Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN KIỂM TRA VÀ KHẢO NGHIỆM MÁY GIEO LIÊN HỢP GLH – 0,2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ
 

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN KIỂM TRA VÀ
KHẢO NGHIỆM MÁY GIEO LIÊN HP
GLH – 0,2
Chuyên nghành: Cơ Khí Nông Lâm

Cán bộ hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện:

KS. TRẦN ĐỨC CÔNG

TRẦN VIẾT HẢI
NGÔ HUY VINH

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2008.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY
 

TO RESEARCH, CALCULATE, CHECK AND


EXPERIMENT THE SEEDING MACHINE GLH – 0.2
Speciality: Agricultural Engineering

Supervisor:

Students:

KS. TRAN DUC CONG

TRAN VIET HAI
NGO HUY VINH

Ho Chi Minh city
August, 2008.

LỜI CẢM TẠ


Chúng tôi xin gửi lời cảm tạ chân thành đến:
- Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và
rèn luyện tại trường.
- Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Cơ Khí Công Nghê đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Chú Trần Đức Công đã hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn
thành luận văn này.
- Các cô chú ở Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất giống Trảng Bàng Tây
Ninh đã giúp đỡ chúng tôi trong lúc làm khảo nghiệm máy.
Đồng cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH04CK, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã

giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành!


TÓM TẮT
Hơn 60% dân số nước ta là nông dân. Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể tiếp tục giảm vì
nông nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu về lợi nhuận cho nông dân. Họ phải bỏ
công, bỏ sức, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Có nhiều lí do để lí giái vấn đề này.
Tuy nhiên, lí do lớn nhất đó là, họ vẫn thực hiện các công việc này bằng phương pháp thủ
công. Chậm cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chỉ làm theo những phương pháp
cũ, lạc hậu, không phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.
Nhận thấy điều đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính toán kiểm tra
và khảo nghiệm máy gieo GLH – 0,2” nhằm mục đích:
- Tiếp cận, học tập với các phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu về các bộ phận làm việc chính của máy gieo GLH – 0,2.
- Đánh giá các ưu nhược điểm của máy.
- Phổ biến máy gieo đến với nhiều người hơn.
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận như sau:
- Máy gieo liên hợp GLH-0,2 làm việc ổn định, các tính năng đạt yêu cầu KTTC
lạc, có năng suất đạt 0,19-0,42 ha/h.
- Kết cấu máy đơn giản, phù hợp với trịnh độ chế tạo tại nước ta.
- Giá thành máy phù hợp với điều kiện và tình hình đất nước.


SUMMARY
More than 60% of our population is farmer. However, this rate can continue
reducing because nowadays agriculture cannot meet the need about their profit. They
have to make a great effort and work very hard. There are many explanations for this
problem. However, the biggest one is that they still carry out this job by the manual
methods, delaying updating the progress of science and technology. In other word, they

still apply the old-fashion methods that are no longer suitable for the situation of our
current country.
From that fact, we have carried out this topic: “To research, calculate, check and
experiment the seeding machine GLH – 0.2” with the below purposes:
 Approaching and studying the research methods.
 Learning about the main parts of the seeding machine GLH – 0.2.
 Evaluating its advantages.
 Popularizing it to more people.
Through the process of carrying out this topic, we have drawn some below
conclusions:
 Conjugate seeding machine GLH – 0.2 works stably, its features meet the
requirements of the technological standard, capacity of 0,19-0,42 ha/h.
 Its structure is simple, suitable for the manufacturing level of our country.
 The price is suitable for our condition and situation.


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của
máy gieo lạc liên hợp GLH – 0,2 ........................................................................ 17
Hình 4.2: Bộ phận gieo kiểu khí động................................................................. 19
Hình 4.3: Bộ phận gieo kiểu thìa múc................................................................. 20
Hình 4.4: Bộ phận gieo loại đĩa........................................................................... 21
Hình 4.5: Bộ phận gieo kiểu trục cuốn................................................................ 22
Hình 4.6: Sơ đồ bố trí các bộ phận của cụm gieo................................................ 23
Hình 4.7: Sơ đồ nguyên lý bộ phận gieo của máy GLH-0.2. .............................. 24
Hình 4.8: Xác định bề rộng chứa hạt................................................................... 26
Hình 4.9: Lưỡi rạch. ...................................... ..................................................... 31
Hình 4.10: Bộ phận bón phân kiểu trục tung. ..................................................... 34
Hình 4.11: Bộ phận bón phân kiểu đĩa tung........................................................ 34
Hình 4.12: Bộ phận gieo kiểu trục cuốn.............................................................. 35

Hình 4.13: Sơ đồ nguyên lý làm việc trục cuốn bón phân máy GLH – 0,2. ....... 36
Hình 4.14: Chu vi trục cuốn. ............................................................................... 37
Hình 4.15: Bộ phận lên luống.............................................................................. 39
Hình 4.16 Hình dạng rãnh. .................................................................................. 41
Hình 4.17: Bộ phận phun thuốc........................................................................... 42
Hình 4.18: Sơ đồ nguyên lý làm việc cụm trải nylon.......................................... 43
Hình 4.19: Sơ đồ phân tích lực trục bánh xe ...................................................... 47
Hình 4.20: Biểu đồ moment trục bánh xe. .......................................................... 48
Hình 4.21: Sơ đồ phân tích lực trục gieo............................................................. 49
Hình 4.22: Biểu đồ moment trục gieo. ................................................................ 50
Hình 4.23: Sơ đồ phân tích lực trục bón phân..................................................... 51
Hình 4.24: Biểu đồ moment trục bón phân. ........................................................ 52
Hình 4.25: Sơ đồ phân tích lực tại ổ lăn trục bánh xe. ........................................ 55
Hình 4.25: Sơ đồ phân tích lực tại ổ lăn trục gieo và trục bón phân................... 56


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng lạc trên thế giới qua các năm. .......................... 2
Bảng 2.2:Diện tích, sản lượng lạc ở châu Á qua các năm..................................... 3
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng của một số nước ở châu Á. .............................. 3
Bảng 4.1: Các số liệu về đậu phộng. ................................................................... 18
Bảng 4.2: Yêu cầu nông học đối với việc gieo đậu phộng.................................. 18
Bảng 4.3: Số hạt được gieo trên 1 m tiến của máy q........................................... 29
Bảng 4.4: Các loại phân tổng hợp và giá bán có trên thị trường......................... 33
Bảng 4.5 Các chiều dài cửa mở lý thuyết ứng với các mức bón......................... 38
Bảng 4.6 Các chiều dài cửa mở thực tế ứng với các mức bón. ........................... 39
Bảng 4.7: Thông số ổ lăn trục bánh xe................................................................ 54
Bảng 4.8: Thông số ổ lăn trục gieo và trục bón phân.......................................... 56
Bảng 4.9: Các thông số máy GLH – 0.2.............................................................. 57
Bảng 4.10: Điều kiện khảo nghiệm. .................................................................... 59

Bảng 4.11: Các dụng cụ sử dụng trong khảo nghiệm. ........................................ 60
Bảng 4.12: Kết quả khảo nghiệm tỉ lệ hư hỏng hạt. ............................................ 60
Bảng 4.13: Kết quả khảo nghiệm tĩnh lượng phân bón trên 1ha........................ 61
Bảng 4.14: Kết quả khảo nghiệm bộ phận lên luống. ......................................... 62
Bảng 4.15: Kết quả khảo nghiệm độ sâu gieo. .................................................... 63
Bảng 4.16: Kết quả khảo nghiệm khoảng cách hốc trên hàng và số hạt trên hốc.63
Bảng 4.17: Kết quả khảo nghiệm trên đồng lượng phân bón trên 1ha............... 64
Bảng 4.18: Kết quả khảo nghiệm vận tốc làm việc và năng suất LHM.

65


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. NCTN: nghiên cứu thực nghiệm.
2. LHM: liên hợp máy.
3. VIAEP: Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Việt Nam.
4. GLH: gieo liên hợp.
5. LHG: Liên hợp gieo.
6. KH-KTNN: khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
7. KTTC: kỹ thuật thâm canh.
8. CGH: cơ giới hoá.
9. FAO: Hiệp hội lương nông thế giới.


Chương 1
MỞ ĐẦU
Lạc là cây công nghiệp thực phẩm ngắn ngày quan trọng và đã có mặt lâu đời tại
Việt Nam. Lạc là nguyên liệu để chế biến thức ăn cho người như bánh kẹo… và cũng là
nguyên liệu trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, là một trong 5 loại cây
quan trọng trong sản xuất dầu ăn, … Hiện nay trên thới giới đã có hơn 100 nước sản xuất

lạc và một số nước trong đó đã tiến hành cơ giới hoá cho năng suất cao. Do đó, chủ
trương khuyến khích sản xuất lạc của nhà nước ta là hết sức đúng đắn và hợp lý. Về năng
suất lạc thì nước ta đứng thứ 6 so với thế giới và thứ 3 ở châu Á, nhìn chung năng suất và
sản lượng còn thấp, lợi nhuận không cao, nguyên nhân là do quy trình sản xuất còn lạc
hậu, chủ yếu làm bằng thủ công mà việc trồng lạc lại có nhiều khâu, công đoạn tốn nhiều
công lao động. Dẫn đến việc phải nâng cao năng suất trên cơ sở áp dụng kỹ thuật canh tác
mới, tiến hành cơ giới hóa các khâu quan trọng then chốt. Kết quả là các Viện nghiên cứu
đã đưa ra được các quy trình thâm canh mới, đồng thời cũng tiến hành cơ giới hoá nhằm
tăng năng suất, giảm chí phí, công lao động và bảo đảm thời vụ.
Hiện nay, Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch Miền
Nam đã bước đầu nghiên cứu thành công mẫu máy gieo liên hợp GLH - 0.2 thực hiện
nhiều công đoạn trên cùng 1 máy.
Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm Khoa Cơ Khí Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố HỒ CHÍ MINH, và sự hướng dẫn tận tâm của ông TRẦN ĐỨC CÔNG trưởng
phòng Cơ Giói Hoá Cây Trồng Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu
Hoạch Miền Nam, chúng em xin giới thiệu đề tài: “ Nghiên cứu tính toán kiểm tra và
khảo nghiệm máy gieo GLH - 0.2”. Với mục đích học tập tiếp cận với phương pháp
nghiên cứu, phổ biến những kỹ thuật canh tác mới và giới thiệu về máy gieo GLH- 0.2
nhằm góp phần phát triển ngành lạc ở nước ta.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Lạc là cây công nghiệp thực phẩm ngắn ngày rất quan trọng và đã có từ lâu ở nước
ta. Ngoài dùng để ăn trực tiếp lạc còn là nguyên liệu trong sản suất bánh kẹo, thức ăn
trong chăn nuôi, và là 1 trong năm loại nguyên liệu chính trong nghành công nghiệp sản
xuất dầu ăn, bên cạnh đó lạc còn có giá trị suất khẩu cao và trồng lạc còn giúp cải tạo đất.
Ngày nay, xu hướng phát triển nghành lạc trên thế giới là tăng sản lượng trên cơ sở tăng

năng suất thông qua việc áp dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến và giảm chi phí sản xuất
nhờ cơ giới hóa sản xuất.
2.1 Tình hình sản xuất và ứng dụng cơ giới hoá kỹ thuật thâm canh lạc trên thế giới.
Theo các số liệu thống kê của FAO năm 2005, về tình hình phát triển lạc trên thế
giới trong các năm vừa qua (2001-2005) thì: tổng diện tích lạc vẩn giử ở mức khoảng
25.214.000 ha, sản lượng hơn 35.907.000 tấn, và năng suất bình quân đạt 14,2 tạ/ha.
Trong đó châu Á có 13.372.110 ha, sản lượng 23.430.135 tấn, năng suất đạt 17.5 tạ/ha. Ở
châu Á, quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 6.600.000 ha, nhưng sản lượng chỉ có
5.900.000 tấn, năng suất 8.7 tạ/ha. Quốc gia có sản lượng lạc lớn nhất là Trung Quốc
14.408.500 tấn, với diện tích 4.871.800 ha, năng suất 29,6 tạ/ha. Tuy nhiên, nhìn chung
năng suất, sản lượng bình quân của thế giới là không cao, so với Trung Quốc (29.6tạ/ha)
cũng như các nước có ngành lạc phát triển như: Mỹ ( hơn 30 tạ/ha) Australia… nguyên
nhân là do bên cạnh các nước có kỹ thuật canh tác và trình độ cơ giới hóa phát triển cao
vẩn tồn tại các nước có kỹ thuật canh tác và trình độ cơ giới hóa thấp, lạc hậu dẫn đến
năng suất và sản lượng chung còn rất thấp.
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng lạc trên thế giới qua các năm.
Diện tích (ha)

24.050.500 23.599.700 24.311.900 25.003.700 25.214.500

Sản lượng (tấn)

36.288.870 33.071.100 36.428.260 36.420.600 35.907.700

Năm

2001

2002


2003
2

2004

2005


Nếu chỉ xét ở Châu Á nơi có điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển nông nghiệp
tương đồng với nước ta hơn thì ta có các số liệu sau:
Bảng 2.2:Diện tích, sản lượng lạc ở châu Á qua các năm.
Diện tích (ha)

13.074.590 12.677.990 12.997.300

13.313.490

13.372.110

Sản lượng (tấn)

24.504.020 22.169.570 25.011.930

24.525.980

23.430.140

Năng suất (tạ/ha)

18,7


17,5

19,2

18,4

17,5

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Qua đây ta thấy Châu Á có vị trí rất quan trọng trong ngành lạc của thế giới, vì vây
nếu chú trọng phát triển để nâng cao năng suất lên mức khoảng gần 30 tạ/ha thì Châu Á sẽ
góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu hụt lạc trên thế giới.
Trong đó, Ấn Độ là quốc gia có diện tích lạc lớn nhất ở Châu Á 6.600.000 ha
chiếm một phần lớn và quan trọng của Châu Á. Tuy nhiên sản lượng chỉ đạt 5.900.000
tấn thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc quốc gia có ngành lạc phát triển nhất Châu Á
với diện tích 4.871.800 ha nhưng sản lượng lên tới 14.408.500 tấn. Nguyên nhân là do
trình độ thâm canh và cơ giới hoá ở Ấn Độ còn lạc hậu hơn Trung Quốc cũng như các
nước phát triển khác. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng và cần thiết phải chú trọng đầu

tư phát triển kỹ thuật canh tác.
Đối với nước ta, về diện tích Việt Nam đứng thứ 5 ở Châu Á, về năng suất bình
quân Việt Nam đứng thứ 3 ở Châu Á và thứ 6 trên thế giới.
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng của một số nước ở châu Á.
India

China

Indonesia

Myanmar Việt Nam

719.442

Diện tích (ha)

6.600.000 4.871.800

580.000

260.000

Sản lượng (tấn)

5.900.000 14.408.500 1.469.000 715.000

453.000

Có đựơc điều đó là do điều kiện tự nhiên thuận lợi, vì vậy tiềm năng của Việt Nam
là khá lớn nếu chú trọng phát triển, khai thác sẽ mang lại kết quả khả quan. Trong vài năm

qua ngành lạc Việt Nam liên tục phát triển nhưng nhìn chung còn thấp so vơi các nước có
ngành lạc phát triển và tiềm năng của ngành lạc, nguyên nhân là do trình độ canh tác,
3


thâm canh, kỹ thuật, cơ giới hoá còn thấp, sản suất thiếu tập trung … lao động chủ yếu
vẩn bàng thủ công. Trong khi đó cánh tác lạc lại nhiều khâu, giai đoạn khác nhau tốn
nhiều công lao động như: làm đất, lên luống, phun thuốc, rạch hàng, gieo, phủ nylon,
chăm sóc, thu hoạch… trong khi lại đòi hỏi tính thời vụ mà công lao động ngày càng
hiếm, vì vậy nếu lao động thủ công thì không canh tác được nhiều và lợi nhuận không cao
nên người nông dân không mạnh dạn đầu tư phát triển.
Ngày nay ở các nước như Mỹ, Australia Braxin, Trung Quốc…lạc được coi là cây
hàng hoá, được đầu tư nghiên cứu, sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh cao, đầu tư kỹ
thuật canh tác hiện đại, vì vậy năng suất rất cao ( hơn 30 tạ/ha). Đặc biệt là trong những
năm gần đây, các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan…đã áp dụng rất thành công
kỹ thuật thâm canh tổng hợp làm tăng năng suất lạc 20 – 50%, đồng thời tiến hành nghiên
cứu ứng dụng cơ giới hoá các khâu gieo, thu hoạch cho hiệu quả cao, đưa sản xuất lạc ở
các nước này ngày càng phát triển trên thế giới. Vì vậy chúng ta cần nhanh chóng học tập
theo các quốc gia này để phát triển nghành lạc ở Việt Nam.
2.2 Kỹ thuật thâm canh lạc cho năng suất cao ở Trung Quốc.
Trung Quốc là quốc gia có diện tích rất lớn và có điều kiện tự nhiên rất phong phú.
Trong những năm trước đây Trung Quốc đã biết chú trọng phát triển ngành lạc: đầu tư
nghiên cứu giống mới, áp dụng kỹ thuật canh tác mới như: hàng hẹp, phủ nylon…và tiến
hành cơ giới hoá tạo ra cuộc cách mạng trong sản suất lạc, đưa Trung Quốc lên dẫn đầu
thế giới về sản xuất lạc. Hiện nay Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới với diện tích
4.871.800 ha, sản lượng đạt 14.408.500 tấn, năng suất bình quân đạt 29,6 tạ/ha đứng thứ 2
trên thế giới sau Mỹ.
Có được thành tựu trên là nhờ Trung Quốc đã học hỏi kỹ thuật canh tác của các
nước có nền nông nghiệp phát triển trong đó có kỹ thuật gieo có che phủ nylon từ Nhật
Bản và tiến hành đưa vào thử nghiệm trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành và đã mang lại

nhiều kết quả to lớn, năng suất tăng 20 – 50% so với trước đó, đưa năng suất lạc lên gần
30 tạ/ha.
Qua nghiên cứu kỹ thuật gieo có che phủ nylon các nhà khoa học trung quốc cho
rằng nguyên nhân làm tăng năng suất là vì:
4


- Che phủ nylon làm tăng nhiêt độ trong tầng đất 0,5m từ 2,5 – 3,90c làm cho cây
lạc sinh trưởng mạnh, phân cành sớm, rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm tăng số quả
chắc trên cây.
- Giữ độ ẩm đất gieo và thời kỳ cây con, tránh làm sẻ đất khi mưa to, hạn chế
cỏ dại, sâu bệnh hại cây.
- Tăng hoạt động các sinh vật có ích trong đất, các sinh vật cố định đạm làm tăng
sự phát triển của bộ rễ giúp ích cho sự sinh trưởng của cây.
- Tăng sự hấp thu ánh sáng của các tầng dưới lá do sự phản xạ của nylon, tăng
tốc độ gió giữa các hàng, tăng sự trao đổi khí cácbon và làm tăng hiệu suất quang hợp của
lạc.
- Tăng số quả chắc trên cây do nylon ngăn các tia ra muộn đâm xuống đất
tạo quả vô hiệu, tập trung dinh dưỡng nuôi quả hình thành sớm.
Nhìn chung che phủ nylon đã tạo nên môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây. kỹ thuật này còn áp dụng được cho các loại cây trồng khác như ớt, cà
chua…
 Quy trình kỹ thuật thâm canh lạc có che phủ nylon bao gồm các điểm chính
sau:
+ Sử dụng giống mới: tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỗi nơi mà
nghiên cứu lựa chọn giống cho kết quả cao nhất.
+ Thời vụ gieo: tuỳ vào điều kiện tự nhiên khí hậu của mỗi nơi, nhiệt độ trên
120C là gieo được.
+ Phân bón: bón đầy đủ các loại phân: vô cơ, hữu cơ, đất chua bón thêm
vôi.

+ Chọn và làm đất: chọn đất không mang sâu bệnh đất cát pha, thịt nhẹ,
chủ động tưới tiêu, làm đất kỹ.
+ Kích thước luống và mật độ gieo trồng: luống rộng 60 cm, rảnh rộng 30
cm, cao 15 cm, khoảng cách giữa hai hàng 30 cm, hốc cách hốc 13 – 15 cm. gieo 1 – 2 hạt
trên 1 hốc.
+ Kỹ thuật che phủ nylon:
5


- Chuẩn bị đất: làm đất kỹ, lên luống, bón phân, phun thuốc…
- Phủ nylon: căng phẳng nylon trên mặt luống, vét đất ở hai bên lấp chặn hai
mép nylon, lựa chọn nylon tốt, mỏng.
+ Gieo: dùng máy hoặc lao động thủ công đục lổ nylon và gieo đúng yêu
cầu nông học.
+ Chăm sóc: sau 1 tuần kiểm tra để dặm lại những hốc không mọc cây.
Khi lạc đã lên cần xới đất, làm cỏ, bón vôi, phun thuốc, chống úng, chống hạn, diệt
chuột…
+ Thu hoạch: khoảng 90 – 110 ngày tiến hành thu hoạch bằng thủ công
hay kết hợp máy.
=> Kỹ thuật thâm canh của Trung Quốc cho năng suất tăng từ 20 – 50%, được
nhiều nước công nhận.
2.3 Tình hình cơ giới hoá kỹ thuật thâm canh lạc ở các nước Châu Á.
Ngoài ưu điểm là tăng năng suất, kỹ thuật gieo phủ nylon còn giảm rất nhiều công
xới đất và làm cỏ. Vì vậy rất nhiều các nước đã tập trung nghiên cứu chế tạo máy móc
phục vụ cho khâu gieo, thu hoạch phục vụ cho kỹ thuật thâm canh trên.
Đặc điểm của kỹ thuật thâm canh hành hẹp là gieo hai hàng trên luống hẹp 60 –
100cm vì vậy ở khâu thu hoạch máy cũng phải phù hợp với đặc điểm này. Vì vậy cơ giói
hoá phải đồng bộ ở hai khâu quan trọng là gieo và thu hoạch. Và hiện nay trên thế giới đã
và đang phát triển nhiều loại máy gieo, thu hoạch cho luống hẹp đa dạng về chủng loại.
Tùy vào trình độ phát triển, điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất…mà cơ giới hoá theo

hai hướng sau:
- Cơ giới hoá đồng bộ: tất cả các khâu đều được thực hiện bằng máy. Hướng này
mang lại năng suất cao nhưng chi phí đầu tư, công nghệ chế tạo máy cao.
- Cơ giới hoá kết hợp thủ công: các khâu chủ yếu được thực hiện bằng máy, các
khâu khó áp dụng máy được thực hiện bằng lao động thủ công. Phát triển theo hướng này
làm tăng năng suất nhưng chi phí đầu tư không cao lắm, máy móc chế tạo đơn giản, liên
hợp với máy kéo từ 12 – 50 HP phù hợp với trình độ của các nước đang phát triển và điều
kiện đồng ruộng manh mún của các nước Châu Á.
6


 Ở Trung Quốc, thực hiện cơ giới hoá kết hợp thủ công:
a) Làm đất: cày 1 lần, phay hai lần băng máy kéo 12 – 25 HP.
b) Bón phân hữu cơ: bằng lao động thủ công.
c) Gieo - phủ nylon: bằng các máy gieo liên hợp 2BFD-2C, 2BFD-2S thực hiện cùng
một lúc các công việc: lên luống, bón phân vô cơ, gieo, phun thuốc, phủ nylon. Máy có
năng suất 0,2 ha/h, liên kết với máy kéo 22 – 25 HP.
Đặc tính kỹ thuật:
- Bộ phận lên luống: kiểu lưỡi diệp.
- Bộ phận bón phân: kiểu trục cuốn.
- Bộ phận gieo: kiểu trục cuốn.
- Bộ phận phun thuốc: kiểu khí nén.
- Bộ phận trải nylon: kiểu trục quay, lấp đất mép nylon kiểu chảo và có bộ phận
rạch nylon để cây mọc lên.
- Truyền động bằng xích.
=> Máy có kêt cấu đơn giản, gọn nhẹ, công nghệ chế tạo không cao, đáp ứng được
yêu cầu nông học phù hợp với Việt Nam.
d) Chăm sóc: chủ yếu thực hiện bằng lao động thủ công kết hơp máy xịt thuốc, máy
bơm.
e) Thu hoạch: đào lạc bằng máy, thu gom tách quả bằng lao động thủ công.

 Ở Đài Loan áp dụng cơ giới hoá đồng bộ ở các khâu: làm đất, gieo,
chăm sóc, thu hoạch. Trong đó ở khâu gieo sử dụng máy gieo liên hợp kiểu khí động và
máy liên hợp thu hoạch tự hành.
- Máy gieo liên hợp của Đài Loan theo kiểu khí động, có các đặc tính kỹ thuật sau:
+ Bộ phận lên luống: kiểu lưỡi diệp, với 2 lưỡi làm luống, 1 lượt đi máy sẽ
tạo 1 luống, hai rãnh. Với kích thước: luống*rãnh*chiều cao luống:60*40*15 (cm).
+ Bộ phận bón phân: kiểu trục cuốn.
+ Bộ phận gieo: kiểu khí động, gieo 4 hàng, năng suất 0.5 ha/h, liên kết máy kéo
50 HP.

7


- Máy liên hợp tự hành thu hoạch lạc. Đặc điểm chung của các loại máy này là phải được
cơ giới hoá đồng bộ với máy gieo luống hẹp 60cm, gieo hai hàng, khoảng cách hàng 25 –
30cm.
Nhận xét: Giá thành máy cao đòi hỏi cơ giới hoá đồng bộ nhưng mang lại hiệu quả
lớn thay thế nhiều công lao động nên ta cần nghiên cứu đưa vào sử dụng khi có điều kiện.
 Ở Ấn Độ: là một quốc gia có diện tích trồng lạc cao nhất thế giới (6.6
triệu ha) nhưng năng suất còn thấp 8.7 tạ/ha, do trình độ kỹ thuật thâm canh còn thấp và
còn các nguyên nhân khác. Tuy nhiên Ấn Độ đã nghiên cứu sử dụng nhiều máy gieo, máy
thu hoạch phục cho luống có bề rộng 1-1,2m, sử dụng động cơ vừa và nhỏ.
- Khâu gieo: sử dụng máy gieo 5 hàng JPM, năng suất 0.3 ha/h, liên kết với máy
kéo 25 – 30 HP. Máy có các chức năng:
- Lên luống: kiểu lưỡi diệp, tạo kích thước luống: rộng luống* rộng rảnh* cao
luống: 100*30*10cm.
- Bón phân vô cơ: kiểu đĩa.
- Gieo: kiểu đĩa, gieo theo hàng, có 5 hàng gieo, khoảng cách hàng 20cm.
khâu thu hoạch: thu hoạch quả tươi, với nhiều công đoạn, sử dụng các loại máy: đào lạc,
tách quả.

 Ở Hàn Quốc: tuy sản suất lạc không nhiều nhưng Hàn Quốc đã chế tạo
nhiều máy nhỏ thực hiện cơ giới hoá kỹ thuật thâm canh lạc có che phủ nylon theo quy
trình phủ nylon trước gieo sau.
- Khâu gieo: máy lên luống có bộ phận trải nylon lắp trên khung máy, sau đó đục
lổ và gieo hạt vào bằng thiết bị gieo đẩy tay, thiết bị này có ưu điểm là gieo đều và chính
xác vì bánh xe cũng chính là thùng chứa hạt, bộ phận đục lổ nylon và nhả hạt vào đó gắn
trực tiếp trên bánh xe và tiếp xúc trực tiếp với đất. Máy có nhiều chủng loại và đã phát
triển thành seri máy gieo hệ Hàn Quốc, làm việc với máy kéo 10 – 50 HP.
- Khâu thu hoạch: thu hoạch quả tươi một giai đoạn bằng máy thu hoạch tự hành,
giống như máy của Đài Loan.
 Nhận xét:

8


Như vậy, qua nghiên cứu tình hình ở các nước Châu Á, nơi có điều kiện tự nhiên,
khí hậu, trình độ phát triển nông nghiệp gần với nước ta, ta thấy tình hình cơ giới hoá ở
Đài Loan đòi hỏi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc lớn, trình độ chế tạo máy
cao…nên chưa phù hợp với điệu kiện hiện tại của nước ta. Còn ở Hàn Quốc có điều kiện
tự nhiên khác nước ta, khí hậu lạnh hơn chúng ta nhiều nên trong gieo trồng thực hiện
theo quy trình phủ nylon trước gieo sau và máy móc cơ giới hoá cũng phát triển theo quy
trình này. Ở Việt Nam chỉ nên phủ nylon ở mùa lạnh nên nó không thích hợp với nước ta.
Máy gieo của Trung Quốc vừa đáp ứng yêu cầu nông học, công nghệ sản xuất máy lại
không cao so với nước ta, nên nước ta đã ứng dụng, phát triển máy gieo của Trung Quốc
bên cạnh đó nghiên cứu cải tiến chế tạo máy thu hoạch lạc của Đài Loan để đưa vào cơ
giới hoá cho hai khâu quan trọng là gieo và thu hoạch.
2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam.
Hiện nay việc sản xuất lạc ở nước ta đang được phát triển trên toàn nước. Theo các
số liệu thống kê năm 2005, diện tích lạc lạc chiếm 40% diện tích cây ngắn ngày, và được
xác định là cây trồng chính trong cơ cấu cây công nghiệp và được chính phủ khuyến

khích phát triển. Diện tích lạc được phân bố tập trung nhiều và chủ yếu ở các vùng sinh
thái phía Bắc khu 4 cũ (79.200ha) và Đông Nam Bộ (41.300ha). Các tỉnh có diện tích lớn
như Nghệ An (24.100ha), Hà Tĩnh (21.400ha), Thanh Hóa, Tây Ninh. Về năng suất thì
Tây Ninh luôn đứng đầu cả nước với năng suất bình quân 27,4tạ/ha, do có điều kiện tốt,
trình độ kỹ thuật thâm canh cao.
Tuy nhiên, nhìn chung sản xuất lạc ở nước còn kém phát triển do hiệu quả sản xuất
thấp, năng suất thấp, chi phí lao động cao (chiếm 60÷70% giá trị sản xuất). Nguyên nhân
chủ yếu là do sản xuất còn thực hiện bằng thủ công, không đáp ứng kịp nhu cầu cấp bách
của thời vụ. Xu hướng phát triển hiện nay là sản xuất tập trung theo vùng, đẩy mạnh việc
nghiên cứu ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các quy trình thâm canh mới
cho năng suất cao. Đồng thời áp dụng cơ giới hoá trong các khâu then chốt để tăng năng
suất lao động, thay thế lao động thủ công, đáp ứng nhu cầu thời vụ.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu nông nghiệp
nước ta đã nghiên cứu được nhiều giống lạc cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với
9


từng khu vực sinh thái: tiêu biểu như là giống: Sen lai; V79; L02; LVT. Đồng thời cũng đã
đề suất được một số biện pháp kỹ thuật mới: bón vôi, xử lý Nitrazin, xác định tỷ lệ tối ưu
NPK…. Góp phần tăng năng suất lạc 35% trong vòng những năm qua.
Bên cạnh đó, đã xây dựng được một số quy trình thâm canh tăng năng suất. Tiêu
biểu là quy trình thâm canh lạc có che phủ nylon đạt năng suất cao (du nhập từ Trung
Quốc) của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm (NCTN) đậu đổ, thuộc Viện KH-KTNN
Việt Nam. Sau đó Viện nghiên cứu Dầu thực vật (OPI) đã ứng dụng có kết quả tốt. Trong
quy trình, các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, phân, vôi, thuốc kìm hãm sinh trưởng, thuốc
trừ cỏ, thuốc trừ sâu bệnh, kỹ thuật làm đất, gieo hạt và thu hoạch v.v...và các kỹ thuật
khác đều được áp dụng.
Kết quả triển khai năm 1999 tại 8 tỉnh ở miền Bắc trên diện rộng 364,6 ha đạt năng
suất trung bình 3,08tấn/ha, so với đối chứng không che phủ là 1,67tấn/ha, tăng 1,41tấn/ha
(tăng 86%). Tổng kết kỹ thuật che phủ nylon năng suất lạc trung bình tăng 43% trong vụ

đông so với đối chứng không che phủ nylon. Trên quy mô hàng chục ha năng suất che phủ
nylon đạt 4,0-4,4 tấn/ha. Trên diện tích nhỏ đạt 6-6,7 tấn/ha. Đây là các năng suất lạc kỹ
lục tại Việt Nam, kỹ thuật thâm canh có che phủ nylon không chỉ áp dụng cho riêng cây
lạc, mà còn có khả năng áp dụng cho nhiều cây ngắn ngày khác.
Các kết quả nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật thâm canh lạc có che phủ
nylon do Viện KH-KTNN Việt Nam và Viện nghiên cứu Dầu thực vật (OPI). Thực hiện
trên diện rộng hàng trăm ha ở các vùng trọng điểm lạc từ phía Bắc đến phía Nam đều cho
kết quả tương đương: năng suất lạc tăng từ 40-45%. Hiện đang được các Sở Nông Nghiệp
ở các tỉnh trồng lạc phổ biến và triển khai rộng trong sản xuất.
Đặc biệt tỉnh Nghệ An chủ trương 100% diện tích lạc được gieo bằng phương pháp
phủ nilon trong vụ đông năm 2007. Ngoài ra để giúp nông dân sản xuất thắng lợi vụ lạc
đông năm 2007 bằng phương pháp phủ nilon, ngành nông nghiệp Nghệ An cử cán bộ kỹ
thuật xuống các huyện trọng điểm trồng lạc như Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu hướng
dẫn nông dân cách phủ nilon khi gieo trồng lạc. Tỉnh có chủ trương hỗ trợ nông dân 8.000
đồng/kg nilon với định mức sử dụng 100 kg/ha.
Qua tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ta có thể rút ra các nhận xét sau:
10


- Quy trình kỹ thuật thâm canh có che phủ nylon là một trong các tiến bộ về kỹ thuật mà
các Viện nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam đạt được.
- Quy trình kỹ thuật này đã được áp dụng cho kết quả cao trên diện rộng tại một sô vùng
trọng điểm và đang được khuyên khích trên cả nước.
2.5 Tình hình nghiên cứu cơ giới hoá trong sản xuất lạc.
Trước năm 1990, nước ta có một hệ thống máy phục vụ chung cho các cây ngắn
ngày, thích hợp cho đồng ruộng được quy họach, kích thước lô thử lớn. Đó là hệ thống
máy:
- Máy làm đất: cày trụ PN-3-35, cày chảo các loại: DP-75; Đồng tâm
vv...Bừa đĩa nhẹ: BĐT-2.2, BDN-3.0, máy phay đất : PK-1.6, HB-180-540T. Bừa răng
BR- 2,2

- Máy bón phân hữu cơ: PTU-4,2. Có năng suất bón cao 4÷20 tấn/ha,
- Máy gieo: kiểu chân không: SPC-6M; CM-8A. Gieo được 6-8 hàng có kết
hợp với bón phân vô cơ. Có thể gieo với các khoảng cách hàng 25÷100cm. Khoảng cách
hốc trên hàng 5÷90cm. Máy liên kết dạng treo trên máy kéo 50 HP
- Làm luống: Thường sử dụng loại đào mương rotor DRR-0,2. Máy đào
được các rãnh rộng 30 cm, sâu 10-15cm. Tạo được các luống rộng 150÷200cm.
- Máy chăm sóc: Máy xới bón phân vô cơ KRN-4,2. Có thể lắp được các loại
lưỡi xới, dạng mũi tên, dạng mũi đục…. Máy làm việc an toàn giữa các hàng gieo rộng
60÷100cm. Máy có 6 nhánh công tác, năng suất xới bón đạt 0,3÷1,0 ha/h.
- Máy phun thuốc: Dạng treo có Perla-1, máy có bơm piston kết hợp quạt
hướng trục dùng để phun tràn trên toàn bề mặt 8÷10m. Năng suất 3-4ha/h. Máy phun
thuốc dạng móc có OVT-1A, máy có bơm piston kết hợp quạt ly tâm, tầm phun xa 20÷25
m, năng suất cao 8÷10ha/h.
Hiện nay các máy trên hầu như không còn trong sản xuất bởi nhập máy thì giá
thành rất cao, đòi hỏi trình độ sử dụng và chế độ chăm sóc bảo dưỡng chặc chẽ. Máy
không phù hợp với điều kiện đồng ruộng manh mún và không phù hợp với quy trình
KTTC lạc hiện nay là trồng trên luống hẹp, có phủ nylon. Quan trọng hơn là CGH theo
quy trình canh tác cũ không giảm chi phí sản xuất mà còn ngược lại.
11


Năm 1986-1987, Viện Công cụ và Cơ giới hoá Nông nghiệp đã nghiên cứu và giới
thiệu công cụ bứt quả lạc đạp chân. Năm 1987. TS Trần Đức Dũng và KS. Võ Thành
Bang đã đề xuất kiểu bộ phận đào phối hợp cho máy ĐL với mục tiêu phá vỡ liên kết lớp
đất quả, giảm lực nhổ sau khi đào. Năm 2003 Viện VIAEP đã triển khai nghiên cứu máy
đào lạc ĐL-0,3.
Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa chú trọng vào việc nghiên cứu các máy liên
hợp. Nếu nghiên cứu máy liên hợp thì sẽ giảm được lượng máy trong sản xuất, giảm chi
phí cho máy, tăng hiệu quả sản xuất.
Đến năm 2004, Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH đã triển khai

thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KC 07 29: nghiên cứu thiết kế chế tạo máy liên
hợp thu họach lạc tự hành THL-0,2.
Ngoài ra, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ STH cũng đã nghiên cứu máy
gieo liên hợp GLH-0.2. Máy có các tính năng:
-

Len luống hẹp. (0,6m)

-

Bón phân hóa học.

-

Gieo hai hàng.

-

Phun thuốc diệt cỏ.

-

Phủ nylon.

-

Cắt lỗ.

Nhận xét:
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng các lọai máy gieo – thu họach phục

vụ CGH KTTC lạc trên thế giới và ở Việt Nam, có thể rút ra những nhận xét sau:
1. Các nước Châu Á đã ứng dụng và thực hiện CGH quy trình KTTC làm tăng năng
suất trồng lạc 20÷50% so phương pháp sản xuất cũ. Ở Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng
KTTC lạc cũng cho kết quả tăng năng suất 40-45%. Vì vậy quy trình KTTC là xu hướng
phát triển cho sản xuất lạc Châu Á và Việt Nam. Việc nghiên cứu máy CGH phục vụ quy
trình KTTC lạc là kịp thời và cấp thiết, nhất là các khâu then chốt gieo – thu hoạch.

12


2. Đặc điểm canh tác KTTC lạc là sử dụng luống hẹp có phủ nylon. Trong đó loại
luống hẹp tuy có giảm diện tích gieo trồng nhưng rất thuận lợi cho tưới tiêu và thực hiện
CGH đồng bộ các khâu gieo, chăm sóc và thu hoạch.
3. Để CGH khâu gieo, các nước Châu Á đa số sử dụng các lọai máy liên hợp, trong
đó đáng chú ý máy gieo liên hợp 2BFD-2B của Trung Quốc bởi sự hoàn thiện kỹ thuật
làm luống, gieo bón và phủ nylon. Máy có kết cấu gọn nhẹ, dể chế tạo, phù hợp với các
loại máy kéo 22 – 30 Hp có tại Việt Nam.
4. Trong điều kiện khả năng đầu tư của nông dân Việt Nam còn yếu, đồng ruộng
manh mún và phân tán, phương pháp thu họach nhiều giai đọan với các máy đào, máy bứt
quả tươi là thích hợp. Máy đào lạc ĐL-0,3 Do Viện Cơ diện NN & Công nghệ STH
nghiên cứu có chất lượng làm việc tốt, năng suất cao, dễ chế tạo sẽ rất có triển vọng để
đáp ứng cho việc đào luống hẹp 0,6÷1,0m. Tuy nhiên việc nghiên cứu các máy liên hợp
có kích thước nhỏ, giá thành rẻ, phù hợp với người nông dân cũng đang được khuyến
khích mãnh mẽ. Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch đã chế tạo
thành công máy gieo lạc liên hợp GLH – 0.2. Máy là một bước tiến trong việc áp dụng cơ
giới hoá trong việc trồng lạc.

13



Chương 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn: trang web, tài liệu chuyên ngành về
đất, vật tư nông nghiệp, điều kiện sinh thái cây lạc trong thời kỳ thu họach. Nhằm làm cơ
sở nghiên cứu máy gieo.
3.2 Phương pháp tính toán kiểm tra và xác định các thông số của mẫu máy.
Dựa trên lý thuyết tính toán máy nông nghiệp. Ta tính toán kiểm tra các thông số cấu
tạo của máy.
3.3 Phương pháp khảo nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của máy liên hợp gieo:
3.3.1 Nội dung công việc.
3.3.1.1 Khảo nghiệm tĩnh.
 Nội dung khảo nghiệm.
- Khảo nghiệm bộ phận gieo:
+ Tỉ lệ hư hỏng hạt do máy.
- Khảo nghiệm bộ phận bón phân: Lượng phân bón trên 1ha.
3.3.1.2 Khảo nghiệm trên đồng.
 Nội dung khảo nghiệm.
- Vận tốc làm việc của LHM, m/s.
- Khảo nghiệm bộ phận lên luống ( kích thước luống ).
- Khảo nghiệm bộ phận gieo:
+ Độ sâu gieo.
+ Khoảng cách hốc trên hàng (cm), và số hạt trên hốc.
+ Năng suất gieo, ha/h.
- Khảo nghiệm bộ phận bón phân: Lượng phân bón trên 1ha.
14


3.3.2 Phương pháp bố trí khảo nghiệm.
3.3.2.1Khảo nghiệm tĩnh.

 Tỉ lệ hư hỏng hạt.
Phương pháp bố trí khảo nghiệm: quay bánh xe 10 vòng. Đếm số hạt rơi ra. Đếm
số hạt hư do máy.
 Lượng phân bón trên 1ha.
Phương pháp bố trí khảo nghiệm: quay bánh xe 10 vòng. Dùng khay hứng phân rơi
ra. Đem cân.
3.3.2.2 Khảo nghiệm trên đồng.
 Xác định kích thước luống, rãnh.
Phương pháp bố trí khảo nghiệm: Cho máy chạy trên đồng 1 quãng đường
đủ dài. Tiến hành đo các kích thước như bề rộng luống, bề rộng rãnh, chiều cao rãnh. Sau
đó tiến hành lấy các trị số trung bình và so sánh với tính toán lý thuyết.
 Xác định khối lượng phân bón lót cho 1 ha.
Phương pháp bố trí khảo nghiệm: Cho máy chạy trên quãng đường 10m với
vận tốc làm việc. Dùng bọc nylon hứng lượng phân bón ra. Đem cân. Ta có được lượng
phân bón trên 10m đường chạy. Từ đó suy ra lượng phân bón trên 1ha. Sau đó so sanh với
tính toán lý thuyết.
 Xác định các chỉ số gieo hạt:
+ Độ sâu gieo.
Phương pháp bố trí khảo nghiệm: cho máy chạy và gieo. Sau khi gieo, dùng tay
bới lớp đất trên mặt cho đến khi đụng hạt. Dùng thước đo khoảng cách từ mặt đất đến hạt.
+ Khoảng cách hốc trên hàng (cm).
Phương pháp bố trí khảo nghiệm: cho máy chạy và gieo. Sau khi gieo, dùng tay
bới lớp đất trên mặt cho đến khi đụng hạt. Dùng thước đo khoảng cách các hốc.
+ Số hạt trên hốc.
Phương pháp bố trí khảo nghiệm: cho máy chạy và gieo. Sau khi gieo, dùng tay
bới lớp đất trên mặt cho đến khi đụng hạt. Đếm số hạt trong các hốc.
15


 Xác định vận tốc làm việc thuần túy và năng suất gieo.

Ta có Ngieo= bề rộng * 0,36 * vlàmviệc.
Phương pháp bố trí khảo nghiệm: Cho máy chạy 50m, dùng đồng hồ đo thời gian.
Xác định vlàmviệc. Đo bề rộng máy, tính được năng suất gieo.
3.4 Phương tiện nghiên cứu.
- Đồng hồ bấm giây. Thước các lọai. Cân các lọai
- Máy ảnh kỹ thuật số, Camera.
3.5 Các công thức sử dụng trong khảo nghiệm.
- Các trị số trung bình:
n
 qi
q  i 1
n
Trong đó: q i– Trị số lần đo thứ i

n – số lần đo.
- Năng suất tính cho diện tích N (ha/h)
N = 0,36 × B×V (ha/h)
Trong đó: B – Bề rộng làm việc thuần túy (m)
V - Vận tốc làm việc thuần túy (m/giây)
- Năng suất tính theo khối lượng Q (kg/h)
Q = 3600 × q/t (kg/h )
Trong đó:q – Khối lượng thu được trong thời gian t (giây)
t - Thời gian thực hiện (giây)

16


Chương 4
KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÍNH TOÁN KIỂM TRA VÀ XÁC
ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA MÁY


Giới thiệu máy gieo lạc GLH – 0,2 do Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ
Sau Thu Hoạch thiết kế và chế tạo.

Hình 4.1: Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy gieo lạc liên hợp GLH – 0,2.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

L
i lên lu ng.
L
i r ch bón phân.
Bánh xe ch
ng.
L
i r ch gieo.
L
i vét lu ng.
Cu n nylon.
Bánh ép.
B ph n r ch nylon.
L
il p

t mép
nylon.
10. Thùng gieo.
11. Thùng ch a thu c.

17


×