Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GUSTOR LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GÀ TAM HOÀNG NUÔI TỪ 1 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN CƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.84 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GUSTOR LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GÀ TAM HỒNG
NI TỪ 1 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN CƯỜNG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: DH03TY

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 09/2008


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM GUSTOR LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GÀ TAM HỒNG NI
TỪ 1 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Tác giả


NGUYỄN VĂN CƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM

Tháng 9/2008
i


LỜI CẢM ƠN
 Mãi mãi khắc ghi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Mãi
mãi khắc ghi những cơng sức chăm sóc đùm bọc sẻ chia của anh, của chị,
của những người thân yêu.
 Chân thành cảm ơn ban giám hiệu và q thầy cơ Trường Đại Học Nơng
Lâm TPHCM, ban chủ nhiệm q thầy cơ Khoa Chăn Ni Thú Y, Bộ
Mơn Dinh Dưỡng. Q thầy cơ đã hết lòng dạy dỗ truyền đạt kiến thức
và những kinh nghiệm quí báu cho chúng em trong thời gian học ở
trường
 Thành kính ghi ơn PGS.TS Dương Thanh Liêm đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
 Cảm ơn các bạn lớp Thú Y 29 đồn kết gắn bó, thầy chủ nhiệm Lê Hữu
Ngọc kính yêu đã cùng bước suốt chặng đường đại học.
 Cảm ơn Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, Công Ty SuChiang
Chemical & Pharmaceutical đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Hồ Chí Minh, 08/08/2008
Nguyễn Văn Cường


ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Tên đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Gustor lên sự sinh trưởng và
phát triển của gà Tam Hồng ni từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng”
 Thời gian thực hiện thí nghiệm: từ 14/02/2008 đến 14/05/2008.
 Địa điểm thực hiện thí nghiệm: Trại chăn nuôi gà Phú Sơn (Trực thuộc công ty
cổ phần chăn nuôi Phú Sơn). Địa chỉ: Xã Bắc Sơn - Huyện Trảng Bom - Tỉnh
Đồng Nai
 Nội dung thí nghiệm: 1466 con gà (giống Tam Hồng) được ni từ 1 ngày tuổi,
thí nghiệm chia làm 2 lơ (mỗi lơ 733 con).
Lô 1: lô đối chứng: Ăn thức ăn của trại tổ hợp
Lơ 2: lơ thí nghiệm: Ăn thức ăn của trại tổ hợp + Gustor XXI
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và Minatab.
 Kết quả thu được:
 Trọng lượng bình qn: lơ 1 đối chứng 1,404 kg / con, lơ 2 thí nghiệm
1,573 kg / con.
 Tiêu tốn thức ăn: lô 1 đối chứng 4,5349 kg / con, lơ 2 thí nghiệm 4,835
kg / con.
 Hệ số biến chuyển thức ăn: lô 1 đối chứng 3,32; lô 2 thí nghiệm 3,16.
 Tỉ lệ chết loại thải: lơ 1 đối chứng 12,01 %, lơ 2 thí nghiệm 12,01 %.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii

Tóm tắt đề tài................................................................................................................. iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích ...................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Tổng quan về hệ tiêu hóa gà.....................................................................................3
2.1.1. Tiêu hóa ở miệng...................................................................................................3
2.1.2. Tiêu hóa ở diều ......................................................................................................4
2.1.3. Tiêu hóa ở dạ dày tuyến ........................................................................................4
2.1.4. Tiêu hóa ở dạ dày cơ .............................................................................................4
2.1.5. Tiêu hóa ở ruột ......................................................................................................4
2.1.5.1. Tiêu hóa ở ruột non ............................................................................................4
2.1.5.2. Tiêu hóa ở ruột già..............................................................................................5
2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn.................................................6
2.2. Tổng quan về gà Tam Hồng ...................................................................................6
2.2.1. Nguồn gốc gà Tam Hồng.....................................................................................6
2.2.2 Tình hình chăn ni gà Tam Hồng ở Việt Nam ...................................................6
2.3. Tổng quan về thức ăn cho gà Tam Hồng................................................................7
2.3.1. Nhóm thức ăn cung năng lương ............................................................................7
2.3.1.1. Bắp vàng .............................................................................................................7
2.3.1.2. Tấm.....................................................................................................................8
iv



2.3.1.3. Cám gạo..............................................................................................................8
2.3.2. Nhóm thức ăn cung đạm........................................................................................9
2.3.2.1. Đạm thực vật ......................................................................................................9
2.3.2.2. Đạm động vật ...................................................................................................10
2.4. Công thức khẩu phần ăn hiện đang sử dụng tại trại gà Phú Sơn............................12
2.5. Tổng quan về qui trình chăm sóc ni dưỡng tại trại gà Phú Sơn .........................13
2.5.1 Qui mô chuồng trại...............................................................................................13
2.5.2. Vệ sinh-chuẩn bị chuồng trại...............................................................................14
2.5.3 Nuôi dưỡng...........................................................................................................14
2.5.3.1 Giai đoạn úm .....................................................................................................14
2.5.3.2. Giai đoạn gà giò, gà thịt (từ 21 ngày tuổi đến xuất chuồng)............................15
2.5.4. Vệ sinh thú y........................................................................................................15
2.5.5. Qui trình chủng ngừa vaccin ...............................................................................16
2.6. Tổng quan về sản phẩm Gustor XXI Poultry .........................................................16
2.6.1. Giới thiệu .............................................................................................................16
2.6.2. Cơ chế tác dụng của VFAs ..................................................................................17
2.6.3. Chức năng của Gustor .........................................................................................19
2.6.4. Chỉ định và hiệu quả sử dụng ..............................................................................19
2.7. Tổng quan về hệ vi sinh vật đường ruột.................................................................20
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................22
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm...........................................................22
3.2. Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................22
3.2.1. Nội dung thí nghiệm............................................................................................22
3.2.2. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................22
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................23
3.3.1. Theo dõi về trọng lượng ......................................................................................23
3.3.1.1. Trọng lượng gà bình quân ................................................................................23
3.3.1.2. Tăng trọng tuyệt đối .........................................................................................23
3.3.2. Theo dõi về thức ăn .............................................................................................23
3.3.2.1. Tiêu thụ thức ăn................................................................................................23

3.3.2.2. Hệ số biến chuyển thức ăn tích lũy ..................................................................23
v


3.3.3. Theo dõi tỉ lệ gà chết ...........................................................................................24
3.3.4. Theo dõi giá trị kinh tế ........................................................................................24
3.4. Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu ..................................................................24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................25
4.1 Kết quả về trọng lượng ............................................................................................25
4.1.1 Trọng lượng gà bình quân ....................................................................................25
4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối ............................................................................................27
4.2. Kết quả về thức ăn ..................................................................................................29
4.2.1. Tiêu thụ thức ăn...................................................................................................29
4.2.2. Hệ số biến chuyển thức ăn...................................................................................30
4.3. Kết quả tỉ lệ gà chết ................................................................................................31
4.4. Kết quả về hiệu quả kinh tế ....................................................................................32
4.5. Kết quả tổng hợp ....................................................................................................33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................36
5.1. Kết luận...................................................................................................................36
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37
PHỤ LỤC .....................................................................................................................39

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số liệu tham khảo về trọng lượng gà Tam Hồng ..........................................7
Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bắp........................................8

Bảng 2.3: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của tấm........................................8
Bảng 2.4: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo ................................9
Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của đậu nành và khô dầu đậu nành..........................9
Bảng 2.6: Thành phần hóa học và dinh dưỡng của bột cá ............................................10
Bảng 2.7: Thành phần dinh dưỡng của bột cá ở một số nước.......................................11
Bảng 2.8: Công thức khẩu phần ăn hiện đang sử dụng tại trại chăn nuôi gà Phú Sơn....12
Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của trại gà Phú Sơn........13
Bảng 2.10: Qui trình chủng ngừa vaccin tại trại gà Phú Sơn. .......................................16
Bảng 4.1: Trọng lượng gà bình quân qua các tuần........................................................25
Bảng 4.2: Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần.................................................................27
Bảng 4.3: Tiêu thụ thức ăn chi của gà ở 2 lô.................................................................29
Bảng 4.4: Hệ số biến chuyển thức ăn tích lũy...............................................................30
Bảng 4.5: Tỉ lệ gà chết...................................................................................................31
Bảng 4.6: Giá thức ăn ở 2 lô (đ/con) .............................................................................33
Bảng 4.7: Giá bán trung bình của gà ở 2 lơ...................................................................33
Bảng 4.8: So sánh chênh lệch kinh tế giữa 2 lô.............................................................33
Bảng 4.9: Kết quả tổng hợp...........................................................................................34

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở gà .........................................................................3
Hình 2.2: Hình vẽ trại chăn ni gà Phú Sơn................................................................14
Hình 2.3: Sơ đồ minh họa tác dụng diệt khuẩn của acid hữu cơ...................................17
Hình 2.4: Mơi trường pH trong hệ tiêu hóa của gia cầm và độ pH ức chế một số vi
khuẩn ......................................................................................................................18
Hình 2.5: Hình ảnh minh họa nhung mao được cải thiện khi sử dụng Gustor..............19


viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Độ pH ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các vi sinh vật ........................21
Biểu đồ 4.1: So sánh trọng lượng bình quân giữa các lô...............................................27
Biểu đồ 4.2: So sánh tăng trọng tuyệt đối giữa các lô...................................................28
Biểu đồ 4.3: So sánh lượng thức ăn tiêu thụ giữa các lô ...............................................30
Biểu đồ 4.4: So sánh tỉ lệ tiêu tốn thức ăn.....................................................................31
Biểu đồ 4.5: So sánh tỉ lệ gà chết ..................................................................................32
Biểu đồ 4.6: So sánh về trọng lượng bình quân, tăng trọng tuyệt đối , tiêu tốn thức ăn
tích lũy....................................................................................................................34
Biểu đồ 4.7: So sánh về hệ số biến chuyển thức ăn, tỉ lệ chết và loại thải....................35
Biểu đồ 4.8: So sánh về hiệu quả kinh tế của thí nghiệm..............................................35

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Liên Hiệp Quốc dự đoán với tốc độ tăng dân số là 78 triệu người/năm thì tới
năm 2030 dân số tồn thế giới sẽ là 9 tỷ người; cùng với mức tăng thu nhập sẽ kéo
theo tăng nhu cầu thực phẩm tiêu dùng. Trong vòng 2 thập kỷ nữa, nhu cầu thực phẩm
sẽ tăng gấp hai lần hiện nay. Đó là thời điểm năm 2030, thời điểm tháng 7-2008, giá
thực phẩm đã tăng gấp đôi so với năm 2007 trong số đó có các sản phẩm của ngành
chăn ni. Điều đó minh chứng rằng ngành chăn ni cịn những trách nhiệm to lớn
với xã hội, trọng trách đặt ra cho các nhà nghiên cứu khoa học, nhiều nghiên cứu khoa
học được tiến hành nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học trong chăn nuôi như acid amin

bổ sung, kháng sinh bổ sung, premix, vitamin có những đóng góp to lớn…và cũng có
nhiều phát hiện theo sau đó như chế phẩm làm tăng trọng, tồn dư kháng sinh, đề kháng
kháng sinh, ô nhiễm môi trường….Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm những giải
pháp tối ưu cho chăn nuôi.
Chăn nuôi công nghiệp với mật độ cao, rút ngắn thời gian chăn nuôi và nhiều
yếu tố khác đã làm nảy sinh các vấn đế về bệnh tật. Con người đã phòng chống bệnh
cho gia cầm bằng nhiều cách trong đó có dùng thuốc kháng sinh.
Việc sử dụng kháng sinh với liều thấp bổ sung liên tục vào thức ăn chăn nuôi
làm sản sinh vấn đề kháng thuốc. Theo Lâm Minh Thuận (2002), E. coli đã đề kháng
với peniciline, streptomicine, tetracyline, erythromycine. Hay theo Dương Thanh Liêm
và ctv, 2002; enterococci đề kháng với tylosin, erythromycine gây nhiều lo ngại và xu
hướng thế giới hiện nay là loại bỏ kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đặc biệt là trong
thức ăn gia cầm.
Khi kháng sinh ngày càng bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn ni, thì các chất
thay thế cũng bắt đầu ra đời: probiotic, enzyme, acid hữu cơ,…tuy nhiên hiệu quả của
những chất này vẫn đang là dấu chấm hỏi và các thí nghiệm được tiến hành….

1


Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nơng Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh. Dưới sự hướng dẫn của thầy Dương Thanh Liêm, sự giúp đỡ của
Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn và Công Ty SuChiang Chemical &
Pharmaceutical. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm
Gustor XXI trên sự sinh trưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn trên gà Tam Hoàng từ
1 ngày tuổi đến xuất chuồng.
1.2. Mục đích
Xác định ảnh hưởng của chế phẩm Gustor trên gà Tam Hồng ni từ 1 ngày
tuổi đến xuất chuồng.
1.3. Yêu cầu

Theo dõi sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm, chứng minh được tác dụng của
Gustor có hay khơng có ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của
gà thịt Tam Hoàng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về hệ tiêu hóa gà
Hệ tiêu hóa

Dạ dày tuyến
Dạ dày cơ
Thực quản

Diều
Hậu mơn
Túi mật

Ruột già
Manh tràng

Gan

Tá tràng
Rt non
Tụy tạng

Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở gà

Do khác biệt về cấu tạo hệ tiêu hóa, nên sự tiêu hóa ở gà cũng có vài điểm khác
biệt so với gia súc.
2.1.1. Tiêu hóa ở miệng
Gà mổ thức ăn bằng mỏ cứng, 180-240 lần / phút. Gà thích ăn thức ăn dạng
viên, gà phân biệt thức ăn chủ yếu bằng thị giác, khứu giác và vị giác của gà phát triển
kém. Thức ăn được bôi trơn bằng các dịch nhầy ở khoang miệng do tuyến nước bọt
3


tiết ra, trong nước bọt có enzyme tiêu hóa tinh bột α-amylase nhưng hoạt động yếu ớt.
Sau khi thức ăn được tẩm nước bọt, nó được chuyển nhanh xuống diều qua đường thực
quản.
2.1.2. Tiêu hóa ở diều
Diều gà là một đoạn giữa của thực quản phình to ra, nó có chứa trung bình từ
100g - 120g thức ăn. Diều có chức năng dự trữ và tẩm ướt thức ăn trong một thời gian
nhất định, tùy thuộc vào dạng thức ăn: thức ăn tươi xanh hoặc đã tẩm ướt được chuyển
xuống dạ dày nhanh hơn thức ăn hạt và thức ăn hỗn hợp khơ, nhờ sự co bóp của diều.
Ở diều khơng có tuyến tiết dịch tiêu hóa; nhưng q trình tiêu hóa tinh bột vẫn xảy ra
nhờ enzyme amylase của nước bọt chuyển xuống
2.1.3. Tiêu hóa ở dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến là một đoạn ống ngắn, có vách dày, mặt trong nổi gai. Đầu trên
giáp với thực quản, đầu dưới giáp dạ dày cơ. Dạ dày tuyến có tuyến tiết dịch nhày và
enzyme tiêu hóa protein – pepsin và HCl.
Sự tiêu hóa này chỉ là sơ bộ, cịn sau đó khơng lâu, thức ăn được tẩm dịch và
men chuyển ngay xuống dạ dày cơ.
2.1.4. Tiêu hóa ở dạ dày cơ
Thành dạ dày cơ rất dày, cứng chắc, mặt trong là lớp màng cứng nhưng đàn hồi.
Dạ dày cơ không tiết enzyme tiêu hóa. Nhiệm vụ chủ yếu là nghiền nát thức ăn, nhào
trộn tẩm dịch nhầy, nước và men vào thức ăn, làm tăng độ mềm thức ăn. Sự tiêu hóa
protein và tiêu hóa protein và tinh bột ở dạ dày cơ vẫn được tiến hành nhờ enzyme

amylase, pepsin, axit HCl; vi sinh vật ở khoang miệng, dạ dày tuyến đưa xuống, nhưng
không đáng kể.
Để nghiền thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn, trong dạ dày cơ được giữ lại số
lượng đá sỏi nhỏ phù hợp. Sự co bóp dạ dày cơ phụ thuộc vào độ cứng và to nhỏ của
thức ăn, co bóp khoảng 2 – 3 lần / phút; sau đó thức ăn được tiếp tục chuyển xuống tá
tràng (đoạn đầu của ruột non).
2.1.5. Tiêu hóa ở ruột
2.1.5.1. Tiêu hóa ở ruột non
Tá tràng là một đoạn ruột non – đầu trên thông với dạ dày cơ, đầu dưới nối với
ruột non. Mặt ngoài tá tràng gấp khúc có tuyến tụy. Tuyến tụy tiết các enzyme phân
4


giải (thủy phân) các thành phần thức ăn: tinh bột, đường đa, protein, mỡ (lipid), chất
khoáng; tuyến tụy và túi mật có ống dẫn gắn với đoạn giữa tá tràng nhằm để đổ dịch
men và dịch mật vào tá tràng nhằm tiêu hóa triệt để thức ăn. Ở đây, các chất dinh
dưỡng của thức ăn được phân giải gần như hoàn toàn thành các phân tử nhỏ nhất, đơn
giản nhất rồi chuyển xuống ruột non. Quá trình phân giải thức ăn như sau:
Tiêu hóa protein: Các axit amin đi xuống ruột non , ở đấy chúng dược hấp thụ
vào máu qua niêm mạc ruột để tổng hợp nên chất đạm của cơ thể .
Tiêu hóa glucid (tinh bột): Glucose đựoc hấp thụ vào máu qua niêm mạc ruột
non.
Tiêu hóa mỡ (lipid): Glycerin và axit béo được hấp thụ qua màng ruột vào máu
và hệ bạch huyết để tổng hợp nên mỡ của cơ thể.
Tiêu hóa các chất khống: Các hợp chất khống trong thức ăn hịa tan trong
nước dạng ion. Các ion khoáng hấp thụ qua màng ruột vào máu để tổng hợp chất
khống của cơ thể.
Tiêu hóa các vitamin: vitamin trong thức ăn được hấp thụ vào máu qua màng tá
tràng ở dạng nguyên vẹn, không bị phân giải ở ruột.
Tiêu hóa ở khơng tràng: là đoạn ruột dài nhất, đầu trên giáp tá tràng, đầu dưới

giáp ruột già. Niêm mạc ở khơng tràng có những tuyến dịch tiết ra những enzyme tiêu
hóa triệt để các protein đơn giản và các loại đường đa từ tá tràng chuyển xuống thành
acid amin, glucose và fructose.
2.1.5.2. Tiêu hóa ở ruột già
Ruột già không phát triển thực chất là đoạn trực tràng ngắn, đầu trên trực tràng
có 2 manh tràng. Hai manh tràng ở gà phát triển, tại đó chất xơ được tiêu hóa nhờ vi
sinh vật, nhưng ở mức độ rất thấp chỉ từ 10-30%. Chất xơ được tiêu hóa thành đường
glucose và hấp thụ vào máu qua manh tràng vào ruột già. Đặc biệt ở ruột già có sự
tổng hợp vitaminh nhóm B nhờ hệ vi sinh vật. Các chất protein, glucose cịn lại đưa từ
rt non xuống ruột già vẫn được tiếp tục tiêu hóa nhờ các enzyme tiêu hóa từ ruột
non và được hấp thu vào máu qua màng vào ruột già.
Cặn bã của thức ăn được chuyển xuống lỗ huyệt, ở đó được trộn lẫn với nước
tiểu và thải ra ngoài, gà trưởng thành thải 100-150g phân / ngày / con.

5


2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn
Không phải tất cả các chất dinh dưỡng trong thức ăn đều được hấp thụ hết, mà
mức độ tiêu hóa cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi, tính năng sản xuất, điều
kiện chăn ni.
Giống và tuổi gia cầm: các giống gà công nghiệp siêu thịt, siêu trứng có cường
độ tiêu hóa cao hơn, trao đổi chất nhanh hơn những giống gà địa phương. Gà con và gà
giò có khả năng tiêu hóa và hấp thụ cao hơn gà trưởng thành.
Điều kiện chăn nuôi: gà nuôi trong môi trường sạch sẽ thoáng mát, mật độ hợp
lý sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Thức ăn khơng đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, gà bị stress (sợ hãi, đói, khát,
nóng…), nhiễm bệnh thì sự tiêu hóa thức ăn cũng giảm nhiều.
(Theo Bùi Đức Dũng và Lê Hồng Mận, 2003)
2.2. Tổng quan về gà Tam Hoàng

2.2.1. Nguồn gốc gà Tam Hoàng
Gà Tam Hồng là nhóm gà có nguồn gốc từ Salan (tên một địa phương ở Trung
Sơn - Quảng Đông - Trung Quốc). Gà Tam Hồng cịn có tên là Thạch Kỳ. Gà Thạch
Kỳ có trọng lượng nhỏ, sinh trưởng kém, sinh sản thấp. Cuối thập kỷ 70 gà được lai
với giống Kabir (giống gà trắng của Israel). Tổ hợp lai Thạch Kỳ x Kabir đã được tiếp
tục chọn lọc và nhân giống cho đến nay.
Ở vùng Giang Thôn (Quảng Châu, Trung Quốc) cũng có hai loại hình gà Tam
Hồng địa phương, gà vàng Giang Thôn cùng với Thạch Kỳ tạp. Gà Giang Thôn được
chọn lọc theo cá thể và theo gia đình qua 10 thế hệ tạo ra loại hình gà Tam Hồng có
bộ lơng màu vàng sáng bóng, da chân mỏ đều vàng, thịt vàng thơm ngon mềm, hương
vị đậm đà, có lớp mỡ dưới da ngon mềm. Đến nay gà Tam Hồng được ni phổ biến
khắp dun hải Quảng Đông sang cả Quảng Tây , Sơn Tây, Vân Nam, Q Châu… và
trong thực tiễn sản xuất cũng khó phân biệt được từng dịng một cách rõ ràng.
( Hồi Anh, Viện Chăn Ni , 1995)
2.2.2 Tình hình chăn ni gà Tam Hoàng ở Việt Nam
Tháng 03/1992 gà được nhập vào Quảng Ninh.
Tháng 10/1992 gà được nhập vào Nam Hà.

6


Tháng 07/1993 được Trung Tâm Nghiên Cứu - Viện Chăn Nuôi nhận thử 10
con gà 2 tuần tuổi.
Tháng 12.1993 nhập 151 con gà 1 ngày tuổi. Sau đó nhận thêm dịng khác trong
đó có dịng 882.
(Theo Trần Cơng Xn – Nguyễn Hồng Tạc Và cộng sự, Viện Chăn Ni
Quốc Gia, 2000).
Đến nay gà Tam Hoàng đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước ta và được
nhân dân ưa chuộng. Kết quả cho thấy gà Tam Hồng thích nghi tốt với mọi điều kiện
chăn thả, sức đề kháng cao, phẩm chất quầy thịt cao, tận dụng được thức ăn có sẵn, tạo

điều kiện phát triển nông thôn.
Bảng 2.1: Số liệu tham khảo về trọng lượng gà Tam Hoàng
Gà Tam Hoàng
Tuổi

Đơn vị

Thạch kỳ

Thạch kỳ Giang thôn

Giang thôn

thuần

tạp

mái

trống

01 ngày

Gram

32,2

41,5

40


40

10 tuần

Gram

725

1322

850

810

15 tuần

Gram

1111

1943

1280

1450

20 tuần

Gram


-

-

1640

2000

01 năm

Gram

2180

3080

1820

-

(Theo Hồi Anh, Viện Chăn Ni, 1995)
2.3. Tổng quan về thức ăn cho gà Tam Hồng
2.3.1. Nhóm thức ăn cung năng lượng
Gồm có bắp vàng, tấm và cám gạo
2.3.1.1. Bắp vàng
Là một trong các loại thức ăn tốt nhất cho gà, gà mái ăn nhiều bắp vàng đẻ
trứng có lịng đỏ đậm hơn, gà thịt ăn bắp vàng cho thấy phát triển nhanh, chân vàng
thịt thơm ngon. Gà con ăn bắp vàng lớn nhanh, trong khẩu phần của gà lượng bắp
thường chiếm tỉ lệ khoảng 50-60%. Gà con nên dùng bắp xay nhuyễn, gà lớn cho ăn

bắp xay nhỏ (1/8-1/6 hạt bắp).

7


Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bắp
Các chỉ tiêu

Đơn vị đo

Giá trị

Năng lượng trao đổi

Kcal/kg

3320

Protein thô

%

8,60

Xơ thô

%

2,60


Lysine

%

0,37

(Theo Bùi Đức Dũng và Lê Hồng Mận – Tài Liệu Thức Ăn Và Nuôi Dưỡng Gia Cầm
1995)
2.3.1.2. Tấm
Ở nông thôn tấm là thức ăn chủ yếu của gà, trong khẩu phần tấm có thể thay thế
được cho bắp và tỉ lệ sử dụng cho khẩu phần chiếm từ 50-60%.
Bảng 2.3: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của tấm
Các chỉ tiêu

Đơn vị đo

Giá trị

Năng lượng trao đổi

Kcal/kg

2840

Protein thơ

%

7,90


Xơ thơ

%

2,18

Lysine

%

0,35

Methionine

%

0,21

2.3.1.3. Cám gạo
Cám gạo có thể thay thế một phần của bắp vá lúa khi giá thành của bắp cao.
Tuy cám gạo chứa nhiều chất xơ và béo nên nuôi gà không cho ăn quá 10% khối
lượng khẩu phần. Đồng thời trong cám gạo còn chứa các chất khác như vitaminh B1,
khống, phospho. Trong chăn ni gà dùng phương pháp lên men cám tạo mùi thơm,
tăng giá trị dinh dưỡng và dễ tiêu hóa cho gà.

8


Bảng 2.4: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo
Các chỉ tiêu


Đơn vị đo

Giá trị

Năng lương trao đổi

Kcal/kg

2380

Protein thô

%

12,9

Xơ thô

%

8,9

Lysine

%

0,50

Methionine


%

0,27

Canxi

%

0,06

phospho

%

1,08

Theo Bùi Đức Dũng và Lê Hồng Mận – Tài Liệu Thức Ăn Và Nuôi Dưỡng Gia Cầm 1995)

2.3.2. Nhóm thức ăn cung đạm
2.3.2.1. Đạm thực vật
Đậu nành được sử dụng phổ biến cả dạng bột đậu nành rang còn nguyên chất,
chất béo và dạng bánh dầu. Đây là loại thức ăn giàu protein với chất lượng cao, giàu
lysine nhưng nghèo methionine, trong đậu nành cịn có khá nhiều yếu tố kháng dinh
dưỡng như: antitripsin, lectin, phytoestrogen, saponin, gointrogen và khoảng 5 - 6%
oligosaccharid. Do đó cần phải xử lý kỹ nhiệt độ để tăng cường hiệu quả khi dùng đậu
nành giúp gà ăn nhiều và tiêu hóa tốt.
Bảng 2.5: Thành phần dinh dưỡng của đậu nành và khô dầu đậu nành
Các chỉ tiêu


NCR (1994,1999)

Bộ môn dinh dưỡng ĐHNL

Đậu nành hạt Khô dầu đậu nành Đậu nành hạt

Khô dầu đậu nành

NLTĐ (kcal/g)

3400

2745

Protein thô %

35,20

43,80

39,38

44,10

Béo thô %

18

1,5


18,03

4,28

Xơ thô %

-

-

3,73

5,13

Canxi %

0,25

0,32

0,27

0,30

Phospho %

0,59

0,65


0,48

0,59

Theo Dương Thanh Liêm và Dương Duy Đồng
NCR (viện nghiên cứu quốc gia)
ĐHNL: Đại Học Nông Lâm
NLTĐ: năng lượng trao đổi
9


2.3.2.2. Đạm động vật
Bột cá có rất nhiều loại, thành phần độ đạm khách nhau, là nguồn thức ăn cung
cấp protein động vật có chất lượng tốt được dùng rộng rãi cho gia súc, gia cầm trên
toàn thế giới. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng bột cá có xu hướng giảm vì giá cao và thiếu
nguồn cung cấp. Protein bột cá có chất lượng cao vì nó giàu lysine, methionine,
trytophan và các amino acid thiết yếu. Tỉ lệ hấp thu, tỉ lệ tiêu hóa các protein, acid
aminh của bột cá rất cao, hàm lượng protein trong cá phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc
của nó. Bột cá có 2 dạng phổ biến ở việt nam.
Bột cá gốc công nghiệp: hầu hết các loại bột cá từ nước ngoài như: Peru, Chile
được chế biến bằng cơng nghệ tiên tiến, có hàm lượng protein cao khoảng 63-65%, bột
cá công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam từ phế phẩm của công nghiệp chế biến cá
cho người hay chế biến từ các con, hàm lượng protein khoảng 50-60%.
Cá lạt loại tốt: cá nhỏ nguyên con như cá cơm, cá liệt, cá bò… được phơi nắng
trên cát (dạng thủ cơng), bột cá dạng này có lẫn tạp chất, cát, vi sinh vật, cá độc (cá
nóc), bột cá này có hàm lượng protein khoảng 40-50%. Do có lẫn tạp chất nên việc sử
dụng loại bột cá này cần thận trọng.
Trong khẩu phần thức ăn gà bột cá chiếm khoảng 5-10% trọng lượng.
Bảng 2.6: Thành phần hóa học và dinh dưỡng của bột cá
Các chỉ tiêu


Giá trị

Đơn vị đo

Bột cá 63%
Bột cá 56%
Năng lượng trao đổi
Kcal/kg
2580
2500
Protein
%
64,20
56
Béo
%
5
6

%
1
1
Canxi
%
3,7
7
Phospho tổng số
%
2,4

4
Muối
%
0,6
2
Lysine
%
3
2,8
Methionine
%
0,95
0,85
Met + cystine
%
1,56
1,50
Threonine
%
1,30
1,20
Trytophan
%
0,60
0,50
(Theo tài liệu tác giả: Lã Văn Kính, Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Phong, Trấn Đình Từ,
Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Thương Phẩm, 2000)
10



Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam, năm 2000 nước ta nhập bột cá từ các nước
Chile, Peru, Đan Mạch, Ấn Độ… chất lượng bột cá của các nước này rất khác nhau,
phụ thuộc vào hàm lượng protein và các acid amin thiết yếu.
Bảng 2.7: Thành phần dinh dưỡng của bột cá ở một số nước
Tên nước

Protein thô %

Methionine %

Lysine %

Chile

67,0

2,69

7,43

Trung quốc

64,0

2,25

6,04

Đan mạch


69,5

2,63

6,92

Ấn Độ

46,1

2,07

5,69

Indonesia

53,6

2,26

5,59

Malaysia

57,7

2,33

6,22


Pakistan

57,4

2,38

9,29

Peru

65,6

2,75

7,53

Thái lan

58,9

2,48

6,48

Việt nam

62,1

2,48


6,66

(Theo Bùi Thị Lê Quyên, 2003)
Ghi chú: methionine và lysine được tính trong 100 gram protein thô
Một số nghiên cứu về bột cá
Theo Lâm Minh Thuận (2002) trong thức ăn hỗn hợp cho gà công nghiệp chỉ
nên dùng bột cá lạt có hàm lượng muối thấp hơn 3% và hàm lượng protein cao hơn
45%, nên hạn chế hàm lượng bột cá trong thức ăn vì khả năng tạo mùi không ngon
trong thịt.
Trước đây nhiều nhà sản xuất cho rằng việc cung cấp protein cho gà nhất thiết
phải là hỗn hợp của bột cá và những loại protein khác. Người ta cho rằng việc thay thế
bột cá bởi các nguồn protein thực vật sẽ dẫn đến sự giảm tăng trọng của gà.
Ngày nay việc sản xuất và bán đại trà các acid amin, prexmix, viatamin thì vấn
đề sử dụng bột cá như nguồn cung protein chủ yếu khơng cịn là vấn đề quan trọng.
Theo Lã Văn Kính việc thay thế bột cá bằng các nguồn protein thực vật khác giá rẻ
hơn (như khô dầu đậu nành), đồng thời bổ sung các acid amin giới hạn như methionine,
lysine, threonine… và premix, vitamin sẽ đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
11


2.4. Công thức khẩu phần ăn hiện đang sử dụng tại trại gà Phú Sơn
Bảng 2.8: Công thức khẩu phần ăn hiện đang sử dụng tại trại chăn nuôi gà Phú Sơn
Stt

Thành phần / Giai đọan

0-3 tuần

4-6 tuần


Vỗ béo

Đơn vị

1

Bắp vàng

58,93

60,40

62,93

%

2

Cám gạo 1

6,00

10,00

10,00

%

3


Dầu thực vật

1,49

1,18

1,40

%

4

Khô đậu nành 44%

24,04

19,25

18,07

%

5

Bột cá lát 60%

7,00

7,00


5,00

%

6

Muối, NaCl

0,22

0,27

0,21

%

7

Bột sò

0,75

0,76

1,09

%

8


Bột xương

0,83

0,37

0,74

%

9

L-lysine

0,08

0,08

0,10

%

10

DL-methionine

0,13

0,16


0,07

%

11

Cholin Clorid

0,05

0,05

0,05

%

12

Premix gà thịt

0,02

0,25

0,25

%

13


Salinomycin (ngừa cầu trùng)

0,05

0,05

0,02

%

14

Allzyme

0,02

0,02

0,05

%

15

Colistin 10%

0,10

0,10


-

%

16

M-Tox Plus(chống mốc)

0,05

0,05

0,05

%

17

B-Complex C

0,02

0,02

0,02

%

Tổng


100

100

100

%

12


Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của trại gà Phú Sơn
Stt

Tên / giai đoạn

Đơn vị

0-3

4-6

Vỗ béo

1

Vật chất khô

%


11,33

11,35

11.39

2

Năng lượng

Kcal/kg

3.100,00

3.100,00

3.10,00

3

Đạm

%

21,00

19,50

18,00


4

Béo

%

5,34

5,50

5,64

5



%

3,23

3,18

3,14

6

Canxi

%


1,00

0,90

1,00

7

Phốt pho

%

0,75

0,73

0,73

8

Availp for boultry

%

0,45

0,40

0,40


9

Muối

%

0,35

0,40

0,30

10

Lysine

%

1,20

1,10

1,00

11

Methionine

%


0,51

0,53

0,40

12

Methionine+cystine

%

0,80

0,80

0,66

13

Threonine

%

0,80

0,74

0,67


14

Trytophan

%

0,24

0,22

0,20

15

Xanthophy II

mg/kg

10,02

10,27

10,70

2.5. Tổng quan về qui trình chăm sóc ni dưỡng tại trại gà Phú Sơn
2.5.1 Qui mô chuồng trại
Trại gà Phú Sơn là trại gà thịt chăn ni khép kín
Trứng được ấp và ni vừa đủ số lượng tại trại, số cịn lại được bán cho bà con
tùy thuộc vào tình hình kinh tế. Trại được bố trí trên diện tích 4 héc ta đất. Các khoảng
đất trống trong trại được bố trí trồng cây để tạo bóng mát.

Kích thước ơ chuồng: 6m x 8m, một dãy chuồng có nhiều ơ chuồng. Nền
chuồng làm bằng xi măng, mái bằng tôn lạnh cao 4m làm khơng khí thống mát. Xung
quanh chuồng bọc lưới B40 chắc chắn để bảo vệ gà. Bên hơng chuồng có đường đi
rộng 1m, có các bể nước thuận tiên cho việc cấp nước cho gà.

13


Kho
cám

Văn
phịng

Bảo
vệ

Cổng vào chuồng

Cổng trại

Nhà
ấp

Các dãy chuồng có nhiều ơ chuồng

Máy
phát

Hình 2.2: Hình vẽ trại chăn ni gà Phú Sơn.

2.5.2. Vệ sinh-chuẩn bị chuồng trại
Làm theo các bước sau:
Dọn phân (phân được thu gom bón cho cây trồng)
Xịt rửa chuồng bằng vịi cao áp
Phun nước vơi sát trùng
Để khơ
Phun ướt formol 10% khắp chuồng, kể cả mái và xung quanh
Đổ trấu đều trên nền chuồng
Phun tiếp formol 10% lên trấu
Gắn các cù lao, đặt bình nước, kiểm tra các dụng cụ điện…
2.5.3 Nuôi dưỡng
Gà được nuôi thành 2 giai đoạn ở 2 loại chuồng: giai đoạn úm từ 1 - 21 ngày
tuổi, sau đó chuyển sang chuồng gà thịt ni đến khi xuất chuồng.
2.5.3.1 Giai đoạn úm
Gà được ủ ấm ban đêm hoàn toàn bằng ga trong 10 ngày đầu, sau đó ủ ấm tiếp
bằng đèn tỏa nhiệt đến 21 ngày (tùy thuộc nhiệt độ mà điều chỉnh việc úm gà). Chuồng
úm được bao kín bằng các tấm bạt chắn gió, diện tích chuồng được thay đổi nhờ các
cót bằng tre. Sau khi ủ ấm bằng ga thì diện tích chuồng được sử dụng hết công suất,
14


các cót bằng tre được tháo ra. Ban ngày nếu nóng q thì các tấm bạt che được cuộn
lên, trời mưa hoặc ban đêm được thả xuống.
Ngày đầu tiên, buổi sáng gà được thả vào chuồng, chỉ được cho uống nước pha
kháng sinh cho đến chiều tối mới được cho một lượng nhỏ thức ăn rải đều trong
chuồng gần khu vực lò ga (để dụ gà vào khu vực ấm), nền chuồng là trấu, được trải
thêm 1 lớp bao ni lơng để phịng tránh gà con ăn trấu.
Ngày thứ 2, lớp bao ni lông được tháo ra, gà con bắt đầu được nuôi trực tiếp
trên nền chuồng. Thức ăn bắt đầu được cho đều đặn, 2 lần 1 ngày, máng ăn dài 60cm,
vừa đủ cho 25 gà con, làm bằng kẽm khơng rỉ, máng nước uống 3 lít, 1 ngày thay nước

1 lần, khi thay nước thì chà rửa bình sạch sẽ.
Thuốc kháng sinh được cho gà uống đến ngày thứ 5 thì dừng lại, bổ sung
vitamin C, chất điện giải trong nước vào ngày 6 và 7.
Đến ngày thứ 10, cót bằng tre được tháo bỏ, khơng sử dụng ga để úm gà nữa,
chỉ sử dụng bóng đèn tỏa nhiệt công suất 750W treo ở giữa chuồng, thường các con gà
yếu sẽ tập trung dưới bóng đèn này. Gà sống trên tồn bộ diện tích chuồng, các máng
ăn máng uống được thay bằng loại lớn hơn phù hợp với độ tuổi của gà.
2.5.3.2. Giai đoạn gà giò, gà thịt (từ 21 ngày tuổi đến xuất chuồng)
Sau ngày 21, gà được chuyển từ các chuồng gà úm sang chuồng gà thịt. Gà sẽ
sống ở ô chuồng này cho đến khi xuất chuồng, 3 ngày đầu sau khi chuyển chuồng gà
được bồ sung vitamin C, và chất điện giải trong nước uống để tăng cường sức đế
kháng. Ở giai đoạn nuôi gà thịt thức ăn được cung cấp 2 lần 1 ngày, nước uống được
thay 1 lần 1 ngày, các loại máng ăn và máng uống được thay đổi kích thước lớn hơn
phù hợp với độ tuổi của gà. Ở độ tuổi này khơng cịn che bạt xung quanh chuồng, chỉ
chú ý đến việc bảo vệ gà và ánh sáng vào ban đêm vì gà ăn vào ban đêm khá nhiều.
2.5.4. Vệ sinh thú y
Chuồng trại được chuẩn bị kỹ lưỡng, gà được tiêm phòng đầy đủ để hạn chế
bệnh tật, kỹ thuật nuôi được hướng dẫn rõ ràng cho công nhân, hằng ngày các bác sỹ
thú y đều thăm khám các chuồng: xem tình hình ăn uống, sức khỏe đàn gà, tỉ lệ chết.
Thăm khám thường dựa trên triệu chứng, mổ khám, xét nghiệm…. một số kinh
nghiệm khám phân dựa trên màu sắc, mùi và độ ẩm.

15


×