Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG QUÝ I2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH BẾN CÁT BÌNH DƯƠNG
QUÝ I/2011

ĐÀO THỊ THÚY HẰNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH BẾN CÁT - BÌNH DƯƠNG, QUÝ I/2011”. Do ĐÀO THỊ
THÚY HẰNG, sinh viên khóa 33, ngành KẾ TOÁN, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

GV.LÊ VĂN HOA
Người hướng dẫn,

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt 4 năm học tại trường Đại học Nông lâm TPHCM em đã được thầy
cô tận tâm truyền dạy những kiến thức vô cùng quan trọng và cần thiết, đây sẽ là hành
trang để em bước vào đời. Giờ đây em đã hoàn thành chương trình học của mình và
trong gần 3 tháng vừa qua theo sự giới thiệu của Ban Giám hiệu nhà trường và được sự
chấp thuận của Ban Giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Bến Cát em đã đến thực tập tại ngân hàng để tìm hiểu thực tế hoạt động của ngân hàng
và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực tập tại đây em đã
được các cô chú, anh chị trong ngân hàng hướng dẫn rất tận tình và tạo mọi điều kiện

thuận lợi để em có thể hoàn thành chuyên đề của mình. Để có được kết quả như hôm
nay với tất cả lòng chân thành em xin cảm ơn:
Cha mẹ- người đã tạo cho con nên vóc nên hình, nuôi dạy con nên người và cho
con tương lai tươi sáng. Cha mẹ đã cho con niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử
thách trên con đường học vấn.
Quý thầy cô khoa Kinh tế của trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là thầy Lê
Văn Hoa đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin
kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe và thành công trong công tác giảng dạy của
mình.
Tất cả các cô chú, anh chị đang làm việc tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Bến Cát. Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể các cô
chú, anh chị và chúc mọi người luôn thành công trong công việc, chúc cho ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam nói chung, chi nhánh huyện Bến Cát
nói riêng sẽ ngày càng phát triển.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã giúp đỡ tôi trong
những lúc khó khăn.
Chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐÀO THỊ THUÝ HẰNG. Tháng 7 năm 2011. “Kế Toán Nghiệp Vụ Huy Động
Vốn Tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Chi Nhánh Bến Cát –
Bình Dương Quý I/2011”.
DAO THI THUY HANG. JULY 2011. “Account Of Mobilization At Viet Nam
Bank For Agriculture And Rural Development Ben Cat Branch- Binh Duong
Province, At The First Quarter In 2011”.
Khóa luận có các nội dung sau:
- Khoá luận tập trung thông tin mô tả công tác hạch toán kế toán liên quan đến
nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi
nhánh Bến Cát.

- Nghiên cứu các hình thức nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng như: tiền gửi thanh
toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ.
- Mô tả cách hạch toán các nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng.
- Nhận xét công tác kế toán thực tế tại đơn vị, rút ra những ưu điểm và nhược điểm
trong công tác kế toán tại Ngân hàng.
Với những kiến thức và một chút kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập, em
xin đóng góp một số kiến nghị với hy vọng sẽ giúp được Ngân hàng một phần nào trong
việc thúc đẩy và mở rộng công tác kế toán.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................... viii 
Danh mục các bảng ........................................................................................................... ix 
Danh mục các hình ............................................................................................................. x 
Danh mục phụ lục .............................................................................................................. xi 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................... 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ...................................................................................... 2 
1.4. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................................ 3 

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 4 
2.1. Giới thiệu chung về NH Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ........................ 4 
2.2. Giới thiệu khái quát về NH Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bến Cát .... 5 

2.2.1. Quá trình ra đời và hoạt động ........................................................................... 5 
2.2.2. Khó khăn và thuận lợi ....................................................................................... 6 
2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại NH Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Chi

nhánh Bến Cát ............................................................................................................................ 8 

2.3.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 8 
2.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban ............................................................................ 8 
2.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................... 10 
2.3.4. Hình thức kế toán sử dụng .............................................................................. 11 
2.4. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu ...................................................................................... 13 
2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và định hướng phát triển cho năm 2011 .......... 13 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 15 
3.1. Tổng quan về nghiệp vụ kế toán huy động vốn ................................................................. 15 

3.1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán huy động vốn ............................................. 15 
v


3.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác huy động vốn ........................................... 16 
3.2. Các hình thức huy động vốn .............................................................................................. 17 

3.2.1. Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn ............................................................................ 17 
3.2.2. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn ...................................................................... 19 
3.2.3. Tiền gửi thanh toán ......................................................................................... 20 
3.2.4. Tiền gửi có kỳ hạn ........................................................................................... 21 
3.3. Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi ............................................................................... 23 

3.3.1. Phương pháp tính lãi ....................................................................................... 23 
3.3.2. Hạch toán lãi ................................................................................................... 25 
3.4. Hệ thống tài khoản Ngân hàng sử dụng ............................................................................ 26 

3.4.1. Cấu trúc tài khoản ........................................................................................... 26 

3.4.2. Phương pháp hạch toán các tài khoản ............................................................. 27 
3.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 34 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 35 
4.1.Tình hình huy động vốn tại NHNN&PTNT chi nhánh Bến Cát qua 3 năm 2008, 2009, 2010 35 
4.2. Hệ thống tài khoản kế toán AGRIBANK Bến Cát sử dụng .............................................. 40 
4.3. Quy trình luân chuyển chứng từ ........................................................................................ 41 

4.3.1. Quy trình luân chuyển chứng từ thu bằng tiền mặt......................................... 41 
4.3.2. Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt .................................................. 43 
4.3.3. Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán ............................................................ 45 
4.4.Quy trình giao dịch tại NHNN&PTNT chi nhánh Bến Cát ................................................ 45
4.5.Tình hình thực hiện kế toán huy động vốn tại NHNN&PTNT- chi nhánh Bến Cát .......... 48

4.5.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm có kì hạn ............................................... 48 
4.5.2.Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm không kì hạn .......................................... 58 
4.5.3. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm bậc thang .............................................. 58 
4.5.4. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi thanh toán ............................................................ 65 
4.5.5.Kế toán nghiệp vụ tiền gửi có kì hạn ............................................................... 82 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 83 
5.1. Kết luận ............................................................................................................................. 83 

5.1.1. Những kết quả đã đạt được .............................................................................. 83 
vi


5.1.2. Những mặt hạn chế .......................................................................................... 84 
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................................ 85 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 88 


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CK

Chuyển khoản

CMND

Chứng minh nhân dân

GDV

Giao dịch viên

GTCG

Giấy tờ có giá

KH

Khách hàng

KSV


Kiểm soát viên

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNN&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TKh.TK

Tài khoản tiết kiệm


TQ

Thủ quỹ

UNC

Ủy nhiệm chi

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tình Hình Huy Động Vốn Theo Loại Tiền ...................................................... 35
Bảng 4.2. Tình Hình Huy Động Vốn Bằng Tiền Gửi ....................................................... 37
Bảng 4.3. Tình Hình Huy Động Vốn Theo Kì Hạn .......................................................... 39

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của NHNN&PTNT Huyện Bến Cát ............................. 8
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán ..................................................................... 11
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm Trên Máy Vi Tính ............. 11
Hình 4.1. Biểu Đồ Tình Hình Huy Động Vốn Theo Loại Tiền ........................................ 37
Hình 4.2. Biểu Đồ Tình Hình Huy Động Vốn Bằng Tiền Gửi ......................................... 38
Hình 4.3. Sơ Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Thu Tiền Mặt ................................................. 42
Hình 4.4. Sơ Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Chi Tiền Mặt .................................................. 44

Hình 4.5. Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch Tại NHNN&PTNT Chi Nhánh Bến Cát ............ 46
Hình 4.6. Sơ Đồ Tổng Hợp Nghiệp Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Có Kì Hạn ......................... 55
Hình 4.7. Sơ Đồ Chữ T Nghiệp Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm Bậc Thang ............................... 63
Hình 4.8. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Rút hoặc Gửi Tiền Thanh Toán ................... 68
Hình 4.9. Phản Ánh Các Nghiệp Vụ Liên Quan TGTT Không Kì Hạn Lên Sơ Đồ Chữ T
........................................................................................................................................... 79 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giấy Đăng Ký Mở Tài Khoản
Phụ lục 2. Biểu Phí Dịch Vụ Giao Dịch Tài Khoản Tiền Gửi Thanh Toán và Chuyển Tiền
Trong Nước
Phụ lục 3. Thông Báo Quy Định Lãi Suất Tiền Gửi Tiết Kiệm Bằng VND
Phụ lục 4. Thông Báo Quy Định Lãi Suất Tiền Gửi Tiết Kiệm Bằng Ngoại Tệ (USD)
Phụ lục 5. Bảng Cân Đối Chi Tiết Quý I/2011.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt, kinh
doanh tiền tệ. Nên NH nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển
đất nước. Đó là góp phần giúp nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thông qua vai trò
trung gian tài chính. Nghĩa là thực hiện điều tiết nguồn vốn giữa các khu vực trong nền
kinh tế quốc dân. Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi NH phải có sự đầu tư vốn lớn và

năng động. Một số nhà kinh tế học cho rằng: Ngân hàng là một trong những sản phẩm
kỳ vị nhất trong những phát minh của nhân loại. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng nguồn vốn của NH, nó là bộ phận chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh, là
nguồn tài chính cơ bản cho NH thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Với hơn 60% dân số Việt Nam sinh sống bằng nghề nông, nhiều nghị quyết chính
sách của Đảng và Nhà nước đã khẳng định vị trí quan trọng của sự nghiệp phát triển
nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc phát triển kinh tế xã hội cả nước. Từ đó
cho thấy sự phát triển của hệ thống NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay cùng với đà phát triển của xã hội, hoạt động kinh doanh của NHTM ngày càng
phong phú và đa dạng. Trong đó hoạt động huy động vốn mang tính chất tất yếu và đóng
vai trò ngày càng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, huy động vốn nhàn rỗi
trong dân cư để đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt
động kinh doanh của các NHTM cũng chịu ảnh hưởng của quá trình cạnh tranh gay gắt.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực(ASEAN, APEC, AFTA…),


nền kinh tế toàn cầu (WTO…), và việc ký kết các hiệp định thương mại song
phương(Việt-Mỹ,Việt Nam-Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu…), cùng với sự gia nhập của
các NH nước ngoài vào thị trường Việt Nam làm cho tính cạnh tranh trong hoạt động
NH ngày càng gia tăng. Vì vậy trong thời gian tới muốn đạt được sự phát triển vượt bậc
về kinh tế, ổn định chính trị-xã hội thì một nguồn lực có ý nghĩa quyết định không thể
thiếu được, đó chính là vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Với mục tiêu ổn
định và phát triển kinh tế nông thôn, rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn,
ổn định cơ cấu lao động bên cạnh việc nâng cao kết quả kinh doanh của ngành NH, ổn
định tiền tệ và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Trước nhu cầu đó
đòi hỏi ngành NH nói chung và NH Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thôn huyện Bến
Cát nói riêng phải luôn tự đổi mới, cải cách phương thức hoạt động ngày càng hoàn
thiện và hiệu quả hơn.

Qua việc thấy được tầm quan trọng của vốn huy động đối với NH nên tôi quyết
định chọn đề tài” Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại NH Nông Nghiệp&Phát Triển
Nông Thôn chi nhánh Bến Cát- Bình Dương Quý I/2011” cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích các các nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại ngân hàng cụ thể
là: nhận và rút tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, Ngoai tệ của các cá nhân và tổ chức
kinh tế. Bên cạnh đó, mô tả cách hạch toán các nghiệp vụ tiền gửi, các công thức tính lãi
và hạch toán lãi của ngân hàng. Qua đó, thấy được những ưu, nhược điểm của công tác kế
toán huy động vốn đồng thời cho nhận xét và đề xuất ý kiến nhằm hợp lý hóa kế toán phù
hợp với chế độ kế toán hiện hành.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
-Về không gian: tại Phòng Kế toán Ngân hàng Nông Nghiệp&Phát Triển Nông ThônChi nhánh Bến Cát.
-Về thời gian: đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ ngày 17/01/2011 đến ngày
30/04/2011.
2


-Về nội dung: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp& Phát
Triển Nông Thôn Chi nhánh Bến Cát - Bình Dương Quý I/2011
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khoá luận gồm 5 chương:
- Chương 1:Mở đầu.
Nêu lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về NH Nông Nghiệp&Phát Triển Nông
Thôn-Chi nhánh Bến Cát.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày một số khái niệm, lý luận cơ bản và phương pháp nghiên cứu.

- Chương 4: Kết quả và thảo luận:
Phân tích tình hình huy động vốn trong năm 2008, 2009 và năm 2010 tại NH.
Mô tả công tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại NH Nông Nghiệp&Phát Triển
Nông Thôn-Chi nhánh Bến Cát. Từ đó nhận xét về công tác kế toán tại NH.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Qua kết quả nghiên cứu đưa ra ưu và nhược điểm về công tác kế toán, trên cơ sở đó
đề xuất một số ý kiến.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về NH Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
NH Nông Nghiệp& Phát Triển Nông Thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị
định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính phủ ) với tên
gọi NH Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam. NH hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NH
Nhà nước tất cả các chi nhánh NHNN huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm
tại các chi nhánh NH Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. NH hoạt động theo luật các tổ
chức tín dụng Việt Nam và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngay trong
những ngày đầu, bên cạnh việc thành lập các chi nhánh NH phát triển nông nghiệp tỉnh,
thành phố, ngày 06/10/1988, theo đề nghị của Tổng giám đốc NH Phát Triển Nông
Nghiệp Việt Nam, NH Nhà nước đã cho phép thành lập chi nhánh NH phát triển nông
nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long. Sau đó do nhu cầu của việc thu mua, xuất khẩu và
phân phối lương thực, NHNN chấp nhận đề nghị của Tổng Giám đốc NH phát triển Nông
nghiệp Việt Nam thành lập chi nhánh NH lương thực tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là
hai NH chuyên doanh đầu tiên nằm trong hệ thống NH phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính Phủ) ký quyết
định số 400/CT thành lập NH Nông Nghiệp Việt Nam thay thế NH Phát triển Nông

nghiệp Việt Nam. NH Nông nghiệp là NH thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc NH Nhà nước có quyết định số 603/NH-QĐ về việc
thành lập chi nhánh NH nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc NH nông nghiệp gồm
có 3 sở giao dịch và 43 chi nhánh NH nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh NH nông


nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Ngày 15/11/1996 được Thủ tướng chính phủ
ủy quyền, Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên
NH nông nghiệp Việt Nam thành NH Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Việt
Nam(AGRIBANK). Hiện nay AGRIBANK là NH lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản,
đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối năm
2003, vốn tự có của AGRIBANK là 5.200 tỷ đồng. Tổng tài sản có trên 120 nghìn tỷ
VND. 1800 chi nhánh được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với 28000 cán bộ công nhân
viên. Ngoài ra, AGRIBANK còn là NH luôn chú trọng đầu tư đổi mới ứng dụng công
nghệ NH phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch
vụ NH tiên tiến. Có thể nói với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, AGRIBANK đã nổ
lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
2.2. Giới thiệu khái quát về NH Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh
Bến Cát
2.2.1. Quá trình ra đời và hoạt động
Tên Ngân hàng: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh
Bến Cát.
Tên giao dịch: AGRIBANK Huyện Bến Cát.
Địa chỉ: Khu phố 2,Thị Trấn Mỹ Phước, Huyện Bến Cát,Tỉnh Bình Dương.
Mã số thuế: 3700255721.
Điện thoại: 0650 3558577.
Email:

Quá trình hình thành và phát triển của NH Nông nghiệp&Phát triển nông thôn
huyện Bến Cát gắn liền với sự hình thành và phát triển của NH Nông Nghiệp&Phát Triển
nông thôn Việt Nam. Trước năm 1988 NH Nông Nghiệp&Phát triển nông thôn huyện
Bến Cát chính là NH Nhà nước huyện Bến Cát, trực thuộc NH Nhà nước tỉnh Sông Bé,
hoạt động theo cơ chế bao cấp. Từ năm 1988, cùng với sự hình thành NH Phát triển nông
nghiệp Việt Nam, NH Nhà nước huyện Bến Cát chuyển thành NH Phát triển Nông nghiệp
huyện Bến Cát, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 1990 NH
5


Phát triển Nông nghiệp huyện Bến Cát đổi thành NH nông nghiệp huyện Bến Cát( theo
quyết định số 400/CT thành lập NH Nông nghiệp Việt Nam thay thế NH Phát triển nông
nghiệp Việt Nam), đây là NHTM hoạt động đa năng dù chủ yếu vẫn hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 19/6/1998, theo quyết định số 340/QĐ-NHNo-02 của
Tổng giám đốc NH Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Việt Nam, NH nông nghiệp huyện
Bến Cát chính thức đổi tên thành NH NN&PTNT huyện Bến Cát, đây là chi nhánh cấp 2,
trực thuộc chi nhánh NH Nông nghiệp&Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương. NH
NN&PTNT huyện Bến Cát hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nhà nước, hạch toán
độc lập và có tư cách pháp nhân.
Trụ sở NH NN&PTNT huyện Bến Cát đặt tại Thị trấn Mỹ Phước.Và còn có chi
nhánh cấp 3 Lai Uyên đặt tại xã Lai Uyên. Hoạt động chủ yếu của NH là huy động vốn và
cho vay mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra NH còn cung cấp thêm một số hoạt động dịch
vụ như: thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền.
Với phương châm” vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và
NH”, NHNN&PTNT huyện Bến Cát đã không ngừng phấn đấu xây dựng một đội ngũ cán
bộ vừa giỏi chuyên môn vừa nhiệt tình, tận tâm với khách hàng, luôn xem sự hài lòng của
KH là mục tiêu, động lực phấn đấu. Chính vì vậy liên tục trong nhiều năm qua NH đã có
những bước tiến bộ đáng kể, tạo được sự tin tưởng cho KH.
2.2.2. Khó khăn và thuận lợi
a) Khó khăn

Huyện Bến Cát đang trong giai đoạn đô thị hóa nên ảnh hưởng lớn đến định hướng
phát triển nông nghiệp. Dân đề nghị công nghiệp hóa, sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính
cầm chừng , các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ít. Một vấn đề hết sức quan trọng
không thể không kể đến đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng,
các NH trên cùng địa bàn. Trong vòng bán kính chưa đầy 5km đã có tới 11 NH gồm: 02
của NH Công thương, 02 của NH nông nghiệp&Phát triển nông thôn, 02 của NH đầu tư
và phát triển, 01 của NH Gia Định, 01 của NH Châu Á, 01 của NH Sài Gòn Thương Tín,
01 của NH Phương Đông, 01 của NH Đông Á. Cán bộ được huy động từ nhiều nơi, đa số
CBCNV của chi nhánh từ các tỉnh chuyển về và chỉ quen với việc cho vay với hộ nên rất
6


khó cho chi nhánh trong việc triển khai các nghiệp vụ mới, ứng dụng công nghệ thông tin,
thẩm tra dự án, phong cách phục vụ của nhân viên còn nhiều hạn chế, mang nặng tính thụ
động, còn chờ đợi khách đến, chưa chú trọng đến công tác tiếp thị thu hút KH đến với chi
nhánh làm ảnh hưởng đến việc mở rộng thị phần. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ và tin
học của CBCNV chưa được cao, điều này ảnh hưởng đến việc huy động vốn và cho vay
vì chủ yếu thực hiện trên máy vi tính.
b) Thuận lợi
Đường lối đổi mới của Đảng thể hiện trong Nghị quyết Đại hội IX đã quán triệt
đến các cấp, các ngành đã tạo động lực phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Ngày
01/06/2001, Chủ tịch Hội đồng quản trị NH Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Việt Nam
đã ra quyết định số 235/QĐ về việc thành lập trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro có
chức năng tham mưu cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về thu nhập, cung cấp, lưu
trữ và phân tích thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ
thống NH nông nghiệp&Phát triển nông thôn. Trung tâm phòng ngừa xử lý rủi ro của NH
Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Việt Nam nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả
và giảm thiểu được rủi ro tín dụng.
Là NH có mạng lưới rộng lớn đến tận các tụ điểm dân cư, có số lượng cán bộ đông
đảo, thông thạo địa bàn và KH, có mối quan hệ tốt với cấp ủy và chính quyền địa phương.

Tình hình kinh tế xã hội huyện Bến Cát đang từng bước được đô thị hóa, cơ sở hạ tầng
được Nhà nước và nhân dân chú trọng đầu tư. Bộ mặt nông thôn có những chuyển biến
tịch cực, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. Trong hoạt động NH đã bám sát mục tiêu
chiến lược phát triển kinh doanh để phát triển thị trường, thị phần. NH NN&PTNT huyện
Bến Cát có đội ngũ CBCNV trẻ, có năng lực làm việc và tinh thần đoàn kết,tự giác cao
nên mặc dù có khối lượng KH lớn nhưng hoạt động vẫn tăng trưởng mạnh. Trong chỉ đạo
điều hành luôn bám sát và thực hiện đúng định hướng kinh doanh. Trong ba năm qua chi
nhánh đã vượt mức chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ và nguồn vốn huy động, đảm bảo được
chất lượng tín dụng và cân đối được quỹ nhập, quỹ tiền lương. Thực hiện linh hoạt các
chính sách về lãi suất, phí dịch vụ theo qui định của NHNN&PTNT Việt Nam, đảm bảo
được yêu cầu cạnh tranh nhưng cũng đảm bảo được tính tuân thủ nguyên tắc, chế độ.
7


2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại NH Nông nghiệp&Phát triển
nông thôn Chi nhánh Bến Cát
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy, cơ cấu tổ chức của NH Nông nghiệp&Phát triển nông thôn huyện Bến Cát
như sau
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của NHNN&PTNT Huyện Bến Cát
BAN GIAÙM ÑOÁC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH
DOANH


PHÒNG KẾ TOÁNNGÂN QUỸ

CHI NHÁNH CẤP 3
LAI UYÊN

Nguồn: Ban Giám đốc
2.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
a) Ban giám đốc
- Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc NH tỉnh và trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.
- Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban
- Quản lý CBCNV
- Kiểm soát và điều hành các hoạt động tín dụng của chi nhánh
b)Phòng kinh doanh
- Thực hiện công việc hướng dẫn, tư vấn, tiếp thị khách hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp
theo đúng quy định của NH NN.
8


- Tổ chức theo dõi nợ vay, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn
- Thực hiện hồ sơ cho vay, cầm cố sổ tiết kiệm.
- Xác minh thẩm định hồ sơ vay vốn, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của
KH và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đưa ra các quyết định về hoạt động kinh doanh
NH.
c) Phòng Kế toán-ngân quỹ
 Bộ phận kế toán:
- Tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán kế toán toàn chi nhánh
- Thực hiện công tác hướng dẫn, tư vấn cho KH liên quan đến thanh toán, chuyển

tiền, mở tài khoản thanh toán, xử lý điện đến-đi.
- Thực hiện các quá trình thanh toán trong ngày: mở tài khoản thu chi trong ngày
để xây dựng lượng vốn hoạt động.
- Thực hiện công tác báo cáo NH tỉnh, công tác báo cáo, khê khai nộp thuế.
- Lập bảng thống kê các bút toán đã xóa để theo dõi.
- Hạch toán, xử lý, theo dõi các chứng từ thu chi nội bộ
- Quản lý chứng từ, sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh của NH chính xác và
kịp thời.
- Nắm bắt tình hình nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn, dự kiến biến động tiền tệ trong
tháng,quý, xây dựng cân đối vốn và sử dụng vốn
 Bộ phận ngân quỹ:
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn KH và thực hiện công việc kiểm tiền, thu
và chi tiền mặt, đảm bảo chính xác an toàn.
- Chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ và bảo đảm an toàn bí mật trong khi bảo
quản, vận chuyển các loại tiền mặt.
- Chịu trách nhiệm chính về sổ sách, chứng từ kho quỹ hàng ngày.
- Chịu trách nhiệm đóng bó tiền mặt theo đúng qui định,quy cách.
- Chịu trách nhiệm trong việc kiểm quỹ tiền mặt hàng ngày và kiểm kê tiền theo
định kì hoặc đột xuất.
9


d) Phòng giao dịch cấp 3 Lai Uyên
Thực hiện các nghiệp vụ tương tự như ở chi nhánh. Địa bàn quản lý 04 xã: Lai
Uyên, Cây Trường II, Trừ Văn Thố và Tân Hưng. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ
Giám đốc chi nhánh sẽ giao mức cho vay cho phù hợp.
2.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
a) Kế toán trưởng
Là người tổ chức bộ máy kế toán hoạt động, kiểm soát và chỉ đạo các nghiệp vụ,
lập kế hoạch tài chính, phân tích tài chính, chịu trách nhiệm đối với Ban Giám Đốc và cơ

quan quản lý Nhà nước.
b) Kế toán tổng hợp
Tổng hợp số liệu kế toán, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, lập báo cáo tài chính.
c) Kế toán tiền gửi
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm của KH,
lập các chứng từ, nhập dữ liệu vào máy tính, định khoản và đối chiếu sổ sách vào cuối
ngày.
d) Kế toán cho vay
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay, lập các chứng từ có liên
quan, nhập dữ liệu vào máy tính và đối chiếu sổ sách vào cuối ngày.
e) Thủ quỹ
- Thực hiện các hoạt động thu, chi tiền thông qua các giấy gửi và rút tiền.
- Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt và ngoại tệ tại quỹ thực tế,
đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt, nếu có sự sai lệch thì phải kiểm tra lại và điều chỉnh
sổ sách.

10


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền
gửi

Kế toán tiền
vay


Thủ quỹ
Nguồn:Ban Giám đốc

2.3.4. Hình thức kế toán sử dụng
NHNN&PTNT huyện Bến Cát áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên sử dụng các
loại sổ kế toán chủ yếu là:
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ cái.
 Trình tự ghi sổ
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm Trên Máy Vi Tính

Chứng từ
kế toán

Bảng tổng
hợp chứng
từ kế toán
cùng loại

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

Máy vi tính

Sổ kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
BCTC


Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, năm
Nguồn: Phòng Kế toán
11


Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài
khoản ghi có để lập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần
mềm. Theo quy trình thiết kế của phần mềm nó sẽ tự động cập nhật vào sổ cái và các sổ
chi tiết liên quan. Cuối tháng kế toán sẽ khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được tự động hóa nên rất an toàn và dễ dàng
kiểm tra. Cuối tháng, cuối năm sổ cái và sổ chi tiết được in ra và đóng thành quyển.
 Hình thức ghi sổ: Ngân hàng thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính thông
qua phần mềm Hệ thống Thanh Toán Nội Bộ Ngân Hàng và Kế toán Ngân hàng tên tiếng
Anh là Intra- bank Payment and Customer Accounting System, viết tắt là IPCAS (dự án
của WB- Ngân hàng Thế giới)
Đặc trưng của IPCAS là:
- Dữ liệu tập trung.
- Hạch toán tự động.
- Trụ sở chính giám sát giao dịch của toàn bộ hệ thống.
- Trụ sở chính thiết lập hệ thống thông tin báo cáo thống nhất.
- Hệ thống an toàn dữ liệu cao, đồng nhất (việc chỉnh sửa hệ thống, chỉnh sửa dữ liệu
được thực hiện thống nhất tại Trụ sở chính)
- Hệ thống mở có khả năng kết nối với các hệ thống khác (ATM, P.O.S, chuyển tiền
điện tử liên Ngân hàng, chuyển tiền điện tử, phone banking, internet banking).
- Quản lý chương trình tập trung.
- Cho phép ứng dụng nhiều sản phẩm mới.
 Hệ thống chứng từ tài khoản
NH sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản theo quy định của Bộ tài chính đã ban

hành:
- Chứng từ giao dịch
- Giấy lĩnh tiền mặt
- Giấy nộp tiền
- Ủy nhiệm chi
12


- Ủy nhiệm thu
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Mẫu sổ tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn
- Thẻ lưu
- Hợp đồng tín dụng
 Hệ thống các báo cáo kế toán
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng lưu chuyển tiền tệ
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối tài khoản kế toán.
2.4. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của NHNN&PTNT chi nhánh Bến Cát bao gồm:
- Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.
- Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ(USD).
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng việt Nam.
- Cho vay thành viên
- Cho vay tín chấp.
- Cho vay không thành viên
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước.

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và định hướng phát triển cho năm
2011
a)Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010
Tổng nguồn vốn huy động 1.385.548 triệu đồng, tăng 453.010 triệu đồng so với
năm 2009, trong đó: tiền gửi dân cư là 1.283.579 triệu đồng, tiền gửi của TCKT 62.920
triệu đồng, còn lại tiền gửi khác là 39.049 triệu đồng

13


Nguồn vốn tăng chủ yếu là tiền gửi dân cư, còn tiền gửi kho bạc do tính chất
không ổn định và hay biến động thường xuyên nên khi xây dựng kế hoạch năm 2010 đã
không đưa nguồn vốn này vào trong xây dựng và cân đối kế hoạch năm.
Về sử dụng vốn: kế hoạch năm 2010 là 900.000 triệu đồng bằng so với năm 2009.
Vốn đầu tư chủ yếu vào kinh tế trang trại, cây cao su, cây ăn trái, chăn nuôi bò sinh sản,
sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và khối doanh nghiệp.
b) Phương hướng hoạt động năm 2011
- Huy động vốn tăng trưởng từ 13%-18% so với năm 2010.
- Sử dụng vốn tăng trưởng 10% so với năm 2010.
- Tỷ lệ nợ quá hạn < 1,5% tổng dư nợ hữu hiệu.
- Mở rộng đầu tư vốn đối với các doanh nghiệp tư nhân đã có giấy phép đăng ký
kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
- Về cơ cấu đầu tư vốn năm 2011: phấn đấu đến cuối năm 2011 dư nợ trung hạn
chiếm 36% trên tổng dư nợ.

14


×