Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Giải pháp kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng thi coogn xây dựng công trình nhà cao tầng theo hình thức xây dựng bàn giao từng phần tại handico52 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.13 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ HẢI NAM

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ CAO TẦNG
THEO HÌNH THỨC XÂY DỰNG - BÀN GIAO TỪNG PHẦN
TẠI HANDICO 52

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ HẢI NAM
KHÓA: 2016 - 2018

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG


THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ CAO TẦNG
THEO HÌNH THỨC XÂY DỰNG - BÀN GIAO TỪNG PHẦN
TẠI HANDICO 52

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI MẠNH HÙNG

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã
trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
rèn luyện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng, người
thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và gửi lời cảm ơn tới bạn
bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, song Luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết.
Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng
nghiệp!

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2018
Tác giả

Vũ Hải Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Vũ Hải Nam


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
* Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
* Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... .2
* Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... ….2
* Phương pháp và kết quả nghiên cứu ............................................................... 2
* Kết cấu luận văn ............................................................................................ 3
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CAO TẦNG TẠI HANDICO 52 ........................ 4
1.1. Tổng quan về quản lý và kiểm soát chất lượng tại Việt Nam và tại HANDICO
52 ....................................................................................................................................... 4
1.1.1. Tổng quan về quản lý và kiểm soát chất lượng tại Việt Nam .................................... 4
1.1.2. Tổng quan về quản lý và kiểm soát chất lượng tại HANDICO 52............................. 6
1.2. Giới thiệu sơ lược về HANDICO 52 và các công trình trọng điểm của
HANDICO 52 ................................................................................................................... 8
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về HANDICO 52......................................................................... 8
1.2.2. Một số công trình trọng điểm trong các dự án đầu tư xây dựng của HANDICO
52 ..................................................................................................................................... 14
1.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý và kiểm soát chất lượng thi công xây
dựng của HANDICO 52 ................................................................................................. 22
1.3.1. Mô hình và hệ thống quản lý chất lượng thi công của HANDICO 52 ..................... 22
1.3.2. Thực trạng quản lý và kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng
của HANDICO 52 ............................................................................................................ 30
1.3.3. Đánh giá công tác quản lý và kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thi công xây
dựng của HANDICO 52 ................................................................................................... 32


1.4. Các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và kiểm soát chất lượng thi công
xây dựng công trình của HANDICO 52 ........................................................................ 34
1.4.1. Tồn tại, hạn chế trong hệ thống quản lý chất lượng ................................................ 34
1.4.2. Tồn tại, hạn chế trong khâu kiểm soát chất lượng ................................................... 36
1.4.3. Tồn tại, hạn chế tiềm ẩn trong khâu quản lý và kiểm soát chất lượng đối với
công trình cao tầng bàn giao từng phần trong quá trình thi công xây dựng ....................... 36
1.5. Phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và
kiểm soát chất lượng thi công xây dựng của HANDICO 52 ........................................ 37
1.5.1. Nguyên nhân từ chính nhà thầu HANDICO 52....................................................... 38
1.5.2. Rủi ro và thách thức trong khâu quản lý và kiểm soát chất lượng đối với công

trình cao tầng bàn giao từng phần trong quá trình thi công xây dựng ................................ 39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM
SOÁT CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................................................. 40
2.1. Cơ sở khoa học về quản lý và kiểm soát chất lượng xây dựng công trình............ 40
2.1.1. Khái niệm chung về chất lượng, quản lý và kiểm soát chất lượng xây dựng công
trình.................................................................................................................................. 40
2.1.2. Nội dung, phương pháp, trách nhiệm quản lý và kiểm soát chất lượng xây dựng
công trình ......................................................................................................................... 55
2.1.3. Nội dung và công cụ kiểm soát chất lượng xây dựng công trình ............................. 60
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý và kiểm soát chất lượng xây dựng công trình .............. 68
2.2.1. Quy định về quản lý và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng trong Luật
Xây dựng ......................................................................................................................... 68
2.2.2. Quy định về quản lý và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng trong Nghị
định của Chính phủ .......................................................................................................... 71
2.2.3. Quy định về quản lý và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng trong Văn bản
quy phạm pháp luật của địa phương và cơ sở ................................................................... 76
2.3. Hạn chế về cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý trong quản lý và kiểm soát chất
lượng thi công xây dựng nhà cao tầng theo hình thức xây dựng - bàn giao từng
phần ................................................................................................................................ 78
2.3.1. Hạn chế về cơ sở khoa học ..................................................................................... 78
2.3.2. Hạn chế về cơ sở pháp lý ........................................................................................ 78


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG THEO HÌNH THỨC XÂY
DỰNG - BÀN GIAO TỪNG PHẦN TẠI HANDICO 52 ............................................. 81
3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng thi công xây dựng nhà cao
tầng.................................................................................................................................. 81
3.2. Đề xuất áp dụng giải pháp kiểm soát nội bộ .......................................................... 82
3.2.1. Đề xuất áp dụng giải pháp kiểm soát nội bộ dựa trên nguyên lý COCO .................. 82

3.2.2. Đề xuất mô hình kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng dựa trên nguyên
lý COCO .......................................................................................................................... 84
3.3. Đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng thi công xây dựng nhà cao tầng theo
hình thức xây dựng - bàn giao từng phần tại HANDICO 52 ....................................... 87
3.3.1. Đề xuất nguyên tắc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng................................... 87
3.3.2. Đề xuất về trách nhiệm kiểm soát chất lượng thi công xây dựng ............................ 89
3.3.3. Đề xuất về biện pháp kiểm soát chất lượng công trình xây dựng ............................ 92
3.3.4. Đề xuất các tiêu chí kiểm soát chất lượng ............................................................... 96
3.3.5. Đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng ................................... 101
3.3.6. Đề xuất các điều khoản nghiêm ngặt trong hợp đồng theo hình thức xây dựng bàn giao từng phần ......................................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 117


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ
BTCT
CTXD
DA
ĐTXD
KCS
KĐT
KSCL
KSNB
QLCL
QLDA
SXKD
TDTT
TMCP
UBND
XD

XDCT

An toàn lao động
Bê tông cốt thép
Công trình xây dựng
Dự án
Đầu tư xây dựng
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Khu đô thị
Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát nội bộ
Quản lý chất lượng
Quản lý dự án
Sản xuất kinh doanh
Thể dục thể thao
Thương mại cổ phần
ủy ban nhân dân
Xây dựng
Xây dựng công trình

KÝ HIỆU TRÍCH DẪN
[8, 10] là xem cụ thể tại tài liệu tham khảo số 8, trang 10.
[11, Đ8] là xem cụ thể tại tài liệu tham khảo số 11, Điều 8.
[Đ4] là xem cụ thể tại Điều 4.


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1.

Sơ đồ tổ chức Công ty HANDICO 52
Phối cảnh Trụ sở các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch

10

Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 2.1.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.

Sơ đồ mô hình hệ thống quản lý kỹ thuật - chất lượng
thi công công trình của HANDICO 52

Quy trình quản lý và KSCL thi công
Tổ chức kiểm soát chất lượng
Quy trình kiểm soát chất lượng thi công của nhà
thầu
Mô hình kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây

dựng
Quy trình kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào
Quy trình kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất
lượng thi công của nhà thầu
Quy trình kiểm soát chất lượng thi công của nhà
thầu
Quy trình kiểm soát chất lượng thi công XDCT

20
23
29
29
55
86
102
103
104
106


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng 1.6.

Tên bảng

Các công trình đã hoàn thành
Các công trình đang thực hiện giai đoạn 20172020
Các chỉ tiêu quy hoạch - Tổng hợp diện tích
Vật liệu chính sử dụng cho công trình
Tính toán nhu cầu dùng nước của tòa nhà
Thống kê diện tích

Trang
14
15
17
18
18
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Xây dựng (2013), Thông tư của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư của Bộ
Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng
công trình.

2.

Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà
thầu.


3.

Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

4.

Chính phủ (2015), Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của

Thủ tướng Chính phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư.
5.

Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

6.

Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy
định chi tiết về hợp đồng trong xây dựng.

7.

Trần Chủng (2001). Những yêu cầu mới về quản lý chất lượng công
trình xây dựng hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế. Tuyển tập Hội
nghị toàn quốc về Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

8.

Trần Chủng (2003). Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng. Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng.


9.

Trần Chủng (2003). Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai
đoạn thi công xây dựng. Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công
trình xây dựng.

10. Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (2012),
Báo cáo về tình hình Chất lượng công trình xây dựng.


11. Đỗ Đình Đức - Bùi Mạnh Hùng (2012). Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình xây. Nhà xuất bản Xây dựng.
12. Bùi Mạnh Hùng - Đào Tùng Bách (2009). Nghiệp vụ quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình xây. Nhà xuất bản Xây dựng.
13. Quốc hội (2014). Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
14. Quốc hội (2013). Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
15. Tổng hội xây dựng Việt Nam (2009), Báo cáo của Ban Tổ chức Hội thảo
khoa học Sự cố và phòng ngừa sự cố công trình xây dựng ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp. Tổng hội Xây dựng VN;
16. Bùi Ngọc Toàn (2006). Chất lượng và quản lý chất lượng xây dựng công
trình. Nhà xuất bản Xây dựng.
17. Bùi Ngọc Toàn (2008). Quản lý dự án xây dựng giai đoạn thi công xây
dựng công trình. Nhà xuất bản Xây dựng.
18. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005). Giáo trình quản lý chất lượng
trong các tổ chức. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.


1

MỞ ĐẦU

 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Cùng với việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đầu tư xây dựng
công trình ngày càng được gia tăng về cả quy mô và số lượng.
Bộ Xây dựng đã xác định công tác quản lý chất lượng là một khâu quan
trọng, then chốt trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng và được coi là nhiệm
vụ hàng đầu của toàn ngành Xây dựng. Với sự nỗ lực của các cơ quan tham
mưu, các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án, hầu hết các dự án xây dựng
trong quá trình khai thác đã cơ bản đảm bảo được công năng sử dụng theo yêu
cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng, ít sai sót lớn về mặt kỹ thuật và phát huy
được hiệu quả kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế một số dự án (trong đó có dự án xây dựng của
HANDICO 52) còn tồn tại một số khiếm khuyết về chất lượng hoặc để xảy ra
sự cố kỹ thuật. Công tác quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chất
lượng công trình xây dựng nói riêng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Mặt khác, thực tế cho thấy, những tòa nhà cao tầng có nhiều tầng hầm và
một số tầng nổi phía dưới tòa nhà là không gian công cộng. Khi xây dựng
xong, các tầng phía trên đã được lấp kín nhưng các tầng phía dưới vẫn chưa
khai thác sử dụng . Để hạn chế tồn tại này, một số chủ đầu tư và nhà thầu thi
công đã chọn hình thức xây dựng xong khối thấp tầng rồi bàn giao đưa vào sử
dụng, sau đó xây dựng tiếp khối cao tầng còn lại. Tuy nhiên, hình thức xây
dựng này gây nhiều hệ lụy như dễ xảy ra mất an toàn lao động, ảnh hưởng
tiếng ồn, rung động, ô nhiễm môi trường, tăng kinh phí xây dựng...
Từ thực tiễn nêu trên, là một cán bộ quản lý thuộc HANDICO 52 (đơn vị
chuyên thi công xây lắp công trình cao tầng). Học viên chọn đề tài: “Giải
pháp kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng thi công xây dựng nhà cao tầng


2


theo hình thức xây dựng - bàn giao từng phần tại HANDICO 52” làm đề tài
tốt nghiệp.
 Mục tiêu của đề tài
Từ thực trạng quản lý và kiểm soát chất lượng thi công xây dựng nhà cao
tầng đã thực hiện, từ đó rút ra những tồn tại, bài học kinh nghiệm, đề xuất một
số giải pháp quản lý và kiểm soát chất lượng thi công trình nhà cao tầng theo
hình thức xây dựng - bàn giao từng giai đoạn. Góp phần nâng cao chất lượng
công trình xây dựng, đảm bảo chi phí cho phép, đảm bảo an toàn lao động và
hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường.
 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng xây dựng nhà cao tầng thi công
theo hình thức xây dựng - bàn giao từng phần công trình.
 Phạm vi nghiên cứu
Các công trình xây dựng nhà cao tầng thuộc các hợp đồng của
HANDICO 52. Một số công trình xây dựng tiêu biểu tương tự của Tổng công
ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO).
Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 - 2017.
Công trình Trụ sở các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
được sử dụng làm địa chỉ nghiên cứu và đề xuất.
 Phương pháp và kết quả nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, tham khảo các kinh nghiệm quản lý và kiểm soát
chất lượng công trình xây dựng nhà cao tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng
trong và ngoài đơn vị.
- Tổng hợp phân tích chất lượng công trình xây dựng thuộc các dự án đã
và đang triển khai (đánh giá mặt đạt được và chưa đạt được), từ đó đề xuất
một số giải pháp kiểm soát chất lượng. Đồng thời đề xuất giải pháp đảm bảo


3


chất lượng thi công xây dựng nhà cao tầng theo hình thức xây dựng - bàn giao
từng phần tại địa bàn nghiên cứu.
 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng quản lý và kiểm soát chất lượng thi công xây
dựng công trình cao tầng tại HANDICO 52
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý và kiểm soát chất
lượng xây dựng công trình
Chương 3: Đề xuất giải pháp kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng thi
công xây dựng nhà cao tầng theo hình thức xây dựng - bàn giao từng phần tại
HANDICO 52


106

Hình 3.5. Quy trình kiểm soát chất lượng thi công XDCT
Trong bước 2, 3 và 4 cần kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị, chất lượng
thi công xây dựng, và chất lượng thi công lắp đặt; Kiểm tra thường xuyên có
hệ thống quá trình nhà thầu thi công XDCT các công việc tại hiện trường. Kết
quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo
quy định.
Xác nhận bản vẽ hoàn thành CTXD; Tổ chức nghiệm thu CTXD theo
quy định hiện hành; Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc
XD, bộ phận công trình, giai đoạn thi công XD, nghiệm thu thiết bị, nghiệm
thu hoàn thành từng hạng mục CTXD và hoàn thành CTXD.
Ghi chú: Khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc
yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ
phận công trình, hạng mục công trình và CTXD khi có nghi ngờ về chất
lượng.
3.3.6. Đề xuất các điều khoản nghiêm ngặt trong hợp đồng theo hình thức xây

dựng - bàn giao từng phần
Ngoài các điều khoản chung về hợp đồng theo quy định tại Nghị định số
37/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng trong xây dựng, tác giả nhận


107

thấy hợp đồng theo hình thức xây dựng - bàn giao từng phần cần phải ghi
nhận và tuân thủ các điều khoản nghiêm ngặt sau:
ĐK1. Điều kiện về công trường
Nhà thầu được coi là đã thẩm tra và xem xét công trường, khu vực xung
quanh công trường, các số liệu và thông tin có sẵn nêu trên và đã được thoả
mãn trước khi nộp thầu, bao gồm:
a) Địa hình của công trường, bao gồm cả các điều kiện địa chất công
trình;
b) Điều kiện địa chất thủy văn và khí hậu;
c) Mức độ và tính chất của công việc và vật liệu cần thiết cho việc thi
công, hoàn thành công trình và sửa chữa sai sót;
d) Các quy định của pháp luật về lao động;
e) Các yêu cầu của Nhà thầu về đường vào, ăn, ở, phương tiện, nhân lực,
điều kiện giao thông, nước và các dịch vụ khác.
Nhà thầu được coi là đã thoả mãn về tính đúng và đủ của điều kiện công
trường để xác định giá hợp đồng.
Nếu Nhà thầu gặp phải các điều kiện địa chất bất lợi mà Nhà thầu cho là
không lường trước được, thì Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư biết một
cách sớm nhất có thể. Thông báo này sẽ mô tả các điều kiện địa chất sao cho
Chủ đầu tư có thể kiểm tra được và phải nêu lý do tại sao Nhà thầu coi các
điều kiện địa chất đó là không lường trước được. Nhà thầu phải tiếp tục thi
công xây dựng công trình, sử dụng các biện pháp thoả đáng và hợp lý và thích
ứng với điều kiện địa chất đó, và phải tuân theo bất kỳ chỉ dẫn nào mà Chủ

đầu tư có thể đưa ra. Nếu một chỉ dẫn tạo ra sự thay đổi, thì áp dụng theo điều
khoản rủi ro và bất khả kháng.
ĐK2. Đường đi và phương tiện
- Nhà thầu tự chịu toàn bộ chi phí và lệ phí cho các quyền về đường đi
lại chuyên dùng hoặc tạm thời mà Nhà thầu cần có, bao gồm lối vào công
trường. Nhà thầu cũng phải có thêm các phương tiện khác bên ngoài công


108

trường cần cho công việc bằng sự chịu rủi ro và kinh phí của mình.
- Nhà thầu phải nỗ lực để tránh làm hư hỏng đường hoặc cầu do việc sử
dụng, đi lại của Nhà thầu hoặc người của Nhà thầu gây ra. Những nỗ lực này
phải bao gồm việc sử dụng đúng các phương tiện và tuyến đường thích hợp.
Trừ khi được quy định khác trong các điều kiện và điều khoản này:
a) Nhà thầu không được sử dụng và chiếm lĩnh toàn bộ đường đi, vỉa hè
bất kể đó là công cộng hay thuộc quyền kiểm soát của Chủ đầu tư hoặc người
khác;
b) Nhà thầu (trong quan hệ giữa các bên) sẽ phải chịu trách nhiệm sửa
chữa nếu Nhà thầu làm hỏng khi sử dụng các tuyến đường đó;
c) Nhà thầu phải cung cấp các biển hiệu, biển chỉ dẫn cần thiết dọc tuyến
đường và phải xin phép nếu các cơ quan liên quan yêu cầu cho việc sử dụng
các tuyến đường, biển hiệu, biển chỉ dẫn;
d) Chủ đầu tư không chịu trách nhiệm về bất cứ khiếu nại nào có thể nảy
sinh từ việc sử dụng hoặc các việc liên quan khác đối với các tuyến đường đi
lại;
đ) Chủ đầu tư không bảo đảm sự thích hợp hoặc sẵn có các tuyến đường
riêng biệt nào;
e) Chi phí do sự không thích hợp hoặc không có sẵn các tuyến đường cho
yêu cầu sử dụng của Nhà thầu, sẽ do Nhà thầu chịu.

ĐK3. Vận chuyển vật tư thiết bị
a) Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư không muộn hơn 07 ngày,
trước ngày mà mọi vật tư, thiết bị được vận chuyển tới công trường (bao gồm
cả đóng gói, xếp hàng, vận chuyển, nhận, dỡ hàng, lưu kho và bảo vệ vật tư
thiết bị);
b) Nhà thầu phải bồi thường và chịu thiệt hại cho Chủ đầu tư đối với các
hư hỏng, mất mát và chi phí (kể cả lệ phí và phí tư pháp) do việc vận chuyển
vật tư thiết bị của Nhà thầu;
c) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiết bị của mình. Khi


109

được đưa tới công trình, thiết bị của Nhà thầu phải dùng riêng cho việc thi
công công trình. Nhà thầu không được di chuyển ra khỏi công trường bất kỳ
một loại thiết bị chủ yếu nào nếu không được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Tuy
nhiên, không yêu cầu phải có sự đồng ý của Chủ đầu tư đối với các xe cộ vận
chuyển vật tư thiết bị hoặc nhân lực của Nhà thầu ra khỏi công trường.
ĐK4. Hoạt động của Nhà thầu trên công trường
- Nhà thầu phải giới hạn các hoạt động của mình trong phạm vi công
trường và khu vực bổ sung mà Nhà thầu có và được Chủ đầu tư đồng ý là nơi
làm việc. Nhà thầu phải có sự chú ý cần thiết để giữ cho thiết bị của Nhà thầu
và nhân lực của Nhà thầu chỉ hoạt động trong phạm vi công trường và các khu
vực bổ sung và giữ cho không lấn sang khu vực lân cận. Trong thời gian thi
công công trình, Nhà thầu phải giữ cho công trường không có các cản trở
không cần thiết, và phải cất giữ hoặc sắp xếp thiết bị hoặc vật liệu thừa của
mình. Nhà thầu phải dọn sạch rác và dỡ bỏ công trình tạm ra khỏi công
trường khi không cần nữa;
- Sau khi biên bản nghiệm thu công trình đã được cấp, Nhà thầu phải dọn
sạch và đưa đi tất cả thiết bị của Nhà thầu, nguyên vật liệu thừa, phế thải xây

dựng, rác rưởi và công trình tạm. Nhà thầu phải để lại những khu vực đó của
công trường và công trình trong trạng thái sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, Nhà
thầu có thể để lại công trường, trong giai đoạn thông báo sai sót, những vật tư
thiết bị cần để Nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ theo Hợp đồng;
- Nếu tất cả những vật tư thiết bị này không được dọn khỏi công trường
trong vòng 07 ngày sau khi Chủ đầu tư cấp biên bản nghiệm thu, bàn giao;
Chủ đầu tư có thể bán hoặc thải bỏ vật tư thiết bị, số tiền thu được từ việc bán
vật tư thiết bị sẽ trả cho Nhà thầu sau khi đã thanh toán các chi phí phát sinh
cho Chủ đầu tư.
ĐK5. Các điều khoản bí mật
Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản Chủ đầu tư, Nhà thầu không
được tiết lộ nội dung hợp đồng cũng như toàn bộ các tài liệu và Hồ sơ thiết kế


110

công trình mà Chủ đầu tư cung cấp cho Nhà thầu để thực hiện gói thầu cho
bất kì ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này.
Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không
được lợi dụng bất cứ thông tin, tài liệu nào đã được liệt kê theo hợp đồng này
vào các mục đích khác ngoài mục đích hoàn thiện hợp đồng này.
Các tài liệu thuộc quyền sở hữu của Chủ đầu tư, khi Chủ đầu tư có yêu
cầu, Nhà thầu phải hoàn trả lại cho Chủ đầu tư các tài liệu đó (bao gồm cả các
bản chụp) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
ĐK6. Báo cáo tiến độ
Báo cáo tiến độ thực hiện hàng tháng sẽ được Nhà thầu chuẩn bị và nộp
cho Chủ đầu tư 02 bản. Báo cáo đầu tiên phải tính từ ngày khởi công đến
ngày cuối cùng của tháng đầu. Sau đó, các báo cáo phải được nộp hàng tháng,
mỗi báo cáo phải nộp trong vòng 2 ngày sau ngày cuối cùng của khoảng thời
gian bắt đầu một kì cập nhật mới.

Báo cáo phải liên tục cho tới khi Nhà thầu hoàn thành toàn bộ công việc
còn lại tồn tại thời điểm hoàn thành được nêu trong biên bản nghiệm thu công
trình.
Mỗi báo cáo phải có:
a) Bản mô tả tình trạng gia công chế tạo và tiến độ công trường;
b) Đối với việc gia công chế tạo hạng mục chính của thiết bị và vật tư,
tên của nơi sản xuất, tiến độ % và ngày thực sự hoặc dự kiến: Bắt đầu gia
công chế tạo; Việc giám sát của nhà thầu; Việc kiểm tra, thí nghiệm; Vận
chuyển tới công trường.
c) Các chi tiết được mô tả báo cáo về nhân lực và thiết bị của Nhà thầu;
d) Bản sao tài liệu đảm bảo chất lượng, kết quả thí nghiệm và chứng chỉ
của vật liệu;
e) Danh mục các thay đổi, thông báo được đưa ra từ phía Chủ đầu tư
hoặc Nhà thầu;


111

f) Số liệu thống kê về an toàn, gồm chi tiết của các hoạt động và các
trường hợp nguy hại liên quan đến yếu tố môi trường và quan hệ cộng đông;
g) So sánh tiến độ theo kế hoạch và thực tế, với chi tiết của mọi sự việc
hoặc tình huống có thể gây nguy hiểm cho việc hoàn thành theo hợp dồng và
các biện pháp đang (hoặc sẽ) được áp dụng để khắc phục sự chậm trễ.
ĐK7. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ
1) An toàn lao động:
a) Quy định chung vể an toàn - Nhà thầu phải:
- Tuân thủ tất cả quy định an toàn lao động (ATLĐ) hiện hành;
- Quan tâm tới sự an toàn cho tất cả những người được phép có mặt trên
công trường ;
- Nỗ lực bằng mọi biện pháp hợp lý để đảm bảo công trường và công

trình gọn gàng nhằm tránh gây nguy hiểm cho những người này;
- Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom công trình cho
tới khi hoàn thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
- Làm mọi công trình tạm (gồm đường sá, đường đi bộ, trạm gác và
hàng rào...) nếu cần thiết cho việc thi công xây dựng công trình, để sử dụng
và bảo vệ chúng và các chủ sở hữu và người đang cư trú tại các khu đất lân
cận.
b) Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người
và công trình trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận.
c) Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện
công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những
vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề
phòng tai nạn.
d) Các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an
toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động
thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm về an


112

toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
e) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ
biến các quy định về ATLĐ cho người lao động của mình. Đối với một số
công việc yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thì người lao động phải có giấy
chứng nhận đào tạo về ATLĐ.
f) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo
hộ lao động, ATLĐ cho người lao động. Khi có sự cố về ATLĐ, nhà thầu thi
công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo
cáo cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ theo quy định của pháp luật đồng

thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do Nhà thầu
không bảo đảm ATLĐ gây ra.
Các quy định cụ thể về ATLĐ đối với nhà thầu:
- Tuân thủ tất cả quy định ATLĐ hiện hành;
- Quan tâm tới sự an toàn cho tất cả những người được phép có mặt trên
công trường;
- Nỗ lực bằng mọi biện pháp hợp lý để đảm bảo công trường và công
trình gọn gàng nhằm tránh gây nguy hiểm cho những người này;
- Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom công trình cho
tới khi hoàn thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
- Làm mọi công trình tạm (gồm đường sá, đường đi bộ, trạm gác và hàng
rào) nếu cần thiết cho việc thi công xây dựng công trình, để sử dụng và bảo vệ
chúng và các chủ sở hữu và người đang cư trú tại các khu đất lân cận.
2) Bảo vệ môi trường:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về
môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung
quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn
hiện trường. Phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến
đúng nơi quy định.


113

b) Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện
pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
c) Các bên phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ
môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản
lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không
tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì Chủ đầu tư, cơ quan quản lý
nhà nước về môi trường có quyền tạm ngừng thi công xây dựng và yêu cầu

Nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
d) Tổ chức, cá nhân để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường
trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3) Phòng chống cháy nổ:
Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định của nhà
nước về phòng chống cháy nổ.
ĐK8. Trách nhiệm và bồi thường của Nhà thầu đối với rủi ro
1) Trách nhiệm của Nhà thầu đối với rủi ro
- Nhà thầu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc bảo đảm công
trình và hàng hoá từ ngày khởi công cho đến ngày phát hành biên bản nghiệm
thu hoặc coi như được phát hành cho công trình, khi trách nhiệm được chuyển
qua Chủ đầu tư. Nếu biên bản nghiệm thu được phát hành (hoặc coi như đã
phát hành) cho bất cứ hạng mục hay công trình nào, thì trách nhiệm bảo đảm
bất kỳ hạng mục nào của công trình đó được chuyển cho Chủ đầu tư;
- Sau khi trách nhiệm được chuyển một cách phù hợp cho Chủ đầu tư,
Nhà thầu sẽ nhận trách nhiệm bảo đảm đến bất kỳ công việc nào còn tồn lại
chưa giải quyết xong vào ngày được nêu trong biên bản nghiệm thu cho đến
khi các công việc này được hoàn thành;
- Nếu bất cứ việc mất mát hay hư hỏng nào xảy ra cho công trình, vật tư
thiết bị hoặc tài liệu của Nhà thầu nào trong khoảng thời gian Nhà thầu đang
chịu trách nhiệm bảo đảm, được liệt kê trong khoản của Hợp đồng (Trách


114

nhiệm của Nhà thầu đối với rủi ro), Nhà thầu sẽ phải sửa những mất mát hay
hư hỏng bằng sự rủi ro và chi phí của Nhà thầu, để công trình, vật tư thiết bị
và tài liệu của Nhà thầu đúng với Hợp đồng;
- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ một hỏng hóc hay mất

mát xảy ra sau khi biên bản nghiệm thu đã được phát hành và cả những việc
xảy ra trước đó thuộc trách nhiệm của Nhà thầu.
2) Bồi thường của Nhà thầu đối với rủi ro
Nhà thầu phải bồi thường và chịu những tổn hại cho Chủ đầu tư, các
nhân viên của Chủ đầu tư đối với các khiếu nại, hỏng hóc, mất mát và các chi
phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan đến:
a) Tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hay chết, của bất cứ người nào xảy ra
do nguyên nhân thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót, trừ
khi có thể quy cho việc cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Chủ đầu
tư, các nhân viên của Chủ đầu tư, hoặc bất kỳ đại diện riêng nào của họ.
b) Hỏng hóc hay mất mát của bất cứ tài sản nào, là bất động sản hay của
cá nhân (không phải là công trình), ở phạm vi mà những hỏng hóc hay mất
mát này:
- Phát sinh từ hoặc trong quá trình tiến hành hoặc do nguyên nhân của thi
công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót;
- Được quy cho sự bất cẩn, cố ý làm hoặc vi phạm hợp đồng bởi Nhà
thầu, nhân lực của Nhà thầu, hoặc bất cứ người nào trực tiếp hay gián tiếp
được họ thuê.
Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho Nhà thầu, các
nhân viên của Nhà thầu đối với các khiếu nại, thiệt hại, mất mát và chi phí (bao
gồm phí và các phí pháp lý) liên quan đến tổn hại thân thể, ốm đau, bệnh tật hay
chết được quy cho sự cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Chủ đầu tư,
các nhân viên của Chủ đầu tư.


115

ĐK9. Quyết toán và thanh lý hợp đồng
1) Quyết toán hợp đồng:
Trong vòng 15 ngày sau khi nhận được biên bản nghiệm thu đã hoàn thành

toàn bộ nội dung công việc theo quy định của Hợp đồng, Nhà thầu sẽ trình cho
Chủ đầu tư 09 (bộ) quyết toán Hợp đồng với các tài liệu trình bày chi tiết theo
mẫu mà Chủ đầu tư đã chấp thuận, bao gồm các tài liệu sau:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp
đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình
xây dựng;
- Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm
vi hợp đồng;
- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (gọi là quyết toán A-B), trong đó
nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh
toán cho Nhà thầu;
- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình;
- Các tài liệu khác theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
Thời hạn Nhà thầu giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng không được quá
45 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần
thực hiện theo hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh (nếu có).
2) Thanh lý hợp đồng:
a) Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp:
- Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
- Hợp đồng bị chấm dứt (huỷ bỏ) theo quy định hiện hành về hợp đồng xây
dựng.
b) Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn 60 ngày kể
từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng
hoặc hợp đồng bị chấm dứt (huỷ bỏ).


×