Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM M.FEED VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA TỪ 35 – 60 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.66 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM M.FEED VÀO
KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA
TỪ 35 – 60 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Linh Chi

Ngành

: Chăn nuôi

Lớp

: Chăn nuôi 30

Niên khóa

: 2004-2008

Tháng 9/2008


THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM M.FEED VÀO KHẨU PHẦN
HEO CON SAU CAI SỮA TỪ 35 – 60 NGÀY TUỔI



Tác giả
NGUYỄN THỊ LINH CHI

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC
KS. LÊ NGUYỄN MINH SANG

Tháng 09 năm 2008
i


LỜI CẢM ƠN
Được có mặt trên đời, lớn khôn và học hết đại học đấy là một điều thật may
mắn và hạnh phúc đối với tôi. Để có được điều đó, cho tôi được cảm ơn đến công lao
to lớn của cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng; đến anh trai đã không quản khó khăn,
vất vả chăm sóc và nuôi tôi học hết đại học; đến hai chị gái đã luôn quan tâm và
thương yêu tôi.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân còn
có rất nhiều sự giúp đỡ khác:
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS.Bùi Huy Như Phúc đã
hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và động viên tôi trong quá trình thực tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp; BSTY.Nguyễn Thụy Đoan Trang đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn:
-Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông lâm TP.HCM.
-Ban chủ nhiệm và Quý thầy cô Khoa Chăn nuôi - Thú y.

-Quý thầy cô Bộ môn dinh dưỡng.
-Giáo viên chủ nhiệm Cao Phước Uyên Trân.
Đã cho tôi kiến thức, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong những năm
ngồi trên giảng đường đại học cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các cô chú trong Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn
nói chung và trại chăn nuôi heo Đông Phương nói riêng, đặc biệt là chú Quang và chị
Tân đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả về kỹ năng chuyên môn lẫn kinh nghiệm trong cuộc
sống.
Tôi xin được cảm ơn và gởi tình cảm yêu thương nhất tới tất cả những người bạn
đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng tôi.
Cho tôi được cảm ơn tất cả các bạn lớp Chăn nuôi 30 yêu quý.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài: “Thử nghiệm bổ sung chế phẩm M.Feed vào khẩu phần heo con sau
cai sữa từ 35 – 60 ngày tuổi” được thực hiện tại trại heo Đông Phương (thuộc xí
nghiệp chăn nuôi Phú Sơn), tỉnh Đồng Nai từ ngày 10/03/2008 đến ngày 10/06/2008.
Thí nghiệm được tiến hành trên 116 heo cai sữa giống lai 3 máu: YorshireLandrace-Duroc, được chia làm 3 lô thí nghiệm với 3 lần lặp lại:
Lô 1: thức ăn cơ sở (không bổ sung M.Feed).
Lô 2: thức ăn cơ sở + 2,5 kg M.Feed/tấn TĂ.
Lô 3: thức ăn cơ sở + 5 kg M.Feed/tấn TĂ.
Kết quả của thí nghiệm cho thấy:
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) của lô không bổ sung là 344 g; lô bổ sung
2,5 kg M.Feed/tấn TĂ là 372 g; lô bổ sung 5 kg M.Feed/tấn TĂ là 399 g.
HSBCTĂ lần lượt từ lô 1 đến lô 3 là 1,92; 1,89; 1,71.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con bệnh khác ở các lô bổ sung M.Feed
thấp hơn ở lô không bổ sung. Kết quả của TLNCTC (%) là: 20,22%; 19,5%; 13,21%

và TLNCBK là: 2,15%, 1,47%, 0,62% lần lượt cho các lô từ 1 đến 3.
Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng ở lô bổ sung 5 kg M.Feed/tấn TĂ thấp
nhất là 17.325 đồng, lô bổ sung 2,5 kg M.Feed/tấn TĂ là 19.204 đồng, lô không bổ
sung là 19.325 đồng.
Kết thúc thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy lô bổ sung chế phẩm M.Feed với mức
độ 5 kg/tấn TĂ cho hiệu quả cao nhất so với các lô còn lại.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Tóm tắt luận văn ..........................................................................................................iii
Mục lục ........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................................vii
Danh sách các bảng ...................................................................................................viii
Danh sách các hình, sơ đồ, biểu đồ .............................................................................ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ HEO SƠ SINH ....................................... 3
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ HEO SAU CAI SỮA . ........................... .4
2.3. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH TIÊU CHẢY ............................................................... 5
2.3.1. Khái niệm về bệnh tiêu chảy ...................................................................... 5
2.3.2. Nguyên nhân .............................................................................................. 5

2.3.3. Triệu chứng và bệnh tích ........................................................................... 5
2.4. SƠ LƯỢC VỀ M.FEED .................................................................................. 6
2.4.1. M.Feed và thành phần của M.Feed ............................................................ 6
2.4.2. Tác dụng của M.Feed ................................................................................. 7
2.4.3. Liều lượng và cách sử dụng ....................................................................... 7
2.4.4. Phương thức tác động ................................................................................ 7
2.5. SƠ LƯỢC VỀ CÁC THÀNH PHẦN TRONG M.FEED .............................. 8
2.5.1. Montmorilonite – Amadéite® được hoạt hoá ............................................. 8
2.5.2. Clinotilolite (Zeolite) ................................................................................. 9
2.5.3. Diatomaceous earth ................................................................................... 9
2.5.4. Chiết xuất tảo biển ...................................................................................... 9
iv


2.5.5. Tinh dầu ..................................................................................................... 9
2.5.6. Thành tế bào nấm men (M.O.S) ............................................................... 10
2.6. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI .............................. 11
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................... 13
3.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO ĐÔNG PHƯƠNG ..................... 13
3.1.1. Nhiệm vụ sản xuất ................................................................................... 13
3.1.2. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 13
3.1.3. Cơ cấu đàn heo ......................................................................................... 13
3.2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM ........................................................................... 13
3.3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................................................. 14
3.3.1. Thời gian và địa điểm .............................................................................. 14
3.3.2. Đối tượng thí nghiệm ............................................................................... 14
3.3.3. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 14
3.4. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM........................................................................... 14
3.4.1. Thức ăn .................................................................................................... 14
3.4.2. Nước uống ................................................................................................ 16

3.4.3. Vệ sinh thú y ............................................................................................ 17
3.4.4. Quy trình tiêm phòng heo con của trại .................................................... 17
3.4.5. Chuồng trại ............................................................................................... 17
3.4.6. Chăm sóc .................................................................................................. 18
3.4.7. Các thuốc thú y sử dụng trong trại ........................................................... 18
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ......................................................................... 18
3.5.1. Tăng trọng ................................................................................................ 18
3.5.2. Lượng ăn và hệ số biến chuyển thức ăn .................................................. 19
3.5.3. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................... 19
3.5.4. Tỷ lệ ngày con bệnh khác ........................................................................ 19
3.5.5. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 19
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................. 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 20
4.1. TRỌNG LƯỢNG HEO LÚC BẮT ĐẦU THÍ NGHIỆM ............................ 20
4.2. TRỌNG LƯỢNG HEO LÚC KẾT THÚC THÍ NGHIỆM .......................... 21
v


4.3. TĂNG TRỌNG ............................................................................................. 22
4.4. TĂNG TRỌNG TUYỆT ĐỐI ...................................................................... 23
4.5. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ .................................................................. 25
4.6. HỆ SỐ BIẾN CHUYỂN THỨC ĂN ............................................................ 26
4.7. TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY ............................................................... 27
4.8. TỶ LỆ NGÀY CON BỆNH KHÁC ............................................................. 28
4.9. HIỆU QUẢ KINH TẾ ................................................................................... 29
4.9.1. Giá thành thức ăn ..................................................................................... 29
4.9.2. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng .................................................... 30
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 32
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 32
5.2. ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 33
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 35

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTC

chlortertracycline

CTCPCN

công ty cổ phần chăn nuôi

D.E

diatomaceous earth

FMD

foot mouth disease

HCSCS

heo con sau cai sữa

HSBCTĂ

hệ số biến chuyển thức ăn


M.O.S

mannan oligo saccharides

NLTĐ

năng lượng trao đổi

n

số con nuôi

P0

trọng lượng lúc bắt đầu thí nghiệm

Pt

trọng lượng lúc kết thúc thí nghiệm

t

thời gian thí nghiệm



thức ăn

TLNCTC


tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLNCBK

tỷ lệ ngày con bệnh khác

TT

tăng trọng

TTTĐ

tăng trọng tuyệt đối

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả thí nghiệm trên heo thực hiên tại Pháp.......................................... 11
Bảng 2.2. Kết quả thí nghiệm Tại Romania năm 2007 trên gà giò............................. 11
Bảng 2.3. Năng suất tăng trưởng ................................................................................ 12
Bảng 3.1. Cơ cấu đàn nuôi tại trại .............................................................................. 13
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 14
Bảng 3.4. Công thức thức ăn cơ bản 6A...................................................................... 15
Bảng 3.5. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cơ bản 6A ...................................... 16
Bảng 3.6. Lịch tiêm phòng heo con của trại............................................................... 17
Bảng 4.1. Trọng lượng heo lúc bắt đầu thí nghiệm..................................................... 20
Bảng 4.2. Trọng lượng của heo khi kết thúc thí nghiệm............................................. 21
Bảng 4.3. Tăng trọng trung bình của heo trong các lô thí nghiệm.............................. 22

Bảng 4.4. Tăng trọng tuyệt đối của heo trong các lô thí nghiệm ................................ 23
Bảng 4.5. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo trong các lô thí nghiệm ............................ 25
Bảng 4.6. Hệ số biến chuyển thức ăn của các lô thí nghiệm....................................... 26
Bảng 4.7. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trong các lô thí nghiệm ....................................... 27
Bảng 4.8. Tỷ lệ ngày con bệnh khác ........................................................................... 28
Bảng 4.9. Giá thành thuốc thú y .................................................................................. 30
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm..................................................... 30

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Bột M.Feed .................................................................................................... 6
Hình 2.2. Bao đựng M.Feed .......................................................................................... 6
Hình 2.3. Cấu trúc hoá học của Montmorillonite ......................................................... 8
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng trung bình của heo lúc bắt đầu thí nghiệm......................... 20
Biểu đồ 4.2. Trọng lượng trung bình của heo khi kết thúc thí nghiệm ....................... 22
Biểu đồ 4.3. Tăng trọng trung bình của heo ở các lô thí nghiệm ................................ 23
Biểu đồ 4.4. Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm ................................................ 24
Biểu đồ 4.5. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của heo ở các lô thí nghiệm ............. 25
Biểu đồ 4.6. Hệ số biến chuyển thức ăn của heo ở các lô thí nghiệm......................... 27
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trong các lô thí nghiệm................................... 28
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ ngày con bệnh khác ....................................................................... 29

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước đang phát triển, trong đó nền kinh tề chủ yếu là nông
nghiệp với 2 ngành chính là chăn nuôi và trồng trọt. Nếu những năm trước đây, chăn
nuôi chỉ nhỏ lẻ trong các hộ gia đình thì hiện nay ngành chăn nuôi đã được chú trọng
và phát triển mạnh, đặc biệt là chăn nuôi heo. Đó là ngành mang lại hiệu quả kinh tế
cao, cải thiện từng bước đời sống người dân.
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn heo con sau cai sữa là giai đoạn rất có ý nghĩa,
nó có tính quyết định một phần đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của cả
quá trình nuôi. Ở giai đoạn này, tuy tăng trọng nhanh nhưng tỷ lệ hao hụt cũng rất cao,
do heo con thường mắc các bệnh về đường ruột, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Vì thế vấn
đề được quan tâm nhất ở heo con sau cai sữa là cải thiện tăng trọng và giảm tỷ lệ tiêu
chảy.
Trước đây, người chăn nuôi có xu hướng bổ sung kháng sinh vào thức ăn gia
súc, gia cầm, vừa có tác dụng kích thích sinh trưởng, vừa có tác dụng phòng ngừa dịch
bệnh và giảm tỷ lệ hao hụt…Nhưng mặt trái của nó là làm tăng sức đề kháng kháng
sinh của vi khuẩn rất phổ biến, có nguy cơ lây lan cho người và gia súc. Đồng thời khả
năng tồn dư kháng sinh trong thịt gia súc, gia cầm là rất cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người. Vì vậy, việc tìm ra các sản phẩm thay thế kháng sinh có nguồn gốc thiên
nhiên để bổ sung vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi nhằm cân bằng hệ sinh thái, tạo ra
những sản phẩm an toàn sinh học đang là ưu tiên hàng đầu.
M.Feed là sản phẩm sinh học, một giải pháp công nghệ nano tự nhiên thay thế
các chất kích thích tăng trưởng. Thành phần của M.Feed là một hỗn hợp của khoáng tự
nhiên và các hợp phần hữu cơ. Khi bổ sung chế phẩm này vào khẩu phần của heo con
sau cai sữa nhằm cải thiện sự tăng trọng, hạn chế tỷ lệ tiêu chảy, tăng tính ngon miệng,
giảm tỷ lệ chết nên có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1


Từ những tác dụng đó, để kiểm nghiệm hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm

M.Feed, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại học Nông Lâm
TP.Hồ Chí Minh và Ban giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn, cùng với sự
hướng dẫn của PGS.TS.Bùi Huy Như Phúc, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm
bổ sung chế phẩm M.Feed vào khẩu phần heo con sau cai sữa từ 35 – 60 ngày
tuổi” tại trại chăn nuôi heo Đông Phương - Hố Nai 1– TP.Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm M.Feed trong khẩu phần
heo con sau cai sữa từ 35 – 60 ngày tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
-Theo dõi chỉ tiêu tăng trọng của heo con sau cai sữa từ 35 – 60 ngày tuổi.
-Theo dõi lượng thức ăn tiêu tốn, hệ số biến chuyển thức ăn.
-Theo dõi tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tình hình sức khoẻ.
-Tính hiệu quả kinh tế sau khi kết thúc thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ HEO SƠ SINH
Khi còn là bào thai, mọi hoạt động sống và trao đổi chất của heo con phụ thuộc
vào nguồn dưỡng chất được truyền qua đường tuần hoàn của heo mẹ. Sau khi sinh ra,
heo con phải sống độc lập, tự tổng hợp chất dinh dưỡng cho chính mình, phải trực tiếp
tiếp xúc với nhiệt độ và môi trường xung quanh.
Nguồn sữa mẹ trong giai đoạn này là thức ăn tốt nhất, giúp cho heo con phát
triển. Tuy nhiên, sản lượng sữa của heo mẹ chỉ tăng dần và cao nhất lúc 3 – 4 tuần
tuổi, sau đó sẽ giảm dần. Vì vậy, việc tập ăn cho heo con trong giai đoạn còn theo mẹ
là hết sức quan trọng: một mặt giúp heo con quen dần với thức ăn; mặt khác nhờ cho
ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hoá của heo con phát triển sớm, làm tăng khả năng sản

sinh các enzyme tiêu hoá, axit clohydric (HCl) trong dạ dày (theo Trần Ngọc Huệ,
2003).
Đặc điểm nổi bật nhất của cơ quan tiêu hoá heo con trong giai đoạn này là sự
phát triển rất nhanh bộ máy tiêu hoá nhưng chưa hoàn thiện. Cụ thể là sự tăng về dung
tích và khối lượng của bộ máy tiêu hoá nhưng số lượng và hoạt lực của một số men
trong đường tiêu hoá còn hạn chế:
Amylase: hoạt lực amylase trong tuyến nước bọt của heo con rất thấp, chỉ tăng
cao nhất vào lúc 2-3 tuần tuổi nhưng lại giảm trở lại. Đối với quá trình tiêu hoá tinh
bột, amylase nước bọt rất hạn chế do thức ăn tồn tại trong miệng ngắn và quá trình tiêu
hoá chỉ thực hiện ở phần thượng vị dạ dày. Amylase tụy cũng có hoạt lực thấp, tăng
cao dần ở 4-6 tuần tuổi và loại men này có vai trò rất quan trọng trong tiêu hoá tinh bột
do lượng men lớn và thời gian tiếp cận với cơ chất dài.
Maltase và saccarase: có hàm lượng thấp lúc mới sinh rồi tăng dần và đạt mức
cao ở 5-6 tuần tuổi.

3


Lactase: có hoạt lực cao ngay từ khi sinh ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
nhưng sau đó lại giảm nhanh chóng.
Lipase: hoạt động mạnh ngay từ khi mới sinh ra và tương đối ổn định trong suốt
thời kỳ bú sữa.
Pepsin: có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần tới 5-6 tuần tuổi, song không có chức
năng tiêu hoá protein bởi vì ở dạng pesinogen.
Axit clohydric (HCl): axit này ở thời kỳ đầu lúc mới sinh nên độ axit dịch vị
của heo con thấp. Vì vậy khả năng diệt khuẩn và hoạt hoá pepsinogen kém.
Trypsin: khi còn là bào thai trong chất chiết đã có trypsin. Thai càng lớn, hoạt
tính tripsin càng cao. Lúc mới đẻ, hoạt tính trypsin ở ruột rất cao để bù đắp lại khả
năng tiêu hoá kém của pepsin dạ dày (theo Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận, 2005).
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ HEO CON SAU CAI SỮA

Ngay từ khi sinh ra, heo con theo mẹ đã được quen với nguồn thức ăn giàu chất
dinh dưỡng là sữa mẹ. Nhưng khi cai sữa, heo con bị thay đổi đột ngột về nguồn thức
ăn (từ sữa mẹ chuyển sang thức ăn thô), chất lượng thức ăn (từ giàu chất dinh dưỡng
sang nguồn dinh dưỡng nghèo hơn), chế độ ăn (từ 16 bữa/ngày giờ chỉ còn 4
bữa/ngày), heo con phải xa hơi ấm của mẹ, dễ bị stress và mẫn cảm với mầm bệnh.
Ngoài ra, khả năng tiêu hoá của heo con giảm đi do biểu mô ruột và các nhung mao
ruột bị ngắn đi, trong khi đó các hố nhỏ trên bề mặt niêm mạc ruột lại tăng. Mặt khác,
ruột già thiếu các vi sinh vật có lợi cần thiết cho việc tiêu hoá các thành phần chưa tiêu
dẫn đến tồn đọng thức ăn chưa tiêu trong ruột già. Đây là cơ hội tốt cho các vi sinh vật
có hại phát triển gây tiêu chảy.
Chính vì thế, không nên thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột, thức ăn cung cấp
cho heo con phải đầy đủ thành phần dinh dưỡng, thơm ngon, dễ tiêu hoá phù hợp với
nhu cầu dinh dưỡng của heo con. Đồng thời có thể bổ sung thêm các chế phẩm sinh
học như các enzyme, các axid hữu cơ…để kích thích hệ tiêu hoá của heo con hoạt
động tốt hơn.
2.3. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở HEO CON
2.3.1. Khái niệm về bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn đường tiêu hoá, do nhu động ruột co thắt
nhiều quá làm cho những chất chứa trong ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá

4


nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hoá, ruột già chưa hấp thu được nước…tất cả đều
được tống ra hậu môn ở dạng lỏng hay sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể mất
nước, mất chất điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây tiêu chảy gây ra,
con vật suy nhược rất nhanh (theo Ngô Văn Tới, 2005).
2.3.2. Nguyên nhân
Bệnh tiêu chảy có những nguyên nhân sau:
Bộ máy tiêu hoá heo con phát triển chưa hoàn thiện, khả năng tiết dịch tiêu hoá

chưa đầy đủ, các men tiêu hoá còn ít không đủ để tiêu hoá các chất khó tiêu (từ cám,
gạo, bánh dầu…), HCl tiết quá ít không đủ để làm giảm độ pH trong ruột non, làm ức
chế quá trình xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy ở heo con.
Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc: không cho heo con bú sữa đầu, chuồng trại ẩm
ướt, dơ bẩn, nhiễm trùng cuống rốn.
Không bổ sung sắt cho heo con bằng cách chích sắt cho heo con.
Thức ăn, nước uống của heo bị nhiễm bẩn, không đảm bảo vệ sinh, chất lượng
kém, có chứa nấm mốc và độc tố.
Nhiễm trùng đường ruột: các loại vi khuẩn Salmonella, Echerchia coli,
Clostridium…hoặc các loại vi khuẩn có sẵn ở chuồng trại, thức ăn, nước uống.
2.3.3. Triệu chứng và bệnh tích
Do virus gây ra: tiêu chảy phân vàng, nhiều nước, ruột non mỏng, căng phồng,
chứa đầy dịch, không có viêm loét.
Do Salmonella cholerasuis hoặc do S. typhimurium: tiêu chảy phân vàng, nhiều
nước, sốt 40-410C, xuất huyết vùng da mỏng, ruột viêm xuất huyết nhiều nơi ở những
vùng da mỏng, hạch ruột sưng to, lách sưng to.
Do Echerchia coli: tiêu chảy phân vàng lỏng, nhiều nước, có hoặc không có sốt,
heo gầy còm, xù lông, đuôi cụp xuống, ruột non sung huyết, dạ dày chứa đầy sữa hoặc
thức ăn không tiêu hoá được.

5


2.4. SƠ LƯỢC VỀ M.FEED
2.4.1. M.Feed và thành phần của M.Feed

Hình 2.1: Bột M.Feed

Hình 2.2: Bao đựng M.Feed


M.Feed là chất bột màu trắng đục, có mùi thơm. Thành phần của M.Feed gồm
khoáng tự nhiên và các hợp phần hữu cơ:
Montmorillonite – Amadéite® được hoạt hoá.
Clinotilolite (Zeolite).
Diatomaceous earth.
Thành tế bào nấm men (M.O.S).
Chiết xuất tảo biển.
Tinh dầu.
2.4.2. Tác dụng của M.Feed
Cải thiện hoạt động của enzyme đường tiêu hoá (sự xúc tác sinh học).
Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột.
Kích thích sự miễn dịch / Đề kháng với mầm bệnh.
Phòng ngừa các rối loạn tiêu hoá.
Cải thiện các hiệu suất kỹ thuật và kinh tế.
2.4.3. Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng cho heo:
Thức ăn khởi đầu: 5 kg/tấn.
Thức ăn tăng trưởng (từ 25 kg-xuất chuồng): 2,5-3 kg/tấn.

6


Liều lượng cho gà đẻ: 2,5 kg/tấn.
Liều lượng cho bê nghé: 5 kg/tấn.
2.4.4. Phương thức tác động
2.4.4.1. Cải thiện sự tiêu hoá thức ăn
Xét theo phương diện hoá học, sự tiêu hoá thức ăn là quá trình biến các phân tử
thức ăn ở kích thước lớn thành các phân tử nhỏ hơn để cơ thể có thể sử dụng chúng
cho mục đích sản xuất, nuôi dưỡng tế bào và để cung cấp năng lượng.
Trong thức ăn gồm chất đường, protein, chất béo đều có cấu trúc phức tạp. Để

tế bào có thể hấp thu và sử dụng được chúng phải thông qua một quá trình gọi là sự
thuỷ phân. Sự thuỷ phân sử dụng nước và các enzyme tiêu hoá để phá vỡ cấu trúc
phức tạp thành các phân tử nhỏ hơn (như đường đơn, amino acid, acid béo…). Quá
trình thuỷ phân và hoạt động của các enzyme hiệu quả hơn khi có pH hơi acid.
Để cải thiện sự tiêu hoá, M.Feed có thể làm tăng cường hoạt động enzyme, hạn
chế vi khuẩn gây hại và kích thích sự tiết enzyme.
2.4.4.2. Cải thiện sự hấp thu
Chất lượng của sự tiêu hoá, tính nguyên vẹn của niêm mạc và tốc độ đi qua của
đường tiêu hoá ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất. M.Feed giữ ổn định hệ vi sinh
vật đường ruột, giảm ký sinh trùng, làm tăng độ nhớt của dạ dày-ruột và độ bền của
dịch dạ dày-ruột, từ đó làm giảm tốc độ đi qua của đường tiêu hoá và bảo đảm tính
nguyên vẹn của niêm mạc dẫn đến cải thiện được sự hấp thu.
2.4.4.3. Cải thiện sự miễn dịch
Để cải thiện sự miễn dịch đòi hỏi bảo đảm tính nguyên vẹn của niêm mạc, sự
kích thích sinh học và kích thích lý-hoá. M.Feed đã đáp ứng được những đòi hỏi đó
với việc giữ cân bằng hệ vi khuẩn, chống lại các bệnh ký sinh trùng, bãy bắt độc tố và
vi khuẩn, kích thích sự phát triển vi khuẩn có lợi, kích thích cơ quan lympho gắn kết ở
ruột.

7


2.5. SƠ LƯỢC VỀ CÁC THÀNH PHẦN TRONG M.FEED
2.5.1. Montmorilonite – Amadéite® được hoạt hoá.

Hình 2.3:Cấu trúc hóa học của montmorillonite
Sét montmorilonite được phát hiện tại Montmorilonite-quận Vienna-Pháp vào
năm 1847.
Montmorilonite là một chất khoáng phyllosilicate rất mềm, có cấu trúc 3 lớp
điển hình gồm 2 lớp tetrahedral kẹp 1 lớp octahedral ở giữa.

Cấu trúc hoá học là sodium calcium aluminum magnesium silicate hydroxide
ngậm nước: (Na, Ca)*(Al, Mg)2(Si4O10)(OH)2-nH2O. Giữa các cation Na, Ca, K, Mg
có sự bù trừ lẫn nhau làm khoảng cách lớp giữa là 2,5-7 Å. Khoảng cách có thể tăng
lên 10 lần so với kích cỡ ban đầu (d001 = 20-50 Å). Chức năng của montmorilonite
được phát hiện nhờ vào sự chuyển đổi cation, trụ đỡ và trụ đỡ + gốc ghép. Nhiệm vụ
của trụ đỡ là mở rộng khoảng cách lớp giữa bằng cách lồng ghép vào một chuỗi trùng
hợp hữu cơ hoặc vô cơ ngắn thông qua quá trình trao đổi cation. Gốc ghép có nhiệm
vụ lồng gốc tác động vào bề mặt trong của các lớp đã kéo dãn. Sự phát triển các vị trí
đặc hiệu này tại trung tâm của hệ thống bề mặt đại thể có thể dung nạp các phân tử có
trọng lượng lớn. Các gốc được chọn theo khả năng của chúng có thể hấp phụ hoặc kìm
hãm các chất không mong muốn (như hút bám các mầm bệnh, kim loại nặng, độc tố
nấm mốc, độc tố vi khuẩn…); hoặc có thể phản ứng như chất xúc tác sinh học của
phản ứng trong quá trình tiêu hoá (hoạt hoá enzyme).

8


2.5.2. Clinotilolite (Zeolite).
Zeolite là 1 alumino silicate dạng xốp tinh thể. Zeolite thường được sử dụng
trong các hoạt động công nghiệp. Zeolite có những rãnh hoặc lỗ cực kỳ nhỏ thường
được đặt tên là “các rây phân tử”, chúng có tác động đặc biệt trong quá trình hấp thu.
Khi các cation kim loại bù đắp nạp vào các lỗ, zeolite tạo thành các vật liệu xúc tác với
các đặc tính độc đáo. Nếu các cation bù đắp thêm là các cation “mềm” như sodium thì
lúc này zeolite lại trở thành chất làm mềm nước.
2.5.3. Diatomaceous earth (D.E)
Diatomaceous earth có cấu trúc hoá học rất bền vững giống như sét (SiO2 +
Al2O3) nhưng lại có tính xốp rất cao. Nó chứa các tảo cát bị hoá thạch, một loại tảo
đơn bào có vỏ cứng. Bề mặt của D.E có những lỗ hổng lớn tạo ra những cái bẫy khổng
lồ để hấp thu các cấu trúc hoá học khác.
Tảo đất có thể bảo vệ thành ruột, giảm tốc độ dòng chảy trong đường tiêu hoá,

tăng hoạt hoá xúc tác bề mặt, hấp thụ đặc hiệu endotoxin và mycotoxin, ổn định hệ vi
sinh vật đường ruột.
2.5.4. Chiết xuất tảo biển (Seaweed extract)
Đặc tính của chất chiết xuất từ tảo biển là lưu dẫn và hút bám vì thế nó có thể
cải thiện tính nhớt của dịch tiêu hoá, bảo vệ thành ruột, hấp thụ đặc hiệu endotoxin, ổn
định hệ vi sinh vật đường ruột (theo Nguyễn Hồng Quân, 2007).
2.5.5. Tinh dầu (Essential oil)
Tinh dầu là loại chất lỏng được tinh chế (thông thường nhất là cách chưng cất
bằng hơi nước hoặc nước) từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những thành
phần khác của cây. Tinh dầu được ví như nhựa sống của cây vì vậy đã mang sức sống,
năng lượng và mạnh hơn 100 lần các loại thảo dược sấy khô. Hầu hết các loại tinh dầu
đều trong, ngoại trừ vài loại tinh dầu (như dầu cây hoắc hương, dầu cam) có màu vàng.
Có 2 loại tinh dầu: nguyên chất (pure essential oil) và không nguyên chất (pha
chế tinh dầu nguyên chất với các loại chất khác) (theo hdau).
Tinh dầu có mùi thơm nhẹ do đó cải thiện hương vị của thức ăn. Ngoài ra tinh
dầu còn có tác dụng hoạt hoá các enzyme xúc tác, bảo vệ đường tiêu hoá chống lại các
vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.

9


2.6.6. Thành tế bào nấm men (M.O.S)
Thành tế bào nấm men gồm có 3 lớp:
Lớp ngoài cùng có cấu tạo hoá học chủ yếu là lipo-protein.
Lớp giữa có cấu tạo hoá học chủ yếu là mannan-protein.
Lớp trong cùng cấu tạo bởi glucan.
Mannan và glucan chiếm trên 90% trọng lượng khô của vách tế bào.
Thành tế bào nấm men được lấy từ chủng Saccharomyces cerevisea qua quá
trình lên men và phân cắt. Nấm men có tính hấp thụ đặc hiệu endotoxin và mycotoxin,
ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, bảo vệ thành ruột và kích hoạt hệ thống miễn dịch

(theo Nguyễn Hồng Quân, 2007).
M.O.S có khả năng kháng nguyên cao nhờ vào thành phần đường mannan và
glucan trong cấu tạo phân tử. Ảnh hưởng hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích sự
tiết các protein kết dính mannose ở gan. Các protein kết dính này cũng sẽ kết dính với
những màng bao của vi khuẩn xâm nhập như Clostridium và Salmonella.
Mannan là hợp chất cao phân tử của D-mannose được gọi là mannan-oligosaccharides, chiếm khoảng 25-50% trọng lượng khô của vách tế bào nấm men (theo
Nguyễn Hồng Quân, 2007).
Tác dụng của M.O.S: ngăn ngừa sự kết dính của vi khuẩn vào các tế bào biểu
mô ruột, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, làm thay đổi hình thái và cấu trúc niêm
mạc ruột.
2.6. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
2.6.1. Nghiên cứu trên heo
Thí nghiệm được thực hiện tại trại heo có quy mô 600 nái, vùng Brittany –
Pháp năm 2008.
Thí nghiệm được tiến hành trên 360 heo con sau cai sữa từ 21 – 42 ngày tuổi
được chia làm 2 lô:
Lô 1 (đối chứng): thức ăn cơ sở + 100 ppm Colistin.
Lô 2: thức ăn cơ sở + 5 kg M.Feed/tấn TĂ.
Heo con ở 2 lô đồng đều về giống, trọng lượng, giới tính và tình trạng sức khoẻ.

10


Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả thí nghiệm trên heo thực hiên tại Pháp
Chỉ tiêu

Lô 1

Lô 2


Trọng lượng trung bình lúc 21 ngày (kg)

6,4

6,43

Trọng lượng trung bình lúc 42 ngày (kg)

13,1

13,65

Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)

319

343

Tỷ lệ chết (%)

3,3

0

2.6.2. Những nghiên cứu trên gà
Tại Romania năm 2007, thí nghiệm được tiến hành trên 134.500 con gà giò từ
11 – 39 ngày tuổi, được chia làm 2 lô:
Lô đối chứng: bổ sung vào nước gồm colistine/tylosine/chlortetra trong 4 ngày
đầu sau ngày thứ 11, chlortetracyline, và một thức ăn được acid hoá với chất kháng

salmonella (3 kg/tấn TĂ) và một chất bất hoạt mycotoxin (0,5 kg/tấn TĂ)
Lô bổ sung M.Feed: 3 kg/tấn TĂ khởi điểm (cho đến ngày 11); 2,5 kg/tấn TĂ
tăng trưởng (đến ngày 28); và 2 kg/tấn TĂ kết thúc (đến ngày 39).
Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Kết quả thí nghiệm tại Romania năm 2007 trên gà giò

đối chứng
34,5


bổ sung
40,13

Khác
biệt
+5,63

Mức độ
biến đổi
16,2 %

Tỷ lệ chết (%)

5,37

2,99

+2,38

44 %


Chi phí điều trị (€/kg trọng lượng sống)

0,079

0,043

+0,036

46 %

Trọng lượng lúc giết thịt (kg)

1,995

2,058

+0,063

3%

Chỉ tiêu
Mật độ (kg trọng lượng cơ thể cuối cùng/m2)

11


Tại Pháp năm 2008, thí nghiệm được thực hiện trên 180 gà giò, chia làm 3 lô,
mỗi lô 5 chuồng với 12 con/chuồng:
Lô 1: khẩu phần cơ bản.

Lô 2: khẩu phần cơ bản + 3 kg chất acid hoá thương mại/tấn TĂ.
Lô 3: khẩu phần cơ bản + 5 kg M.Feed/tấn TĂ.
Năng suất tăng trưởng được trình bày ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Năng suất tăng trưởng
Chỉ tiêu

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Trọng lượng lúc 49 ngày (kg)

2,335

2,466

2,644

Tăng trọng bình quân mỗi ngày (g)

46,83a

49,51a

53,13b

1,2


Lượng thức ăn bình quân mỗi ngày ăn vào (g)

105,3

106,1

109,5

5,01

FCR

2,25b

2,14ab

2,06a

0,05

12

SEM


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO ĐÔNG PHƯƠNG
3.1.1. Nhiệm vụ sản xuất
Trại heo Đông Phương cung cấp cho thị trường heo giống và heo thịt là chủ

yếu.
3.1.2. Cơ cấu đàn heo
Tính đến ngày 31/05/2008, cơ cấu đàn heo của trại được trình bày trong bảng
3.1 như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu đàn nuôi tại trại
Loại heo

Số con

Nọc

23

Nái

689

Hậu bị

91

Theo mẹ

1.064

Cai sữa

1.287

Thịt


2.257

Tổng đàn

5.411

(Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Đông Phương)
3.2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
Khảo sát sự tăng trưởng và tình hình sức khoẻ của heo con sau cai sữa khi bổ
sung chế phẩm M.Feed vào khẩu phần.

13


3.3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.3.1. Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 10/03/2008 đến ngày 10/06/2008 tại trại
chăn nuôi heo Đông Phương (thuộc CTCPCN Phú Sơn) ở phường Hố Nai 1-TP.Biên
Hoà - tỉnh Đồng Nai.
3.3.2. Đối tượng thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm là 116 HCSCS giống lai 3 máu: Yorshire-LandraceDuroc, với thời gian theo dõi từ 35-60 ngày tuổi.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo mẫu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố.
Trên 116 HCSCS từ 35-60 ngày tuổi được chia làm 3 lô tương ứng với 3 mức
độ M.Feed sử dụng trong khẩu phần: 0; 2,5 kg M.Feed/tấn TĂ; 5 kg M.Feed/tấn TĂ.
Mỗi lô có 39 heo con với 3 lần lặp lại. Heo con ở các lô được phân chia đồng đều về
giống, trọng lượng, lứa tuổi và có tình trạng sức khoẻ tốt. Cách bố trí thí nghiệm được
trình bày ở bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm



n

Khẩu phần

1

39

Thức ăn cơ bản 6A

2

38

Thức ăn cơ bản 6A + 2,5 kg M.Feed/tấn TĂ

3

39

Thức ăn cơ bản 6A + 5 kg M.Feed/tấn TĂ

3.4. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.4.1. Thức ăn thí nghiệm
Heo thí nghiệm được cho ăn thức ăn cơ sở do trại tự trộn là cám 6A. Ngày đầu
tiên heo con theo mẹ chuyển sang chuồng nuôi heo cai sữa, heo con được cho ăn cám
tập ăn PC1, sau đó mỗi ngày cho ăn tăng dần lên. Heo con từ 28-31 ngày tuổi được
cho ăn cám PC1, 3 ngày tiếp theo trộn lẫn PC1 với cám tự trộn 6A (theo tỷ lệ PC1:6A

lần lượt là: 75:25, 50:50, 25:75). Trong thời gian thí nghiệm từ 35-49 ngày tuổi, heo
con được cho ăn 4 lần/ngày trong máng dài; từ 50-60 ngày tuổi, heo con được cho ăn
tự do bằng máng ăn bán tự động.

14


Thành phần nguyên liệu của thức ăn được trình bày qua bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.4: Công thức thức ăn cơ bản 6A
STT

Nguyên liệu

Số lượng (kg)

1

Tấm ½

251,7

2

Bắp chín

200,0

3

Cám gạo loại I


50,0

4

Dry Whey

80,0

5

Dầu

39,8

6

Đậu nành ép đùn

100,0

7

Bánh dầu đậu nành CN

195,4

8

Bột cá lạt 60


50,0

9

Lysine

0,519

10

MHA (84%Met)

0,552

11

Bột sò

12,8

12

Muối ăn

2,0

13

Biofos (21%)


3,5

14

Cholin

1,0

15

Các chất bổ sung

8,7

16

Premix PS1

4,0

Tổng

1000,0

15


×