Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.37 KB, 98 trang )

Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều
kiện tồn tại và phát triển của mỗi con người cùng các sinh vật khác trên trái đất.
Đất đai bao gồm các yếu tố tự nhiên và chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế,
tâm lý xã hội và ý thức sử dụng đất của mỗi con người. Đất đai có giới hạn về
không gian nhưng vô hạn về thời gian sử dụng.
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai, được ghi nhận tại Điều 6 Luật Đất đai 2003. Điều 18 Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 nêu rõ “Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử
dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Thị xã Mường Lay được thành lập theo Nghị định số 25/NĐ - CP ngày 02
tháng 03 năm 2005 của Chính phủ, giữ vai trò là đô thị chuyên ngành, là trung
tâm tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội văn hoá vùng phía bắc của tỉnh Điện
Biên. Khi Chính phủ đầu tư dự án thuỷ điện Sơn La, thị xã Mường Lay có phần
lớn diện tích đất đai, dân số nằm trong vùng phải di chuyển ra khỏi lòng hồ và
tái định cư lên trên cốt ngập của dự án thuỷ điện. Để triển khai công tác di dân
tái định cư thủy điện Sơn La, UBND tỉnh Điện Biên đã triển khai lập và phê
duyệt quy hoạch chung và Quy hoạch chi tiết 5 khu tái định cư Chi Luông, Nậm
Cản, Cơ Khí, Đồi Cao và Lay Nưa thuộc Thị xã Mường Lay.
Trong quá trình thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và các dự
án thành phần, đã nảy sinh những bất cập. Do đó, nhận rõ tầm quan trọng của
công tác quy hoạch sử dụng đất đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội một cách đồng bộ, thống nhất, hài hoà giữa các lĩnh vực, các ngành nghề
khác của địa phương, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của UBND tỉnh Điện Biên và Sở
Tài Nguyên và Môi trường, UBND Thị xã Mường Lay phối hợp với Công ty Cổ
phần tư vấn Quy hoạch và Phát triển công nghệ Á Châu tiến hành lập “kế hoạch
sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 Thị xã Mường Lay”.
1. Cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất


1.1. Cơ sở pháp lý
- Điều 17, 18 của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai năm 2003;

1


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

- Nghị quyết số 26-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương ngày 12/3/2003
về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”;
- Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh
địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh
Điện Biên;
- Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ về Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
tỉnh Điện Biên;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái
định cư;
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 31/2009/TT- BXD của Bộ xây dựng ra ngày 10/9/2009 về
việc ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
2


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóaThể thao – Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung
tâm Văn hóa-Thể thao xã;
- Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 của Bộ Văn hóa, thể
thao và du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà Văn hóa
- khu thể thao thôn;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Chỉ thị 01/2010/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 2778/2009/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015;
- Công văn 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục Quản

lý đất đai về việc hướng dẫn về chỉ tiêu sử dụng đất và ký hiệu loại đất khi lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Kế hoạch số 1856/KH-UBND ngày 10/11/2010 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Điện Biên;
- Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 28/2/2006 của UBND tỉnh Điện Biên
về việc phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính cấp huyện,
xã, tỉnh Điện Biên đến năm 2020;
- Quyết định số 1156/QĐ-UBND ngày 17/10/2006 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2005 - 2020;
- Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 của UBND tỉnh Điện
Biên về phê duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2006-2020;
- Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 của Uỷ ban nhân dân
3


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

tỉnh Điện Biên về phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Điện Biên giai đoạn đến năm 2020;
- Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 24/6/2008 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2006 - 2015, có xét đến 2020;
- Quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 13/8/2008 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 2023/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo vệ, phát triển nuôi trồng thủy sản

giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 837/QĐ-UBND này 29/5/2009 của UBND tỉnh Điện Biên
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu tỉnh Điện Biên giai
đoạn đến năm 2020;
- Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh
Điện Biên, giai đoạn 2008-2020;
- Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày 10/8/2009 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai
đoạn đến năm 2020;
- Quyết định 2117/QĐ-UBND ngày 02/12/2009 của UBND tỉnh Điện
Biên phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên giai đoạn
2009 - 2020;
- Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Điện Biên đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 25/01/2010 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Điện
Biên đến năm 2020;
4


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

- Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 08/3/2010 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt chuyển đổi diện tích giữa các loại rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng
sản xuất tỉnh Điện Biên;

- Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt bổ sung vị trí, địa điểm vào quy hoạch phát triển mạng
lưới xăng dầu tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020;
- Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến 2015, có xét đến 2020;
- Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt bổ sung danh mục một số công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh vào quy hoạch thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 – 2020;
- Quyết định số 317/QĐ-UBND ngày 14/4/2011 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt bổ sung vị trí, địa điểm vào quy hoạch phát triển mạng
lưới xăng dầu tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020;
- Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 18/8/2011 của UBND tỉnh Điện Biên
phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Điện Biên;
- Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 09/02/2012 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt đề án phát triển hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên giai đoạn
2011-2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của UNBND Tỉnh
Điện Biên về việc phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 2020 Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên;
- Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La.
- Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UNBND Tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chung thị xã Mường Lay
thuộc dự án Di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Điện Biên;
- Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của UNBND Thị xã
Mường Lay về việc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết khu tái định cư Đồi
Cao, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên;
5



Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

- Quyết định số 844/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của UNBND Thị xã
Mường Lay về việc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết khu tái định cư Cơ
Khí, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên;
- Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của UNBND Thị xã
Mường Lay về việc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết khu tái định cư Nậm
Cản, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên;
- Quyết định số 846/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của UNBND Thị xã
Mường Lay về việc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết khu tái định cư Lay
Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên;
- Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của UNBND Thị xã
Mường Lay về việc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết khu tái định cư Chi
Luông, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên;
- Quyết định số /QĐ-UBND ngày của UBND Thị xã Mường Lay về việc
phê duyệt Đề cương và dự toán lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
1.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 Thị xã Mường Lay;
- Số liệu thống kê đất đai các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2011 Thị xã
Mường Lay;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010;
- Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Điện Biên;
- Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ thị xã khoá XV (2010 – 2015);
- Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh quốc phòng của Thị xã Mường Lay từ năm 2006 đến năm 2011;
- Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Mường
Lay đến năm 2030;
- Báo cáo quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009 – 2015,
định hướng đến năm 2020;

- Các tài liệu, số liệu và bản đồ khác có liên quan đến việc sử dụng đất
trên địa bàn thị xã.

6


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

2. Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch sử dụng
đất
2.1. Mục đích
- Kế hoạch sử dụng đất cụ thể hóa toàn bộ quỹ đất đến từng năm, tạo cơ sở
cho các cấp chính quyền nắm chắc và quản lý quỹ đất, xây dựng các chính sách
về đất đai một cách đồng bộ và có hiệu quả;
- Phân bổ lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướng
phát triển lâu dài, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, địa
phương, bố trí hợp lý diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương
thực, tạo vùng cây nguyên liệu hàng hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên;
- Làm định hướng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất của các ngành,
các xã, phường, tạo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất;
- Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản
xuất nông nghiệp, các trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội, khu di tích danh thắng,
du lịch, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của thị xã và tỉnh;
- Bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá
trình khai thác, sử dụng đất.
2.2. Yêu cầu
- Kế hoạch sử dụng đất đai phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, đảm
bảo sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, và các
nguồn tài nguyên khác, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã;

- Kế hoạch của địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển đồng bộ giữa
các ngành, các lĩnh vực, không tách rời quy hoạch tổng thể, quy hoạch nông
thôn mới;
- Kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất và phù hợp với các chỉ tiêu sử dụng
đất cấp tỉnh.
3. Phương pháp triển khai tổ chức thực hiện
Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Điện Biên, Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND Thị xã Mường Lay, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các phòng ban
có liên quan, phối hợp với Công ty Cổ phần tư vấn quy hoạch và phát triển công
7


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

nghệ Á Châu tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất Thị xã Mường Lay.
Quá trình thực hiện dự án có sử dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp điều tra thực địa, bổ sung và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
- Phương pháp kế thừa và phân tích những số liệu hiện trạng đã có;
- Phương pháp minh hoạ trên bản đồ bằng công nghệ số hoá bản đồ và các
phần mềm vi tính;
- Phương pháp chuyên gia hội thảo.
4. Sản phẩm của dự án bao gồm
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 20112015 và các bảng biểu kèm theo;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thị xã Mường Lay năm 2011 tỷ lệ
1:25.000;
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thị xã Mường Lay đến năm 2015 tỷ lệ
1:25.000;
- Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt;
- Đĩa CD lưu trữ các tài liệu trên.

5. Nội dung chính của báo cáo
Nội dung “Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của Thị xã
Mường Lay” bao gồm:
Phần 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
Phần 2: Tình hình quản lý sử dụng đất đai;
Phần 3: Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011- 2015;

8


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Mường Lay nằm ở phía Bắc tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành
phố Điện Biên Phủ khoảng 90km về phía Bắc, có tọa độ địa lý như sau:
21o57’35” đến 22o06’10” vĩ độ Bắc và từ 103 o02’35” đến 103o11’10” kinh độ
Đông. Có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ– tỉnh Lai Châu;
- Phía Tây giáp xã Mường Tùng – huyện Mường Chà;
- Phía Nam giáp xã Mường Tùng – huyện Mường Chà;
- Phía Đông giáp xã Xá Tổng – huyện Mường Chà.
Tổng diện tích tự nhiên toàn Thị xã là 11.255,93 ha, chiếm 1,17 % diện
tích tự nhiên của toàn tỉnh. Thị xã có 3 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1
xã và 2 phường: xã Lay Nưa, phường Na Lay và phường Sông Đà.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Trung tâm thị xã nằm trong thung lũng hẹp dài, ngã ba giao cắt của sông

Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Đa phần đất đai của thị xã thuộc lưu vực
của suối Nậm Lay.
Đặc điểm địa hình của thị xã khá phức tạp: Đồi núi cao, độ dốc lớn và bị
chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối nhiều (5,5 - 6km/km2). Độ dốc tự nhiên
lớn hơn 250 chiếm hơn 90% tổng diện tích của Thị xã, hướng dốc chính thấp
dần về phía Bắc (sông Đà). Độ cao trung bình 510m, nơi thấp nhất là 169,43m
(khu vực ven sông Đà), nơi cao nhất là 1.247m.
Thị xã Mường Lay có ba kiểu địa hình chính:
- Địa hình thung lũng: Phân bố dọc theo suối Nậm Lay, được hình thành
do quá trình bồi đắp lâu dài của suối Nậm Lay, có địa hình bằng phẳng, có độ
cao trung bình < 300m so với mực nước biển, rất thích hợp để canh tác lúa nước.
- Kiểu địa hình núi thấp: Tiếp giáp với kiểu địa hình thung lũng , độ cao
9


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

trung bình từ 300 - 700m so với mực nước biển, bao gồm các dãy núi song song
và so le với nhau. Cấu tạo địa chất của dạng địa hình này chủ yếu là tầng trầm
tích dày gồm đá phiến sét xen kẽ bột kết và cát kết. Địa hình vùng núi thấp khá
chia cắt, hiểm trở, thích hợp để phát triển lâm nghiệp, cây lâu năm và đồng cỏ
chăn nuôi gia súc.
- Kiểu địa hình núi trung bình và núi cao: Tiếp giáp với vùng núi thấp độ
cao trên 700m so với mực nước biển, là đầu nguồn các suối nhỏ thuộc lưu vực
sông Đà và Nậm Lay, cấu tạo địa chất chủ yếu là đá Macma axit (Granit), đá
phiến sét, đá vôi và đá biến chất, thích hợp để phát triển lâm nghiệp.
1.1.3. Khí hậu
Thị xã Mường Lay mang nét đặc trưng của khí hậu vùng Tây Bắc, khu vực
khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 02 mùa rõ rệt; mùa khô tương đối lạnh,
ít mưa và có sương muối kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; mùa mưa từ

tháng 4 đến tháng 10: nóng, mưa nhiều.(1)
a, Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23 oC, tháng 7,8 có nhiệt độ trung
bình cao nhất trong năm (26,6oC), tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất
(17,2oC). Mùa nóng, nhiệt độ cao nhất lịch sử đạt 42,5 oC (tháng 5/1928). Mùa
lạnh nhiệt độ thấp nhất lịch sử là 3,4oC (ngày 02 tháng 1 năm 1974).
Biên độ nhiệt ngày trung bình năm là 9,9oC, tháng 3 cao nhất (13,1oC),
tháng 7 thấp nhất (7,5oC).
b, Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm là 2.066,1mm, tháng Bảy có lượng mưa trung
bình cao nhất (434,1mm), tháng Chạp thấp nhất (20,6mm). Mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 9 (6 tháng) chiếm 87% lượng mưa cả năm (1.791,6mm/2.066,1mm).
Lượng mưa ngày lớn nhất là 312,6mm (ngày 16/6-1985)
Số ngày mưa trung bình cả năm là 144,1 ngày; số ngày mưa trung bình
trong tháng mùa mưa là 18,4 ngày/tháng, tháng mùa khô là 5,5 ngày/tháng;
tháng Giêng có số ngày mưa ít nhất (4,1 ngày).
Thị xã Mường Lay có lượng mưa và số ngày mưa khá cao so với toàn
tỉnh, rất thích hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp.
1

() Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên

10


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

c, Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, tháng Bảy ẩm nhất (88%),
tháng Ba khô nhất (75%), tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

d, Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) là Bắc
và Tây Bắc, mùa mưa (từ tháng 4 – tháng 9) là Nam và Tây Nam.
Tốc độ gió trung bình năm là 0,8m/s, tháng Hai gió lớn nhất (trung bình là
1,3m/s), tháng Chín và tháng Mười gió yếu nhất (trung bình là 0,6m/s).
Nhìn chung, tốc độ gió ở thị xã Mường Lay yếu và khá đều giữa các tháng
trong năm, ít gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
e, Những hiện tượng khí hậu, thời tiết đặc biệt khác
- Sương mù: Số ngày có sương mù trung bình cả năm là 41,1 ngày, tháng
Chạp có số ngày sương mù lớn nhất (11,9 ngày/tháng), tháng Sáu và Bảy có số
ngày sương mù ít nhất (0,03 ngày/tháng). Trên địa bàn thị xã Mường Lay chưa
từng xuất hiện đợt sương muối nào.
- Mưa phùn: Số ngày có mưa phùn trung bình cả năm là 16,4 ngày, tháng
Chạp có số ngày mưa phùn cao nhất (5,1 ngày/tháng), tháng Năm thấp nhất
(không xuất hiện).
- Dông: Số ngày có dông tại thị xã Mường Lay là cao nhất tỉnh Điện Biên
(70,3 ngày/năm), tháng Năm có số ngày dông cao nhất (trung bình là 12,8
ngày/tháng), tháng Chạp ít dông nhất (0,3 ngày/tháng).
Nhìn chung, Thị xã Mường Lay có nền khí hậu ấm áp nhất vùng Tây Bắc
nước ta (nhiệt độ không khí trung bình năm là 23oC, nhiệt độ trung bình thấp
nhất 17,2oC) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: Bố trí nhiều vụ cây trồng
trong năm, phát triển các loại cây trồng nhiệt đới (lúa nước, ngô, rau xanh...) và
chăn nuôi trâu bò... với năng suất cao và chất lượng nông sản tốt có sức cạnh
tranh mạnh trên thị trường.
Lượng mưa trung bình năm khá cao (2.066,1mm), số ngày mưa trung
bình khá (144,1 ngày) và phân bố tất cả các tháng, rất thích hợp để phát triển
các loại cây trồng đặc biệt là lúa nước đồng thời tạo điều kiện phát triển quanh
năm hệ thống cây làm thức ăn cho chăn nuôi.
11



Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

1.1.4. Thuỷ văn
Khu vực chịu tác động trực tiếp của Sông Đà cũng như hệ thống suối
thượng nguồn của dòng sông này. Hồ chứa thuỷ điện Sơn La bắt đầu vận hành
từ năm 2011 đến nay, thị xã nằm bám dọc vùng lòng hồ đã có thay đổi về mặt
thủy văn của vùng dự án.
Hồ thủy điện có các thông số cơ bản sau:
Diện tích hồ chứa: 224km2
Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỷ m3 nước
Mức nước dâng bình thường h=215m
Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy
Điện lượng bình quân hàng năm: 9,429 tỷ kWh
Trong đó, lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc địa phận thị xã Mường Lay khi
mực nước đạt cos 219 là 678,09 ha.
Cùng với dự án thủy điện Sơn La là các dự án thủy điện Nậm Nhùn, thủy
điện Nậm He, thủy điện Nậm Na và các dự án thủy lợi đang nghiên cứu triển
khai đầu tư, khi hoàn thành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thủy văn trên địa bàn thị xã
trong tương lai.
Ngoài ra, Thị xã còn là hạ lưu của suối Nậm Lay. Do địa hình chia cắt
mạnh, lượng mưa lớn nên mật độ khe suối khá cao từ 5,5 – 6 km/km2.
Nhìn chung, đặc thù sông, suối của Thị xã lắm thác nhiều ghềnh, có lượng
dòng chảy lớn. Lượng dòng chảy các sông, suối giảm dần từ phía Bắc đến phía
Nam. Các sông, suối trên địa bàn chủ yếu phục vụ công tác thủy điện.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
a, Diện tích
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 Thị xã Mường Lay, tổng diện tích
đất tự nhiên (DTTN) của toàn thị xã là 11.255,93 ha. Trong đó, diện tích đất nông

nghiệp là 8.708,91 ha, chiếm 77,37% DTTN; đất phi nông nghiệp 942,71 ha,
chiếm 8,38 % DTTN, đất chưa sử dụng 1.604,31 ha, chiếm 14,25 % DTTN.
b, Đặc điểm thổ nhưỡng
12


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

Qua kết quả khảo sát thực địa và kế thừa tài liệu kết quả điều tra xây
dựng bản đồ lập địa của tỉnh Điện Biên. Do đặc điểm của địa hình, đá mẹ, khí
hậu và thực vật; thổ nhưỡng trên địa bàn thị xã Mường Lay hình thành các nhóm
đất sau:
- Nhóm đất Feralit màu nâu đỏ trên núi trung bình: Có diện tích là 4.482 ha,
phân bố ở độ cao từ 701 đến 1.247 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân 26 0
- 350. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá granit và đá mẹ phiến thạch sét. Các dạng này
phân bố tập trung ở những nơi cao, xa, đầu nguồn các sông suối lớn, có địa hình
chia cắt phức tạp. Độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình, hàm lượng mùn từ
trung bình đến giàu;
- Nhóm đất Feralit màu nấu đỏ phát triển trên núi thấp: Có diện tích là
6.048 ha. Nhóm đất này phân bố ở độ cao từ 300 đến dưới 700 m so với mặt
nước biển, độ dốc chủ yếu > 360, có nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ phiến thạch sét
và đá mẹ mác ma kiềm và trung tính, phân bố ở chân các dãy núi lớn và ven các
sông suối. Dạng đất này thường bị tác động mạnh của con người, do vậy đất
thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất trung bình, tỷ lệ mùn thấp, đất bí
chặt, hàm lượng NPK thấp;
- Nhóm đất thung lũng và bồi tụ ven sông suối: Có diện tích là 726 ha,
phân bố tập trung chủ yếu ở ven sông suối, vùng đồi, thung lũng và các máng
trũng, có độ cao dưới 300 m so với mặt nước biển. Dạng đất này có tầng đất từ
trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, đất tơi xốp, ít bị
xói mòn, hàm lượng mùn cao; đây là đối tượng chính để sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay, nhóm đất này lại có phần lớn diện tích nằm trong khu vực
lòng hồ thủy điện Sơn La với diện tích vùng ngập vĩnh viễn là 286,95 ha (cos <
195), diện tích bán ngập là 391,14 ha (195có thể tận dụng để sản xuất nông nghiệp vào mùa nước rút.
Nhìn chung, đất đai Thị xã Mường Lay nằm ở khu vực có độ dốc lớn, dễ
xảy ra tình trạng rửa trôi, xói mòn gây suy thoái. Phần lớn diện tích đất thích
hợp cho phát triển lâm nghiệp (trồng rừng); diện tích đất nông nghiệp hiện nay
cơ bản là đất nương rẫy, luân canh ngô, lúa nương và các loại đậu đỗ, song hiệu
quả sản xuất chưa cao. Cần kết hợp các kỹ thuật canh tác, lựa chọn giống cây
trồng phù hợp trong công tác quản lý, sử dụng đất đai để đảm bảo hiệu quả sản
xuất, giữ gìn và cải tạo nguồn tài nguyên đất của địa phương.
13


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

1.2.2. Tài nguyên nước
Thị xã Mường Lay có nguồn nước mặt khá phong phú do nằm trong vùng
ngập của hồ thủy điện Sơn La (diện tích lòng hồ thuộc địa phận thị xã là 678,09
ha). Nngoài ra còn có hệ thống sông suối với 2 dòng chính là sông Đà và suối
Nậm Lay cùng nhiều con suối nhỏ khác
Các con suối nhỏ đổ có đặc điểm chung là ngắn, có độ dốc lớn, diện tích
lưu vực không lớn, khả năng tập trung nước nhanh, dễ gây lũ quét làm sạt lở và
xói mòn đất; Việc khai thác các nguồn nước này cũng gặp những khó khăn nhất
định. Đặc trưng dòng chảy các suối được tính tương tự trong vùng: Mô đun
dòng chảy trung bình nhiều năm là: M 0 = 41,23 l/s.km2; Mô đun lưu lượng kiệt:
M1 = 14,96 l/s.km2.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp của thị xã
là 7.542,90 ha, chiếm 86,61% trong tổng số 8.708,91 ha đất nông nghiệp. Trong đó:

đất rừng sản xuất là 3.512,12 ha, đất rừng phòng hộ có 4.030,78 ha, tỷ lệ che phủ
rừng đạt 45,7%.
Diện tích rừng trên địa bàn Thị xã chủ yếu là rừng tự nhiên với 4.414 ha,
phần lớn là rừng phục hồi có trạng thái IIa, IIb, đặc trưng của rừng phục hồi, trữ
lượng trung bình từ 60 – 80 (m 3/ha) với các loài cây có giá trị gỗ không cao như
Vối thuốc, Giẻ, Ba soi, thành ngạnh..., rừng giàu không có; diện tích rừng hỗn
giao 307 ha, rừng trồng hiện còn 545 ha, chiếm 6,21% diện tích đất lâm nghiệp;
diện tích đất có rừng tập trung phần lớn ở xã Lay Nưa.
Diện tích đất chưa có rừng vẫn chiếm tỷ lệ cao với 3.818 ha, chiếm
43,50% diện tích đất lâm nghiệp. Phần lớn là diện tích đất nương, đất luân canh
với 1.590 ha và đất trống có cây gỗ mọc tái sinh (Ic) 1.252 ha, phân bố đều trên
phạm vi các xã, phường.
Mặc dù diện tích đất trống lớn nhưng phân bố chủ yếu nơi cao, dốc, lập địa
xấu nên diện tích có khả năng trồng rừng chỉ chiếm từ 50- 60% diện tích đất
chưa có rừng. Năm 2011, tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 126,7 m3, khai thác củi
đạt 18.900 Ste và 20.582 cây tre, luồng, nứa các loại. Ngoài ra trên địa bàn còn
khai thác lâm sản phụ như ong mật, thảo quả, măng... để đáp ứng sinh hoạt hàng
ngày và một phần nhỏ bán.

14


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

Nhìn chung, trữ lượng rừng trên địa bàn thị xã thấp và chủ yếu là rừng tự
nhiên, số lượng gỗ và tre khai thác chủ yếu được đưa vào sử dụng trong xây
dựng các công trình tại địa bàn và làm lồng, bè nuôi trồng, khai thác thủy sản.
1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Do diện tích nhỏ hẹp nên tài nguyên khoáng sản ở Thị xã Mường Lay ít
về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản nhiều về số lượng như: Khoáng sản

vật liệu xây dựng ốp lát, đá phiên lợp, cát sỏi…tại các bãi bồi và thêm bậc I của
suối Nậm Lay.
1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Hiện trên địa bàn Thị xã có 12 dân tộc sinh sống là Thái, H’Mông, Kinh,
Khơ Mú, Dao, Hà Nhì, Hoa, Tày, Záy, Nùng, Mường và Si La. Tổng dân số toàn
Thị xã năm 2011 là 10.251 người, trong đó, dân tộc Thái chiếm đại đa số (7.498
người chiếm 73,22%), sau đó đến dân tộc Kinh (1.913 người chiếm 18,61%),
H’Mông (755 người chiếm 7,34%) và các dân tộc khác (85 người, chiếm 0,83%).
(2)

Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, truyền thống văn hóa riêng, thể hiện
qua trang phục, ngôn ngữ, lễ hội truyền thống, phương thức sinh hoạt, lao động sản
xuất. Người Thái thường sinh sống gần khu vực sông, suối, canh tác lúa nước là chủ
yếu, có nghề thủ công truyền thống là dệt thổ cẩm, đan lát,… Người H’Mông có thói
quen du canh du cư, sinh sống tại khu vực cao và canh tác nương rẫy là chủ yếu, làm
ruộng bậc thang…
Tuy nhiên, họ đều có một đặc điểm chung đó là tính cần cù, sáng tạo trong
lao động sản xuất, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, họ có lòng hiếu khách,
có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao. Đây sẽ là một lợi thế trong quá trình
phát triển văn hóa – xã hội chung của toàn Thị xã.
1.2.6. Tài nguyên du lịch
Thị xã Mường Lay nằm trong chuỗi du lịch Tây Bắc - Thủ đô Hà Nội (Hà
Nội - Hoà Bình và thuỷ điện Hoà Bình - Mộc Châu - Sơn La và thuỷ điện Sơn
La - Đèo Pha Đin - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ - Mường Lay và Mường Tè - Lai
Châu - Sa Pa - Lao Cai - Yên Bái - Việt Trì và di tích Đền Hùng - Hà Nội) với
hệ thống giao thông đường bộ thông suốt liên kết nội tỉnh và bên ngoài; Là giao
điểm của nhiều tuyến đường bộ quan trọng: Quốc lộ 6 (Hà Nội - Mường Lay),
2()

Nguồn: Phòng Thống kê Thị xã Mường Lay


15


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

Quốc lộ 12 (cửa khẩu Quốc tế Ma Lù Thàng đi Trung Quốc - Thành phố Điện
Biên Phủ - Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang đi Lào), Quốc lộ 4D (Mường Lay - Thị
xã Lai Châu - Sa Pa - Thành phố Lao Cai), tỉnh lộ 127 (Mường Lay - thị trấn thị
xã Mường Tè). Ngoài ra, từ khi công trình thủy điện Sơn La hoàn thành, mực
nước lòng hồ dâng cao đạt cos trên 210m, diện tích rộng trên 600 ha đã tạo ra
cho Mường Lay một cảnh quan du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn.
1.3. Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu
Thị xã Mường Lay thuộc vùng núi cao phía Tây Bắc, do đó các ngành kinh
tế - xã hội chưa phát triển mạnh, hiện chưa có khu công nghiệp, khu chế suất, các
nhà máy lớn,… nên mức độ ô nhiễm môi trường ở thị xã chưa thực sự đáng lo
ngại. Tuy nhiên, một số vấn đề môi trường đã được đặt ra và cần quan tâm giải
quyết. Cụ thể:
- Điều kiện vệ sinh môi trường hàng ngày của người dân ở các bản vùng
cao chưa được đảm bảo, hầu hết chưa có nhà vệ sinh hợp vệ sinh, nhiều tập tục
lạc hậu trong đời sống không hợp vệ sinh vẫn tồn tại;
- Thị xã Mường Lay nằm trong vùng địa chất kém ổn định, được hình
thành bởi đứt gãy sâu Mường Lay - Điện Biên tạo ra cánh đồng hẹp dọc suối
Nậm Lay là nơi tích đọng các vật liệu phong hoá từ trên núi xuống. Vào mùa
mưa đã xuất hiện một số trận lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, làm thiệt hại người, tài
sản và vùi lấp đất sản xuất nông nghiệp. Đây là yếu tố thiên tai nguy hiểm cần
được quan tâm và có các biện pháp chủ động phòng chống.
Trong thời gian tới, các hoạt động phát triển tiểu công nghiệp, dịch vụ, sự
gia tăng dân số,… trên địa bàn thị xã sẽ làm gia tăng sức ép lên các thành phần
môi trường. Do đó, một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lập quy hoạch sử

dụng đất là đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà
nước, kinh tế tỉnh Điện Biên nói chung và thị xã Mường Lay nói riêng đã dần đi
vào thế ổn định và có bước phát triển rõ rệt. Giai đoạn 2005-2010, nền kinh tế
luôn đạt mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất bình quân đạt 31,4 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 có sự chuyển dịch chậm theo hướng
tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Năm 2010 tỷ trọng ngành nông
16


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản tăng 0,4% so với năm 2005 là 23%; ngành công
nghiệp –xây dựng năm 2010 là 25,5% tăng 8,7 % so với năm 2005 là 16,80%;
thương mại - dịch vụ năm 2010 là 51,1%. giảm 9,1% so với năm 2005 là 60,20%.
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã đạt 11%. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp – lâm nghiệp và thuỷ sản là 16,87%, công nghiệp – xây dựng là
35,78%, thương mại - dịch vụ là 47,35%.
Nhìn chung, trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ở ngành thương mại – dịch vụ, giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã năm 2011 đạt 73,2 tỷ
đồng, trong đó thu nội địa 10,1 tỷ đồng và thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh
63,1 tỷ đồng.
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế Thị xã Mường Lay qua một số năm(3)
Đơn vị: %

Chỉ tiêu


Năm 2005

Năm 2010

Năm 2011

100,00

100,00

100,00

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

23,00

23,40

17,90

Công nghiệp – xây dựng

16,80

25,50

36,23

Dịch vụ - thương mại


60,20

51,10

45,87

Cơ cấu ngành

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đang có những chuyển biến tích cực theo hướng sản
xuất hàng hóa. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi tích
cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành
trồng trọt, song tốc độ chuyển dịch còn chậm. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản của thị xã đạt 65,3 tỷ đồng (giá trị hiện hành) năm 2011.
a, Sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế năm 2011 đạt 63,89 tỷ đồng,
chiếm 98% trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
3()

Nguồn: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ thị xã khoá XV (2011 – 2015), Phòng Thống kê Thị xã Mường Lay;

17


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

- Trồng trọt:
Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây

trồng chủ yếu như: lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn, lạc đều tăng. Thị xã đã và
đang áp dụng đưa các loại giống có giá trị kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt,
có khả năng chịu hạn tốt vào sản xuất, dần làm thay đổi tập quán sản xuất lạc
hậu của nhân dân, nên sản lượng lương thực, sản phẩm các loại cây công nghiệp
ngắn ngày, cây nông nghiệp khác hàng năm đều tăng, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế của thị xã.
Về kết quả sản xuất nông nghiệp:
- Lúa nước: Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân đạt 191,67
ha, giảm 23,83 ha so với năm 2010 và giảm 64,23 ha so với năm 2005. Năng suất lúa
tăng mạnh từ 49,66 tạ/ha năm 2005 lên 50,86 tạ/ha năm 2011. Diện tích lúa mùa đạt
139,07 ha giảm 59,65 ha so với năm 2010 và giảm 117,13 ha so với năm 2005. Năng
suất lúa tăng 36,02 tạ/ha năm 2005, lên 38,07 ta/ha năm 2011. Diện tích lúa giảm là
do nằm trong vùng bị ngập của lòng hồ.
- Lúa nương: Tổng diện tích lúa nương năm 2011 đạt 74,5 ha, tăng 4 ha so với
năm 2010 và tăng 18,5 ha so với năm 2005. Năng suất lúa tăng 12,5 tạ/ha năm 2005
lên 12,7 tạ/ha năm 2011.
- Diện tích ngô năm 2011 đạt 264,30 ha, giảm 114,2 ha so với năm 2005 (diện
tích ngô là 378,5 ha), tuy nhiên, năng suất ngô tăng 0,1 tạ/ha (17,88 tạ/ha năm 2011)
so với năm 2005 (năng suất 17,81 tạ/ha). Diện tích giảm do nằm trong vùng bị ngập
của lòng hồ.
Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2011 đạt 2.267,14 tấn, giảm
570,44 tấn so với năm 2010 (2.837,58 tấn) và giảm 941,64 tấn so với năm 2005
(3.208,78 tấn). Bình quân lương thực theo đầu người năm 2011 đạt 221,16
kg/người/năm.
Đối với cây có chất bột và cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây trồng
chính vẫn là đậu tương, lạc, khoai, sắn. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây này
năm 2011 là 101,5 ha, sản lượng đạt 862,75 tấn.
Diện tích trồng cây lâu năm chủ yếu là cây ăn quả. Diện tích trồng cây ăn
quả năm 2011 đạt 10 ha, sản lượng đạt 56 tấn.
(Chi tiết tại phụ biểu 01)


18


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

- Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của thị xã nhiều năm gần đây được quan tâm phát triển cả về
số lượng và chất lượng. Kết quả chăn nuôi qua các năm được thể hiện bảng sau:
Bảng 2: Kết quả ngành chăn nuôi của Thị xã Mường Lay qua một số năm(4)
Đơn vị: Con
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Chỉ tiêu

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

Tổng đàn trâu

2.267

2.533

2.664

2.507

2.483

2.152

1.543

Tổng đàn bò

332


343

408

426

436

292

141

Tổng đàn lợn

3.967

4.271

4.136

4.067

4.996

2.373

3.832

Tổng đàn gia cầm


66.664

57.593

60.017

61.319

71.012

33.238

32.005

Nhìn chung, đàn gia súc, gia cầm của thị xã có sự biến động lớn ở những năm
gần đây, năm 2010 đàn trâu có 2.152 con, giảm 5,07% so với năm 2005 (2.267 con);
đàn bò năm 2010 có 292 con, giảm 12,05% so với năm 2005 (332 con); tổng đàn
lợn năm 2010 là 2.373 con, giảm 40,18% so với năm 2005 (3.967 con); Đàn gia
cầm năm 2010 là 33.238 con, giảm 50,14% so với năm 2005(66.664 con). Theo
số liệu thống kê năm 2011 trên địa bàn thị xã tổng đàn trâu là 1.543 con; đàn bò có
141 con; đàn lợn có 3.832 con; đàn gia cầm có 32.005 con. Nguyên nhân của tình
trạng này là do trong những năm ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết và dịch
bệnh. Ngoài ra, những năm gần đây thị xã thực hiện công tác di dân từ lòng hồ bị
ngập lên khu tái định cư mới do đó cuộc sống của người dân mới đầu chưa đi vào ổn
định ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã tập trung ở xã Lay Nưa.
Hiện nay hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, chưa có chuồng trại, nếu có
thì chưa đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Do đó, trước tình
hình thời tiết diễn biến thất thường, các loại dịch, bệnh rất dễ xảy ra, gây ảnh

hưởng đến các loài vật nuôi.
Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi trong những năm qua trên địa bàn thị
xã cũng đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
của thị xã và tăng thu nhập cho nhân dân.
Thủy sản: Trên địa bàn thị xã mặt nước nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản trên địa
4

() Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm (từ 2005-2011) của UBND Thị xã Mường Lay, Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm (2011-2015) của UBND Thị xã Mường Lay.

19


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

bàn thị xã gồm sông suối, ao, hồ, ruộng lúa nước theo thời vụ...Hiện nay người
dân mới nuôi cá trong các ao gia đình với các loại cá Trắm cỏ, trôi, mè, rô
phi...và đánh bắt tôm, cá tự nhiên trên sông Đà, suối Nậm Lay nên sản lượng và
giá trị sản xuất thuỷ sản còn thấp. Sản lượng khai thác, nuôi trồng đánh bắt thủy
sản bình quân hàng năm đạt 48,1 tấn.
b. Về lâm nghiệp: Trong thời gian qua, công tác phát triển khoanh nuôi tái
sinh, bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất luôn được quân tâm, nhờ vậy mà
diện tích rừng không ngừng tăng lên. Năm 2011, tổng diện tích rừng của thị xã
là 7.542,90 ha (Trong đó: rừng tự nhiên là 5.398,64 ha, rừng trồng 2.144,26
ha), tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,7%(5).
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Tốc độ sản xuất các ngành công nghiệp tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (theo giá hiện hành) trên địa bàn thị xã năm
2011 đạt khoảng 95.049 triệu đồng(6) trong đó:
- Công nghiệp khai thác mỏ đạt 37.080 triệu đồng;

- Công nghiệp chế biến (giết mổ, đậu đỗ, nông cụ, thóc ngô,…): tổng giá
trị sản xuất đạt 56.635 triệu đồng;
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có giá trị sản xuất đạt
1.334 triệu đồng.
Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp như rèn đúc, sản xuất vật liệu
xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm, sửa chữa xe máy, thêu, dệt thổ cẩm
được quan tâm hỗ trợ, phát triển. Tuy nhiên, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, tự
phát là chủ yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ không ngừng phát triển cả về số lượng và
chất lượng dịch vụ, đạt mức tăng trưởng khá. Mạng lưới các ngành dịch vụ được
mở rộng, hàng hóa phong phú đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng trong nhân dân. Các mặt hàng sản xuất và kinh doanh
ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ năm 2012 đạt 444.075 triệu đồng, trong đó doanh
nghiệp nhà nước đạt 124.686 triệu đồng; doanh nghiệp tư nhân đạt 319.207 triệu
5

() Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2011 của UBND Thị xã Mường Lay
() Nguồn: Phòng thống kê Thị xã Mường Lay

6

20


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

đồng. Công tác quản lý nhà nước về thị trường, thương mại được thực hiện tốt,
các mặt hàng kinh doanh trên địa bàn được kiểm tra về chất lượng, xuất sứ, giá

cả. Hàng hóa trên thị trường cơ bản đáp ứng các chủng loại phục vụ tiêu dùng
thiết yếu của nhân dân.(7)
Về dịch vụ thông tin, liên lạc, bưu chính viễn thông: Đến nay 100% xã,
phường có điểm bưu điện văn hóa xã và được lắp đặt điện thoại bàn; phủ sóng
điện thoại di động. Số thuê bao điện thoại cố định năm 2011 là 2.276 máy. Qua
đó đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận các dịch vụ thông tin và truy cập internet
của nhân dân.
Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, công tác vận tải hành khách từ thị xã đi
tỉnh và ngược lại với lưu lượng 4 chuyến/ngày, đã đáp ứng được nhu cầu đi lại
của nhân dân. Tổng hành khách vận chuyển năm 2011 đạt 15.000 lượt người;
vận chuyển hàng hóa đạt 151.000 tấn, doanh thu vận tải đạt 6.635,9 triệu đồng.(8)
Về mạng lưới chợ, hiện tại trên địa bàn thị xã có 3 chợ đầu mối trong đó,
phường Na Lay có 2 chợ đang xuống cấp, diện tích quá hẹp và giáp ngã ba đường
sẽ có nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông, cần được đầu tư xây dựng mới theo
quy hoạch trong thời gian tới. Chợ xã Lay Nưa mới được xây dựng và đã đưa vào sử
dụng năm 2011.
Việc phát triển mạng lưới chợ sẽ là điều kiện thúc đẩy giao lưu buôn bán,
trao đổi hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thị xã. Tuy
nhiên, số lượng chợ trên địa bàn thị xã hiện nay còn rất ít, chưa đủ đáp ứng được
mục tiêu phát triển chung của toàn thị xã. Do đó, việc quy hoạch các chợ, các trung
tâm thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới.
Ngoài ra, thị xã có tiềm năng để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch
sinh thái. Hiện nay trên địa bàn thị xã đang tiếp tục đầu tư phát triển khu du lịch
lòng hồ thủy điện Sơn La để thu hút khách du lịch. Về dịch vụ phục vụ tham quan
du lịch như nhà nghỉ, nhà hàng…từng bước được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu
cầu khách đến thăm quan, năm 2011 tổng số khách đến tham trong và ngoài nước
đạt 7.954 người, mức doanh thu xã hội về du lịch đạt trên 7.000 triệu đồng.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số
7


() Nguồn: Phòng Công thương Thị xã Mường Lay
() Nguồn: Phòng Thống kê Thị xã Mường Lay

8

21


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

Theo số liệu thống kê dân số năm 2011, toàn thị xã có 10.251 người, quy
mô 5.096 hộ. Trong đó, người Thái chiếm đại đa số (7.498 người, chiếm 73,22%),
còn lại là các dân tộc khác Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Hà Nhì,...Tốc độ gia tăng
dân số tự nhiên năm 2011 là 0,072%, thấp hơn mức trung bình chung của cả tỉnh
(1,59%). Có thể thấy, việc triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình và trẻ em ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng dân số
trên địa bàn thị xã đang từng bước được kiểm soát.
(Chi tiết tại phụ biểu 02)

Qua điều tra cho thấy, phân bố dân cư trên địa bàn Thị xã Mường Lay không
có sự chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Mật độ dân số tại khu
vực đô thị là 101,74 người/km2, cao gấp 1,2 lần so với xã và gấp 1,1 lần so với mức
trung bình chung của toàn thị xã (91,34người/km2).
Sự phân bố dân cư tương đối đồng đều và tập trung trên địa bàn thị xã sẽ
là một thuận lợi lớn đối với quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch
vụ của Thị xã Mường Lay trong những năm tới.
2.3.2. Lao động và việc làm
Tổng số lao động của thị xã đến năm 2011 là 6.259 người, chiếm 61,05%
tổng dân số. Số lao động phân theo các ngành cụ thể: Lao động nông nghiệp là

4.303 người, chiếm 67,18%; lao động ngành công nghiệp xây dựng là 905 người
chiếm 9,67%; lao động ngành dịch vụ là 1.051 người, chiếm 10,98% tổng số lao
động. Phân bố lao động giữa các ngành không đồng đều, tập trung chủ yếu vào
ngành nông lâm nghiệp.

Bảng 3: Cơ cấu lao động các ngành của Thị xã Mường Lay qua một số
năm(9)
Chỉ tiêu

Tổng số lao động
(Người)

Tỷ lệ lao động phân theo các ngành kinh tế (%)
Nông, lâm
nghiệp, thủy sản

9

() Nguồn: Phòng thống kê Thị xã Mường Lay

22

Công nghiệp Xây dựng

Thương mại Dịch vụ


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên
Năm 2007


7.473

67,35

10,22

22,43

Năm 2008

6.598

67,22

10,64

22,14

Năm 2009

6.335

65,91

11,22

22,87

Năm 2010


6.303

68,08

10,30

21,62

Năm 2011

6.259

68,75

9,67

21,58

Bảng cơ cấu lao động của thị xã qua một số năm thể hiện ngành nông nghiệp
vẫn có số lao động chiếm ưu thế. Với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, việc
chuyển dịch cơ cấu lao động các ngành cũng là một trong yếu tố quan trọng, cần
được chú ý thực hiện.
Về chất lượng nguồn lao động: Những năm gần đây, chất lượng lao động
ở thị xã đã được cải thiện một bước, trình độ văn hóa của lực lượng lao động
ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ
thông đã giảm dần. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh
trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp – xây dựng,
dịch vụ - thương mại. Song nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của thị hiện

nay còn chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo của thị xã đến năm 2011 chỉ chiếm
khoảng 29% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Mặt khác, hầu
hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở các
phường; số lượng cán bộ xã được đào tạo chính quy còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Với thực trạng nguồn nhân lực như hiện nay, thị xã cần đẩy mạnh hơn nữa
công tác phổ cập giáo dục, đào tạo nghề cho lao động để có thể đáp ứng được
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả tỉnh.
2.3.3. Thu nhập và mức sống
Những năm gần đây, đời sống nhân dân dần được cải thiện. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2011 của thị xã đạt 4,32 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, so
với mức thu nhập bình quân của toàn tỉnh (11,2 triệu đồng), thu nhập bình quân trên
địa bàn thị xã vẫn thấp, do thu nhập chủ yếu của thị xã từ sản xuất nông - lâm
nghiệp; việc phát triển các ngành nghề khác còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo kết
quả điều tra hộ nghèo năm 2011, tổng số hộ nghèo là 116 hộ, chiếm 2,27%.(10)
10

() Nguồn: Phòng thống kê Thị xã Mường Lay

23


Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

Về cơ bản, đời sống dân cư làm việc trong ngành thương nghiệp, xây dựng
công nghiệp, giao thông vận tải… nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng
đời sống dân cư ngành nông - lâm nghiệp mặc dù trong những năm gần đây đã có
bước phát triển lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là dân cư sống ở vùng
ven thị xã. Đây sẽ là một áp lực lớn đối với việc hoạch định chương trình phát
triển kinh tế - xã hội thị xã Mường Lay nói chung và công tác quy hoạch sử dụng

đất nói riêng.
2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông
thôn
2.4.1. Đô thị
Thị xã Mường Lay có 2 phường nội thị và 1 xã ngoại thị, hiện thị xã đang
được xếp vào đô thị loại V. Thị xã nằm trên Quốc lộ 6 nối Hà Nội – Mường Lay,
trong tương lai thị xã là một cực phát triển quan trọng phía Bắc của tỉnh Điện
Biên và phía Tây Nam của tỉnh Lai Châu mà rộng ra là toàn vùng Tây Bắc.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thị uỷ, HĐND, UBND và nỗ lực của các
ngành, các cấp chính quyền địa phương, Thị xã đã từng bước phát triển. Bộ mặt
đô thị đã có nhiều biến đổi, đa dạng và phong phú, vai trò của đô thị ngày càng
trở nên quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nhịp độ xây dựng
đô thị, đặc biệt là xây dựng nhà ở, cửa hàng văn phòng làm việc có bước phát
triển khá. Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang dần được chỉnh trang như:
khu trụ sở, đường giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước,
điện sinh hoạt… các công trình phúc lợi công cộng khác cũng được quan tâm cải
tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Một số khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
chế biến nông, lâm sản, gia công cơ khí, vật liệu xây dựng… bước đầu được
hình thành và phát triển.
Trong giai đoạn tới, để hệ thống đô thị của thị xã thực sự hoàn chỉnh và
xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cấp
hành chính cần phải xây dựng, mở rộng quy mô các đô thị, hoàn thiện các hệ
thống cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi...
2.4.2. Khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển các khu dân cư nông thôn
trên địa bàn Thị xã có nhiều dân tộc sinh sống nên cũng hình thành nhiều hình
thái dân cư khác nhau, phổ biến nhất là hình thái thôn, bản. Trong những năm
24



Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

qua, việc triển khai chương trình định canh định cư, dự án hỗ trợ đồng bào dân
tộc tại chỗ đặc biệt khó khăn, các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi
công cộng… đã góp phần ổn định dân cư, hạn chế được tình trạng du canh, du
cư, bước đầu làm thay đổi được bộ mặt nông thôn của Thị xã. Nhìn chung các
khu dân cư đang từng bước được cải tạo, mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng,
làm cho nhu cầu sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp tăng lên, tuy vậy
cũng còn nhiều bất cập cần tập trung giải quyết.
Diện tích đất khu dân cư nông thôn hiện nay của Thị xã là 6.013,11 ha, là
địa bàn sinh sống của 4.498 nhân khẩu nông thôn (chiếm 43,75% dân số toàn thị
xã). Trong tương lai việc phát triển thêm đất ở để đáp ứng nhu cầu là thực tế
khách quan, nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện có,
cũng như phải hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp vào làm đất ở, chuyển
mục đích sử dụng. Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược
phát triển kinh tế lâu dài của Thị xã trong những năm tới.
2.5. Kết quả của công tác bố di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La trên
địa bàn Thị xã Mường Lay
Dự án thủy điện Sơn La là dự án lớn, được thực hiện trong thời gian dài
và có tầm ảnh hưởng to lớn đến khu vực thuộc phạm vi dự án. Để thực hiện dự
án cần phải đi chuyển một khối lượng lớn về con người, về tài sản cũng như
phải thu hồi một diện tích lớn đất đai nằm trong vùng ngập lòng hồ của dự án.
2.5.1. Kết quả tổ chức thực hiện thu hồi đất phục vụ dự án trên địa bàn thị xã
Tổng diện tích thu hồi là 602,10 ha tại vùng ngập lòng hồ và xây dựng
khu tái định cư, trong đó:
- Đất của hộ gia đình cá nhân: 492,09 ha;
+ Đất trồng lúa: 196,6 ha;
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 192,29 ha;
+ Đất trồng cây ăn quả lâu năm: 22,55 ha;
+ Đất rừng sản xuất : 6,71 ha;

+ Đất rừng phòng hộ: 70,66 ha;
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,28 ha.
- Đất của tổ chức trong nước: 110,01 ha
25


×