Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ VĂN THANH HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


ĐOÀN TẤN DƢƠNG

XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN
GIÓ VĂN THANH HUYỆN BẮC BÌNH
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐOÀN TẤN DƢƠNG

XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN
GIÓ VĂN THANH HUYỆN BẮC BÌNH
TỈNH BÌNH THUẬN

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẩn: TS. ĐẶNG MINH PHƢƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác định hiệu quả
kinh tế của nhà máy điện gió Văn Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” do
Đoàn Tấn Dƣơng, sinh viên khóa 2007 – 2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trƣờng, đã bảo vệ thành công trƣớc hội đồng vào ngày ___________________.

TS. ĐẶNG MINH PHƢƠNG
Ngƣời hƣớng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thƣ kí hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này là một trong những việc khó khăn nhất mà
tôi phải thực hiện từ khi bƣớc chân vào cổng trƣờng đại học cho đến nay. Trong quá
trình thực hiện đề tài tôi đã gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nếu không có sự giúp
đỡ và lời động viên chân thành của nhiều ngƣời có lẽ tôi khó có thể hoàn thành khóa
luận này.
Lời đầu tiên tôi xin gửi đến Ba, Mẹ lời cám ơn sâu sắc, ngƣời đã sinh thành,
dƣỡng dục, đã vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để tôi đƣợc bƣớc tiếp con đƣờng
mà mình đã chọn, luôn luôn sát cánh và động viên tôi cả về mặt vật chất và tinh thần
mỗi khi tôi gặp khó khăn.
Trên con đƣờng góp nhặt những kiến thức quý báu của ngày hôm nay, các thầy
cô, bạn bè trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.HCM là những ngƣời đã cùng tôi sát cánh và
trải nghiệm. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đặng Minh Phƣơng,
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích
trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Mr. Hùng Albert – Trƣởng đại diện Công
ty Cổ phần Phong điện Fuhrlearder AG tại Việt Nam – chi nhánh miền Trung, anh Lê
Nhật Khang cùng các anh kỹ sƣ Công ty Cổ phần Phong điện Fuhrleander Việt Nam
đã nhiệt tình cung cấp số liệu cũng nhƣ hỗ trợ tôi hoàn thành bài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi đƣợc hoàn thành tốt khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn !
Tp. HCM, ngày 20 tháng 6 năm 2011
Sinh viên

Đoàn Tấn Dƣơng


NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐOÀN TẤN DƢƠNG. Tháng 07 năm 2011. “Xác Định Hiệu Quả Kinh Tế
của Nhà Máy Điện Gió Văn Thanh, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận”.
DOAN TAN DUONG. July 2011. “Determine The Economic Efficiency of
Wind Power Plants Van Thanh, Bac Binh District, Binh Thuan Province”.
Đứng trƣớc tình hình thiếu điện nhƣ hiện nay, để đảm bảo cho nền kinh tế đất
nƣớc có thể duy trì hoạt động hiệu quả thì phải có đủ nguồn điện. Tạo ra điện đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh nhƣng giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo phát triển
bền vững là những việc rất cần thiết. Phong điện đƣợc nhìn nhận nhƣ một hƣớng để
tham gia giải quyết vấn đề trong dài hạn.
Khóa luận tiến hành xác định hiệu quả kinh tế của nhà máy điện gió nhằm đánh
giá việc sử dụng sức gió tạo ra nguồn điện năng có đem lại hiệu quả kinh tế và khắc
phục đƣợc ô nhiễm môi trƣờng hay không. Phƣơng án đƣợc đặt ra là tiến hành phân
tích lợi ích – chi phí (phân tích tài chính) của nhà máy điện gió Văn Thanh thông qua
số liệu thu thập từ Công ty Cổ phần Phong điện Fuhrleander Việt Nam. Trên cơ sở đó
giúp các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, các cơ quan chức năng liên quan có quyết
định và từ đó đề xuất một số giải pháp, chính sách thu hút đầu tƣ để phát triển hơn nữa
nguồn năng lƣợng tái tạo này. Theo kết quả tính toán đƣợc với NPV = 34.391,863 > 0
và BCR = 1,021 > 1 cho thấy việc đầu tƣ của nhà máy điện gió Văn Thanh là có hiệu
quả, đặc biệt khi đầu tƣ sản xuất điện bằng sức gió sẽ hạn chế tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng ở mức thấp, nhất không ảnh hƣởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của
ngƣời dân sống xung quanh nhà máy. Đề tài cũng xác định đƣợc giá thành cho mỗi

kWh trong 10 năm đầu là 1.886 đồng, giá thành cho mỗi kWh trong 10 năm tiếp theo
là 264,4 đồng và sau khoảng thời gian 12 năm thì có thể thu hồi vốn đầu tƣ ban đầu
kèm theo chi phi cho quản lý, vận hành và bảo trì trong 12 năm đầu.


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ

iv

NỘI DUNG TÓM TẮT

iv

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƢƠNG 1:MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƢƠNG 2:TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

10
10

3.1.1. Hiệu ứng nhà kính

10

3.1.2. Ô nhiễm môi trƣờng

10

3.1.3. Ô nhiễm không khí

10

3.1.4. Tốc độ và hƣớng gió

12

3.1.3. Năng lƣợng gió

12

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

17

3.2.1. Phƣơng pháp điều tra, thu nhập số liệu.


17

3.2.2. Phƣơng pháp xử lí số liệu

17

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích lợi ích – chi phí

17

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1. Quy trình sản xuất điện từ gió

21

4.2. Sự phát triển điện gió trên thế giới

22
v


4.2.1. Thực trạng phát triển điện gió trên thế giới

22

4.2.2. Những nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng về phát điện bằng sức

gió

27

4.2.3. Xu thế phát triển của điện gió.

29

4.3. Thực trạng, tiềm năng, khả năng khai thác và sử dụng điện gió ở nƣớc ta

30

4.4. Những lợi ích về mặt môi trƣờng và xã hội của điện gió

35

4.5. Tình hình cung – cầu điện năng ở nƣớc ta

36

4.6. Dự án nhà máy điện gió Văn Thanh giai đoạn 1 công suất 40,5 MW

39

4.6.1. Tiềm năng gió của khu vực nghiên cứu và công suất dự kiến sản xuất của
nhà máy điện gió Văn Thanh

39

4.7. Những ảnh hƣởng của dự án nhà máy điện gió Văn Thanh đến môi trƣờng


42

4.7.1. Ảnh hƣởng đối với kiến trúc cảnh quan

42

4.7.2. Tác động của bóng râm nhấp nháy

43

4.7.3. Ảnh hƣởng tiếng ồn

43

4.7.4. Ảnh hƣởng đến các loài chim

44

4.7.5. Ảnh hƣởng đến vô tuyến viễn thông

44

4.7.6. Ảnh hƣởng đến không lƣu

45

4.7.7. Biện pháp phòng chống cháy nổ

45


4.8. Phân tích lợi ích - chi phí (phân tích tài chính) của nhà máy điện gió Văn Thanh
giai đoạn 1

45

4.8.1. Nhận dạng lợi ích và chi phí của dự án

45

4.8.2. Lập bảng lợi ích – chi phí hàng năm của dự án

53

4.8.3. Tính toán lợi ích ròng

53

4.11. Lƣợng phát thải CO2 giữa phong điện so với các nguồn năng lƣợng khác
CHƢƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59
62

5.1. Kết luận

62

5.2. Kiến nghị


63

5.2.1. Đối với chính phủ

63

5.2.2. Đối với UBND tỉnh Bình Thuận

64

5.2.3. Đối với EVN

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65
vi


DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

biến đổi khí hậu

CDM

dự án đầu tƣ theo cơ chế phát triển sạch


CN/NN/DV

công nghiệp/nông nghiệp/dịch vụ

IPCC

nhóm nghiên cứu liên chính phủ về vấn đề BĐKH

NLG

năng lƣợng gió

NLMT

năng lƣợng mặt trời

NLTT

năng lƣợng tái tạo

NLS

năng lƣợng sạch

ONKK

ô nhiễm không khí

PCCC


phòng cháy chữa cháy

PECC3

công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng điện 3

SXCN

sản xuất công nghiệp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Lợi ích và chi phí theo năm phát sinh ...........................................................18
Bảng 4.1. Tiềm năng về NLG của 4 nƣớc Đông Nam Á, ở độ cao 65m ......................31
Bảng 4.2. Một số biến ảnh hƣởng tới nhu cầu về điện ở nƣớc ta (1990 - 2003) ...........37
Bảng 4.3. Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại khu vực nghiên cứu ...........................40
Bảng 4.4. Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại 60m ....................................................41
Bảng 4.5. Sản lƣợng điện sản xuất thực tế cho 1 turbin ................................................42
Bảng 4.6. Lợi ích bán điện hàng năm của nhà máy ......................................................47
Bảng 4.7. Lợi ích bán CERs hàng năm của nhà máy ....................................................48
Bảng 4.8. Tổng lợi ích hàng năm ..................................................................................49
Bảng 4.9. Chi phí đầu tƣ ban đầu ..................................................................................51
Bảng 4.10. Tổng chi phí của nhà máy qua các năm ......................................................52
Bảng 4.11. Tổng lợi ích và chi phí tài chính của dự án .................................................53
Bảng 4.12. Đánh Giá Tác Động của Hai Biến Số Đến Sự Thay Đổi của NPV của Dự
Án ..................................................................................................................................57
Bảng 4.13. Một số thông tin cơ bản của nhà máy thủy điện Sơn La ............................58


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Cấu tạo tuabin phong điện ............................................................................14
Hình 3.2. Công suất và kích thƣớc cánh rotor các loại tuabin gió ................................15
Hình 4.1. Quy trình sản xuất điện từ gió .......................................................................22
Hình 4.2. NL điện gió đã lắp đặt trên thế giới tính theo % ...........................................22
Hình 4.3. Kịch bản sử dụng 100% NLTT tại Đức năm 2050 .......................................23
Hình 4.4. Sự phát triển NL điện từ gió tại Đức, châu Âu và thế giới ...........................24
Hình 4.5. Dự báo thị trƣờng điện gió giai đoạn 2010 - 2014 ........................................26
Hình 4.6. Sự phát triển về số lao động trong ngành công nghiệp Phong điện ..............27
Hình 4.7. Gió mạnh vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau là sự bổ sung hữu ích cho các
tháng thiếu nƣớc của các thủy điện ...............................................................................32
Hình 4.8. Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận, Tây Nguyên đƣợc đánh giá là có tiềm
năng gió lớn hơn cả .......................................................................................................33
Hình 4.9. Chi phí xã hội của điện gió, nhiệt điện than và khí ở Đan Mạch ..................36
Hình 4.10. Nhu cầu về điện phân theo ngành kinh tế (1981-2005) ..............................38
Hình 4.11. So sánh lƣợng thải CO2 theo các dạng nguồn năng lƣợng khác nhau.........59
Hình 4.12. Phát thải CO2 trên thế giới năm 2004 ..........................................................60

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang
Phụ lục 1. Bảng tính lợi ích và chi phí của dự án xét góc độ tài chính (r = 10%) ........68

Phụ lục 2. Một số hình ảnh liên quan (nhà máy phong điện 1 ở tỉnh Bình Thuận đƣợc
đầu tƣ bởi REVN) ..........................................................................................................68

x


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Năng lƣợng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con ngƣời và là một yếu
tố đầu vào không thể thiếu đƣợc của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của ngƣời dân
càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng
lƣợng cũng ngày càng lớn và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối
với hầu hết mọi quốc gia.
Từ thế kỷ 20 trên thế giới đã sử dụng năng lƣợng hóa thạch, năng lƣợng hạt
nhân và bƣớc đầu sử dụng năng lƣợng tái tạo để phát điện, nhằm phục vụ sản xuất và
cải thiện đời sống cho nhân loại. Ngày nay, với trữ lƣợng than, dầu mỏ, khí đốt đang
ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, khi sử dụng các nguồn nhiên liệu này để phát điện sẽ
phát thải khí nhà kính vào khí quyển làm trái đất ngày càng nóng lên, gây biến đổi khí
hậu toàn cầu. Các tai họa nhƣ hạn hán, bão lụt xảy ra trên toàn thể giới ngày càng trầm
trọng. Do đó, ngay từ đầu thế kỷ 21 tổ chức năng lƣợng gió châu Âu (EWEA) đề xuất
ƣu tiên phát triển điện gió trên thế giới trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Ở Việt Nam hiện nay, sản lƣợng điện do các nhà máy thủy điện, nhiệt điện sản
xuất ngày càng không đủ để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vào
mùa nắng nóng. Vì vậy, phong điện đang đƣợc nhìn nhận nhƣ một hƣớng ra của triển
vọng. Việc sử dụng điện gió sẽ tiết kiệm nguồn năng lƣợng hóa thạch, bảo vệ môi
trƣờng, phát triển bền vững và khắc phục khủng hoảng năng lƣợng trong tƣơng lai.
Theo các chuyên gia về năng lƣợng, Việt Nam đang có tiềm năng về điện gió rất lớn
nhờ khí hậu nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài trên 3.200 km. Một kết quả nghiên cứu

mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy khoảng 8% lãnh thổ của Việt
Nam có tiềm năng về năng lƣợng gió, cao hơn hẳn so với các nƣớc trong khu vực


Đông Nam Á. Ở nƣớc ta có các diện tích ven biển, thềm lục địa, vùng Tây Nguyên và
các nơi khác trên lãnh thổ có nhiều tiềm năng về điện gió, trong đó có hai vùng giàu
tiềm năng để phát triển năng lƣợng gió là Bình Thuận và Ninh Thuận, rất cần đƣợc ƣu
tiên cho việc nghiên cứu và khai thác điện gió để cùng với các nguồn điện khác đáp
ứng yêu cầu về điện năng phục vụ sản xuất và đời sống.
Ngày 24/02/2011, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định về giá bán điện và biểu
giá bán lẻ chi tiết điện năm 2011. Theo quyết định trên, giá bán điện bình quân 2011
bắt đầu từ ngày 01/03/2011 sẽ là 1.242 đồng/kWh, tăng 165 đồng/kWh so với giá điện
bán lẻ bình quân năm 2010 (giá trên chƣa tính thuế VAT). Việc quyết định tăng giá
điện nhƣ trên đƣợc xem là giải pháp tạm thời trƣớc tình hình thiếu hụt điện của nƣớc
ta hiện nay. Trong tƣơng lai Việt Nam cần có chiến lƣợc đảm bảo an ninh năng lƣợng
bằng cách một mặt mở rộng khai thác những nguồn năng lƣợng truyền thống; mặt
khác, phải chuyển dần sang các dạng năng lƣợng mới, đặc biệt chú trọng tới các nguồn
năng lƣợng có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trƣờng - đó là năng lƣợng gió.
Hiện nay, ở nƣớc ta đã có một số nhà máy điện gió đã đƣợc lập dự án, xây dựng, đi
vào hoạt động. Trong đó, hòa vào lƣới điện quốc gia có nhà máy phong điện 1 - Bình
Thuận, nhà máy phong điện 1 - Ninh Thuận đang đƣợc xây dựng, cả 2 nhà máy này
đều thuộc Công ty Cổ phần năng lƣợng tái tạo Việt Nam (REVN) và nhà máy điện gió
Văn Thanh, tỉnh Bình Thuận thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Thƣơng mại Văn
Thanh cũng đang đƣợc lập dự án. Để xác định đƣợc hiệu quả kinh tế mà các nhà máy
điện gió mang lại và từ đó làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách đƣa ra những
giải pháp, sách lƣợc phát triển hơn nữa nguồn năng lƣợng tái tạo này nhằm phục vụ
nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời. Từ những vấn đề trên, đề tài “Xác định hiệu
quả kinh tế của nhà máy điện gió Văn Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”
đƣợc tiến hành.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định hiệu quả kinh tế của nhà máy điện gió Văn Thanh, huyện Bắc Bình,
tỉnh Bình Thuận.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Quy trình sản xuất điện từ gió và sự phát triển điện gió trên thế giới
2


- Thực trạng ngành điện gió và nhu cầu về điện ở nƣớc ta.
- Xác định lợi ích – chi phí của nhà máy điện gió Văn Thanh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của nhà máy, tìm hiểu những lợi ích về mặt môi
trƣờng và xã hội của điện gió.
- Đƣa ra những giải pháp, chính sách để phát triển hơn nữa nguổn năng lƣợng
gió ở nƣớc ta.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Về thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thới gian từ 03/2011 đến 07/2011.
1.3.2. Về không gian
Đề tài chọn địa điểm nghiên cứu là Nhà máy Điện Gió Văn Thanh, huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận.
1.3.3. Về nội dung
Do hạn chế về số liệu và thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn trong
phạm vi mục tiêu nghiên cứu nêu trên.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Nội dung của đề tài gồm 5 chƣơng
Chƣơng 1. Mở đầu
Đề cập đến sự cần thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chƣơng 2. Tổng quan
Tổng quan về một số tài liệu tham khảo ; giới thiệu tổng quan về khu vực

nghiên cứu nhƣ: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh
tế xã hội.
Chƣơng 3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trình bày những lý thuyết liên quan nhƣ định nghĩa về gió, năng lƣợng gió,
năng lƣợng tái tạo, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, lý thuyết về phân tích lợi
ích và chi phí, các chỉ tiêu để đánh giá lợi ích – chi phí của mỗi phƣơng án.
Trình bày một số phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu gồm:
-

Phƣơng pháp điều tra, thu thập và xử lý số liệu ;

-

Phƣơng pháp phân tích lợi ích - chi phí ;
3


-

Phƣơng pháp phân tích độ nhạy.

Chƣơng 4. Kết quả và thảo luận
Chƣơng này tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất điện từ gió và sự phát triển
điện gió trên thế giới ; thực trạng, tiềm năng, khả năng khai thác và sử dụng điện gió ở
nƣớc ta ; những lợi ích về mặt môi trƣờng và xã hội của phong điện ; nhu cầu về điện
năng ở nƣớc ta và việc ứng dụng mô hình sản xuất điện từ nguồn gió tự nhiên của nhà
máy. Từ đó tiến hành phân tích lợi ích và chi phí của nhà máy. Đƣa ra quyết định có
nên lựa chọn và nhân rộng mô hình hay không.
Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị
Từ những kết quả có đƣợc ở chƣơng 4, chƣơng này sẽ tóm tắt lại những kết quả

và đƣa ra những kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa nguồn năng lƣợng hiệu quả này.

4


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về việc sản xuất điện năng từ nguồn năng lƣợng tái tạo (năng
lƣợng gió) để giảm bớt phần nào tình trạng ô nhiễm do sản xuất điện bằng phƣơng
pháp truyền thống gây ra, đây là một vấn đề mới. Để thực hiện các mục tiêu nghiên
cứu của đề tài, tài liệu nghiên cứu đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác
nhau và từ internet. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn tham khảo các bài giảng của
các Thầy, Cô và nhiều đề tài nghiên cứu của khoá trƣớc có liên quan.
Đề tài này sử dụng phƣơng pháp phân tích lợi ích và chi phí nhằm đánh giá hiệu
quả của việc sản xuất điện bằng sức gió, phƣơng pháp này đƣa ra những phƣơng án
cho vấn đề đã đƣợc nhận dạng, sau đó tính lợi ích ròng của nó để có quyết định cuối
cùng. Phƣơng pháp này đã đƣợc thực hiện trong một số luận văn tốt nghiệp nhƣ luận
văn của Phạm Công Huân, 2006, luận văn tiến hành “Phân Tích Lợi Ích – Chi Phí
Hoạt Động Khai Thác Cát Trên Sông Đồng Nai”. Vấn đề đƣợc nói đến là việc khai
thác cát quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đồng thời gây ô nhiễm môi trƣờng, có
2 phƣơng án đƣa ra là tiếp tục hoạt động khai thác cát nhƣ bình thƣờng và phƣơng án
thứ hai là ngƣng khai thác và mua cát từ địa phƣơng khác. Đề tài đã tính đƣợc NPV1 là
(-0,66) tỷ đồng trong 5 năm khai thác và tỷ số BCR1 là 0,9 với suất chiết khấu 8%,
NPV2 là 0,55 tỷ đồng và BCR2 là 1,07. Theo kết quả có đƣợc thì phƣơng án 2 là
phƣơng án đƣợc chọn. Đây là tài liệu mà đề tài này tham khảo các phƣơng pháp phân
tích lợi ích – chi phí để tính toán.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo những tài liệu về phong điện nhƣ “ Phong điện,
nguồn năng lƣợng tái tạo cho Việt Nam” của nhóm tác giả TS. Trần Văn Bình, TS.

Nguyễn Thế Việt, Lê Vi – Nguyên Ngọc, của nhà xuất bản lao động năm 2011.


2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ của Việt Nam, thuộc
vùng kinh tế Nam Trung Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam. Tỉnh Bình Thuận có diện tích 7.828,5 km2 và có địa giới chung
với các tỉnh sau:
-

Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh NinhThuận,

-

Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai,

-

Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,

-

Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đƣờng bờ biển dài 192 km,

-

Ngoài khơi có Đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km.

Trung tâm tỉnh Bình Thuận cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành

phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua nối Bình Thuận
với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nƣớc, quốc lộ 28 nối liền với thành phố
Phan Thiết với các tỉnh phía Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối với trung tâm dịch vụ
dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Tỉnh Bình thuận có 10 đơn vị hành chính, bao gồm:
thành phố Phan Thiết, thị xã Lagi, các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc,
Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý.
Dân số năm 2005 là 1.168.000 ngƣời, mật độ dân số 149 ngƣời/km2, dân cƣ
phân bố không đều, tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng ven sông, ven biển các
thuộc lƣu vực sông Phan Thiết, sông Lũy và sông Lòng Sông. Khu vực Tuy Phong,
Bắc Bình dân cƣ tập trung chủ yếu ở đồng bằng ven biển. Bình Thuận có 1 cộng đồng
gồm hơn 30 dân tộc chung sống, dân tộc Kinh chiếm 93% dân số.
Huyện Bắc Bình nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Thuận, huyện lụy đặt ở thị
trấn Chợ Lầu, cách thành phố Phan Thiết 68 km về phía Đông Bắc. Diện tích tự nhiên
là 182.533 ha. Huyện có quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 37 km và có đƣờng sắt Bắc
Nam đi qua với chiều dài 40 km, có bờ biển dài 38 km.
Dân số huyện Bắc Bình năm 2007 là 121.665 ngƣời, mật độ dân số khoảng 67
ngƣời/km2, thấp nhất so với các huyện khác thuộc tỉnh. Về tổ chức hành chính, huyện
Bắc Bình có 18 đơn vị hành chính gồm: 2 thị trấn và 16 xã.

6


Xã Hồng Phong nằm phía Tây Nam huyện Bắc Bình, phía Đông giáp xã Hòa
Thăng (huyện Bắc Bình), phía Tây giáp xã Hồng Sơn (huyện Hàm Thuận Bắc), phía
Bắc giáp xã Hồng Liêm (huyện Hàm Thuận Nam), phía Nam giáp Hàm Tiến và
phƣờng Mũi Né (thành phố Phan Thiết). Với diện tích tự nhiên là 8.979 ha và dân số
năm 2008 là 1.303 ngƣời.
2.2.2. Địa hình, địa chất
Đại bộ phận là đồi núi thấp, đồng băng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp kéo theo
hƣớng Đông Bắc – Tây Nam, phân hóaa thành 4 dạng địa hình: đồi cát và cồn cát ven,

đồng bằng phù sa, vùng đồi gò chiếm và vùng núi thấp.
2.2.3. Khí hậu và thời tiết
Bình thuận nằm trong khu vực khô hạn nhất cả nƣớc, có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiều gió, nhiều nắng. Nhiệt độ trung bình từ 26,50C đến 27,50C .
Có 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Vùng này chiu ảnh hƣởng yếu của bão. Lƣợng mƣa trung bình từ
800-1600 mm/năm, thấp hơn trung bình của cả nƣớc. Độ ẩm tƣơng đối trung bình
hàng năm 79 – 81 %.
Gió, hƣớng gió chủ yếu là Bắc - Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
và Tây – Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Tốc độ gió trung binh tháng ở độ cao
12m là từ 2,3 m/s đến 4,0 m/s, trung bình năm là 3,1 m/s.
Bình Thuận có 7 lƣu vực sông chính. Nguồn nƣớc mặt hàng năm khoảng 5,4 tỉ
m3. Nguồn nƣớc phân bố không cân đối theo không gian và thời gian. Lƣu vực sông
La Ngà thƣờng bị ngập úng, nhƣng vùng Tuy Phong, Bắc Bình thiếu nƣớc trầm trọng,
là dấu hiệu của tình trạng hoang mạc hóa đã xuất hiện.
Nguồn nƣớc ngầm ít, bị nhiễm mặn, rất ít khả năng phục vụ cho nhu cầu sản
xuất, chỉ đáp ứng một phần nhỏ diện tích.
2.2.4. Đặc điểm kinh tế
Thiên nhiên đã ƣu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên tƣơng đối phong phú
và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến,
khai thác và đặc biệt là dịch vụ du lịch.
- Tiềm năng du lịch: Là một tỉnh ven biển khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều
bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên thơ mộng, giao thông thuận lợi. Nhiều khu vực
7


ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tƣ, xây dựng phát triển du lịch ở
các lĩnh vực nhƣ du lịch thể thao, nghỉ dƣỡng biển, du thuyền, câu cá, sân golf, chữa
bệnh và các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn khác. Bên cạnh đó Bình Thuận còn có
rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác nhƣ Trƣờng

Dục Thanh, Mũi Điện - Khe Gà, Núi Tà Cú. Năm 2007, Bình Thuận đón trên 1,80
triệu lƣợt khách (trong đó 10% khách quốc tế). Doanh thu du lịch đạt 1060 tỷ đồng,
đạt 106,06% kế hoạch năm, tăng 31.99% so với năm 2006.
- Tiềm năng thuỷ sản: Bình Thuận có ngƣ trƣờng rộng 52.000 km2, biển Bình
Thuận là một trong những ngƣ trƣờng lớn của cả nƣớc, trữ lƣợng hải sản từ 220 - 240
nghìn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh
tế cao nhƣ tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai. Diện tích ven sông ven biển có khả năng
phát triển nuôi tôm bán thâm canh khoảng 1.000 ha. Các vùng ven biển và đảo có thể
phát triển nuôi cá lồng bè các loại hải đặc sản nhƣ cá mú, tôm hùm. Trên biển Đông,
huyện đảo Phú Quý rất gần đƣờng hàng hải quốc tế, là điểm giao lƣu Bắc Nam và ngƣ
trƣờng Trƣờng Sa, thuận lợi để phát triển ngành chế biến hải sản, phát triển dịch vụ
hàng hải, du lịch.
- Nông - Lâm nghiệp: phát triển đa dạng, toàn tỉnh có hơn 200 ngàn ha đất nông
nghiệp, với các loại cây trồng chính là lƣơng thực, điều, cao su, thanh long trong đó
thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lƣợng hàng năm khoảng 140 ngàn tấn.
- Công nghiệp: phát triển khá ổn định, tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng
16 - 17%; công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phƣơng
có xu hƣớng phát triển nhanh. Một số sản phẩm tăng khá nhƣ thuỷ sản chế biến, may
mặc, vật liệu xây dựng, nƣớc khoáng, hàng thủ công mỹ nghệ. Nhiều sản phẩm truyền
thống của địa phƣơng tăng nhanh về sản lƣợng và số lƣợng xuất khẩu nhƣ: hàng hải
sản, nông sản chế biến, hàng may mặc. Nguồn khoáng sản tƣơng đối đa dạng với trữ
lƣợng lớn, các loại khoáng sản chính nhƣ cát thuỷ tinh, đá Granit, đất sét Bentonit,
nƣớc suối khoáng, sét làm gạch ngói, sa khoáng nặng, muối công nghiệp. Dầu khí là
nguồn tài nguyên gần bờ biển, có tiềm năng khai thác với các mỏ trữ lƣợng lớn nhƣ Sƣ
Tử Đen, Sƣ Tử Trắng, Sƣ Tử Nâu, Sƣ Tử Vàng, Rubi.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã đƣợc cải thiện đáng kể, cụ thể: hệ thống
giao thông đã đƣợc cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Các tuyến giao thông
8



chính nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28; ga hành khách - du lịch Mƣơng Mán
đang xây dựng lại; cảng Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa, Phú Quý; cảng tổng hợp Mũi
Điện (Khe Gà) đang đƣợc đầu tƣ xây dựng. Hiện nay các địa bàn trong tỉnh đều có
điện; nguồn cung cấp điện đƣợc bảo đảm từ lƣới điện quốc gia. Hệ thống cấp nƣớc đã
đƣợc cải tạo, mở rộng cung cấp đủ nƣớc cho đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp. Hệ
thống thông tin liên lạc thƣờng xuyên đƣợc nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá.
Những năm gần đây tỉnh Bình Thuận cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc đến đầu tƣ kinh doanh, đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho nền kinh tế của
tỉnh ngày càng sôi động. Để không ngừng phát triển, tỉnh Bình Thuận luôn xác định
phải xây dựng một môi trƣờng đầu tƣ - kinh doanh thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh,
đồng thời cần phải chuẩn bị tốt và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhanh chóng
cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tƣ, thông
thoáng, minh bạch và bảo đảm tính nhất quán. Với chủ trƣơng hội nhập, mở rộng quan
hệ hợp tác, thân thiện, cởi mở, Bình Thuận hy vọng sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà
đầu tƣ trong, ngoài nƣớc quan tâm và đầu tƣ tại đây.

9


CHƢƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Hiệu ứng nhà kính
Là hiện tƣợng năng lƣợng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ
hoặc mái nhà bằng kính, bị hấp thụ và phân tán trở lại làm ấm toàn bộ không gian bên
trong chứ không chỉ ở những chỗ đƣợc chiếu sáng.
3.1.2. Ô nhiễm môi trƣờng
Là tình trạng môi trƣờng bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh
hƣởng đến sức khỏe con ngƣời, các cơ thể sống khác.

3.1.3. Ô nhiễm không khí
a. Khái niệm: là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí: khí cacbon tăng lên nhiều lần, bụi, hơi nƣớc và các khí độc hại
cũng tăng lên, làm không khí không sạch và có mùi khó chịu.
b. Nguồn gây ô nhiễm không khí: có nhiều nguồn gây ONKK nhƣng có thể
chia thành 2 nguồn chính: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn gốc tự nhiên: phun núi lửa, hiện tƣợng cháy rừng với các khí cacbon
monoxit (CO), cacbon dioxit (CO2), quá trình phân hủy giải phóng ammoniac (NH3),
metan (CH4), Nitrogen dioxide (NO2).
- Nguồn gốc nhân tạo: nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhƣng chủ yếu
là do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động
của các phƣơng tiện giao thông.
+ Công nghiệp: đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con ngƣời. Các quá
trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra:
CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chƣa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất


thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi,
bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thƣờng tập trung
trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và
nhiên liệu sử dụng thì lƣợng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
+ Giao thông vận tải: đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt
ở khu đô thị và khu đông dân cƣ. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình
đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá
trình di chuyển. Nếu xét trên từng phƣơng tiện thì nồng độ ô nhiễm tƣơng đối nhỏ
nhƣng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đƣờng xá không tốt thì sẽ gây
ô nhiễm nặng cho hai bên đƣờng.
+ Sinh hoạt: là nguồn gây ô nhiễm tƣơng đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun
nấu sử dụng nhiên liệu nhƣng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc

vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
c. Tác động cơ bản do ONKK gây ra
- Đối với sức khỏe con ngƣời: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể
sống trong đó có con ngƣời. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đƣờng hô hấp, bệnh tim
mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nƣớc gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết
mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nƣớc bẩn chƣa đƣợc xử lý. Các chất hóa học và
kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nƣớc uống có thể gây ung thƣ. Dầu tràn có thể gây
ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ.
- Đối với hệ sinh thái: điôxít lƣu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mƣa axít làm
giảm độ pH của đất; đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây
trồng. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến các cơ thể sống khác trong lƣới thức ăn; khói lẫn
sƣơng làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận đƣợc để thực hiện quá trình quang
hợp; các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trƣờng sống và làm nguy hại cho
các loài địa phƣơng, từ đó làm giảm đa dạng sinh học, khí CO2 sinh ra từ các nhà máy
và các phƣơng tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng
dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.

11


3.1.4. Tốc độ và hƣớng gió
Tốc độ gió là đại lƣợng biểu thị mức độ chuyển động ngang nhanh hay chậm
của không khí. Đơn vị của tốc độ gió đƣợc tính theo kilomet trên giờ (km/h) hoặc met
trên giây (m/s) hoặc knot (kn: hải lý trên giờ) hoặc mile trên giờ (mph) tại Mỹ.
- 1 kn = 1 sm/h = 1,852 km/h = 0.514 m/s;
- 1 m/s = 3,6 km/h = 1,944 kn = 2,237 mph;
- 1 km/h = 0,54 kn = 0,278 m/s = 0,621 mph;
- 1 mph = 1,609344 km/h = 0,869 kn = 0,447 m/s.
Hƣớng gió là hƣớng mà từ đó gió thổi tới điểm quan trắc. Hƣớng gió đƣợc biểu
thị bằng phƣơng vị đông, tây, nam, bắc hoặc theo góc là lấy hƣớng bắc làm mốc ở vị

trí 00 hoặc 3600 và tính theo chiều kim đồng hồ. Nhƣ vậy hƣớng đông ứng với góc 90 0,
hƣớng nam ứng với góc 1800, hƣớng tây ứng với góc 2700.
3.1.3. Năng lƣợng gió
a. Khái niệm
Năng lƣợng gió đƣợc mô tả nhƣ một quá trình, nó đƣợc sử dụng để phát ra năng
lƣợng cơ hoặc điện. Tuabin gió sẽ chuyển đổi từ động lực của gió thành năng lƣợng
cơ. Năng lƣợng cơ này có thể sử dụng cho những công việc cụ thể nhƣ là bơm nƣớc
hoặc các máy nghiền lƣơng thực hoặc cho một máy phát có thể chuyển đổi năng lƣợng
cơ thành năng lƣợng điện.
b. Sự hình thành năng lƣợng gió
Gió là một dạng của năng lƣợng mặt trời. Gió đƣợc sinh ra là do nguyên nhân
mặt trời đốt nóng khí quyển, do trái đất xoay quanh mặt trời và do sự không đồng đều
trên bề mặt trái đất. Luồng gió thay đổi tuỳ thuộc vào địa hình trái đất, luồng nƣớc, cây
cối, con ngƣời sử dụng luồng gió hoặc sự chuyển động năng lƣợng cho nhiều mục đích
nhƣ: đi thuyền, thả diều và phát điện.
c. Cấu tạo của tuabin gió:
Bao gồm các phần chính sau đây:
- Anemometer: Bộ đo lƣờng tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điều
khiển.
- Blades: Cánh quạt. Gió thổi qua các cánh quạt và là nguyên nhân làm cho các
cánh quạt chuyển động và quay.
12


- Brake: Bộ hãm. Dùng để dừng roto trong tình trạng khẩn cấp bằng điện, bằng
sức nƣớc hoặc bằng động cơ.
- Controller: Bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ ở tốc độ gió
khoảng 8†16 dặm/1 giờ và tắc động cơ khoảng 65 dặm/1 giờ. Các Tuabin gió không
thể hoạt động ở tốc độ gió trên 65 dặm/1 giờ bởi vì các máy phát này có thể sẽ phát
nóng.

- Gear box: Hộp bánh răng. Bánh răng đƣợc nối trục có tốc độ thấp với trục có
tốc độ cao và tăng tốc độ quay từ 30†60 vòng/phút tới 1200†1500 vòng/phút, tốc đọ
quay là yêu cầu của hầu hết các máy phát để sản xuất ra điện. Bộ bánh răng này rất đắc
tiền nó là một phần của động cơ và Tuabin gió. Các máy phát có tốc độ thấp hơn thì
không cần bộ này.
- Generator: máy phát
- High-speed shaft: trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao.
- Low-speed shaft: trục quay tốc độ thấp.
- Nacelle: Vỏ. Bao gồm roto và vỏ bọc ngoài, toàn bộ đƣợc đặc trên đỉnh trụ và
bao gồm các phần: gear box, low- and high-speed shafts, generator, controller, and
brake. Vỏ bọc ngoài dung bảo vệ các thành phần bên trong vỏ. Một số vỏ phải đủ rộng
để 1 kỹ thuật viên có thể đứng bên trong trong khi làm việc.
- Pitch: Bƣớc răng. Cánh đƣợc tiện hoặc làm nghiên một ít để giữ cho roto quay
trong gió không quá cao hay quá thấp để tạo ra điện.
- Rotor: Bao gồm các cánh quạt và trục.
- Tower: Trụ đỡ: đƣợc làm từ thép hình trụ hoặc lƣới thép. Bởi vì tốc độ gió
tăng lên nếu trụ càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu đƣợc năng lƣợng nhiều hơn và phát ra
điện nhiều hơn.
- Wind direction: hƣớng gió.
- Wind vane: Chong chóng gió để xử lý hƣớng gió và liên lạc với „yaw drive‟
để định hƣớng Tuabin.
- Yaw drive: Dùng để giữ roto luôn luôn hƣớng về hƣớng gió khi có sự thay đổi
hƣớng gió.
- Yaw motor: Động cơ cung cấp cho „yaw drive‟ định đƣợc hƣớng gió.

13


Hình 3.1. Cấu tạo tuabin phong điện


Nguồn: Công ty Cổ phần Phong điện Fuhrlaender Việt Nam
d. Các kiểu tuabin gió hiện nay
Các tuabin gió hiện nay đƣợc chia thành 2 nhóm cơ bản: một loại theo trục
đứng, một loại theo trục nằm ngang giống nhƣ máy bay trực thăng. Loại tuabin gió
trục đứng là loại phổ biến có 2 hay 3 cánh quạt. Tuabin gió 3 cánh quạt hoạt động theo
chiều gió với bờ mặt cánh quạt hƣớng vào chiều gió đang thổi. Ngày nay tuabin gió 3
cánh quạt đƣợc sử dụng rộng rãi.
e. Công suất các loại tuabin gió
Dãy công suất tuabin gió thuận lợi từ 50kW tới công suất lớn hơn cỡ vài MW.
Để có những tuabin lớn hơn thì tập hợp thành một nhóm các tuabin gió với nhau trong
một trại gió và nó sẽ cung cấp năng lƣợng lớn hơn cho lƣới điện. Hiện nay có các loại
14


×