Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

học sinh nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BẦU ƯƠM CÂY TIÊN TIẾN CHO CÂY LÂM NGHIỆP”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.72 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT LỤC NAM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU “CUỘC THI KHOA
HỌC, KĨ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC” NĂM 2015-2016
Đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BẦU ƯƠM CÂY TIÊN TIẾN
CHO CÂY LÂM NGHIỆP”

Tên dự tuyển:
Cơ quan công tác:

Bắc Giang - 2016

1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT LỤC NAM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU “CUỘC THI KHOA
HỌC, KĨ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC” NĂM 2015-2016
Đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BẦU ƯƠM CÂY TIÊN TIẾN
CHO CÂY LÂM NGHIỆP”

Lĩnh vực thi: Khoa học vật liệu
Tên dự tuyển:
Cơ quan công tác:
Người hướng dẫn khoa học:


Bắc Giang - 2016
2


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học
và công nghệ Việt Nam.
Em xin trân trọng cảm ơn TS. Trịnh Đức Công đã hướng dẫn tận tình và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy TS. Nguyễn Tiến Dũng cùng toàn thể
các thầy cô trong Khoa Hóa học-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã truyền đạt
cho em những kiến thức bổ ích và tạo mọi điều kiện để em có khả năng hoàn
thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy, các cô, bạn bè, người thân và các anh chị thuộc
phòng Vật liệu Polyme - Viện hoá học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đã dạy bảo, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho em hoàn thành
khoá học và thực hiện thành công khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

3

tháng 5 năm 2013


MỤC LỤC

4



MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, do điều kiện khí hậu, thời tiết có tính chất biến
đổi khó lường, tình hình hạn hán kéo dài dẫn đến việc sản xuất nông lâm nghiệp
ngày càng khó khăn. Trong quá trình trồng mới các loại cây nông, lâm nghiệp
thì giai đoạn ươm và gieo trồng có tính chất quyết định đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây trồng sau này.
Bầu ươm cây là một sản phẩm không thể thiếu với mỗi nhà vườn trồng
cây. Nó giúp cây sinh trưởng tốt, giữ nước, khoảng tốt, và đặc biết là ổn định
cây khi vận chuyển xa. Bầu ươm là môi trường trồng cây và chứa nguồn dinh
dưỡng cẩn thiết để cung cấp cho cây trổng ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển
đầu tiên. Thành phần và đặc tính của ruột bầu và túi bầu đóng vai trò quyết định
đến số lượng, chất lượng cây giống và thời gian cây lưu bầu.
Hiện nay, phần lớn bầu ươm còn nhiều mặt hạn chế như: dung trọng lớn,
khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, nguyên liệu không ổn định, vỏ bầu khó
phân hủy. Do vậy, vấn đề tìm ra các loại vật liệu để cải thiện tính năng của bầu
ươm như có thể giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và có lợi cho cây trồng là rất cấp
thiết.
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng của bầu ươm cây tiến tiến cho cây lâm
nghiệp” được đặt ra nhằm cải thiện một số tính năng của bầu ươm trong sản
xuất cây giống và phục vụ để sản xuất cây giống trong lâm nghiệp.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò của bầu ươm trong sản xuất cây giống [1]
Trồng rừng bằng cây con là phương pháp phổ biến và chủ yếu ở nước ta
hiện nay. Ươm cây con là công tác quan trọng và phức tạp. Chất lượng cây con

tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rừng trồng và hiệu quả của công
tác trồng rừng. Nhiệm vụ của công tác ươm cây là trên một đơn vị diện tích, với
thời gian ngắn nhất sản xuất được số lượng cây con nhiều nhất, chất lượng tốt
nhất, đồng thời giá thành hạ. Bầu gieo ươm cấu tạo gồm 2 phần: Túi bầu và ruột
bầu.
2.1.1. Túi bầu
Là khuôn giữ cho ruột bầu định hình và ổn định. Nên chọn túi bầu không
gây cản trở sự trao đổi nước và không khí với môi trường xung quanh, không
làm độc hại, không mang sâu bệnh cho cây con, khi vận chuyển cây không vỡ
bầu, sau khi trồng túi bầu có khả năng tự hủy tốt trong đất, nguyên liệu rẻ tiền,
tiện lợỊ. Túi bầu được sử dụng phổ biến hiện nay là túi bầu bằng PE. Đây là loại
túi bầu hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến ở nhiều cơ sở sản xuất cây con
trong cả nước bởi vì tính ưu việt của nó là: Bền, định hình được ruột bầu tốt,
gọn, nhẹ, vận chuyển cây đi xa tiện lợi và không dễ vỡ. Tuy nhiên hạn chế lớn
nhất của loại túi bầu này là không phân hủy được trong đất sau khi trồng, khó
trao đổi nước và không khí với môi trường bên ngoài, dễ tạo ra hiện tượng bức
nhiệt, kích thước tuỳ thuộc vào tuổi nuôi cây mà định.
2.1.2. Ruột bầu
Đối với bầu ươm cây thì đất ruột bầu sau khi đã xử lí xong, nếu chưa
dùng đến ngay thì nên chất đống bảo quan trong kho đất. Nếu để ngoài trời thì
lấy một tấm vải mưa phủ lên trên để tránh cho đất bị nhiễm lại mầm mống sâu,
nấm bệnh hoặc cỏ dại. Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải được trộn đều
trước khi đóng bầu. Ruột bầu không nên đóng quá chặt hoặc quá lỏng, ruột bầu
phải đảm bảo độ xốp, độ ẩm. Độ xốp của ruột bầu 60 - 70%, kích thước bầu phải

6


phù hợp với tuổi nuôi cây.
Trình tự các bước đóng bầu: Trộn hỗn hợp ruột bầu, kiểm tra độ ẩm của

đất, mở miệng túi bầu, dồn đất vào bầu (Nén chặt 1/3 đáy bầu còn 2/3 bầu phía
trên lỏng hơn), hoàn chỉnh bầu. Luống để xếp bầu phải có nền phẳng. Tuỳ theo
tình hình khí hậu, đất đai mà tạo mặt bằng đáy luống chìm hay bằng. Đáy luống
chìm bố trí thấp hơn mặt vườn ươm 5 - 7 cm, chiều rộng đáy luống 1- 1,2 m,
chiều dài luống tuỳ theo các khu đất của vườn, có thể 5, 10, 15 m. Luống bằng
được bố trí bằng mặt vườn ươm. Xếp bầu theo hàng tạo thành luống bầu theo
đáy luống. Dùng đất tơi mịn vun xung quanh luống để cố định luống bầu

Hình 1.1. Trình tự các bước làm bầu ươm
Ruột bầu là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất và
phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ
hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoài (phân chuồng, phân xanh),
phân vi sinh và phân vô cơ. Tuỳ theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây
con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Đất đóng bầu nên chọn đất
cát pha hoặc thịt nhẹ đất tầng mặt có độ sâu từ 0 - 30 cm. Tốt nhất là lấy được
đất dưới tán rừng thông, keo. Theo kinh nghiệm của một số cán bộ lâm nghiệp
lấy đất ở nơi có nhiều phân giun đùn lên là tốt. Đất khai thác về cần được phơi
ải, đập tơi nhỏ, sàng sạch cỏ rác, đá sỏi... qua lưới sắt có đường kính lỗ sàng nhỏ
0,5 - 1 cm, thường khai thác và phơi ải đất trước 10- 15 ngày. Phơi ải đất: Phun
một ít nước cho đất đủ ẩm, rải đất dày 5-7 cm lên nền phẳng ngoài trời, dùng
7


một tấm vải mưa trong suốt phủ lên trên đống đất, lấy gạch hoặc khúc gỗ chặn
kín mép của tấm vải mưa, để nguyên như vậy trong vòng 4-5 ngày là đủ.
2.2. Một số nghiên cứu về chế tạo và ứng dụng vật liệu tiên tiến, thân thiện
môi trường trong chế tạo bầu ươm cây
Sử dụng bầu trồng cây là tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi đối với
các loại cây trồng cạn ngắn ngày như ngô, các loại cây rau, hoa quý hiếm và
những cây dài dài ngày như cây công nghiệp cây chè, cao su, hồ tiêu hay cây

lâm nghiệp cây thông, cây keo. Nhờ sử dụng bầu, các hộ nông dân có thể chuẩn
bị cây con, cây giống đúng thời vụ, giải quyết các khó khăn thời tiết không thể
khắc phục khi gieo trồng các loại cây trồng cạn. Hiện nay bầu ươm thường là
túi nilong hoặc gieo trực tiếp trên khay có lỗ. Cả hai cách làm bầu trên có các
nhược điểm như: i) bầu bằng túi nilong chỉ sử dụng 1 lần gây lăng phí, tăng chi
phí, gây ô nhiễm môi trường; ii) làm bầu gieo trên khay có thể tích nhỏ, khi ra
bầu dễ bị vỡ, thời gian sống trong bầu ngắn, chất lượng cây giống kém làm năng
suất bị giảm.
Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng polyme siêu hấp thụ nước, vật liệu liên
kết đất làm tăng khả năng nảy mầm và phát triển, tăng khả năng sống sót của
cây cũng như kéo dài thời hạn sử dụng của cây cảnh trong chậu. Polyme siêu
hấp thụ nước đã được một số Viện Nghiên cứu ở nước ta như: Viện Hoá học đã
nghiên cứu chế tạo loại vật liệu này theo nhiều con đường khác nhau [2]. Trong
đó Viện Hoá học đã nghiên cứu ứng dụng trên đất bạc màu Sóc Sơn, sử dụng
polyme siêu hấp thụ nước đã làm tăng độ ẩm đất, tăng sức chứa ẩm và tăng khả
năng tạo đoàn lạp đất, tạo cho đất có kết cấu, có chế độ ẩm thuận lợi cho cây
trồng sinh trưởng, phát triển. Trên đất bạc màu, bón AMS-1 với mức 50kg/ha
làm tăng năng suất phụ phẩm 7-28%, làm tăng năng suất nông sản (hạt, củ) 1123% [3].
Trên đất đồi dốc có trồng cây hàng năm tại Thạch Thất - Hà Tây, sử dụng
PAM với mức 7kg/ha làm giảm lượng đất mất tới 83% so với đối chứng. Đối với
đất trồng chè xen sắn, các công thức có sử dụng PAM đã làm giảm lượng đất
mất >70% so với đối chứng. Lượng chất dinh dưỡng bị rửa trôi ở các công thức

8


này cũng thấp hơn đối chứng. So với đối chứng thì các công thức sử dụng PAM
ở mức 5kg/ha có tỷ lệ khối lượng đoàn lạp đất có cấp hạt >1mm tăng 30%, trong
khi ở mức 7kg/ha, tỷ lệ này tăng gần gấp 2 lần. Năng suất sắn tăng từ 10,4 đến
14,8%, năng suất chè tăng từ 10,3 đến 15,7%. Nhờ tăng năng suất và hạn chế

rửa trôi chất dinh dưỡng, các công thức sử dụng PAM đều mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn.
2.3. Tổng quan về các cây trồng đã nghiên cứu
2.3.1. Cây keo [4]
Cây keo (Acacia) được nhập giống vào nước ta từ nhiều năm qua. Các
loài keo hiện được trồng phổ biến là: keo lá tràm (Acacia auriculiformis); keo tai
tượng (Acacia mangium); keo lai (là giống lai tự nhiên giữa keo lá tràm và keo
tai tượng). Keo tai tượng trồng nơi thích hợp, sau 3 năm sản lượng có thể đạt từ
10 – 15m3/ha/năm.
Các loài keo nói chung thích hợp ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân
hàng năm trên 22oC (cao tuyệt đối là 41,5oC, thấp tuyệt đối 3oC),lượng mưa bình
quân hàng năm 1500 – 1800mm. Độ cao nơi trồng ở phía Bắc dưới 500m, với
phía Nam dưới 800m.
Keo có thể trồng được ở nhiều loại đát: đất phù sa không ngập úng, đất
cát ổn định và màu mỡ, đất đồi núi, đất nghèo xấu.... Do đó trồng Keo để cải tạo
và phủ xanh đồi trọc. Không trồng Keo được ở các bãi cát di động, cát trắng ven
biển. Những yêu cầu tối thiểu về đất để các loài Keo phát triển là: Độ dày tàng
đất 20cm, pH > 3, hàm lượng mùn > 1%.
+ Kỹ thuật gieo ươm
Hạt giống thu hái từ cây mẹ có tuổi 5 trở lên, từ các cây trồng phân tán
hay từ rừng giống, hoặc giống hom của cành keo lai tự nhiên. Cây mẹ lấy giống
tán cây phải đều, thân thẳng và nhẵn, phát triển mạnh, không bị sâu bệnh.
Thu hái quả vào cuối tháng 3, khi vỏ qủa chuyển từ màu xanh sang nâu.
Quả keo thuộc loại quả khô, tự nứt. Quả hái về phải loại bỏ các vật lẫn rồi vun
thành từng đống rộng khoảng 1m, cao 30 – 50cm, ủ trong 2 – 3 ngày để cho quả
chín đều, mỗi ngày đảo quả 1 lần. Sau đó phơi quả trong nắng nhẹ, quả tự tách

9



và hạt rơi ra. Làm sạch hạt, loại bỏ vật lẫn, phơi hạt thêm 1 – 2 nắng nữa rồi cất
trữ bảo quản.
Bảo quản hạt theo cách cất khô thông thường có thể giữ phẩm chất hạt tới
18 tháng, nếu bảo quản khô lạnh tuổi thọ của hạt kéo dài vài năm, thông thường
thời gian bảo quản hạt không quá 1 năm.
+ Kỹ thuật tạo cây con
a) Thời vụ gieo hạt: Gieo hạt trước khi trồng rừng khoảng 3 tháng. Đối
với miền Bắc gieo hạt vào tháng 2, bắc trung bộ và duyên hải miền trung là
tháng 6 – 7, Tây Nguyên đông Trường Sơn là tháng 2 – 3, Tây Nguyên tây
Trường Sơn là tháng 3 – 4, Nam bộ là tháng 2 – 3.
b) Xử lý hạt: Dùng nước sôi, đổ hạt giống vào đảo đều trong nước sôi
khoảng 30 giây (2 lượng nước sôi + 1 lượng hạt). Đổ hạt ra và ngâm trong nước
lã 12 giờ. Sau đó rửa sạch hạt và cho vào túi vải đem ủ, rửa chua hạt 2 lần/ngày.
Ủ khoảng 2 – 3 ngày thì hạt nứt nanh đem gieo, số hạt chưa nảy mầm tiếp tục ủ.
c) Làm đất: Công việc làm đất gieo hạt keo gồm các khâu sau:
- Chuẩn bị đất để gieo vãi trên luống, cấy cây trên luống và cấy cây trên
bầu.
- Tạo bầu đất: Vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 7 x 11cm.
- Thành phần ruột bầu gồm: 84% đất mặt ở vườn ươm + 5% đất mặt dưới
rừng keo + 10% phân hữu cơ ủ hoai + 1% Super lân. Đóng bầu và xếp lên
luống.
d) Gieo hạt và cấy cây: Gieo hạt trực tiếp vào bầu, mỗi bầu gieo 1 – 2 hạt
đã nứt nanh (cắm phần rễ mầm nhú xuống dưới), lấp đất kín bằng chiều dày của
hạt, rồi tưới nhẹ nước bằng thùng ô doa và che phủ bầu gieo. Cũng có thể gieo
vãi hạt trên luống gieo, nhằm tạo cây mầm để cấy vào bầu đất. Mật độ gieo hạt
1kg trên 10m2 đất. Thông thường cấy cây mầm vào bầu đất để sau này đem cây
đi trồng, phải tưới ẩm cho bầu đất rồi mới cấy cây. Cây mầm để cấy có hình que
diêm, có 2 – 3 đôi lá non, thân dài 1,5 – 2,5cm. Dùng que nhọn tạo lỗ sâu ở giữa
bầu, đặt cây mầm vào lỗ, bộ rễ cây phải thẳng, lấp đất gần sát lá mầm, nén chặt
đất quanh gốc cây mầm.

10


2.3.2. Cây Bạch đàn
Bạch đàn là cây gỗ cao tới 25-30m, thân thẳng tròn. Lá đơn mọc cách, tán
lá hẹp và thưa. Vỏ bong mảng, mầu trắng bạc. Hoa tụ sim hai ngả.
+Kỹ thuật gieo ươm
Chọn đất làm vườn ươm phải đảm bảo các điều kiện sau đây: Nơi bằng
phẳng, thoát nước tốt, gần khu vực trồng và có đủ lượng nước tưới trong mùa
khô. Đất thuộc loại đất cát pha đến thịt nhẹ, lượng mùn trên 2%. Đất phải cày
bừa kỹ trước khi làm luống khử nấm bằng Phoóc môn 1-2,5%, tưới 1- 3 lít/m 2
rồi phủ đất 48 giờ để diệt nấm. Đất phải ủ sau 5-10 ngày mới được gieo hạt.
+Xử lý hạt giống
Trước khi gieo ngâm hạt ở nước nóng 35- 400C để nguội dần trong 6-8
giờ, vớt ra để ráo nước đem ủ trong túi vải (mỗi túi ủ từ 2-3 lạng hạt), ngày rửa
chua 1 lần, sau 3- 4 ngày hạt nứt nanh đem gieo.
+ Gieo hạt
Có thể tiến hành gieo hạt vào khay đã chuẩn bị sẵn có chứa 1 lớp đất mặt
vườn ươm hoặc đất mùn, dày 3-4cm, sau 5-6 ngày khi cây mầm cao 2-3cm nhổ
cấy vào bầu, trước khi cấy phải tưới nước cho bầu đủ ẩm. Bầu có kích thước
7x12cm. Thành phần ruột bầu 80% đất tầng A+ 20% phân chuồng hoài, những
nơi gần rừng, hỗn hợp ruột bầu có thể lấy lớp đất mặt của đất rừng trộn thêm 1
% supe lân. Thời vụ gieo tháng 2-3 và tháng 9-10, thời gian nuôi cây trong vườn
3-4 tháng. Hoặc gieo hạt trên luống đất, sau khi gieo cây có 2-3 lá thì tỉa đem
cấy
+ Chăm sóc cây
Chăm sóc cây con Tưới nước: Trong 3 tháng đầu sau khi gieo hạt và 1520 ngày đầu sau khi cấy, phải tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 4-5 lít/m 2.
Tuy nhiên lượng nước tưới cũng như số lần tưới tuỳ thuộc vào độ ẩm thực tế của
đất. Khi có sương muối xuất hiện vào tháng 1 -2 dương lịch thì phải kịp thời
tưới rửa sương muối cho cây ươm, tưới vào sáng sớm, lượng nước tưới 231ít/m2. Đình chỉ chăm sóc cây ươm trước khi đem trồng 1 tháng. Tiêu chuẩn

cây con đem trồng có D00 = 0,3-0,4cm, H = 25-50cm.

11


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Polyme siêu hấp thụ nước AMS-1: Được sản xuất tại Viện Hóa học. Sản
phẩm có khả năng hấp thụ khoảng 400 lần trong nước cất và 65 lần trong nước
muối sinh lý với tên thương mại là AMS-1. Sử dụng polyme siêu hấp thụ nước
AMS-1 trong nông nghiệp làm tăng khả năng giữ ẩm, chống hạn, tăng khả năng
sử dụng nước và phân bón, tăng năng suất cây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế.
Thời gian phân huỷ hoàn toàn trong đất từ 12-15 tháng và có thể phát huy tác
dụng từ 2-3 vụ.
Vật liệu liên kết đất PAM dùng để tăng độ bền đoàn lạp cho đất có khối
lượng phân tử trung bình 8.10 5 (gam/mol), mức độ anionic 18%, độ tan 6%. Sản
phẩm có khả năng phân huỷ sinh học, thân thiện môi trường, thời gian tồn tại
trong đất từ 9-12 tháng, được sản xuất tại Viện Hóa học.
2.2. Loại cây trồng
Cây keo: Trồng từ hạt, loại keo lá tràm, đảm bảo khả năng nảy mầm ≥
85%, độ sạch ≥ 98%.
Cây bạch đàn: bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis) được cung cấp bởi
Trung tâm giống cây trồng nông nghiệp.
2.3. Công thức nghiên cứu
Các công thức nghiên cứu ruột bầu ươm cây tiên tiến:
CT0

80% đất tầng A + 19% hữu cơ + 1% supe lân


CT1AMS-1

75% đất tầng A + 5% AMS-1 + 19% phân hữu cơ + 1% supe lân

CT2PAM

78% đất tầng A + 2% PAM + 19% phân hữu cơ + 1% supe lân

CT3AMS-1+PAM

75 % đất tầng A + 3,5% AMS-1 + 1,5% PAM + 19% phân hữu
cơ + 1% supe lân

2.4. Phương pháp tiến hành
2.4.1. Ảnh hưởng của AMS-1 và PAM đến môi trường đất

12


2.4.1.1. Ảnh hưởng của AMS-1 và PAM đến độ ẩm đất ( Đã sửa)
Sử dụng thiết bị đo độ ẩm Takemura DM15. Phương pháp đo như sau: Cắm
phần đầu nhọn của máy vào đất trong bầu ươm sao cho ngập 3 vòng kim loại
trong đất, đợi một phút sau đó nhấn nút giữ nút trắng bên hông thân máy 30
giây. Đồng thời đọc kết quả độ ẩm. Chỉ số độ ẩm chính là giá trị kim đồng hồ
chỉ số màu đen trên nền xanh của thang đo trên mặt máy. Tiến hành đo độ ẩm 5
bầu ươm cùng công thức ruột bầu nghiên cứu và lấy giá trị trung bình.
2.4.1.2. Ảnh hưởng của AMS-1 và PAM đến đoàn lạp bền trong nước của đất
Xác định đoàn lạp bền trong nước theo phương pháp sau: Đất sau khi lấy
tại các ô khảo nghiệm để khô tự nhiên, chọn những cục đất có đường kính
khoảng 1cm cho vào bát sứ ngâm khoảng 30 phút, sau chuyển nhẹ nhàng vào bộ

sàng lọc kích thước 5, 3, 1 và 0,25 mm được đặt trong thùng chứa nước. Sàng
lọc được đưa lên xuống 15 lần, sau đó vớt ra chuyển các cấp hạt ở từng sàng ra
hộp cốc, cô cạn, sấy khô để xác định hàm lượng cấp hạt.
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây
trong bầu
- Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây: Được đánh giá bằng cách tiến hành
phép đo chiều cao 10 cây bằng thước dây trong từng tháng và lấy giá trị trung
bình. Kết quả của chiều cao cây trong tháng cuối cùng trước khi xuất vườn được
ghi lại trong bảng kết quả.
- Đường kính cổ rễ: Được đánh giá bằng cách tiến hành phép đo đường
kính cổ rễ của 10 cây bằng thước kẹp trong từng tháng và lấy giá trung bình. Kết
quả đo đường kính cổ rễ của cây trong tháng cuối trước khi xuất vườn được ghi
lại trong bảng kết quả.
- Chiều dài rễ chính: Được đánh giá bằng cách tiến hành phép đo chiều
dài rễ chính của 10 cây bằng thước kẻ trong từng tháng và lấy giá trung bình.
Kết quả đo chiều dài rễ của cây trong tháng cuối trước khi xuất vườn được ghi
lại trong bảng kết quả.
- Tỉ lệ héo lá: Được đánh giá bằng cách tiến hành theo dõi , kiểm tra tỉ lệ
héo lá của cây trồng sau tưới.

13


2.5. Phương pháp phân tích đánh giá
- Phương pháp trồng, chăm sóc và định mức sử dụng các công triển khai
các loại cây trồng được tiến hành theo các qui trình canh tác đang áp dung phổ
biến tại địa phương thí nghiệm.
- Các phương pháp lấy mẫu, đo đạc, thống kê để đánh giá các chỉ tiêu sinh
trưởng và phát triển…được thực hiện theo Sổ tay phân tích đất, nước và cây
trồng của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, NXB Nông nghiệp.

- Các định mức lấy mẫu và phân tích được lấy theo đơn giá theo Quyết
định số 2076/QĐ-BTC ngày 25/8/2014.
- Xử lý, tính toán số liệu theo phương pháp thống kê toán học được thực
hiện trên máy vi tính chương trình Excel.

14




×