Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ BỔ SUNG RAU XANH TRONG THỨC ĂN ĐẾN SỨC SỐNG VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TAM HOÀNG LAI 1 – 10 TUẦN TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.43 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ BỔ SUNG RAU XANH TRONG
THỨC ĂN ĐẾN SỨC SỐNG VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA GÀ
TAM HOÀNG LAI 1 – 10 TUẦN TUỔI

Họ và tên sinh viên
Ngành
Lớp
Niên khóa

: Phan Thị Hồng Vân
: Thú Y
: Thú Y 29
: 2003 - 2008

Tháng 09/2008


ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ BỔ SUNG RAU XANH TRONG THỨC
ĂN ĐẾN SỨC SỐNG VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TAM HOÀNG
LAI 1 – 10 TUẦN TUỔI

Tác giả

PHAN THỊ HỒNG VÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y



Giáo viên hướng dẫn
PGS TS. LÂM MINH THUẬN

Tháng 09/2008
i


Lời cảm tạ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc lên Ba Mẹ và anh Hai đã động viên và hết lòng lo
cho con đến ngày hôm nay.

Chân thành cảm tạ
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Quý Thầy Cô đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.

Chân thành ghi ơn
Sự giúp đỡ của PGS TS Lâm Minh Thuận đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Sự giúp đỡ nhiệt tình của các Bác Nguyễn Văn Cần cùng các Cô, các Anh tại trại
gà Uy Tín đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn
Sự giúp đỡ của bạn bè trong và ngoài lớp đã gắn bó, động viên giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình học tập và góp sức giúp tôi hoàn thành luận văn
này.


Ngày 09/09/2008
Đại học Nông Lâm TP. HCM

Phan Thị Hồng Vân

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nhằm tìm ra qui trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thả vườn thích hợp trong điều kiện
diện tích vườn chăn thả hẹp, chúng tôi thực hiện đề tài: ảnh hưởng của mức độ bổ sung
rau xanh trong thức ăn đến sức sống và sức sinh trưởng của gà Tam Hoàng lai 1 – 10
tuần.
Đề tài được tiến hành từ 30/01/2008 đến 10/04/2008, tại trại gà Uy Tín, ấp Hòa
Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Nguồn gốc đàn gà: giống Tam Hoàng lai được nhập từ trại Việt Cường, Hà Nội.
Bố trí khảo sát: trong giai đoạn úm 1 – 4 tuần, khảo sát sức sống của 3 ô úm. Sang
giai đoạn 5 – 10 tuần, phân lô bổ sung rau xanh và theo dõi khả năng sinh trưởng và
sức sống của gà.
Kết quả chúng tôi ghi nhận được như sau:
 Giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi
Tỷ lệ chết loại của đàn gà khá cao: ở 1 ngày tuổi tỷ lệ chết loại 6,7%, xét cả giai
đoạn 1 – 4 tuần tuổi tỷ lệ chết loại 10,03%.
 Giai đoạn 5 – 10 tuần tuổi
Tỷ lệ chết loại ở lô III (bổ sung 10% rau xanh) cao nhất với 6%, kế đến là lô II (bổ
sung 5% rau xanh) với 5% và thấp nhất là lô I (bổ sung 0% rau xanh) với 3%.
Ở 10 tuần tuổi gà ở lô II có trọng lượng trung bình cao nhất (1.479,8 g/con), kế đến
là lô III (1.461,00 g/con) và thấp nhất là lô I (1.456,8 g/con).
Chỉ số chuyển biến thức ăn thấp nhất ở lô I (3,18), kế đến là lô II (3,23) và cao nhất
là lô III (3,38).

Hiệu quả kinh tế: bổ sung rau xanh ở mức 5% đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi
phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà ở lô II thấp nhất (16.456 đồng), kế đến là lô I
(16.619 đồng) và cao nhất là lô III (17.039 đồng).

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ............................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ....................................................................................2
1.2.1. Mục đích: ...............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu: .................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1. Sơ lược về rau xanh ................................................................................................. 3
2.1.1. Sơ lược về bèo tấm ...............................................................................................3
2.1.2. Sơ lược về rau dền .................................................................................................4
2.1.3. Sơ lược về rau muống ...........................................................................................5
2.2. Sơ lược về con giống ............................................................................................... 8
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của gà con .................................................9
2.4. Sinh lý tiêu hóa của gà ...........................................................................................10
2.5. Tác động của rau xanh đối với hệ tiêu hóa ............................................................12
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn của gà ...........................................13
2.7. Một số bệnh thường gặp trên gia cầm ...................................................................14

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................................20
3.1. NỘI DUNG ............................................................................................................20
3.2. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM ........................................................................................20
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................20
iv


3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................20
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................20
3.3.3. Điều kiện thí nghiệm ...........................................................................................22
3.3.3.1. Giai đoạn nuôi úm (1 – 4 tuần tuổi) ................................................................22
3.3.3.2. Giai đoạn thí nghiệm (5 – 10 tuần tuổi) ..........................................................23
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .................................................................................25
3.4.1. Sức sống ..............................................................................................................25
3.4.2. Sức sinh trưởng ...................................................................................................25
3.4.2.1. Trọng lượng bình quân ....................................................................................25
3.4.2.2. Tăng trọng tuyệt đối ........................................................................................25
3.4.3. Chuyển hóa thức ăn .............................................................................................26
3.4.3.1. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ...................................................................26
3.4.3.2. Chỉ số chuyển biến thức ăn .............................................................................26
3.4.4. Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................26
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU .......................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................27
4.1. Sức sống của gà ở giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi ..........................................................27
4.2. Giai đoạn 5 – 10 tuần tuổi ......................................................................................29
4.2.1. Sức sống của gà ...................................................................................................29
4.2.2. Trọng lượng bình quân của gà ............................................................................32
4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối .............................................................................................37
4.2.4. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày .......................................................................38
4.2.5. Chỉ số chuyển biến thức ăn .................................................................................40

4.2.6. Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................42
5.1. Kết luận ..................................................................................................................42
5.1.1. Giai đoạn nuôi úm (1 – 4 tuần tuổi) ....................................................................42
5.1.2. Giai đoạn nuôi thịt (5 – 10 tuần tuổi) ..................................................................42
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................44

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

X

: trung bình

Sx

: độ lệch tiêu chuẩn (Standard deviation)

CV

: hệ số biến dị (Coefficient of variance)

TSTK

: tham số thống kê

SCCBT


: số con chết có bệnh tích

SST

: số thứ tự

TLBQ

: trọng lượng bình quân

TTTĐ

: tăng trọng tuyệt đối

TTTĂ

: tiêu thụ thức ăn

TTTĂ/kgTT : tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bèo tấm ........................3
Bảng 2.2: Bảng so sánh thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bèo tấm với một
số loại khác .....................................................................................................................4
Bảng 2.3: Bảng thành phần hóa học của thân lá tươi cây rau dền gai ............................5
Bảng 2.4: Bảng giá trị dinh dưỡng của 1 kg cây dền gai tươi ........................................5

Bảng 2.5: Bảng thành phần hóa học của cây rau muống ................................................6
Bảng 2.6: Hàm lượng acid amin cần thiết trong lá rau muống .......................................7
Bảng 2.7: Bảng thành phần hóa học của thân lá cây rau muống theo giống .................. 7
Bảng 3.1: Sơ đồ vị trí các ô úm theo dõi....................................................................... 20
Bảng 3.2: Bảng thành phần thức ăn giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi ......................................21
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................21
Bảng 3.4: Bảng thành phần thức ăn trong giai đoạn 5 – 10 tuần tuổi ...........................22
Bảng 3.5: Qui trình chủng ngừa vaccine tại trại ...........................................................24
Bảng 3.6: Các loại kháng sinh được sử dụng tại trại ....................................................24
Bảng 3.7: Bảng các loại thuốc bổ được sử dụng tại trại ...............................................25
Bảng 3.8: Bảng tên các loại thuốc sát trùng được sử dụng tại trại ...............................25
Bảng 4.1: Tỷ lệ chết loại của gà ở giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi (%) ..................................27
Bảng 4.2: Tỷ lệ bệnh tích của gà ở giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi (%) .................................28
Bảng 4.3: Tỷ lệ chết loại của gà ở giai đoạn 5 – 10 tuần tuổi (%) ................................29
Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh tích của gà ở giai đoạn 5 – 10 tuần tuổi (%) ...............................31
Bảng 4.6: Trọng lượng trung bình của gà mái ở 10 tuần tuổi (g/con) ..........................34
Bảng 4.7: Trọng lượng trung bình của gà trống ở 10 tuần tuổi (g/con) ........................36
Bảng 4.8: Tăng trọng hàng ngày của gà qua 6 tuần khảo sát (g/con/ngày) ..................37
Bảng 4.9: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g/con/ngày) ..........................................38
Bảng 4.10:Chỉ số chuyển biến thức ăn .........................................................................40
Bảng 4.11:Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng (đồng) ................................................41
vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chết loại của gà ở giai đoạn 5 – 10 tuần tuổi (%)........................... 30
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân của gà lúc 10 tuần tuổi (g/con) .......................... 33
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng trung bình của gà mái ở 10 tuần tuổi (g/con) .....................35
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng trung bình của gà trống ở 10 tuần tuổi (g/con) ...................36
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng hàng ngày của gà qua 6 tuần khảo sát (g/con/ngày) ............. 37

Biểu đồ 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g/con/ngày) .....................................39
Biểu đồ 4.7: Chỉ số chuyển biến thức ăn ......................................................................40

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao đòi hỏi sản
phẩm chăn nuôi phải sạch, an toàn, thơm ngon... Hiện nay gà thả vườn (gà Tam Hoàng
lai nuôi bán công nghiệp) đã đáp ứng được các yêu cầu trên và rất được ưa chuộng.
Tuy nhiên việc chăn nuôi gà thả vườn hiện nay gặp một số khó khăn về: diện tích
vườn chăn thả, giá thức ăn hỗn hợp ngày càng tăng cao.
Mặt khác, sự chênh lệch về giá gà con giữa thị trường miền Nam (7.500
đồng/con, trại giống Vigova, ngày 30/01/2008) so với thị trường miền Bắc (4.500
đồng/con, đã có phí vận chuyển, trại giống Việt Cường, Hà Nội ngày 30/01/2008). Sự
chênh lệch về giá này làm người chăn nuôi gà có xu hướng nhập giống từ miền Bắc
bất chấp sự khác biệt về điều kiện khí hậu, thời tiết... Chính sự khác biệt về điều kiện
chăn nuôi, vận chuyển xa và việc úm gà với số lượng lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sức sống, tỷ lệ nhiễm bệnh của gà trong quá trình nuôi.
Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp với diện tích chuồng nuôi hẹp, diện tích
chăn thả bị hạn chế, mật độ nuôi cao, gà không tự kiếm thêm nguồn rau cỏ tươi từ
thiên nhiên cũng làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của gà. Đây là một trong những yếu
tố cần được nghiên cứu để điều chỉnh cho hợp lý.
Chúng ta đều biết, lá cây, rau cỏ tươi có nguồn vitamin quý như tiền sinh tố A (caroten), vitamin C, vitamin E, acid folic và nhiều vi khoáng có lợi cho sức khỏe của
động vật nói chung và con người nói riêng mà gà có thể chuyển hóa các hoạt chất đó
vào thịt và trứng với tỷ lệ khá cao, đặc biệt là gà mái đẻ có thể chuyển hóa các chất
dinh dưỡng trong thức ăn vào trứng, tạo thành thực phẩm có giá trị sinh học cao (Lâm
Minh Thuận và Hồ Mộng Hải, 2005).

Vì thế hiện nay một số người chăn nuôi gà có xu hướng cho gà ăn thêm rau xanh
nhằm giảm chi phí thức ăn, bổ sung các vitamin, khoáng chất tự nhiên, cải thiện phẩm
1


chất thịt, tạo cho gia cầm có môi trường chăn nuôi gần giống với điều kiện chăn thả tự
nhiên.
Tuy nhiên, việc bổ sung rau xanh vào thức ăn của gà Tam Hoàng thương phẩm
thực tế có hiệu quả kinh tế hay không? cải thiện được phẩm chất thịt hay không? ảnh
hưởng đến sức sinh sống và sức sinh trưởng như thế nào? bổ sung ở mức nào thì đạt
hiệu quả tối ưu nhất? Để giải quyết những băn khoăn đó cần có những nghiên cứu,
khảo sát thực tế thì mới đưa ra được những khuyến cáo cho người chăn nuôi hợp lý
nhất.
Xuất phát từ lí do trên, với yêu cầu của trại chăn nuôi gà Uy Tín, cùng sự chấp
thuận của Khoa Chăn nuôi Thú y, Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS. Lâm Minh Thuận chúng tôi tiến hành đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA
MỨC ĐỘ BỔ SUNG RAU XANH TRONG THỨC ĂN ĐẾN SỨC SỐNG VÀ
SỨC SINH TRƯỞNG CỦA GÀ TAM HOÀNG LAI 1 – 10 TUẦN TUỔI”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Khảo sát tổng thể ba ô úm gà Tam Hoàng lai trong giai đoạn 1 – 4 tuần.
- Tìm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thả vườn trong điều kiện diện tích vườn
chăn thả hẹp.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định mức bổ sung rau xanh thích hợp nhất trong thức ăn nuôi gà Tam Hoàng
lai thương phẩm.
- Theo dõi và ghi nhận một số chỉ tiêu về sức sống và sức sinh trưởng của gà.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về rau xanh
2.1.1. Sơ lược về bèo tấm
Bèo tấm thuộc họ Lemnaccae, là một loài nhỏ, sống trôi nổi trên mặt nước, có thể
tìm thấy nhiều nơi trên thế giới.
Bèo tấm là loài thực vật thường nhóm họp 2 – 3 cây một. Mỗi cây chỉ gồm một
phiến mỏng màu lục, hình bầu dục dẹt, mang một rễ.
Bèo tấm có rất ít chất xơ (khoảng 5%), hầu hết các mô đều có thể hoạt động
quang hợp. Sự trao đổi chất cao và sinh sản bằng cách nảy chồi từ thân mang lại hiệu
quả tốc độ sinh sản cao. Khi theo dõi ở điều kiện thí nghiệm tối ưu, năng suất khoảng
180 tấn/ha/năm.
Hầu hết bèo tấm đều có sức chịu đựng cao đối với điều kiện ngoại cảnh như: pH,
nhiệt độ, hóa chất, được gây thả ở nhiều nơi để làm thức ăn cho gà, ngan, vịt, chim bồ
câu. Hàm lượng caroten ở bèo tấm khá cao cho nên dùng cho gà ăn rất tốt.
Bảng 2.1: Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bèo tấm
Bèo tươi

Bèo khô

Thành phần
hóa học (%)

Nước
Protein
Lipid
Cellulose
Dẫn xuất không protein
Khoáng toàn phần


92
1,5
0,2
0,5
4,3
1,1

8,1
16,8
2,8
10,3
50,2
11,8

Trong 1 kg
thức ăn có

Năng lượng trao đổi (Kcal)
Đơn vị thức ăn
Protein tiêu hóa (g)
Canxi (g)
Photpho (g)

159
0,06
7
-

1.967

0,78
74
-

(Nguyễn Bích Ngọc, 2000)
3


Bảng 2.2: Bảng so sánh thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bèo tấm với một
số loại khác
Bèo tấm

Bèo cái

Tươi

Khô

Nước (%)

92,0

Protein

Tên chất

Bèo ong

Bèo sen


Bèo hoa dâu

8,06

92,16

89,15

88,50

1,46

16,83

0,17

0,94

0,65

Lipid

0,24

2,81

0,26

0,11


0,47

Glucid

5,40

50,35

2,53

3,00

6,33

Cellulose

0,09

10,28

0,58

1,60

2,04

Khoáng toàn phần

1,10


11,67

1,30

5,20

2,01

Canxi

-

-

-

0,112

0,012

Photpho

-

-

-

0,018


0,018

0,08

0,98

0,05

0,07

0,10

10

127

1

7

5

Đơn vị thức ăn
Protein tiêu hóa (g)

(Nguyễn Bích Ngọc, 2000)
2.1.2. Sơ lược về rau dền
Rau dền gai phổ biến ở Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Philippin, Indonexia... Ở nước ta, rau dền gai mọc hoang khắp mọi nơi,
thường ở các bãi hoang, ven sông, ven suối, các bãi cát bồi, chỗ có nhiều ánh sáng.

Cây thân cỏ, mọc thẳng, cao 0,3 – 0,7 m. Thân và cành có gai (ở mỗi kẻ lá có hai
gai nhọn). Lá hình thoi hoặc hình ngọn giáo, có mũi nhọn, có cuống dài bằng phiến.
Hoa nhỏ, màu xanh tím, tập hợp thành cụm hoa dạng bông dài ở các nách lá gần đầu
cành. Quả nang hình trứng, nhọn đầu, hạt màu đen óng ánh.
Công dụng của rau dền gai: được dùng làm thức ăn xanh cho các loại gia súc.

4


Bảng 2.3: Bảng thành phần hóa học của thân lá tươi cây rau dền gai
Thân lá
(%)

Tên chất
Nước

83,1

Protein

4,3

Lipid

0,8

Cellulose

2,3


Dẫn xuất không protein

6,2

Khoáng toàn phần

2,6

(Nguyễn Bích Ngọc, 2000)
Bảng 2.4: Bảng giá trị dinh dưỡng của 1 kg cây dền gai tươi
Tên chất

Trong 1 kg thức ăn

Năng lượng trao đổi (Kcal)

454

Đơn vị thức ăn

0,18

Protein tiêu hóa (g)

30

Canxi (g)

5,0


Photpho (g)

0,9
(Nguyễn Bích Ngọc, 2000)

2.1.3. Sơ lược về rau muống
 Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái
Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á, khu vực Nam và Đông Nam
Á, vùng nhiệt đới Châu Phi, Trung Á và Nam Mỹ, Châu Đại Dương.
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt độ cao,
đủ ánh sáng ở vùng nhiệt đới ẩm. Rau muống có thể trồng trên nhiều loại đất khác
nhau: đất sét, đất cát, đất pha. Độ pH thích hợp nhất cho sinh trưởng của rau muống là
5,3 - 6,0 (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005).
5


 Công dụng cây rau muống trên vật nuôi
Rau muống có chứa nhiều vitamin: trong 100g ăn được cho 710 µg vitamin A, 72
mg vitamin C (Trần Thế Tục và Lã Ngọc Kính, 2002) nên giá trị dinh dưỡng của rau
cao, tỷ lệ xơ trong rau lại thấp nên rất phù hợp cho gia súc. Rau có nhiều muối khoáng
như muối, sắt…nên cũng là nguồn bổ sung chất cho vật nuôi.
Rau muống non có thể dùng cho gia súc ăn sống. Rau già dùng nấu cám với
những thức ăn tinh khác. Rau muống giúp lợn nái có nhiều sữa, lợn con mau lớn và có
chất lượng thịt tốt. Đối với trâu bò thì rau muống là nguồn thức ăn bồi dưỡng rất tốt
khi trâu bò phải làm việc nặng nhọc.
Nếu cho gia cầm ăn thì cần thái rau nhỏ để dễ tiêu hóa. Riêng khi cho thỏ ăn rau
muống thì cần lưu ý: rau muống phải rửa sạch rồi để ráo nước mới cho thỏ ăn vì nếu
ăn phải lá úa thỏ sẽ bị đau bụng.
Có thể phơi ráo khô rồi nghiền thành bột để cho lợn ăn dần. Bột rau khô có thể
thay thế cho 1/2 đến 1/3 lượng cám trong khẩu phần ăn hàng ngày của lợn.

Bảng 2.5: Bảng thành phần hóa học của cây rau muống
Thân lá
Tên chất

Dây xơ

Tươi

Khô

(%)

(%)

Nước

91,6

14,6

89,7

Protein

1,9

11,1

1,5


Lipid

0,8

4,3

0,1

Cenluloza

1,4

13,2

5,9

Dẫn xuất không protein

3,2

40,1

1,8

Khoáng toàn phần

1,1

16,7


1,5

(Nguyễn Bích Ngọc, 2000)

6

(%)


Bảng 2.6: Hàm lượng acid amin cần thiết trong lá rau muống
Tên chất

Trong 100g protein

Trong 100g rau tươi

Lizin

4,5

0,14

Methionin

2,3

0,04

Tryptophan


1,3

0,04

Phenylalanin

4,3

0,14

Threonin

4,3

0,14

Valin

3,3

0,10

Leuxin

4,6

0,15

Izoleuxin


3,4

0,11

Argrinin

5,6

0,18

Histidin

1,9

0,06

(Nguyễn Bích Ngọc, 2000)
Bảng 2.7: Bảng thành phần hóa học của thân lá cây rau muống theo giống
Tên chất

Giống đỏ

Giống trắng

Giống lai

Năng lượng trao đổi (Kcal)

231


280

365

Đơn vị thức ăn

0,09

0,11

0,14

Protein tiêu hóa (g)

14

14

23

Canxi (g)

0,7

1,0

3,0

Photpho (g)


0,4

0,5

1,0

(Nguyễn Bích Ngọc, 2000)

7


2.2. Sơ lược về con giống
2.2.1. Nguồn gốc con giống (Đặng Thị Hạnh, 1999)
Gà Tam Hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau ngày giải phóng Trung Quốc
(1949), công ty xuất nhập khẩu Trung Sơn độc quyền thu mua gà này để xuất khẩu
sang cửa khẩu Thạch Kỳ nên người nước ngoài gọi là gà Thạch Kỳ.
Gà Thạch Kỳ thuần chủng nhỏ con, khả năng sinh trưởng sinh sản không cao nên
khoảng cuối thập niên 70 các nhà chăn nuôi Hồng Kông đã cho lai Thạch Kỳ với
giống gà Kabir (Israel) tạo giống gà Thạch Kỳ lai hay Thạch Kỳ tạp.
Gà Thạch Kỳ - Kabir được đưa trở lại Trung Sơn và được chọn lọc qua nhiều thế
hệ với các mục tiêu khác nhau tạo ra dòng gà Tam Hoàng có ngoại hình và năng suất
khác nhau.
Hiện nay gà Tam Hoàng được nuôi phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt vùng Quảng
Đông. Gà có màu lông vàng đến vàng hoa mơ, chân vàng và da vàng. Gà có đặc điểm
thân ngắn, lưng bằng, ngực nở, đùi phát triển, bước đi ngắn và chân thấp hơn gà Tàu
Vàng Nam Bộ.
Gà Tam Hoàng có sức chịu đựng tốt, thịt ngon, ngoại hình và màu sắc hợp với thị
hiếu người tiêu dùng Việt Nam.
Giống gà Tam Hoàng được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam lần đầu năm
1993, kết quả nuôi thích nghi ở Quảng Ninh cho thấy thể trọng gà 90 ngày tuổi chỉ đạt

bình quân 0,81 kg/con, tiêu tốn 4,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng và năng suất trứng
đạt 131 quả/mái/năm.
2.2.2. Phân loại các dòng gà Tam Hoàng
Tam Hoàng dòng 882 có màu lông khá thuần nhất: vàng rơm, chân vàng, da
vàng, gà trống to con, cường tráng, mào đơn to và chân thấp hơn gà Tàu của Việt
Nam. Nuôi 3,5 tháng dạng bán công nghiệp đạt bình quân 1,75 kg/con. Năng suất
trứng của gà mái đạt 145 – 150 quả/mái/năm.
Tam Hoàng 882 – 2 (Hoàng Hệ), to con hơn và đẻ sai hơn. Ba tháng tuổi đạt
trọng lượng bằng dòng 882 lúc 3,5 tháng. Năng suất trứng có thể đạt 160 – 170
quả/mái/năm.
Tam Hoàng 882 – 3 nuôi ba tháng có thể đạt bình quân 1,9 – 2,2 kg/con và năng
suất trứng có thể đạt 160 – 170 quả/mái/năm.
8


Gà Ma Hoàng (882 – 2) có năng suất thịt trứng qua khảo nghiệm gần tương
đương với gà Tam Hoàng 882, nhưng màu lông vàng sẫm, điểm rằn rất giống gà ta nên
cũng rất được người dân ưa chuộng.
Gà Jiang cun nhỏ con hơn các dòng gà Tam Hoàng kể trên. Ba tháng tuổi chỉ đạt
1,4 – 1,5 kg/con, song đặc biệt gà Jiang cun có phẩm chất thịt rất tốt. Thịt thơm ngon
và tỷ lệ các phần thịt có giá trị (thịt ức, thịt đùi) trong thân thịt xẻ cao.
Gà Lương phượng (hay Hoa Phượng) có màu lông giống gà Ma Hoàng, song gà
Lương Phượng to con hơn, tỷ lệ đẻ cao hơn. Năng suất trứng đạt 170 quả/mái/năm.
Bởi vậy người nghèo rất thích nuôi và thích ăn. Tuy nhiên giống này có nhược điểm là
tỷ lệ phần thịt có giá trị trong thân thịt xẻ thấp hơn, do đó thị trường Hồng Kong đã
không chọn Hoa lương phượng mà chuộng Jiang cun hơn.
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của gà con (Lâm Minh Thuận, 2004)
 Gà bố mẹ: ảnh hưởng nhiều đến sức kháng bệnh giai đoạn đầu của gà con.
Qui trình nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gà hậu bị phải chặt chẽ mới đảm bảo đàn gà
con được thừa hưởng đầy đủ kháng thể mẹ truyền, đề kháng được một số bệnh thường

gặp như: Newcastle, Gumboro… đàn gà con phát triển tốt, sức sống cao.
 Chọn trứng ấp: trứng để ấp được chọn từ những đàn bố mẹ đã tiêm phòng
đầy đủ, phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn về: trọng lượng, hình thái, màu sắc vỏ
trứng…
 Qui trình ấp trứng: đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ nhiệt độ, ẩm độ, độ thông
thoáng, đảo trứng… theo từng giai đoạn phát triển của phôi.
 Vận chuyển gà con: vận chuyển bằng máy bay, xe hoặc các phương tiện
khác phải đảm bảo thông thoáng, đủ oxy, nhiệt độ không quá cao, số gà trong mỗi
khay hợp lý để hạn chế gà bị stress, chết, ảnh hưởng sức sống của gà con.
 Nuôi dưỡng và chăm sóc gà con
 Đặc tính sinh lý gà con: gà con mới nở có thân nhiệt thấp hơn gà trưởng
thành (380C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gà con dễ mất nhiệt dẫn đến giảm
thân nhiệt và chết vì lạnh. Trong những tuần đầu gà con phải tập làm quen với thức ăn,
nước uống, và mọi điều kiện ngoại cảnh khác xa với môi trường máy ấp. Vì vậy muốn
gà con có mức sinh trưởng cao, sức sống cao cần phải giữ đủ ấm trong giai đoạn đầu

9


và tạo mọi điều kiện để gà con thích nghi nhanh chóng với điều kiện nhiệt độ của môi
trường bên ngoài.
 Chọn gà con: điều quan trọng nhất là gà con giống phải được chọn ấp từ
trứng của đàn gà giống đã được lựa chọn kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn giống, khỏe mạnh,
được nuôi dưỡng hợp lý. Gà con chọn nuôi phải đồng đều, phản ứng nhanh nhẹn, đạt
tiêu chuẩn gà loại I. Vì chỉ gà con loại tốt mới có thể phát triển tốt và cho năng suất
cao.
 Chuồng trại và trang thiết bị: chuồng úm gà con nên bố trí ở đầu hướng
gió, cách xa chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con và
phải đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng úm ở mức độ thích hợp.
 Thức ăn: trong những ngày đầu cho gà tập ăn trên khay bằng bắp hoặc tấm

để gà con quen với việc mổ thức ăn và tiêu nhanh lòng đỏ trong ổ bụng. Trong 3 tuần
đầu cho ăn suốt ngày đêm để gà con có thể nhận lượng thức ăn tối đa để kích thích sự
phát triển bộ máy tiêu hóa.
2.4. Sinh lý tiêu hóa của gà (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2003)
Cơ quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm: khoang miệng, thực quản, diều, dạ dày
tuyến, dạ dày cơ, tá tràng, ruột non, ruột già và lỗ huyệt.
2.3.1. Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm là loài ăn hạt hoặc thức ăn dạng nghiền hỗn hợp khô. Thức ăn đi nhanh
qua xoang miệng hầu như không thay đổi và được chuyển nhanh xuống diều qua
đường thực quản.
Đoạn thực quản có lớp niêm mạc nhầy, gấp nếp, tiết dịch làm trơn viên thức ăn
và đẩy nó xuống diều, ở diều thức ăn thấm dịch diều, khi đói viên thức ăn được đẩy
thẳng vào dạ dày.
2.3.2. Tiêu hóa ở diều
Dịch thực quản và diều có chứa musin và men amylase giúp tinh bột trong thức
ăn thủy phân thành đường, pH dao động từ 4,5 – 5,8.
Ở diều thức ăn được thấm dịch diều làm mềm ra, trộn đều và được tiêu hóa từng
phần dưới tác dụng của các men và vi khuẩn trong thức ăn. Sau đó di chuyển xuống dạ
dày tuyến, ở đó quá trình tiêu hóa thực sự bắt đầu.
2.3.3. Tiêu hóa dạ dày tuyến
10


Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa có thành phần tương tự như dịch vị, chủ yếu là
acid HCl, pepsin, men bao tử và musin. Thức ăn chỉ đi qua dạ dày tuyến đủ thời gian
thấm ướt dịch sau đó chuyển sang dạ dày cơ.
2.3.4. Tiêu hóa ở dạ dày cơ
Chức năng cơ học của dạ dày cơ là nghiền nát thức ăn và trộn đều chúng với dịch
vị, enzyme và vi khuẩn trong thức ăn, thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn triệt để hơn.
Đối với gia cầm, nếu trong dạ dày cơ có sỏi làm tăng ma sát giúp quá trình

nghiền nát và làm sạch thức ăn trong khoang dạ dày tốt hơn. Ở dạ dày cơ dưới tác
dụng của acid HCl và pepsin thì protein bị cắt thành pepton và một phần thành acid
amin, tinh bột bị phân giải thành các loại đường đơn, cơ thể hấp thu dễ dàng hơn với
sự có mặt của một lượng nhỏ dịch tá tràng và dịch mật đi ngược lên dạ dày. Tuy nhiên
các sản phẩm tiêu hóa từ thức ăn cũng như vi khuẩn không được thấm hút qua màng
cứng của dạ dày cơ, mà được đẩy vào tá tràng từng phần nhỏ một cách điều hòa.
Ở phần môn vị có dạng van, cấu tạo từ một hoặc hai nếp gấp hình bán nguyệt,
đóng mở có phản xạ, cho phép thức ăn đi qua một cách dễ dàng nhưng sỏi lớn và thức
ăn có kích thước lớn bị cản lại.
2.3.5. Tiêu hóa ở tá tràng
Ruột non có lớp niêm mạc dày đặc các hệ thống lông mao li ti, có chức năng tiêu
hóa và hấp thụ thức ăn. Dịch ruột là chất lỏng đục có phản ứng kiềm (pH = 7,42), chứa
các men tiêu hóa như: proteoliaza, aminoliaza, amylaza, enterokinaza.
Dịch tụy là chất lỏng không màu, hơi mặn, pH = 6. Dịch tụy của gia cầm trưởng
thành chứa các men tiêu hóa như: trypsin, carbocipeptidaza, amylaza, maltaza, lipaza.
Mật gia cầm có màu xanh đậm, kiềm tính (pH = 7,3 – 8,5). Sự hấp thu các chất
dinh dưỡng như: acid amin, glucid, acid béo, các chất béo, các chất khoáng và các
vitamin xảy ra chủ yếu trên toàn chiều dài ruột non. Đối với Vitamin có trong thức ăn
được hấp thu vào máu qua tá tràng ở dạng nguyên vẹn, không bị phân giải ở ruột.
2.3.6. Tiêu hóa ở ruột già
Ruột già gồm: manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt. Ở manh tràng nhờ có mặt của
hệ vi sinh vật như: Streptococcus, trực khuẩn đường ruột, Lactobacillus…đã cho thấy
trong manh tràng cũng có sự tiêu hóa protein, glucid và lipid. Hệ vi sinh vật phát triển
rất nhanh có thể tổng hợp được vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của chúng.
11


Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng các men do vi
khuẩn tiết ra. Thực tế là ở những loài cầm nào có manh tràng phát triển hơn thì chất xơ
được tiêu hóa nhiều hơn. Ở các loại gia cầm khác nhau thì có trung bình từ 10 – 30%

chất xơ được phân giải (Melekhin và Griđin, 1977), chất xơ được tiêu hóa thành
đường glucose và hấp thu vào máu qua manh tràng. Manh tràng ngoài việc tiêu hóa
chất xơ còn có quá trình tiêu hóa protein, lipid, glucid, quá trình sinh tổng hợp vitamin
nhóm B (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2003).
Manh tràng và trực tràng hấp thu nước làm phân khô và định hình để chuẩn bị
thải ra ngoài qua lỗ huyệt.
2.5. Tác động của rau xanh đối với hệ tiêu hóa
Theo Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn (2001), thức ăn không đảm bảo đủ
protein, năng lượng, vitamin… sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và sử dụng thức ăn của
gà. Nuôi gà thả vườn trong diện tích hẹp dễ thiếu vitamin, vì thế nên bổ sung rau xanh
để đảm bảo các loại vitamin.
2.5.1. Vitamin A
Ở thực vật không chứa vitamin A mà chỉ chứa β-caroten. Khi Caroten vào trong
cơ thể dưới tác động của men carotinaza mới được chuyển thành vitamin A. Nguồn βcaroten có nhiều trong: rau xanh, cà rốt, ngô…
Vitamin A có vai trò trong chức năng của tế bào cơ thể, trong tổng hợp tế bào
tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, niêm mạc mắt, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục, chống
sừng hóa da, còi xương. Đặt biệt ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của gia súc, gia cầm
non và sức sản xuất của chúng.
Sự không đạt hàm lượng vitamin A trong thức ăn: làm cho gia cầm bị suy nhược
cơ thể, quáng gà, đi lại yếu, mất tính thèm ăn, lông xù; gia cầm non bị còi xương, vẹo
cổ; ở gà sinh sản bị giảm sản xuất trứng, giảm tỷ lệ thụ tinh và ấp nở, trứng có vệt
máu; dễ cảm nhiễm cầu trùng ở mọi lứa tuổi, mắc bệnh đường hô hấp.
2.5.2. Vitamin C
Nguồn cung cấp: có nhiều trong củ quả, bột cỏ, rau xanh, trong mầm hạt ngũ cốc.
Vitamin C có vai trò trong hô hấp tế bào, trong trao đổi protid, lipid,
hydratcacbon làm vô hiệu các sản phẩm độc tố sinh ra trong quá trình trao đổi chất. Nó
cần thiết cho hấp thụ acid foric, sắt và có mối quan hệ với hàng loạt hooc mon và
12



enzym. Ngoài ra vitamin C còn chống bệnh Scocbut, chống béo, giảm đường huyết.
Sự không đạt vitamin C trong thức ăn gây bệnh xơ cứng động mạch, chảy máu
dưới da và cơ, sức đề kháng yếu.
2.5.3. Vitamin E
Nguồn cung cấp: có nhiều trong thức ăn thực vật, đặc biệt trong cám gạo và dầu
thực vật.
Vitamin E ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia cầm, chống teo cơ, chống
oxy hóa vitamin A, caroten và mỡ, đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch.
Sự không đạt hàm lượng vitamin C trong thức ăn làm gà bị điên ở giai đoạn 2 – 8
tuần tuổi. Ở gà dưới 4 tháng tuổi gây teo cơ, đôi khi bị thoái hóa cơ chân, làm tăng tỷ
lệ chết, làm gà chậm lớn. Ở trứng làm giảm tỷ lệ ấp nở, gà mới nở đầu cổ bị gục ngửa
chạm đất.
2.5.4. Vitamin K
Nguồn cung cấp: rau cỏ, cám, gạo, mì, ngô…Vitamin K còn được tổng hợp từ
microflora trong manh tràng của gia cầm.
Vitamin K giúp đông máu (cần thiết cho gà bị cầu trùng và gà đẻ), tổng hợp
protrompin, tham gia trong quá trình hô hấp mô bào và photphoryl hóa.
Sự không đạt hàm lượng vitamin K trong thức ăn sinh bệnh chảy máu ở đường
tiêu hóa, ở cơ chân của gà con, gà con mới nở bị giảm sức sống và chết vì bị chảy
máu. Gà bị bệnh cầu trùng ỉa ra máu, làm chậm lành các vết sức da thịt làm rụng lông.
Ở gà bị tiêu chảy thì gây thiếu máu.
2.5.5. Xơ
Xơ thô hoàn toàn không có ý nghĩa dinh dưỡng đối với gà. Nhưng trong khẩu
phần còn chứa một tỷ lệ thấp khoảng 3 - 5% để giúp trong quá trình vận chuyển và
tiêu hóa thức ăn và thải phân ở ống tiêu hóa được tốt. Ở manh tràng của gà trưởng
thành có khả năng sử dụng 5% lượng chất xơ có trong thức ăn. Đối với gà giai đoạn
còn non trong khẩu phần không nên chứa quá 5% xơ thô, gia cầm trưởng thành không
quá 7% xơ thô (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2003).
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn của gà
2.6.1. Tuổi của gà

Có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Gà con có bộ máy tiêu hóa chưa
13


hoàn chỉnh, gà già thì khả năng tiêu hóa kém, gà trưởng thành có khả năng tiêu hóa
mạnh nhất vì có đủ số lượng men tiêu hóa.
2.6.2. Đặc tính cá thể
Cùng một giống gà, cùng một lứa tuổi nhưng khả năng tiêu hóa lại khác nhau,
giữa giống này và giống khác thì khả năng tiêu hóa cũng khác nhau rất nhiều. Sự tiêu
hóa giữa gà trống và gà mái cũng khác nhau.
2.6.3. Thành phần trong khẩu phần thức ăn
Sự tiêu hóa còn phụ thuộc vào thành phần hóa học và sự phối hợp khẩu phần.
Nếu cho ăn chỉ một loại thực liệu thì thời gian tiêu hóa nhanh hơn cho ăn thức ăn hỗn
hợp, nhất là nhiều xơ và chất béo.
Thức ăn đơn độc thì lại thiếu dinh dưỡng, do đó nên cho ăn thức ăn gồm nhiều
loại thực liệu trong khẩu phần và được xay nhuyễn phù hợp cho từng lứa tuổi của gà.
2.6.4. Kỹ thuật chế biến thức ăn
Thức ăn phải được chế biến cho phù hợp với từng lứa tuổi từ lớn đến nhỏ. Thức
ăn phải nhuyễn, thơm ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh.
2.6.5. Kỹ thuật cho ăn
Cần phải cho ăn đúng giờ để tiết nhiều dịch vị làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn
cao. Đối với gà thịt cho ăn nhiều lần trong ngày nhằm thúc để gà vỗ béo.
2.6.6. Thời tiết
Khi thời tiết quá nóng gà kém ăn, uống nhiều nước.
Nếu thời tiết quá lạnh thức ăn phải được tăng thêm một ít, hoặc cho uống nước
ấm.
2.7. Một số bệnh thường gặp trên gia cầm
2.7.1. Bệnh Cầu Trùng
2.7.1.1. Nguyên nhân (Nguyễn Khắc Thi, 2005)
Bệnh cầu trùng là bệnh gây nên do ký sinh trùng lớp đơn bào thuộc giống

Eimeria và rất phổ biến ở gà.
Giống Eimeria có 9 loài cầu trùng khác nhau, gà thường nhiễm một hoặc nhiều
loài cầu trùng, trong đó có một số loài hay gặp: Eimeria tenella, Eimeria acervulina,
Eimeria brunettis và Eimeria necatrix.

14


2.7.1.2. Triệu chứng (Lê Văn Năm, 2006)
Đối với gà bệnh thường xảy ra ở những đàn nằm trong độ tuổi 10 – 90 ngày tuổi,
nặng nhất ở gà con từ 18 – 45 ngày tuổi.
Thời gian ủ bệnh ngắn: 4 – 7 ngày, phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng, nơi khu
trú và mức độ nhiễm bệnh, số lượng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể và tình trạng
chung sức khỏe đàn gà.
Bệnh có 3 thể biểu hiện:
 Thể cấp tính
Bệnh chủ yếu xảy ra ở gà con.
Thời gian phát bệnh nhanh với các biểu hiện: gà ủ rũ, lười đi lại, nằm hoặc đứng
một chỗ, khi gà đứng đầu gà thường ngoặt sang một bên, mắt nhắm nghiền, hai cánh
sã xuống tận sàn nền chuồng, lông xù (gà khoác áo tơi), gà kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn
toàn, nhưng lại uống nước nhiều.
Lúc đầu mới phát bệnh gà ỉa khó, có biểu hiện táo bón, sau mấy tiếng đồng hồ thì
gà lại ỉa chảy toàn nước. Phân sống nhầy màu nâu vàng, sau chuyển thành sáp nâu,
cuối cùng có lẫn máu.
Đặc biệt khi gà bị nhiễm chủng Eimeria tenella thì một số gà hậu môn chảy ra
máu tươi, đôi khi có triệu chứng thần kinh liệt và bán liệt chân hoặc cánh, nằm tụm
đống lại một góc chuồng kêu khác lạ nhưng rất đặc trưng.
Thể cấp tính xảy ra hết sức nhanh chóng và chỉ kéo dài 2 – 3 ngày, ít khi sau 7 –
8 ngày, gà sẽ chết nếu không can thiệp thuốc kịp thời. Qua nhiều lần thí nghiệm khẳng
định tỷ lệ chết do cầu trùng thể cấp lên tới 90 – 95%, thậm chí 100% nếu không can

thiệp điều trị.
 Thể mãn tính
Bệnh thường quan sát thấy ở gà lớn tuổi hơn từ 45 – 90 ngày tuổi, cũng với các
triệu chứng đã mô tả ở thể cấp nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn.
Bệnh kéo dài 7 – 15 ngày, tỷ lệ chết 25 – 45%.
 Thể không có triệu chứng lâm sàng
Đây là thể mang trùng của gà đã trưởng thành. Khi quan sát bề ngoài gà hoàn
toàn khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường.

15


Triệu chứng lâm sàng duy nhất là đôi khi gà ỉa chảy, tỷ lệ đẻ không đều, năng
suất trứng giảm 15 – 25%.
Khi xét nghiệm phân gà có rất nhiều noãn nang cầu trùng.
2.7.1.3. Bệnh tích
Trong những trường hợp gà bị cầu trùng quá cấp do Eimeria tenella hoặc do bị
ghép với Escherichia coli bại huyết chủng 078 thì gà bị ỉa ngay ra máu tươi hoàn toàn,
xác gà chết còn béo tốt, thịt trắng…
Trường hợp dưới cấp hoặc mãn tính thì xác gà ướt, xung quanh lỗ huyệt bẩn đầy
phân, gà chết rất gầy và thiếu máu.
Gà bị bệnh cầu trùng dù ở thể cấp tính hay mãn tính thì các bệnh tích cũng tập
trung chủ yếu ở đường ruột. Phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng mà có biểu hiện đặc
trưng khác nhau.
Ruột thừa phình to chứa đầy phân lẫn máu, đôi khi là máu hoàn toàn, niêm mạc
ruột thừa viêm xuất huyết rất nặng.
Niêm mạc ruột non dày lên, quan sát thấy vô số vết xuất huyết hoặc dải xuất
huyết. Khi bị kế phát bởi Escherichia coli 078 thì cả ruột non phình to chứa đầy hơi
phân lẩn máu. Nhìn qua màng ruột khi mới mổ gà ra ta thấy vô số nốt đỏ trắng.
Khi mổ những đoạn ruột có biến đổi nói trên ta thấy: có phân sống, lẩn máu hoặc

phân và niêm mạc ruột có màu nâu nhạt. Đặc biệt rõ nhất ở đoạn ruột già. Các biến đổi
khác của cơ thể thuộc về tình trạng còi cọc và thiếu máu.
2.7.2. Bệnh Hô Hấp Mãn Tính (Chronic Respiratory Disease – CRD)
2.7.2.1. Căn bệnh
Bệnh hô hấp mãn tính trên gà do Mycoplasma gallisepticum gây ra.
2.7.2.2. Triệu chứng
Nung bệnh: bệnh hô hấp mãn tính 6 – 21 ngày, bệnh viêm xoang gà tây khoảng 6
– 10 ngày.
Trên gà trưởng thành: âm rale khí quản, chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt,
chảy nước mắt, tiêu thụ thức ăn giảm, gà ốm. Thỉnh thoảng thấy gà bị viêm khớp, đi
khập khễnh.
Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
Trên gà dò, bệnh thường nổ ra giữa 4 – 8 tuần với triệu chứng thường nặng hơn
16


×