Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá chất lượng nước một số ao nuôi thuỷ sản ở công ty TNHH toàn cầu nhằm đưa ra những phương pháp xử lý tự nhiên để tối ưu hoá ao nuôi và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌ NH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

ĐÀO VĂN NHÂN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MỘT SỐ AO NUÔI
THỦY SẢN Ở CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU NHẰM ĐƯA
RA NHỮNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TỰ NHIÊN ĐỂ TỐI
ƯU HÓA AO NUÔI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌ NH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MỘT SỐ AO NUÔI
THỦY SẢN Ở CÔNG TY TNHH THỦY SẢN TOÀN CẦU
NHẰM ĐƯA RA NHỮNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TỰ
NHIÊN ĐỂ TỐI ƯU HÓA AO NUÔI VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG

Họ tên sinh viên: ĐÀO VĂN NHÂN
Mã số sinh viên:DQB05140080
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Giảng viên hướng dẫn: Th.S TRẦN THỊ YÊN


QUẢNG BÌNH, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luân văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đã được ghi rõ nguồn góc rõ ràng và được phép công bố.
Sinh viên

Đào Văn Nhân

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Th.S Trần Thị Yên


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa Nông – Lâm - Ngư, Trường Đại
Học Quảng Bình, sau gần ba tháng thực tập tôi đã hoàn thành Khóa luận tốt
nghiệp “Đánh giá chất lượng nước một số ao nuôi thủy sản ở Công ty TNHH
Toàn Cầu nhằm đưa ra những phương pháp xử lý tự nhiên để tối ưu hóa ao nuôi
và bảo vệ môi trường”.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân
còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại Farm Công ty
TNHH toàn cầu tại Bến Tre.
Tôi chân thành cảm ơn cô giáo – ThS Trần Thị Yên, người đã hướng dẫn
cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù cô bận đi công tác nhưng không
ngần ngại chỉ dẫn tôi, định hướng đi cho tôi, để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một
lần nữa tôi chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ.

Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, doanh nghiệp, công ty đã giúp đỡ,
dìu dắt tôi trong suốt thời gian qua. Tất cả mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, đặc
biệt ở Farm Công ty TNHH Toàn Cầu tại Bến Tre, mặc dù số lượng công việc
của công ty ngày một tăng lên nhưng công ty vẫn dành thời gian để hướng dẫn
rất nhiệt tình.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể
cán bộ, công nhân viên tại các doanh nghiệp để báo cáo này được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại các
doanh nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1
3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................................2
4.2. Phương pháp kế thừa .......................................................................................2
4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................2
4.4. Phương pháp xác định các chỉ số thủy lý hóa..................................................3
4.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 5

1. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI ........................... 5
1.1. Trên thế giới .....................................................................................................5
1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................5
2. TỔNG QUAN VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG................................................. 6
2.1. Nguồn gốc và phân bố .....................................................................................6
2.2. Đặc điểm hình thái ...........................................................................................6
2.3. Tập tính sống ...................................................................................................7
2.4. Đặc điểm dinh dưỡng.......................................................................................7
2.5. Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản........................................................................7
3. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI
QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM ...................................................................................... 8
3.1. Nhiệt độ............................................................................................................9
3.2. Độ pH ...............................................................................................................9
3.3. Oxy hòa tan (DO) ............................................................................................9
3.4. BOD, COD.....................................................................................................10
3.5. Nitơ tổng số....................................................................................................11
3.6. Photphat (PO43 −) ........................................................................................11
3.7. Khí H2S..........................................................................................................12
4. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG NUÔI TÔM .. 12
5. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN VÙNG
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 12
5.1. Cơ sở vật chất ................................................................................................12


5.2. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................13
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ................................................................ 15
1. CHẤT LƯỢNG NƯỚCCÁC AO NUÔI .......................................................... 15
1.1. Các chỉ số về thủy lý hóa của ao nuôi TN1 ...................................................15
1.2. Các chỉ số về thủy lý hóa của ao nuôi TN2 ...................................................16
1.3. Các chỉ số về thủy lý hóa ao nuôi TN3 ..........................................................17

2. DAO ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ THỦY LÝ HÓA GIỮA 3 AO NUÔI THÍ
NGHIỆM .............................................................................................................. 18
2.1. Nhiệt độ..........................................................................................................18
2.2. pH...................................................................................................................20
2.3. Oxy hòa tan(DO) ...........................................................................................21
2.4. Độ mặn ...........................................................................................................23
2.5. NH3 ................................................................................................................24
2.6. Kiềm...............................................................................................................26
2.7. Độ trong .........................................................................................................28
3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC YẾU TỐ
VƯỢT NGƯỠNG QUY ĐỊNH TRONG AO NUÔI ........................................... 30
3.2. Đối với pH .....................................................................................................31
3.3. Đối với độ kiềm .............................................................................................32
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 33
1. KẾT LUẬN....................................................................................................... 33
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 33
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 43


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A

: Ao

BOD

: Nhu cầ u oxy sinh hóa

COD


: Nhu cầ u oxy hóa hóa học

DO

: Oxy hòa tan

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

FAO

: Tổ chức Lượng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FCR

: Hệ số chuyển đổi thức ăn

h

: Giờ

NN&PTNN

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phương pháp xác định các chỉ số thủy lý hóa ........................................ 3
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của pH tới sinh trưởng của tôm, cá [7] ............................... 9
Bảng 2.2: Chỉ số thủy lý hóa ao nuôi TN1 ........................................................... 15
Bảng 2.3: Các chỉ số thủy lý hóa ao của ao nuôi TN2 ......................................... 16
Bảng 2.4: Các chỉ số thủy lý hóa của ao nuôi TN3 .............................................. 17
Bảng 2.5: Sự biến động nhiệt độ giữa các ao nuôiOC........................................... 18
Bảng 2.6: Sự biến động pH giữa các ao nuôi ....................................................... 20
Bảng 2.7: Sự biến động DO giữa các ao nuôi (mg/l) ........................................... 22
Bảng 2.8: Sự biến động độ mặn giữa các ao nuôi ................................................ 23
Bảng 2.9: Sự biến động NH3 giữa các ao nuôi ..................................................... 25
Bảng 2.10: Sự biến động kiềm giữa các ao nuôi .................................................. 26
Bảng 2.11: Sự biến động độ trong giữa các ao nuôi ............................................. 28


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Đánh thuốc, chế phẩm và xi phong, làm sạch đáy ................................. 3
Hình 2.1: Hình thái ngoài của tôm thẻ chân trắng .................................................. 7
Hình 2.2: Vòng đời tôm thẻ chân trắng. ................................................................. 8
Hình 2.3: Cơ sở vật chất tại farm .......................................................................... 13
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động nhiệt độ giữa các ao nuôiOC ................ 19
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện sự biến động pH giữa các ao nuôi ............................. 20
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện sự biến động DO giữa các ao nuôi (mg/l) ................. 22
Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện sự biến động độ mặn giữa các ao nuôi ...................... 24

Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện sự biến động NH3 giữa các ao nuôi ........................... 25
Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện sự biến động kiềm giữa các ao nuôi .......................... 27
Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện sự biến động độ trong giữa các ao nuôi .................. 29


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
- Đề tài: “Đánh giá chất lượng nước một số ao nuôi thủy sản ở Công ty
TNHH Thủy sản Toàn Cầu nhằm đưa ra những phương pháp xử lý tự nhiên để
tối ưu hóa ao nuôi và bảo vệ môi trường”.
1. Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 3 ao nuôi của công ty. Định kỳ lấy mẫu
nước kiểm tra chất lượng nước của các ao nuôi và so sánh với quy chuẩn. Nhận
thấy, chất lượng nước trong các ao nuôi thí nghiệm là khá tốt, đa số các yếu tố
đều đáp ứng được QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT.
- Ao nuôi thứ 2 là ao nuôi có chất lượng nước tốt nhất.
- Ao nuôi thứ 3 là ao nuôi có chất lượng nước kém nhất.
- Các yếu tố đáp ứng được QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT trong suốt
quá trình thực hiện thí nghiệm là: nhiệt độ, độ mặn, độ trong, DO.
- Các yếu tố không đáp ứng được QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT trong
quá trình thực hiện thí nghiệm là: NH3 ở ao thứ 1 và ao thứ 2, pH và độ kiềm ở
ao nuôi thứ 3.
2. Đã đề xuất được biện pháp kiểm soát cũng như cải thiện các yếu tố thủy
lý hóa vượt ngưỡng cho phép của QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong năm 2015, hiện tượng tôm chết vì bệnh hoặc không rõ nguyên nhân
trong khoảng 30 - 45 ngày đầu tiên hoặc chậm lớn xảy ra khá phổ biến ở nhiều
vùng nuôi tôm trên cả nước. Nếu tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh thì
nguyên nhân của các hiện tượng vừa nêu chủ yếu liên quan đến cách thức cải tạo

ao hoặc quản lý chất lượng nước. Kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định người
nuôi tôm sẽ thành công hơn nếu thực hành được nguyên tắc cốt lõi “nuôi tôm là
nuôi nước”.
Để “nuôi” được nước, chúng ta cần hiểu về yêu cầu chất lượng nước ban
đầu và diễn biến điển hình của nó trong một vụ nuôi. Hơn nữa, đánh giá chất
lượng nước bằng cảm quan chỉ hiệu quả với những người đã có nhiều năm kinh
nghiệm. Nếu bạn mới bắt đầu nuôi tôm, cần phải thực hiện một cách nghiêm túc
các công đoạn trong quá trình cải tạo ao, dự đoán thời điểm có thể xảy ra sự cố
và thường xuyên quan trắc các yếu tố môi trường quan trọng trong suốt quá trình
nuôi.
Tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối. Nhờ vậy chúng được thả nuôi ở cả
3 vùng nước: mặn, lợ và ngọt. Tuy nhiên, độ mặn chỉ là một trong nhiều yếu tố
môi trường cần phải kiểm soát. Không phải nguồn nước cấp nào cũng có tính
chất tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi tôm. Các yếu tố môi trường cơ bản của
nguồn nước ban đầu cần được kiểm tra gồm độ mặn, độ pH, độ kiềm và hàm
lượng chất hữu cơ. Có nhiều phương pháp để xử lý và quản lý và môi trường
nước: phương pháp hóa học, phương pháp sinh học, phương pháp cơ học... Việc
lựa chọn phương pháp thích hợp để quản lý hiệu quả các yếu tố môi trường nước
mà không gây hại đến môi trường là rất quan trọng.
Vì lý do đó, đề tài “Đánh giá chất lượng nước một số ao nuôi thủy sản ở
Công ty TNHH Thủy sản Toàn Cầu nhằm đưa ra những phương pháp xử lý tự
nhiên để tối ưu hóa ao nuôi và bảo vệ môi trường” được tôi chọn để làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu sự biến động một số yếu tố môi trường nước ao nuôi.
- Ảnh hưởng của chất lượng nước đến quá trình nuôi tôm.
- Các phương pháp xử lý nước tự nhiên được dùng trong ao nuôi tôm.

1



3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mẫu nước ở các ao nuôi tôm tại Công ty TNHH Thủy sản Toàn Cầu,
chi nhánh tại xã Thới Thuận, Huyện Bình Đại, Bến Tre.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: tháng 1/2018 – 5/2018.
Không gian: Công ty TNHH thủy sản Toàn Cầu, chi nhánh tại xã Thới
Thuận, Huyện Bình Đại, Bến Tre.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tìm và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu như: các
phương pháp xử lý nước thải, hiệu quả xử lý nước của ozon...
4.2. Phương pháp kế thừa
Đề tài sẽ tiến hành thu thập thông tin, số liệu liên quan như: các báo cáo
khoa học, đề tài nghiên cứu, sách, tạp chí, báo cáo tổng kết, tài liệu hội thảo,…
có liên quan để làm tài liệu tham khảo.
4.3. Phương pháp thực nghiệm
Tôi tiến hành nghiên cứu trong 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, có diện tích
600m , độ sâu 2m, mật độ thả tôm 400con/m2 . Tôm được nuôi theo hình thức lót
bạt trông nhà kín và được kiểm soát chặt chẽ các yêu tố môi trường. Sử dụng
thức ăn công nghiệp, chế độ chăm sóc quản lý như nhau trong cả 3 ao nuôi. Ba
ao nuôi được bố trí như sau tại công ty:
2

Ao 1 (A1)

Ao (A2)

Ao (A3)


Trong quá trình thí nghiệm tôi tiến hành xác định các yếu tố môi trường
trong quá trình nuôi. Nếu có ao nuôi nào có các hiện tượng bất thường nào về
yếu tố môi trường thì tôi sẽ xử lý bằng các biện pháp tự nhiên không ảnh hưởng
tới sức khỏe tôm và môi trường.
* Các phương pháp xử lý tự nhiên.
2


- Làm sạch đáy thường xuyên bằng:
+ Xi phong làm sạch phân tôm, cặn bã, bùn, chất bẩn ở dưới đáy
+ Lau sạch rong rêu chất nhờn dưới đáy, bờ ao.
- Luân phiên bật tắt quạt và máy sục khí để tăng DO, gom chất bẩn vào
giữa đáy, hòa tan các chất khoáng.
- Vớt bọt khi tảo tàn ngăn sự lắng động phát sinh khí độc.
- Đánh thuốc, cấy vi sinh cải thiện chất lượng nước, xử lý đáy.
- Thay nước cho ao nuôi theo định kỳ (3 ngày thay 1 lần ).
- Nước thải sẽ được xử lý ở hồ lắng rồi mới được đưa ra ngoài môi trường.

Hình 1.1: Đánh thuốc, chế phẩm và xi phong, làm sạch đáy
4.4. Phương pháp xác định các chỉ số thủy lý hóa
Bảng 1.1: Phương pháp xác định các chỉ số thủy lý hóa
STT

Yếu tố

Dụng cụ

Thời ghian đo


1

Nhiệt độ (°C)

Nhiệt kế thủy ngân

8h

2

pH

Máy đo pH

8h
3


3

DO (mg/l)

Máy đo O2

8h

4

Độ mặn (‰)


Khúc xạ kế

8h

5

Amoniac (NH3) (mg/l)

Test NH3

8h

6

Độ kiềm (mg/l)

Aqua Base

8h

7

Độ trong

Đĩa Shachi

8h

Các chỉ số thủy lý hóa sẽ được đo vào 8 giờ sáng hàng ngày.


Tiến hành đo 6 lần vào các ngày thứ 10, 20, 30, 40, 50, 60 sau khi thả tôm
để thực hiện đề tài này.
Từ kết quả thu được đem so sánh với QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT
nhằm đánh giá chất lượng nước ao nuôi.
4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Những thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý
bằng thống kê, Excel, Word, được mô hình hóa và thể hiện bằng bảng biểu, biểu
đồ, đồ thị.
.

4


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Trên thế giới
Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: Aquaculture) là nuôi các loài thủy sinh
vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật
sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
nguyên liệu thủy sản [1].
Mức tiêu thụ thủy sản trên thế giới đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng
trưởng dân số trong 5 thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là
3,2% trong giai đoạn 1961 - 2013, tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dân số.
Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người toàn cầu đạt mức 9,9 kg năm 1960 lên
14,4 kg năm 1990 và 19,7 kg năm 2013, năm 2014 và 2015 tiếp tục tăng trưởng
vượt mức 20 kg
Theo thố ng kê của FAO, năm 2003, tổ ng sản lươ ̣ng thủy sản của thế giới
đạt gần 132 triê ̣u tấn, lĩnh vực khai thác đạt 90 triê ̣u tấn và nuôi đạt gần 42 triê ̣u
tấn. Trong đó, lươ ̣ng thuỷ sản dùng làm thực phẩ m khoảng 101 triê ̣u tấn, chiếm

hơn 76,5 % [3].
Với sản lượng khai thác thủy sản tương đối ổn định kể từ cuối những năm
1980, ngành nuôi trồng thủy sản cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn
cung cho tiêu dùng. Trong đó, năm 1974, tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản chỉ
đạt 7%, tỷ lệ này đã tăng lên 26% năm 1994 và 39% năm 2004. Năm 2014 đã
đánh dấu cột mốc quan trọng khi tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên
vượt lượng thủy sản khai thác tự nhiên [2].
Như vậy, so với sự chững lại của ngành khai thác thủy sản thì ngành nuôi
trồng thủy sản đã và đang cho thấy sự phát triển vượt bậc, nhằm bù đắp khoản
thiếu hụt nguồn cung cấp thủy sản trên toàn cầu.
1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình
Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2 , có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội
thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2 , vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu
km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160
km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh
học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật
5


biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã
được phát hiện [4].
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi
phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt
Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là
9,07 %/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi
trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao
trong các năm qua, bình quân đạt 12,77 %/năm, đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. theo thống kê thì sản lượng nuôi
trồng thủy sản năm 2016 đạt 3.650 ngàn tấn, tăng 1,9% so với năm 2015 [4].

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã đóng một vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và
công nghệ, các sản phẩm về thủy sản Việt Nam đang dần được nâng cao về số
lượng cũng như chất lượng.
2. TỔNG QUAN VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
2.1. Nguồn gốc và phân bố
Tôm Lipopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng
ven biển phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng
biển Equado; hiện tôm thẻ chân trắng đang được di giống ở nhiều nước Đông Á
và Đông Nam Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và
Việt Nam [1].
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp
Tên FAO: Camaron patiplanco
Tên Việt Nam: Tôm chân trắng, tôm he chân trắng, tôm thẻ chân trắng,
tôm bạc Thái Bình Dương.
Đặc điểm phân loại: Dưới chủy có 2 – 4 răng cưa dài vừa phải, vượt
cuống râu (ở con non) đôi khi dài tới đốt râu thứ 2. Vỏ giáp có những gai gân và
gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, gờ sau chủy dài, gờ và rãnh bên chủy
ngắn, thân màu trắng đục.
2.2. Đặc điểm hình thái
Tôm có màu trắng đục, trên thân không có đốm vằn, vỏ tôm trắng mỏng,
nhìn vào cơ thể có thể thấy rõ đường ruột và các đốm nhỏ dày đặc từ lưng xuống
bụng. Các chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng nhạt. Các vành chân
6


đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu tôm có màu đỏ và chiều dài gấp 1,5 lần chiều
dài thân. Tôm cái có Thelycum dạng hở. Chiều dài của những cá thể lớn có thể
đạt tới 23cm [1].


Hình 2.1: Hình thái ngoài của tôm thẻ chân trắng
2.3. Tập tính sống
Ở vùng biển tự nhiên tôm thẻ chân trắng thích nghi sống nơi đáy bùn, độ
sâu khoảng 72m, có thể sống trong phạm vi độ mặn 5 – 50 o/oo, thích hợp ở độ
mặn nước biển 28 – 34 o/oo, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 32 ̊C, tuy
nhiên chúng có thể sống ở nhiệt độ 12 – 28 ̊C. Tôm thẻ là loài ăn tạp như những
loài tôm khác nhưng không đòi hỏi lượng đạm cao như tôm sú, có tốc độ sinh
trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự
nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40g/con mất thời gian khoảng 180 ngày hoặc từ
0,1g đến 15g trong trong giai đoạn 90 – 20 ngày [1].
2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, khả
năng bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù
hợp từ bùn bã hữu cơ đến các động vật, thực vật thủy sinh. Nhu cầu protein trong
khẩu phần thức ăn cho tôm thẻ chân trắng từ 20-35%, thấp hơn so với các loài
tôm khác cùng họ. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm rất cao, trong điều kiện
nuôi thâm canh hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) từ 1,1-1,3. Tôm thẻ chân trắng
lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác từ 1-3 tuần, tôm nhỏ trung bình
1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lột xác lần tăng dần theo thời gian nuôi, đến
giai đoạn lớn (15-20g) trung bình 2,5 tuần lột xác 1 lần [2].
2.5. Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản
- Đặc điểm sinh trưởng
Loại này có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian 60 ngày nuôi, sau đó
mức tăng trọng giảm dần theo thời gian. Tháng nuôi đầu tiên, mỗi tuần có thể
tăng 3g với mật độ 100/m2, tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần 1g/tuần. Do đó trong
7


quá trình nuôi giai đoạn đầu cần chú ý tăng lượng thức ăn và đảm bảo thành phần

dinh dưỡng đầy đủ nhằm tận dụng hết khả năng lớn của tôm, rút ngắn thời gian
nuôi. Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt nên tôm chân trắng trong quần
đàn có khả năng bắt mồi như nhau vì thế tôm nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít
bị phân đàn [2].
- Đặc điểm sinh sản
Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 – 45 g/con là
có thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì
quanh năm đều bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng
ở vùng biển lại có sự khác nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ từ
tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu
tôm mẹ từ 30 – 45g thì lượng trứng từ 100.000 – 250.000 trứng, đường kính
trứng 0.22mm [3].
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian
giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 – 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường
sau 3 – 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 – 16 giờ trứng nở ra ấu
trùng Nauplius. Ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn,
Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm
P.Vannamei khoảng 0,88 – 3mm [3].

Hình 2.2: Vòng đời tôm thẻ chân trắng.
3. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
TỚI QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM
Định nghĩa: Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản là môn khoa học
nghiên cứu những tính chất vật lý, thành phần hóa học của nước thiên nhiên, các

8


quy luật biến đổi của chúng theo không gian và thời gian và những ứng dụng
trong nuôi trồng thủy sản [8].

3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là điề u kiện xác định đặc điể m các quá triǹ h sinh học, lí ho ̣c, hóa
ho ̣c diễn ra trong nước. Tôm cá là các động vật biế n nhiệt. Nhiệt độ là yế u tố sinh
thái quan tro ̣ng ảnh hưởng tới nhiề u phương diê ̣n trong đời số ng của tôm cá như:
hô hấ p, tiêu thu ̣ và đồ ng hóa thức ăn, tăng cường hệ miễn dịch, sự tăng trưởng,…
Nhiệt độ thay đổ i theo mùa nên ở miề n Nam Việt Nam có thể nuôi tôm cá quanh
năm trong khi ở miề n Bắ c chỉ đươ ̣c chủ yếu vào mùa có nhiệt độ ấ m áp [6]. Ở
Viê ̣t Nam, nhiệt độ thích hợp cho tôm là 20-30oC (tốt nhất: 26-30oC).
3.2. Độ pH
Đô ̣ pH đă ̣c trưng cho hoạt tính phản ứng của môi trường. Đô ̣ pH của môi
trường đầ m nuôi ảnh hưởng khá lớn đế n sự sinh trưởng của tôm cá. pH thấ p có
thể làm tổ n thương phầ n phu ̣, mang, quá trình lô ̣t xác và đô ̣ cứng của vỏ tôm. Đô ̣
pH thấp làm tăng tính đô ̣c của khí H2 S, gây ngộ độc cho tôm cá, khi pH cao lại
làm tăng độc tính của NH3 [5]. Đô ̣ pH trong khoảng thích hợp cho tôm là 7,5-8,5
(tốt nhất là 8-8,5).
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của pH tới sinh trưởng của tôm, cá [7]
Đặc điểm môi trường

pH

Giới hạn thích nghi của tôm cá

Axit mạnh

4

Điểm chết đối với tôm cá

Axit yếu


5-6

Tôm cá không sinh sản hoặc khó sinh
sản

Trung tính

7-8

Môi trương thích hợp cho tôm cá

Kiềm yếu

9

Giới hạn cuối cùng cho tôm cá

Kiềm

10

Tôm cá không lớn

Kiềm mạnh

>10

Điểm chết đối với tôm cá

3.3. Oxy hòa tan (DO)

Oxy hòa tan (DO) là lượng oxy có trong nước được tính bằng mg/l hoặc
% bảo hòa dựa trên nhiệt độ [11].
Oxy hòa tan cần thiết cho sự hô hấp của động vật thủy sản trong quá trình
oxy hóa và giải phóng năng lượng cung cấp cho duy trì sự sống của cơ thể, tăng
9


trưởng, sinh sản và các hoạt động sống khác. Sự thay đổi hàm lượng oxy hòa tan
trong nước sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sinh lý trong cơ thể của các loài giáp xác.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tần số hô hấp,
hệ thống tuần hoàn và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng như quá trình
lột xác của một số loài tôm nước lợ (Clark, 1986). Trong khi đó, khả năng
chuyển tải oxy của máu đạt tối đa khi độ bão hòa oxy đạt 100%. Khi độ bão hòa
oxy đạt trên 300% (25 - 40 mg/L) thì gây độc cho tôm cá và có thể gây chết cá
do các bọt khí hình thành trong ống tiêu hóa, hệ tim và mạch máu (Fidler and
Miller, 1994) [12].
3.4. BOD, COD
COD là nhu cầ u oxy hóa ho ̣c cần thiết cho quá triǹ h oxy hóa toàn bô ̣ các
chấ t hữu cơ trong nước thành CO2 và H2 O. BOD là nhu cầ u oxy sinh học cầ n
thiế t cho vi sinh vật tiêu thu ̣ để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước [9].
Giá trị BOD thích hợp cho ao nuôi thủy sản biến thiên trong khoảng nhỏ
hơn 10 ppm. Hàm lượng COD thích hợp cho ao nuôi thủy sản là từ 15- 20 ppm,
giới hạn tối đa cho phép là nhỏ hơn 35 ppm. BOD và COD là chỉ tiêu dùng để
đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ [8].
COD phản ảnh lượng tiêu hao oxy do quá trình biến đổ i các chất hữu cơ
(biế n đổ i hóa ho ̣c), do đó giá trị COD phản ánh mức độ gia tăng chất hữu cơ có
trong đầ m như thức ăn thừa, sản phẩ m bài tiế t của tôm và xác sinh vật chế t. Sự
biế n đổ i COD trong đầ m nuôi tôm tăng dầ n từ đầ u vu ̣ tới cuố i vu ̣, thường đầ u vu ̣
hàm lượng COD thấ p từ 0,5 – 1,2 mg/l, cuố i vu ̣ nuôi có thể lên tới 10 - 12 mg/l.
Trong đầm nuôi, COD thường biế n đổ i từ 1,9 - 6,5 mg/l tuy giá trị ở mức trung

bình cao nhưng phù hợp cho tôm cá phát triển [9].
Trong đầ m nuôi trồ ng thủy sản, các thông số BOD, COD càng giảm càng
tố t vì điề u đó chứng tỏ rằng trong đầm không phải tiêu thu ̣ mô ̣t lươ ̣ng lớn oxy
hòa tan (DO) trong nước để oxy hóa các chất că ̣n bã ở đáy đầm. Khi COD, BOD
giảm thì DO trong nước tăng lên, làm cho nước đầm nuôi trồ ng thủy sản trong
lành và sạch sẽ hơn. Cả hai thông số BOD và COD đề u xác định lươ ̣ng chất hữu
cơ có khả năng bị oxy hóa có trong nước nhưng chúng khác nhau về ý nghĩa.
BOD chỉ để thể hiện lượng chấ t hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học nghĩa là các chấ t
hữu cơ bi ̣ oxy hóa nhờ vi sinh vật. COD thể hiên ̣ toàn bô c̣ ác chấ t hữu co có thể
bị oxy hóa bằng các tác nhân hóa hoc ̣. Do vây,̣ tỉ số BOD/COD luôn nhỏ hơn 1,
chỉ số này cao chứng tỏ môi trường đầ m nuôi bị ô nhiễm bởi các chấ t hữu cơ sinh
học dễ tan, dễ phân hủy (thức ăn thừa, chấ t thải của tôm, cá, xác thủy sinh vật
chết) [10].
10


3.5. Nitơ tổng số
- Nitrat (𝐍𝐎−
𝟑)
Nitrate không độc đối và rất cần thiết đối với thủy vực cho sự phát triển
của các sinh vật là thức ăn tự nhiên cho tôm cá. Hàm lượng nitrate trong nước
quá cao cũng làm cho tảo nở hoa dẫn đến biến động các yếu tố (pH, độ kiềm, O2
và CO2 ). Hàm lượng nitrate cho phép dao động 0,1-10 ppm[8].
- Nitrit (𝐍𝐎−
𝟐)
Nitrite (NO−
2 ) được sinh ra từ quá trình nitrit hóa và phản nitrat hóa.

NO2 kết hợp với huyết sắc tố Hemoglobin (Hb) tạo thành Methemoglobin là máu
có màu nâu và mất khả năng kết hợp với oxy, hiện tượng này được gọi là bệnh

thiếu máu hay máu màu nâu. Độ độc của NO−
2 phụ thuộc vào độ mặn, độ mặn
càng cao độc tính càng giảm [8].
- Amoni
NH3 rất độc đối với tôm cá. Nồng độ của NH3 tăng khi pH và nhiệt độ
tăng. Khi NH3 trong nước cao, NH3 bị tích lũy trong máu dẫn đến rối loạn trao
đổi chất, có thể dẫn đến chết cá. Hàm lượng NH3 thích hợp cho cá, tôm là nhỏ
hơn 0,1 mg/L. NH4+ không độc nhưng hàm lượng quá cao (>2 mg/L) dẫn đến tảo
phát triển gây biến động pH, DO và CO2 [8].

Trong môi trường nước, mố i quan hê ̣giữa NH4+ , NH3 , NO−
2 ,NO3 , có tính
liên tục và liên quan chặt chẽ với nhau. Trong quá trin
̀ h oxy hóa amoni thành


NO2 , NO3 , mức đô ṭ iêu tố n lượng oxy trong nước khá lớn, để oxy hóa 1 mg

amoni ở giai đoạn tạo NO−
2 cầ n đế n 3,43 mg O2 , còn ở giai đoạn tạo NO3 là 4,5
mg O2 [9].

3.6. Photphat (𝐏𝐎𝟑−
𝟒 )
Photphat là chấ t dinh dưỡng cầ n thiế t cho sự phát triể n của rong, tảo,
trong nước, photphat tồ n tại ở 3 dạng là: orthophotphat (PO3−
4 ), orthophotphat
3−
2−
monohydro (HPO4 ) và orthophotphat dihydro (H2 PO4 ). Trong phân tić h mẫu

3−
nước thường chỉ xác định PO3−
4 . Hàm lươ ̣ng PO4 thường thấ p, ít khi vươ ̣t quá 1
mg/l, đa phầ n hàm lươ ̣ng PO3−
4 đươc ̣ bùn đáy hấ p thu và trở lại môi trường.
Trong các đầ m nuôi có chất đáy phèn chua thì lươ ̣ng PO3−
4 bị kết tủa nhiề u. Vì
vậy, các đầm nuôi có đáy chua phèn cần đươ ̣c bón nhiề u phân lân. Hàm lươ ̣ng
PO3−
4 thích hợp cho đầ m nuôi là 0,5 mg/l [9].
Trong nước, tảo sử du ̣ng CO2 , nitơ vô cơ, orthophotphat và các chấ t dinh
dưỡng khác để phát triển. Tuy nhiên, khi nồ ng độ amonia và photphat cao, rong
11


tảo phát triển mạnh tạo sinh khố i tới mức đô ̣ng vật phù du và tôm cá trong đầm
không thể tiêu thu ̣ hế t sẽ dẫn đế n tình trạng bùng nổ các loại rong, tảo. Tình trạng
này kéo dài sẽ làm cho đầm, hồ bị phú dưỡng hóa, nước đục và có cặn lắ ng, có
mùi khó chịu do tảo bị phân hủy, gây giảm oxy trong nước. Trong điề u kiện đó
thì tôm, cá sẽ sinh trưởng chậm và dễ mắ c bệnh [5].
3.7. Khí 𝐇𝟐 𝐒
Khí H2 S được sinh ra từ quá trình Phân hủy vật chất hữu cơ yếm khí, phản
sulfat hóa yếm khí, quá trình này thường diễn ra ở đáy thủy vực. H2 S là chất khí
cực độc đối với thủy sinh vật, làm mất khả năng vận chuyển O2 của Hemoglobin
làm cá chết ngạt. Hàm lượng H2 S phụ thuộc vào pH và nhiệt độ nước, H2 S tăng
khi nhiệt độ giảm và pH giảm [8].
4. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG NUÔI TÔM
Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ
lệ sống của tôm. Tôm chết, bệnh, chậm lớn, hay thức ăn kém hiệu quả đều do
chất lượng nước. Người nuôi tôm thuờng nói: "Nuôi tôm là nuôi nước". Để tôm

phát triển bình thường thì nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước
phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn, thời tiết, công
nghệ và chế độ quản lý đầm nuôi.
Chất lượng nước đối với người nuôi tôm chính là chất lượng nước cho
phép nhân giống thành công các sinh vật mong muốn. Các yêu cầu về chất lượng
nước sẽ được quyết định bởi giống sinh vật được nuôi trồng và các thành phần
khác đan xen vào nhau. Đôi khi một thành phần có thể được xử lý một cách riêng
biệt, nhưng do tính chất tương tác phức tạp giữa chúng, một hỗn hợp của các
thành phần sẽ được đưa ra. Sự tăng trưởng cùng với tỷ lệ sống quyết định năng
suất cuối cùng, chúng bị ảnh hưởng bởi các chỉ số sinh thái và cách quản lý thực
tiễn.
5. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG
NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở vật chất
Farm được bắt đầu xây dựng từ năm 2015 và đưa vào hoạt động từ tháng
6/2016. Farm có diện tích 5ha, với 3 khu ương nuôi tôm riêng biệt: Khu ương
tôm P5 - P12, khu ương gièo tôm P12 - P30 ngày tuổi, khu nuôi tôm thương phẩm.
Ngoài ra còn có 5 ao chứa nước (cao điểm có khả năng chứa 15.000m3 nước) và
2 ao chứa nước thải (cao điểm có khả năng chứa 5.000m3 nước thải).

12


Hình 2.3: Cơ sở vật chất tại farm
- Khu ương tôm P5 - P12: Được xây dựng một khu nhà riêng tách biệt với
môi trường xung quanh. Với 24 bể ximăng có diện tích 4m2/bể, có thể ương được
từ 200 – 400 P5 lên P12.
- Khu ương gièo tôm P12 – P30 ngày tuổi: Với 24 bể ương bằng bạt HPDE
có thể tích 50m3/bể, có thể ương được từ 150.000 – 200.000 tôm P12 được đặt
trong khu nhà gièo có mái che. Có khả năng cách ly với môi trường bên ngoài

ảnh hưởng đến tôm giống, đồng thời giữ nhiệt cho bể ương. Ngoài ra còn có 3 bể
chứa nước ngoài trời 170m3/bể dùng để chứa nước để cấp cho bể ương nuôi tôm
giống.
- Khu nuôi tôm thương phẩm: Có 10 ao ương với diện tích 600m2/ao, các
ao nuôi được lót bằng bạt HPDE có thiết kế lòng chảo đào sâu cách mặt đất 2m.
Các ao nuôi được đặt trong các nhà kính, được làm từ khung thép và che kính
bằng bạt trong và lưới lan giúp cách ly với môi trường bên ngoài.
5.2. Điều kiện tự nhiên
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên là 2.360 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh,
và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83
km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Điểm
cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' Bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ độ
10020' Bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' Đông, điểm cực tây nằm
trên kinh độ 105057' Đông.
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với
ruộng, vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng
ngập mặn ở ven biển và các cửa sông.
13


Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng
còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 270C. Lượng mưa trung bình
năm từ 1.250 - 1.500 mm.
Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận
nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước
biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác
nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ,
mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều.
Huyện nằm trên cù lao An Hoá, so với các huyện khác trong tỉnh Bến Tre

thì Bình Đại có phần cô lập, nằm lẻ loi trên một dãy cù lao:
- Phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành;
- Phía Đông Bắc giáp sông Mỹ Tho, ngăn cách với huyện Gò Công, tỉnh Tiền
Giang;
- Phía Tây Nam giáp sông Ba Lai, ngăn cách với các huyện Giồng
Trôm, Ba Tri;
- Phía Đông Nam là biển Đông.

14


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC AO NUÔI
Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản; nhưng
khó dự đoán và khó kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn,
tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Tôm chết, bệnh, chậm lớn, hay thức ăn
kém hiệu quả đều do chất lượng nước. Người nuôi tôm thuờng nói: "Nuôi tôm là
nuôi nước". Để tôm phát triển bình thường thì nước phải sạch, không bị ô nhiễm.
Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn,
thời tiết, công nghệ và chế độ quản lý đầm nuôi. Chất lượng nước được đánh giá
bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau; và cần được kiểm tra liên tục để có
thể xử lý nước kịp thời để bảo vệ con nuôi.
1.1. Các chỉ số về thủy lý hóa của ao nuôi 1 (A1)
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành xác định được thông số
của các yếu tố môi trường và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Chỉ số thủy lý hóa ao nuôi A1
Lần đo

1


2

3

4

5

6

Nhiệt độ (℃ )

27,7

27,9

27,2

27,6

27,4

28,9

pH

8,1

8,2


8,2

8,3

8,3

8

Oxy hòa tan DO
(mg/l)

4,6

5,0

5,1

4,9

4,5

5,2

Độ mặn ( o/oo )

28

26

27


27

29

29

NH3 (mg/l)

0,02

0,08

0,15

0,25

0,37

0,11

Kiềm (mg/l)

108

162

144

162


144

162

Độ trong (cm)

22

24

27

35

37

42

Chỉ số

15


×