT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDC-BTC ngày 26/6/2013
của Liên Bộ tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân tối cao, Bộ tài chính về sử phạt hình sự về Hóa đơn.
- Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính (hiệu lực
02/03/2014) về sử phạt hành hính về Hóa đơn
b/ Chính sách về quản lý và thanh kiểm tra xử phạt về kinh tế và hình sự trong quản lý
hóa đơn tài chính (hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào) năm 2014 là những chính sách
nào mà các CQ thanh kiểm tra, thuế vụ cũng như các CQ điều tra kinh tế áp dụng quản
lý mà những nhà quản lý DN và những người làm công tác kế toán cần phải biết rõ để


quản lý tốt tránh xảy ra sai phạm?
- Luật Kế toán 2003
- Luật giao dịch điện tử 2005 (Đối với những DN có sử dụng Hóa đơn điện tử)
- Bộ Luật hình sự 2009
- Luật quản lý thuế 2006 và Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung 2012
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012


CENSTAF GROUP – 2014
- Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của CP (xử phạt VPHC kế toán).
- Nghị định 39/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của CP (xử phạt VPHC kế toán).
- Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của CP thay thế NĐ 185 và NĐ 39
(hiệu lực 01/12/2013)
- Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của CP (xử phạt VPHC).
- Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của CP (hiệu lực 01/3/2014)
- Thông tư 10/2013/TTLT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDC-BTC ngày 26/6/2013
của Liên Bộ tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân tối cao, Bộ tài chính về sử phạt hình sự về Hóa đơn.
- Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính (hiệu lực
02/03/2014) về sử phạt hành hính về Hóa đơn
2/ Năm 2014 mức độ xử lý vi phạm hành chính và hình sự về quản lý hóa đơn tài
chính so với năm 2013 như thế nào?
a/ Mức độ xử lý vi phạm hành chính về quản lý hóa đơn năm 2014 so với 2013?
- Tăng mức xử phạt tối thiểu, giảm mức xử phạt tối đa.
b/ Mức độ xử lý vi phạm hình sự về quản lý hóa đơn năm 2014 so với 2013?
- Theo Thông tư 10/2013/TTLT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDC-BTC ngày
26/6/2013 của Liên Bộ tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao, Bộ tài chính về sử phạt hình sự về Hóa đơn.
3/ Tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính về
quản lý và sử dụng hóa đơn như thế nào? Cơ sở để xác định khung hình phạt về

hóa đơn đúng nhất mà các nhà quản lý và kế toán DN cần phải nắm bắt được để
xác định chính xác tránh thiệt hại cho DN mình?
- Tình tiết giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm về chế độ quản lý hóa đơn?
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của
vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực
giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái
pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh
hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình;


CENSTAF GROUP – 2014
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
- Tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm về chế độ quản lý hóa đơn?
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ
thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính

chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những
khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc
đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã
yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật,
phụ nữ mang thai.
2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm
hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
4/ Một cty bị vi phạm hành chính về hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra thì bị xử
phạt như thế nào trong các TH sau đây?:
- Không có tình tiết giảm nhẹ và cũng không có tình tiết tăng nặng thì xử phạt như thế nào?

Mức tối thiểu + Mức tối đa
2
- Có 1 tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt như thế nào?

Mức tối thiểu + Giữa tối thiểu và tối đa
2
- Có 2 tình tiết giảm nhẹ (hơn 2 tình tiết giảm nhẹ) thì xử phạt như thế nào?

Mức tối thiểu
- Có 1 tình tiết tăng nặng thì xử phạt như thế nào?

Giữa tối thiểu và tối đa + Mức tối đa

2
- Có 2 tình tiết tăng nặng (hơn 2 tình tiết tăng nặng) thì xử phạt như thế nào?

Mức tối đa


CENSTAF GROUP – 2014
- Có 1 tình tiết tăng nặng và 1 tình tiết giảm nhẹ?
Bù trừ
PHẦN II
CÁC SAI PHẠM VỀ IN (ĐẶT IN HAY TỰ IN), PHÁT HÀNH VÀ GỬI BÁO CÁO
HÓA ĐƠN VÀ CÁC VI PHẠM DẪN ĐẾN BỊ XỬ PHẠT VỀ VIỆC LẬP (XUẤT)
HÓA ĐƠN SAI QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 – ĐẶC BIỆT LÀ CHÍNH SÁCH
MỚI NĂM 2014
1/ DN vi phạm về việc đặt in hóa đơn tài chính? BT tình huống thực tế, cơ sở pháp
lý và chế tài xử phạt cùng với giải pháp khắc phục hậu quả?
Cty A đặt in 50 cuốn hóa đơn với cty in hóa đơn (có trong DS các cty được in hóa đơn
của Cục thuế), cty đã thông báo phát hành và sử dụng hóa đơn nhưng khi Đoàn Thanh
kiểm tra về kiểm tra thuế và tình hình quản lý hóa đơn, chứng từ tại DN thì mới phát
hiện như sau:
a/ Không thấy (không có) hợp đồng in hóa đơn giữa Cty A và cty in hóa đơn?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Xử phạt từ 1trđ - 5trđ theo K1 Đ29 NĐ 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của CP đối với hành vi đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo K1 Đ34 NĐ 109/2013/NĐ-CP
ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo điểm a K1 Đ7 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi đặt in mà không ký hợp đồn in bằng văn bản
b/ Không thấy (không có) hợp đồng thanh lý việc in 50 cuốn hóa đơn giữa 2 cty trên?

- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Xử phạt từ 2trđ - 10trđ theo điểm a K2 Đ29 NĐ 51/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của CP đối với hành vi không thanh lý hợp đồng in hóa đơn (đã phát
hành hóa đơn).
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo K2 Đ34 NĐ 109/2013/NĐ-CP
ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi không thanh lý hợp đồng in hóa đơn (quá hạn
thanh lý hợp đồng).
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?


CENSTAF GROUP – 2014
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm a K2 Đ7 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi không thanh lý hợp đồng in hóa đơn (quá hạn
thanh lý hợp đồng).
2/ DN vi phạm về việc tự in hóa đơn tài chính và khởi tạo hóa đơn tài chính (hóa
đơn điện tử)? BT tình huống thực tế, cơ sở pháp lý và chế tài xử phạt cùng với giải
pháp khắc phục hậu quả?
Cty B tự in (khởi tạo hóa đơn điện tử): 5.000 số hóa đơn cty đã thông báo phát hành hóa
đơn với CQ thuế quản lý và sử dụng hóa đơn nhưng khi Đoàn Thanh kiểm tra về kiểm
tra thuế và tình hình quản lý hóa đơn, chứng từ tại DN thì mới phát hiện như sau:
a/ Vi phạm về các nội dung bắt buộc phải đúng trên hóa đơn tự in (hóa đơn điện tử)?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Xử phạt từ 1trđ - 5trđ theo K1 Đ28 NĐ 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của CP đối với hành vi tự in hóa đơn (khởi tạo hóa đơn điện tử) không đủ các
nội dung bắt buộc.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo K1 Đ33 NĐ 109/2013/NĐ-CP
ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi tự in hóa đơn (khởi tạo hóa đơn điện tử) không
đủ các nội dung bắt buộc.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo điểm a K1 Đ6 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi tự in hóa đơn (khởi tạo hóa đơn điện tử) không đủ

các nội dung bắt buộc.
Chú ý: Nội dung bắt buộc là Ký hiệu hóa đơn, Ký hiệu mẫu hóa đơn, Số hóa đơn.
b/ Vi phạm về việc không đủ các điều kiện để tự in hóa đơn (khởi tạo hóa đơn điện
tử)?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Xử phạt từ 2trđ - 10trđ theo K2 Đ28 NĐ 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của CP đối với hành vi tự in hóa đơn (khởi tạo hóa đơn điện tử) không đủ các
điều kiện quy định.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm a K2 Đ33 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi tự in hóa đơn (khởi tạo hóa
đơn điện tử) không đủ các điều kiện quy định.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?


CENSTAF GROUP – 2014
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm a K2 Đ6 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi tự in hóa đơn (khởi tạo hóa đơn điện tử) không đủ
các điều kiện quy định.
Chú ý: Các điều kiện để tự in hóa đơn (khởi tạo hóa đơn điện tử) được quy định tại
Điều 6 và Điều 7 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của BTC.
3/ Cty C năm 2013 và 2014 đã có hành vi vi phạm về việc thông báo phát hành hóa
đơn với CQ thuế quản lý như sau thì bị chế tài xử phạt theo luật cũ (2013) và luật
mới (2014) như thế nào trong các tình huống sau đây?:
a/ Quên không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn đúng qui định?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Xử phạt từ 1trđ - 5trđ theo điểm b K1 Đ32 NĐ 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 của CP đối với hành vi không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo điểm b K1 Đ37 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi không niêm yết thông báo phát
hành hóa đơn.

- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo điểm b K1 Đ10 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn.
b/ Có thông báo phát hành cho CQ thuế quản lý nhưng không đầy đủ nội dung luật
định (đã được CQ thuế yêu cầu điều chỉnh/chưa được CQ thuế yêu cầu điều chỉnh)?
Theo Điều 9 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 quy định về: Phát hành hóa
đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Xử phạt từ 1trđ - 5trđ theo điểm a K1 Đ32 NĐ 51/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 của CP đối với hành vi lập Tờ thông báo phát hành hóa đơn nhưng
không đầy đủ nội dung theo luật định.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo điểm a K1 Đ37 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập Tờ thông báo phát hành
hóa đơn nhưng không đầy đủ nội dung theo luật định.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo điểm a K1 Đ10 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi lập Tờ thông báo phát hành hóa đơn nhưng không
đầy đủ nội dung theo luật định.


CENSTAF GROUP – 2014
c/ Quên không gửi (lập) thông báo phát hành hóa đơn nhưng vẫn sử dụng hóa đơn?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Xử phạt từ 4trđ - 20trđ theo K2 Đ32 NĐ 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của CP đối với hành vi sử dụng hóa đơn mà không lập Tờ thông báo phát
hành hóa đơn theo quy định.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 6trđ - 18trđ theo K2 Đ37 NĐ 109/2013/NĐ-CP
ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi sử dụng hóa đơn mà không lập Tờ thông báo
phát hành hóa đơn theo quy định.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?

+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 6trđ - 18trđ theo K2 Đ10 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC, cụ thể như sau:
- Nếu chứng minh đã gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trước
khi sử dụng hóa đơn nhưng bị thất lạc (lỗi khách quan) thì không bị xử phạt.
- Nếu hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được
đưa vào sử dụng mà các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê
khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt 6trđ
- Nếu hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được
đưa vào sử dụng mà các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa đến kỳ
kê khai thuế theo quy định thì bị xử phạt 6trđ - 18trđ.
d/ TH cty bán hàng đã bị CQ thuế xử phạt vì hành vi không lập thông báo phát hành
hóa đơn và cty đã thực hiện đầy đủ QĐ xử phạt của CQ thuế thì xử lý như thế nào ở
bên bán và bên mua?
Bên bán có phải hủy hóa đơn sai để xuất hóa đơn mới thay thế không? và bên mua có
được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và QT vào chi phí được trừ hóa đơn sai trên không?
- Đối với bên bán phải xử lý như thế nào theo luật cũ và luật mới?:
+ Theo luật cũ (2013)?:
Do bên bán xuất hóa đơn sai nên ngoài việc bị xử phạt đối với hành vi không lập thông
báo phát hành hóa đơn, thì bên bán còn phải làm thủ tục thu hồi để hủy hóa đơn và xuất
lại hóa đơn mới đúng theo quy định để gửi lại cho bên mua kê khai và quyết toán thuế.
+ Theo luật mới (2014)?:
Bên bán bị xử phạt theo quy định nêu trên và không hủy hóa đơn mà vẫn kê khai, nộp
thuế GTGT, TNDN theo quy định của pháp luật.
- Đối với bên mua phải xử lý như thế nào theo luật cũ và luật mới?:


CENSTAF GROUP – 2014
+ Theo luật cũ (2013)?:
Theo Điều 15 Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của BTC và Công văn số
649/TCT-CV ngày 27/02/2013 của TCT thì hóa đơn sai này không được khấu trừ và

cũng không được quyết toán vào chi phí được trừ.
+ Theo luật mới (2014)?:
Theo điểm c Khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BTC thì: Nếu người bán ở trường
hợp này đã chấp hành Quyết định xử phạt của cơ quan thuế rồi thì người mua lại được
kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được quyết toán vào chi phí được trừ của tờ
hóa đơn sai đó.
4/ Cty D năm 2013 và 2014 cty D đã bị kết luật của Đoàn Thanh kiểm tra về hành
vi vi phạm báo cáo hóa đơn gửi CQ thuế ở các TH sau đây thì xử lý như thế nào?
a/ Lập sai hay lập không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi CQ thuế?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 0,2trđ - 1trđ theo K1 Đ40 NĐ 109/2013/NĐCP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập sai hoặc lập không đầy đủ nội dung của
thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế (trừ thông báo phát hành hóa đơn) theo quy định.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 0,2trđ - 1trđ theo K1 Đ13 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi lập sai hoặc lập không đầy đủ nội dung của thông
báo, báo cáo gửi cơ quan thuế (trừ thông báo phát hành hóa đơn) theo quy định.
b/ Nộp thông báo, báo cáo hóa đơn gửi CQ thuế bị chậm so với thời hạn qui định?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo K2 Đ40 NĐ 109/2013/NĐ-CP
ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế (trừ
thông báo phát hành hóa đơn) chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt theo K2 Đ13 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của BTC
đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế (trừ thông báo phát hành hóa
đơn) như sau:
- Nếu chậm <= 10 ngày thì chỉ bị xử phạt cảnh cáo.



CENSTAF GROUP – 2014
- Nếu chậm > 10 ngày thì bị xử phạt từ 2trđ - 4trđ.
c/ Không nộp/quyên không nộp thông báo, báo cáo gửi CQ thuế quản lý?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo K3 Đ40 NĐ 109/2013/NĐ-CP
ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế
(trừ thông báo phát hành hóa đơn) chậm sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy
định.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo K3 Đ13 TT 10/2014/TT-BTC giống K3 Đ40
NĐ 109/2013/NĐ-CP
-------------------------PHẦN III
SAI PHẠM LẬP HÓA ĐƠN (XUẤT HÓA ĐƠN) VÀ CÁC VI PHẠM DẪN ĐẾN BỊ
XỬ PHẠT VỀ VIỆC LẬP HÓA ĐƠN SAI QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 – ĐẶC
BIỆT LÀ CHÍNH SÁCH MỚI NĂM 2014
1/ DN vi phạm việc lập hóa đơn nhưng thường thiếu (không đủ) các chỉ tiêu trên hóa
đơn thì bị xử phạt như thế nào? BT tình huống thực tế tại DN, cơ sở pháp lý và giải pháp
cho DN?
Cty E năm 2013 và 2014 đã xuất hóa đơn GTGT thường ghi thiếu các chỉ tiêu: “Số điện
thoại”, “số tài khoản”, “Họ và tên người mua hàng”,…
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Xử phạt từ 0,2trđ - 1trđ theo K1 Đ33 NĐ 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của CP đối với hành vi không ghi đủ các nội dung in sẵn khi lập hóa đơn.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 0,2trđ - 1trđ theo K1 Đ38 NĐ 109/2013/NĐCP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi không ghi đủ các nội dung in sẵn khi lập hóa
đơn.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt theo K1 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của BTC
cụ thể như sau:



CENSTAF GROUP – 2014
- Phạt cảnh cáo đối với các hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy
định (Điều 1 và Điều 14 Thông tư 64/2013/TT-BTC) nếu các nội dung này không ảnh
hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp tổ chức, cá
nhân đã lập hóa đơn và không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định nhưng tự
phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung bắt buộc theo quy
định thì không bị xử phạt.
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không lập đầy đủ
các nội dung bắt buộc theo quy định.
2/ DN vi phạm về việc lập hóa đơn không đúng thời điểm? BT tình huống thực tế
trong DN?
Năm 2013 và 2014 cty F bị Đoàn thanh kiểm tra phát hiện và xử phạt về hành vi lập hóa
đơn sai thời điểm thì bị xử phạt như thế nào trong các TH sau đây?:
a/ Cty xuất kho giao hàng ngày 01/3 nhưng đến mồng 05/3 cty mới xuất hóa đơn tài
chính giao cho người mua?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo NĐ 51/2010/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với
hành vi này.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm a K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời
điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Điều 14
Thông tư 64/2013/TT-BTC).
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt theo điểm a K2 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của
BTC cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm
thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm
nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt (là 4trđ).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa

đơn không đúng thời điểm theo quy định.
b/ Cty xuất hàng nhiều lần và cuối tháng mới xuất hóa đơn GTGT cho người mua?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo NĐ 51/2010/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với
hành vi này.


CENSTAF GROUP – 2014
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm a K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời
điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Điều 14
Thông tư 64/2013/TT-BTC).
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo tiết a.2 điểm a K2 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC
ngày 17/01/2014 của BTC.
c/ Người mua yêu cầu cty giao hàng cho đến khi nào hết hàng (lô hàng lớn hàng
nghìn tấn) thì bên mua mới lấy hóa đơn (bên mua không đồng ý lấy nhiều hóa đơn?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
* Từ trước 09/11/2013 thực hiện xử phạt theo NĐ 51/2010/NĐ-CP như sau:
+ Nếu giao hết hàng và cuối tháng mới xuất hóa đơn thì NĐ51/2010/NĐ-CP
không quy định xử phạt còn NĐ109/2013/NĐ-CP quy định xư phạt từ 4trđ - 8trđ.
+ Nếu giao hết hàng mà lệch tháng (bên bán bị xử phạt về hành vi kê khai, nộp
thuế chậm) theo Thông tư 61/2007/TT-BTC ngày 07/6/2007 của BTC và Thông tư
28/2011/TT-BTC ngày 28/0/201 của BTC.
+ Nếu giao hết hàng mà lệch năm (giao hàng từ năm 2013 sang 2014 mới xuất
hóa đơn) thì phần giao hàng năm 2013 không xuất hóa đơn để kê khai nộp thuế thì bị xử
phạt như sau:
- Xử phạt từ 5trđ - 20trđ theo K5 Đ33 NĐ51/2010/NĐ-CP đối với hành vi
không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000
đồng trở lên.

- Xử phạt về hành vi kê khai man, trốn thuế GTGT + TNDN năm 2013 theo
Thông tư 61/2007/TT-BTC và NĐ83/2013/NĐ-CP (Truy thu 01 lần số thuế trốn,
phạt (tính tiền) chậm nộp 0,05%/1 ngày chậm nộp và phạt bổ sung từ 10% (20%)
đến 300% số thuế trốn đó).
* Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm a và điểm e K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo tiết a.2 điểm a K2 Đ11 TT 10/2014/TT-BCT.
d/ Bên bán chưa giao hàng nhưng lại yêu cầu bên mua xuất hóa đơn trước để làm
các thủ tục giải ngân còn hàng thì giao sau?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo K9 Đ33 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 20trđ - 100trđ
đối với hành vi lập hóa đơn khống (Pháp luật yêu cầu bên bán phải hủy hóa đơn).


CENSTAF GROUP – 2014
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 20trđ - 100trđ theo K5 Đ38 NĐ 109/2013/NĐCP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập hóa đơn khống (hóa đơn bất hợp pháp)
và phải hủy hóa đơn.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 20trđ - 50trđ theo K5 và K6 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi lập hóa đơn khống (hóa đơn bất hợp pháp) và phải
hủy hóa đơn.
3/ DN vi phạm việc lập hóa đơn “không theo thứ tự từ nhỏ đến lớn” thì bị xử phạt
như thế nào? BT tình huống thực tế tại DN, cơ sở pháp lý và giải pháp cho DN?
Cty G năm 2013 và 2014 đã xuất hóa đơn như sau thì bị xử phạt như thế nào:
a/ Lập hoá đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (quyển có
số thứ tự lớn hơn dùng trước quyển có số thứ tự nhỏ)?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo K4 Đ33 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 3trđ - 15trđ đối
với hành vi lập hóa đơn không theo số thư tự từ nhỏ đến lớn.

+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm b K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập hóa đơn không theo số thứ
tự từ nhỏ đến lớn.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm b K3 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC cụ thể:
- Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn
nhưng khác quyển (quyển có số thứ tự lớn hơn dùng trước), tổ chức, cá nhân sau khi
phát hiện ra đã hủy (không dùng) quyển có số thứ tự bé hơn.
- Phạt tiền từ 4trđ - 8trđ đối với hành vi khác lập hóa đơn không theo thứ tự từ số
nhỏ đến số lớn theo quy định.
b/ Lập hóa đơn sai ngày, tháng (ngày và tháng lập hóa đơn của tờ hóa đơn sau lại
được ghi thời gian ngược về phía trước theo yêu cầu của người mua)?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo K4 Đ33 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 3trđ - 15trđ đối
với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm a K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời


CENSTAF GROUP – 2014
điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Điều 14
Thông tư 64/2013/TT-BTC).
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm b K3 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC.
c/ Lập ngày trên hóa đơn ngược thời gian về trước ngày mua hóa đơn của CQ thuế
(VD: ngày mua hóa đơn là ngày 15/5, ngày giao hàng 10/5 nên bên bán xuất hóa đơn
vào ngày 10/5)?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?

+ Từ trước 09/11/2013: Theo Chương V NĐ 51/2010/NĐ-CP không quy định xử phạt
trường hợp này (và coi là hóa đơn không hợp lệ).
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm c K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập ngày ghi trên hóa đơn xảy
ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt theo điểm c K3 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của
BTC, như sau:
- Nếu ngày ghi trên hóa đơn đã lập (10/5) xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ
quan thuế (15/5) nhưng DN đã kê khai, nộp thuế vào kỳ kê khai thuế đúng với ngày ghi
trên hóa đơn (kỳ kê khai thuế tháng 5) thì DN chỉ bị xử phạt cảnh cáo.
- Ngược lại thì DN bị xử phạt từ 4trđ - 8trđ.
d/ Lập ngày trên hóa đơn trước cả ngày gửi thông báo phát hành cho CQ thuế quản
lý?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo K2 Đ32 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 4trđ - 20trđ đối
với hành vi lập hóa đơn trước ngày gửi thông báo phát hành cho cơ quan thuế.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 6trđ - 18trđ theo K2 Đ37 NĐ 109/2013/NĐ-CP
ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập hóa đơn trước ngày gửi thông báo phát hành
cho cơ quan thuế.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 6trđ - 18trđ theo điểm b,c,d K2 Đ10 TT 10/2014/TT-BTC
ngày 17/01/2014 của BTC, như sau:


CENSTAF GROUP – 2014
- Phạt tiền 6trđ đối với hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước
hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
- Phạt tiền từ 6trđ - 18trđ đối với hành vi không lập thông báo phát hành hóa

đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn liền với nghiệp
vụ kinh tế phát sinh nhưng chưa đến kỳ kê khai thuế. Người bán phải cam kết kê khai,
nộp thuế đối với các hóa đơn đã lập trong trường hợp này.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi
hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn liền với nghiệp vụ kinh
tế phát sinh hoặc không được kê khai, nộp thuế thì xử phạt theo hướng dẫn tại Khoản 5
Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC (xử phạt 20trđ - 50trđ) đối với hành vi sử dụng hóa
đơn bất hợp pháp.
e/ Lập hóa đơn bán hàng nhưng không giao cho người mua vì người mua không lấy?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo điểm a K2 Đ32 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 1trđ - 5trđ
đối với hành vi lập hóa đơn không giao cho người mua.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm d K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập hóa đơn không giao cho
người mua.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm d K3 Đ10 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi lập hóa đơn không giao cho người mua.
Chú ý: Nếu người mua không lấy thì phải ghi là: Người mua không lấy hóa đơn
trên chỉ tiêu: "Họ và tên người mua hàng" thì không bị xử phạt.
f/ DN bán hàng giá trị nhỏ nhưng không lập Bảng kê theo qui định PL?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo điểm b K2 Đ33 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 1trđ 5trđ đối với hành vi không lập bảng kê theo K1,2 Đ16 NĐ 51/2010/NĐ-CP (Đ16 Thông
tư 64/2013/TT-BTC).
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm đ K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi không lập bảng kê theo quy
định của pháp luật.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm đ K3 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi không lập bảng kê theo quy định của pháp luật.



CENSTAF GROUP – 2014
g/ DN bán hàng giá trị từ 200.000đ trở lên nhưng không lập hóa đơn?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo K5 Đ33 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 5trđ - 20trđ đối
với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mà không
xuất hóa đơn.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 10trđ - 20trđ theo điểm b K4 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mà không xuất hóa đơn.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 10trđ - 20trđ theo điểm b K4 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC
ngày 17/01/2014 của BTC đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ
200.000 đồng trở lên mà không xuất hóa đơn.
h/ Lập sai loại hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo Chương V NĐ 51/2010/NĐ-CP không quy định xử phạt
trường hợp này (và coi là hóa đơn không hợp lệ).
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm e K3 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi lập sai loại hóa đơn theo quy
định của pháp luật.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 4trđ - 8trđ theo điểm e K3 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC, cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo nếu việc lập sai loại hóa đơn theo quy định, đã giao cho người
mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai hóa đơn và lập lại
hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm
tra và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

- Phạt tiền từ 4trđ - 8trđ đối với hành vi khác lập sai hóa đơn theo quy định.
4/ DN vi phạm việc lập hóa đơn ghi sai tên DN, địa chỉ, MST trên hóa đơn thì bị xử
phạt như thế nào? BT tình huống thực tế tại DN, cơ sở pháp lý và giải pháp cho
DN?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?


CENSTAF GROUP – 2014
+ Từ trước 09/11/2013: Theo Chương V NĐ 51/2010/NĐ-CP không quy định xử phạt
trường hợp này (và coi là hóa đơn không hợp lệ, bên mua không được khấu trừ thuế
GTGT đầu vào).
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Đ38 NĐ 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP không
quy định xử phạt trường hợp này.
(Chú ý: Việc lập hóa đơn sai - không đúng tên DN, địa chỉ, MST thì có thể bị quy về
hành vi xuất khống hóa đơn, bên bán bị xử phạt 20trđ - 100trđ theo K9 Đ33 NĐ
51/2010/NĐ-CP hoặc bị xử phạt từ 20trđ - 50trđ đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp).
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Theo Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của BTC không quy
định xử phạt (nếu có giao dịch thật) và ngược lại bị xử phạt từ 20trđ - 50trđ theo K5
Đ11 Thông tư 10/2014/TT-BTC.
5/ DN vi phạm việc lập hóa đơn ghi sai ngôn ngữ trên hóa đơn (tiếng Việt và tiếng
nước ngoài) thì bị xử phạt như thế nào? BT tình huống thực tế tại DN, cơ sở pháp
lý và giải pháp cho DN?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 109/2013/NĐ-CP không quy định xử phạt
trường hợp này (và coi là hóa đơn bất hợp lệ và bên mua không được khấu trừ thuế
GTGT đàu vào)
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
Thông tư 10/2014/TT-BTC không xử phạt trường hợp này (và coi là hóa đơn bất hợp lệ

và bên mua không được khấu trừ GTGT đầu vào).
6/ DN vi phạm việc lập hóa đơn ghi sai đồng tiền trên hóa đơn (đồng VN và ngoại
tệ) thì bị xử phạt như thế nào?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 109/2013/NĐ-CP không quy định xử
phạt trường hợp này (và coi là hóa đơn bất hợp lệ và bên mua không được khấu trừ thuế
GTGT đầu vào).
+ Theo điểm 5d Đ1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của chính phủ thì
xử phạt tối đa 500trđ.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
Theo điểm 5d Đ1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của chính phủ thì
xử phạt tối đa 500trđ.


CENSTAF GROUP – 2014
-------------------------PHẦN IV
SAI PHẠM KHI NHẬN HÓA ĐƠN (SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO) VÀ CÁC VI
PHẠM DẪN ĐẾN BỊ XỬ PHẠT VỀ VIỆC SỬ DỤNG HÓA ĐƠN SAI QUI ĐỊNH
PHÁP LUẬT NĂM 2013 – ĐẶC BIỆT LÀ CHÍNH SÁCH MỚI NĂM 2014
1/ Là nhà quản lý hay kế toán DN và các phòng ban (kinh doanh, hành chính,…)
trong DN thì anh (chị) thanh quyết toán hóa đơn đầu vào như thế nào là đúng luật
tránh xảy ra sai phạm nhiều như hiện nay? Nếu sai thì bị xử phạt như thế nào về
kinh tế (phạt về hóa đơn, thuế GTGT, thuế TNDN) và hình sự (nếu có)?
- Kiểm tra, rà soát về tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lý của hóa đơn đầu vào trước
khi thanh toán hóa đơn tài chính.
- Nếu hệ thống quản lý của Dn lỏng lẻo, quản lý hóa đơn đầu vào không hiệu quả
thì DN thường bị các Đoàn thanh kiểm tra loại thuế GTGT đầu vào và loại chi phí được
trừ dẫn đến bị truy thu, tính tiền chậm nộp và xử phạt bổ sung thuế GTGT + thuế TNDN
theo TT166/2013/TT-BTC, đồng thời bị xử phạt vi phạm chế độ hóa đơn, chứng từ theo
TT10/2014/TT-BTC.

- Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của DN yếu kém dẫn đến việc thanh quyết toán
các hóa đơn sai phạm mà cấu thành tội phạm hình sự thi sai phạm về hóa đơn thường
rơi vào tội phạm kép trong Bộ luật hình sự (tội trốn thuế, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hiệu quả nghiêm trọng, tội tham ô tài
sản...)
2/ Trong năm 2013 và 2014, cty XYZ đã nhận từ các phòng ban mua HH, DV bên
ngoài về và đã thanh quyết toán rất nhiều hóa đơn. Khi Đoàn Thanh kiểm tra vào
thanh kiểm tra hóa đơn và việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước đã phát
hiện 1 số trường hợp sử dụng hóa đơn của cty như sau:
a/ CQ Thanh kiểm tra có kết luận về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
- 03 hóa đơn đầu vào giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được
phát hành của các DN, hộ cá thể KD?
- 05 hóa đơn đầu vào được in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hoá đơn?
- 08 hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được tạo theo qui định PL (TT
64/2013/TT-BTC) nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành?


CENSTAF GROUP – 2014
- 02 hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức,
cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa?
- 01 hoá đơn đầu vào của bên bán bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức,
cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp?
- 03 hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng
mã số thuế)?
b/ CQ Thanh kiểm tra có kết luận về hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
- 10 hóa đơn đầu vào có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ?
- 08 hóa đơn đầu vào được sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để
hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán
ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế?
- 15 hoá đơn đầu vào để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ?

- 05 hoá đơn đầu vào có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các
tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn?
- 20 hoá đơn đầu vào mua HH, DV mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan
chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (phần mềm tra soát hóa
đơn của CQ thuế thông báo về DN hay Biên bản kết luật của CQ thuế)?
c/ Xử phạt theo qui định của PL năm 2013 và 2014 như thế nào?
1) Xử phạt về quản lý và sử dụng hóa đơn?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo K2 Đ34 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 10trđ - 50trđ đối
với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 20trđ - 50trđ theo K2 Đ39 NĐ 109/2013/NĐCP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử
dụng bất hợp pháp hóa đơn.
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 20trđ - 50trđ theo K2 Đ12 TT 10/2014/TT-BTC ngày
17/01/2014 của BTC đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng
bất hợp pháp hóa đơn.
2) Xử phạt về kê khai, khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào?


CENSTAF GROUP – 2014
DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai, khấu từ và hoàn thuế GTGT thì bị xử phạt
theo Thông tư 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của BTC và Thông tư 166/2013/TTBTC ngày 15/11/2013 của BTC.
- Mức xử phạt như sau:
+ Phạt 0,05% (0,07%) mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm
nộp tiền thuế, tiền phạt;
+ Phạt 10% (20%) số tiền thuế thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế
phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn;
+ Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
3) Xử phạt về quyết toán vào chi phí được trừ trong năm quyết toán 2013 và 2014?
(Cách xử phạt về thuế TNDN cũng tương tự như xử phạt về thuế GTGT nêu trên)

-------------------------PHẦN V
SAI PHẠM VỀ HỦY HÓA ĐƠN VÀ CÁC VI PHẠM DẪN ĐẾN BỊ XỬ PHẠT VỀ
VIỆC HỦY HÓA ĐƠN SAI QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 – ĐẶC BIỆT LÀ
CHÍNH SÁCH MỚI NĂM 2014
1/ Khi nào thì DN được hủy hóa đơn tài chính? Cơ sở pháp lý như thế nào và các
chế tài xử phạt về việc hủy hóa đơn sai qui định PL?
Theo K1,2 Đ18 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của BTC quy định:
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập
sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng
hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và
người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua
lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải
thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn
lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
1.1. Hóa đơn có giá trị sử dụng nhưng chưa lập (hóa đơn trắng)
a/ Chế tài xử phạt theo chế độ kế toán?
Nếu hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán thì bị xử phạt từ 20trđ 30trđ theo điểm e K4 Đ7 Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của CP


CENSTAF GROUP – 2014
b/ Chế tài xử phạt hành chính theo chính sách quản lý hóa đơn năm 2013 và 2014?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo điểm a K3 Đ33 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 2trđ
- 10trđ đối với hành vi không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập.
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo K2 Đ38 NĐ
109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi không hủy các hóa đơn đã
phát hành nhưng chưa lập (hóa đơn trắng).
- Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)?
+ Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo K2 Đ11 TT 10/2014/TT-BTC ngày

17/01/2014 của BTC đối với hành vi không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa
lập (hóa đơn trắng).
1.2. Hóa đơn đã hết hạn sử dụng (không còn giá trị sử dụng)
a/ Chế tài xử phạt theo chế độ kế toán?
(Xử phạt như câu 1.1)
b/ Chế tài xử phạt hành chính theo chính sách quản lý hóa đơn năm 2013 và 2014?
(Xử phạt như câu 1.1)
2/ Bài tập tình huống về việc hủy hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào và các chế tài
xử phạt theo luật 2013 và luật 2014?
a/ Năm 2013 và 2014 Cty A xuất hóa đơn đầu ra có 10 tờ hóa đơn bị sai như sau:
a1/ Sai tên, địa chỉ (viết tắt sai qui định PL và viết thiếu thông tin), sai MST hay tên HH,
DV dẫn đến khách hàng trả lại hóa đơn và 2 bên lập Biên bản hủy hóa đơn trong các TH
sau đây thì xử lý như thế nào?:
+ Bên bán xuất hóa đơn sai trong tháng? Hai bên (bên bán và bên mua) chưa kê
khai thuế GTGT tháng? => Lập biên bản hủy và bên bán thu hồi hóa đơn sai.
+ Bên bán xuất hóa đơn sai khác tháng? Bên bán đã kê khai thuế GTGT đầu ra
và bên mua chưa kê khai thuế GTGT đầu vào? => Vận dụng K2 Đ17 TT51/2010/TTBTC và xin ý kiến cơ quan thuế quản lý trực tiếp xem nên điều chỉnh hay hủy.
+ Bên bán xuất hóa đơn sai khác tháng? Hai bên (bên bán và bên mua) đã kê
khai thuế GTGT tháng rồi? => Không được phép hủy mà xuất hóa đơn điều chỉnh
theo K3 Đ18 TT64/2013/TT-BTC.


CENSTAF GROUP – 2014
a2/ Năm 2013 và 2014 cty A xuất 12 tờ hóa đơn đầu ra (bình quân mỗi tháng xuất hóa
đơn bị sai 1 tờ) bị sai SL, ĐG, thành tiền, thuế suất và tiền thuế GTGT và kế toán cty đã
xử lý hủy hóa đơn như sau là đúng hay sai:
+ Hóa đơn bị sai trong tháng? Hai bên (bên bán và bên mua) chưa kê khai thuế
GTGT tháng nên lập Biên bản hủy và bên bán thu hồi hóa đơn? => Đúng
+ Hóa đơn bị sai khác tháng? Bên bán đã kê khai thuế GTGT đầu ra và bên mua
chưa kê khai thuế GTGT đầu vào nên 2 bên lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn? => Sai

+ Hóa đơn bị sai khác tháng? Hai bên (bên bán và bên mua) đã kê khai thuế
GTGT tháng rồi nhưng bên mua không nhận hóa đơn sai mà yêu cầu hủy hóa đơn nên 2
bên lập Biên bản hủy hóa đơn và bên bán xuất hóa đơn mới gửi cho bên mua? => Sai
b/ Năm 2013 và 2014 Cty A nhận hóa đơn đầu vào có 20 tờ hóa đơn bị sai như sau:
Hóa đơn đầu vào cty nhận bị sai ngày tháng, tên, địa chỉ, MST hay thậm chí bị sai ở
phần SL, ĐG, TT, TS hay tiền thuế GTGT? Thì kế toán xử lý như thế nào trong các TH
sau:
- Hai bên mua và bên bán chưa kê khai thuế GTGT nên hủy hóa đơn thì kê khai thuế
GTGT như thế nào?
Vì là hóa đơn sai mà 2 bên mua và bán chưa kê khai thuế GTGT nên 2 bên được
hủy theo quy định và bên bán xuất lại 1 hóa đơn GTGT mới đúng quy định pháp luật gửi
cho bên mua thì khi đó bên mua được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Hai bên mua và bên bán đã kê khai thuế GTGT mà hủy hóa đơn giảm thuế GTGT đầu
vào và nhận hóa đơn mới rồi kê khai tăng hóa đơn đầu vào?
Trường hợp này thực hiện như trên là sai vì 2 bên đã kê khai thuế GTGT của hóa
đơn sai nên các bên không được hủy mà hai bên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, sau đó
bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh tăng (giảm) theo quy định tại K3 Đ18 TT64/2013/TTBTC, cụ thể:
- Đối với hóa đơn bên bán xuất điều chỉnh (tên cty, địa chỉ, MST) thì bên mua
được khấu trừ hóa đơn đúng này tại tháng nhận hóa đơn điều chỉnh và kê khai bổ sung
điều chỉnh giảm thuế GTGT ở tháng kê khai hóa đơn sai.
- Đối với hóa đơn bên bán xuất điều chỉnh (số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế
suất, thuế GTGT ...) thì bên mua được kê khai khấu trừ ngay tháng phát sinh hóa đơn
điều chỉnh này.
-------------------------PHẦN VI


CENSTAF GROUP – 2014
SAI PHẠM VỀ ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN VÀ CÁC VI PHẠM DẪN ĐẾN BỊ XỬ
PHẠT VỀ VIỆC XUẤT HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH KHÔNG ĐÚNG QUI ĐỊNH PHÁP
LUẬT NĂM 2013 – ĐẶC BIỆT LÀ CHÍNH SÁCH MỚI NĂM 2014

1/ Trường hợp nào thì bên bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh và bên mua phải nhận
hóa đơn điều chỉnh mà không được hủy hóa đơn?
- Bên bán đã giao hàng, cung ứng dịch vụ và xuất hóa đơn sai các chỉ tiêu như:
Tên cty, địa chỉ, MST, tên HH, DV ...(không liên quan đến giá trị) mà 2 bên bán và mua
đã kê khai thuế GTGT đầu ra, đầu vào rồi thì 2 bên phải lập biên bản điều chỉnh hóa
đơn và xuất hóa đơn mới điều chỉnh cho hóa đơn sai trên.
- Bên bán đã giao hàng, cung ứng dịch vụ và xuất hóa đơn sai các chỉ tiêu như:
Số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, thuế GTGT ...(liên quan đến giá trị) mà 2 bên
bán và mua đã kê khai thuế GTGT đầu ra, đầu vào rồi thì 2 bên phải lập biên bản điều
chỉnh hóa đơn và xuất hóa đơn mới điều chỉnh tăng (giam) cho hóa đơn trước.
2/ Cơ sở pháp lý về việc xuất hóa đơn điều chỉnh mà không được hủy hóa đơn mà
hiện nay các DN đang sai phạm dẫn đến bị xử phạt trong thanh kiểm tra hóa đơn
tại DN 2013-2014?
Tuân thủ Khoản 3 Điều 18 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của BTC
3/ Cty X trong năm 2013 và 2014 có xuất hóa đơn đầu ra và nhận hóa đơn đầu vào
bị sai (tên, đ/c, MST) trong trường hợp cả 2 bên mua và bên bán đã kê khai thuế
GTGT rồi thì phải xuất hóa đơn điều chỉnh như thế nào? Cách thực hiện (ghi trên
hóa đơn) cụ thể ra sao vì chính sách PL qui định quá chung chung dẫn đến kế toán
DN không biết thực hiện như thế nào cho đúng và thường làm sai dẫn đến bị xử
phạt về quản lý hóa đơn, không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào…?
- Bên bán và bên mua lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn, bên bán xuất hóa đơn mới ghi
phần nội dung sai (VD: tên, đ/c hay MST…) theo nội dung đúng và gửi hóa đơn này cho
bên mua có đúng không? Tại sao bị phạt? => Sai
- Bên bán và bên mua lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn, bên bán xuất hóa đơn mới ghi
phần nội dung sai (VD: tên, đ/c hay MST…) theo nội dung đúng, ghi vào nội dung trên
cột HH, DV là: “Hóa đơn này thay thế hóa đơn số … ngày … tháng … năm … - hóa
đơn sai), không lấy lại hóa đơn cũ bị sai và gửi hóa đơn mới này cho bên mua có được
không? Tại sao bị phạt? => Sai



CENSTAF GROUP – 2014
- Bên bán và bên mua lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn, bên bán xuất hóa đơn mới ghi
phần nội dung sai (VD: tên, đ/c hay MST…) và cả phần nội dung đúng (SL, ĐG, TT,
TS, tiền thuế GTGT) theo nội dung đúng; ghi vào nội dung trên cột HH, DV là: “Hóa
đơn này thay thế hóa đơn số … ngày … tháng … năm … - hóa đơn sai), lấy lại hóa đơn
cũ bị sai và gửi hóa đơn mới này cho bên mua có được không? Tại sao bị phạt? => Sai
- Bên bán và bên mua lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn, bên bán xuất hóa đơn mới ghi
phần nội dung sai (VD: tên, đ/c hay MST…) và cả phần nội dung đúng (SL, ĐG, TT,
TS, tiền thuế GTGT) theo nội dung đúng; ghi vào nội dung trên cột HH, DV là: “Hóa
đơn này điều chỉnh hóa đơn số … ngày … tháng … năm … - hóa đơn sai), lấy lại hóa
đơn cũ bị sai và gửi hóa đơn mới này cho bên mua có được không? Tại sao bị phạt? =>
Đúng
Trường hợp này là đúng vì phù hợp với K3 Đ18 TT64/2013/TT-BTC: Trường hợp hóa
đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và
người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải
lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập
hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa,
giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký
hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh
doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Tuy nhiên chúng ta thấy quy định tại điều khoản này hơi chung chung làm cho kế
toán DN rất khó thực hiện nên hướng dẫn cụ thể của điều khoản chung chung này như
sau:
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hợp bên bán hàng khi viết hóa đơn sai quy
định (sai tên Cty, địa chỉ, MST ...) và hai bên đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót
như đã nêu trên thì hai bên phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau:
- Lập biên bản điều chỉnh các hóa đơn ghi sai. Đồng thời nêu rõ nội dung sai sót,
số hóa đơn, ký hiệu, ngày.. tháng... năm.. của hóa đơn đã lập; bên bán, bên mua đã kê
khai thuế hóa đơn này vào ngày... tháng... năm ... nào;
- Căn cứ biên bản đã lập, bên bán lập hóa đơn mới điều chỉnh cho hóa đơn đã

ghi sai trước đây (trong đó ghi rõ: Hóa đơn này điều chỉnh cho hóa đơn đã xuất số,
ngày... tháng... năm ... theo biên bản ngày... tháng ... năm ...), trên hóa đơn mới ghi lại
đúng tên, địa chỉ, MST và ghi lại số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, thuế GTGT
(như hóa đơn cũ trước đây). Hóa đơn mới kèm theo biên bản là cơ sở để người bán và
người mua kê khai thuế và hạch toán chi phí theo quy định.
4/ Cũng năm 2013 và 2014, cty Y nhận và gửi hóa đơn đầu vào, đầu ra bị sai SL,
ĐG, TT, TS, tiền thuế GTGT và chỉ phát hiện ra hóa đơn sai khi 2 bên đã kê khai
thuế GTGT rồi thì xử lý như thế nào trong các TH sau đây?:


CENSTAF GROUP – 2014
- Hai bên lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn và bên bán viết hóa đơn mới phần chênh lệch
tăng (giảm) do bị sai các chỉ tiêu trên trong TH hàng chưa giao, DV chưa hoàn thành?
=> Sai (sai chồng lên sai).
- Hai bên lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn và bên bán viết hóa đơn mới ghi: “Điều
chỉnh tăng (giảm) SL, ĐG, TT, TS hay tiền thuế GTGT cho hóa đơn sê ri …số…ngày…
tháng…năm…” do bị sai các chỉ tiêu trên và ghi số âm (-) nếu là điều chỉnh giảm và số
dương (+) nếu là điều chỉnh tăng trong TH hàng đã giao và DV đã hoàn thành? => Sai
- Hai bên lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn và bên bán viết hóa đơn mới ghi: “Điều
chỉnh tăng (giảm) SL, ĐG, TT, TS hay tiền thuế GTGT cho hóa đơn sê ri …số…ngày…
tháng…năm…” do bị sai các chỉ tiêu trên và không được ghi số âm (-) nếu là điều chỉnh
giảm và số dương (+) nếu là điều chỉnh tăng trong TH hàng đã giao và DV đã hoàn
thành? => Đúng. Trường hợp này là phù hợp với quy định của Pháp luật, cụ thể theo
K3 Đ18 Thông tư 64/2013/TT-BTC xử lý: Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho
người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai
thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có
thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai
sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế
giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa
đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế

đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
5/ Chế tài xử phạt như thế nào khi DN nhận và xuất hóa đơn điều chỉnh sai qui
định PL? Mức phạt và Cơ sở pháp lý chứng minh?
- Xử phạt về hóa đơn?
Pháp luật về quản lý háo đơn (NĐ51/2010/NĐ-CP; NĐ109/2013/NĐ-CP; và
TT10/2014/TT-BTC) không quy định xử phạt đối với hành vi lập hóa đơn điều chỉnh sai.
- Xử phạt về kê khai thuế GTGT?
+ Đối với bên bán: Nếu bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh sai có thể làm ảnh
hưởng đến doanh thu và ảnh hưởng đến thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp
NSNN nên có thể bị truy thu, phạt chậm nộp và phạt bổ sung theo quy định của Thông
tư 28/2011/TT-BTC và Thông tư 156/2013/TT-BTC.
+ Đối với bên mua: Nếu nhận hóa đơn điều chỉnh sai sẽ ảnh hưởng đến việc kê
khai thuế GTGT đầu vào và làm ảnh hưởng đến số thuế nộp NSNN nên cũng bị xử phạt
theo quy định của pháp luật nêu trên.
--------------------------


CENSTAF GROUP – 2014
PHẦN VII
MẤT HÓA ĐƠN VÀ CÁC VI PHẠM DẪN ĐẾN BỊ XỬ PHẠT VỀ VIỆC MẤT HÓA
ĐƠN SAI QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 – ĐẶC BIỆT LÀ CHÍNH SÁCH MỚI
NĂM 2014
1/ Nguyên tắc chung về xử lý mất hóa đơn như thế nào để DN nắm được tránh bị
xử phạt nặng theo qui định PL hiện hành?
Để không bị cơ quan thuế xử phạt vì làm mất hóa đơn thì DN phải làm đúng quy
định của Điều 22 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của BTC, cụ thể:
1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa
lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số
3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy
ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo

quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng
sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán
và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng
khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người
được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác
nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.
Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm
theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người
bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ:
bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do
người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo
quy định.

2/ DN X (bên mua) làm mất hóa đơn đầu vào của năm 2013 và 2014 thì xử lý như
thế nào? Chế tài và Giải pháp cho DN?
TH làm mất liên 2 (liên giao khách hàng) xử lý như nào thì bị phạt và như nào thì không
bị xử phạt mất liên 2 mà DN mua vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào?
a/ Trường hợp bị xử phạt như thế nào năm 2013 và 2014?
- Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)?
+ Từ trước 09/11/2013: Theo K1 Đ34 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 1trđ - 5trđ đối
với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên 2 - Giao cho người mua).
+ Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo K1 Đ39 NĐ 109/2013/NĐ-CP
ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên 2 - Giao cho người
mua) trừ trường hợp mất (cháy, hỏng) hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn


×