Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ HÓA CỦA GỖ PYINKADO ( Xylia dolabriformis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ HÓA
CỦA GỖ PYINKADO ( Xylia dolabriformis)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THANH TUYỀN
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 07/2008


KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ HÓA CỦA
GỖ PYINKADO (Xylia dolabriformis)

Tác giả

NGUYỄN THANH TUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Tháng 07 năm 2008
i



LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin chân thành cản ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dạy con khôn
lớn đến ngày hôm nay.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Đặc biệt là các thầy
cô trong khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và Thầy
TS. Phạm Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp này.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng tập thể anh chị em công nhân của cở sở Hùng
Phát đã cung cấp gỗ cho em làm thí nghiệm.
Xin cảm ơn các anh chị tại Trung Tâm phân tích thí nghiệm Hóa Sinh Trường
Đại học Nông Lâm, đặc biệt là anh Vương Hồ Vũ đã tận tình giúp đỡ em làm thí
nghiệm xác định hàm lượng tro và hàm lượng SiO2 trong tro.
Xin cảm ơn các chú, các anh trong xưởng chế biến gỗ ở Đồng Nai đã giúp em
trong quá trình gia công mẫu thí nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên
và chia sẽ những khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Sinh viên
Nguyễn Thanh Tuyền

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát cấu tạo và tính chất cơ lý hóa của gỗ Pyinkado”
được tiến hành tại phòng thí nghiệm khoa học gỗ của Trường Đại Học Nông Lâm
TP.Hồ Chí Minh, phòng thử Sức Bền Vật Liệu Trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ
Chí Minh và Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3. Thời gian nghiên
cứu từ ngày 15/03/2008 đến 01/07/2008.

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ánh nguyệt.
Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn cây, cắt khúc gia công mẫu, xác định tính chất vật lý, cơ sở của gỗ theo các
TCVN từ 335 – 1970 đến 379 – 1970.
- Nghiên cứu cấu tạo giải phẩu theo Jane (1970) và phân loại đặc điểm cấu tạo gỗ
theo C.T.F.T.
- Phân tích một số thành phần hóa học gỗ theo các tiêu chuẩn: T15m-58, T6m-9,
T4m-5, T13m-54, T19m-50.
- Sử dụng phương pháp thống kê xử lý và đánh giá kết quả bằng phần mềm Excel.
Áp dụng phương pháp mô hình hóa xây dựng các hàm toán học để biểu diễn kết
quả nghiên cứu.
Kết quả thu được:
 Cấu tạo thô đại: Gỗ Pyinkado có giác lõi phân biệt, gỗ giác có màu xám nâu pha
sắc hồng, gỗ lõi có màu vàng nâu pha sắc đỏ, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ. Gỗ có cấu
tạo lớp, gỗ nặng và cứng, mặt gỗ tương đối mịn, chiều hướng thớ gỗ tương đối thẳng.
 Cấu tạo hiển vi: Lỗ mạch hình bầu dục, lỗ mạch đơn, đôi khi xuất hiện mạch kép
ba. Đường kính lỗ mạch lớn theo chiều tiếp tuyến là 200µm, theo chiều xuyên tâm là
150µm. Đường kính lỗ mạch nhỏ theo chiều tiếp tuyến là 91,43µm, theo chiều xuyên
tâm là 81,43µm. Mật độ lỗ mạch 7lỗ/mm2. Tấm xuyến mạch đơn.Tia đồng bào, bề
rộng tia ít biến động . Mật độ tia 12tia/mm. Chiều dài sợi trung bình 1100µm.
 Tính chất hóa học: Hàm lượng tro 0,83%, hàm lượng silic trong tro 2,28%, hàm
lượng chất tan trong Alcol – Benzen 12,27%, hàm lượng chất tan trong nước nóng
8,86%, hàm lượng chất tan trong NaOH 1% 27,27%.

iii


 Tính chất vật lý: Gỗ Pyinkado có khối lượng thể tích cơ bản Dcb = 0,83 g/cm3, sức
hút ẩm 13,94%, sức hút nước 74,21%. Tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến 7,16%, theo
chiều xuyên tâm 3,55%.

 Tính chất cơ học: Ứng suất nén dọc 618,08kG/cm2, ứng suất nén ngang cục bộ theo
chiều xuyên tâm 264,72 kG/cm2, theo chiều tiếp tuyến 227,87kG/cm2, ứng suất nén
ngang toàn bộ theo chiều xuyên tâm 194,43 kG/cm2, theo chiều tiếp tuyến
183,71kG/cm2, ứng suất trượt dọc thớ theo chiều tiếp tuyến 129,22kG/cm2 và theo
chiều xuyên tâm 104,79kG/cm2, ứng suất trượt ngang thớ theo chiều tiếp tuyến
69,73kG/cm2 và theo chiều xuyên tâm 60,98kG/cm2, ứng suất uốn tĩnh
1172,95kG/cm2, ứng suất tách theo chiếu tiếp tuyến 30,84kG/cm và theo chiều xuyên
tâm 21,02kG/cm.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa................................................................................................................ i
Lời cảm ơn............................................................................................................ ii
Tóm tắt................................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................. v
Danh sách các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................... viii
Danh sách các hình ............................................................................................... x
Danh sách các bảng ............................................................................................. xi
Danh sách các đồ thị........................................................................................... xii
Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4
1.4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 4
Chương 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 5
2.1. Tình hình nguyên liệu hiện nay..................................................................... 5
2.2. Giới thiệu sơ lược về gỗ Pyinkado................................................................ 8

2.2.1.Vùng phân bố tự nhiên ................................................................................ 8
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 8
2.2.3. Giá trị sử dụng ............................................................................................ 8
2.3. Những nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài............................................... 9
2.4. Những nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam................................................. 9
Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 10
3.1. Vật liệu khảo sát .......................................................................................... 10
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 10
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
3.4. Phương pháp khảo sát đặc điểm cấu tạo ..................................................... 11

v


3.4.1. Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 11
3.4.2. Khảo sát cấu tạo thô đại ........................................................................... 11
3.4.3. Khảo sát cấu tạo hiển vi ........................................................................... 11
3.5. Phương pháp xác định thành phần hóa học................................................. 13
3.5.1. Xác định độ ẩm......................................................................................... 14
3.5.2. Xác định hàm lượng tro............................................................................ 14
3.5.3. Xác định hàm lượng SiO2 trong tro.......................................................... 15
3.5.4. Xác định hàm lượng chất tan trong dung môi hữu cơ Alcol-Benzen....... 15
3.5.5. Xác định hàm lượng chất tan trong nước nóng ........................................ 16
3.5.6. Xác định hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1% ....................... 18
3.6. Phương pháp khảo sát tính chất vật lý......................................................... 19
3.6.1. Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 19
3.6.2. Xác định độ hút ẩm................................................................................... 19
3.6.3. Xác định độ hút nước ............................................................................... 20
3.6.4. Xác định khối lượng thể tích .................................................................... 20
3.6.5. Xác định tỷ lệ co dãn các chiều ................................................................ 21

3.6.6. Xác định tỷ lệ co dãn thể tích ................................................................... 22
3.6.7. Xác định điểm bão hòa thớ gỗ.................................................................. 23
3.7. Phương pháp khảo sát tính chất cơ học ....................................................... 24
3.7.1. Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 24
3.7.2. Ứng suất nén dọc thớ................................................................................ 24
3.7.3. Ứng suất nén ngang thớ............................................................................ 25
3.7.4. Ứng suất trượt........................................................................................... 27
3.7.5. Ứng suất uốn tĩnh ..................................................................................... 28
3.7.6. Ứng suất tách ............................................................................................ 29
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 30
4.1. Cấu tạo của gỗ Pyinkado ............................................................................. 30
4.1.1. Cấu tạo thô đại.......................................................................................... 30
4.1.2. Cấu tạo hiển vi.......................................................................................... 31
4.2. Tính chất hóa học ........................................................................................ 33
4.2.1. Độ ẩm ....................................................................................................... 33

vi


4.2.2. Xác định hàm lượng tro............................................................................ 33
4.2.3. Xác định hàm lượng SiO2 trong tro.......................................................... 33
4.2.4. Xác định hàm lượng chất tan trong dung môi hữu cơ Alcol-Benzen....... 34
4.2.5. Xác định hàm lượng chất tan trong nước nóng ........................................ 34
4.2.6. Xác định hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1% ....................... 35
4.3. Tính chất vật lý ............................................................................................ 36
4.3.1. Sức hút ẩm ................................................................................................ 36
4.3.2.Sức hút nước.............................................................................................. 37
4.3.3. Xác định khối lượng thể tích .................................................................... 39
4.3.4. Tỷ lệ co dãn theo các chiều và thể tích..................................................... 41
4.3.5. Hệ số co dãn ............................................................................................. 43

4.3.6. Điểm bão hòa thớ gỗ - Độ ẩm thăng bằng................................................ 43
4.4. Phương pháp khảo sát tính chất cơ học ....................................................... 45
4.4.1.Ứng suất nén.............................................................................................. 45
4.4.1.1.Ứng suất nén dọc thớ.............................................................................. 46
4.4.1.2. Ứng suất nén ngang thớ......................................................................... 47
4.4.4.Ứng suất trượt............................................................................................ 49
4.4.5.Ứng suất uốn tĩnh ...................................................................................... 50
4.4.6. Ứng suất tách ............................................................................................ 52
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 56
5.1. Kết luận........................................................................................................ 56
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 58
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 60

vii


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

Thứ nguyên

Wa

Sức hút ẩm

%


Wn

Sức hút nước

%

Wbh

Độ ẩm bão hòa

%

Wtb

Độ ẩm thăng bằng

%

mo

Khối lượng gỗ khô kiệt

g

ma

Khôi lượng gỗ sau khi hút ẩm ( nước)

g


mkk

Khối lượng gỗ khô trong không khí

%

Kv

Hệ số co rút thể tích

%

Yv

Độ co rút thể tích tổng quát

%

Yl, Yx, Yy

Tỷ lệ co rút, dãn nở dọc thớ, tiếp tuyến, xuyên tâm

%

Ycr, Ydn

Tỷ lệ co rút, dãn nở thể tích

%


L, a, b

Kích thước dọc thớ, xuyên tâm, tiếp tuyến

mm

Kcr, Kdn

Hệ số co rút, dãn nở thể tích

Kt, Kx, Kl

Hệ số co rút, dãn nở tiếp tuyến, xuyên tâm, chiều dài

Vt

Thể tích gỗ tươi

cm3

Vo

Thể tích gỗ khô kiệt

cm3

Vtb

Thể tích gỗ ở độ ẩm thăng bằng


cm3

Dcb, Do, Dkk

Khối lượng thể tích cơ bản, khô kiệt, khô trong không khí

g/cm3

nd

Ứng suất nén dọc

kG/cm2

nncb

Ứng suất nén ngang cục bộ

kG/cm2

nntb

Ứng suất nén ngang toàn bộ

kG/cm2

td

Ứng suất trượt dọc


kG/cm2

tn

Ứng suất trượt ngang

kG/cm2

ut

Ứng suất uốn tĩnh

kG/cm2

t

Ứng suất tách

kG/cm

P

Khối lượng mẫu khô gió

g

P1

Khối lượng mẫu khô kiệt


g

PKTĐ

Khối lượng khô tuyệt đối

g
viii


X

Giá trị trung bình

Sd

Độ lệch chuẩn

S

Sai số tiêu chuẩn

Cv

Hệ số biến động

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


KLTT

Khối lượng thể tích

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Bãi gỗ

8

Hình 3.1

Xơ sợi sau khi nấu và lọc rửa

13


Hình 3.2

Hóa chất dùng để lên tiêu bản

13

Hình 3.3

Chưng cất Alcol – Benzen

16

Hình 3.4

Đun cách thủy và lọc – rửa mẫu tan trong nước nóng

17

Hình 3.5

Đun cách thủy và lọc – rửa mẫu tan trong NaOH 1%

18

Hình 3.6

Mẫu xác định hút ẩm

19


Hình 3.7

Mẫu xác định tính hút nước

20

Hình 3.8

Mẫu xác định khối lượng thể tích

21

Hình 3.9

Mẫu xác địn tỷ lệ co dãn các chiều

21

Hình 3.10

Mẫu xác định tỷ lệ co dãn thể tích

22

Hình 3.11

Mẫu thí nghiệm nén dọc thớ

25


Hình 3.12

Mẫu nén ngang thớ cục bộ

26

Hình 3.13

Mẫu nén ngang thớ toàn bộ

26

Hình 3.14a

Mẫu thí nghiệm ứng suất trượt dọc

27

Hình 3.14b

Mẫu thí nghiệm ứng suất trượt ngang thớ

27

Hình 3.15

Mẫu thí nghiệm ứng suất uốn tĩnh

28


Hình 3.16

Mẫu thí nghiệm ứng suất tách

29

Hình 4.1

Cấu tạo thô đại của gỗ Pyinkado

30

Hình 4.2

Một số khuyết tật của gỗ

31

Hình 4.3

Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm của gỗ Pyinkado

32

Hình 4.4

Sợi gỗ

32


Hình 4.5

Tấm xuyên mạch đơn

32

Hình 4.6

Thử lực nén ngang toàn bộ và cục bộ

48

Hình 4.7

Thử lực tách

52

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6

Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20
Bảng 4.21
Bảng 4.22
Bảng 4.23
Bảng 4.24
Bảng 4.25
Bảng 4.26
Bảng 4.27
Bảng 4.28
Bảng 4.29
Bảng 4.30

Nội dung
Trang
Danh mục nột số chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu chính trong
tháng 3/2008 và ba tháng đầu năm 2008
7

Độ ẩm thăng bằng mẫu thí nghiệm của gỗ Pyinkado
33
Hàm lượng tro
33
33
Hàm lượng SiO2 trong tro
Hàm lượng chất tan trong Alcol – Benzen
34
Hàm lượng chất tan trong nước nóng
34
Hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1%
35
So sánh thành phần hóa học của gỗ Pyinkado với một số loại gỗ khác35
Sức hút ẩm của gỗ (%)
36
Sức hút nước của gỗ (%)
37
So sánh sức hút nước của gỗ Pyinkado với một số loại gỗ khác
38
Khối lượng thể tích của gỗ
39
Phân nhóm gỗ theo khối lượng thể tích
40
Khối lượng thể tích và sức hút nước của một số loại gỗ
40
Tỷ lệ co dãn của gỗ Pyinkado
42
So sánh tỷ lệ co rút tiếp tuyến và xuyên tâm của gỗ Pyinkado
với một số loại gỗ khác
42

Khối lượng thể tích và tỷ lệ co rút
43
Hệ số co dãn của gỗ Pyinkado
43
44
Điểm bão hòa thớ gỗ - Độ ẩm thăng bằng của gỗ Pyinkado
Hệ số () hiệu chỉnh độ ẩm
45
Ứng suất nén dọc của gỗ Pyinkado
46
Khối lượng thể tích và ứng suất nén dọc
46
Ứng suất nén ngang ( cục bộ, toàn bộ) của gỗ Pyinkado
48
49
Ứng suất trượt dọc thớ và trượt ngang thớ của gỗ Pyinkado
Ứng suất uốn tĩnh của gỗ Pyinkado
50
Phân hạng theo cường độ
51
Khối lượng thể tích và ứng suất uốn tĩnh
51
Ứng suất tách của gỗ Pyinkado
52
Phân nhóm gỗ theo ứng suất chống tách
53
Bảng so sánh tính chất cơ lý của gỗ Pyinkado với TCVN
49
54
Một số đặc điểm cấu tạo và tính chất cơ lý hóa của gỗ Pyinkado

xi


DANH SÁCH CÁC ĐỔ THỊ
Đồ thị

Nội dung

Trang

Đồ thị 4.1 Đường biểu diễn thực nghiệm và lý thuyết sức hút ẩm của
gỗ Pyinkado

36

Đồ thị 4.2 Đường biểu diễn thực nghiệm và lý thuyết sức hút nước của
gỗ Pyinkado

38

Đồ thị 4.3 Đường biểu diễn thực nghiệm và lý thuyết sự tương quan giữa khối
lượng thể tích và độ hút nước của gỗ Pyinkado và một số loại gỗ khác 40
Đồ thị 4.4 Đường biểu diễn thực nghiệm và lý thuyết sự tương quan giữa
khối lượng thể tích và ứng suất nén dọc

47

Đồ thị 4.5 Đường biểu diễn thực nghiệm và lý thuyết sự tương quan giữa
khối lượng thể tích và ứng suất uốn tĩnh


xii

51


Chương 1
MỞ ĐẦU
2.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại, từ ngàn xưa con
người đã sống dựa vào rừng, rừng cung cấp cho con người từ cái ăn, cái mặc,… và con
người cũng biết sử dụng những cây gỗ từ rừng để làm nhà, làm vũ khí… Ngoài ra,
rừng còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sống của con người cũng
như mang một vai trò kinh tế lớn. Một trong những giá trị quí giá mà rừng mang lại
cho chúng ta đó là nguồn nguyên liệu gỗ. Gỗ là loại nguyên liệu được con người biết
đến từ rất lâu và được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của xã hội
như: xây nhà cửa, nấu nướng, cầu đường, làm tàu thuyến, trang trí nội thất, mỹ nghệ…
Khi xã hội này càng phát triển nhu cầu sử dụng gỗ của con người ngày càng
tăng, để đáp ứng được nhu cầu đó con người đã khai thác gỗ ngày càng nhiều hơn và
cùng với những nguyên nhân khách quan như cháy rừng, sâu bệnh…đã dẫn đến diện
tích rừng ngày càng thu hẹp, trữ lượng gỗ giảm một cách đáng kể. Cùng với nhu cầu
sử dụng gỗ ngày càng cao, ngành chế biến lâm sản cũng không ngừng phát triển. Đây
là một dấu hiệu đáng mừng, song điều đáng lo ngại nguồn nguyên liệu gỗ lại đang
thiếu hụt trầm trọng với 80% nguồn nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu. Một trong những
giải pháp mà ngành Lâm Nghiệp đang rất quan tâm đó là việc trồng rừng mới nhằm
khôi phục lại nhiều diện tích rừng đã bị mất và tạo nguồn nguyên liệu ổn định hơn cho
ngành Chế Biến Lâm Sản. Tuy nhiên với mức tiêu thụ gỗ ngày càng tăng thì nguồn
nguyên liệu gỗ rừng trồng cũng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng hiện nay. Do
vậy, việc tối ưu hóa sử dụng gỗ và tìm ra những nguồn nguyên liệu mới để phục vụ
cho sản xuất là vấn đề quan trọng nhất.


1


2.2. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những
thành tựu lớn, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo. Những năm gần đây,
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng mỗi năm đạt trên 20%
(riêng mặt hàng đồ gỗ, tính chung thời kỳ 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu bình quân
mỗi năm tăng hơn 38%). Trong số 12 loại sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu đạt trên
mức 500 triệu USD có sản phẩm gỗ. Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã có chỗ đứng trên
thị trường của 20 nước. Nhật Bản, EU và Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ
sản phẩm gỗ Việt Nam. Ba thị trường này chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu
của Việt Nam, trong đó EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Thị trường Mỹ
tuy chỉ chiếm hơn 20%, nhưng lại giữ ở ngôi vị hàng đầu về mức tăng trưởng nhập
khẩu đồ gỗ Việt Nam những năm gần đây. 22
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sẽ thể hiện
đúng sức mình trên “sàn đấu”, do các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt
Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đồng thời cũng được giảm thuế xuất
khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là một trong những yếu tố
quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
Cơ hội vàng đã đến với ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, vấn đề còn lại là làm thế nào
để khai thác tối đa lợi thế đó. 22
Một thuận lợi nữa cho việc xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam là hiện nay Mỹ đang
đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc - đối thủ
cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây cũng chính là điều kiện thuận
lợi để các doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ nước ta tăng cường xuất khẩu vào
Mỹ. Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng, các quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và rộng lớn cho
đồ gỗ nước ta. 22
Hiện nay, công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang ở độ tuổi sung

sức, với 1.250 doanh nghiệp, trong đó có 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
thu hút 170.000 lao động trên cả nước, với nhiều nghệ nhân có trình độ tay nghề cao.
Một số trung tâm như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã hình
thành các khu liên hợp chế biến đồ gỗ tầm cỡ. 22
2


Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng lớn thì thách thức với việc xuất khẩu đồ
gỗ của Việt Nam cũng không phải là nhỏ. Điều đó có thể thấy ngay được là thị phần
đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu của nước ngoài còn quá nhỏ
bé. Đồ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 7,5% trong kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Nhật,
0,92% của Mỹ và 0,25% của EU. Việt Nam có đội ngũ thợ nghề cần cù sáng tạo và tài
hoa, nhưng nhìn chung giá nhân công rẻ, chưa thoả đáng, nên chưa phát huy được tối
ưu tiềm năng con người trong quá trình sản xuất một cách tốt nhất. Đã bắt đầu xảy ra
tình trạng, một số nghệ nhân tay nghề cao “nhảy” từ các doanh nghiệp trong nước sang
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất đồ gỗ để có đồng thù lao thỏa
đáng cho trí tuệ tay nghề và sức lực lao động của họ. 22
Một thách thức nữa phải kể đến là từ khi bị Mỹ đánh thuế chống phá giá cao,
một số doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản
xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này vô tình đẩy
các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam thêm những đối thủ ngay cùng một sân
chơi, nhưng có lẽ điều lo ngại hơn cả là các doanh nghiệp Trung Quốc rất biết tận
dụng nhân công Việt Nam, biết cách khai thác bàn tay tài hoa của những người thợ.
Đặc biệt, họ có những quy trình công nghệ sản xuất hiện đại hơn các doanh nghiệp
Việt Nam rất nhiều. Thêm vào đó là vấn đề giá nguyên liệu, thực tế nguyên liệu gỗ ở
Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ. Từ nguồn tài nguyên gỗ bị cạn
kiệt do khai thác bừa bãi mà ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện giá nguyên vật
liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái… Nhiều nước như
Lào, Myanma, Inđônêxia - vốn là bạn hàng cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho
Việt Nam - nay đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, nên ta phải nhập gỗ qua sơ chế, giá

thành đắt. Hơn nữa, chi phí cho cước vận chuyển cũng không nhỏ, do giá dầu mỏ và
nhiên liệu thế giới tăng; ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã
tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp do tỷ
trọng gỗ phụ liệu trong giá xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng mạnh. 22
Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa từ nay đến năm 2010 đã được xác lập,
trong đó riêng nhóm sản phẩm đồ gỗ được xác định chỉ tiêu đến năm 2010 đạt tổng giá
trị xuất khẩu 5,5 tỉ USD. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, với lợi thế sau khi
gia nhập WTO, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu rất có khả năng vượt chỉ tiêu nói trên trước
3


thời hạn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi ngành công nghiệp và sản xuất
chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam cần phải nỗ lực hơn rất nhiều để khắc phục
những nhược điểm. Gần đây, các chuyên gia phân tích môi trường dự báo: nếu Việt
Nam không sớm tự cải thiện tình hình nguyên liệu từ môi trường trong nước thì chỉ
trong vòng 5 năm nữa có thể chúng ta sẽ phải nhập khẩu 100% gỗ nguyên liệu. 22
Trước tình hình đó việc sử dụng gỗ cho phù hợp, đúng mục đích và tiết kiệm là
vấn đề quan trọng nhất. Với số lượng gỗ nhập lớn như hiện nay đòi hỏi các doanh
nghiệp phải nắm bắt rõ các đặc tính của nguyên liệu gỗ nhập, vì vậy việc nghiên cứu
các đặc tính của gỗ là cần thiết, là cơ sở để giải thích bản chất các hiện tượng phát sinh
trong quá trình gia công và chế biến. Do vậy, được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp và
sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Khảo sát cấu tạo và tính chất cơ lý hóa của gỗ Pyinkado”.
2.3. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát các đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi, tính chất cơ lý hóa của gỗ làm
cơ sở để định danh gỗ, phân loại xếp hạng và định hướng sử dụng gỗ Pyinkado cho
hợp lý.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: việc nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý hóa của
gỗ không chỉ có ý nghĩa chuẩn đoán xác định gỗ trên thị trường và trong sử dụng mà

còn nhiều ý nghĩa lý thuyết trong hệ thống thực vật và tiến hóa.
Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở giải thích bản chất các hiện tượng sản sinh trong
quá trình gia công chế biến và sử dụng gỗ, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời
nhằm hạn chế những khuyết tật, đồng thời trên cơ sở hiểu biết về cấu tạo gỗ chúng ta
có thể đưa ra phương pháp bảo quản sao cho phù hợp. Cung cấp số liệu cần thiết cho
việc tính toán thiết kế hợp lý, xây dựng các phương pháp gia công mới nhằm nâng cao
khả năng lợi dụng gỗ.

4


Chương 2
TỔNG QUAN
3.1. Tình hình nguyên liệu hiện nay
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 3/2008 kim ngạch nhập khẩu gỗ
nguyên liệu các loại đạt trên 84 triệu USD, tăng 10,5% so với tháng 2/2008 và tăng
7,7% so với cùng kỳ năm 2007. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu
thoáng 3/2008 đã chậm lại so với 2 tháng đầu năm.Ba tháng đầu năm 2008, kim ngạch
nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 268 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ 2007. 14
Về chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu: Tháng 3/2008, ván MDF là chủng
loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt 10,48 triệu USD, tăng 43%
so với kim ngạch tháng trước. Ba tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ván nhân tạo
đạt 30,6 triệu USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2007. Giá nhập khẩu ván MDF
trung bình tháng 3/2008 ở mức 277 USD/m3, cao hơn so với mức giá nhập trung bình
tháng trước 5 USD/m3 và cao hơn khoảng 20 USD/m3 so với mức giá nhập trung bình
cùng kỳ 2007. 14
Lượng gỗ căm xe nhập khẩu tháng 3 tiếp tục được nhập về nhiều, khoảng 24
nghìn m3 gỗ, kim ngạch nhập khẩu đạt 9,2 triệu USD, tăng 35,6% về lượng và tăng
37,3% về trị giá so với tháng trước. Giá nhập khẩu gỗ căm xe trung bình ở mức 388
USD/m3, cao hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 10 USD/m3. Ba tháng

đầu năm 2008, lượng gỗ căm xe nhập khẩu về khoảng 55 nghìn m3, với kim ngạch trên
21 triệu USD, tăng rất mạnh so với cùng kỳ 2007. Trong đó, Myanmar là nhà cung cấp
gỗ căm xe chính cho Việt Nam với khoảng 32 nghìn m3, kim ngạch nhập khẩu đạt
11,75 triệu USD, tăng 105% về lượng và tăng 110% về trị giá so với cùng kỳ 2006.
Giá nhập khẩu gỗ căm xe từ thị trường này trung bình ở mức 363 USD/m3, cao hơn so
với giá nhập trung bình cùng kỳ 2006 khoảng 7 USD/m3.Thị trường Myanmar cung
cấp 67% lượng gỗ căm xe cho Việt Nam trong 10 tháng năm 2007. Tại thị trường
Myanmar, giá xuất khẩu gỗ căm xe trung bình nửa đầu tháng 11/2007 ở mức

5


163USD/m3, giảm 53 Euro/m3 so với mức giá xuất đầu năm 2007 và giảm 58,6
Euro/m3 so với mức giá xuất cùng kỳ 2006. Kế đến là thị trường Malaysia cung cấp gỗ
căm xe lớn thứ 2 với khoảng 6 nghìn m3 gỗ, kim ngạch đạt 2,3 triệu USD, tăng mạnh
cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2006. Giá nhập khẩu gỗ căm xe trung bình từ thị
trường này ở mức 348 USD/m3, thấp hơn 26 USD/m3 so với mức giá nhập trung bình
cùng kỳ 2006.Thứ ba là thị trường Lào, tuy nhiên lượng nhập gỗ căm xe từ thị trường
Lào từ đầu năm 2007 đến nay lại giảm so với cùng kỳ 2006 với 5 nghìn m3 gỗ nguyên
liệu, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,8 triệu USD, giảm 13% về lượng và giảm 14,2% về trị
giá so với cùng kỳ 2006. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhập khẩu gỗ căm xe từ thị
trường Singapore, Nam Phi….14
Gỗ thông là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 3 trong
tháng với 7,4 triệu USD, gấp 2 lần so với kim ngạch nhập khẩu tháng trước. Ba tháng
đầu năm kim ngạch nhập khẩu gỗ thông đạt 18,25 triệu USD, giảm 24,25% so với
cùng kỳ năm 2007. Giá nhập khẩu gỗ thông tháng 3/2008 trung bình ở mức 227
USD/m3, cao hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 4,1% và cao hơn so với
mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2007 khoảng 7,5%.
Nhập khẩu gỗ bạch đàn tiếp tục xu hướng giảm từ tháng 1/2008.Gỗ bạch đàn
tháng 3/2008 đạt 27nghìn m3 với kim ngạch 5,8 triệuUSD,giảm 25% về lượng và giảm

31%về trị giá so với tháng trước.Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn trung bình quí I/2008 ở
mức 235USD/m3, tăng 14% so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ năm 2007.
Nhập khẩu gỗ cao su trong tháng 3 tăng trở lại, với 5,1 triệu USD, tăng 76% so
với tháng trước. Tuy nhiên, ba tháng đầu năm 2008 kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su
giảm khá mạnh so với năm 2007, đạt 13,6 triệu USD, giảm gần 40%. Giá mủ cao su
nguyên liệu tăng mạnh do sự hỗ trợ của giá dầu khiến nguồn cung gỗ cao su cũng bị
hạn chế. Giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu tháng 3/2008 trung bình ở mức 251
USD/m3, cao hơn so với mức giá nhập trung bình tháng 2 là 3 USD/m3. 14
Trong tháng 3/2007, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 7,66 nghìn m3 gỗ teak với
kim ngạch đạt 4,55 triệu USD. Giá nhập khẩu gỗ teak tháng 3 trung bình ở mức 594
USD/m3. Tháng 3/2008, lượng nhập khẩu gỗ teak kích thước lớn giảm mạnh so với
tháng trước. Lượng gỗ teak nhập khẩu về trong quí I/2008 đã đạt hơn 38 nghìn m3 với
kim ngạch 24 triệu USD, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2007. 14

6


Ngoài ra, nhập khẩu nhiều chủng loại gỗ nguyên liệu khác tăng so với cùng kỳ
năm 2007 như: gỗ sồi, gỗ dương, gỗ hương, gỗ tạp, ván lạng, gỗ gõ.... Trong khi đó,
nhập khẩu ván plywood, gỗ anh đào... lại giảm. 14
Bảng 2.1: Danh mục một số chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu chính trong tháng
3/2008 và 3 tháng đầu năm 2008. 14
( Đơn vị tính: USD)
Chủng loại

Tháng 3/2008

Ba tháng đầu năm 2008

Ván MDF


10485296

30598866

Gỗ căm xe

9225017

21863711

Gỗ thông

7410837

18257478

Gỗ bạch đàn

5840065

26023462

Gỗ cao su

5193393

13622097

Gỗ teak


4555773

24314976

Gỗ sồi

4404361

12184560

Ván PB

4347577

10159016

Gỗ dương

3616519

11662816

Gỗ hương

3269315

10555368

Gỗ tạp


3241085

10660832

Ván lạng

2727425

7991020

Ván plywood

1715596

7092583

Gỗ gõ

1450965

3773189

Gỗ trắc

1160788

5997809

Gỗ lim


969909

4868955

Gỗ cẩm lai

953332

1427537

Gỗ dầu

883655

1022675

7


3.2. Giới thiệu sơ lược về gỗ Pyinkado
Tên thương phẩm: Pyinkado
Tên Việt Nam:

Căm xe

Tên khoa học:

Xylia dolabriformis


Họ thực vật:

Fabaceae

Tên các nước lân cận: Irul (India), SoKram (Cambodia), Căm xe (Việt Nam),
Deng ( Thái Lan)….13
2.2.1. Vùng phân bố tự nhiên
Pyinkado có nguồn gốc từ Myanmar và có thể xuất hiện ở Ấn độ, Campuchia,
Thái Lan, Lào, ở Việt Nam cây mọc chủ yếu ở Trung và Nam Bộ, trong các rừng kín
thường xanh hoặc nửa rụng lá. 19
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Cây rụng lá, cây cao từ 30 – 37m, thân cây khá thẳng, hình trụ. Pyinkado là loài
cây ưa sáng, ưa đất cát pha, sinh trưởng chậm.13
2.2.3. Giá trị sử dụng
Gỗ có giác lõi phân biệt, giác màu có xám nâu pha sắc hồng, gỗ lõi có màu
vàng nâu pha sắc đỏ, có vân sẫm nhạt xen kẽ, là loại gỗ nặng và cứng nên khó gia
công.Gỗ Pyinkado rất bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng, thường dùng trong
các công trình xây dựng, đóng tàu đi biển, làm tà vẹt, ván sàn, làm hàng mộc…18

Hình 2.1: Bãi gỗ

8


2.3. Những nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài
Hầu hết các cây rừng trên thế giới đều đã có những nghiên cứu cấu tạo, giải
phẩu, tính chất cơ lý hóa của gỗ nhằm định danh gỗ và để xác định hướng sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên này, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế quốc dân.
Jan. F. Riisdisk và Peter Laning (1994) với “ Physical and Properties of 145
timber” đã đưa ra các chỉ tiêu về tính chất vật lý của 145 loại gỗ.

Trang web cũng đã đưa ra
một số nghiên cứu nước ngoài về đặc điểm và tính chất của Xylia xylocarpa.
2.4. Những nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam
Nguyễn Đình Hưng (1990) đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu một số loài cây gỗ
Việt Nam để định loài theo các đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi.
Phạm Ngọc Nam (1998) đã nghiên cứu một số đặc điểm cấu tạo và tính chất vật
lý của cây gỗ cao su sau trích nhựa cho thấy loại nguyên liệu này nếu được tẩm sấy thì
rất thích hợp cho việc sản xuất hàng mộc.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2001) đã nghiên cứu một số đặc tính gỗ keo lá tràm
cho thấy nguyên liệu này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất giấy và
hàng mộc đặc biệt là hàng mộc giả cổ.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2007) Đã nghiên cứu định danh và định hướng sử
dụng cho 50 loài cây gỗ Việt Nam.
Như vậy, với tình hình như hiện nay khi nguồn nguyên liệu gỗ Việt Nam ngày
càng cạn kiệt và thiếu hụt trầm trọng, hơn 80% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu,
đồng thời hầu hết các nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, tính chất các loại gỗ có giới hạn
và ít đồng bộ. Do vậy, đề tài sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, tính
chất cơ lý hóa của loại gỗ nhập Pyinkado nhằm đáp ứng nhu cầu cho ngành chế biến
lâm sản. Sử dụng gỗ sao cho hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm nhất, đống thời xử lý kịp
thời những khuyết tật sản sinh ra trong quá trình gia công chế biến, để nâng cao giá trị
sử dụng nguồn nguyên liệu này và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

9


Chương 3
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu khảo sát
Vật liệu khảo sát là gỗ Pyinkado có nguồn gốc từ Myanmar. Gỗ lấy mẫu từ
xưởng xẻ của cở sở Hùng Phát. Cơ sở Hùng Phát là một thành viên nhỏ trong doanh

nghiệp Phát Lộc, chuyên xẻ ra những tấm ván mỏng với quy cách khác nhau tùy theo
yêu cầu của khách hàng. Các mẫu dùng để khảo sát tính chất vật lý, cơ học được lấy từ
các thanh gỗ chưa qua xử lý và được gia công theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, thể hiện
đúng mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm. Bột gỗ để khảo sát tính chất hóa học được
lấy trong quá trình cưa xẻ.
3.5. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi gỗ Pyinkado.
- Khảo sát tính chất hóa học: hàm lượng tro, hàm lượng SiO2 trong tro, hàm lượng
chất tan trong dung môi hữu cơ Alcol – Benzen, hàm lượng chất tan trong nước nóng,
hàm lượng chất tan trong NaOH 1%.
- Khảo sát tính chất vật lý: Khối lượng thể tích, độ co rút và dãn nở, độ hút ẩm, độ
hút nước, điểm bão hòa thớ gỗ.
- Khảo sát tính chất cơ học: ứng suất nén dọc thớ, ứng suất nén ngang thớ, ứng suất
trượt dọc thớ, ứng suất trượt ngang thớ, ứng suất uốn tĩnh, ứng suất tách.
3.6. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm dựa trên cơ
sở hệ thống tiêu chuẩn trong nước và thế giới.
- Chọn cây, cắt khúc gia công mẫu, xác định tính chất vật lý, cơ sở của gỗ theo các
TCVN từ 335 – 1970 đến 379 – 1970.
- Nghiên cứu cấu tạo giải phẩu theo Jane (1970) và phân loại đặc điểm cấu tạo gỗ
theo C.T.F.T.

10


- Phân tích một số thành phần hóa học gỗ theo các tiêu chuẩn: T15m-58, T6m-9,
T4m-5, T13m-54, T19m-50.
- Sử dụng phương pháp thống kê xử lý và đánh giá kết quả bằng phần mềm Excel.
Áp dụng phương pháp mô hình hóa xây dựng các hàm toán học để biểu diễn kết
quả nghiên cứu.

3.7. Phương pháp khảo sát đặc điểm cấu tạo
Để mô tả cấu tạo giải phẩu của gỗ một cách chính xác cần tiến hành khảo sát
cấu tạo thô đại và cấu tạo hiển vi.
3.7.1. Dụng cụ thí nghiệm
- Dao cắt vi phẩu
- Kính lúp có độ phóng đại x10
- Kính hiển vi có độ phóng đại x(40  100)
- Một số hóa chất: cồn tuyệt đối, xylen, acidaxetic, dung dịch NaOH, oxi già,
Safranin đỏ,…
- Lame, lamella
3.7.2. Khảo sát cấu tạo thô đại
Quan sát cấu tạo thô đại với mẫu có kích thước 20x50x100 mm (100mm theo
chiều dọc thớ), với kính lúp có độ phóng đại x10. Gỗ chưa xử lý, dùng dao thật bén cắt
một nhát ở vị trí khảo sát sao cho bề mặt quan sát trở nên nhẵn, không bị xơ xướt khi
quan sát bởi ánh sáng phản chiếu để quan sát hình dạng, kích thước của lỗ mạch, mô
mềm, tia gỗ, chiều thớ gỗ, vòng tăng trưởng. Bên cạnh đó có thể nhận biết màu sắc,
mùi vị, độ cứng… Bằng mắt thường quan sát hình dạng bên ngoài của cây. Sử dụng
mặt cắt ngang thân cây để quan sát phân biệt giác lõi, vòng năm.
3.7.3. Khảo sát cấu tạo hiển vi
Để có hình ảnh ba chiều về cấu tạo gỗ chúng ta phải khảo sát ở cả 3 mặt cắt
ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm. Để khảo sát cấu tạo hiển vi cần phải có các tiêu bản rất
mỏng không có bọt khí tương ứng với ba mặt cắt trên và các mặt cắt này được quan sát
dưới kính hiển vi có độ phóng đại x100 đến x400. Để có được các tiêu bản mỏng
chúng tôi cần gia công mẫu với kích thước 10x10x15 (mm).

11


Cách làm tiêu bản
 Làm mềm gỗ: Mẫu được lấy ngẫu nhiên trên các khúc gỗ và được gia công

với kích thước 10x10x15mm, mặt cắt theo đúng 3 chiều: ngang,tiếp tuyến,xuyên tâm
và được làm mềm bằng cách nấu trên nồi cách thủy.Để tăng nhanh quá trình làm mềm
gỗ có thể định kỳ thay nước nóng bằng nước lạnh khoảng 3giờ/lần và tiếp tục đun
nhằm mục đích đuổi không khí ra khỏi gỗ và làm mềm gỗ.Dùng cách xăm thử bằng
vật nhọn để thử độ mềm.Thời gian nấu với gỗ cứng từ 7–10 ngày,gỗ mềm từ 3–5 ngày.
 Cắt phẩu thức: Sau khi làm mềm gỗ, mẫu được kẹp lên máy cắt vi phẩu A.O
sliding microtone và cắt ở độ dày 18 – 20µm. Các phẩu thức được bảo quản trong
nước, chỉ chọn những phẩu thức mỏng, cấu tạo hoàn hảo, không bị nứt. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng phương pháp cắt vi phẩu bằng lưỡi lam để tạo được vi phẩu có
cấu tạo hoàn hảo.
 Khử nước: Phẩu thức được khử nước bằng cách lần lượt ngâm qua 5 đĩa
petri có chứa dung dịch nước và cồn với tỷ lệ cồn/nước tăng dần theo tỷ lệ 1/10, 3/10,
5/10, 7/10 và sau cùng là cồn tuyệt đối. Các dung dịch này có tác dụng loại trừ nước
liên kết trong phẩu thức ra một cách từ từ, tránh sự co rút đột ngột có thể làm tế bào bị
co rút. Thời gian khử nước qua mỗi tỷ lệ cồn/nước khoảng 15 phút.
 Nhuộm màu: Thuốc nhuộm được dùng là safranin đỏ, là thuốc nhuộm màu
được pha chế bằng cách trộn lẫn tỷ lệ bằng nhau của bão hòa safranin trong cồn với
dung dịch bão hòa anilin trong cồn ( 3cc anilin trong 100cc cồn). Dung dịch này cần
được giữ một thời gian trước khi dùng. Sau khi nhuộm màu có thể rửa lại bằng dung
dịch cồn tuyệt đối để loại bỏ màu thừa.
 Lên tiêu bản: Để lên tiêu bản bằng keo Canada, phẩu thức cần rửa cồn, hơ
nóng và làm sáng bằng xylen. Mỗi kính Lame mang 3 phẩu thức tương ứng với mặt
cắt ngang sẽ được định hướng sao cho tia gỗ vuông góc với cạnh dài của kính Lame. Ở
các mặt tiếp tuyến và xuyên tâm cần được bố trí sao cho chiều dọc thớ được định
hướng cũng như trên. Sử dụng một lượng keo rất nhỏ thước khi hạ kính đậy vật. Khi
hạ kính cần thận trọng, có thể dùng vật nặng đè lên.

12



×