Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ ĐẬU NÀNH VÀ BÃ KHOAI MÌ Ủ ENZYME ALLZYME® SSF ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI THẢ VƯỜN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.98 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ ĐẬU NÀNH VÀ BÃ KHOAI MÌ
Ủ ENZYME ALLZYME® SSF ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
NUÔI THẢ VƯỜN

Sinh viên : Đinh Thái Bình
Lớp

: DH04CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Khóa

: 2004 – 2008

Tháng 09/2008


TÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ ĐẬU NÀNH VÀ BÃ KHOAI MÌ Ủ ENZYME
ALLZYME® SSF ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI THẢ VƯỜN



Tác giả

ĐINH THÁI BÌNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS LÂM MINH THUẬN
KS. BÙI THỊ KIM PHỤNG

Tháng 09 năm 2008

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa cùng quý Thầy Cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y.
Đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian
học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn:
PGS. Tiến sĩ Lâm Minh Thuận; KS. Bùi Thị Kim Phụng đã hết lòng chỉ bảo,
hướng dẫn để em hoàn thành luận văn này.
Xin ghi mãi công ơn:
Ba mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, hy sinh để con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:

Các bạn bè thân thương lớp DH04CN, đã chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.

Đinh Thái Bình

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 20 – 04 – 2008 đến 20 – 07 – 2008 tại trại thực
nghiệm khoa CN – TY, trường ĐHNL TP.HCM. Thí nghiệm trên 160 gà Lương
Phượng.
Sử dụng Bã đậu nành và bã khoai mì ủ enzyme Allzyme® SSF (BDBMU) để
xem ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng của gà Lương Phượng nuôi thả vườn.
Đề tài theo dõi:
+ Nhiệt độ, sự tăng sinh khối của BDBMU.
+ Mức độ sử dụng BDBMU thích hợp trên gà Lương Phượng nuôi thả vườn.
+ Khả năng sinh trưởng của gà Lương Phượng từ 5 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi.
+ Hiệu quả kinh tế thu được từ việc sử dụng BDBMU thay thế thức ăn hỗn hợp
An Phú.
Tỷ lệ ủ enzyme Allzyme® SSF trên bã đậu nành và bã khoai mì là 1 / 10. Thay thế
dần thức ăn hỗn hợp bằng BDBMU, mỗi tuần tăng 5 % BDBMU trên mỗi lô từ lúc gà 5 tuần
tuổi cho đến lúc gà được 12 tuần tuổi.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
+ Nhiệt độ của BDBMU tăng lên đáng kể và tạo được sinh khối có vi sinh vật khác
nhau.
+ Khẩu phần thức ăn có các mức BDBMU như: 25 % lúc 8 tuần tuổi; 30 % lúc 7
tuần tuổi; 35 % lúc 9 tuần tuổi; 40 %, 45 % lúc 10 tuần tuổi cho tăng trọng ngày bình
quân cao hơn lô sử dụng hoàn toàn thức ăn hỗn hợp.
+ Tỷ lệ sống, tỷ lệ quày thịt, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi của gà ở các lô thí nghiệm đều

như nhau.
+ Các lô sử dụng bã đậu nành ủ và bã khoai mì ủ chưa cho hiệu quả kinh tế tốt.

iii


MỤC LỤC
Chương I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 1
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................. 1
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương II: TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1. Sơ lược về emzyme Allzyme® SSF, bã đậu nành ủ Allzyme® SSF (BDU) và bã
khoai mì ủ Allzyme® SSF (BMU) .................................................................................. .3
2.1.1. Sơ lược về phức hợp enzyme “Allzyme® SSF” (SSF: Solid - State Fermentation)................3
2.1.1.1. Định nghĩa enzyme Allzyme® SSF:.................................................................... 3
2.1.1.2. Quá trình sản xuất enzyme Allzyme® SSF ......................................................... 3
2.1.1.3. Hiệu quả của enzyme Allzyme® SSF.................................................................. 4
2.1.2. Sơ lược về bã khoai mì ........................................................................................... 4
2.1.3. Sơ lược về bã đậu nành ........................................................................................... 4
2.2. Sơ lược về giống gà Lương Phượng .......................................................................... 5
2.2.1 Đặc điểm về giống gà Lương Phượng ..................................................................... 5
2.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà Lương Phượng ........................................................... 6
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà ................................... 6
2.2.3.1. Con giống ............................................................................................................. 6
2. 2.3.2. Dinh dưỡng ......................................................................................................... 7
2. 2.3.3. Tiểu khí hậu chuồng nuôi… ............................................................................... 7
2. 2.3.4. Mật độ chuồng nuôi ............................................................................................ 8
2. 2.3.5. Ánh sáng ............................................................................................................. 8

2. 2.3.6. Bệnh tật ............................................................................................................... 8
2.3. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 8
Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................. 10
3.1. Nội dung thí nghiệm ................................................................................................ 10
3.2. Thời gian và địa điểm thực hiện .............................................................................. 10
3.3. Đối tượng thí nghiệm ............................................................................................... 10
iv


3.3.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 10
3.3.1.1. Thí nghiệm ủ enzyme Allzyme® SSF trên bã đậu nành và bã khoai mì........... 10
3.3.1.2. Thử nghiệm các mức độ sử dụng khác nhau của bã đậu ủ và bã khoai mì ủ trên
gà Lương Phương nuôi thả vườn. ................................................................................... 11
3.3.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ....................................................................... 12
3.3.2.1.Con giống............................................................................................................ 12
3.3.2.2. Chuồng trại......................................................................................................... 12
3.3.2.3. Úm gà con .......................................................................................................... 13
3.3.2.4. Cho ăn và uống lúc gà trưởng thành .................................................................. 13
3.3.2.5. Sử dụng thuốc và quy trình chủng ngừa ........................................................... 14
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................................... 14
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................. 14
3.4.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................................... 15
3.4.3. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................... 16
3.5. Xử lý số liệu ............................................................................................................. 16
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 17
4.1. Kết quả ủ bã đậu nành và bã khoai mì bằng Allzyme® SSF .................................. 17
4.2. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................... 18
4.2.1. Trọng lượng bình quân ......................................................................................... 18
4.2.1.1. Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 5 và tuần 6 (g/con)..................... 18
4.2.1.2. Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 7 và tuần 8 (g/con)..................... 20

4.2.1.3. Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 9 và tuần 10 (g/con)................... 22
4.2.1.4. Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 11 và tuần 12 (g/con)................. 23
4.2.2. Tăng trọng ngày ................................................................................................... 25
4.2.2.1. Tăng trọng ngày của các lô trong tuần 5 và tuần 6 (g/con/ngày)....................... 25
4.2.2.3. Tăng trọng ngày của các lô trong tuần 7 và tuần 8 (g/con/ngày)....................... 27
4.2.2.4. Tăng trọng ngày của các lô trong tuần 9 và tuần 10 (g/con/ngày)..................... 28
4.2.2.5. Tăng trọng ngày của các lô trong tuần 11 và tuần 12 (g/con/ngày)................... 30
4.2.3. Mức tăng trọng từ tuần 5 đến tuần 12................................................................... 32
4.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn......................................................................................... 33
4.3.1. Tiêu thụ thức ăn hàng ngày................................................................................... 33

v


4.3.2. Hệ số chuyển biến thức ........................................................................................ 35
4.4. Tỷ lệ nuôi sống ........................................................................................................ 36
4.5. Khảo sát quày thịt .................................................................................................... 37
4.6. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................... 38
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................... 39
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 39
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................... 39

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CRD

(Chronic respiration disease)




(Thức ăn)

tă AP

(Thức ăn hỗn hợp An Phú)

BDBMU

(Bã đậu nành và bã khoai mì ủ enzyme Allzyme® SSF)

BDU

(Bã đậu nành ủ)

BMU

(Bã khoai mì ủ)

HSCBTĂ

(Hệ số chuyển biến thức ăn)

g

(Gram)

VCK


(vật chất khô)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các enzyme hoạt động trong Allzyme® SSF .................................................. 3
Bảng 2.2: Chế độ dinh dưỡng của gà Lương Phượng nuôi thịt........................................ 6
Bảng 2.3: Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho từng lứa tuổi của gà .................................... 8
Bảng 3.1: Công thức bã đậu, bã khoai mì ủ enzyme Allzyme® SSF ............................ 10
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................. 11
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp của công ty thức ăn An Phú ........ 12
Bảng 3.4: Tỷ lệ của bã đậu nành và bã khoai mì ủ Allzyme® SSF............................... 12
Bảng 3.5: Mật độ chuồng nuôi ....................................................................................... 13
Bảng 3.6: Thuốc sử dụng trong thí nghiệm .................................................................... 14
Bảng 3.7: Quy trình chủng ngừa gà thí nghiệm ............................................................. 14
Bảng 4.1: Nhiệt độ của bã đậu nành ủ và bã khoai mì ủ................................................ 17
Bảng 4.2: Giá trị protein của bã đậu nành ủ và bã khoai mì ủ ....................................... 18
Bảng 4.3: Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 5 và tuần 6 ............................. 19
Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 7 và tuần 8 ............................. 21
Bảng 4.5: Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 9 và tuần 10 ........................... 22
Bảng 4.6: Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 11 và tuần 12 ........................ 24
Bảng 4.7: Tăng trọng ngày của các lô trong tuần 5 và tuần 6........................................ 25
Bảng 4.8: Tăng trọng ngày của các lô trong tuần 7 và tuần 8 ........................................ 27
Bảng 4.9 Tăng trọng ngày của các lô trong tuần 9 và tuần 10 ....................................... 29
Bảng 4.10: Trọng lượng bình quân của các lô trong tuần 11 và tuần 12 ....................... 30
Bảng 4.11: Tăng trọng bình quân của lô từ tuần 5 đến tuần 12 ..................................... 32
Bảng 4.12: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà thí nghiệm............................................ 33
Bảng 4.13: Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô qua 12 tuần thí nghiệm.................... 34

Bảng 4.14: Tỷ lệ nuôi sống của các lô gà....................................................................... 35
Bảng 4.15: Tỷ lệ quày thịt, tỷ lệ đùi, tỷ lệ ức của gà...................................................... 36
Bảng 4.16: Chi phí cho 1 kg thức ăn.............................................................................. 37
Bảng 4.17: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng ............................................................ 37

viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân các lô trong tuần 5................................................ 19
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân các lô trong tuần 6................................................ 20
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng bình quân các lô trong tuần 7................................................ 21
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng bình quân các lô trong tuần 8................................................ 21
Biểu đồ 4.5: Trọng lượng bình quân các lô trong tuần 9................................................ 23
Biểu đồ 4.6: Trọng lượng bình quân các lô trong tuần 10.............................................. 23
Biểu đồ 4.7: Trọng lượng bình quân các lô trong tuần 11.............................................. 24
Biểu đồ 4.8: Trọng lượng bình quân các lô trong tuần 12.............................................. 25
Biểu đồ 4.9: Tăng trọng ngày bình quân của các lô trong tuần 5................................... 26
Biểu đồ 4.10: Tăng trọng ngày bình quân của các lô trong tuần 6................................. 26
Biểu đồ 4.11: Tăng trọng ngày bình quân của các lô trong tuần 7................................. 28
Biểu đồ 4.12: Tăng trọng ngày bình quân của các lô trong tuần 8................................. 28
Biểu đồ 4.13: Tăng trọng ngày bình quân của các lô trong tuần 9................................. 29
Biểu đồ 4.14: Tăng trọng ngày bình quân của các lô trong tuần 10............................... 30
Biểu đồ 4.15: Tăng trọng ngày bình quân của các lô trong tuần 11............................... 31
Biểu đồ 4.16: Tăng trọng ngày bình quân của các lô trong tuần 12............................... 32
Biểu đồ 4.17: Mức tăng trọng của gà từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 12.............................. 33
Biểu đồ 4.18: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày...................................................................... 34
Biểu đồ 4.19: Hệ số chuyển biến thức ăn ....................................................................... 35


ix


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành chăn nuôi đang bị nhiều áp lực từ xã hội với tình hình dịch bệnh
và cạnh tranh thị trường; giá lương thực thực phẩm tăng cao đang làm ngành chăn nuôi
gặp nhiều khó khăn. Trong đó, giá lương thực phẩm tăng cao làm người chăn nuôi lo
lắng nhiều bởi vì thức ăn chiếm một phần quan trọng cả về mặt sinh học lẫn kinh tế. Đối với
chăn nuôi gà, thức ăn chiếm 65 – 70 % giá thành sản phẩm, nên việc cân đối thức ăn đầy
đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gà là yếu tố quan trọng. Khẩu phần thức ăn được
xây dựng trên cơ sở sinh lý dinh dưỡng của gà và cơ sở sinh học của các loại thức ăn dự
kiến sử dụng trong khẩu phần ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà
phát triển.
Nguồn bã đậu nành và bã khoai mì là phụ phẩm khá dồi dào, rẻ tiền của nông
nghiệp tại địa phương, nhưng các chất bã này còn lại sau khi chế biến bị mất nhiều chất
dinh dưỡng, acid amin và khả năng tiêu hóa của chúng thấp. Enzyme Allzyme® SSF có
khả năng làm tăng tỷ lệ tiêu hóa, cải thiện phần nào giá trị dinh dưỡng của chúng sau khi ủ
enzyme này.
Xuất phát từ điều này và được sự đồng ý của bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa,
Khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, với sự
hướng dẫn tận tình của PSG T.S Lâm Minh Thuận và KS. Bùi Thị Kim Phụng tôi tiến
hành đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA BÃ ĐẬU NÀNH VÀ BÃ KHOAI MÌ Ủ ENZYME
ALLZYME® SSF ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
NUÔI THẢ VƯỜN”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Cải thiện giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành và bã khoai mì bằng enzyme
Allzyme® SSF.

1


- Tìm ra mức độ bổ sung BDBMU thích hợp nhất trên gà Lương Phượng.
- Xác định ảnh hưởng của việc cho ăn thức ăn phụ phẩm có tại địa phương (bã khoai
mì và bã đậu nành) đến khả năng tăng trưởng của giống gà Lương Phượng.
- Cung cấp thông tin về tỷ lệ các thực liệu trong khẩu phần cũng như thành phần dinh
dưỡng của khẩu phần qua từng giai đoạn tăng trưởng của gà.
1.2.2. Yêu cầu
Ghi nhận khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt từ lúc 5 tuần
tuổi đến 12 tuần tuổi.

2


Chương II
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ EMZYME AllZYME® SSF, BÃ ĐẬU NÀNH Ủ AllZYME®
SSF (BDU) VÀ BÃ KHOAI MÌ Ủ AllZYME® SSF (BMU).
2.1.1. Sơ lược về phức hợp enzyme “Allzyme® SSF” (SSF: Solid - State Fermentation)
2.1.1.1. Định nghĩa enzyme Allzyme® SSF:
Enzyme Allzyme® SSF là một phức hợp enzyme tự nhiên giúp gia tăng khả năng
tiêu hóa thức ăn.
Bảng 2.1: Các enzyme hoạt động trong Allzyme® SSF
Enzyme

Chức năng

Amylase


Phân giải tinh bột

Beta-Glucanase

Phân giải Beta-Glucan

Cellulase

Phân giải chất xơ

Phytase

Phân giải phytin

Pectinnase

Phân giải pectin

Protease

Phân giải protein

Xylanase

Phân hủy pentosan
(Nguồn: Lê Kim Ngân, 2001)

2.1.1.2. Quá trình sản xuất enzyme Allzyme® SSF
Enzyme Allzyme® SSF được sản xuất qua một chuỗi quá trình. Đầu tiên, chọn
lọc dòng nấm Asperigillus niger kỹ lưỡng, sau đó nấm chọn lọc được cấy truyền trong

môi trường trung gian lỏng để sản sinh ra một lượng lớn chất đặc chủng mà chúng được
trộn trên thức ăn mì, đã qua khử trùng trước đó để sản sinh ra một hỗn hợp được biết
như là “Koji” sau đó dàn đều hỗn hợp ra các khay và đưa đến các phòng với môi trường
kiểm soát chặt chẽ, tại đây diễn ra quá trình lên men (vì thế chúng được gọi là lên men
ở trạng thái rắn) trong vòng năm ngày.

3


Suốt thời gian này, nấm được phát triển nhanh chóng và tiết ra enzyme để phân hủy
các chất nền để giải phóng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của chúng. Vào ngày
thứ năm, hỗn hợp Koji được xấy khô, kiểm tra và kiểm hóa các hoạt lực của các
enzyme, sau đó thông qua hệ thống quản lý chất lượng cuối cùng để tạo ra thành phẩm
enzyme: Allzyme® SSF.
2.1.1.3. Hiệu quả của enzyme Allzyme® SSF
Các enzyme có trong Allzyme® SSF liên kết, hiệp lực trong việc phân hóa các thực
liệu khác nhau và kết quả giải phóng nhiều dưỡng chất hơn từ khẩu phần. Allzyme®
SSF có thêm protein, acid amin, năng lượng và phosphate được giải phóng trong khẩu
phần thức ăn.
2.1.2. Sơ lược về bã khoai mì
Bã khoai mì là sản phẩm phụ của quá trình chế biến tinh bột khoai mì từ củ
khoai mì. Bã khoai mì chứa nhiều tinh bột (khoảng 60 %) nhưng lại nghèo protein. Do
đó khi sử dụng bã khoai mì nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã đậu nành (Nguyễn
Xuân Trạch, 2004). Trong bã khoai mì có một lượng glucid đáng kể, giá cả của bã
khoai mì tương đối rẻ so với các phụ phẩm khác, có mức prtein thô là 0,61 % (Hoàng
Kim và Phạm Văn Biên, 1995). Mặc dù hàm lượng protein rất thấp nhưng bã khoai mì
là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho thú nếu bổ sung đầy đủ các acid amin và
vitamin cần thiết (Dương Thanh Liêm, Dương Duy Đông, Bùi Huy Như Phúc,2000)
Khoai mì được trồng rất phổ biến ở Việt Nam chủ yếu là lấy củ làm lương thực cho
người, làm nguyên nhiên liệu cung cấp ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, là thức ăn

cho gia súc, gia cầm. Do đó, nguồn bã khoai mì tương đối dễ tìm, đặc biệt nhất là khả năng
sử dụng tỉ lệ bã khoai mì cao trong chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cũng có thể phơi
sấy khô bã khoai mì để làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp. (Nguyễn Xuân
Trạch, 2004).
2.1.3. Sơ lược về bã đậu nành
Đậu nành được xem là loại hạt họ đậu chủ lực được sử dụng cung cấp protein
trong chăn nuôi. Năng suất hạt đậu nành khoảng trên dưới 1 tấn/ha nhưng là cây dễ
trồng, có tác dụng làm tốt đất và giá trị dinh dưỡng của hạt cao nên vẫn là nguồn thực
liệu cung đạm chủ lực trong thức ăn chăn nuôi. Trong hạt đậu nành có các thành phần
hóa học sau: protein (40 %), lipid (12 - 25 %), glucid (10 – 15 %); có các muối khoáng

4


Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.
Trong đậu nành có đủ các axit amin cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin,
phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu nành được coi là một nguồn cung cấp
protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino axit không thể thay thế cần
thiết cho cơ thể. Do vậy các nhà khoa học gọi đậu nành là "Cứu cánh của nhân loại"
(NutriFood, Cẩm Nan Dinh Dưỡng Tương Lai Việt).
Hạt đậu nành có hàm lượng protein khá cao (38 %) và nhiều béo (18 %) nên
trong chăn nuôi thường sử dụng khô dầu đậu nành, bã đậu nành (Dương Thanh Liêm;
Dương Duy Đồng, Bùi Huy Như Phúc, 2002).
Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ
hoặc thành sữa đậu nành. Hàm lượng chất béo và protein 24,53 % (phòng phân tích
dinh dưỡng, bộ môn Dinh Dưỡng Động Vật, khoa CN - TY, trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM) trong bã đậu nành rất cao (Nguyễn Xuân Trạch, 2004). Nhưng phần lớn tinh
bột và các axit amin đã bị lấy đi nên khả năng tiêu hóa của gà khi sử dụng bã đậu thấp.
Trong bã đậu nành còn tồn tại nhiều độc tố như protease inhibitor, lectin, saponin,
goitrogen. Các chất độc này làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia

cầm.
2.2. SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
2.2.1. Đặc điểm về giống gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng là giống gà thịt lông màu có nguồn gốc từ vùng ven sông
Lương Phượng (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc). Đây là giống gà do thành phố Nam
Ninh lai tạo thành công sau hơn 10 năm nghiên cứu; trong lai tạo, họ đã sử dụng dòng
trống địa phương và dòng mái nhập từ nước ngoài. Tuy mới được nhập vào Việt Nam
nhưng giống gà Lương Phượng rất được người chăn nuôi ưa chuộng vì những đặc tính
tốt của nó như màu sắc lông, tốc độ tăng trưởng, khả năng thích nghi, tính kháng bệnh
cao.
Gà Lương Phượng có lông vàng sậm điểm chấm rằng rất giống gà ta. Gà con có
lông màu nâu đen hoặc tro có đốm nâu hay nâu nhạt. Con trống lúc trưởng thành có
màu lông nâu đỏ, điểm nút ở lông cánh, lông đuôi và lông cổ có màu đen, ngực nở,
hông rộng, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong, đầu cổ gọn đẹp, chân cao màu vàng hay
xám nhạt. Gà mái có lông màu nâu thẫm có đốm đen hay nâu nhạt, thân hình chắc, đầu

5


nhỏ gọn, chân thấp màu vàng. Về trọng lượng, gà Lương Phượng lúc 12 tuần tuổi trung
bình con trống nặng 2,5 kg, con mái nặng 1,9 kg. Hệ số tiêu tốn thức ăn 2,9 - 3,1 kg
tă/kg tt (Nguyễn Huy Đạt và ctv, 2001).
2.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà Lương Phượng
Giống gà Lương Phượng là giống gà mới nhập vào nước ta chưa có nhiều nghiên
cứu về nó và cũng chưa có tiêu chuẩn chính xác về nhu cầu dinh dưỡng của gà Lương
Phượng. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn Nuôi) đã đưa ra chế
độ dinh dưỡng của gà Lương Phượng như sau:
Bảng 2.3: Chế độ dinh dưỡng của gà Lương Phượng nuôi thịt
Chỉ tiêu


Tuần tuổi
0–4

5–8

9 - 10

Năng lượng (kcal/kg)

2900

2950

2900 - 3000

Protein (%)

19,0

18,0

16,0

Năng lượng / Protein

147,3

158,3

181,3


Methionine (%)

0,42

0,39

0,38

Lysine (%)

1,08

1,05

0,97

Calci (%)

1,2

1,19

1,18

Phospho tổng số (%)

0,77

0,76


0,78

NaCl (%)

0,32

0,33

0,31

2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà
2.2.3.1. Con giống
Hiện nay, do nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu ngày càng tăng cao của thị trường về
các sản phẩm của gà, để đạt hiệu qủa cao trong chăn nuôi thì công tác giống chọn lọc và
lai tạo giống trở nên quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Điều quan trọng nhất khi
chọn con giống là phải đạt tiêu chuẩn giống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn sắc lông óng ánh,
không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng, mắt long lanh, mỏ mập
ngắn và không bị lệch. Gà con phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt. Giống phải được lựa
chọn phù hợp với mục đích sản xuất; đối với nhóm chuyên thịt cần phải có những tính
trạng tốt như tăng trọng nhanh, phẩm chất thịt ngon và đồng thời phải có năng suất

6


trứng tốt để tạo nhiều gà con; đối với gà giống tuân theo chương trình lựa chọn từ đàn
ông bà, cha mẹ, lựa chọn theo dòng trống và mái.
2.2.3.2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng trong thức ăn là yếu tố rất quan trọng giúp cho hoạt động sống, duy
trì cơ thể, phát triển cũng như quá trình sản xuất của gia cầm. Quá trình hấp thu dinh

dưỡng của gà cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: tình trạng sức khỏe, khả
năng di truyền, do thức ăn, lứa tuổi, giai đoạn sản xuất.
Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất gia cầm. Giá thức ăn và hiệu quả
của quá trình chuyển hóa thức ăn thành thịt và trứng quyết định đến yếu tố giá thành
sản xuất sản phẩm gia cầm, thức ăn phải được lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn
nuôi. Có nhiều nguồn nguyên liệu thô cung cấp một hay nhiều chất dinh dưỡng cần cho
gia cầm với lượng dinh dưỡng khác nhau, ví dụ đậu nành cung cấp một lượng protein
tương đối lớn và một ít năng lượng, các hạt ngũ cốc (gạo, lúa mì, khoai, sắn, bắp) chứa
rất nhiều năng lượng và phần nhỏ protein. Tuy nhiên trong thực liệu thô có chứa độc tố
và các yếu tố phi dinh dưỡng gồm mycotoxin, chất độc tố trong các thực vật tự nhiên
(tannin, gossypol), những chất không tiêu hóa được, độc tố vi khuẩn (histamine) và
thuốc trừ sâu.
2.2.3.3. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Để gia cầm phát triển tốt cần phải có môi trường không khí trong sạch, tiểu khí
hậu được hình thành từ nhiều yếu tố, vật lý (độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió, bức xạ mặt
trời), hóa học (CO2, NH3, H2S), sinh học (cây cỏ, sinh vật, nấm mốc). Các yếu tố này có
liên quan mật thiết với nhau; do đó, để tránh những ảnh hưởng xấu tác động lên sự phát
triển của gia cầm thì việc tạo ra một tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, phù hợp với
đặc điểm sinh lý và phát triển của gia cầm là điều rất quan trọng.
Việc tạo ra một tiểu khí hậu tối ưu cho vật nuôi là tốn kém, khó thực hiện trong
điều kiện chăn nuôi rộng. Vì vậy, các nhà chăn nuôi chuyên môn luôn nghiên cứu và lai
tạo ra các con giống thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khác nhau.

7


Bảng 2.4: Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho từng lứa tuổi của gà
Tuần tuổi

Nhiệt độ dưới đèn (oC)


Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ (%)

1 tuần

33 – 35

27 - 29

60 - 75

2 tuần

31 – 33

25 - 27

60 - 75

3 tuần

29 – 31

23 - 25

60 - 75

4 tuần


27 – 29

24 - 25

60 - 75

> 4 tuần

24 – 26

22 - 24

60 - 75

2.2.3.4. Mật độ chuồng nuôi
Nuôi trên sàn lưới
1 - 3 tuần tuổi 40 - 50 con/m2
4 - 12 tuần tuổi 10 - 12 con/m2
2.2.3.5. Ánh sáng
Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ từ 1 - 3 tuần đầu, từ 4 đến 6 tuần tuổi giảm dần
còn 16 giờ, trên 7 tuần tuổi chỉ cần ánh sáng tự nhiên là đủ, ánh sáng phải phân bố đều
trên diện tích chuồng nuôi.
2.2.3.6. Bệnh tật
Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng bệnh thương hàn, CRD, viêm rốn
và E. coli, thuốc được hòa vào nước uống, nên xen kẻ bổ sung vitamin A, D, E và B
complex. Phòng bệnh Newcastle, Gumboro và bệnh đậu bằng vaccin theo quy trình.
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Allzyme® SSF: Là sản phẩm phức hợp enzyme tự nhiên giúp gia tăng khả
năng tiêu hóa thức ăn đã được chứng minh bằng nghiên cứu của công ty Alltech Hoa

Kỳ. Allzyme® SSF bao gồm khả năng hoạt động của 7 loại enzyme khác nhau, giúp
tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn và tăng cường khả năng tiêu hóa nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật, đồng thời tăng cường phosphor hữu dụng.
- Bã khoai mì: Trong bã khoai mì có Non - Starch Polycaccharides (NSP –
đường không phải tinh bột) chứa nhiều xơ không hòa tan (Hemicellulose, Cellulose,
Beta - Glucan) nên gia cầm khó tiêu hóa. Nhờ phức hợp enzyme Allzyme® SSF có
chứa nhiều enzyme như Cellulase, Xylanase, Beta - Glucanase giúp tiêu hóa xơ, phân hủy
pentosan thành đường dễ tiêu hóa.

8


- Bã đậu nành: Là sản phẩm phụ đã bị lấy đi phần lớn tinh bột và acid amin sau
khi chế biến hạt đậu nành. Phức hợp enzyme Allzyme® SSF giúp cho quá trình phân
giải phytin và protein khó tiêu có trong bã đậu nành đươc cải thiện một phần thành
protein dễ tiêu hóa, muối phytase, acid amin và các chất khoáng vi lượng như kẽm,
mangan.
Nói tóm lại, sử dụng phức hợp enzyme Allzyme® SSF ủ bã đậu nành và bã
khoai mì để cải thiện giá trị dinh dưỡng của chúng và gia tăng khả năng tiêu hóa thức
ăn.

9


Chương III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
- Sử dụng Allzyme® SSF ủ bã đậu nành và bã khoai mì.
- Thử nghiệm các mức độ sử dụng khác nhau của BDBMU trên gà Lương
Phượng, để tìm ra công thức tốt nhất của BDBMU khi thay thế thức ăn hỗn hợp.

- Xác định khả năng tăng trưởng của đàn gà từ 5 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi.
- Hiệu quả kinh tế thu được khi bổ sung BDBMU.
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 20 – 04 – 2008 đến ngày 20 – 07 – 2008, tại
Trung Tâm Thực Nghiệm, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
3.3. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được tiến hành trên 160 gà Lương Phượng từ 5 tuần tuổi đến 12 tuần
tuổi. Gà thí nghiệm có nguồn gốc từ lò ấp Vigova thuộc ấp Xây Dựng, xã Giang Điền,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
3.3.1.1. Thí nghiệm ủ enzyme Allzyme® SSF trên bã đậu nành và bã khoai mì
Tiến hành đo nhiệt độ của bã đậu nành ủ enzyme Allzyme® SSF và bã khoai mì
ủ enzyme Allzyme® SSF trong vòng 12 giờ.
Bảng 3.1: Công thức Bã đậu nành và bã khoai mì ủ enzyme Allzyme® SSF
Thành phần

VCK (%)

Enzyme Allzyme® SSF (g)
Bã đậu nành (kg)

91

Bã khoai mì (kg)

90,4

Bã đậu nành ủ

Bã khoai mì ủ


2

2

10
10

Nước (lít)

5,5

5,5

VCK (%)

50

50

10


3.3.1.2. Thử nghiệm các mức độ sử dụng khác nhau của bã đậu ủ và bã khoai mì ủ
trên gà Lương Phượng nuôi thả vườn.
160 gà Lương Phượng 4 tuần tuổi đồng đều về trọng lượng và giới tính được
phân chia ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức, mỗi lô 40 con.
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Tuần tuổi


Lô I

5

100 % tă AP

6

100 % tă AP

7

100 % tă AP

8

100 % tă AP

9

100 % tă AP

10

100 % tă AP

11

100 % tă AP


12

100 % tă AP

Lô II

Lô III

Lô IV

90 % tă AP +

85 % tă AP +

80 % tă AP +

10 % BDBMU 15 % BDBMU

20 % BDBMU

85 % tă AP +

75 % tă AP +

80 % tă AP +

15 % BDBMU 20 % BDBMU

25 % BDBMU


80 % tă AP +

70 % tă AP +

75 % tă AP +

20 % BDBMU 25 % BDBMU

30 % BDBMU

75 % tă AP +

65 % tă AP +

70 % tă AP +

25 % BDBMU 30 % BDBMU

35 % BDBMU

70 % tă AP +

60 % tă AP +

65 % tă AP +

30 % BDBMU 35 % BDBMU

40 % BDBMU


65 % tă AP +

55 % tă AP +

60 % tă AP +

35 % BDBMU 40 % BDBMU

45 % BDBMU

60 % tă AP +

50 % tă AP +

55 % tă AP +

40 % BDBMU 45 % BDBMU

50 % BDBMU

55 % tă AP +

50 % tă AP +

50 % tă AP +

45 % BDBMU 50 % BDBMU

Tă AP: Thức ăn hỗn hợp An Phú.
BDBMU: Bã đậu nành và bã khoai mì ủ enzyme Allzyme® SSF.


11

50 % BDBMU


Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp của công ty thức ăn An Phú
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Protein (%)

15,5

ME (kcal/kg)

3000

Xơ thô (%)

6

Ca (%)

0,9 – 1,0

P (%)

0,4


NaCl (%)

0,3 – 0,5

VCK (%) min

88

Bảng 3.4: Tỷ lệ của BDBMU
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Bã đậu nành ủ enzyme Allzyme® SSF.

54

Bã khoai mì ủ enzyme Allzyme® SSF.

46

BDBMU

100

3.3.2. QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
3.3.2.1.Con giống
Gà Lương Phượng 1 ngày tuổi được nhập về từ lồ ấp Vigova, ấp Xây Dựng, xã
Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

3.3.2.2. Chuồng trại
Chuồng trại được làm theo kiểu chuồng nền, sàn bằng gỗ, mái bằng tôn, có rãnh
thoát nước xung quanh khu vực trại. Mỗi lô được bao bọc bằng lưới B40, có diện tích 2
x 7 m với mật độ 5 - 20 con/m2. Xung quanh khu vực trại và trong mỗi lô có trồng các
cây bóng mát (thanh trà, anh đào giả).
Chuồng được bố trí đường nước uống tự động; mỗi lô gồm 2 đường ống cách
mặt đất 20 - 30 cm (thay đổi tùy theo độ lớn của gà), mỗi núm uống cách nhau 20 cm.
Bồn nước (300 lít) được đặt đầu trại, cách mặt đất 1 m, nước được đổ đầy vào mỗi
sáng. Máng ăn được sử dụng riêng cho từng lô, mỗi lô 3 máng tròn 15 - 20 con/máng.

12


Sau mỗi đợt nuôi
Dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi, bề mặt lớp đất nền được cào sạch và mang
ra khỏi chuồng đến nơi xử lý. Dụng cụ chuồng trại: máng ăn, máng uống, chuồng úm,
bóng đèn được phơi khô, sau đó xịt lại bằng thuốc sát trùng. Chuồng trại được kiểm tra
và sửa chữa, sát trùng sau mỗi đợt nuôi. Toàn bộ chuồng trại, chuồng úm, trang thiết bị
phải được sát trùng và để trống ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới. Chuồng úm gà
con được đặt cách xa khu chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang
gà con.
Một số thuốc sát trùng thường dùng: formol, vôi bột, Cloramine B (0,5 – 1 %).
3.3.2.3. Úm gà con
Trước khi đưa gà về, chuồng úm phải được làm ấm lên trước 1 giờ. Úm gà bằng
hệ thống bóng đèn tròn, bóng đèn 75 W cho 1 m2 chiếu sáng. Nguồn nhiệt được điều
chỉnh sao cho phù hợp với trạng thái của gà trong lồng úm.
Gà mới đưa về được uống nước có pha đường (2 - 3 kg gluco/100 lít nước/1000 gà),
sau đó cho uống nước chế phẩm gừng - tỏi - nghệ (2 - 5 g/lít nước) và vitamin ADE,
khoảng 4 - 5 giờ sau thì cho gà tập ăn để làm quen với thức ăn (tấm, cám). Sử dụng khay
tập ăn có đường kính 60 cm, cho gà ăn liên tục 3 lần/ngày, sau đó giảm xuống 2

lần/ngày. Nước uống được cung cấp liên tục trong tuần đầu tiên, sau đó cho gà tập uống
bằng núm uống bằng cách bắt gà và ấn mỏ gà vào núm uống để nước chảy ra. Máng ăn
thay thế khay tập ăn vào lúc gà được 2 tuần tuổi.
Gà con 1 ngày tuổi được thả trên sàn có lót giấy báo để tránh bị tổn thương,
tránh gió lùa, mỗi ngày thay giấy báo 1 lần vào buổi sáng trước khi cho ăn và thay liên
tục trong vòng 4 ngày cho chân gà cứng cáp. Gà con được úm trong vòng 3 tuần đầu.
Bảng 3.5: Mật độ chuồng nuôi
Mật độ
2

Số con/m

1 - 2 tuần

3 – 4 tuần

50 con

25 con

3.3.2.4. Cho ăn và uống lúc gà trưởng thành
Sau 3 tuần tuổi úm trên lồng, gà được đưa ra chuồng sàn, công thức thức ăn bắt
đầu được áp dụng lúc hết 4 tuần tuổi cho từng lô thí nghiệm, gà được uống nước bằng
hệ thống nước tự động.

13


3.3.2.5. Sử dụng thuốc và quy trình chủng ngừa
Trong quá trình nuôi dưỡng gà, một số thuốc được sử dụng để phòng bệnh và tăng

sức đề kháng cho gà.
Bảng 3.6: Thuốc sử dụng trong thí nghiệm
Số tt

Tên thuốc

Liều dùng

1

Glucose

3 g/lít nước

2

Vitamin C

0,5 g/lít nước

3

Vitamin ADE

1 g/lít nước

4

Chế phẩm gừng - tỏi - nghệ


2 – 5 g/lít nước

5

Baycox

2 g/lít nước

Bảng 3.6: Quy trình chủng ngừa gà thí nghiệm
Ngày tuổi

Vaccin phòng bệnh

Tên vaccin

Đường cấp

7

Newcastle

ND/IB

Nhỏ mắt

10

Đậu

Flowlpox


Đâm cánh

14

Gumboro

Bur 706

Nhỏ mũi

28

Gumboro

Bur 706

Nhỏ mũi

3.4. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Chỉ tiêu theo dõi trong quá trình ủ
Nhiệt độ
- Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình nuôi dưỡng
Trọng lượng bình quân (g/con)
Tăng trọng hằng ngày (g/con/ngày)
Tiêu thụ thức ăn hằng ngày (g/con/ngày)
Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) (kg tă/kg tt)
Tỷ lệ nuôi sống (%)
- Các chỉ tiêu mổ khảo sát

Tỷ lệ quày thịt (%)
14


Tỷ lệ đùi (%)
Tỷ lệ ức (%)
3.4.2. Phương pháp thực hiện
- Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình nuôi dưỡng
 Trọng lượng bình quân (g/con)
Cân trọng lượng gà vào lúc 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tuần tuổi. Gà được cân vào lúc
sáng sớm trước khi cho ăn, cân toàn bộ cá thể của mỗi lô.
 Tăng trọng hằng ngày (g/con/ngày)
Tăng trọng hằng ngày = Tổng tăng trọng / Tổng số ngày gà hiện diện
 Tiêu thụ thức ăn hằng ngày (g/con/ngày)
Tiêu thụ thức ăn hằng ngày = Tổng số thức ăn tiêu thụ / Tổng số ngày gà hiện diện
 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) (kg tă/kg tt)
HSCBTĂ = Tiêu thụ thức ăn hằng ngày / Tăng trọng hằng ngày
 Tỷ lệ nuôi sống (%)
Tỷ lệ nuôi sống = Số gà cuối kỳ / Số gà đầu kỳ * 100
- Các chỉ tiêu mổ khảo sát
Sau khi cân và tính trọng lượng trung bình của mỗi lô thí nghiệm vào giai đoạn
kết thúc thí nghiệm. Từ mỗi lô thí nghiệm chọn ra 1 trống và 1 mái có trọng lượng nằm
trong khoảng trung bình của lô và tiến hành mổ khảo sát. Như vậy, mỗi lô tiến hành mổ
khảo sát 2 con gà.
 Tỷ lệ quày thịt (%)
Tỷ lệ quày thịt = Trọng lượng quày thịt / Trọng lượng sống * 100
 Trọng lượng quày thịt (g)
Trọng lượng quày thịt: là trọng lượng sau khi bỏ tiết, lông, lòng, đầu, chân và cổ (để
lại da cổ).
 Tỷ lệ ức (%)

Tỷ lệ ức = Trọng lượng ức / Trọng lượng sống * 100
Trọng lượng ức: là phần thịt ức được lọc từ bờ trên xương bả vai, cắt tất cả các phần
cơ bám vào thân mình, lóc đến khớp vai cả xương mỏ quạ và xương ức, cắt dọc theo cơ
liên sườn ở phía sau.

15


×