Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.53 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

KIỀU ĐỨC MẠNH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

KIỀU ĐỨC MẠNH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS.THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN” do Kiều Đức
Mạnh, sinh viên khóa 33, ngành Kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ___________________ .

TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, tôi đã vận dụng những kiến thức được
góp nhặt trong quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm cùng với những tài liệu
quý giá của quý thầy cô và bạn bè, đồng thời cùng sự giúp đỡ tận tình chỉ bảo của
nhiều người, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc chân thành nhất đến:
Cha mẹ tôi, người đã hết lòng giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để
con đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, đặc biệt là ban chủ nhiệm
khoa Kinh Tế cùng quý thầy cô trong khoa Kinh Tế đã truyền đạt và chỉ dạy tận tình
để tôi có kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường để hoàn thành tốt luận văn.
Thầy Thái Anh Hòa, người đã tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi
thực hiện luận văn này.
Ban giám đốc NHNO&PTNT huyện Ninh Sơn cùng toàn thể cô chú, anh chị
đang công tác tại ngân hàng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong thời gian tôi thực tập tại ngân hàng.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn bè đã góp ý,
trao đổi, động viên để tôi thực hiện tốt nghiệp được hoàn chỉnh.

Sinh viên

Kiều Đức Mạnh



NỘI DUNG TÓM TẮT
KIỀU ĐỨC MẠNH. Tháng 07 năm 2011. “Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng
tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Ninh
Sơn Tỉnh Ninh Thuận”.
KIỀU ĐỨC MẠNH. July 2011. “Analyze The Credit Activity At Branch Of
The Bank For Agriculte And Rual Development Ninh Son District, Ninh Thuan
Province”.
Với mục tiêu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNO&PTNT chi
nhánh huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận. Đề tài đi vào phân tích các tình hình huy
động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Đồng thời phân tích kết quả và hiệu quả
hoạt động của ngân hàng qua hai năm 2009-2010. Từ đó đề giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Những năm qua hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT huyện Ninh Sơn có
những chuyển biến tích cực, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2010 là
282.347 triệu đồng, doanh số cho vay là 338.102 triệu đồng, doanh số thu nợ là
292.677 triệu đồng, doanh số dư nợ là 284.307 triệu đồng, nợ quá hạn 9.338 triệu
đồng. Để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đề tài đưa ra một số giải pháp
về huy động vốn (áp dụng lãi suất linh hoạt..), cho vay( ngân hàng nên chủ động tìm
kiếm khách hàng để cho vay…), giảm tỷ lệ nợ quá hạn (phối hợp với chính quyền đẩy
mạnh công tác khuyến nông….). Từ những kết quả trên cho thấy ngân hàng đã góp
phần đầu tư phát triển kinh tế địa phương, bên cạnh đó thông qua nguồn vốn của ngân
hàng người dân cũng đã giải quyết được những khó khăn trong sản xuất và nâng cao
đươc mức sống cùng với sự đổi mới trên địa bàn huyện Ninh Sơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG


viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT

xi 

CHƯƠNG I.



1.1.Sự cần thiết của đề tài



1.2.Mục tiêu nghiên cứu



1.3.Phạm vi nghiên cứu




1.4.Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2



TỔNG QUAN



2.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Ninh Sơn



2.2.Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng



2.2.1.Những thuận lợi



2.2.2.Những khó khăn



2.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng




2.4.Tổ chức lao động của ngân hàng



2.5.Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng



2.5.1.Nghiệp vụ huy động vốn



2.5.2.Nghiệp vụ cho vay



2.6.Những quy định về nghiệp vụ cho vay



2.6.1.Nguyên tắc và điều kiện vay vốn



2..6.2.Quy trình xét duyệt cho vay




2.6.3.Đối tượng cho vay vốn

11 

2.6.4.Thời hạn vay và mức cho vay

11 

CHƯƠNG 3

13 
vi


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13 

3.1. Cơ sở lý luận

13 

3.1.1. Khái niệm tín dụng

13 

3.1.2. Sự ra đời và phát triển của tín dụng

13 


3.1.3. Bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng

14 

3.1.4. Các hình thức của tín dụng

16 

3.1.5. Tín dụng ngân hàng

17 

3.1.6. Lãi suất tín dụng

18 

3.1.7.Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng.

20 

3.2 Phương pháp nghiên cứu

21 

3.2.1.Số liệu thứ cấp

21 

3.2.2.Số liệu sơ cấp


21 

3.2.3.Phân tích số liệu

21 

CHƯƠNG 4

23 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23 

4.1. Tình hình huy động vốn

23 

4.1.1.Phân tích tình hình huy động vốn tại địa phương phân theo nội ngoại
tệ tại ngân hàng trong 2 năm 2009-2010

23 

4.1.2 .Phân tích tình hình huy động vốn tại địa phương phân theo tính chất
nguồn vốn huy động

24 

4.1.3.Phân tích tình hình huy động vốn tại địa phương phân theo thời hạn

huy động

26 

4.1.4.Phân tích tổng nguốn vốn huy động của ngân hàng trong 2 năm

27 

4.2.1.Doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế của ngân hàng trong 2
năm

29 

4.3 Tình hình thu nợ của ngân hàng

32 

4.3.1.Các nghiệp vụ thu nợ

32 

4.3.3.Tình hình doanh số thu nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế

33 

4.3.4.Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay

34 

4.4.1.Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng phân theo thành phần kinh tế

qua 2 năm

35 
vii


4.4.2.Phân tích tình hình dư nợ phân theo thời hạn cho vay
4.5 .Phân tích nợ quá hạn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Nnh Sơn

36 
37 

4.5.1.Tình hình nợ quá hạn trong 2 năm 2004-2005

37 

4.5.2.Một số nguyên nhân gây nợ quá hạn

39 

4.6 Tình hình hoạt động cung ứng vốn của ngân hàng

40 

4.7 .Kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

42 

4.8 .Nhận xét đánh giá chung những mặt làm được, những mặt còn tồn tại


43 

4.8.1.Những mặt làm được

43 

4.8.2.Những mặt còn hạn chế

44 

4.9.2.Về công tác cho vay tại ngân hàng

47 

4.9.3.Giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn

48 

4.10. Đánh giá của khách hàng vay vốn tại NHNO&PTNT chi nhánh huyện Ninh
Sơn

50 

4.10.1. Về quy trình, thủ tục vay vốn

50 

4.9.2. Về lãi suất và mức cho vay

51 


4.9.4. Những yếu tố tác động đến quyết định đi vay của khách hàng

52 

CHƯƠNG 5

54 

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

54 

5.1.Kết luận

54 

5.2.Kiến nghị

55 

5.2.1.Đối với nhà nước

55 

5.2.2.Đối với NHNO&PTNT

56 

5.2.3.Đối người vay vốn tại ngân hàng


57 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58 

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Tình Hình Cán Bộ Công Nhân Viên Của Ngân Hàng

Trang


Bảng 4.1.Nguồn Vốn Huy Động Tại Địa Phương phân theo Nội Ngoại Tệ

23

Bảng 4.2.Tình Hình Huy Động Vốn tại Địa Phương phân theo Tính Chất Nguồn Vốn
Huy Động

24 

Bảng 4.3.Tình Hình Huy Động Vốn tại Địa Phương theo Thời Hạn Huy Động

26 


Bảng 4.4.Tình Hình Tổng Nguồn Vốn của Ngân Hàng

27 

Bảng 4.5.Tình Hình Lãi Suất Huy Động Vốn

28 

Bảng 4.6.Doanh Số Cho Vay theo Thành Phần Kinh Tế tại Ngân Hàng

29 

Bảng 4.7.Doanh Số Cho Vay theo Thới Gian

30 

Bảng 4.8.Tình Hình Lãi Suất Cho Vay Bình Quân

31 

Bảng 4.9.Tình Hình Thu Nợ của Ngân Hàng theo Thành Phần Kinh Tế

33 

Bảng 4.10.Tình Hình Thu Nợ theo Thời Hạn Cho Vay

34 

Bảng 4.11.Tình Hình Dư Nợ phân theo Thành phần Kinh Tế


35 

Bảng 4.12.Tình Hình Dư Nợ phân theo Thời Hạn Cho Vay

36 

Bảng 4.13.Tình Hình Nợ Quá Hạn trong 2 năm 2009-2010

37 

Bảng 4.14.Diễn Biến Nợ Quá Hạn trong 2 Năm 2009-2010

38 

Bảng 4.15.Tình Hình Hoạt Động Cung Ứng Vốn của Ngân Hàng

40 

Bảng 4.16.Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Sử Dụng Vốn của Ngân Hàn

41 

Bảng 4.17.Kết Quả Kinh Doanh của NHNO&PTNT huyện Ninh Sơn

42 

Bảng 4.18.Đánh Giá Của Khách Hàng về Quy Trình, Thủ Tục Vay Vốn

50 


Bảng 4.19.Đánh Giá Của Khách Hàng về Lãi Suất, Mức Cho Vay và Thời Hạn Vay
của Khách Hàng

51 

Bảng 4.20.Những Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Quyết Định Đi Vay của Khách Hàng 52 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ninh Sơn



Hình 2. Quy Trình Xét Duyệt Cho Vay



ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu điều tra khách hàng vay vốn NHNO&PTNT huyện Ninh Sơn

x



DANH MỤC VIẾT TẮT
BGĐ

Ban giám đốc

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBTD

Cán bộ tín dụng

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

KH


Khách hàng

HĐV

Huy động vốn

HND

Hội nông dân

HPN

Hội phụ nữ

HTX

Hợp tác xã

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNO

Ngân hàng nông nghiệp


NHNO&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQLT

Nghị quyết liên tịch

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDTM

Tín dụng thương mại

Trđ

Triệu đồng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTTH

Tính toán tổng hợp

TW


Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UTĐT

Ủy thác đầu tư

VAC

Vườn ao chuồng

VN

Việt Nam
xi


CHƯƠNG I.
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Sự cần thiết của đề tài
Đất nước đang trong thời kì đổi mới đời sống của người dân cũng đang được nâng
cao. Trong cơ chế thị trường, dưới sự cạnh tranh đầy nghiệt ngã mỗi con người trong
chúng ta đều chọn cho mình cách làm giàu chính đáng. Đối với bà con nông dân, tài
sản quý giá trong tay không có gì hơn ngoài những miếng đất, mảnh vườn, thửa ruộng.
Trong thực tế cho ta thấy nhiều người có vốn đã giàu lên nhanh chóng vì biết cách làm

ăn, biết cách vận dụng một cách triệt để và sáng tạo những gì họ có. Có những người
dùng mảnh vườn của mình để trồng các loại cây ăn quả, có người áp dụng phương
thức chăn nuôi kết hợp VAC, lại có những người chăn nuôi thú, gia súc, gia cầm… Tất
cả những hình thức làm ăn kinh tế trên đã phần nào cải thiện đời sống của bà con nông
dân trong suốt thời kì qua.
Tuy nhiên, nhằm đáp ứng mong muốn gia tăng sản xuất, cải thiện đời sống ngày
càng cao, càng phong phú đa dạng của bà con nông dân, cũng như để thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cần phải có nguồn
vốn lớn hơn để đáp ứng nhu cầu SXKD. Từ đó nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp
nông thôn đòi hỏi phải có một tổ chức tín dụng thích hợp phục vụ tốt cho vùng nông
thôn. Vì vậy “hoạt động tín dụng” ngày càng trở nên cần thiết và không thể thiếu cho
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đó. NHNO&PTNT VN ra đời (1988) và cho đến
nay đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước đặc biệt là đã góp
phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn Việt Nam. Từng bước thực hiện chủ trương
của Đảng đề ra CNH-HĐH nông thôn.
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo
trên thế giới, ngay cả đối với các nước trong khu vực, GDP đầu người thấp, vẫn còn là
1


một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao, đời
sống nông dân nhiều vùng còn thấp… trong đó có tỉnh Ninh Thuận là một trong những
tỉnh nghèo nhất cả nước. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công
thương nghiệp, dich vụ còn yếu và cần được phát triển. Vì vậy làm sao thỏa mãn nhu
cầu vốn cho sản xuất và đời sống nhân dân là vấn đề bức thiết hiện nay cũng như lâu
dài. Do đó hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ của ngân hàng có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn và đó cũng là điều kiện tồn
tại và phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên ở bất kì thời điểm nào, bối cảnh nào, thì yêu
cầu cơ bản của tín dụng ngân hàng phải là “thực hiện khả thi và hiệu quả”. Do đó

NHNO&PTNT chi nhánh huyện Ninh Sơn cũng đang chuyển mình từng bước trên con
đường CNH-HĐH. Vì vậy khả năng huy động và sử dụng vốn của ngân hàng cơ sở
đang được đẩy mạnh. Do đó,để giúp cho hoạt động tín dụng tăng trưởng một cách an
toàn và hiệu quả ngày càng mở rộng. Xuất phát từ lý do trên được sự phân công của
khoa kinh tế trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và được sự chấp thuận của
BGĐ ngân hàng. Tôi tiến hành chọn đề tài “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN NINH SƠN TỈNH NINH THUẬN ” để làm khóa luận tốt
nghiệp
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài:
1) Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn và tình hình hoạt động cung ứng vốn của ngân hàng.
2) Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 2 năm 20092010.
3) Từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Không gian
Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Ninh
Sơn

2


1.3.2.Thời gian
Đề tài nghiên cứu từ tháng 02/2011 đến 05/2011
1.3.3.Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức tín dụng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận
1.4.Cấu trúc của khóa luận

Cấu trúc khóa luận gồm 5 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu quá trình hình thành ngân hàng. Trình bày một số quy định về nghiệp
vụ vay vốn tại ngân hàng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm cơ bản, các thể loại tín dụng, bản chất, chức năng
và vai trò của tín dụng cùng với các phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích hoạt động vốn, cho vay, phân tích tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn, tình hình cung ứng vốn của ngân hàng. Và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng trong hai năm 2009-2010, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Ninh Sơn
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn được thành lập
từ năm 1983, được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước huyện An Sơn tỉnh Thuận Hải cũ
theo quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại thị trấn Tân Sơn,
huyện Ninh Sơn. Tháng 4/1992 sau khi tỉnh Ninh Thuận được tách ra từ tỉnh Thuận
Hải cũ, NHNo Ninh Sơn được thành lập lại theo quyết định số 17/QĐ-NH9 Ngày
19/01/1992 của NHNN Việt Nam, là một chi nhánh loại 3 trực thuộc NHNo tỉnh Ninh

Thuận.
Huyện Ninh Sơn nằm phía Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận, địa bàn trải dài theo trục
giao thông quốc lộ 27A từ thành phố Phan Rang Tháp Chàm nối liền thành phố Đà Lạt
tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Bác Ái, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía
Tây giáp tỉnh Lâm Đống và phía Đông giáp thành phố Phan Rang Tháp Chàm.
Diện tích tự nhiên 77.058ha, dân số toàn huyện có 14301 hộ, 64.903 khẩu.
Toàn huyện có 1 thị trấn và 7 xã trong đó có 1 xã miền núi đặc biệt khó khăn. Cơ cấu
kinh tế của huyện là Nông – lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và
dịch vụ. tiềm năng đất đai đa dạng, đất nông nghiệp đang sử dụng là 15.300ha và có
khả năng mở rộng diện tích lên khoảng 18.000ha.
Diện tích đất rừng chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên, giàu nguồn lợi lâm
đặc sản quý hiếm, có điều kiện để phát triển kinh doanh nghề rừng, chăn nuôi gia súc
và công nghiệp chế biến lâm sản đồng thời phát triển các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống từ lâm sản.
Trong những năm vừa qua, NHNo huyện Ninh Sơn đã có nhiều đóng góp với
hoạt động kinh tế địa phương thông qua nghiệp vụ Ngân hàng. Trước đòi hỏi của xu
thế cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, để giữ vững vai trò chủ đạo và chủ lực của
4


mình trong thị trường tài chính, NHNo huyện Ninh Sơn đã quan tâm chăm lo xây dựng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông qua các chương trình đào tạo và đào tạo lại
cán bộ. nếu như năm 1992 toàn chi nhánh NHNo Ninh Sơn có 04 người trình độ đại
học và tương đương thì đến nay số cán bộ đại học và tương đương của NHNo Ninh
Sơn là 25 gấp 6,25 lần năm 1992. Hiện nay, NHNo Ninh Sơn có 28 CB CNV có 50%
nhân viên trẻ mới vào ngành từ 1 – 5 năm, Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên
môn, NHNo còn quan tâm tới việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để nắm bắt
kịp thời công nghệ hiện đại, hầu hết các cán bộ nghiệp vụ đều có trình độ và thành
thạo kỹ thuật thao tác, vận hành máy vi tính trong giao dịch và thực hiện quy trình
nghiệp vụ.

2.2.Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng
2.2.1.Những thuận lợi
Hoạt động của chi nhánh NHNo huyện Ninh Sơn luôn được sự quan tâm và
đánh giá cao của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể
tại địa phương, sự phối hợp chặt chẽ với các cấp hội đoàn thể nhất là Hội nông dân,
Hội phụ nữ từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng đầu tư tín dụng và các
nghiệp vụ kinh doanh khác.
Mạng lưới tổ, Hội nông dân, phụ nữ phối hợp chặt chẽ giúp Ngân hàng kiểm tra
thẩm định khách hàng trong việc đầu tư cho vay đến hộ nông dân, giúp đỡ tích cực cán
bộ tín dụng nắm bắt thông tin chi tiết về khách hàng vay vốn và đôn đốc tổ viên trả nợ
kịp thời đúng hạn.
Kỷ cương trong chỉ đạo điều hành từ Ban Giám đốc đến các Trưởng phó phòng
luôn được duy trì và giữ vững, CB CNV trong đơn vị luôn ý thức được trách nhiệm
quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. CBTD
có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và khả năng tư duy đánh giá khách hàng và
thẩm định dự án.
Nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT thường được duy trì với tỷ
trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động.

5


2.2.2.Những khó khăn
Tình hình kinh tế địa phương phát triển chưa mạnh. Mức thu nhập của người
dân còn thấp, đơn vị tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn ít, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân
cư không nhiều. Do đó việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn.
Công tác tín dụng trên địa bàn vẫn chủ yếu là cho vay kinh tế hộ, chiếm khoảng
90% trong tổng dư nợ, món vay nhỏ lẻ  chi phí cao. Chưa mở rộng thêm các đối
tượng đầu tư khác do doanh nghiệp và HTX phát triển chưa mạnh.
Việc triển khai các thông tư liên bộ về xử lý tài sản để thu hồi nợ hiệu quả chưa

cao.
Việc cho vay kinh tế trang trại còn gặp khó khăn do địa phương chưa có quy
hoạch đồng cỏ cụ thể, các chủ trang trại và hộ chăn nuôi còn mang tính tự phát, việc
bao tiêu sản phẩm chưa được đảm bảo.
Tình hình kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn. Thời tiết không thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp, đầu năm hạn nặng khả năng xuống giống ở hầu hết các loại cây
trồng gặp khó khăn, đặc biệt ở vùng không chủ động hoặc hạn chế nguồn nước tưới.
Tháng 9,10 mưa kéo dài làm tăng chi phí xuống giống, giảm năng suất ở một số loại
cây trồng, dịch bệnh làm năng suất cây trồng giảm. Giá cả vật tư nông nghiệp tăng làm
ảnh hưởng đến đới sống và sản xuất của nhân dân trong huyện. Với những khó khăn
trên đã ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, huy động vốn trong dân cư.
2.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Ban Giám đốc 3 người: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
Giám đốc: Phụ trách chung – Công tác kinh doanh, kế hoạch – tổ chức cán bộ.
01 phó Giám đốc kiêm trưởng phòng tín dụng, phụ trách công tác tín dụng.
01 Phó Giám đốc phụ trách công tác Kế toán – Ngân quỹ - Hành chính
Có 2 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch:
 Phòng tín dụng
 Phòng Kế toán – Ngân quỹ
 Phòng giao dịch Nhơn Sơn

6


Hình 1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ninh Sơn
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÍN
DỤNG


PHÒNG GIAO
DỊCH NHƠN
SƠN

PHÒNG KẾ TOÁN
– NGÂN QUỸ
Nguồn: Phòng giám đốc

Ghi Chú:
 Trực tuyến:
 Chức năng:
2.4.Tổ chức lao động của ngân hàng
Lao động là nguồn lực không thể thiếu ở bất kỳ tổ chức nào, với lực lượng lao
động phù hợp, nhiều kinh nghiệm và có tinh thần phấn đấu, quyết tâm cao trong công
việc sẽ thúc đẩy hoạt động của tổ chức đó phát triển.
Cơ cấu lao động của ngân hàng
Bảng 1.1. Tình Hình Cán Bộ Công Nhân Viên Của Ngân Hàng Năm 2010
Khoản mục

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

28

100,00

Nam

12


42,86

Nữ

16

57,14

Đại học

25

89,23

Cao đẳng

3

10,77

Tổng số CBCNV
Phân theo giới

Phân theo trình độ

Nguồn: Phòng giám đốc
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh có trình độ chuyên môn cao,
trong đó trình độ đại học chiếm 89,23% trong tổng lao động, cao đẳng chiếm 10,77%
7



trong tổng lao động, không có trung cấp. Đối với các cán bộ cao đẳng thì hằng năm
ngân hàng có tổ chức cho theo học các lớp tại chức nhằm nâng cao trình độ để phấn
đấu trong thời gian tới ngân hàng sẽ đạt 100% cán bộ công nhân viên có trình độ đại
học. Vì chỉ với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao mới tạo nhiều điều kiện
thuận lợi hơn trong công tác quản lý và hoạt động của ngân hàng.
2.5.Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng
2.5.1.Nghiệp vụ huy động vốn
Để huy động triệt để các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, các ngân hàng
thường có nhiều biện pháp như: thông tin, quảng cáo, đa dạng hóa các hình thức tiền
gửi, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi gửi tiền cũng như khi rút tiền…
2.5.2.Nghiệp vụ cho vay
Để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các chủ thể trong xã hội, ngân hàng sử dụng
nhiều phương thức cho vay phù hợp về thời gian, lãi suất.
Khi cho vay, ngân hàng với tư cách là người cho vay, ngân hàng sẽ chủ động
đưa ra các điều kiện vay theo quy định của ngân hàng cấp trên. Khi người vay chấp
nhận các điều kiện do ngân hàng đưa ra thì phải ký kết hợp đồng vay mượn và ngân
hàng đôn đốc việc thực hiện hợp đồng vay mượn.
2.6.Những quy định về nghiệp vụ cho vay
2.6.1.Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
Nguyên tắc vay vốn. Khách hàng vay vốn của NHNO&PTNT phải đảm bảo các
quy tắc sau:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.
+ Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính Phủ, Thống
đốc NHNN đối với khách hàng.
Điều kiện vay vốn. NHNO&PTNT xem xét và quyết định cho vay khi khách
hàng có đủ điều kiện sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
8


+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết:
 Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
đời sống theo quy định.
 Kinh doanh có hiệu quả và có lãi, trường hợp lỗ phải có phương án khả thi
khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
 Có dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
 Thực hiện các quy định vế đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ,
NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNO&PTNT Việt Nam.
2..6.2.Quy trình xét duyệt cho vay
Hiện nay, mọi dự án cho vay vốn ngắn, trung hạn dù lớn hay nhỏ đều phải trải
qua quá trình xét duyệt và thực hiện trình tự theo các bước sau:
Hình 2. Quy Trình Xét Duyệt Cho Vay

(1)

Khách hàng

(8)

Thủ quỹ


(2)

(7)
(6)
Kế toán

Cán bộ tín dụng
(5)
(3)

Giám đốc

Trưởng phòng
(4)

Nguồn : Phòng tín dụng

9


Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn thì mua hồ sơ vay vốn tại ngân hàng,
điền đầy đủ các thông tin và các tài liệu khác có liên quan đến ngân hàng nộp trực tiếp
cho cán bộ tín dụng. Đơn xin vay vốn phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của
bên vay.
Bước 2: Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ và đối chiếu với danh mục hồ sơ vay vốn
theo quy định, nếu thỏa đúng theo quy định cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định tính
khả thi của phuong án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng, phân tích
đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và
khả năng trả nợ vay của khách hàng, xác minh tính chất hợp pháp và đánh giá tài sản
thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của khách hàng, đánh giá uy tín và khả năng phát triển

của khách hàng.
Bước 3:Sau khi thẩm định điều kiện vay vốn, đánh giá tài sản đảm bảo, nếu cho
vay vốn có đảm bảo, phuong án sản xuất kinh doanh có khả thi, cán bộ tín dụng lập
báo cáo thẩm định trình lên trưởng phòng tín dụng.
Bước 4: Giám đốc ngân hàng xem xét, kiểm tra hồ sơ vay vốn và báo cáo, thẩm
định và tái thẩm định (nếu có) do trưởng phòng tín dụng trình lên, quyết định cho vay
hoặc không cho vay. Nếu cho vay thì phê duyệt, còn ngược lại thì báo cáo cho khách
hàng.
Bước 5: Cán bộ tín dụng nhận lại hồ sơ và chuyển sang phòng kế toán.
Bước 6: Kế toán sau khi xem xét lại hồ sơ đã ký duyệt và kiểm tra các yếu tố
của hồ sơ theo đúng thủ tục, tiến hành nhập các thông tin vào máy tính và ký xác nhận
của phòng kế toán sau đó chuyển hồ sơ sang bộ phận ngân quỹ để giải quyết.
Bước 7: Thủ quỹ căn cứ vào hồ sơ do bộ phận kế toán chuyển sang, kiểm tra
các thông tin hồ sơ, nếu đúng theo quy định thì giải ngân cho khách hàng.
Bước 8: Khách hàng ký tên nhận tiền đồng thời nhận lại hồ sơ vay vốn để tiện
việc theo dõi.
Bước 9: Sau khi khách hàng vay tiền cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi
tình hình sử dụng vốn của khách hàng và nhắc nhở khách hàng đóng lãi tiền vay và trả
nợ gốc đúng hạn đồng thời xem xét tìm hiểu khách hàng có thể trả nợ vay được hay
không để tìm biện pháp thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay.

10


2.6.3.Đối tượng cho vay vốn
Đối tượng cho vay của ngân hàng phân theo thời gian tín dụng:
Đối tượng cho vay ngắn hạn. Gồm những đối tượng chủ yếu sau:
 Vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu,
thủy lợi phí, dịch vụ thú y… thuộc vốn lưu động phải thuê mua trên thị trường.
 Vật tư chi phí sản xuất các ngành tiểu thủ công nghiệp như: Nguyên nhiên

vật liệu, công cụ lao động nhỏ, tiền thuê công nhân, chi phí sữa chữa máy móc thiết bị,
nhà xưởng phải thuê mua trên thị trường.
 Vật tư hàng hóa đối với các hộ làm dịch vụ sản xuất kinh doanh thương
nghiệp.
Đối tượng cho vay trung hạn. Gồm những đối tượng chủ yếu sau:
 Chi phí trồng mới cây lưu gốc như: xoài, sầu riêng, chôm chôm, mía….
 Chi phí mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ bản đồng, ruộng để gieo
trồng hàng năm.
 Chi phí đào ao, hồ, xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
 Chi phí mua giống thức ăn chăn nuối gia cầm, đại gia súc lấy thịt.
 Cho vay mua sắm, sữa chữa máy móc thiết bị.
Cho vay sửa chữa xây dựng nhà ở.
2.6.4.Thời hạn vay và mức cho vay
Thời hạn vay. Ngân hàng và khách hàn thỏa thuận về thời gian cho vay theo hai
loại:
 Cho vay ngắn hạn: Tối đa đến 12 tháng được xác định phù hợp với chu kì
sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
 Cho vay trung và dài hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời
hạn thu hồi của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn
cho vay của NHNN Việt Nam.
 Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.
 Thời hạn cho vay dài hạn từ 60 tháng trở lên, nhưng không quá thời hạn hoạt
động còn lại của doanh nghiệp và không quá 15 năm đối với các dự án đầu tư phục vụ
đời sống.
Mức cho vay. Căn cứ vào thời hạn cho vay mà có các mức cho vay tương ứng.
11


+ Mức cho vay ngắn hạn: Mức cho vay bằng tổng nhu cầu dự án trừ phần vốn
tự có(10%), tối đa bằng chi phí vật tư, chi phí phải thuê mua trên thị trường.

+ Mức vốn cho vay trung, dài hạn hộ sản xuất phải tự lưc tối thiểu 20% ngân
hàng chỉ cho vay tối đa 80% tổng dự toán chi phí dự án.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó
bên cho vay chuyển giao tiền hoặc tài sản của mình cho bên đi vay sử dụng trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi
cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
3.1.2. Sự ra đời và phát triển của tín dụng
a) Sự ra đời của tín dụng
Tín dụng ra đời từ rất sớm, từ khi xã hội có sự phân công lao động, sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì sự xuất hiện sở hữu tư nhân
tư liệu sản xuất khiến xã hội bị phân hóa tầng lớp và quy trình trao đổi hàng hóa đã
hình thành sự kiện nợ nần lẫn nhau, phát sinh quan hệ vay mượn để thanh toán. Trong
điều kiện như vậy, tín dụng ra đời. quan hệ tín dụng là quan hệ giữa người đi vay và
người cho vay. Quy trình này thể hiện sự vận động của vốn, thông qua việc phân phối
vốn tín dụng dưới hình thức cho vay và đi vay. Bên vay vốn tín dụng phải có nhiệm vụ
hoàn trả lại vốn và một khoản lời sau một thời gian sử dụng. Hoạt động tín dụng đã
xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển đến ngày nay.
b) Phát triển của tín dụng
Trong giai đoạn đầu khi mới xuất hiện, tín dụng được thực hiện với hình thức
vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa. Về sau chuyển cho vay bằng tiền tệ, người đi vay,
vay mượn để giải quyết những khó khăn, nhu cầu cấp bách trong cuộc sống. Việc cho

vay thu lãi rất cao. Quan hệ tín dụng này gọi là quan hệ nặng lãi.

13


×