Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

THIẾT KẾ TỦ NHÀ BẾP TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SAVIWOODTECH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.4 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ TỦ NHÀ BẾP TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU SAVIWOODTECH

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ ÁNH NGUYỆT
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 - 2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008


THIẾT KẾ TỦ NHÀ BẾP TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU SAVIWOODTECH

Tác giả

LÊ THỊ ÁNH NGUYỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư Chế biến Lâm sản

Giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 07 năm 2008
i




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài như ngày hôm nay tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ, người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi nên người.
Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm, Tp.Hồ Chí
Minh và các thầy cô giáo trong Bộ môn Chế biến Lâm sản, Khoa Lâm Nghiệp đã tận
tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tai trường vừa
qua.
Cô Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương, Giảng viên bộ môn Chế biến Lâm sản,
Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm T.p Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Ban giám đốc, quản đốc cùng toàn thể anh chị em công nhân nhà máy
Saviwoodtech và đặc biệt là Kỹ sư Lưu Văn Quang người đã trực tiếp giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập này.
Các bạn trong lớp Chế biến Lâm sản đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thiết kế tủ nhà bếp “được thực hiện tại Nhà máy Saviwoodtech nằm ở số
234 đường Trường Sơn, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức dọc theo Quốc lộ 1, cách:
Ga Sóng Thần 1 km, Tân cảng 9 km, Thành phố Hồ Chí Minh 15 km.
Tủ nhà bếp mang đậm phong cách Châu Âu, nhằm đánh vào thị hiếu của người
tiêu dùng vì giá cả phù hợp với túi tiền của người sử dụng. Nét đặc biệt của tủ là màu
sắc tương đối phù hợp với nhà bếp.
Nguyên liệu chủ yếu là ván nhân tạo, mà đặc biệt là MDF, bên cạnh đó còn ván

dăm, ván dán. Tỷ lệ lợi dụng gỗ tương đối cao vì thế có thể giúp Nhà máy hạ giá thành
sản phẩm, đó là một trong những yếu tố mà bất kỳ nhà doanh nghiệp nào cũng muốn
đạt được nhằm làm tăng lợi nhuận cho công ty. Công nghệ chế biến tương đối đơn
giản, dễ gia công, thực hiện dễ dàng, dễ tháo lắp, thuận tiện trong việc di chuyển.
Giá thành sản phẩm là: 1.411.764 đồng, đây là mức giá phù hợp.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời tựa ..............................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ iii
Nhận xét của giáo viên phản biện...................................................................................iv
Tóm tắt.............................................................................................................................v
Mục lục ...........................................................................................................................vi
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Danh sách các bảng .........................................................................................................x
Lời nói đầu.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................2
1.2. Mục tiêu và mục đích thiết kế ..................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................................3
1.4. Yêu cầu thiết kế sản phẩm mộc................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................5
2.1. Tổng quan về Nhà máy Saviwoodtech.....................................................................5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy...................................................5
2.1.2. Vị trí Nhà máy .......................................................................................................6
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý của Nhà máy ...............................................6

2.1.4. Tình hình nhân sự của Nhà máy............................................................................7
2.1.5. Tình hình nguyên liệu của Nhà máy......................................................................8
2.1.6. Tình hình máy móc thiết bị tại Nhà máy...............................................................8
2.1.7. Một số sản phẩm nhà máy đang sản xuất..............................................................9
2.2. Khái quát chung về ngành thiết kế .........................................................................11

iv


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................13
3.1. Nội dung thiết kế ....................................................................................................13
3.2. Những căn cứ để thiết kế một sản phẩm mộc ........................................................13
3.3. Phương pháp thiết kế ..............................................................................................14
3.4. Thiết kế sản phẩm...................................................................................................15
3.4.1. Khảo sát các sản phẩm cùng loại.........................................................................15
3.4.2. Lựa chọn nguyên liệu thiết kế .............................................................................17
3.4.3. Tạo dáng sản phẩm..............................................................................................18
3.4.4. Phân tích các giải pháp liên kết ..........................................................................20
3.4.5 Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền ...................................................................21
3.4.5.1. Lựa chọn kích thước.........................................................................................21
3.4.5.2. Kiểm tra bền cho các chi tiết, các bộ phận.......................................................22
3.4.6. Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật ............................................................................25
3.4.6.1. Cấp chính xác gia công.....................................................................................25
3.4.6.2. Độ chính xác gia công và sai số gia công.........................................................26
3.4.6.3. Dung sai lắp ghép .............................................................................................26
3.4.6.4. Lượng dư gia công............................................................................................27
3.4.7. Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt....................................................................28
3.4.7.1. Yêu cầu độ nhẵn bề mặt ...................................................................................28
3.4.7.2. Yêu cầu lắp ráp .................................................................................................28
3.4.7.3.Yêu cầu trang sức bề mặt ..................................................................................28

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN.....................................................................30
4.1. Mô hình sản phẩm ..................................................................................................30
4.2.Tính toán nguyên liệu chính ....................................................................................31
4.2.1. Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất một sản phẩm...................................................31
4.2.2. Hiệu suất pha cắt .................................................................................................32
4.2.3. Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm...................................33
4.2.4. Tỷ lệ lợi dụng gỗ .................................................................................................33
4.2.5. Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công .........................................33
4.3. Tính toán vật liệu phụ.............................................................................................35
4.3.1. Tính toán bề mặt cần trang sức............................................................................35
v


4.3.2. Tính toán vật liệu phụ cần dùng ..........................................................................35
4.3.2.1. Lượng sơn.........................................................................................................35
4.3.2.2. Tính lượng giấy nhám ......................................................................................38
4.3.2.3. Tính lượng băng nhám cần dùng......................................................................39
4.3.2.4. Lượng bông vải.................................................................................................39
4.3.2.5. Bột trám trít ......................................................................................................39
4.3.2.6. Keo 502.............................................................................................................39
4.3.2.7. Vật liệu liên kết ................................................................................................40
4.4. Thiết kế lưu trình công nghệ ..................................................................................40
4.4.1. Thiết kế lưu trình công nghệ ...............................................................................40
4.4.2. Biểu đồ gia công sản phẩm..................................................................................42
4.4.3. Lập bản vẽ thi công cho từng chi tiết ..................................................................42
4.5. Tính toán giá thành sản phẩm.................................................................................42
4.5.1. Chi phí mua nguyên liệu chính............................................................................42
4.5.1.1. Chi phí mua nguyên liệu...................................................................................42
4.5.1.2. Phế liệu thu hồi.................................................................................................44
4.5.1.3. Chi phí mua vật liệu phụ ..................................................................................44

4.5.1.4. Vật liệu liên kết ................................................................................................46
4.5.2. Các chi phí khác ..................................................................................................47
4.5.2.1. Chi phí động lực sản xuất.................................................................................47
4.5.2.2. Chi phí tiền lương công nhân ...........................................................................47
4.5.2.3. Chi phí khấu hao máy móc...............................................................................47
4.5.2.4. Chi phí quản lý Nhà máy..................................................................................47
4.5.2.5. Giá thành sản phẩm xuất xưởng .......................................................................47
4.5.3. Nhận xét và một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm ........................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................49
5.1. Kết luận...................................................................................................................49
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................51
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Giường tầng.....................................................................................................9
Hình 2.2: Bàn trang điểm ................................................................................................9
Hình 2.3: Tủ...................................................................................................................10
Hình 2.4: Các loại tủ......................................................................................................10
Hình 3.1: Mẫu tham khảo 1...........................................................................................15
Hình 3.2: Mẫu tham khảo 2...........................................................................................16
Hình 3.3: Mẫu tham khảo 3...........................................................................................16
Hình 3.4: Liên kết vis ....................................................................................................21
Hình 3.5: Liên kết chốt..................................................................................................21
Hình 3.6: Biểu đồ ứng suất uốn.....................................................................................23
Hình 3.7: Biểu đồ ứng suất uốn.....................................................................................24

Hình 3.8: Biểu đồ ứng suất nén .....................................................................................25
Hình 4.7: Biẻu đồ lợi dụng nguyên liệu ........................................................................34
Hình 4.8: Mô hình sản phẩm tủ nhà bếp .......................................................................40

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng công nhân viên hiện có tại Nhà máy ...............................................7
Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn của công nhân viên tại Nhà máy ..................7
Bảng 3.1: Các thông số của nguyên liệu .......................................................................18
Bảng 4.1: Quy trình sơn Enamel – Clear UV 100% .....................................................25
Bảng 4.2: Định mức lượng sơn cần dùng......................................................................37
Bảng 4.3: Bảng thống kê vật liệu phụ cần dùng cho trang sức bề mặt .........................38
Bảng 4.4: Diện tích bề mặt ván MDF............................................................................38
Bảng 4.5: Bảng thống kê chi phí mua nguyên liệu .......................................................44
Bảng 4.6: Định giá sơn ..................................................................................................44

viii


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam không
ngừng gia tăng. Sự tăng trưởng này là điều đáng mừng, cho thấy ngành Chế biến gỗ
đang ở mức tăng trưởng rất cao, như là đang ở đỉnh của một parabol vậy. Nhưng nhìn
chung, các doanh nghiệp Chế biến gỗ luôn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, hàng
năm phải nhập khoảng 80% nguyên liệu, một con số rất đáng lo ngại. Gỗ là một trong
những loại vật liệu được con người biết đến và sử dụng rất lâu đời. Qua sự phát triển
vượt bậc của ngành gỗ, ta có thể thấy được con người vẫn yêu thích và yêu cầu về các
đồ dùng bằng gỗ càng ngày càng tăng. Vì thế, các sản phẩm mộc từ gỗ nhằm phục vụ

cho nhu cầu sinh hoạt của con người cũng không ngừng phát triển, con người cảm thấy
đồ gỗ sang trọng, thân thiện, bền đẹp đa dạng. Để đáp ứng những yêu cầu đó thì đòi
hỏi người thiết kế phải luôn thay đổi kết cấu, kiểu dáng, mẫu mã, vật liệu,… của các
loại hình sản phẩm, nhằm mục đích đưa ra mô hình sản phẩm đa dạng, phong phú, có
những nét mới, nét độc đáo hơn để có thể thỏa mãn được nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng.Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, được sự phân công của Khoa
Lâm Nghiệp và sự đồng ý của ban lãnh đạo Nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu
Saviwoodtech cùng với sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương và
sự giúp đỡ của Kỹ sư Lưu Văn Quang – Nhân viên bộ phận Thiết kế của Nhà máy
Saviwoodtech và cùng với sự hỗ trợ của toàn thể cán bộ công nhân viên tại nhà máy
cho phép tôi thực hiện đề tài “ Thiết kế tủ nhà bếp tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ
xuất khẩu Saviwoodtech “ với mục đích đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, đưa ra
thị trường một sản phẩm mới với kiểu dáng sang trọng, đa dạng hoá mẫu mã hơn,
mang nét thẩm mỹ của người Phương Tây giúp thị trường gỗ Việt Nam có một vị thế
đứng vững chắc trên thị trường Châu Âu nói chung và thị trường thế giới nói riêng.

1


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết trong thời đại Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phát triển
như hiện nay, tính chất sản xuất đã được xã hội hoá cao hơn, đòi hỏi các sản phẩm
mộc cũng luôn gắn bó chặt chẽ với những thay đổi của kỹ thuật và đời sống xã hội loài
người. Đối với các sản phẩm mộc thì tính nghệ thuật, sự sáng tạo của kỹ thuật và tính
nhân văn phải luôn nằm trong mối quan hệ gắn bó và hài hòa nhằm mục đích tạo môi
truờng sống phù hợp với sự phát triển của con người. Chính vì thế, trong quá trình
hình thành và phát triển, các sản phẩm mộc luôn mang đậm bản sắc riêng của từng
vùng, từng dân tộc.

Để phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, do đó sản
phẩm mà đề tài thể hiện mang đậm phong cách Châu Âu, kiểu dáng đa dạng, tiện nghi
mà đặc biệt là tiết kiệm được nguồn nguyên liệu vì nguyên liệu chủ yếu là ván MDF,
ván dăm, ván dán. Công nghệ gia công đơn giản, dễ tháo lắp, dễ di chuyển, dễ sử
dụng, và khá đa dạng về chức năng. Vì thế, đòi hỏi người thiết kế phải có sự sáng tạo,
bước đột phá trong thiết kế về hình dáng, mẫu mã và đặc biệt là tính tiện dụng. Bên
cạnh đó sản phẩm tủ nhà bếp đã phần nào đó đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng, của thị trường trong và ngoài nước.
1.2. Mục tiêu và mục đích thiết kế
Mục tiêu đặt ra là phải thiết kế, đề xuất mô hình sản phẩm “Tủ nhà bếp” đồng
thời tính được các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ, giá thành sản phẩm một cách hợp lý
nhất. Nhằm mục đích đưa ra thị trường một sản phẩm mới lạ, hợp thị hiếu người tiêu
dùng, đảm bảo những yêu cầu về thẩm mỹ, sử dụng và giá thành sản phẩm, sử dụng
nguyên vật liệu hợp lý, dễ gia công phù hợp với điều kiện ở cơ sở sản xuất.

2


1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ngày nay, ngành công nghiệp Chế biến gỗ ở nước ta đang rất phát triển, nó được
xem như là một đỉnh của parabol. Sản phẩm mộc của nước ta rất đa dạng, một mặt
xuất khẩu và một mặt tiêu thụ trong nước. Đối với hàng nội địa thì chú trọng hơn đến
thiết kế thì sẽ dần loại bỏ được việc sản xuất theo kinh nghiệm, sản phẩm mang tính
khoa học công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với
hàng xuất khẩu – mang đậm dấu ấn của người Việt, không còn phụ thuộc vào các
Catologe của khách hàng, đưa ngành công nghiệp Chế biến gỗ Việt Nam phát triển
hơn nữa.
1.4. Yêu cầu thiết kế sản phẩm mộc
Tủ nhà bếp vừa mang tính chất phục vụ cho nhà bếp như để nồi cơm điện, bình
hoa, ly uống nước, đĩa trái cây,… vừa còn là vật dùng để sách báo, những vật dụng

cần thiết trong gia đình để làm tăng thêm vẻ đẹp, nâng cao giá trị thẩm mỹ cũng như
tính tiện dụng, tính sang trọng của nhà bếp. Vì thế, tủ nhà bếp cần đảm bảo các yêu
cầu sau:
-

Yêu cầu thẩm mỹ.

-

Yêu cầu sử dụng.

-

Yêu cầu kinh tế.

-

Sự chấp nhận của thị trường.

-

Độ bền của sản phẩm.

 Yêu cầu về thẩm mỹ
 Hình dáng: Tủ nhà bếp phải có hình dáng hài hoà, cân đối, phù hợp với môi
trường sử dụng và đảm bảo sự trang hoàng của phòng ăn, nét thẩm mỹ, đường nét sắc
sảo tạo cảm xúc êm dịu và thoải mái. Tất cả các kích thước của các chi tiết, các bộ
phận và của toàn bộ sản phẩm phải đảm bảo với một tỷ lệ nhất định.
 Đường nét: Là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản
phẩm. Đường nét của tủ nhà bếp mềm mại, sắc sảo nó gây ra cảm xúc khác nhau và

tạo ra cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
 Màu sắc: Màu sắc của sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng, nó tôn lên vẻ
đẹp, nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy, màu sắc phải hài hoà, trang nhã,

3


tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho người sử dụng, phù hợp với môi trường sử
dụng. Sản phẩm đặt trong môi trường là nhà ở thì màu sắc có thể tương phản với màu
sắc của tường, trần, nền hoặc cùng gam màu. Tuy nhiên, tủ nhà bếp được đặt trong
phòng ăn nên màu trắng nói lên sự trang nhã, sạch sẽ,… cho căn phòng.
 Mẫu mã: Sản phẩm phải đảm bảo tính thời đại, phù hợp với đối tượng sử dụng,
có tính thẩm mỹ cao, hợp lý về kết cấu, công nghệ chế tạo đơn giản. Vì vậy, khi thiết
kế thì người thiết kế phải luôn tạo mẫu mã sản phẩm mới lạ, phù hợp với chức năng và
môi trường sử dụng, phù hợp với kiến trúc xung quanh.
 Yêu cầu sử dụng
 Độ bền: Đảm bảo tính ổn định, giữ nguyên hình dáng khi sử dụng lâu dài, liên
kết giữa các chi tiết, bộ phận phải đảm bảo bền khi sử dụng. Đặc biệt là những chỗ
chịu lực và chịu tải trọng lớn như đáy tủ trên, các đáy hộc tủ, hông tủ,… phải chắc
chắn và an toàn. Do đó, khi sản xuất cần lựa chọn kỹ nguyên liệu, cần tránh các
nguyên liệu bị nấm mốc, mối mọt, nhiều mắt hay qua tẩm sấy chưa đạt yêu cầu.
 Tính tiện nghi: Sản phẩm liên kết phải linh động, tháo lắp nhanh, di chuyển dễ
dàng và tiện lợi cho việc sử dụng. Do vậy, sản phẩm phải phù hợp với tâm sinh lý
người sử dụng. Chẳng hạn theo xu hướng sử dụng sản phẩm mộc trong các ngôi nhà
cao tầng thì việc tháo lắp là vấn đề cần quan tâm hàng đầu, sản phẩm thiết kế phải làm
sao tiết kiệm được diện tích.
 Yêu cầu về kinh tế
Sản phẩm tủ nhà bếp đạt chất lượng cao, thuận tiện và tiện nghi trong sử dụng, có
giá trị thẩm mỹ cao nhưng giá thành còn cao thì chưa đáp ứng được yêu cầu người sử
dụng, vì hầu hết mục tiêu của các doanh nghiệp là đặt lợi nhuận lên hàng đầu, vì nó là

yếu tố quyết định đến sự tồn vong của công ty. Do vậy, giá tiêu thụ sản phẩm phải
phù hợp, không quá cao đối với người sử dụng. Để đạt được yêu cầu đó thì người thiết
kế phải tìm ra các giải pháp sao cho sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, công nghệ gia
công dễ dàng, phù hợp với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có, tiết kiệm chi
phí sản xuất…

4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về Nhà máy Saviwoodtech
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Saviwoodtech
Nhà máy Saviwoodtech (Savi kỹ nghệ gỗ) thuộc Công ty Savimex được thành lập
từ năm 1993 theo quyết định số 116/SAV/TC ngày 30/9/1993 được bổ sung theo quyết
định số 62/SAV/TCHC/QĐ ngày 30/04/1996 của Giám đốc Công ty Savimex.
Nhà máy bao gồm 2 xưởng: xưởng 1 sản xuất gỗ ghép và xưởng 2 (hợp tác với
Công ty Marunaka và Công ty Shygiyama của Nhật Bản) sản xuất tinh chế đồ gỗ xuất
khẩu. Nguyên liệu chính là gỗ cao su.
Hoạt động rất có hiệu quả, được sự tín nhiệm rất cao của khách hàng Nhật Bản.
Năm 2002 Nhà máy được nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của BVQI.
Năm 2003, Công ty đã hợp tác với Công ty Marunaka (Nhật) mở thêm xưởng 3,
là xưởng sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu có kết hợp sử dụng ván nhân tạo để sản xuất
sản phẩm đồ gỗ gia dụng tinh chế hoàn chỉnh xuất khẩu về thị trường Nhật Bản…
Trong năm 2004 Nhà máy đã mở thêm xưởng 4 để sản xuất hàng tiêu thụ nội địa.
Nhà máy được trang bị máy móc thiết bị từ công đoạn ghép gỗ, tạo dáng đến sơn
theo tiêu chuẩn Nhật Bản và lắp ráp hoàn chỉnh, đặc biệt là tạo dáng sản phẩm bằng
máy móc thiết bị công nghệ tự động, đạt mức độ chính xác và mỹ thuật cao.
Nhà máy đầu tư mở rộng xưởng sơn, nâng cao công suất, giảm giá thành sản

phẩm, tạo thế mạnh cho việc cạnh tranh giữ vững thị trường, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển thêm thị trường mới ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
Năm 2006 Nhà máy nhận 2 xưởng 5, 6 của Nhà máy Savidecor để sản xuất sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu qua Nhật.

5


Năm 2007 Nhà máy đã thành lập thêm xưởng 7, là xưởng sản xuất sản phẩm xuất
khẩu qua EU và Hoa Kỳ.
2.1.2. Vị trí Nhà máy
Nhà máy Saviwoodtech nằm ở số 234 đường Trường Sơn, phường Bình Chiểu,
quận Thủ Đức dọc theo Quốc lộ 1, cách: Ga Sóng Thần 1 km, Tân cảng 9 km, Thành
phố Hồ Chí Minh 15 km.
Với vị trí địa lý như vậy, Nhà máy có nhiều ưu điểm thuận lợi cho việc vận
chuyển nguyên vật liệu cũng như hàng hoá. Với tổng diện tích 40.000m2 là điều kiện
thuận lợi cho Nhà máy mở rộng quy mô sản xuất cũng như thu hút tiềm năng lao động
sẵn có trong vùng. Mặt khác hiện nay đời sống ngày càng nâng cao tiếp xúc nhiều với
máy móc hiện đại người ta thường có xu hướng trở về với thiên nhiên nên đồ gỗ hiện
nay đang rất được ưa chuộng. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp Nhà máy mạnh dạn
đầu tư mở rộng thêm nhà xưởng máy móc thiết bị để gia tăng thị phần đáp ứng xu thế
cạnh tranh hiện nay.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
Giám
đốc

Phòng
kế toán
tài chính


Phó GĐ chất
lượng và
công nghệ

Thiết kế
giá thành

Xưởng
1

Xưởng
2

Phó GĐ kế
hoạch và sản
xuất

Phòng CL
công nghệ

Xưởng
3

Phó GĐ
kinh doanh

Phòng
kinh
doanh
XNK


Phòng
kế
hoạch

Xưởng
4

Phòng quản
trị nhân sự

Xưởng
5

Xưởng
6

Xưởng
7

Xưởng
cơ điện

Nguồn tin: Phòng Nhân Sự

6


Giám đốc sẽ quản lý trực tiếp đối với các Phó Giám Đốc, các Trưởng Phòng và
các Quản Đốc. Các Phó Giám Đốc: Phó Giám Đốc Kế Hoạch và Sản Xuất, Phó Giám

Đốc Kinh Doanh, Phó Giám Đốc Chất Lượng và Công Nghệ sẽ điều hành các hoạt
động mà mình phụ trách trong Nhà máy cùng với Giám Đốc. Các Trưởng phòng quản
lý các phòng ban theo nhiệm vụ mà Giám Đốc phân công. Các Quản Đốc sẽ quản lý
các Xưởng, Quản Đốc Xưởng nào sẽ quản lý nhân sự trong Xưởng đó. Các Trưởng
đơn vị sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với đơn vị đó trước Giám Đốc. Việc phân
tầng quản lý như vậy sẽ khiến cho việc quản lý trong Nhà máy được chặt chẽ, trách
nhiệm được xác định cụ thể nên việc giải quyết các khó khăn phát sinh sẽ dễ dàng hơn.
2.1.4. Tình hình nhân sự của Nhà máy
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có tại Nhà máy
STT

Bộ phận

Số công nhân (người)

Tỷ lệ (%)

1

Khối gián tiếp

83

12,08

2

Khối phụ trợ

39


5,68

3

Khối trực tiếp

565

82,24

Tổng

687

100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2008 Nhà máy
Saviwoodtech).
Bảng 2.2:Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tại Nhà máy
STT

Trình độ lao động

Người

Tỷ lệ (%)

1


Trình độ đại học và cao đẳng

88

12,81

2

Trung cấp và CNKT

84

12,23

3

CN có tay nghề

284

41,34

4

Lao động phổ thông

231

33,62


Tổng cộng

687

100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2008 Nhà máy
Saviwoodtech).
Qua bảng trên ta nhận thấy số lượng lao động trong từng bộ phận được bố trí theo
từng công việc và dựa vào đặc điểm công việc mà đòi hỏi trình độ học vấn phù hợp
với công việc đó. Như vậy, về sự phân bố lao động theo trình độ tương đối phù hợp
với nhu cầu công việc của Nhà máy.
7


2.1.5. Tình hình nguyên liệu của Nhà máy
Nhà máy đang sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính là nguồn nguyên liệu gỗ tự
nhiên và nguồn nguyên liệu nhân tạo. Nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên bao gồm gỗ cao
su phôi, gỗ cao su ghép (phôi), gỗ cao su ghép (tấm), Kiri, Thông các loại, gỗ Lồng
mức, gỗ Xoan đào. Nguồn gỗ nhân tạo bao gồm MDF, P/B với nhiều chiều dày khác
nhau, ván ép, melamin, tape, verneer. Tất cả các nguyên liệu tự nhiên được mua dưới
dạng tẩm sấy (W= 8 – 12%) theo quy cách đã được đặt trước. Bộ Bedroom được sản
xuất bằng nguồn nguyên liệu gồm: gỗ Thông Newzeland, MDF, P/B, Kiri, ván ép.
Trong đó giường Full Panel Bed hầu hết các chi tiết đều làm bằng nguồn nguyên liệu
gỗ Thông Newzeland. MDF và P/B được nhập về Nhà máy dưới dạng tấm lớn có quy
cách chiều dày khác nhau. Đối với các chi tiết có quy cách chiều dày lớn hơn Nhà máy
tiến hành ép các tấm nguyên liệu lại tạo thành nguyên liệu có chiều dày cần thiết.
2.1.6. Tình hình máy móc thiết bị tại Nhà máy
Nhà máy trang bị nhiều loại máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất.
Hầu hết các máy móc thiết bị đều do Nhật cung cấp, một số máy móc khác do cơ sở

Hồng Ký sản xuất. Vì thế, phần lớn là máy của Nhật và Đài Loan nên khá hiện đại,
hình dáng gọn nhẹ, làm việc hiệu quả cũng như độ chính xác gia công cao, bên cạnh
đó thì công suất không lớn lắm, vẫn còn một số máy móc quá cũ, thường xuyên xảy ra
hỏng hóc trong quá trình sản xuất. Đặc biệt với các máy CNC có thể gia công tạo dáng
với bất cứ biên dạng nào theo mong muốn.
 Loại thiết bị chủ yếu: Là tất cả các loại máy móc thiết bị trực tiếp tham gia vào
quá trình gia công sản phẩm, chủ yếu là cưa đĩa, máy bào, máy phay, máy khoan, máy
chà nhám các loại, thiết bị máy ép thủy lực, thiết bị phun sơn.
 Loại thiết bị phụ trợ: Là những máy móc thiết bị không trực tiếp tham gia vào
quá trình gia công sản phẩm, nhưng không thể thiếu được, giúp cho việc sản xuất được
duy trì và tiến độ sản xuất được liên tục. Bao gồm các loại thiết bị hàn mài, vận
chuyển, máy hút bụi, nén khí.

8


2.1.7. Một số loại sản phẩm Nhà máy đang sản xuất

Hình 2.1: Giường tầng

Hình 2.2: Bàn trang điểm

9


Hình 2.3: Tủ

Hình 2.4: Các loại tủ

Hình 2.5: Nội thất phòng ngủ


10


2.2. Khái quát chung về ngành thiết kế
Ngành thiết kế có mặt từ rất lâu đời và không ngừng được cải tiến qua từng giai
đoạn. Mỗi thời khắc có những kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, đặc biệt là ngành thiết kế
hàng mộc nói riêng.
Thiết kế hàng mộc rất khác với những loại hình thiết kế khác. Thế kỉ XIX, hàng
mộc thường mang dáng dấp của những vật trang sức và được sản xuất hàng loạt.
Nhưng sau đó các nhà thiết kế nghĩ rằng: sản phẩm mang tính công nghiệp thì không
còn tính nghệ thuật của nó. Họ có khuynh hướng trở lại với các kiểu dáng dân dã miền
quê, đơn giản hơn về cấu trúc cũng như vật trang trí. Ban đầu nó chỉ hiện diện ở nhà
bếp hay ở các nông trại, nhưng bây giờ chúng đã tự khẳng định vị trí của mình và hiện
diện ngay trong nhà của những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Họ bắt đầu thích
chúng ở hình dáng, nguyên liệu đơn giản nhưng không kém phần độc đáo và gần gũi
với thiên nhiên. Không vì vậy mà hàng mộc điêu khắc bị biến mất. Nó phục hưng vào
đầu thế kỷ XX. Hàng mộc điêu khắc xuất hiện đầu tiên tại Belgium, và sau đó trở nên
phổ biến ở những nước Châu Âu khác. Thiết kế mang tính chất độc quyền nên đắt đỏ,
với những đường cong và sự vận động đa dạng của hoa văn nhưng nhẹ về tính chất
trang trí.
Khi thiết kế, điều quan trọng chúng ta cần quan tâm là hàng mộc không chỉ là
một vật sử dụng thông thường mà nó còn là một phần của nghệ thuật trang trí nội thất.
Điều này đã tồn tại xuyên suốt 20 thế kỷ qua dù nó được áp dụng với những hướng
khác nhau.
Năm 1918, Gerrit Rietveld - một người tài hoa người Hà Lan đãc thiết kế được
một chiếc ghế tựa được gọi là Red – Blue- Chair. Chiếc ghế không được trang trí gì cả,
mang phong cách đơn giản về cấu trúc và trang sức bề mặt tinh khiết với những màu
cơ bản và màu đen. Sự trừu tượng sâu sắc này có thể cho thấy sự bắt đầu của thời đại
hiện đại hoá, đánh dấu một bước ngoặt mới cho ngành thiết kế.

Thế kỷ XX, hiện đại hoá bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Thời kỳ chối bỏ cách
trang trí mang tính trang hoàng và ủng hộ các kiểu dáng nhấn mạnh chức năng của sản
phẩm. Tượng trưng cho sự thay đổi này là Marcel Breued, người đã thiết kế hàng mộc
mang dáng dấp hiện đại. Để đánh dấu cho phong cách mới của hàng mộc, ông đã gọi

11


chiếc ghế của ông là “Mechanic for sitting”.
Những năm 30 của thế kỷ XX, vài kiến trúc sư đã đóng góp to lớn cho ngành
thiết kế hàng mộc, họ xuất thân từ dân tộc thiểu số trên các nước. Trong số họ là Alvar
Aulto (Finland) và Arne Jacobsen (Denmark), họ sử dụng những hình dáng cong và
vật liệu hầu hết bằng gỗ.
Xu hướng mới đến Mỹ trong thập niên 40 -50. Khác biệt với những hình dáng
thẳng đã từng ăn khách ở Châu Âu trong suốt thời kỳ hiện đại hoá trong cách nhìn thì
thị hiếu người Mỹ thực sự thay đổi, họ hướng tới những hình dáng tròn, kết cấu tự
nhiên, nó tượng trưng cho sự hoàn hảo toàn diện và sự ổn định. Do vậy, đến những
năm 60, việc thiết kế hướng về những đường tròn và màu sáng, trong đó sử dụng các
chất liệu khác như keo, nhựa,… Đây là thời kỳ mà sản phẩm mộc thực sự đăng quan.
Tuy nhiên nó chỉ tồn tại trong một thời gian không dài, cuối cùng ngành thiết kế đã
chuyển sang một hướng mới, việc thiết kế không đòi hỏi về kiểu cách chức năng cũng
như hình dáng vật lý truyền thống.

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Có thể nói rằng phần nội dung và phương pháp thiết kế là phần tương đối quan

trọng vì nó chỉ ra được nội dung chúng ta nên làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện
được sản phẩm, và cuối cùng là được sự chấp nhận của thị trường trong và ngoài nước.
Qua đó chúng ta có thể xác định được những bước đi cần thiết để thực hiện đề tài một
cách nhanh nhất và đạt hiệu quả nhất, đó là mục tiêu mà người làm đề tài đặt ra.
3.1. Nội dung thiết kế
- Tìm hiểu các mặt hàng sản phẩm mộc nói chung và đặc biệt là các loại tủ tại
Nhà máy Saviwoodtech như: tủ áo, tủ đầu giường, bộ sản phẩm Florida,…
- Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất một số sản phẩm tương tự, nguyên vật
liệu, đặc biệt là ván MDF, ván dăm, ván dán tại Nhà máy Saviwoodtech.
- Thực hiện quy trình thiết kế mặt hàng tủ nhà bếp.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trong công nghệ sản xuất hàng mộc.
3.2. Những căn cứ để thiết kế một sản phẩm mộc
Đối với một sản phẩm thì ngoài chức năng sử dụng còn để trưng bày nên khi tạo
dáng sản phẩm ta cần phải dựa vào các căn cứ sau để thiết kế tạo hình sản phẩm:
o Chức năng sử dụng sản phẩm là gì? Đối với tủ nhà bếp thì chức năng chủ yếu
là để các vật dụng trong nhà bếp, bên cạnh đó có thể dùng để trưng bày như để bình
hoa, ly uống nước, đĩa trái cây,…
o Tủ nhà bếp được đặt ở phòng ăn là chủ yếu, nó phù hợp với không gian trong
nhà bếp, nhưng cũng có thể đặt ở gần phòng khách vì nó có thể để ly, báo, đĩa trái cây.
o Đối tượng sử dụng chủ yếu là các bà nội trợ, những người có chiều cao trung
bình hoặc thấp đều có thể sử dụng được.
o Cần để những nơi khô ráo, thoáng, tránh tình trạng bị ô nhiễm.
o Tủ nhà bếp phải gọn gàng, trông sạch sẽ và đặc biệt không quá phức tạp.

13


3.3. Phương pháp thiết kế
- Khảo sát tình hình sản xuất tại Nhà máy Saviwoodtech như các loại sản phẩm
mà chủ yếu là các sản phẩm cùng chủng loại, nguyên vật liệu.

- Ứng dụng phần mềm Autocad thể hiện nội dung thiết kế và phần mềm Exel để
xử lý số liệu.
- Áp dụng một số công thức tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật để tính toán bền, giá
thành sản phẩm và nguyên vật liệu.
Trình tự các bước thiết kế
Bước 1: Quan sát, tham khảo những sản phẩm liên quan đến sản phẩm mà ta muốn
thiết kế.
 Quan sát (không sao chép, nhưng phải nắm bắt được họ đã làm được gì trước
đó).
 Xem Catologues.
 Tham khảo ý kiến khách hàng đang sử dụng nhũng sản phẩm ta dự định thiết
kế để tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của họ về sản phẩm.
 Thử sử dụng sản phẩm mình tự thiết kế để kiểm tra.
 Tiếp xúc với khách hàng và tham khảo ý kiến của họ về sản phẩm: thích hay
không thích sảm phẩm ở điểm nào?
 Đề xuất phương án sản xuất với giá thành tương đối rẻ, phù hợp với người tiêu
dùng.
Bước 2: Sáng tạo
 Vẽ phác thảo hình dạng, màu sắc, thăm dò (không nên làm việc trên máy tính
vì nó sẽ làm giới hạn ý tưởng của bạn).
 Thảo luận với người trực tiếp hướng dẫn, khách hàng để tham khảo ý kiến.
 Sử dụng máy tính để vẽ lại cho chính xác những đường nét cũng như kích
thước cho việc thi công theo bản vẽ.
 Xem xét bản vẽ, tham khảo ý kiến khách hàng một lần nữa để phát triển sảm
phẩm theo chiều sâu hơn.

14


Bước 3: Cải thiện

 Quan tâm đến tất cả các thiết bị kỹ thuật cần thiết cho việc sản xuất (tránh có
những chi tiết không thể gia công trên thiết bị mà phân xưởng không có).
 Trao đổi hay hợp tác với các chuyên gia trong ngành (nếu có).
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm
 Đảm bảo quá trình sản xuất theo đúng thiết kế của bạn.
 Giúp đỡ khách hàng nếu có vấn đề phát sinh.
3.4. Thiết kế sản phẩm
Để tìm được mô hình thiết kế phù hợp, tôi tiến hành khảo sát các kiểu tủ cùng
loại hình và chức năng tại Nhà máy. Trên cơ sở đó để đánh giá, phân tích các ưu
nhược điểm của chúng rồi dựa trên cơ sở đánh giá và nhận xét các ưu khuyết điểm vừa
phân tích đó để thiết kế ra sản phẩm hoàn thiện hơn, có thẩm mỹ và tính tiện nghi, tiện
dụng hơn.
3.4.1. Khảo sát các sản phẩm cùng loại
Sản phẩm 1: Tủ đựng rượu
Ưu điểm: Mẫu mã đẹp, sang trọng, với màu trắng trông rất trang nhã và sang
trọng, phù hợp với khách hàng ưa chuộng phong cách Châu Âu. Với nguyên liệu chủ
yếu cũng là ván MDF.
Nhược điểm: Chưa đa dạng về chức năng, tương đối khó gia công.

Hình 3.1: Mẫu tham khảo 1

15


Sản phẩm 2: Tủ trưng bày

Hình 3.2: Mẫu tham khảo 2
Ưu điểm: Với màu trắng trông rất sang trọng, dễ gia công, trang sức bề mặt đẹp.
Nguyên liệu chủ yếu cũng là ván MDF, bên cạnh đó còn có ván dăm, ván dán.
Nhược điểm: Chưa đa dạng về chức năng, kiểu dáng không đẹp lắm.

Sản phẩm 3: Tủ ti vi

Hình 3.3: Mẫu tham khảo 3
Ưu điểm: Gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích. Với sản phẩm này thì nguyên liệu chính là
gỗ cao su, ván dăm, ván MDF.
Nhược điểm: Chức năng chưa đa dạng, tốn nhiều gỗ, màu sắc không đẹp.
 Nhận xét: Qua quá trình khảo sát một số sản phẩm trên thị trường hiện nay,
chúng tôi nhận thấy hầu hết các sản phẩm đều chưa có sự đột phá về mẫu mã. Tủ nhà
bếp mà đề tài thể hiện mang đầy đủ phong cách của Châu Âu, với gam màu trắng
trông rất đẹp và bắt mắt. Tủ có thể dùng trưng bày, để các vật dụng, để chén,…

16


×