Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đamhs giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

ĐOÀN TRUNG TÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ
TRẤN QUÁN HÀU, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ
TRẤN QUÁN HÀU, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Đoàn Trung Tân
Mã số sinh viên: DQB05140093
Chuyên Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Võ Thị Nho

QUẢNG BÌNH, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực dựa trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và tham khảo các tài liệu liên quan.
Sinh viên

Đoàn Trung Tân

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(ký và ghi rõ họ tên)

THS. VÕ THỊ NHO


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Quảng Bình, khoa
Nông – Lâm – Ngư đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt bài báo
cáo khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Nông – Lâm – Ngư đã
hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình làm khóa luận vừa qua. Đặc biệt
cảm ơn sâu sắc tới cô Võ Thị Nho người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức cũng như những kinh nghiệm trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn
thành tốt bài báo cáo khóa luận.
Em xin chân thành cảm toàn bộ các cán bộ thuộc Ban quản lý Công trình công
cộng huyện Quảng Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc cung cấp các số liệu cũng
như đã giải đáp các thắc mắc về các vấn đề liên quan đến đề tài khoa luận
Em xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu. ..............................................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG ................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................5
1. Tổng quan về CTRSH. ............................................................................................5
1.1. Khái niệm. ............................................................................................................5
1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. ..............................................................5
2. Hình thức thu gom và kiểu thu gom CTRSH..........................................................5
2.1. Hình thức thu gom. ..............................................................................................5
2.2. Các kiểu thu gom. ................................................................................................6
2.2.1. Kiểu thu gom ở lề đường. .................................................................................6
2.2.2. Kiểu container di động. .....................................................................................6
2.2.3. Kiều container cố định. .....................................................................................6
3. Các phương pháp xử lý CTRSH. ............................................................................7
3.1. Phương pháp chôn lấp. .........................................................................................7
3.1.1. Khái niệm. .........................................................................................................7
3.1.2. Bãi chôn lấp.......................................................................................................7
3.2. Phương pháp ủ phân compost. .............................................................................8
3.2.1. Khái niệm ủ sinh học.........................................................................................8
3.2.2. Đặc điểm ủ sinh học. .........................................................................................8
4. Ảnh hưởng của CTRSH. .........................................................................................9
4.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất. ...........................................................................9
4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước. ........................................................................9

4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí. ..............................................................10
4.4. Ảnh hưởng đến mỹ quan. ...................................................................................10
5. Tổng Quan Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tại Thị Trấn Quán Hàu,
Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình. ....................................................................11
5.1. Điều kiện tự nhiên. .............................................................................................11
5.1.1. Vị trí địa lý. .....................................................................................................11
5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ..................................................................................11
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................13
1. Đặc điểm CTRSH tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 13
1.1 Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh và thu gom. ..............................................13


1.2. Thành phần CTRSH. ..........................................................................................14
2. Hiện trạng quản lý CTRSH tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình. ..........................................................................................................................15
2.1.Kiểu thu gom, hình thức thu gom. ......................................................................15
2.1.1. Hình thức thu gom CTRSH.............................................................................15
2.1.2. Kiểu thu gom CTRSH. ....................................................................................15
2.2. Thời gian và tần suất và trang thiết bị thu gom CTRSH. ...................................17
2.2.1. Tần suất và thời gian thu gom. ........................................................................17
2.2.2. Trang thiết bị thu gom. ....................................................................................17
2.3. Bãi chôn lấp CTRSH. .........................................................................................17
2.3.1. Vị trí địa lý. .....................................................................................................17
2.3.2. Các hạng mục của BCL...................................................................................17
2.2.3. Quy trình vận hành bãi chôn lấp. ....................................................................18
3. Tính toán tải lượng khí Methane từ CTRSH tại thị trấn Quán Hàu năm 2015 –
2017. ..........................................................................................................................21
3.1. Khối lượng CTRSH thu gom tại thị trấn Quán Hàu năm 2015 – 2017. ............21
3.2. Xác định các thông số đầu vào của mô hình. .....................................................21
3.3. Ước tính tải lượng phát thải khí Methane năm 2017. ........................................22

4. Dự báo KL CTRSH và lượng khí Methane tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình. .............................................................................................23
4.1. Cơ sở dự báo khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom. ..................................23
4.2. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh. ...............................................................23
4.3. Dự báo khối lượng thu gom CTRSH năm 2018 – 2020. ...................................24
4.4. Dự báo về khối lượng khí methane phát thải. ....................................................24
5. Đánh giá hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH. ................................................26
5.1. Về hình thức thu gom. ........................................................................................26
5.2. Về kiểu thu gom. ................................................................................................26
5.3. Về tỷ lệ thu gom. ................................................................................................26
5.4. Về thời gian và tần suất thu gom. ......................................................................26
5.5. Về điểm tập kết. .................................................................................................26
5.6. Về trang thiết bị thu gom. ..................................................................................27
5.7. Về phương pháp xử lý CTRSH. .........................................................................28
6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại thị trấn Quán Hàu,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình........................................................................28
6.1.Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục. ..................................................................28
6.2. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ. ......................................................................28
6.2.1.Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. .....................................................28
6.2.2. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn liên hợp. .....................................................29
6.3. Giải pháp về kinh tế. ..........................................................................................30


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................32
1. Kết luận. ................................................................................................................32
2. kiến Nghị. .............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................33


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Kí hiệu
1
CTR
2
CTRSH
3
BVMT
TNHH
4
5

Ý nghĩa
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Bảo vệ môi trường
Trách nhiệm hữu hạn

BCL
ÔCL

Bãi chôn lấp
Ô chôn lấp

8

ND-CP
Kg/ng.ngđ

Nghị định chính phủ

Kilôgam trên người nhân ngày đêm

9
10

KL
HC

Khối lượng
Hữu cơ

11

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

12

ĐHQB

Đại học Quảng Bình

6
7


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ thu gom kiểu container cổ điển.........................................................6
Hình 1.2: Sơ đồ thu gom kiểu container di động trao đổi. ..........................................6

Hình 1.3: Sơ đồ thu gom kiểu container cố định. .......................................................7
Hình 1.4: Sơ đồ vị trí thị trấn Quán Hàu ...................................................................11
Hình 1.5: Cơ cấu kinh tế thị trấn Quán Hàu năm 2017.............................................11
Hình 2.1: Biểu đồ khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom từ năm 2015 – 2017 ..13
Hình 2.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Quán Hàu ........................14
Hình 2.3: Quy trình thu gom CTRSH tại thị trấn Quán Hàu ....................................16
Hình 2.4: Công nhân đang thu gom rác tại một điểm tập kết ...................................16
Hình 2.5: Quy trình hoạt động của bãi chôn lấp CTRSH huyện Quảng Ninh ..........19
Hình 2.6: Bãi chôn lấp huyện Quảng Ninh. ..............................................................19
Hình 2.7: Sơ đồ quy trình xử lý CTRSH tại nhà máy xử lý rác................................20
Hình 2.8: Sơ đồ về quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH có phân loại tại
nguồn .........................................................................................................................29
Hình 2.9: Quy trình vận hành khu xử lý chất thải rắn liên hợp ................................30
Hình 2.10: Sơ đồ dây chuyền và công nghệ thu hồi và sử dụng ...............................31


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ số tương quan hiệu chỉnh MCF của từng loại BCL CTRSH ................3
Bảng 1.2: Dân số thị trấn Quán Hàu năm 2015 – 2017 ............................................12
Bảng 2.1: Khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom giai đoạn năm 2015 – 2017 tại
thị trấn Quán Hàu ......................................................................................................13
Bảng 2.2: Thành phần CTRSH tại thị trấn Quán Hàu và thị trấn Kiến Giang năm
2016 ...........................................................................................................................15
Bảng 2.3: Trang thiết bị thu gom CTRSH tại thị trấn Quán Hàu .............................17
Bảng 2.4: Khối lượng CTRSH thu gom tại thị trấn Quán Hàu năm 2015 - 2017 ....21
Bảng 2.5: Kết quả ước tính tải lượng phát thải khí Methane tại thị trấn Quán Hàu
năm 2015 – 2017 theo mô hình mặc định IPCC .......................................................22
Bảng 2.6: Khối lượng CH4 tạo ra trong quá trình chôn lấp tại thị trấn Quán Hàu năm
2015 - 2017 ...............................................................................................................23
Bảng 2.7: Dự báo hệ số phát sinh CTRSH từ năm 2018 – 2025. .............................23

Bảng 2.8: Ước tính khối lượng CTRSH phát sinh tại thị trấn Quán Hàu .................24
Bảng 2.9: Dự báo khối lượng CTRSH thu gom tại thị trấn Quán Hàu .....................24
Bảng 2.10: Dự báo khối lượng khí Methane phát thải tại thị trấn Quán Hàu giai
đoạn 2018 – 2025 ......................................................................................................25
Bảng 2.11: Nhu cầu trang thiết bị cho công tác quản lý, thu gom, vận chuyển
CTRSH cho năm 2017 .............................................................................................27
Bảng 2.12: Nhu cầu trang thiết bị cho công tác quản lý, thu gom, vận chuyển
CTRSH cho năm 2025 ..............................................................................................27


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình”.
Năm 2017 thì dân số tại thị trấn Quán Hàu là 4572 người. Với hệ số phát sinh
là 0,55 kg/người.ngđ thì khối lượng CTRSH phát sinh là 2,52 tấn/ngày.đêm. Tỷ lệ
thu gom đạt 98% tương ứng với khối lượng CTRSH thu gom là 2,5 tấn/ngày.đêm.
Dựa theo tỷ lệ gia tăng dân số tại thị trấn Quán Hàu huyện Quảng Ninh, dự báo về
khối lượng CTRSH phát sinh của năm 2018 là tấn/năm đến năm 2025 là 1186,25
tấn/năm.
Năm 2017 thì thị trấn Quán Hàu đang sử dụng hình thức không phân loại tại
nguồn và sử dụng kiểu thu gom lề đường.
Đến tháng 11 năm 2017 được vận chuyển và chôn lấp tại BCL huyện Quảng
Ninh tỉnh Quảng Bình. Và từ tháng 11 đến nay thì CTRSH được đưa đến nhà máy
xử lý của công ty TNHH phát triển dự án Việt Nam.
Kết quả ước tính tải lượng cacbon hữu cơ có trong chất thải (DDOCm) năm
2017 là 41,9 (tấn/năm). Khối lượng CH4 tạo ra trong quá trình chôn lấp bằng với tải
lượng phát thải khí Methane năm 2017 là 10,4 (tấn/năm).
Đánh giá hệ thống quản lý CTRSH: Thời gian, tần xuất thu gom hợp lý và
chặt chẽ, trang thiết bị bảo hộ lao động khác đầy đủ. Phương tiện vận chuyển, thu

gom khá đầy đủ đáp ứng được nhu cầu tại địa phương.
Đề tài đã đề xuất được một số biện phapscho thệ thống quản lý CTRSH. Biện
phápphân loại CTRSH tại nguồn là khả thi nhất.


Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong nền hội nhập kinh tế quốc tế thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đã đẩy mạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học, y tế… Trên thế giới nói
chung, Việt Nam nói riêng thì các vấn đề về quản lý CTRSH được chú trọng và
đáng quan tâm. Ở Việt Nam đặc biệt là các thành phố lớn thì lượng dân cư đông nên
việc quản lý CTRSH như thế nào để vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa đảm bảo
lợi nhuận kinh tế. Bên cạnh đó hiện nay ở các vùng thị trấn, các xã…các vấn đề về
quản lý CTRSH cũng đang là bài toán khó cho các cơ quan quản lý.
Thị trấn Quán Hàu thuộc huyện Quảng Ninh là trung tâm kinh tế của huyện.
Cùng với tỉnh Quảng Bình đang trong quá trình thực hiện CNH – HĐH góp phần
vào sự phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng. Tuy nhiên, bên những tác
động tích cực đó thì cũng gây ra nhiều sức ép cho công tác quản lý môi trường.
Thị trấn Quán Hàu thuộc huyện Quảng Ninh là nơi có vị trí điều kiện giao
thông thuận lợi để phát triển nền kinh tế. Vì vậy Thị trấn là nơi tập trung nhiều cơ
sở dịch vụ, nhà hàng, nhà nghĩ…, là nơi tập trung nhiều dân cư, người lao động…
Điều này lại gây ra sức ép tới công tác quản lý môi trường mà điều đáng chú ý là
công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
Trên cơ sở thực tiễn trên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị
trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Quán Hàu –
huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị

trấn Quán Hàu – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.
3. Nội dung nghiên cứu.
Xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Quán Hàu –
huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.
Tìm hiểu phương thức và kiểu thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thị
trấn Quán Hàu – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.
Xác định lượng phát thải khí metan từ chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thị
trấn Quán Hàu – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Quán
Hàu – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
thị trấn Quán Hàu – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.

1


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình.
b. Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt từ năm
2015 – 2017.
- Không gian: thị trấn Quán Hàu – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Thu thập số liệu và tài liệu có sẵn tại các phòng ban chuyên môn của huyện
như: phòng Tài nguyên - Môi trường, Ban quản lý Công trình công cộng. Tìm hiểu
những nguồn tài liệu từ phương tiện truyền thông đại chúng như: Báo chí, internet,
ti vi, đài...

b) Phương pháp khảo sát thực địa.
Trong quá trình nghiên cứu tôi sẽ tiến hành khảo sát thực địa tại địa phương
nhằm tìm hiểu về hình thức thu gom, kiểu thu gom, bãi chôn lấp để tạo cơ sở cho
việc đánh giá về hiện trạng quản lý CTRSH.
c) Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
Toàn bộ số liệu thu thập tổng hợp và xử lý tính toán theo công thức lý thuyết
đã học, tính toán trên phần mềm excel.
d) Phương pháp tính toán phát thải khí methane.
Phương pháp tính phát thải Methane theo mô hình FOD (IPCC, 2006) gồm
các bước:[5]
- Bước 1: Ước tính khối lượng CTRSH thu gom, W (tấn/năm).
- Bước 2: Xác định được phần trăm thành phần CTR hữu cơ có trong CTRSH.
Trên cơ sở đó tính toán được phần trăm Cacbon hữu cơ có thể phân hủy trong CTR
(DOC- Degradable Organic Cacbon) dựa trên công thức:
DOC = 0,4A + 0,2B + 0,15C + 0,43D + 0,24E + 0,39G (2)
Trong đó:
+ A: Thành phần giấy trong CTR (%);
+ B: Thành phần rác thải vườn trong CTR (%);
+ C: Thành phần rác thực phẩm trong CTR (%);
+ D: Thành phần gỗ, rơm rạ và rác công viên trong CTR (%);
+ E: Thành phần sản phẩm dệt may trong CTR (%);
+ G: Thành phần cao su và da trong CTR (%).
Các hệ số 0,4; 0,2; 0,15; 0,43; 0,24; 0,39 thể hiện tỷ lệ Cacbon trên tổng khối
lượng của từng thành phần CTR khác nhau là giá trị mặc định do IPCC (2006) đề
xuất.

2


- Bước 3: Xác định dữ liệu các thông số mô hình như MCF (Methane

Corection Factor), DOCf (fraction of Degradable Organic Cacbon), F (fraction of
CH4).
+ Hệ số tương quan hiệu chỉnh MCF được trình bày trong bảng 1:
Bảng 1.1: Hệ số tương quan hiệu chỉnh MCF của từng loại BCL CTRSH
Loại
Quản lý Quản lý – Không quản lý Không quản lý Bãi chôn lấp
BCL
- kỵ khí
bán hiếu
– sâu (≥ 5m) – nông (<5m) không phân
khí
loại
Hệ số
1,0
0,5
0,8
0,4
0,6
MCF
+ Hệ số phân hủy Cacbon hữu cơ trong bãi chôn lấp: DOCf
Giá trị mặc định của mô hình do IPCC (2006) đề xuất: DOCf = 0,5.
+ Hệ số phát sinh khí CH4 trong ô chôn lấp: F
Giá trị mặc định của mô hình do IPCC (2006) đề xuất: F = 0,5.
- Bước 4: Xác định lượng Cacbon hữu cơ có trong chất thải DDOCm
DDOCm = WT . DOC. DOCf . MCF
(3)
Trong đó:
+ DDOCm: Khối lượng các chất hữu cơ đem chôn năm thứ T (tấn/năm).
+ WT: Khối lượng CTR được đưa đến bãi chôn lấp năm thứ T (tấn/năm).
- Bước 5: Xác định lượng Cacbon hữu cơ phân hủy DDOCmd

DDOCmd = DDOCma, T .( 1 – e-k)
(4)
DDOCma, T = DDOCm + DDOCma, T – 1 .e-k
(5)
Trong đó:
+ DDOCmd: Khối lượng Cacbon hữu cơ phân hủy trong bãi chôn lấp
(tấn/năm).
+ DDOCma, T: Khối lượng Cacbon hữu cơ có trong CTR tích lũy tại BCL
(tấn/năm).
+ DDOCma, T – 1: Khối lượng Cacbon hữu cơ có trong CTR tích lũy cuối năm
T-1.
+ k: hệ số tốc độ phân hủy, (năm-1).
- Bước 6: Xác định lượng CH4 tạo ra trong quá trình chôn lấp: CH4G (CH4
Generated)
CH4G = DDOCmd . F. 16/12 (6)
Trong đó:
+ CH4G : Lượng khí CH4 được tạo thành (tấn/năm).
+ 16/12: Tỷ lệ trọng lượng phân tử CH4/C.
- Bước 7: Tính toán tổng tải lượng khí CH4 từ CTRSH: CH4E,T (CH4
Emissions).

3


CH4E,T= [ ∑ 𝐶𝐻 4G,T - RT].(1 – OXT)

(7)

Trong đó:
+ CH4E,T: Tải lượng khí CH4 phát thải vào năm T (tấn/năm).

+ RT (Recovered): Lượng khí CH4 được thu hồi vào năm T (tấn/năm).
+ OXT (Oxidation factor): Tỷ lệ Oxy hóa.

4


Phần II: NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về CTRSH.
1.1. Khái niệm.
Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn (CTR)
là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt và các hoạt động khác.[6]
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,
sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc
quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vãi, giấy, rơm, rạ, xác động
vật, vỏ rau quả...[8]
1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Nguồn phát sinh CTRSH bao gồm:
- Chất thải rắn từ các khu nhà ở (hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, biệt thự, …).
- Chất thải rắn từ các khu thương mại, dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị, quán
ăn, nhà hàng, khách sạn, …).
- Chất thải rắn từ các khu cơ quan, công sở (trường học, cơ quan hành chính
nhà nước, văn phòng công ty, …).
- Chất thải rắn từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường
phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh,…).
2. Hình thức thu gom và kiểu thu gom CTRSH.
2.1. Hình thức thu gom.
Có hai hình thức thu gom:

- Hình thức thu gom CTR chưa phân loại tại nguồn: Đây là hình thức phổ
biến, CTR được bỏ chung vào cùng một thiết bị chứa từ thùng đựng ở nơi phát sinh,
tập kết, trung chuyển và vận chuyển. CTR thường được thu gom và vận chuyển đến
một địa điểm cố định (BCL hoặc địa điểm xử lý).
- Hình thức thu gom CTR đã phân loại tại nguồn:
Thu gom riêng biệt các loại CTR đã phân loại bằng các thiết bị chứa thích hợp
và vận chuyển từ nơi tiếp nhận đến nơi tái chế, xử lý hoặc thải bỏ.
Phân loại CTR tại nguồn và đẩy mạnh công nghệ tái chế là giải pháp tối ưu
nhất trong việc xử lý CTR, đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Với
khoảng 75% chất thải hữu cơ, CTR sinh hoạt thực sự là nguồn nguyên liệu cho sản
xuất phân compost, khoảng 15% CTR vô cơ cũng được phân loại và các cơ sở tái
chế sẽ thu gom (giấy, nhựa, kim loại...).[8]

5


2.2. Các kiểu thu gom.[8]
2.2.1. Kiểu thu gom ở lề đường.
Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng CTR đã đầy ở lề đường (hẽm) vào
ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã thùng rỗng về.
2.2.2. Kiểu container di động.
Container di động cổ điển: Đây là kiểu dịch vụ kiểu mang đi – trả về, các
container CTR được mang đi đỗ ở nơi tiếp nhận và sau đó mang trả lại ở vị trí cũ.

Hình 1.1: Sơ đồ thu gom kiểu container cổ điển
Container di động trao đổi: Xe thu gom chở một container rỗng đến địa điểm
đặt container đã chứa đầy CTR, đổi container và vận chuyển CTR đến địa điểm tiếp
nhận và nhận container rỗng đi đến các điểm tiếp theo.

Hình 1.2: Sơ đồ thu gom kiểu container di động trao đổi.

2.2.3. Kiều container cố định.
Dịch vụ thu gom kiểu container cố định: Xe thu gom đi đến điểm đặt container
(hoặc thùng CTR), lấy và đổ CTR lên xe và trả thùng CTR về chỗ cũ.

6


Hình 1.3: Sơ đồ thu gom kiểu container cố định.
3. Các phương pháp xử lý CTRSH.
3.1. Phương pháp chôn lấp.
3.1.1. Khái niệm.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của CTR khi
chúng được chôn nén và phủ đất bề mặt. CTR trong bãi chôn lấp sẽ bị phân hủy nhờ
quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra các sản phẩm cuối cùng là các chất
như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4...[8]
3.1.2. Bãi chôn lấp.
- Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các loại bãi chôn lấp sau:
+ BCL chất thải nguy hại: Loại bãi này đòi hỏi phải có nhiều đầu tư về quản lý
và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công và vận hành.
+ BCL không phải là chất thải nguy hại: Loại này đòi hỏi có hệthống thu gom
và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí tạo thành.
- Phân theo kết cấu và hình dạng tự nhiên BCL gồm các loại sau:
+ BCL nổi: Là các bãi được xây dựng ở những khu vực có địa hình bằng
phẳng, bãi được sử dụng theo phương pháp chôn lấp bề mặt. Chất thải được chất
thành đống cao từ 10 - 15m. Xung quanh các ô chôn lấp phải xây dựng các đê bao.
Các đê này có khả năng thấm nước để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước rác ra môi
trường xung quanh.
+ BCL chìm: Là bãi tận dụng điều kiện địa hình tại những khu vực ao hồ tự
nhiên, các moong khai thác mỏ, các hào, rảnh hay thung lũng sẵn có. Trên cơ sở đó
kết cấu các lớp lót đáy bãi có khả năng chống thấm. CTR sẽ được chôn lấp theo

phương thức lấp đầy.
+ BCL nửa chìm nửa nổi: Là bãi kết hợp của BCL nổi và BCL chìm.[8]

7


3.2. Phương pháp ủ phân compost.[8]
3.2.1. Khái niệm ủ sinh học.
Ủ sinh học (ủ phân compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi
trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ phân hữu cơ từ CTR hữu cơ là một phương pháp truyền thống
được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và ở Việt Nam. Phương pháp
này được áp dụng rất có hiệu quả. Những đống lá hoặc đống phân có thể để hàng
năm và thành chất thải hữu cơ rồi thành phân ủ ổn định, nhưng quá trình có thể tăng
nhanh trong vòng một tuần hoặc ít hơn.
3.2.2. Đặc điểm ủ sinh học.
a. Các quá trình sinh hóa.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ rất phức tạp theo nhiều giai đoạn và sản phẩm
trung gian. Sự phân hủy chất hữu cơ trải qua 2 quá trình là quá trình khoáng hóa và
quá trình mùn hóa.
- Quá trình khoáng hóa: là quá trình phân hủy chất hữu cơ thành chất khoáng
đơn giản.
+ Nếu diễn ra trong điều kiện hiếu khí, sản phẩm tạo thành là CO2, H2O, NO3-,
PO43...
Chất hữu cơ + CO2 + VSV hiếu khí
CO2 + H2O + NO3 + sản phẩm
khác
+ Nếu diễn ra trong điều kiện kỵ khí, sản phẩm tạo thành là CO2, H2O, NH3,
CH4, H2S...

Chất hữu cơ + CO2 + VSV kỵ khí
CO2 + H2O + NH3 + CH4 + các sản
phẩm khác.
- Quá trình mùn hóa là quá trình phân giải tái tổng hợp các chất hữu cơ tạo
thành chất mùn. Chất mùn được hình thành nhờ sự tổng hợp các sản phẩm của quá
trình phân hủy chất hữu cơ như axit amin, đường, polyphenol. Chất mùn có thể bị
khoáng hóa thành chất khoáng đơn giản.
+ Quá trình phân hủy protein: dưới tác dụng của men proteaza do VSV tiết ra,
các protein được phân giải thành các hợp chất đơn giản hơn ( polypeptit,
olygopeptit ). Các chất này tiếp tục được phân giải thành axit amin nhờ tác dụng của
men peptitdaza ngoại bào. Các axit amin này xẽ được sử dụng một phần vào quá
trình sinh tổng hợp protein của VSV, một phần được tiếp tục phân giải để tạo thành
NH3, NH4+. Sau đó, bị oxy hóa sinh học tạo thành nitrit và cuối cùng tạo thành
nitrat.
NH4+ + O2 = NO2- + H+ + H2O
NO2- + O2 = NO3-

8


+ Quá trình phân hủy cacbonhydrat: dưới tác dụng của VSV, cacbonhydrat
được chuyển hóa thành đường đơn. Các đường đơn này sẽ được sử dụng một phần
vào quá trình sinh tổng hợp protein của VSV, một phần được tiếp tục phân giải để
tạo thành CO2, H2O.
b. Các pha của quá trình ủ sinh học.
Dựa theo sự biến thiên nhiệt độ, quá trình ủ trải qua 4 pha.
- Pha thích nghi: là giai đoạn cần thiết để VSV thích nghi với môi trường mới.
- Pha tăng trưởng: đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy
sinh học các chất hữu cơ của VSV chịu nhiệt.
- Pha ưa nhiệt: Là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định

hóa chất thải và tiêu diệt VSV gây bệnh hiệu quả nhất.
- Pha tăng trưởng: là giai đoạn giảm nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ môi trường.
Trong pha này, diễn ra quá trình hình thành chất mùn.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân hữu cơ.
- Yếu tố dinh dưỡng: thông số dinh dưỡng quan trọng nhất là tỷ lệ cacbon :
nitơ (C:N ). Những nguyên tố quan trọng kế tiếp là Photpho (P), Lưu huỳnh (S),
Canxi (Ca).
- Yếu tố môi trường: Nhiệt độ, độ pH, độ ẩm, hệ thống VSV.
- Khả năng vận hành.
4. Ảnh hưởng của CTRSH.
4.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất.
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý
nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô
nhiễm môi trường đất.
CTRSH đặc biệt CTRSH nguy hại như túi nilon, thùng sơn...là loại chất khó
phân hủy, sự phân hủy không hoàn toàn của túi nilon sẽ để lại trong đất những
mảnh vụn không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất nhanh chóng
bạc màu, không tơi xốp.
4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước.
CTR không được thu gom thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiểm môi
trường nước làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước
với không khí dẫn tới giảm DO trong nước.
Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng
nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân
hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, mùi khó chịu.
Nước rỉ rác từ các bãi rác, bãi chôn lấp chưa có hệ thống thu gom đạt chuẩn kỹ
thuật thải ra môi trường nước ngầm, sông, hồ, ao, suối…làm cho môi trường nước
bị ô nhiễm nghiêm trọng.

9



4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí.
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới
tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản
sinh ra các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2 – 33,6% và một số khí khác). Trong đó
CH4, CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên
và các khu chôn lấp.
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các
chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy
cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát
sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo,
Flo, lưu huỳnh và nito, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí
độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn.
Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý
khí thải phát sinh không đảm bảo khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn
làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại
đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất kim loại cũng có thể
bay hơi theo tro bụi phát tán vào môi trường.
4.4. Ảnh hưởng đến mỹ quan.
CTRSH vứt bừa bãi trên đường phố không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý
cũng như thu gom và vận chuyển đến các bãi tập kết tạm thời làm ảnh hưởng đến
cảnh quan đường phố nói riêng và vẻ đẹp của khu vực nói chung.

10


5. Tổng Quan Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tại Thị Trấn
Quán Hàu, Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình.

5.1. Điều kiện tự nhiên.
5.1.1. Vị trí địa lý.

Hình 1. 4: Sơ đồ vị trí thị trấn Quán Hàu
Thị trấn Quán Hàu nằm ở phía Đông Bắc của huyện Quảng Ninh, bên bờ sông
Nhật Lệ, cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 7 km về phía Nam.
+ Phía Đông giáp xã Võ Ninh.
+ Phía Nam giáp các xã Võ Ninh và Vĩnh Ninh.
+ Phía Tây giáp xã Vĩnh Ninh.
+ Phía Bắc giáp xã Lương Ninh.
Thị trấn Quán Hàu gồm 7 tiểu khu từ tiểu khu 1 đến tiểu khu 7.[9]
5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Tiểu thủ công nghiệp

Nông nghiệp

27%

73%

Hình 1. 5: Cơ cấu kinh tế thị trấn Quán Hàu năm 2017

11


Thị trấn Quán Hàu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Quảng
Ninh. Thị trấn Quán Hàu có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp như: nằm sát thành phố Đồng Hới, gần các tuyến đường quốc gia quan
trọng kể cả đường bộ, đường thủy. Giai đoạn năm 2015 – 2017, Thị trấn Quán Hàu
đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phù hợp với sự phát triển của vùng và quá trình

công nghiệp hóa. Do đó, đến năm 2017, ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 27
%, ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 73%. Nhiều cơ sở kinh doanh tiểu thủ
công nghiệp và các cở sở dịch vụ như: dịch vụ nhà nghỉ, công ty TNHH cây xanh
Anh Đức, công ty TNHH di động Thế Mạnh… ngày càng mở rộng và phát triển
hiện đại.
Dân số ngày càng tăng thì các nhu cầu về sinh hoạt, dịch vụ ngày càng tăng
lên dẫn đến các vấn đề về chất thải ra môi trường ngày càng tăng lên gây sức ép với
môi trường. Theo số liệu trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội của phòng thống kê
thị trấn Quán Hàu thì dân số thị trấn Quán Hàu từ năm 2015-2017 như sau:[5]
Bảng 1.2: Dân số thị trấn Quán Hàu năm 2015 – 2017
Năm
2015
2016
2017
Dân số (người)
4441
4482
4523
Dựa vào bảng trên ta thấy, dân số thị trấn Quán Hàu tăng liên tục từ năm
2015-2017. Dân số tại thị trấn Quán Hàu tính đến năm 2017 là 4531 người tăng
1,8% so với năm 2015.

12


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm CTRSH tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.
1.1 Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh và thu gom.
Theo số liệu thống kê của Ban quản lý Công trình công cộng huyện Quảng

Ninh, khối lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom của thị trấn Quán Hàu từ năm
2015 – 2017 như sau:
Bảng 2. 1: Khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom giai đoạn
năm 2015 – 2017 tại thị trấn Quán Hàu
Năm
2015
2016
2017
Khối lượng CTRSH phát
2,35
2,43
2,52
sinh (tấn/ngày.đêm)
Khối lượng CTRSH thu
2,16
2,31
2.5
gom (tấn/ngày.đêm)
Hệ số phát sinh CTRSH
0,53
0,54
0,55
(kg/ng.ngđ)
Tỷ lệ thu gom ( % )
92
95
98

2.6
2.5

2.4
2.3

Khối lượng CTRSH phát sinh
( tấn/ngày.đêm )

2.2

Khối lượng CTRSH thu gom (
tấn/ngày.đêm )

2.1
2
1.9
2015

2016

2017

Hình 2.1: Biểu đồ khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom từ
năm 2015 – 2017
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong ngày tại
thị trấn Quán Hàu tăng liên tục qua các năm 2015 – 2017 từ 2,35 (tấn/ngày.đêm) lên
2,52 (tấn/ngày.đêm). Năm 2016, khối lượng CTRSH tăng 3,4 % so với năm 2015.
Năm 2017 tăng 3,7 % so với năm 2016.

13



Sự gia tăng này là do 2 nguyên nhân:
+ Thứ nhất: do dân số tăng từ năm 2016 tăng 1,4 % so với năm 2015. Năm
2017 tăng 1,5 % so với năm 2016 được thể hiện ở bảng 1 dân số thị trấn Quán Hàu
năm 2015 – 2017.
+ Thứ hai: hệ số phát sinh CTRSH tăng liên tục qua các năm và tăng đều 3,26
% mỗi năm.
Qua biểu đồ cho thấy khối lượng CTRSH thu gom trong ngày tại thị trấn Quán
Hàu cũng tăng lên hằng năm từ năm 2015 – 2017 tăng từ 2,16 (tấn/ngày.đêm) lên
2,5 (tấn/ngày.đêm) tăng 15,7 %. Năm 2016 tăng 6,9 % so với năm 2015. Năm 2017
tăng 8,2 % so với năm 2016.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do khối lượng CTRSH phát sinh tăng và
tỷ lệ thu gom CTRSH tăng từ năm 2015-2017 từ 92% lên 98%.
Hiện nay, tính đến năm 2017 thì hệ số phát sinh CTRSH tại thị trấn Quán Hàu
là cao đạt 98% đáp ứng được nhu cầu phát sinh tại địa bàn. So sánh với thị trấn
Kiến Giang, huyện Lệ Thủy có hệ số thu gom là 95%. Cả hai thị trấn đều có hệ số
thu gom CTRSH cao và đáp ứng được nhu cầu phát sinh tại địa bàn vì đây là trung
tâm kinh tế của cả huyện có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, điều kiện kinh
tế xã hội phát triển hơn với các xã lân cận.
1.2. Thành phần CTRSH.
Theo báo cáo số 10/BC-TNMT năm 2016 của phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Quảng Ninh về tình hình thực hiện công tác thu gom và xử lý rác thải,
nước thải huyện Quảng Ninh năm 2016, thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao
gồm: nhựa, nylon, giấy vụn carton, chất hữu cơ dễ phân huỷ, kim loại, thuỷ tinh, sứ
gốm, đất, cát ...
Giấy vụn, catton
5,4%

Cao su
0,5%


Thủy tinh, gốm ,
sứ
6,2%
Gỗ
2,7%

Dẻ lau
0.5%
Các chất khác
10,4%

Rác vườn
10,1%

CTRSH hữu cơ
64,2%

Hình 2.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Quán Hàu

14


×