Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀCÔNG TÁC QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THÀNH CSAMCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.43 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐOÀN THỊ THÚY

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI
XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THÀNH
CSAMCO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐOÀN THỊ THÚY

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI
XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THÀNH
CSAMCO
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN MINH TRÍ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔ THÀNH CSAMCO” do ĐOÀN THỊ
THÚY, sinh viên khóa 33, ngành quản trị kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________.

TRẦN MINH TRÍ
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

………………………………
Chủ tịch Hội Đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011

tháng


năm 2011

……………………………….
Thư ký Hội Đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi được nói là với Ba Mẹ và các anh chị tôi. Cảm ơn
mọi người đã cho con tất cả từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành.
Bốn năm trên giảng đường đại học không phải là khoản thời gian dài nhưng cũng
không ngắn để bất cứ ai có thể tự trang bị cho mình một phần vốn kiến thức chuyên môn.
Đối với tôi, để có những kiến thức này đòi hỏi một quá trình nỗ lực học tập, tư duy,
nghiên cứu cùng với sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình từ các giảng viên của Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM đặc biệt là giảng viên khoa Kinh Tế, những người đã đưa ra
những phương pháp dạy khác nhau để sinh viên chúng tôi có thể tiếp thu cũng như ứng
dụng những kiến thức ấy vào bài Khóa Luận Tốt Nghiệp của mình và sau này có thể áp
dụng tốt những kiến thức đó vào trong thực tế.
Trải qua một kỳ làm việc miệt mài và nghiêm túc, giờ đây Khóa Luận Tốt Nghiệp
của tôi đã được hoàn tất. Để tôi có thể hoàn thành Khóa Luận này thì thầy Trần Minh Trí
luôn tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót dù là nhỏ nhất từ khi Khóa Luận này còn
là một đề cương phác thảo cho đến khi hoàn thành như bây giờ. Trong quá trình này, thầy
đã đưa ra những ý kiến đóng góp chân thành để giúp tôi có những định hướng đúng đắn về
bài Khóa Luận của mình. Tôi xin gửi đến thầy lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Bên cạnh đó, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc, các anh chị
trong phòng Tổ Chức Hành Chánh cùng toàn thể các anh chị trong các phòng ban của Xí
Nghiệp ĐầuTtư Xây Dựng Đô Thành đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành Khóa Luận này.
Sau cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các tác giả các tác phẩm, các tư liệu đã được
sử dụng trong khóa luận này.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2011
Sinh Viên
Đoàn Thị Thúy


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐOÀN THỊ THÚY. Tháng 06 năm 2011. “Phân Tích Thực Trạng Và Một Số Nhận
Định Về Công Tác Quản Trị Lao Động Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Đẩu Tư Xây Dựng Đô
Thành CSAMCO”
DOAN THI THUY. June 2011. “Phan Tich Thuc Trang Va Mot So Nhan Dinh
Ve Cong Tac Quan Tri Lao Dong Tien Luong Tai Xi Nghiep Dau Tu Xay Dung Do
Thanh CSAMCO”.
Chính sách lương, thưởng luôn là vấn đề đáng quan tâm mà các doanh nghiệp đang
trăn trở. Người lao động có hăng say trong công việc và năng suất lao động có tăng hay
không phụ thuộc phần lớn vào chính sách trả lương của đơn vị. Vì vậy điều cần thiết mà
bất cứ doanh nghiệp nào cần phải giải quyết là xây dựng chính sách trả lương thưởng sao
cho công bằng và hợp lý vừa thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của người lao động vừa đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp. Đề tài “Phân tích thực trạng và một số nhận định về công tác
quản trị lao động tiền lương tại Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành CSAMCO” ra
đời nhằm nghiên cứu vấn đề này. Thông qua vấn đề này nhằm tìm hiểu về tình hình sử
dụng lao động, các hình thức trả lương, thưởng tại Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô
Thành, đánh giá hiệu quả và ảnh hưởng của hệ thống trả công đối với năng suất của người
lao động. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa cách trả lương,
thưởng tại Xí Nghiệp



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................ix 
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... x 
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................xi 
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .......................................................................................... xii 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................................. 2 
1.2.1 Mục tiêu chung:.................................................................................................... 2 
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................... 2 
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3 
1.4 Cấu trúc của đề tài: ..................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 4 
2.1 Tổng quan về tài liệu .................................................................................................. 4 
2.2 Tổng quan về Tổng Công ty Cơ Khí GTVT Sài Gòn TNHH MTV SAMCO ........... 4 
2.3 Tổng quan về Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành ............................................ 5 
2.3.1 Giới thiệu về Xí Nghiệp ...................................................................................... 5 
2.3.2.Lĩnh vực hoạt động: ............................................................................................. 5 
2.3.3 Sơ đồ tổ chức của CSAMCO ............................................................................... 6 
2.3 4 Quá trình hình thành của CSAMCO .................................................................... 7 
2.4 Chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống......................... 7 
2.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc............................................................. 7 
2.4.2 Nhiệm vụ trọng tâm của Xí Nghiệp ..................................................................... 7 
v


2.4.3.Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tổ chức Hành chánh ....................................... 8 
2.4.4 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán.......................................... 9 

2.4.5 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật ............................................................ 9 
2.4.6 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoach đầu tư ............................................. 10 
2.4.7 Chức năng, nhiệm vụ của các đội công trình ..................................................... 11 
2.4.8 Quan hệ công tác giữa các phòng ...................................................................... 12 
2.5 Tình hình cơ sở vật chất của Xí Nghiệp ................................................................... 13 
2.6 Tình hình vốn, tài sản của Xí Nghiệp ....................................................................... 14 
2.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển. ................................................... 16 
2.7.1 Những thuận lợi ................................................................................................. 16 
2.7.2 Khó khăn: ........................................................................................................... 17 
2.7.3 Giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 ........................... 18 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 20 
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 20 
3.1.1 Lao động............................................................................................................. 20 
3.1.2 Tuyển dụng......................................................................................................... 22 
3.1.3 Tiền lương .......................................................................................................... 22 
3.1.4 Tiền thưởng ........................................................................................................ 29 
3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 30 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 30 
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 30 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 31 
4.1 Phân tích tình hình lao động tại Xí Nghiệp từ năm 2008 đến năm 2010 ................. 31 
4.1.1.Tình hình lao động qua các năm 2008, 2009 và 2010 ....................................... 31 
vi


4.1.2 Tình hình lao động của Xí Nghiệp theo từng tháng ........................................... 43 
4.2 Thực trạng về công tác tuyển dụng của Xí Nghiệp .................................................. 45 
4.2.1 Thực trạng .......................................................................................................... 45 
4.2.2 Yêu cầu của quá trình tuyển dụng ...................................................................... 45 
4.2.3 Các hình thức tuyển dụng của Xí Nghiệp .......................................................... 46 

4.2.4 Nhận xét về công tác tuyển dụng của Xí Nghiệp............................................... 46 
4.3 Thực trạng tổ chức tiền lương tại Xí Nghiệp ............................................................ 47 
4.3.1 Khái quát tình hình trả lương tại Xí Nghiệp từ năm 2008 đến năm 2010 ......... 47 
4.3.2 Nguyên tắc chung về công tác tiền lương của Xí Nghiệp.................................. 47 
4.3.3 Thang lương và các quy định chung về lương ................................................... 48 
4.3.4 Quỹ lương........................................................................................................... 50 
4.3.5 Các hình thức trả lương của Xí Nghiệp ............................................................. 55 
4.3.6 Quy trình tính và tiến hành trả lương cho người lao động ................................. 57 
4.3.7 Nhận xét chung về công tác tổ chức tiền lương ................................................. 58 
4.4 Quy chế và tổ chức tiền thưởng, trợ cấp tại Xí Nghiệp ............................................ 59 
4.4.1 Tiền thưởng ........................................................................................................ 59 
4.4.2 Trợ cấp ............................................................................................................... 61 
4.5 Tình hình thực hiện pháp luật lao động tại Xí Nghiệp ............................................. 61 
4.6. Ảnh hưởng của hệ thống trả công đối với NSLĐ của người lao động .................... 62 
4.6.1 Phân tích tình hình biến động năng suất lao động ............................................. 63 
4.6.2 So sánh tốc độ tăng NSLĐ bình quân với tốc độ tăng tiền lương bình quân..... 66 
4.6.3 So sánh tốc độ tăng NSLĐ bình quân với lao động bình quân qua 3 năm 2008,
2009 và 2010 ............................................................................................................... 67 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 68 
vii


5.1 Kết luận ................................................................................................................... 668 
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 69 
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 1 

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XN

Xí Nghiệp

DN

Doanh nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

GTVT

Giao thông vận tải

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

TP


Trưởng phòng

TCHC

Tổ chức hành chánh

TCKT

Tài chính kế toán

KTT

Kế toán trưởng

NV

Nhân viên

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

ĐH

Đại học



Cao đẳng

ĐVT

Đơn vị tính

CMNV

Chuyên môn nghiệp vụ




Lao động

CPQL

Chi phí quản lý

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

BQ

Bình quân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện Trạng Sử Dụng Tài Sản của Xí Nghiệp Tháng 3 Năm 2011 .................... 13
Bảng 2.2: Tình Hình Tài Sản và Nguồn Vốn Xí Nghiệp từ Năm 2008 đến Năm 2010. ... 15
Bảng 4.1: Tình Hình Biến Động Số Lượng Lao Động Gián Tiếp từ Năm 2008 đến năm
2010 .................................................................................................................................... 32
Bảng 4.2: Tình Hình Số Lượng Lao Động Gián Tiếp tại Xí Nghiệp từ Năm 2008 đến Năm
2010 .................................................................................................................................... 33
Bảng 4.3: Cơ Cấu Lao Động Gián Tiếp Biến Động qua Các Năm 2008, 2009, 2010 ....... 34
Bảng 4.4: Bảng Số Lượng Lao Động Trực Tiếp Sản Xuất của Xí Nghiệp qua 3 Năm
2008, 2009 và 2010 ............................................................................................................ 39
Bảng 4.5: Bảng Thể Hiện Cơ Cấu Lao Động Trực Tiếp Sản Xuất của Xí Nghiệp từ Năm
2008 đến 2010 .................................................................................................................... 40
Bảng 4.6: Bảng Số Lượng Lao Động của Xí Nghiệp theo Từng Tháng qua 3 Năm 2008,

2009 và 2010 ...................................................................................................................... 43
Bảng 4.7: Bảng Hệ Số Lương Chức Danh XN Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành .................. 48
Bảng 4.8: Tình Hình Tổng Lương và Tiền Lương Bình Quân trong 3 Năm 2008, 2009, và
2010 .................................................................................................................................... 52
Bảng 4.9 Mức Thưởng Dịp Tết Dương Lịch Năm 2011 .................................................... 60
Bảng 4.10: Các Mức Trợ Cấp Khác Cho Nhân Viên Của Xí Nghiệp................................ 61
Bảng 4.11: Tình Hình Biến Động NSLĐ ........................................................................... 63
Bảng 4.12: So Sánh Tốc Độ Tăng NSLĐ Bình Quân và Tộc Độ Tăng Tiền Lương Bình
Quân qua 3 Năm 2008, 2009 và 2010 ................................................................................ 66
Bảng 4.13 So Sánh Tộc Độ Tăng NSLĐ Bình Quân với Tộc Độ Tăng Số Lao Động Bình
Quân qua 3 Năm 2008, 2009 và 2010 ................................................................................ 67

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức của CSAMCO ............................................................................ 6 
Hình 4.1: Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Gián Tiếp theo Loại Hợp Đồng Lao Động từ Năm
2008 đến Năm 2010 ............................................................................................................ 35 
Hình 4.2: Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Gián Tiếp theo Trình Độ Văn Hóa ........................ 36 
Hình 4.3: Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Gián Tiếp theo Trình Độ Chuyên Môn ................. 37 
Hình 4.4: Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Gián Tiếp theo Độ Tuổi Của Xí Nghiệp qua Các
Năm 2008, 2009 và 2010: .................................................................................................. 38 
Hình 4.5: Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Trực Tiếp Sản Xuất của Xí Nghiệp Phân theo
Chuyên Môn từ Năm 2008 đến Năm 2010 ........................................................................ 41 
Hình 4.6: Biểu Đồ Cơ Cấu Khối Lao Động Trực Tiếp Sản Xuất theo Độ Tuổi Của Xí
Nghiệp từ Năm 2008 đến Năm 2010 .................................................................................. 42 
Hình 4.7: Biểu Đồ Tình Hình Lao Động Của Xí Nghiệp qua Các Tháng trong 3 Năm
2008, 2009, 2010 ................................................................................................................ 44 
Hình 4.8: Biểu Đồ Tổng Tiền Lương của Xí Nghiệp từ Năm 2008 đến Năm 2010 .......... 52 


xi


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thông tư của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội Số 25/2005
ngày10/11/2003
Phụ lục 2: Bảng mô tả công việc dành cho cán bộ chủ chốt (mẫu BM 03A/SC 7.0 –
TH)
Phụ lục 3: Bảng mô tả công việc dành cho CNV (mẫu BM 03B/SC 7.0 –TH)

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Để tiến hành một quá trình sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hội
đủ bốn yếu tố là lao động, đối tượng lao động tư liệu lao động và khoa học công nghệ.
Nếu thiếu một trong bốn yếu tố cấu thành điều hiển nhiên doanh nghiệp không thể hoạt
động được. Trong đó lao động là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự
thành công của một doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp đó hoạt động dưới bất kỳ hình
thức nào, thuộc bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Trong quá trình sản xuất, muốn đạt
hiệu quả cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có lực lượng công nhân lành nghề, có kỹ thuật,
có năng lực, đồng thời chấp hành tốt nội quy, quy định của tổ chức. Điều này tạo nền tảng
vững chắc cho doanh nghiệp tiến xa hơn trước tình hình biến động của đất nước.
Trả lương cho người lao động là một hoạt động quản lý của doanh nghiệp có ý
nghĩa rất lớn giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích
cực tới đạo đức lao động của người lao động. Một cơ chế tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở để

xác định lượng tiền lương công bằng nhất cho từng người lao động cũng như là cơ sở để
thuyết phục người lao động gắn bó lâu dài với DN. Thật vậy, người lao động quan tâm
đến tiền lương vì nhiều lý do: Tiền lương là thu nhập cơ bản nhất giúp người lao động và
gia đình trang trải chi tiêu, sinh hoạt và dịch vụ cần thiết. Tiền lương ảnh hưởng đến địa vị
của người lao động trong gia đình, thể hiện tương quan địa vị với đồng nghiệp cũng như
ngoài xã hội. Tiền lương cao sẽ thúc đẩy người lao động có tinh thần và trách nhiệm cao
hơn trong công việc (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2010). Không chỉ riêng
với người lao động, quản trị tiền lương cũng là một công tác rất quan trọng trong cơ chế
quản lý của một DN. Bởi lẽ tiền lương là một phần trong chi phí sản xuất ảnh hưởng đến
giá thành và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Tiền lương là công cụ để duy trì,
1


giữ gìn và thu hút những lao động giỏi, có khả năng, phù hợp với công việc của tổ chức
(Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2010). Ngoài tiền lương, việc cung cấp những
phúc lợi và dịch vụ cho nhân viên cũng khuyến khích, tạo động lực cho người lao động
phát huy khả năng của mình.
Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng nên rất cần một lực lượng lao động đông đảo, có trình độ chuyên môn, có tay
nghề ... đáp ứng nhu cầu mang tính đặc thù của ngành xây dựng. Do đó, làm thế nào để có
một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu cho hoạt động của Xí Nghiệp là vấn đề rất đáng
quan tâm. Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng và một số nhận định về
công tác quản trị lao động tiền lương tại Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành
CSAMCO” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của khóa luận nhằm tìm hiểu thực trạng về công tác quản trị lao
động tiền lương tại Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành CSAMCO, từ đó rút ra nhận
định về ưu nhượt điểm của Xí Nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục
những tồn tại, phát huy hơn nữa những mặt tích cực góp phần hoàn thiện hơn cơ chế quản

lý lao động tiền lương tại Xí Nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu người lao động vừa đảm bảo
hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tình hình lao động tại Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành

CSAMCO.
-

Phân tích tình hình tiền lương tại Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành.

 Phân tích, đánh giá hình thức trả lương tại Xí Nghiệp, từ đó rút ra nhận xét về hình
thức đó.
 Đánh giá các hình thức thưởng cho người lao động tại Xí Nghiệp.
 Phân tích tình hình thực hiện quỹ lương của Xí Nghiệp.

2


-

Phân tích ảnh hưởng của hình thức trả công đến năng suất lao động của người lao

động.
-

Một số biện pháp hoàn thành hệ thống trả công cho người lao động

1.3. Phạm vi nghiên cứu

-

Không gian nghiên cứu: Văn phòng Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành tọa

lạc số 121 đường Cô Giang phường Cô Giang quận 1 TP.HCM.
-

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/03/2011 đến ngày 10/05/2011

-

Về số liệu: chủ yếu thu thập số liệu qua 3 năm 2008, 2009, 2010.

1.4. Cấu trúc của đề tài
Nội dung của đề tài chia làm 5 chương:
-

Chương 1: Mở đầu: Đặt vấn đề: trình bày sự cần thiết của đề tài, phạm vi nghiên

cứu, thời gian nghiên cứu và tóm tắt cấu trúc của luận văn.
-

Chương 2: Tổng quan: Giới thiệu về tài liệu nghiên cứu, vài nét tổng quan về Tổng

Công ty, tổng quan và quá trình phát triển của Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành,
chức năng, nhiệm vụ cũng như hoạt động của Xí Nghiệp.
-

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, vận dụng những cơ


sở lý thuyết giúp người đọc có thể hiểu khái quát về lao động, tuyển dụng lao động, cách
trả lương, thưởng tại Xí Nghiệp.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Phân tích tình hình tuyển dụng , tình

hình quản lý, sử dụng lao động của Xí Nghiệp, nghiên cứu các chính sách trả lương,
thưởng, phụ cấp tại Xí Nghiệp. Từ đó, đưa ra nhận định, rút ra ưu nhượt điểm và ảnh
hưởng của hình thức này đến người lao động cũng như đề xuất biện pháp khắc phục nhượt
điểm và phát huy ưu điểm.
-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Trong chương Tổng quan này sẽ khái quát sơ lượt về các tài liệu mà khóa luận vận
dụng, vài nét tổng quan về Tổng Công ty Cơ Khí GTVT Sài Gòn, tổng quan về Xí Nghiệp
Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận
trong hệ thống .Đồng thời qua chương này phản ánh tình hình cơ sở vật chất, tình hình
vốn, tài sản của Xí Nghiệp và thấy được khó khăn, thuận lợi hiện tại của Xí Nghiệp và
phương hướng phát triển trong thời gian tới.
2.1. Tổng quan về tài liệu
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, khóa luận này được xây dựng trên
những giáo trình do giảng viên bộ môn quản trị nhân sự Lê Thành Hưng cung cấp, sách
Quản trị nguồn nhân sự (Trần Kim Dung, 2006, NXB Thống Kê). Ngoài ra, tài liệu nghiên

cứu còn thông qua sách báo, các tài liệu tìm kiếm trên các trang web Xaluan.com,
Vietnamnet, các Thông Tư 25/2003 của BLĐTBXH, Nghị Định của Chính Phủ liên quan
đến đề tài. Bên cạnh còn có sự đóng góp ý kiến cũng như tài liệu vô cùng quý báu của các
anh chị phòng TCHC, phòng TCKT của Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành cung
cấp.
2.2. Tổng quan về Tổng Công ty Cơ Khí GTVT Sài Gòn TNHH MTV SAMCO
Tổng Công ty Cơ Khí GTVT Sài Gòn TNHH MTV SAMCO là Tổng công ty hoạt
động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Nghị Quyết số 172/2004/QĐ-UB ngày
15 tháng 7 năm 2004 của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực
hoạt động của SAMCO rất đa ngành, mỗi ngành đều có vị trí quan trọng trong sự phát
triển kinh tế xã hội của thành phố, tập trung được nhiều nguồn lực, khả năng hợp tác, liên
kết với nhau trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, Tổng Công ty SAMCO có ngành mũi nhọn
4


là cơ khí chế tạo, đã được Chính Phủ quy hoạch là một trong bốn Tổng Công ty đảm
nhiệm vai trò nòng cốt phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam.
SAMCO là DNNN kinh doanh đa ngành, trong đó ngành chính là cung cấp các sản
phẩm cơ khí giao thông, vận tải và cung cấp các dịch vụ về giao thông, vận tải chất lượng
cao. Chuyên kinh doanh ô tô, cung cấp phụ tùng chính phẩm, thực hiện bảo trì, sửa chữa ô
tô các loại: Toyota, Mitsubishi, Isuzu, Deawoo, Mercedes-Ben ... sản suất, lắp ráp các loại
xe buýt và xe chuyên dùng
SAMCO còn là trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật cao, SAMCO kết hợp và
được sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài liệu và dụng vụ đào tạo từ các hãng ô tô nổi tiếng trên thế
giới, cung cấp dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh và công cộng, đóng tàu và cung cấp
dịch vụ bằng đường thủy, khai thác kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ,
đường sông, đường biển trong và ngoài nước, sản xuất thiết bị và xây dựng hệ thống giao
thông, cho thuê bến bãi và vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu xăng, dầu, nhớt mỡ, gas, hóa
chất, thiết bị cho trạm xăng dầu và phương tiện giao thông vận tải, vật tư các loại, kinh
doanh xuất nhập khẩu các loại thiết bị phục vụ môi trường, thiết bị garage, phụ tùng cho

giao thông công chánh...và xuất nhập khẩu ủy thác theo hợp đồng. SAMCO còn thiết kế
kỹ thuật các loại phương tiện vận chuyển với đặc tính kĩ thuật tiên tiến và phù hợp với
điều kiện Việt Nam và hoạt động đầu tư tài chính.
2.3. Tổng quan về Xí Nghiệp Đầu Tư Xây Dựng Đô Thành
2.3.1. Giới thiệu về Xí Nghiệp
Giao dịch:
-

Tên tiếng Việt: Xí nghiệp Đầu tư Xây dựng Đô Thành

-

Tên tiếng Anh: Do Thanh Investment and Construction Enterprise

-

Tên gọi tắt: CSAMCO

-

Trụ sở văn phòng: 121 Cô Giang, phường Cô Giang, Quận I, Tp.HCM

5


2.3.2. Lĩnh vực hoạt động:
-

Xây dựng các công trình cầu, đường bộ, bến, bãi đậu xe, cảng sông, cảng biển, bờ


-

Xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình cấp, thoát nước, thủy lợi

-

Xây dựng các công trình công viên cây xanh, đèn chiếu sáng công cộng, đèn tín



hiệu giao thông, công trình điện trung – hạ thế
-

Kinh doanh và cho thuê kho, bãi, nhà xưởng, nhà ở, văn phòng làm việc (chỉ hoạt

động đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
2.3.3. Sơ đồ tổ chức của CSAMCO
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức của CSAMCO
Ban Giám đốc

Phòng Tổ chức
Hành chánh

Phòng Kế
hoạch Đầu tư

Phòng Tài
chánh Kế toán

Phòng Kỹ Thuật


Đội công
trình số 1

Đội công
trình số 2

Đội công
trình số 3

Đội công
trình số 4

Đội công
trình số 5

v

Ban chỉ
huy công
trường

Ban chỉ
huy công
trường

Ban chỉ
huy công
trường


Ban chỉ
huy công
trường

Ban chỉ
huy công
trường

Nguồn: Phòng TCHC

6


2.3.4. Quá trình hình thành của CSAMCO
Xí nghiệp Đầu tư Xây dựng Đô Thành – trực thuộc Tổng Công ty Cơ Khí Giao
thông Vận tải Sài Gòn TNHH MTV SAMCO là một đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch
toán phụ thuộc, có con dấu riêng và tài khoản giao dịch tại ngân hàng; được thành lập theo
quyết định số 50/QĐ-SC ngày 29 tháng 01 năm 2007của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty
Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn; chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 03 năm
2007.
2.4. Chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống
2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc
-

Giám đốc Xí Nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo giấy ủy của

Tổng Giám đốc Tổng Công ty.
-

Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành Xí Nghiệp theo phân công và ủy


quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được
phân công.
2.4.2. Nhiệm vụ trọng tâm của Xí Nghiệp
CSAMCO được sự ủy nhiệm của Công ty mẹ thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Về công tác tổ chức quản lý:

 Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, cán bộ cho các phòng nghiệp vụ, đội công
trình để đảm bảo cho nhu cầu theo kế hoạch.
 Ổn định thu nhập của Cán bộ công nhân viên; đảm bảo thực hiện đúng chế độ
chính sách người lao động theo quy định của Tổng Công ty và pháp luật hiện hành.
 Từng bước xây dựng các đội thi công chuyên ngành đủ mạnh để đảm bảo thi công
công trình đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả.
-

Về công tác đấu thầu: Giữ quan hệ tốt với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, đồng

thời tăng cường công tác tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường.
-

Về xây dựng công trình:

 Nâng cao chất lượng giám sát các công trình xây dựng, đảm bảo an toàn về thi
công, an toàn lao động, máy móc.
7


 Tích cực lập hồ sơ hoàn ứng nội bộ và hồ sơ nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư

để thu hồi chi phí đầu tư vào các công trình.
 Đầu tư xe máy thiết bị để phục vụ công tác thi công và đấu thầu. Đầu tư công nghệ
để sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn.
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tổ chức Hành chánh
a) Chức năng
Phòng TCHC là phòng chuyên môn nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu cho Giám
đốc Xí nghiệp thực hiện công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, chế
độ chính sách cho người lao động, thi đua – khen thưởng, pháp chế, công tác hành chánh
quản trị.
b) Nhiệm vụ
-

Tổ chức quản lý lao động, tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về thủ tục tiếp nhận,

tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, điều động, cho thôi việc cán bộ nhân viên Xí nghiệp theo
phân cấp của Tổng Công ty.
-

Lập thủ tục chi tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ nhân viên Xí nghiệp theo đúng

quy chế trả lương, thưởng của Xí nghiệp được Tổng Công ty phê duyệt.
-

Thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ an ninh trật tự và an toàn lao

động, vệ sinh lao động trong Xí nghiệp và tại các công trường.
-

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển do Tổng


Công ty giao
-

Thực hiện công tác hành chánh, văn thư, lưu trữ, lễ tân, xếp lịch công tác hàng tuần

của Ban giám đốc.

8


2.4.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán
a) Chức năng
Phòng TC-KT là phòng chuyên môn nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc
Xí Nghiệp thực hiện công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực Tài chánh - Kế toán.
b) Nhiệm vụ
-

Thực hiện chức năng của một kế toán cơ sở, từ việc ghi chép ban đầu, lập chứng từ,

sổ sách theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, khoa học, đúng pháp
luật.
-

Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu báo cáo, thống kê, kế toán cho cấp

trên, lập và gửi đúng hạn các báo cáo thống kê kế toán định kỳ.
-

Đề xuất việc thanh toán các khoản thu – chi tài chính của Xí nghiệp theo phân cấp


của Tổng Công ty. Lập thủ tục, chứng từ thu chi theo đúng quy định của Tổng Công ty.
-

Tham mưu và kiểm tra các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán vật tư, hợp đồng

giao khoán nội bộ.
-

Kiểm tra số liệu thanh, quyết toán công trình, phối hợp với Đội công trình quan hệ

với chủ đầu tư, kho bạc nhà nước để lập thủ tục thanh toán theo đúng quy định.
-

Chủ trì, phối hợp với phòng Kế hoạch Đầu tư lập thủ tục thanh lý hợp đồng kinh tế,

hợp đồng giao khoán nội bộ.
-

Chủ trì, phối hợp cùng phòng Kế hoạch Đầu tư, phòng Kỹ thuật lập thủ tục bảo

lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh vật tư
-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Xí nghiệp phân công.

2.4.5. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật
a) Chức năng
Phòng kỹ thuật là phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện chức năng vừa tham
mưu cho Giám đốc, vừa thực hiện công tác chuyên môn thuộc các lĩnh vực kiểm tra, giám
sát chất lượng, khối lượng, tiến độ công trình; nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu công trình

với chủ đầu tư; thanh quyết toán khối lượng công trình.

9


b) Nhiệm vụ
-

Kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện công trình xây dựng.

Cử cán bộ giám sát công trình xây dựng theo đúng trình tự và quy định hiện hành.
-

Hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị thi công thực hiện công việc có liên quan từ

khi khởi công đến khi kết thúc, bảo hành công trình, gồm: lập tiến độ, biện pháp thi công
theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật; kiểm tra hồ sơ TKKT, bản vẽ thi công; giải quyết
các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công; ký biên bản nghiệm thu nội bộ, nghiệm
thu giai đoạn và nghiệm thu bàn giao công trình; lập hồ sơ hoàn công; sữa chữa và kết
thúc bảo hành công trình.
-

Phối hợp, cung cấp cho phòng Kế hoạch Đầu tư, đề xuất xử lý phát sinh trong hợp

đồng kinh tế (gia hạn hợp đồng, tạm ngưng hợp đồng, phạt hợp đồng, phụ lục hợp đồng
...).
-

Phối hợp cung cấp số liệu cho phòng Kế toán – Hành chính lập chứng thư bảo lãnh,


bảo hành.
-

Phối hợp, tư vấn giám sát công trình (khối lượng, chất lượng, giá trị xây lắp thực

hiện; hồ sơ, thủ tục nghiệm thu và các vấn đề phát sinh khác tại công trường) tại các cuộc
họp bàn giao hàng tuần, tháng.
-

Kiểm tra khối lượng và hướng dẫn lập hồ sơ thanh, quyết toán công trình. Phối hợp

với Đội công trình quan hệ với chủ đầu tư để duyệt quyết toán công trình theo quy định.
2.4.6. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoach đầu tư
a) Chức năng
Phòng kế hoạch đầu tư là phòng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện chức năng vừa
tham mưu cho Giám đốc, vừa thực hiện công tác chuyên môn thuộc các lĩnh vực Đầu tư
và quản lý dự án; xây dựng kế hoạch SXKD và định hướng chiến lược phát triển của Xí
Nghiệp; lập hồ sơ đấu thầu.

10


b) Nhiệm vụ
-

Nghiên cứu và định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của Xí nghiệp. Xây

dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của Xí nghiệp.
-


Nghiên cứu, tham mưu cho Giám đốc trong công tác đầu tư, phát triển dự án phù

hợp với mục tiêu kinh doanh của Xí nghiệp; trực tiếp tổ chức thực hiện, quản lý và khai
thác các dự án đầu tư.
-

Soạn thảo, tham mưu cho Giám đốc trong công tác ký kết hợp đồng kinh tế, hợp

đồng mua bán vật tư, hợp đồng giao khoán nội bộ; quản lý, theo dõi việc thực hiện hợp
đồng. Phối hợp với phòng Tài chánh Kế toán lập thủ tục thanh lý hợp đồng kinh tế, hợp
đồng khoán nội bộ.
-

Phối hợp cung cấp hồ sơ cho Phòng TCKT lập thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp

đồng, bảo lãnh vật tư (nếu có).
-

Chủ trì, phối hợp phòng Kỹ thuật xử lý các phát sinh trong hợp đồng kinh tế (gia

hạn hợp đồng, tạm ngưng hợp đồng, phạt hợp đồng, phụ lục hợp đồng ….).
-

Lập hồ sơ đấu thầu các công trình xây lắp theo đúng quy định hồ sơ mời thầu của

chủ đầu tư.
-

Phối hợp cung cấp số liệu cho phòng TCKT lập chứng thư bảo lãnh dự thầu.


-

Báo cáo tình hình SXKD Xí nghiệp tại cuộc họp giao ban hàng tuần, tháng. Lập

báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động SXKD của Xí nghiệp định kỳ quý, 6 tháng, hàng năm
theo chế độ quy định của Tổng Công ty.
-

Lưu trữ và quản lý hồ sơ dự án, tài liệu hợp đồng.

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Xí nghiệp phân công

2.4.7. Chức năng, nhiệm vụ của các Đội công trình
a) Chức năng
Các Đội công trình là đơn vị tổ chức cơ bản thực hiện chức năng trực tiếp thi công
xây lắp và điều hành công việc tại công trường.

11


b) Nhiệm vụ
-

Trực tiếp thi công xây lắp và điều hành tác nghiệp công việc tại công trường. Chịu

trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp và pháp luật hiện hành về khối lượng, chất lượng
và tiến độ thi công công trình.
-


Tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao.

-

Thực hiện công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, bảo hành công trình theo đúng

trình tự và thủ tục hiện hành của pháp luật.
-

Tiếp cận, khai thác mở rộng thị trường, đấu thầu, nhận thầu các công trình phù hợp

với năng lực và kinh nghiệm của đội.
-

Thực hiện chế độ phân phối hợp lý, trực tiếp giải quyết đầy đủ chế độ chính sách về

tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT; chế độ an toàn lao động và các chính sách có liên
quan khác cho cán bộ nhân viên thuộc đội quản lý.
-

Thực hiện tốt công tác thống kê, kế toán theo đúng quy chế hiện hành của Xí

Nghiệp và Tổng Công ty.
-

Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, nội quy hiện hành của Xí Nghiệp và

Tổng Công ty.
-


Báo cáo sản xuất định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu

cầu của Giám đốc Xí Nghiệp.
-

Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ công trình theo đúng quy định.

2.4.8. Quan hệ công tác giữa các phòng
a) Mối quan hệ giữa các phòng Xí Nghiệp.
Quan hệ công tác giữa các phòng nghiệp vụ là quan hệ phối hợp để cùng thực hiện
nhiệm vụ chung. Khi có công việc cần giải quyết thì phòng chịu trách nhiệm chính chủ
động phối hợp với các phòng khác tổ chức thực hiện, các phòng có liên quan phải cung
cấp thông tin đúng yêu cầu nội dung, đảm bảo đúng thời gian để phòng chính hoàn thành
nhiệm vụ. Trường hợp cung cấp thông tin không đúng thời gian mà phòng chính yêu cầu,
các phòng liên quan phải phúc đáp lại thời gian cụ thể. Trường hợp có ý kiến khác nhau

12


×