Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ HÓA CỦA GỖ SAO XANH (Hopea ferrea)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ HÓA
CỦA GỖ SAO XANH (Hopea ferrea)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ ÁNH LOAN
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 07/2008


KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT
CƠ LÝ HÓA CỦA GỖ SAO XANH (Hopea ferrea)

Tác giả

NGUYỄN THỊ ÁNH LOAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Tháng 07 năm 2008
i



LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi luôn nhận
được sự dạy bảo của Thầy Cô, sự quan tâm giúp đỡ và động viên của gia đình và
bạn bè. Nhân dịp này, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu và toàn thể Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Lâm Nghiệp và Bộ môn Chế Biến
Lâm Sản đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt khóa học.
- Trung tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh – Trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là anh Vương Hồ Vũ đã giúp chúng tôi tiến hành
thí nghiệm phân tích hàm lượng tro và Silic.
- Quý Thầy Cô của phòng thí nghiệm Sức Bền Vật Liệu thuộc trường
Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Kỹ Thuật 3, đặc biệt là anh
Nguyễn Hồ Nam – Trưởng phòng Thí nghiệm Xây dựng đã giúp chúng tôi trong việc
thử ứng suất gỗ.
- Xin cảm ơn anh Kiên – Chủ xưởng xẻ Công ty Thái Bình đã cung cấp gỗ
làm thí nghiệm. Đồng thời xin cảm ơn anh chị em công nhân của Công ty Phú Hưng
Thịnh đã giúp tôi gia công mẫu.
Đặc biệt xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Cô ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
và Thầy TS. Phạm Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tôi trong
suốt quá trình học cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2008
Nguyễn Thị Ánh Loan

ii



TÓM TẮT

1. Tên đề tài: “Khảo sát cấu tạo và tính chất cơ lý hóa của gỗ Sao xanh (Hopea ferrea)”
2. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/04/2008 đến ngày 01/07/2008.
3. Địa điểm nghiên cứu:
- Phòng thí nghiệm Khoa học gỗ - Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
- Phòng thí nghiệm của Trung tâm Phân tích thí nghiệm Hóa Sinh - Trường
Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
- Phòng thí nghiệm Sức bền vật liệu - Trường Đại học Bách Khoa
TP.Hồ Chí Minh
- Gỗ Sao xanh được lấy ở xưởng xẻ của Công ty Thái Bình (245 đường Hoàng
Hữu Nam, Phường Tân Phú, Quận 9, TP. HCM)
- Mẫu được gia công tại: Công ty Phú Hưng Thịnh (80 đường Dương Đình Hội,
Khu phố 5, Phường Phước Long B, Q.9, TP.HCM).
4. Phương pháp nghiên cứu
 Chọn cây, cắt khúc gia công mẫu, xác định tính chất vật lý và cơ học của gỗ
theo các TCVN từ 340 – 1970 đến 367 – 1970.
 Nghiên cứu cấu tạo giải phẩu theo Jane (1970) và phân loại đặc điểm cấu tạo
gỗ theo C.T.F.T.
 Phân tích một số thành phần hóa học gỗ theo các tiêu chuẩn: Tappi standard
T3m, Tappi standard T15m – 58, Tappi standard T6m – 58, Tappi standard T1, Tappi
standard T4m – 59.
 Sử dụng phần mềm Excel và phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả
thu được.
 Dựa vào phương pháp mô hình hóa thống kê để xây dựng các hàm toán học
và biểu đồ biểu diễn kết quả nghiên cứu.
iii



4. Kết quả thu được:
- Cấu tạo thô đại: Gỗ có giác lõi phân biệt, màu vàng nâu, mặt gỗ khá mịn,
nặng trung bình. Ống dẫn nhựa hiện rõ khi phơi nắng, đồng thời gỗ chuyển sang
nâu đỏ.
- Cấu tạo hiển vi: Lỗ mạch hình tròn, oval, phân bố chủ yếu theo hình thức đơn
phân tán, theo đường chéo. Mật độ mạch 14 lỗ/mm2, đường kính lỗ mạch theo
chiều tiếp tuyến trung bình là 167,14 µm, theo chiều xuyên tâm trung bình là
132,86 µm. Chiều dài ống mạch trung bình là 977,14 µm. Tấm xuyên mạch đơn.
Mô mềm phân tán, vây quanh mạch hình cánh. Tia dị bào, bề rộng biến động từ
2 – 5 hàng tế bào, chiều cao từ 11 – 26 hàng tế bào. Mật độ trung bình là 7 tia/mm.
Sợi gỗ có dạng hình kim khá thẳng, chiều dài sợi trung bình là 1368,57 µm. Tế bào sợi
có vách ngăn ngang. Ống dẫn nhựa dọc tập trung thành dãy tiếp tuyến. Đường kính
trung bình là 64,24 µm.
- Tính chất vật lý: Dcb = 0,74 g/cm3, độ hút ẩm 12,89 % (40 ngày), độ hút nước
95,54% (40 ngày). Tỷ lệ co rút tếp tuyến 6,36%, tỷ lệ co rút xuyên tâm 3,30%. Độ ẩm
thăng bằng MC = 11,43%, WFSP = 22,55%.
- Tính chất cơ học: Ứng suất nén dọc 529,23 (kG/cm2), ứng suất uốn tĩnh
1175,89 (kG/cm2), ứng suất nén ngang cục bộ xuyên tâm 308,06 (kG/cm2), ứng suất
trượt dọc tiếp tuyến 118,83 (kG/cm2), ứng suất tách tiếp tuyến 24,75 (kG/cm).
- Thành phần hóa học: Tro (%) = 0,60 %, SiO2 (%) = 4,97 %, hàm lượng
chất tan trong Alcol – Benzen (%) = 17,84 %, hàm lượng chất tan trong
nước nóng (%) = 8,03 %, hàm lượng chất tan trong NaOH (%) = 19,26 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa....................................................................................................................i
Lời cảm tạ ................................................................................................................ ii

Tóm tắt......................................................................................................................iii
Mục lục ..................................................................................................................... v
Danh sách các ký hiệu và chữ viết tắt......................................................................viii
Danh sách các hình ................................................................................................... x
Danh sách các bảng ..................................................................................................xi
Danh sách các đồ thị ................................................................................................xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN....................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về cây Sao xanh ................................................................................ 4
2.1.1. Đặc điểm, phân bố tự nhiên ...................................................................... 4
2.1.2. Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu ............................................................ 5
2.2. Hiện trạng rừng cây họ Sao dầu ........................................................................ 7
2.2.1. Hiện trạng rừng cây họ Dầu ở Lào............................................................ 7
2.2.2. Hiện trạng rừng nghèo vùng Đông Nam bộ.............................................. 8
2.3. Những nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước....................................... 11
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 13
3.1. Vật liệu khảo sát ............................................................................................... 13
3.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 13
3.4. Phương pháp khảo sát đặc điểm cấu tạo........................................................... 14
3.4.1. Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................. 14
3.4.2. Khảo sát cấu tạo thô đại ........................................................................... 14
3.4.3. Khảo sát cấu tạo hiển vi ........................................................................... 15
v


3.4.4. Tách mô sợi .............................................................................................. 16
3.5. Phương pháp phân tích thành phần hóa học ..................................................... 17

3.5.1. Thí nghiệm xác định độ ẩm...................................................................... 17
3.5.2. Thí nghiệm xác định hàm lượng tro.............................................................18
3.5.3. Thí nghiệm xác định hàm lượng SiO2 trong tro...........................................18
3.5.4. Thí nghiệm xác định hàm lượng chất tan trong dung môi hữu cơ
Alcol – Benzen.................................................................................................................19
3.5.5. Thí nghiệm xác định hàm lượng chất tan trong nước nóng ..................... 20
3.5.6. Thí nghiệm xác định hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1% .... 21
3.6. Phương pháp khảo sát tính chất vật lý.............................................................. 23
3.6.1. Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................. 23
3.6.2. Xác định độ hút ẩm .................................................................................. 23
3.6.3. Xác định độ hút nước ............................................................................... 24
3.6.4. Xác định khối lượng thể tích.................................................................... 24
3.6.5. Xác định tỷ lệ co dãn các chiều................................................................ 25
3.6.6. Xác định tỷ lệ co dãn thể tích................................................................... 26
3.6.7. Xác định hệ số co dãn .............................................................................. 27
3.6.8. Xác định điểm bão hòa thớ gỗ ................................................................. 28
3.7. Phương pháp khảo sát tính chất cơ học ............................................................ 28
3.7.1. Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................. 29
3.7.2. Ứng suất nén dọc thớ ............................................................................... 29
3.7.3. Ứng suất nén ngang thớ ........................................................................... 30
3.7.4. Ứng suất trượt dọc thớ ............................................................................. 31
3.7.5. Ứng suất trượt ngang thớ ......................................................................... 32
3.7.6. Ứng suất uốn tĩnh ..................................................................................... 33
3.7.7. Ứng suất tách............................................................................................ 34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 35
4.1. Đặc điểm cấu tạo của gỗ Sao xanh ................................................................... 35
4.1.1. Cấu tạo thô đại ......................................................................................... 35
4.1.2. Cấu tạo hiển vi ......................................................................................... 36
vi



4.2. Thành phần hóa học.......................................................................................... 40
4.2.1. Độ ẩm ....................................................................................................... 40
4.2.2. Hàm lượng tro .......................................................................................... 40
4.2.3. Hàm lượng SiO2 trong tro ........................................................................ 40
4.2.4. Hàm lượng chất tan trong dung môi hữu cơ Alcol – Benzen .................. 41
4.2.5. Hàm lượng chất tan trong nước nóng ...................................................... 41
4.2.6. Hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1%...................................... 41
4.3. Tính chất vật lý ................................................................................................. 43
4.3.1. Khối lượng thể tích................................................................................... 43
4.3.2. Độ hút ẩm ................................................................................................. 44
4.3.3. Độ hút nước.............................................................................................. 45
4.3.4. Tỷ lệ co dãn .............................................................................................. 47
4.3.5. Hệ số co dãn ............................................................................................. 49
4.3.6. Độ ẩm bão hòa thớ gỗ - Độ ẩm thăng bằng ............................................. 49
4.4. Tính chất cơ học ............................................................................................... 50
4.4.1. Ứng suất nén dọc...................................................................................... 51
4.4.2. Ứng suất nén ngang thớ ........................................................................... 53
4.4.3. Ứng suất trượt .......................................................................................... 55
4.4.4. Ứng suất uốn tĩnh ..................................................................................... 56
4.4.5. Ứng suất tách............................................................................................ 57
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 61
5.1. Kết luận............................................................................................................. 61
5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 63
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 65

vii



DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

Thứ nguyên

Wa

Độ hút ẩm

%

Wn

Độ hút nước

%

Wbh

Độ ẩm bão hòa

%

Wtb

Độ ẩm thăng bằng


%

m0

Khối lượng khô kiệt

g

ma

Khối lượng sau khi hút ẩm, hút nước

g

Yt, Yx, Yl

Tỷ lệ co rút, dãn nở tiếp tuyến, xuyên tâm, dọc thớ

%

YVcr, YVdn

Tỷ lệ co rút, dãn nở thể tích

%

TT, XT, L

Kích thước chiều tiếp tuyến, xuyên tâm, dọc thớ


KVcr, KVdn

Hệ số co rút, dãn nở thể tích

Kt, Kx, Kl

Hệ số co rút, dãn nở tiếp tuyến, xuyên tâm, dọc thớ

Vt

Thể tích gỗ tươi

cm3

V0

Thể tích gỗ khô kiệt

cm3

Vtb

Thể tích gỗ ở độ ẩm thăng bằng

cm3

Dcb, D0, Dkk

Khối lượng thể tích cơ bản, khô kiệt, khô trong không khí


nd

Ứng suất nén dọc

(kG/cm2)

nncbtt

Ứng suất nén ngang cục bộ tiếp tuyến

(kG/cm2)

nncbxt

Ứng suất nén ngang cục bộ xuyên tâm

(kG/cm2)

nntbtt

Ứng suất nén ngang toàn bộ tiếp tuyến

(kG/cm2)

nntbxt

Ứng suất nén ngang cục bộ xuyên tâm

(kG/cm2)


tdtt

Ứng suất trượt dọc tiếp tuyến

(kG/cm2)

viii

mm

g/cm3


tdxt

Ứng suất trượt dọc xuyên tâm

(kG/cm2)

ut

Ứng suất uốn tĩnh

(kG/cm2)

ttt

Ứng suất tách tiếp tuyến

(kG/cm2)


txt

Ứng suất tách xuyên tâm

(kG/cm2)

X

Giá trị trung bình

Sd

Độ lệch chuẩn

Cv

Hệ số biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

KLTT

Khối lượng thể tích


DTTN

Diện tích tự nhiên

LT, TN

Lý thuyết, Thực nghiệm

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Nội dung

Trang

3.1

Dụng cụ và hóa chất lên tiêu bản

16

3.2

Thí nghiệm chưng cất bột gỗ trong Alcol – Benzen


19

3.3

Thí nghiệm xác định hàm lượng chất tan trong nước nóng

20

3.4

Thí nghiệm xác định hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1%

21

3.5

Mẫu xác định độ hút ẩm

22

3.6

Mẫu xác định độ hút nước, co dãn các chiều

23

3.7

Mẫu xác định khối lượng thể tích, co dãn thể tích


24

3.8

Mẫu thí nghiệm ứng suất nén dọc

29

3.9

Mẫu thí nghiệm ứng suất nén ngang cục bộ

30

3.10

Mẫu thí nghiệm ứng suất nén ngang toàn bộ

31

3.11

Mẫu thí nghiệm ứng suất trượt dọc

32

3.12

Mẫu thí nghiệm ứng suất trượt ngang


33

3.13

Mẫu thí nghiệm ứng suất uốn tĩnh

34

3.14

Mẫu thí nghiệm ứng suất tách

34

4.1

Cấu tạo thô đại của gỗ Sao xanh

36

4.2

Mặt cắt ngang, tiếp tuyến, xuyên tâm của gỗ Sao xanh

37

4.3

Tế bào mô mềm hình cánh, lỗ thông ngang và sợi


38

4.4

Ống dẫn nhựa và chất chứa trong mạch gỗ, tế bào tia gỗ

38

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Sự phân bố của cây họ Sao dầu ở Lào (2003)

7

2.2

Diện tích rừng nghèo vùng Đông Nam bộ

8


2.3

Diễn biến diện tích rừng nghèo các tỉnh vùng Đông Nam Bộ

8

2.4

Chế độ sấy gỗ ở nhóm II

12

4.1

Bảng phân cấp kích thước tế bào mạch gỗ

37

4.2

Bảng phân cấp một số đặc điểm của mạch gỗ

38

4.3

Bảng phân cấp kích thước tế bào sợi gỗ

38


4.4

Bảng phân cấp các đặc điểm của tia gỗ

38

4.5

So sánh thành phần hóa học của một số loại gỗ

42

4.6

Khối lượng thể tích của gỗ Sao xanh

43

4.7

Bảng phân nhóm theo KLTT theo TCVN 1072 – 71

43

4.8

Độ hút ẩm của gỗ Sao xanh

44


4.9

So sánh độ hút ẩm của gỗ Sao xanh với một số loại gỗ họ Dầu khác

45

4.10

Độ hút nước của gỗ Sao xanh

45

4.11

So sánh độ hút nước của gỗ Sao xanh với một số loại gỗ họ Dầu khác

46

4.12

Tỷ lệ co dãn của gỗ Sao xanh

47

4.13

Bảng phân nhóm gỗ theo độ co rút XT, TT

47


4.14

So sánh tỷ lệ TT/XT của gỗ Sao xanh với một số loại gỗ họ Dầu

48

4.15

Sự tương quan giữa khối lượng thể tích và co rút thể tích

48

4.16

Hệ số co dãn của gỗ Sao xanh

49

4.17

Độ ẩm bão hòa thớ gỗ - Độ ẩm thăng bằng của gỗ Sao xanh

50

4.18

So sánh độ ẩm bão hòa của gỗ Sao xanh với một số loại gỗ họ Dầu

50


xi


4.19

Hệ số () điều chỉnh độ ẩm

51

4.20

Tính chất cơ lý của gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1072 – 71)

51

4.21

Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Sao xanh

52

4.22

So sánh ứng suất nén dọc của gỗ Sao xanh với một số gỗ họ Dầu

52

4.23

Ứng suất nén ngang thớ của gỗ Sao xanh


53

4.24

Ứng suất trượt của gỗ Sao xanh

55

4.25

Ứng suất uốn tĩnh theo phương tiếp tuyến của gỗ Sao xanh

57

4.26

Ứng suất uốn tĩnh và KLTT một số loại gỗ họ Dầu

57

4.27

Phân hạng gỗ theo cường độ

57

4.28

Ứng suất tách của gỗ Sao xanh


58

4.29

Bảng phân nhóm gỗ theo ứng suất tách

58

4.30

Một số đặc điểm cấu tạo và tính chất cơ, lý, hóa của gỗ Sao xanh

59

xii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị

Nội dung

Trang

4.1

Sức hút ẩm của gỗ Sao xanh


44

4.2

Sức hút nước của gỗ Sao xanh

45

4.3

Mối quan hệ giữa độ hút nước và khối lượng thể tích

46

4.4

Đường biểu diễn TN và LT sự tương quan giữa Dcb và ứng suất nén dọc 52

4.5

So sánh ứng suất nén ngang giữa các loại gỗ

54

4.6

So sánh ứng suất trượt giữa các loại gỗ

56


xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2006, các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ Việt Nam đã đạt
kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD, nhưng chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu,
phụ kiện sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ đã lên tới trên 1 tỷ USD.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2008,
kim ngạch xuất khẩu gỗ toàn ngành đạt 1,2 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm
2007. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu gỗ
nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng
456 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2007. Đây là sự khởi đầu tốt đẹp của
ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng mạnh cho thấy nhu cầu
gỗ nguyên liệu cho sản xuất tiếp tục tăng. Dự báo, các tháng tiếp theo nhập khẩu gỗ
nguyên liệu các loại sẽ tiếp tục tăng. [17]
Về chủng loại gỗ nhập khẩu: tháng 5/2008 ván MDF vẫn là chủng loại có
kim ngạch nhập khẩu lớn nhất 9,68 triệu USD, tăng 14,4% so tháng 4, nhưng tiếp tục
giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, 2 tháng gần đây kim ngạch nhập khẩu
ván MDF giảm so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng nhập khẩu ván
MDF vẫn tăng 2,9% so cùng kỳ, đạt 48,7%. Giá nhập khẩu ván MDF trung bình tháng
5/2008 ở mức 279 USD/m3, cao hơn giá trung bình tháng 4 là 5 USD/m3 và cao hơn so
với giá nhập trung bình cùng kỳ năm ngoái 14USD/m3. Giá ván mỏng MDF 2 – 6 cm
tiếp tục giảm tại thị trường Trung Quốc, nhà cung cấp ván MDF lớn nhất cho VN.
Do sự cạnh tranh ngày càng mạnh trên thị trường, nhiều công ty Trung Quốc đã hạ giá
xuất xưởng MDF. Đây là thông tin thuận lợi cho các DN nhập gỗ nguyên liệu của
Việt Nam. [17]

1



Nhập khẩu gỗ bạch đàn tiếp tục tăng đạt 36.600 m3, kim ngạch 8,67 triệu USD,
tăng 10,9% về lượng và tăng 17,4% về trị giá so tháng trước. Giá nhập khẩu trung bình
tháng 5 ở mức 236 USD/m3, cao hơn tháng 4 là 6,3%. Tính chung 5 tháng nhập
181.670 m3, kim ngạch 42,24 triệu USD, tăng 38% về lượng và tăng 51% về trị giá so
cùng kỳ. Giá nhập trung bình 5 tháng ở mức 333 USD/m3, cao hơn 10% so cùng kỳ.
[17]
Lượng gỗ Teak nhập khẩu tháng 5 tăng mạnh so tháng 4, đạt 10.670 m3,
kim ngạch 7,2 triệu USD, tăng 9,9% về lượng và tăng 44% về trị giá. Trị giá tăng
mạnh vì trong tháng 5 lượng gỗ teak cỡ lớn nhập về nhiều. Do đó, giá nhập trung bình
tháng 5 là 663 USD/m3, cao hơn các tháng trước. [17]
Nhập khẩu gỗ thông tiếp tục giảm, kim ngạch đạt 5,87 triệu USD, giảm 13%.
5 tháng đầu năm 2008 đạt 30,97 triệu USD, giảm 26,5% so cùng kỳ. Giá trung bình
tháng 5 là 217 USD/m3, thấp hơn 4 USD/m3 so tháng 4. [17]
Kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su tháng 5 tăng 22% so tháng 4, đạt 4,58 triệu
USD. Nhìn chung, tình hình nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ đầu năm đến nay
không được khả quan, giá cao đã ảnh hưởng đến nguồn cung. 5 tháng kim ngạch nhập
khẩu gỗ cao su giảm tới 40% so cùng kỳ, chỉ đạt 21,9 triệu USD. Giá trung bình tháng
5 là 216 USD/m3. [17]
Như vậy, theo số liệu trên, giá nhập khẩu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng và
sẽ có nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu, đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải tìm cách dự trữ
nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong khi đó ở Việt Nam có một nguồn tài nguyên rừng
đa dạng và phong phú, mà họ Dầu chiếm đa số. Trong đó, Sao xanh là loại gỗ tốt,
cường độ cơ học cao, có khả năng kháng nấm mốc mối mọt.
Gỗ là loại vật liệu rất được ưa chuộng nhưng lại là vật liệu dị hướng, vô cùng
khó tính. Tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng, khí hậu, thổ nhưỡng mà đặc tính của
từng loài, từng cây, thậm chí các vị trí trên cùng một cây có thể rất khác nhau. Ở
Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu hoàn chỉnh về đặc tính của gỗ Sao xanh.
Vì vậy việc nghiên cứu cấu tạo, tính chất cơ lý hóa của gỗ Sao xanh để đưa ra hướng

sử dụng hợp lý, hạn chế tối đa khuyết tật là rất cần thiết.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ, lý, hóa của gỗ Sao xanh làm cơ sở
cho việc định danh và giải thích bản chất các hiện tượng sản sinh trong quá trình
gia công chế biến và sử dụng gỗ, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các
công nghệ thích hợp, tính toán các chỉ tiêu sức bền cho kết cấu sản phẩm mộc. Từ đó
định hướng sử dụng loại gỗ này một cách hợp lý nhất.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về cây Sao xanh
- Tên Việt Nam: Sao xanh, Sao đào, Săng đào
- Tên thương mại: Giam
- Tên gọi ở các lân cận: Takhian – rak, takhian – hin (Thái Lan); giam
(Malaysia); yakal (Philippin); luis (Bruney); Balau (Indonesia); thingyan (Myanma);
koki (Campuchia) [1] [16]
- Tên khoa học: Hopea ferrea
- Họ thực vật: Dipterocarpaceae (Dầu)
- Chi: Hopea (Sao)
2.1.1. Đặc điểm, phân bố tự nhiên
- Trên Thế giới: Chi Sao gồm 203 loài như: H, acuminata, H. aequalis, H.
albescens, H. altocollina, H. andamanica, H. andersonii, H. andersonii basalticola, H.
anomala, H. apiculata, H. aptera, H. argentea, H. aspera, H. auriculata, H. avellana,
H. avellanea, H. balangeran, H. bancana, H. basilanica, H. beccariana, H.

bilitonensis, H. bonariensis, H. borneensis, H. brachyptera, H. bracteata, H.
brevipetiolaris, H. bullatifolia, H. cagayanensis, H. canarensis, H. celebica, H.
celtidifolia, H. centipeda, H. cernua, H. chinensis, H. conduplicata, H. cordata, H.
cordifolia, H. coriacea, H. curtisii, H. dalingdingan, H. dasyrrachis, H. dasyrrhachia,
H. dasyrrhachis, H. dealbata, H. decandra, H. depressinerva, H. discolor, H.
diversifolia, H. dolosa, H. dryobalanoides, H. dyeri, H. eglandulosa, H.
enicosanthoides, H. erosa, H. exalata, H. fagifolia, H. faginea, H. ferrea, H.
ferruginea, H. floribunda, H. fluvialis, H. forbesii, H. foxworthyi, H. fulvialis, H.
garanbuaya, H. garangbuaya, H. glabra, H. glabrifolia, H. glaucescens, H. globosa,
4


H. glutinosa, H. gracilis, H. grandiflora, H. gratissima, H. gregaria, H. griffithii, H.
grisea, H. hainanensis, H. hasskarliana, H. heimiana, H. helferi, H. hongayanensis, H.
hongayensis, H. inexpectata, H. intermedia, H. iriana, H. jacobi, H. javanica, H.
jianshu, H. johorensis, H. jucunda, H. jucunda jucunda, H. jucunda modesta, H.
juncunda, H. kelantanensis, H. kerangasensis, H. laevifolia, H. laevis, H. lanceolata,
H. latifolia, H. laxa, … Phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á. [21]
- Ở Việt Nam: họ Dầu gồm 45 loài với 7 chi là Dipterocarpus (Dầu), Hopea
(Sao), Anisoptera (Vên vên), Parashorea (Chò), Shorea (Sến), Vatica (Táu),
Pentacme. Gỗ của chi Sao ở Việt Nam đã được Lecomte nghiên cứu 2 loài,
Nguyễn Đình Hưng nghiên cứu 4 loài. Cây Sao xanh thường phân bố trong các tỉnh
miền Nam: Gia Lai – Kontum, Đắc Lắc, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, … [4]
- Một số đặc điểm hình thái của cây Sao xanh: Cây gỗ thường xanh,
tán hình cầu, thân thẳng hình trụ, cao 20 – 35 m, đường kính trung bình 70 – 80 cm.
Vỏ màu xám nứt nông, dày 1 – 1,2 cm. Lá đơn mọc cách, hình trứng nhọn, dài
4 – 6 cm, rộng 2 – 4 cm, hai mặt nhẵn bóng, gân bên nhỏ, song song. Cuống lá dài
9 – 11 mm, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá hay đầu cành.
Cánh hoa màu trắng. Quả có 5 cánh, với 3 cánh nhỏ không bằng nhau, 2 cánh lớn màu
vàng, dài 30 – 38 mm, thuôn tròn ở đỉnh, rất thót ở gốc có 7 gân song song. Quả hình

trụ, nhỏ màu nâu hay đen bóng, dài 8 – 12 mm, rộng 3 – 5 mm, vỏ gần như nạc và có
rất nhiều nhựa dầu. Mùa quả tháng 3 – 4. [19]
2.1.2. Hệ sinh thái rừng thưa cây họ Dầu (rừng khộp) [15]
a. Phân bố
Rừng khộp phân bố tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai. Ngoài ra còn có ở
Di Linh (Lâm Đồng) và những đám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình
Thuận, Sông Bé, Tây Ninh v.v... Rừng khộp phân bố từ vĩ độ 140B (Gia Lai) đến vĩ độ
110B (Tây Ninh), và phân bố tập trung ở độ cao 400 – 800 m so với mặt nước biển.
b. Điều kiện sinh thái
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh nhưng có một
mùa khô điển hình. Tổng tích nhiệt hàng năm từ 7.500 - 9.0000C. Nhiệt độ không khí
5


trung bình hàng năm từ 210 – 270C. Nhiệt độ không khí tối cao dưới 400C. Nhiệt độ
không khí tối thiểu không dưới 100C.Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 – 1800
mm . Khí hậu có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm
đến 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô khắc nghiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. Hàng năm có 4 - 6 tháng khô, 1 - 2 tháng hạn, 1 tháng kiệt.
Điều kiện thuỷ văn cũng gây ảnh hưởng đến chế độ nước của rừng khộp.
Trong mùa khô, nước mặt và nước ngầm ở rừng khộp rất cạn kiệt. Hệ thống sông suối
ở cao nguyên không nhiều như đồng bằng. Nước là vấn đề quan trọng đối với Tây
Nguyên, nhất là trong mùa khô. Mùa mưa lại mưa tập trung gây úng ngập hình thành
nên những nhóm kiểu lập địa rừng khộp khác nhau.Độ ẩm không khí trung bình năm
80 - 85%, trong mùa khô độ ẩm không khí chỉ có 72 – 73%.
- Đất: Đất rừng khộp thuộc loại xấu, chủ yếu là các loại đất xám đỏ phát triển
trên đá bazan, granit có tầng đất mỏng, kết vón mạnh, có nơi đang xuất hiện đá ong.
Do xói mòn tầng đất mặt, nhiều nơi có đá lộ trên mặt đất. Cháy rừng hàng năm tiêu
huỷ lớp phủ thực bì. Do vậy, tầng đất mặt mỏng và khô cứng, thậm chí có nơi không
có tầng A, có nơi không có tầng B, tầng C lộ gần mặt đất. Cấu tượng đất bị phá vỡ.

Mùa mưa đất kết dính gây úng nước, mùa khô lượng bốc hơi mặt đất nhanh, không có
khả năng giữ độ ẩm, dễ gây hạn hán. Rừng khộp phân bố trên 7 loại đất như sau:
+ Đất xương xẩu trên đá mẹ phiến thạch sét, thường xuất hiện loài dầu đồng
(Dipterocarpus tuberculatus ) chiếm ưu thế.
+ Đất Feralit vàng nhạt trên đá mẹ sa phiến thạch, thạch anh, riolit, thường
xuất hiện loài dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) chiếm ưu thế.
+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, thường xuất hiện những loài cây chịu
hạn, thường xuất hiện loài dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus)
+ Đất nâu sẫm có tầng đất sét trên phù sa cổ, thường xuất hiện loài
chiêu liêu lông (Terminalia citrina), dầu đồng, cà chít (Shorea obtusa) v.v…
+ Đất phù sa bạc mầu glây, thường xuất hiện loài dầu trà beng, dầu đồng
v.v…

6


+ Đất xám bạc màu trên sản phẩm dốc tụ, thường xuất hiện loài dầu đồng,
dầu trà beng v.v…
+ Đất đỏ bazan tầng đất mỏng, thường xuất hiện loài dầu trà beng.
Chế độ ngập nước trong mùa mưa là một trong những nhân tố chủ đạo tham gia
vào quá trình phát sinh rừng khộp. Những loài cây thường xanh khác không thích nghi
được với điều kiện ngập nước thì không thể chung sống được với các loài cây của rừng
khộp. Căn cứ vào chế độ ngập nước trong mùa mưa, có thể chia kiểu lập địa rừng khộp
thành 4 nhóm lập địa sau đây:
 Nhóm I: ngập úng kéo dài trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô.
Những loài cây không thích nghi được với ngập úng và chịu hạn thì sẽ không thể
xuất hiện được.
 Nhóm II: ngập nước trung bình, tầng glây sâu hơn, đất lẫn nhiều sỏi đá
ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.
 Nhóm III: Đất thoát nước, tầng đất dày, không có hiện tượng lây. Các loài

cây rừng khộp sinh trưởng thuận lợi.
 Nhóm IV: Đất thoát nước nhưng tầng đất mỏng, luôn thiếu nước và
nghèo dinh dưỡng nên cây rừng sinh trưởng kém.
2.2. Hiện trạng rừng cây họ Dầu
2.2.1. Hiện trạng rừng cây họ Dầu ở Lào [18]
Cây họ Dầu ở Lào có 6 chi: Anisoptera, Dipterocarpus, Hopea, Parashorea,
Shorea, Vatica và 27 loài. Cây họ Dầu đóng vai trò quan trọng chiếm 50 – 70% sản
lượng gỗ tròn và gỗ xẻ của Lào
Bảng 2.1: Sự phân bố của cây họ Sao dầu ở Lào (2003)
Loại rừng

Diện tích (triệu ha)

Tỷ lệ %

Rừng khộp

11 206.5

60 (12–19 loài)

Rừng hỗn giao

8 334.9

30 (6–8 loài)

Rừng thường xanh

1 146.5


10 (2–3 loài)
7


2.2.2. Hiện trạng rừng nghèo vùng Đông Nam bộ (theo Cục Lâm nghiệp)
a. Diện tích
Theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng năm 2006, diện tích rừng nghèo
thuộc vùng Đông Nam bộ thể hiện như sau:
Bảng 2.2: Diện tích rừng nghèo vùng Đông Nam bộ [24]
Diện tích rừng nghèo (ha)

TT

Tỉnh

DTTN

Có rừng

1

Ninh Thuận

336.000

148.987

18.761


683

15.566

2.512

2

Bình Thuận

783.255

285.902

32.710

5.495

16.766

10.449

3

Đồng Nai

590.215

155.801


29.993

21.326

2.824

5.843

4

Bình Phước

687.560

133.591

9.136

236

2.070

6.829

5

Tây Ninh

402.923


44.126

2.847

2.847

Bà Rịa Vũng Tàu 197.514

28.243

7.489

7.489

6

Tổng

Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

7

Bình Dương

268.347

15.716

-


-

-

-

8

TP.HCM

209.524

35.268

-

-

-

-

Tổng

3.475.338

847.633

100.935


38.075

37.226

25.634

Bảng 2.3: Diễn biến diện tích rừng nghèo các tỉnh vùng Đông Nam Bộ [24]
TT

Tỉnh

Năm 1999 (ha)

Năm 2006 (ha)

Tăng+/giảm- (ha)

1

Ninh Thuận

3.928

18.761

+14.833

2

Bình Thuận


16.787

32.710

+15.923

3

Đồng Nai

39.502

29.993

-9.509

4

Bình Phước

14.373

9.136

-5.237

5

Tây Ninh


2.090

2.847

+757

6

Bà Rịa Vũng Tàu

7.579

7.489

-90

7

Bình Dương

-

8

TP.HCM

-

Tổng


84.259

100.935
8

+16.676


Như vậy, diện tích đất có rừng 847.633 ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên toàn
vùng Đông Nam Bộ. Trong diện tích đất có rừng thì rừng nghèo chiếm tới 11,9% (đặc
dụng 4,5%; phòng hộ 4,4%; sản xuất 3,0%). Tỷ lệ rừng nghèo các tỉnh: Bà Rịa Vũng
Tàu (26,5%), Đồng Nai (19,3%), Ninh Thuận (12,6%), Bình Thuận (11,4%), Bình
Phước (6,8%), Tây Ninh (6,5%) TP.HCM
b. Diễn biến rừng nghèo vùng Đông Nam bộ. [24]
Theo kết quả kiểm kê năm 1999 so với kiết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng
năm 2006, diện tích rừng nghèo vùng Đông Nam bộ gia tăng rất lớn. Tổng diện tích
rừng nghèo các tỉnh vùng ĐNB năm 1999 là 84.259 ha, đến năm 2006 tăng lên
100.935 ha (tăng 16.676 ha), trong đó Bình Thuận là một trong những tỉnh có rừng
nghèo tăng mạnh nhất (15.923 ha), tiếp đến là Ninh Thuận (14.833 ha), Tây Ninh
(757 ha).
c. Một số nguyên nhân của việc gia tăng rừng nghèo vùng Đông Nam bộ [24]
- Nhu cầu sử dụng gỗ và các loại lâm sản ngày càng gia tăng ở nội vùng hiện tại
cũng như theo dự báo trong tương lai kéo theo là việc khai thác bất hợp pháp trong
nhiều năm qua ở ĐNB vẫn còn xảy ra đến mức nghiêm trọng. Rừng bị suy thoái hóa ở
mức độ khác nhau hình thành các khu rừng nghèo kiệt rộng lớn (chiếm 11,9% diện tích
đất có rừng). Việc khôi phục lại rừng nghèo ở đây quả là một thách thức không nhỏ
đối với ngành Lâm nghiệp.
- Những kết quả bước đầu nghiên cứu lâm sinh về kỹ thuật làm giàu rừng tự nhiên
nghèo kiệt vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Các quy trình kỹ thuật lâm sinh về

khôi phục rừng nghèo chưa được xây dựng một cách có hệ thống.
d. Một số đặc điểm về cấu trúc lâm phần của trạng thái rừng nghèo tại vùng
Đông Nam bộ. [24]
- Cấu trúc chiều cao lâm phần:
+ Ở tầng vượt tán, chiều cao trung bình từ 15 - 25 m, kết cấu bị phá vỡ
hoàn toàn. Đường kính bình quân của tầng vượt tán là 55 cm. Tổng diện ngang của
tầng vượt tán rất thấp 0,25 m2/ha, bằng 0,8% so với tổng diện ngang của lâm phần
(18,9 m2/ha). Lượng cá thể của tầng vượt tán chiếm 0,26% so với mật độ của
9


lâm phần. Các loài cây tham gia vào tầng vượt tán bao gồm Cầy, Bằng lăng,
Dầu mít… Trong tầng vượt tán, tỷ lệ tổ thành của các loài cây họ dầu chiếu ưu thế
tuyệt đối > 90%.
+ Tầng tán rừng có chiều cao biến động từ 9 m - 15 m. Đường kính
bình quân 22 cm. Tổng diện ngang của tầng này là 17,1 m2/ha, bằng 82,6% diện ngang
lâm phần. Trong tầng này thành phần thực vật ưu thế gồm Bình linh, Bồ quả láto, Bứa
bentham, Côm có cuống…Mật độ cá thể trung bình của tầng tán rừng là
197 cây/ha, bằng 51,7% mật độ lâm phần. Trong tầng này, các loài cây họ dầu, tỷ lệ
cá thể 8,3% so với số cây của tầng; các loài cây quý hiếm như Cẩm lai Bà Rịa, Gõ đỏ,
Dáng hương trái to, tỷ lệ cá thể 4,7% so với số cây của tầng.
+ Tầng dưới tán bao gồm những loài cây gỗ nhỏ với chiều cao bình quân
9 m, đường kính bình quân 14 cm. Các loài cây tham gia chính trong tầng này gồm
Trường, Trâm nam bộ, Bình linh, Nhọc, Máu chó, Tam lang…Tổng diện ngang của
tầng dưới tán là 3,4 m2/ha, bằng 16,4% diện ngang lâm phần.
+ Tầng cây bụi cao từ 2 - 8 m, bao gồm các loài cây như Tam lang,
Tai nghé, Sầm...
+ Thảm tươi có chiều cao 0,6 m. Thành phần chủ yếu là cỏ Hôi, Sâm nam,
Dứa gai...
- Cấu trúc đường kính: Số cây tập trung chủ yếu ở 3 cấp kính từ 16 - 24 cm,

với số lượng cây chiếm tới 70,9% số cây trong lâm phần. Sau đó giảm mạnh từ cấp
đường kính 28 cm tới các cấp đường kính lớn hơn. Số lượng cây có D > 70 cm
chỉ chiếm 0,6% số cây trong lâm phần.
- Tình hình tái sinh
+ Tái sinh tự nhiên của rừng nghèo ở đây còn khá phong phú, số lượng loài
biến động từ 40 - 42 loài, chủ yếu là Sao, Dầu, Trường, Trâm, Lòng mang, Bức,
Thị... Mật độ tái sinh còn khá cao (> 4000 cây/ha).

10


2.3. Những nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước
Nguyễn Đình Hưng (1990) đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ một số loài cây
gỗ ở Việt Nam để định loại theo các đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi.
Hồ Xuân Các (1994) đã nghiên cứu về việc phân nhóm gỗ sấy và thiết lập chế
độ sấy cho các loại gỗ nhóm II (bảng 2.4).
Lê Quốc Huy – Tạ Minh Hòa (1998) đã nghiên cứu công nghệ vườn ươm nhân
hom sinh dưỡng và sản xuất cây con Sao đen và Dầu nước chất lượng cao.
H. G. Richter and M. J. Dallwitz (2000) đã nghiên cứu một số đặc điểm cấu tạo
của gỗ Sao xanh.
Yuba Hanboonsong (2000) đã nghiên cứu về hệ sinh thái khu bảo tồn Sakaerat
ở Đông Bắc Thái Lan.
Nguyễn Đình Hưng (2000) đã nghiên cứu giám định nhanh một số loại gỗ đại
diện cho họ Dầu và họ Trôm ở Việt Nam.
Phùng Ngọc Lan, Phan Nguyên Hồng, Triệu Văn Hùng, Nguyễn Nghĩa Thìn,
Lê Trần Chấn (2006) đã nghiên cứu về hệ sinh thái rừng Việt Nam.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2007) đã nghiên cứu định danh và định hướng sử
dụng cho 50 loài cây gỗ Việt Nam.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về cây họ Dầu nói chung và cây Sao xanh nói
riêng nhưng những nghiên cứu trên còn nhiều giới hạn và chưa đồng bộ. Do vậy, đề tài

sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý hóa của gỗ Sao xanh
nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Chế biến Lâm sản và các số
liệu cần thiết phục vụ cho các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ. Qua đó đánh giá sát thực
hơn về giá trị kinh tế của loại gỗ này.

11


×