Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN (Năm 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU, CHI
HOẠT ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀM
THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN
(Năm 2010)

LÊ THỊ THANH KHƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN NGUỒN KINH
PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI
HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN”. Do LÊ THỊ THANH KHƯƠNG, sinh viên
khóa 33, ngành KẾ TOÁN, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:

GV. LÊ VĂN HOA
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đã tạo điều kiện cho con
có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Kinh Tế cùng toàn thể Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm đã truyền
đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Hoa, người đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cơ Quan Bảo Hiểm Xã Hội huyện Hàm
Thuận Nam tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Đơn Vị và em cảm ơn
tất cả các cô, chú, anh chị tại Cơ Quan đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn

thành tốt khóa luận này. Đặc biệt, em cảm ơn các chú trong bộ phận kế toán đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại Đơn Vị.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài
này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
LÊ THỊ THANH KHƯƠNG


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ THANH KHƯƠNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tháng 07 năm 2011. “Kế Toán Nguồn Kinh Phí và Các Khoản Thu, Chi
Hoạt Động tại Đơn Vị Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam Tỉnh Bình Thuận”.
LE THI THANH KHUONG, Faculty of Economics, Nong Lam University - Ho
Chi Minh City. July 2011. “Accounting of National Budget and Source of Revenues,
Business Expenses at Unit of Social Insuarence Ham Thuan Nam Binh Thuan
Province”.
Đề tài tìm hiểu công tác kế toán đối với nguồn kinh phí và các khoản thu, chi hoạt
động tại Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.
Mở đầu luận văn bằng việc đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tiếp theo
trình bày khái quát về Đơn Vị Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam về tổ chức hoạt động,
chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, chế độ kế toán vận dụng. Sau đó, đưa ra các lý
thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong luận văn. Vận dụng những kiến thức đã được học tại trường tìm hiểu
thực trạng công tác kế toán đối với nguồn kinh phí và các khoản thu, chi hoạt động gồm
quy trình hoạt động từ việc lập, luân chuyển chứng từ, định khoản, ghi sổ đến lập báo cáo.
Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét và một vài biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công
tác kế toán có liên quan. Cuối cùng đúc kết vấn đề và có một vài kiến nghị khác có ảnh
hưởng



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2


1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh
Bình Thuận

4

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

4

2.2.1. Chức năng

4

2.2.2. Nhiệm vụ

5

2.3. Những thuận lợi và khó khăn tại Bảo hiểm xã hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình
Thuận

5


2.3.1. Thuận lợi

6

2.3.2. Khó khăn

6

2.4. Cơ cấu bộ máy quản lý

6

2.4.1. Ban lãnh đạo

6

2.4.2 Các bộ phận chức năng

7

2.4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

7

2.5. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy trong đơn vị

7

2.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban lãnh đạo


7

2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

9

2.6. Tổ chức công tác kế toán

10
v


2.6.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh
Bình Thuận

10

2.6.2. Nhiệm vụ kế toán tại đơn vị

10

2.7. Chế độ kế toán vận dụng tại đơn vị

11

2.7.1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

11


2.7.2. Chế độ kế toán áp dụng

11

2.7.3. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính tại đơn vị 12
2.7.4. Kế toán máy

14

2.8. Nhận xét

15

CHƯƠNG 3

16

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1. Khái quát công tác kế toán tại đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện Hàm Thuận Nam tỉnh
Bình Thuận

16

3.2. Kế toán nguồn kinh phí

17


3.2.1. Kế toán thanh toán về chi BHXH giữa tỉnh với huyện

17

3.2.2. Kế toán nguồn kinh phí quản lý bộ máy

19

3.3. Kế toán các khoản thu

21

3.3.1. Kế toán các khoản thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

21

3.3.2. Kế toán thu BHXH, BHYT tự nguyện

23

3.4. Kế toán các khoản chi

25

3.4.1. Kế toán chi quản lý bộ máy

25

3.4.2. Kế toán chi BHXH do NSNN đảm bảo


27

3.4.3. Kế toán chi BHXH bắt buộc do Quỹ BHXH đảm bảo

28

3.4.4. Kế toán chi BHYT bắt buộc do Quỹ BHXH đảm bảo

30

3.4.5. Kế toán chi BHYT tự nguyện do Quỹ BHXH đảm bảo

31

3.5. Phương pháp nghiên cứu

33

CHƯƠNG IV

34

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1. Kế toán nguồn kinh phí tại Bảo hiểm xã hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận 34
vi



4.1.1. Những vấn đền chung

34

4.1.2. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

37

4.1.3. Sơ đồ tổng hợp nguồn kinh phí

39

4.1.4. Nhận xét

40

4.2. Kế toán các khoản thu

41

4.2.1. Kế toán thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

41

4.2.2. Kế toán thu BHXH, BHYT tự nguyện

48

4.3. Kế toán các khoản chi


56

4.3.1. Chi quản lý bộ máy

56

4.3.2. Chi Bảo hiểm xã hội bắt buộc

66

4.3.3. Chi khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

75

CHƯƠNG 5

84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

84

5.1. Kết luận

84

5.2. Kiến nghị

84


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTC

Bộ tài chính

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BB

Bắt buộc

BYT


Bộ y tế

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

BHYTTN

Bảo hiểm y tế tự nguyện

CĐCS

Chế độ chính sách

CP

Chính phủ

DSPHSK

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

DVYT

Dịch vụ y tế

HĐQL

Hội đồng quản lý


HCSN

Hành chính sự nghiệp

HD

Hướng dẫn

KPHĐ

Kinh phí hoạt động

KCB

Khám chữa bệnh

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

NQ

Nghị quyết

NSNN

Ngân sách nhà nước




Nghị định



Quyết định

QH

Quốc hội

SDLĐ

Sử dụng lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh
viii


TTg

Thủ tướng

TT

Thông tư

TNLĐ


Tai nạn lao động

TK

Tài khoản

TN

Tự nguyện

TSCĐ

Tài sản cố định

TTLT

Thông tư liên tịch

TC

Tài chính

TW

Trung ương

VD

Ví dụ


UBNN

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý

Trang
7

Hình 2.2: Sơ Đồ Trình Tự Nhật Ký-Sổ Cái

12

Hình 2.3: Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính

14

Hình 4.1: Sơ Đồ Tổng Hợp Nguồn Kinh Phí

39

Hình 4.2: Sơ Đồ Tổng Hợp Thu BHXH, BHYT Bắt Buộc


45

Hình 4.3: Sơ Đồ Tổng Hợp Thu BHYT Tự Nguyện

54

Hình 4.4: Sơ Đồ Tổng Hợp Chi Quản Lý Bộ Máy

64

Hình 4.5: Sơ Đồ Tổng Hợp Chi BHXH Bắt Buộc

73

Hình 4.6: Sơ Đồ Tổng Hợp Chi Khám Chữa Bệnh BHYT

81

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Cân Đối Tài Khoản

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó
mang tính nhân văn sâu sắc, vì dân sinh hạnh phúc, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do
sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, BHYT, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp
luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ. Đồng thời góp
phần bảo đảm an sinh xã hội. BHXH góp phần đạt tới mục tiêu cuối cùng của sự phát
triển, bảo đảm những cải thiện, phúc lợi và mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi người.
Người lao động tham gia BHXH vừa thể hiện trách nhiệm đối với bản thân, vừa làm
nghĩa vụ cao đẹp đối với cộng đồng. Người sử dụng lao động đóng BHXH cho người lao
động thuộc quyền quản lý sử dụng vừa vì lợi ích trực tiếp ổn định nhân công của mình,
vừa thể hiện tình cảm đồng loại. Nhà nước hỗ trợ và bảo trợ quỹ BHXH là làm theo chức
năng xã hội, Nhà nước vì lợi ích của sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nhất là Nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Thủ tục hành chính là một trong những khâu quan trọng của
công tác Bảo hiểm Xã Hội.
Trong những năm qua, BHXH huyện Hàm Thuận Nam đã đạt được những chuyển
biến nhất định trong công tác quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng các chế độ
BHXH, BHYT. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng, đặc biệt là việc thực
hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014 theo Chỉ thị số 38 của Bộ Chính trị. Để
đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành BHXH, cải cách hành chính trong tất cả các khâu


nghiệp vụ và việc giải quyết chế độ, chính sách cho người tham gia và thụ hưởng, quyền
lợi BHXH, BHYT là vấn đề cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo ngành BHXH phải đặc
biệt quan tâm.
BHXH Hàm Thuận Nam là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu hoạt động chủ yếu
dựa vào nguồn kinh phí được cấp phát hàng năm. Trong đó nguồn kinh phí quản lý bộ
máy đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc quản lý, ghi chép các nguồn thu, chi hợp lý,

đúng quy định là điều cần thiết đối với kế toán. Cụ thể, việc theo dõi nguồn kinh phí hoạt
động đó như thế nào, ghi chép các nguồn thu của đơn vị ra sao. Từ đó thực hiện việc chi
tiêu một cách hợp lý, tránh việc lãng phí, thất thoát nguồn tài sản chung, đáp ứng được
nguyện vọng của nhân dân.
Qua quá trình tham gia thực tế vào công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội Hàm
Thuận Nam cùng với sự giúp đỡ của các cô, chú trong cơ quan và được sự đồng ý của
khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận
tình của thầy Lê Văn Hoa, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Kế toán nguồn kinh phí và các
khoản thu, chi hoạt động tại Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận”
làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu công tác kế toán đối với nguồn kinh phí và các khoản thu, chi hoạt động
tại Bảo hiểm xã hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.
Dựa vào những kiến thức đã được truyền đạt ở trường cùng với thời gian học hỏi
kinh nghiệm và tiếp cận thực tế về cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, theo dõi thu,
chi hoạt động để thấy được những ưu, nhược điểm trong quá trình hạch toán của đơn vị.
Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục nhược điểm, góp phần làm cho công tác kế toán tại
đơn vị ngày càng phù hợp với quy định về chế độ kế toán hiện hành ở nước ta.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
- Phạm vi không gian: Tại Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 04/2011
- Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán nguồn kinh phí và các khoản thu, chi hoạt
động tại Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận. Qua thực tế tìm hiểu rút ra
2


nhận xét, đánh giá và đưa ra các đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thu,
chi tại đơn vị.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu

Đặt vấn đề nêu tầm quan trọng và lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về đơn vị thực tập, lịch sử hình thành và phát triển. Chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị, cơ cấu bộ máy tổ quản lý, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
trong đơn vị, tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, quy trình thu, chi hoạt động.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Nêu lên những cơ sở lí luận chung, nội dung có tính lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả và thảo luận
Trình bày kết quả đã thu thập được, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị.
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về công tác kế toán của cơ quan Bảo hiểm xã hội Hàm Thuận
Nam tỉnh Bình Thuận. Từ đó, đưa ra các đề xuất giúp hoàn thiện công tác kế toán thu, chi
tại đơn vị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh
Bình Thuận
Bảo hiểm xã hội huyện Hàm Thuận Nam là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Bình
Thuận, được thành lập theo Quyết định số 105/QĐ-TCCB ngày 04/08/1995 của BHXH
Việt Nam trên cơ sở tách ra từ phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Hàm
Thuận Nam, đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/10/1995.
Từ ngày 01/01/2003 tiếp nhận thêm bộ phận Bảo hiểm y tế từ Trung tâm y tế
huyện Hàm Thuận Nam chuyển sang, theo Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam.

Hiện nay, Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam có trụ sở tại:
Km 28, Thị Trấn Thuận Nam, Huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Số điện thoại (062)3867172.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận
2.2.1. Chức năng
Bảo hiểm xã hội huyện Hàm Thuận Nam là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Bình
Thuận, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Bình Thuận tổ chức thực hiện chế độ,
chính sách BHXH, BHYT; Quản lý thu – chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân
cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội huyện Hàm Thuận Nam chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Giám đốc BHXH tỉnh Bình Thuận và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ ban
Nhân Dân huyện Hàm Thuận Nam.
Bảo hiểm xã hội huyện Hàm Thuận Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài
khoản và trụ sở riêng.


2.2.2. Nhiệm vụ
- Trình Giám đốc BHXH tỉnh Kế hoạch phát triển của BHXH huyện Hàm Thuận
Nam dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; Tổ chức thực hiện kế hoạch,
chương trình công tác sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính
sách, pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng
tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.
- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia theo phân cấp.
- Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân theo
phân cấp.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; Từ chối việc đóng hoặc
chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; Giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung

cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; Bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT, chống lạm dụng quỹ
BHYT.
- Tổ chức ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân làm đại lý do Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn giới thiệu và lãnh đạo thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở xã,
phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh Bình Thuận.
- Tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo,
hướng dẫn của BHXH tỉnh Bình Thuận; Tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết
chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ
BHXH, BHYT theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện,
với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan
đến việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn tại Bảo hiểm xã hội Hàm Thuận Nam tỉnh Bình
Thuận
5


2.3.1. Thuận lợi
- Có sự chỉ đạo kịp thời của Bảo hiểm xã hội Bình Thuận, huyện Ủy, Ủy ban nhân
dân huyện Hàm Thuận Nam; Sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành có liên quan; Các
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đơn vị sử dụng lao động với Bảo hiểm xã hội
Hàm Thuận Nam.
- Bảo hiểm xã hội Hàm Thuận Nam tạo được sự đoàn kết, nhất trí cao trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ chính trị.
2.3.2. Khó khăn
- Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị không đồng đều; Số cán bộ,
công chức chưa qua đào tạo bậc đại học còn nhiều (05/10), chủ yếu là trung cấp kinh tế.
- Huyện Hàm Thuận Nam là huyện miền núi, thuộc khu vực phía nam của tỉnh
Bình Thuận, với tổng số 12 xã, 01 thị trấn, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, thu nhập

chính của đại bộ phận dân chúng là sản xuất nông nghiệp, không ổn định, mức sống của
nhân dân còn thấp.
- Các đơn vị sử dụng lao động tìm mọi các né tránh trách nhiệm thực hiện chế độ
BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.
- Việc tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH, BHYT chưa sâu rộng, người dân ở
một số nơi chưa hiểu hết ý nghĩa và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT.
- Một số nơi, chính quyền và nhân dân chưa thật sự quan tâm đến chính sách
BHXH, BHYT.
- Cơ sở vật chất và con người chưa đáp ứng đầy đủ cho công tác khám chữa bệnh
BHYT tại địa phương, người bệnh có thẻ BHYT chuyển tuyến trên nhiều. Do đó, tình
trạng bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT ngày càng tăng.
- Các văn bản Nhà nước từ cấp tỉnh đến Trung ương ban hành quá nhiều trong thời
gian ngắn, do đó việc triển khai thực hiện tại cơ sở gặp nhiều khó khăn.
2.4. Cơ cấu bộ máy quản lý
2.4.1. Ban lãnh đạo
- Giám đốc
- Phó giám đốc
6


2.4.2 Các bộ phận chức năng
- Bộ phận sổ thẻ
- Bộ phận giám định BHYT
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
- Bộ phận chế độ BHXH
- Bộ phận kế toán
- Bộ phận công nghệ thông tin
- Bộ phận thu
2.4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý

Giám đốc

P.Giám đốc

Bộ
phận
số thẻ

Bộ
phận
giám
định
BHYT

Bộ
phận
tiếp
nhận
và trả
kết
quả

Bộ
phận
chế độ
BHXH

Bộ
phận
kế

toán

Bộ
phận
công
nghệ
thông
tin

Bộ
phận
thu

Nguồn tin: Bộ Phận Kế Toán
2.5. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy trong đơn vị
2.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban lãnh đạo
Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc
7


- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của BHXH huyện quy định tại Quyết định của
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của BHXH địa phương.
- Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của BHXH
huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.
- Quyết định các biện pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác
trong cán bộ, công chức thuộc BHXH huyện và chịu trách nhiệm khi xảy ra các hành vi vi
phạm.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra thâm hụt quỹ BHXH, BHYT do

quản lý, điều hành của mình trong việc thu nộp, chi trả các chế độ BHXH, BHYT và quản
lý, sử dụng quỹ BHXH, BHYT không đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định của pháp luật, của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam,
Giám đốc BHXH tỉnh và quy định quản lý hành chính nhà nước của UBND huyện.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của BHXH huyện trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
BHXH huyện theo quy định.
- Tích cực phân phối với các đơn vị trực thuộc khác trong BHXH tỉnh để giải quyết
các công việc, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của BHXH huyện
hoặc các công việc được lãnh đạo BHXH tỉnh giao chủ trì. Những việc phát sinh, vượt
quá thẩm quyền quy định hoặc cần phối hợp với các đơn vị khác phải báo cáo Giám đốc
BHXH tỉnh xem xét, giải quyết.
- Chịu trách nhiệm về quyết định của Phó giám đốc BHXH huyện được Giám đốc
BHXH huyện phân công phụ trách hoặc ủy quyền giải quyết các công việc thuộc thẩm
quyền của Giám đốc BHXH huyện.
Chức năng, nhiệm vụ của Phó giám đốc
- Phó giám đốc BHXH huyện giúp Giám đốc BHXH huyện tổ chức thực hiện công
tác của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH huyện và Giám đốc BHXH tỉnh
về kết quả thực hiện công việc được phân công.
8


- Phó Giám đốc huyện được sử dụng quyền hạn của Giám đốc BHXH huyện, nhân
danh Giám đốc BHXH huyện khi thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc BHXH huyện phân
công phụ trách hoặc ủy quyền giải quyết.
- Ký thay văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc BHXH huyện khi đã có phân
công phụ trách hoặc ủy quyền của Giám đốc BHXH huyện.
- Khi đi công tác giải quyết công việc, phải báo cáo trước nội dung và báo cáo kết
quả sau đợt công tác với Giám đốc BHXH huyện. Trường hợp, Phó Giám đốc BHXH
huyện giữ nhiệm vụ do lãnh đạo BHXH tỉnh trực tiếp giao, thì sau khi thực hiện nhiệm vụ,

phải báo cáo kết quả để Giám đốc BHXH huyện biết.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị trực thuộc khác trong BHXH tỉnh để giải quyết
các công việc được phân công. Những việc phát sinh, vượt quá thẩm quyền quy định cần
phối hợp với các đơn vị khác phải báo cáo Giám đốc BHXH huyện hoặc Giám đốc
BHXH tỉnh (trong trường hợp Giám đốc huyện vắng mặt) để xét, giải quyết.
- Khi Giám đốc BHXH huyện vắng mặt, Giám đốc ủy quyền cho một Phó Giám
đốc quản lý, điều hành đơn vị. Trường hợp, phòng chưa có Phó Giám đốc thì Giám đốc
BHXH huyện ủy quyền cho một chuyên viên quản lý, điều hành BHXH huyện trong thời
gian Giám đốc vắng mặt. Người được Giám đốc BHXH huyện ủy quyền trong thời gian
vắng mặt có quyền quản lý, điều hành công việc của BHXH huyện và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về những quyết định của mình. Nếu gặp những công việc vượt quá thẩm
quyền phải báo cáo Giám đốc BHXH tỉnh xem xét giải quyết. Hết thời gian được ủy
quyền phải báo cáo Giám đốc BHXH huyện biết kết quả thực hiện nhiệm vụ được ủy
quyền của mình.
2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Bộ phận sổ thẻ
Có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối
tượng chính sách và người lao động theo phân cấp của BHXH tỉnh Bình Thuận.
Bộ phận giám định BHYT

9


Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức quản lý việc chi trả chi phí khám
chữa bệnh; Giám định y tế, phục vụ thanh - quyết toán chi phí khám chữa bệnh theo quy
định của pháp luật.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu là: Tư vấn
chế độ chính sách, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả và lưu trữ hồ sơ.
Bộ phận chế độ chính sách

Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội đối
với người lao động, đơn vị sử dụng lao động.
Bộ phận kế toán
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tiếp nhận các nguồn kinh phí từ BHXH
Bình Thuận, cấp ứng kinh phí khám chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh, chi trả
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động theo phân cấp quản lý của Giám
đốc BHXH tỉnh Bình Thuận.
Bộ phận công nghệ thông tin
Có nhiệm vụ quản lý hệ thống Công nghệ - Thông tin tại đơn vị.
Bộ phận thu
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác thu Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2.6. Tổ chức công tác kế toán
2.6.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại Bảo Hiểm Xã Hội Hàm Thuận Nam tỉnh
Bình Thuận
Bộ phận kế toán chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Giám đốc. Được tổ chức
theo hình thức tập trung, tất cả các chứng từ đều tập hợp về đây để tổng hợp, xử lý, ghi
chép. Bộ phận có 2 nhân sự gồm: 1 kế toán trưởng kiêm kế toán chi tiết, 1 thủ quỹ.
2.6.2. Nhiệm vụ kế toán tại đơn vị
Kế toán trưởng kiêm kế toán chi tiết
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế
toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
10


- Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán
nợ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản theo quy định của
cơ quan quản lý cấp trên và quy chế chi tiêu nội bộ của ngành; Phát hiện và ngăn ngừa
các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
- Định kỳ báo cáo tình hình sử dụng nguồn kinh phí được cấp phát về tiếp nhận, sử

dụng và quyết toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; Tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp Giám
đốc về hoạt động tài chính của đơn vị.
- Quản lý, hướng dẫn các cá nhân trong việc lập, luân chuyển chứng từ trong hoạt
động của đơn vị. Ký duyệt các chứng từ kế toán và những tài liệu khác có liên quan.
- Thực hiện công khai tài chính theo quy định Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg
ngày 29/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư số 58/2007/TT-BTC ngày
12/06/2007 của Bộ Tài Chính. Nghị định số 3471/NQ-HĐQL ngày 17/09/2007 của Hội
đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thủ quỹ
Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm
kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt với sổ kế toán tiền
mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và báo
ngay với lãnh đạo để có biện pháp xử lý.
2.7. Chế độ kế toán vận dụng tại đơn vị
2.7.1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Niên độ kế toán tại đơn vị bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm theo
năm dương lịch.
Đơn vị tiền tệ hạch toán: Đồng Việt Nam
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng
trong kế toán: Áp dụng theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt
Nam.
2.7.2. Chế độ kế toán áp dụng

11


Áp dụng theo chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội ban hành theo Quyết định số
51/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ Tài Chính.
2.7.3. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính tại đơn vị

Hệ thống chứng từ
Đơn vị sử dụng những chứng từ được quy định trong chế độ kế toán theo hình thức
kế toán Nhật ký - Sổ cái.
Hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán theo Quyết định 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Sổ sách kế toán
Đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký – Sổ cái với trình tự ghi sổ được trình bày trong
hình 2.2 như sau:
Hình 2.2: Sơ Đồ Trình Tự Nhật Ký – Sổ Cái
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG

SỔ
QUỸ

TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI

NHẬT KÝ- SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng
12


SỔ THẺ
KẾ TOÁN
CHI TIẾT

BẢNG
TỔNG HỢP
CHI TIẾT


Trình tự ghi chép
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra và phân loại
chúng. Kế toán duyệt chứng từ và nhập chứng từ vào máy sau khi kiểm tra tính rõ ràng,
trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, yếu tố ghi chép, tính hợp pháp và tính chính xác của số
liệu, thông tin trên các chứng từ kế toán, kế toán xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi
Có và phân loại Mục lục Ngân sách cho từng chứng từ theo các tài khoản của từng mã
nguồn ngân sách, mã chương, mã loại và mã khoản thích hợp và theo đúng quy định của
hệ thống Mục lục ngân sách Nhà nước.
Cuối tháng, sau khi đã nhập toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào
máy, kế toán in bảng kê chi tiết cập nhật. Đối chiếu tổng số phát sinh trên bảng kê chi
tiết cập nhật với tổng số phát sinh ở phần Nhật ký trên Nhật ký-Sổ cái. Khi kiểm tra,
đối chiếu số cộng cuối tháng trong Sổ Nhật ký-Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của
cột “ Số tiền phát
sinh”



Tổng số tiền phát
=


phần

sinh Nợ của tất cả
các tài khoản

Tổng số tiền phát
=

sinh Có của tất cả
các tài khoản

Nhật ký

Tổng số dư Nợ các tài khoản

=

Tổng số dư Có các tài khoản

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số
phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ
của các đối tượng chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư
cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.

13


- Số liệu trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái, trên Sổ, Thẻ kế toán chi tiết và “Bảng tổng hợp
chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập

Bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác.
Báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính toán theo Quyết định 51/2006/QĐ-BTC ngày
22/06/2007 của Bộ Tài chính.
2.7.4. Kế toán máy
Kế toán dùng phần mềm kế toán Bảo hiểm xã hội VSA để thực hiện công tác ghi
chép, ngoài ra còn dùng phần mềm quản lý thu SMS. Số liệu chỉ nhập một lần ban đầu,
phần mềm tự động cập nhật vào sổ Nhật ký-Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan. Định kỳ kế toán, sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ
tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình
thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện trên hình 2.3 như sau:
Hình 2.3: Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi
Tính
SỔ KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI

MÁY VI TÍNH

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
14


- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH


×