Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NUÔI VỊT THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC
NUÔI VỊT THỊT

Sinh viên thực hiện: Lương Đàm Tường Thụy
Ngành

: Chăn Nuôi

Lớp

: Chăn nuôi K30

Niên khoá

: 2004 – 2008

THÁNG 9/2008


THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC
NUÔI VỊT THỊT

Tác giả

LƯƠNG ĐÀM TƯỜNG THỤY

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư ngành Chăn Nuôi



Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
TH.S NGUYỄN QUANG THIỆU

Tháng 09/2008
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: LƯƠNG ĐÀM TƯỜNG THỤY
Tên luận văn: “Thử nghiệm một số phương thức nuôi vịt thịt”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng
Th.S Nguyễn Quang Thiệu

ii


LỜI CẢM TẠ
Mãi mãi khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ cùng những
người thân trong gia đình cho con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn sâu sắc
Thầy Dương Duy Đồng
Thầy Nguyễn Quang Thiệu
đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập đến khi hoàn thành

luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Bộ môn Dinh Dưỡng, khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Các thầy cô trong khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cho đến khi hoàn
thành luân văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các bạn tôi, các bạn lớp TY 29, CN30, DY 30, TY 30,
CN31 đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tp.HCM, tháng 9 năm 2008
Sinh viên thực hiện

LƯƠNG ĐÀM TƯỜNG THỤY

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm đã được tiến hành tại khu thực nghiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM từ 27/2/2008 đến 24/4/2008 trên 245 vịt CV Super M 1 ngày tuổi được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố, chia làm 3 lô, mỗi lô
được nuôi trong những điều kiện nuôi khác nhau.
Lô I (lô đối chứng) vịt nuôi ngoài ao tự nhiên (có ao nước và nguồn thức ăn tự
nhiên).Lô II vịt nuôi nhốt trên nền có ao tắm. Lô III vịt nuôi nhốt hoàn toàn trên nền
có chất độn chuồng (nuôi khô)
Sau 56 ngày, kết quả là:
- Vịt ở lô I có trọng lượng bình quân là cao nhất (3,06 kg) so với vịt ở lô II (2,87 kg)
và lô III (2,82 kg) (P < 0,05). Trọng lượng bình quân của vịt lô II (2,87 kg) và lô III

(2,82 kg) thì chênh lệch không đáng kể
- Vịt ở lô I có tăng trọng tuyệt đối là cao nhất (53,43 g/con/ngày) so với lô II (50,21
g/con/ngày) và lô III (49,42 g/con/ngày)
- Vịt ở lô I có lượng thức ăn tiêu thụ là cao nhất (167,12 g/con/ngày) so với lô II
(164,86 g/con/ngày) và lô III (162,81 g/con/ngày)
- Vịt nuôi ở các lô có tỷ lệ sống chênh lệch không đáng kể (P > 0,05)
- Chất lượng quầy thịt, mùi, độ săn chắc của vịt của các lô cũng không có sự khác biệt
(P > 0,05).
- Hiệu quả kinh tế: vịt nuôi ở lô I cho lợi nhuận cao nhất (11.420 đ/con), (3732 đ/kg
thịt hơi) kế đến là lô III (5.541 đ/con), (1.963 đ/kg thịt hơi) và lô II (3.903 đ/con),
(1.365 đ/kg thịt hơi).

iv


MỤC LỤC

Trang

Trang tựa.......................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................. ii
Lời cảm tạ ........................................................................................................ iii
Tóm tắt............................................................................................................. iv
Mục lục ............................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................... vii
Danh sách các bảng ......................................................................................... viii
Danh sách các hình .......................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ ..................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 1

1.2. Mục đích và yêu cầu................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN.............................................................................. 3
2.1. Tình hình nuôi vịt trong và ngoài nước ................................................... 3
2.2. Một số phương thức chăn nuôi vịt hiện nay............................................. 5
2.2.1. Nuôi vit chăn thả đồng .......................................................................... 5
2.2.2. Nuôi vịt trên mặt nước thả cá ................................................................ 7
2.2.3. Nuôi vịt nhốt thâm canh ........................................................................ 8
2.3. Một số giống vịt nước ta hiện nay............................................................ 9
2.3.1 Vit CV - super M .................................................................................... 9
2.3.2 Vịt CV – super M2 ................................................................................ 9
2.3.3 Vịt Szarwas............................................................................................. 10
2.3.4 Vịt Cherry Valley (vịt Anh Đào)............................................................ 10
2.3.5 Vịt Bắc Kinh........................................................................................... 10
2.3.6 Vịt Nông Nghiệp .................................................................................... 10
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................. 11
3.1. Thời gian và địa điểm thưc hiện............................................................... 11
3.2. Bố trí thí nghiệm....................................................................................... 11
3.3. Điều kiện thí nghiệm ................................................................................ 12
v


3.3.1 Con giống ............................................................................................... 12
3.3.2 Thức ăn ................................................................................................... 12
3.3.3 Chuồng nuôi ........................................................................................... 12
3.3.4 Vệ sinh thú y........................................................................................... 12
3.3.5 Chăm sóc ................................................................................................ 13
3.4. Các chỉ tiêu cần theo dõi .......................................................................... 16
3.4.1. Trọng lượng bình quân .......................................................................... 16
3.4.2. Tăng trọng tuyệt đối .............................................................................. 16
3.4.3. Thức ăn tiêu thụ..................................................................................... 16

3.4.4. Chỉ số chuyển biến thức ăn ................................................................... 16
3.4.5. Tỷ lệ sống .............................................................................................. 16
3.4.6. Chất lượng quầy thịt ............................................................................. 16
3.4.7. Đánh giá phẩm chất thịt ........................................................................ 17
3.4.8. Hiệu quả kinh tế..................................................................................... 18
3.5. Phương pháp xử lý thống kê..................................................................... 18
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 19
4.1. Trọng luợng bình quân ............................................................................. 19
4.2. Tăng trọng tuyệt đối ................................................................................. 21
4.3. Thức ăn tiêu thụ........................................................................................ 22
4.4. Hệ số chuyển biến thức ăn........................................................................ 23
4.5. Tỷ lệ sống ................................................................................................. 24
4.6. Chất lượng quầy thịt ................................................................................. 25
4.7. Điểm chất lượng thịt................................................................................. 26
4.8. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 27
4.8.1. Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng trong thí nghiệm ............................. 27
4.8.2. Hiệu quả kinh tế đối với các phương thức nuôi khác nhau ................... 28
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 30
5.1. Kết luận..................................................................................................... 30
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 31
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 32
vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV

Cherry Valley


cv%

Coefficient of variation (hệ số biến dị)

Dt

Diện tích

đ

Đồng

FAO

Food Argiculture Organization (tổ chức lương nông thế giới)

G

Gam

HSCBTA Hệ số chuyển biến thức ăn
TATT

Thức ăn tiêu thụ

SD

Standard Deviation (độ lệch chuẩn)




Thức ăn

TLBQ

Trọng lượng bình quân

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

WHO

World Health Organization (tổ chức y tế thế giới )

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 11
Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp ................. 12
Bảng 3.3 Bảng đánh giá mùi và độ săn chắc .................................................. 18
Bảng 4.1. Trọng lượng vịt bình quân.............................................................. 19
Bảng 4.2. Tăng trọng tuyệt đối ....................................................................... 21
Bảng 4.3. Thức ăn tiêu thụ .... ......................................................................... 22
Bảng 4.4. Hệ số chuyển biến thức ăn.............................................................. 23
Bảng 4.5. Tỷ lệ sống ............. ......................................................................... 24
Bảng 4.6. Chất lượng quầy thịt ....................................................................... 25
Bảng 4.7. Điểm chất lượng thịt....................................................................... 26
Bảng 4.8. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ................................................ 28

Bảng 4.9. Bảng chi phí.......... ......................................................................... 29
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế giữa các phương thức nuôi................................ 29

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1. Úm vịt 1 ngày tuổi ..........................................................................14
Hình 3.2. Lô nuôi nhốt hoàn toàn ...................................................................14
Hình 3.3. Lô nuôi có ao tắm ...........................................................................15
Hình 3.4. Lô nuôi ao tự nhiên .........................................................................15

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng bình quân vịt lúc kết thúc thí nghiệm của
3 lô thí nghiệm................................................................................................. 21
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng tuyệt đối ................................................................... 22
Biểu đồ 4.3. Hệ số chuyển biến thức ăn của 3 lô thí nghiệm.......................... 24

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia có số lượng vịt đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Số
liệu thống kê của Viện Chăn nuôi cho thấy năm 2003 Việt Nam có 63 triệu thủy cầm
với số vịt hơn 50 triệu con trong đó số vịt của các tỉnh Nam bộ chiếm hơn 50% số vịt

trong cả nước. Điều này chứng tỏ rằng chăn nuôi vịt ở nước ta đã phát triển mạnh, đặt
biệt là trong vài năm gần đây.
Nuôi vịt trên ao đầm lầy hoặc thả đồng thì rất tốt vì tận dụng được thức ăn rơi
vãi và hạn chế sâu bệnh nhưng dễ lây lan dịch bệnh. Đặt biệt là dịch cúm gia cầm,vịt
rất dễ bị nhiễm bệnh cúm gia cầm từ các loài chim hoang trên các ao đầm lầy và đồng
ruộng. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2003 gây chết hàng loạt
trên gia cầm, thủy cầm và gây mối nguy hại có thể lây cúm gia cầm sang người.
Phương pháp khống chế dịch hiện nay là chăn nuôi vịt tập trung khép kín hoàn toàn
cách ly với môi trường tự nhiên bên ngoài.
Vì vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta có thể nuôi vịt nhốt hoàn toàn hay có thể
nuôi nhốt có ao nhân tạo để vịt tắm được hay không ? Liệu chúng ta có thể nuôi vịt mà
không cần nước cho tắm, rỉa lông được không ?
Xuất phát từ vấn đề trên được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc,
khoa Chăn Nuôi – Thú Y - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM - Ban chủ nhiệm trại heo
thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi – Thú Y - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cùng với
sự hướng dẫn của TS Dương Duy Đồng và Th.S Nguyễn Quang Thiệu chúng tôi tiến
hành đề tài: “THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NUÔI VỊT THỊT”

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Thử nghiệm các phương thức nuôi vịt thịt:
- Vịt nuôi ngoài ao tự nhiên (có ao nuôi và nguồn thức ăn tự nhiên)
- Vịt nuôi nhốt trên nền có ao tắm
- Vịt nuôi nhốt hoàn toàn trên nền có chất độn chuồng (nuôi khô)
Từ đó tìm hiểu xem có thể nuôi vịt nhốt thay cho việc nuôi thả ao tự nhiên hay
không.
1.2.2. Yêu cầu

Theo dõi sự tăng trọng của vịt từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến kết thúc thí nghiệm
và các chỉ tiêu khác về hiệu quả sử dụng thức ăn, sức khỏe của vịt, chất lượng quầy
thịt, phẩm chất thịt để thông qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức
nuôi khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VỊT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Theo FAO(tổ chức lương nông thế giới, 2003) đánh giá khoảng 90% đàn vịt
trên thế giới được nằm ở Châu Á, khoảng 1.044 tỷ con, trong đó Trung Quốc và Việt
Nam chiếm khoảng 75% (775 triệu con). Số liệu thống kê của Viện Chăn nuôi cho
thấy năm 2003 Việt Nam có 63 triệu thủy cầm với số vịt hơn 50 triệu con trong đó số
vịt của các tỉnh Nam bộ chiếm hơn 50% số vịt trong cả nước.
Kể từ năm 2003, virus H5N1 đã được phát hiện ở châu Á, châu Âu, châu Phi và
Trung Đông. Đã có hàng chục triệu gia cầm đã phải tiêu hủy trên toàn thế giới. Trong
đó có 103 người đã thiệt mạng (Xinghuanet, 2006) do bị nhiễm virus chết người này từ
gia cầm sang.
Nguồn lây H5N1 nguy hiểm nhất hiện nay là từ vịt nuôi. Một khi loài thủy cầm
này mắc bệnh thì sẽ rất khó phát hiện vì chúng gần như không thể hiện triệu chứng tạo
điều kiện cho virus có thể đột biến. Lâu nay, tiêu điểm chính của giới khoa học vẫn là
gà, song những ca bệnh mới đây lại xuất hiện nhiều trên vịt nuôi. Con người hiện nay
chủ yếu nhiễm bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh còn sống. Ở những vùng
nông thôn nuôi gia cầm theo kiểu chăn thả, con bệnh có thể thải phân mang virus khắp
nơi. Phân độc khi khô lại sẽ mau chóng trở thành dạng bụi và phát tán trong không khí,
khiến con người dễ hít phải. Đó là lập luận mới nhất của các chuyên gia đến từ Trung
Quốc, Indonesia, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam, sau khi tiến hành thử nghiệm trên vịt
trong phòng thí nghiệm. Theo tiến sĩ Robert Webster (2004), vịt là "con ngựa Thành

Troa" của virus cúm gà nghĩa là một nguồn bệnh thầm lặng.
Có mối liên hệ mật thiết chặt chẽ giữa quy trình chăn nuôi vịt thả đồng với vụ
lúa thu hoạch. Vịt thả rông chạy theo chân các cánh đồng lúa từ nơi này sang địa
phương khác. Ở Thái Lan vịt nuôi vào tháng 9, tháng 10, lúa gặt vào tháng 11, 12, thả
vịt sau khi gặt lúa, giết mổ vịt vào tháng cận tết âm lịch. Đây là thời điểm bùng phát
3


virus, cánh đồng lúa trở thành nơi cho virus phát tán cho đàn chim hoang dã đi ăn trên
cánh đồng lúa sau khi gặt. Các nhà nghiên cứu dùng phương tiện vệ tinh để lập bản đồ
vùng dịch bệnh song song với bản đồ phát tán dịch cúm gia cầm. Với phương pháp
này các nhà nghiên cứu có thể dự đoán được thời điểm phát tán dịch bệnh ở địa
phương nào.
Để tránh nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm khuyến cáo người chăn nuôi nên chăn
nuôi thâm canh là khuyến cáo tốt nhất lúc này. Thái Lan đã gần như chấm dứt chăn
nuôi vịt thả rông, chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ giá thức ăn, phương pháp xây dựng
chuồng trại để giữ đàn vịt nuôi trong chuồng, không thả rông xuống ao, hồ ruộng lúa
làm gián đoạn chu trình phát triển virus H5N1. Vì vậy trong năm 2005, Thái Lan chỉ
có một trường hợp cúm gia cầm xảy ra.
Việt Nam bắt đầu dùng vaccine chích ngừa cho đàn vịt toàn quốc vào cuối năm
2005, chủ yếu tập trung vào đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006, 2007 lặp lại dùng
vaccine cho thấy nuôi vịt tập trung, nhốt không thả rông chủng ngừa vaccine là biện
pháp tốt tránh nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm.
Theo Klaus Stohr (2004), vịt truyền lượng virus tương tự cho gà. Không giống
gà bị nhiễm cúm H5N1, vịt trong cuộc thử nghiệm tại Mỹ vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh,
làm cho mọi người khó có thể dò thấy sự hiện diện của virus. Do vậy, các nước phải
coi vịt khoẻ mạnh có thể là một nguồn chứa và lây nhiễm virus H5N1 sang người.
Stohr cho biết virus có nguy cơ lây nhiễm cao từ vịt sang người. Nguyên nhân
là nhiều nông dân ở các vùng có dịch tại Đông Nam Á để vịt vào nhà, thả rông trên
cánh đồng hoặc trong sân. Vịt thường được nuôi nhốt lẫn với gà và thường tắm ao. Do

vậy, chúng có thể lây nhiễm virus cho chim hoang dã di cư nếu chim hoang dã kiếm
ăn trong những ao đó hoặc trên cánh đồng. Đến lượt chim hoang dã lại phân tán virus
tới nơi khác.
Ngoài ra, vịt còn có nguy cơ lây nhiễm sang người chăn vịt hoặc những dân
làng uống nước ao nơi vịt tắm. Một bệnh nhân 14 tuổi người Thái Lan đã tử vong
(2004) vì nhiễm virus do xung quanh nhà có nhiều phân gia cầm. Việc làm khẩn cấp
hiện nay là các chính phủ cần tập trung vào nghiên cứu để phát hiện virus H5N1 lây
lan rộng như thế nào ở vịt nuôi. Ngoài ra, người dân tại các vùng dịch hiện nay không
4


nên uống nước ao và không nên để vịt vào nhà hoặc thả rông, họ cần nuôi vịt theo quy
trình khép kín như ở Thái Lan.
2.2. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI VỊT HIỆN NAY
2.2.1. Nuôi vịt chăn thả đồng
Đây là phương thức chăn nuôi vịt phổ biến tại vùng đồng bằng như đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long
Vịt con sau khi gột thì chuyển sang chăn nuôi thả đồng để nuôi đến lúc bán thịt.
Nếu nuôi vịt đúng vào hai vụ gặt chiêm và mùa thường thì không phải cho vịt ăn thêm
gì cả, chỉ cần lùa vịt đi nhặt thóc rụng và bắt sâu bọ, cua ốc ….ở những ruộng vừa gặt.
Bình quân cứ 100 ha đồng lúa có thể nuôi 2 – 3 nghìn vịt thịt là vừa phải (Đào Đức
Long và Nguyễn Chí Bảo, 1979).
Ở miền Bắc, vịt thịt được nuôi tập trung vào hai vụ chính là vụ chiêm và vụ
mùa. Ở miền Nam vịt thịt cũng có hai vụ là vụ cấy và vụ gặt. Ngoài ra, trong cả nước
vịt con được nuôi rải rác vào vụ hoa cỏ (tháng 7, 8) và một số thời kỳ khác trong năm,
thường gọi là nuôi vịt trái vụ hay nhỡ vụ. Nuôi vịt trái vụ thì vịt thịt chỉ tận dụng đồng
gặt được một thời gian rất ngắn, một hay hai tuần sau đó lại phải cho ăn thóc, vì vậy
lượng thức ăn phải cho vẫn nhiều (thường từ 2 – 3 kg), trong khi đó nếu nuôi vịt đúng
vụ thì chỉ tốn 1 kg thóc trở xuống trong giai đoạn gột nuôi vịt thịt đúng vụ gặt tuy giá
bán có thấp, song người nuôi vẫn được lãi nhiều.

Vịt thịt nuôi tốt đến 60 ngày tuổi thì nặng 1 kg trở lên, nếu là vịt Cỏ (hay vịt
Tàu) nặng 1,6 – 1,8 kg, nếu là vịt Bầu (hay vịt Ta), còn vịt Bắc Kinh nặng trung bình
2,0 – 2,2 kg (Đào Đức Long và Nguyễn Chí Bảo, 1979). Thông thường tùy theo thời
gian gặt đồng dài hay ngắn người ta nuôi vịt thịt dài hay ngắn. Ở miền Bắc, thời gian
gặt kéo dài từ hơn 1 đến 1,5 tháng vì vậy đúng vụ gặt thường có độ tuổi vịt khoảng 70
- 75 ngày. Ở miền Nam thời gian gặt kéo hơn do dó vịt thịt được nuôi khá dài ngày
thường từ 80 – 90 ngày tuổi mới bán thịt. Nhìn chung ở cả nước ta cách chăn thả đồng
với vịt thịt như sau.
- Trước hết cần biết rõ những khoảnh đồng nào gặt trước, gặt sau và tìm những
nơi sẵn thủy sinh để dự kiến đưa vịt đi chăn hợp lí.
- Khi đưa vịt ra đồng chăn nên để vịt ăn tự do, đàn vịt đi theo chân người gặt
lúa, người chăn chỉ cần trông cho vịt không vào ruộng chưa gặt là được. Hàng ngày vịt
5


được thả vào hai buổi sáng, chiều và trưa cho vịt nằm nghỉ tránh nắng, tiêu hóa thức ăn
vì vịt chăn liên tục thường bị mệt do phải đi nhiều và ăn quá no. Chỉ đến khi vịt đã lớn
lông cánh đã mọc quá nửa lưng và trước khi bán mới cần chăn vịt cả ban đêm vào
những ngày có trăng và thời tiết tốt để vịt béo đẫy.
- Hàng ngày cần quan sát kỹ sức khỏe đàn vịt: về ban đêm vịt ngủ ngon, yên
lặng là vịt no và khỏe mạnh; còn khi thời tiết thay đổi hoặc đói thì chúng thường kêu
và cả đàn vịt xôn xao. Vào buổi trưa, khi nghỉ vịt thường nằm yên tĩnh hoặc lim dim.
Nếu vịt ủ rũ, chậm chạp hoặc kêu nhiều thường là vịt bị mệt, khát nước hay quá nóng,
quá lạnh, cũng có khi là do bị đĩa bám nhiều.
- Khi đi chăn vịt nên mang theo xẻng hay cuốc hoặc ràng vây… để làm lều di
động cho vịt. Khi có mưa bão cần đưa vịt về lều tránh mưa gió. Nếu không về kịp thì
tìm những ruộng mới gặt có chân rạ cao hay các bãi điền thanh, cỏ năn… cho vịt trú
tạm. Sau cơn mưa đưa vịt về nghỉ, nếu thấy đàn vịt bị rét, thì cần đốt lửa sưởi cho vịt
ấm và khô lông, sau đó mới lùa vịt đi chăn lại ở những cánh ruộng quang đãng.
- Cần tránh xô đuổi và bắt vịt nhiều làm vịt đè lên nhau gây chảy máu do dập

ống lông non nhất là khi vịt 40 – 50 ngày tuổi là lúc lông non ở cánh đang mọc.
- Theo Trương Thị Yến (1976) nuôi vịt vùng ven biển cần chú ý thời gian lên
xuống của nước triều để đưa vịt đi về hợp lí. Lúc đầu cho vịt ra bãi biển 15- 20 phút
rồi tăng dần vào những ngày sau, trước khi cho ra bãi biển cần cho vịt uống và tắm ở
nơi có nước ngọt trước… Vịt thả ven biển thường kiếm được nhiều lọai động vật thủy
sinh nên đỡ tốn thức ăn.
- Ngoài việc nuôi vịt thịt vào vụ gặt ra, đồng bào ở miền Nam còn nuôi vịt thịt
vào vụ cấy. Vịt con được nuôi từ cuối tháng 4 sang tháng 5, 6 và kéo dài đến tháng 7,
8. Thời gian này nuôi vịt cũng có lợi vì mùa mưa bắt đầu và sẵn nước, người ta cũng
bắt đầu cày bừa, đồng thời lúc này ngoài đồng sẵn mồi như giun bọ, sâu, cá, ốc…để vịt
có thể tận dụng được. Đến khoảng tháng 8, tháng 9 ruộng đã cấy không thả vịt được,
người chăn phải tìm ao, hồ, sông lạch đưa vịt đi chăn thả và phải cho ăn thêm lương
thực. Nói chung vịt thịt mùa cấy chậm lớn hơn so với vịt thịt vụ gặt, mặc dù phải cung
cấp nhiều lương thực hơn.

6


Đàn vịt thịt nên có số lượng vừa phải, mỗi đàn vào khoảng 300 – 800 con tùy
vùng đồng. Ở miền Nam mỗi đàn vịt có khoảng 500 – 1000 con, cũng có nơi nuôi tới
2, 3 nghìn con một đàn.
Ưu điểm
+ Chi phí thức ăn nuôi vịt thấp hơn. Vịt nhặt được nguồn thức ăn rơi vãi trên
đồng và bắt các động, thực vật nhỏ trên đồng.Theo Dương Xuân Tuyển (2000) thì nếu
nuôi vịt CV Super - M chạy đồng chỉ tốn từ 1,8 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, nếu
nuôi thâm canh thì tốn 2,85 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Theo Đào Đức Long,
Nguyễn Chí Bảo (1979) nếu nuôi vịt theo vụ lúa thì chỉ tốn từ 0,8 – 1,2 kg thóc để sản
xuất ra một kg thịt hơi trong khi đó nếu nuôi nhốt ta phải tốn 3,2 – 3,5 kg thức ăn hỗn
hợp mới sản xuất ra 1 kg thịt hơi.
+ Vịt chạy đồng giúp diệt cỏ dại, sâu rầy, ấu trùng, mầm bệnh hại lúa.

+ Tạo phân bón cho đồng ruộng.
Khuyết điểm
+ Vịt chạy đồng có tỷ lệ hao hụt cao (7,64 – 10,5%) do cá táp, say phèn, ký sinh
trùng (Huỳnh Văn Tiến,1991). Tỷ lệ nhiễm giun sán ở vịt theo phương thức chăn nuôi
vịt chạy đồng là 87,1% cao hơn ở vịt nuôi bán công nghiệp (56,09%) (Nguyễn Hữu
Hưng, 2000). Vịt dễ lây lan dịch bệnh như: dịch tả, tụ huyết trùng, cúm gia cầm do
chăn thả vịt trên các đồng ruộng, ao hồ đã có một số chim muông, côn trùng, người
chăn nuôi hoặc cán bộ thú y mang vi trùng gây bệnh từ vùng đã nhiễm bệnh đến và
gây nên bệnh. Trong một số trường hợp ở những vùng có trâu, bò, lợn bị bệnh tụ huyết
trùng thì các sản phẩm thịt, phủ tạng, phân...được lọai thải ra môi trường như ao, hồ,
mương ruộng… khi chăn thả vịt trong môi trường nhiễm mầm bệnh đó sẽ bị lây nhiễm
và phát bệnh. Vi khuẩn Pasteurella phát ra ở cả gia cầm, gia súc (lợn) và truyền bệnh
lẫn cho nhau (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
+ Nuôi vịt chạy đồng thì cực công chăm sóc
2.2.2. Nuôi vịt trên mặt nước thả cá
Là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của viêc sử dụng ao hồ. Ở các ao
hồ vịt kiếm thêm được thức ăn thủy sản đồng thời thải phân làm thức ăn cho cá. Phân
vịt nói chung tốt, bình quân mỗi vịt lớn có thể thải ra ao cá khoảng 30 kg phân nguyên
chất, nhờ vậy năng suất cá cũng tăng lên.
7


Khi vịt ăn những thức ăn thủy sinh như ốc, sâu bọ, rong bèo…thì tiết kiệm
được thức ăn phải cung cấp đồng thời tạo điều kiện cho cá phát triển tốt hơn vì vịt sẽ
ăn sạch các lọai thủy sinh thường có dày đặc ở ao hồ. Nói chung nếu ao hồ rộng và
tưới tiêu thuận lợi thì có thể nuôi tới 200 – 300 vịt tính trên 1 ha mặt nuớc.
Ở nước ta, đầm hồ ao về mặt thủy hóa, độ pH của nước… nói chung có lợi cho
việc phát triển các sinh vật phù du như các loài giáp xác thường gọi là “bọ nước” và là
nguồn thức ăn quan trọng của vịt. Những hố có nhiều mùn thường sẵn có nhiều loài
thủy sinh như cua, ốc, hến… nhờ đó vịt sẽ kiếm ăn ở nơi có mực nước không quá cao

0,5 m. Hơn nữa, vì nước ta ở vào vùng nhiệt đới sự chênh lệch nhiệt độ trong năm
không lớn, các tầng nước có nhiệt độ không chênh lệch lắm cho nên nguồn động vật
và thực vật thủy sinh có thể phát triển quanh năm.Vịt thải phân ra ao hồ, phân đó vừa
làm thức ăn trực tiếp cho cá vừa tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho nước giúp cho việc
phát triển động vật phù du cũng như động vật sống dười đáy. Nếu nuôi vịt thả tự do ở
ao hồ đầm thì có thể giảm thức ăn cung cấp cho vịt khoảng 30 – 40%; ngoài ra ao hồ
có nhiều rong, cỏ, bèo thì vịt sẽ ăn bớt đi nhiều, nếu bèo tấm che phủ mặt nước gây trở
ngại cho cá nuôi thì vịt có thể ăn hết nhanh chóng. Ở nhiều nơi đồng bào ta vẫn thường
vớt bèo tấm, bèo dâu, bèo sen cho vịt ăn, đối với vịt thả tự do thì chúng sẽ lựa chọn tốt
hơn. Các loại ốc, hến ở đầm hồ ao là nguồn thức ăn cung đạm, khoáng quý có thể dùng
cho vịt: ốc vỏ mảnh có tới 80 - 90% thịt, ốc vỏ dày có khoảng 50% thịt (Đào Đức
Long và Nguyễn Chí Bảo, 1979).
Nuôi vịt chăn thả ở đầm hồ còn có thể kết hợp với chăn thả đồng để giảm bớt
lượng thức ăn phải cung cấp. Khi đi chăn cần có thuyền để đưa vịt đi ăn ở ven các đầm
hồ và nhờ có mặt nước ta có thể đưa chúng đi xa hàng 2 – 3 km để kiếm ăn. Với
những ưu điểm nói trên các nơi có điều kiện nên áp dụng phương thức sản xuất này, để
nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi vịt và nghề nuôi cá.
Khuyết điểm
+ Cần có diện tích mặt ao
+ Dễ lây lan dịch bệnh
2.2.3. Nuôi nhốt thâm canh
Phương thức nuôi thâm canh được áp dụng ở các nước phát triển như Anh,
Đức, Pháp…để nuôi vịt giống và vịt thương phẩm. Ở nước ta nuôi vịt nhốt có giá
8


thành thịt trứng cao nên ít được áp dụng. Nuôi nhốt trên nền trải chất độn chuồng hoặc
trên sàn gỗ hoặc sàn lưới có ưu điểm thâm canh cao độ, nuôi với mật độ cao nên sản
xuất được nhiều thịt và trứng/m² diện tích chuồng.
Khi nuôi nhốt chuồng phải làm kiên cố bằng vật liệu dễ vệ sinh sát trùng. Nền

chuồng có thể bằng đất nén chặt trải cát, xi măng, hoặc lát gạch nhưng nền chuồng
phải thoát nước tốt, cao ráo. Hướng chuồng nên bố trí sao cho ánh nắng buổi sáng có
thể chiếu vào nền chuồng nhưng tránh được ánh nắng buổi chiều vì bất lợi cho vịt.
Quanh chuồng phải thoáng đãng, không có bụi cây cỏ rậm rạp, tránh được chuột và
thú hại vịt. Chuồng nuôi phải thông thoáng tốt bảo đảm nhiệt độ, ẩm độ và các khí độc
dưới mức cho phép như CO2, NH3 và khí H2S.
2.3. MỘT SỐ GIỐNG VỊT HƯỚNG THỊT PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Theo Cẩm nang chăn nuôi vịt (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2002), những giống
vịt hướng thịt được phổ biến ở nước ta gồm có 6 giống sau đây
2.3.1. Vịt CV - Super M
Vịt CV-Super M là giống lai (hybrid) cho thịt cao sản được nhập từ hãng
Cherry Valley của Anh. Đây là một trong những giống vịt có năng suất cao nhất thế
giới hiện nay. Các dòng vịt này được công nhận thích nghi ở nước ta năm 1995 và vịt
thương phẩm đã được sản xuất đại trà. Vịt có màu lông trắng, mỏ và chân màu vàng
cam. Đặc điểm ngoại hình đặc trưng cho vịt cao sản hướng thịt: thân hình chữ nhật,
ngực sâu rộng, đầu to, lưng phẳng, cổ to dài khi đứng thân gần như song song với mặt
đất. Ở nước ta đã có nhiếu tác giả nghiên cứu về tính năng sản xuất và khả năng chăn
nuôi thả của giống vịt này. Một số đặc điểm năng suất cơ bản đã được công bố. Theo
Nguyễn Công Quốc, 2002 (trích bởi Hoàng Tuấn Thành, 2004): vịt bố mẹ đạt sản
lượng trứng 200 quả/42 tuần đẻ, khối lượng trứng trung bình đạt 83 g, vịt thương
phẩm tỷ lệ nuôi sống 98%, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 3009 g/con, tiêu tốn thức
ăn 2,85 kg /kg tăng trọng.
2.3.2. Vịt CV - Super M2
Vịt CV - Super M2 cũng là giống vịt cao sản hướng thịt của Anh nhưng qua
công tác chọn lọc nên năng suất cao hơn vịt CV - Super M. Vịt bố mẹ được nhập lần
đầu năm 1994, nhập vịt ông bà năm 1999 và nuôi thích nghi cả 2 miền Nam - Bắc Việt
Nam. Vịt có sản lượng trứng 230 quả trên 42 tuần đẻ; tỷ lệ phôi 92%. Tỷ lệ nở trên
9



tổng số đạt 78 – 80%, vịt thương phẩm lúc 47 – 54 ngày tuổi đạt 3,0 – 3,3 kg, tiêu tốn
thức ăn hết 2,75 kg/kg tăng trọng.
2.3.3 Vịt Szarwas
Vịt có nguồn gốc từ Hungary nhập vào nước ta năm 1990. Vịt có màu lông
trắng tuyền, mỏ và chân vàng. Trong điều kiện nuôi nhốt, vịt thương phẩm đạt 2,85 kg
ở 7 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn 2,8 – 3,0 kg/kg thịt hơi. Vịt Szarwas thịt ngon, dễ nuôi
thích hợp với điều kiện chăn thả tự do có cho ăn bổ sung (bán thâm canh).
2.3.4. Vịt Cherry Valley (vịt Anh Đào)
Vịt được nhập vào nước ta rất sớm từ nhiều quốc gia nhập lần cuối vào năm
1983 từ Anh. Hiện nay, vịt vẫn được nuôi ở một số địa phương như một nguồn tiềm
năng để sản xuất thịt theo phương thức cổ truyền. Một số chỉ tiêu năng suất của vịt
Anh Đào được ghi nhận: khối lượng 2,2 – 2,3 kg lúc 75 ngày tuổi; sản lượng trứng 160
– 185 trứng/mái/năm; tiêu tốn thức ăn 3,0 – 4,0 kg/10 trứng.
2.3.5. Vịt Bắc Kinh
Vịt Bắc Kinh được nhập lần đầu năm 1960 và lần sau năm 1987 từ Đức. Hiện
nay vịt được nuôi nhốt ở một số vùng để sản xuất vịt thương phẩm nuôi thịt và lai tạo
với vịt địa phương để tạo vịt lai nuôi thịt. Một số chỉ tiêu năng suất cơ bản của vịt Bắc
Kinh: khối lượng cơ thể đạt 2,0 – 2,2 kg lúc 2 tháng tuổi; tiêu tốn thức ăn 3 – 3,5 kg/kg
thịt hơi; sản lượng trứng 140 – 150 quả/mái/năm.
2.3.6. Vịt Nông Nghiệp
Bao gồm vịt Nông Nghiệp 1 và Nông Nghiệp 2. Đây là giống vịt do lai tạo giữa
vịt Tiệp dòng 1882 và vịt Anh Đào. Vịt Nông Nghiệp có tầm vóc to, khối lượng cơ thể
đạt 2,2 – 2,3 kg lúc 7 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn 2,8 – 2,9 kg/kg thịt hơi.

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM

- Thời gian: 28/02/2008 đến 24/04/2008
- Địa điểm: Trại thực nghiệm chăn nuôi - khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Nuôi vịt theo 3 phương thức:
- Vịt nuôi ngoài ao tự nhiên (có ao nước và nguồn thức ăn tự nhiên).
- Vịt nuôi nhốt trên nền có ao tắm.
- Vịt nuôi nhốt hoàn toàn trên nền có chất độn chuồng
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu một yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên.
Gồm 3 lô thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm


Lô I

Lô II

Lô III

200 m²
(Dt mặt nước)

60 m²
(Dt chuồng và sân chơi có ao
nhân tạo)

30 m²
(Dt chuồng)


Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp

Số lượng
con nuôi

82

81

82

Hình thức
nuôi

Vịt nuôi ao có thức
ăn tự nhiên

Diện
(Dt)

tích

Thức ăn

vịt nuôi nhốt sử dụng chất độn vịt nuôi nhốt chỉ sử
chuồng và có ao tắm

dụng chất độn chuồng

11


3.3. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.3.1. Con giống
Vịt CV - Super M 1 ngày tuổi
3.3.2. Thức ăn
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp của công ty chế biến thức
ăn gia súc An Phú loại D44 (cho vịt con 1- 21 ngày tuổi), loại V88 (cho vịt 21 ngày
tuổi – xuất chuồng).
Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp
Giai đoạn nuôi
21 ngày tuổi – xuất chuồng
V88
12
12

Thành phần dinh
dưỡng

1- 21 ngày tuổi
D44
12
Độ ẩm (%) tối đa
Protein (%) tối 17
thiểu
Năng lượng trao đổi 2800
(Kcal/kg)

4
Xơ thô (%) tối đa
Ca(%) tối đa – tối 1 – 1,2
thiểu
0,6
P(%) tối đa
NaCl (%) tối đa – 0,3 – 0,5
tối thiểu
Theo công bố của nhà sản xuất

2750
5
0,9 – 1,0
0,6
0,3 – 0,5

3.3.3. Chuồng nuôi
- Lô I: nuôi thả trên ao tự nhiên có diện tích 200 m², trên bờ có dựng chòi ở và
có cầu thang để vịt đi xuống. Nền chòi được rải trấu để vịt được giữ ấm.
- Lô II: nuôi trong chuồng lợp tôn, nền xi măng có diện tích 30 m², có rải trấu
dày 5 cm – 8 cm. Bên ngoài chuồng là sân chơi và ao tắm. Ao tắm được đào sâu 50 cm,
diện tích 20 m², được phủ bạt nhựa. Sân chơi và ao tắm được vây bằng lưới để tránh vịt đi
lang thang và bảo vệ vịt
- Lô III: chuồng nuôi giống như lô 2 nhưng không có sân chơi và ao tắm
3.3.4. Vệ sinh thú y
- Tất cả chuồng nuôi được dọn sạch và sát trùng cả chuồng nuôi và máng ăn,
máng uống bằng Formol 16 % trước khi nuôi khoảng 2 tuần.
12



- Cửa ra vào chuồng để khay chứa thuốc sát trùng cho người ra vào.
- Quy trình phòng bệnh
+ Vịt 1 ngày tuổi cho uống kháng sinh trong 2 ngày đầu và vitamin C.
+ Vịt 14 ngày tuổi: chích dịch tả.
+ Vịt 21 ngày tuổi: chích cúm vịt.
+ Vịt 28 ngày tuổi: chích tụ huyết trùng.
3.3.5. Chăm sóc
- Vịt con mua về được cân trọng lượng bằng cân loại 100 g.
- Vịt con được úm bằng đèn dây tóc (75W) trong khoảng 3 tuần đầu, chuồng
úm khô ráo có chất độn chuồng bằng trấu để giữ ấm.
- Cho ăn ngày 3 lần:
+ Sáng khoảng từ 6h 30 đến 7h.
+ Trưa khoảng từ 11h đến 11h 30.
+ Chiều khoảng từ 16h đến 16h30.
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp giống nhau giữa các lô chuồng.
- Cho uống: nước uống đầy đủ, thay nước thường xuyên, nước đảm bảo sạch.
- Đối với lô nuôi có tắm ao tự nhiên (lô I),vịt con được tắm sau 4 - 5 ngày bằng
cách thả ra ao vào lúc trời nắng ấm rồi lùa vịt vào sau khi vịt tắm được vài giờ. Sau 6
ngày thả ra ao tự nhiên.
- Đối với lô nuôi có tắm ao, vịt con được tắm sau 4 - 5 ngày bằng cách thả ra ao
vào lúc trời nắng ấm rồi lùa vịt vào chuồng sau khi vịt tắm được vài giờ sang ngày thứ
6 thả vịt tự do. Khoảng một tuần thì thay nước ao tắm một lần
- Đối với lô nuôi chỉ có chất độn chuồng thì thả tự do trong chuồng.

13


Hình 3.1. Úm vịt lúc 1 ngày tuổi

Hình 3.2. Lô nuôi nhốt hoàn toàn (nuôi khô)


14


×