BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC DẠNG KHUYẾT TẬT HÌNH THÀNH
TRONG QUÁ TRÌNH TRANG SỨC BỀ MẶT GỖ
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
Ngành
: DH04CB
Niên khóa
: 2004 - 2008
Tháng 05/2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
KHẢO SÁT CÁC DẠNG KHUYẾT TẬT HÌNH THÀNH
TRONG QUÁ TRÌNH TRANG SỨC BỀ MẶT GỖ
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY
Tháng 05/2008
Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất theo khả năng của bản
thân, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới tập thể Thầy Cô Trường Đại học Nông
Lâm đã truyền đạt cho Tôi những kiến thức quý báu, đó là hành trang giúp Tôi tự tin
hơn khi bước vào đời, đặc biệt gởi lời cảm ơn đến Cô Nguyễn Thị Tường Vy đã tận
tình hướng dẫn cho Tôi làm bài tiểu luận. Xin chân thành cảm ơn tập thể các Anh/Chị
trong Công ty Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành, đặc biệt là anh Đạt và anh Vũ đã hướng
dẫn cho Tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của
bạn bè và người thân trong thời gian qua. Và trên tất cả, Con xin tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đối với Gia đình đã luôn luôn bên Con, tạo cho Con đầy đủ về tinh thần cũng như
vật chất để Con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành Công nghiệp của Việt Nam nói chung và ngành Công nghiệp
chế biến Gỗ nói riêng đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt ngành chế biến Gỗ đã và
đang có bước phát triển mạnh, vươn lên là một mạnh trong khu vực Đông Nam
Á,cũng như tế giới,về trình độ cũng như công nghệ, ngành có thể sánh ngang với thế
giới. Đứng trước cơ hội và thử thách đó, ngành chế biến Gỗ cần phải nâng cao số
lượng và chất lượng nhằm cạnh tranh và tạo nên uy tín cho mình trên thương trường.
Nhưng thực tế thì chỉ có số ít doanh nghiệp của Việt Nam có thể đáp ứng được nhu
cầu đó, số còn lại vẫn trong tình trạng chưa được chú trọng đúng mức đặc biệt là công
đoạn hoàn thiện sản phẩm, đây là công đoạn cuối cùng của chế biến gỗ nhưng góp
phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công đoạn trang sức bề mặt sản phẩm là phủ lên bề mặt gỗ một lớp Vernis hoặc
sơn dầu… nhằm làm tăng vẻ đẹp tự nhiên của gỗ và bảo vệ cho sản phẩm chống lại
các tác nhân bên ngoài như: nắng, mưa, những tác nhân cơ học, sinh học… từ đó nâng
cao giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế của sản phẩm.
Công tác trang sức bề mặt cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp người công nhân
xây dựng được tác phong công nghiệp, thực hiện tốt và duy trì thói quen sản xuất sao
cho luôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đẩy mạnh năng xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu,
phụ liệu, nâng cao chất lượng, hạ giá thành cho sản phẩm.
Vì những lý do trên, Tôi tiến hành thực hiện tiểu luận với đề tài: “Khảo sát chất
lượng xảy ra trong quá trình trang sức bề mặt của các sản phẩm làm từ Gỗ ”, nhằm
hiểu thấu đáo hơn về công nghệ phủ bề mặt, các vấn đề khó khăn có thể xảy ra trong
quá trình sơn và những giải pháp khắc phục các khuyết tật đó.
Mong rằng dưới sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên bộ môn, sự quan tâm giúp đỡ của
quý Công ty và nổ lực của bản thân bài tiểu luận có thể hoàn thành tốt đẹp.
MỤC LỤC
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.1 Tổng quan tình hình trang sức bề mặt .......................................................................1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................2
1.3 Mục tiêu - Mục đích nghiên cứu ...............................................................................2
1.4 Nội dung và mục phương pháp nghiên cứu: .............................................................2
1.4.1 Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................2
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................2
1.5.Vài nét về Tập Đoàn Kỹ Nghệ Trường Thành..........................................................3
1.5.1.Sơ lược sự hình thành của Tập Đoàn Trường Thành .............................................3
1.6.Giới hạn đề tài: ..........................................................................................................5
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................6
2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt trang sức............................................6
2.2 Một số yêu cầu cần thiết khi trang sức sản phẩm......................................................7
2.2.1 Độ ẩm ván nền.......................................................................................................7
2.2.2Khuyết tật của ván nền ............................................................................................7
2.2.3 Độ nhẵn bề mặt......................................................................................................8
2.3. Yêu cầu đối với chất phủ tạo màng ..........................................................................8
2.4. Khảo sát phương pháp công nghệ trang sức bề mặt.................................................8
2.5. Vài nét về nguyên liệu gỗ bạch đàn đỏ: .................................................................10
Chương 3 NỘI DUNG KHẢO SÁT ............................................................................13
3.1.Quy trình công nghệ khâu bã bột ............................................................................13
3.1.1 Yêu cầu chất lượng bề mặt sau khi bã bột:...........................................................14
3.1.2. Khảo sát các dạng khuyết tật. ..............................................................................14
3.2.Khảo sát quy trình công nghệ ở khâu sơn sealer lần 1: ...........................................18
3.2.1.Yêu cầu bề mặt trước khi sơn sealer ....................................................................18
3.2.2 Yêu cầu chất lượng bề mặt sau khi sơn................................................................18
3.2.3.Khảo sát các dạng khuyết tật trong sơn sealer lần 1.............................................19
3.3.Khảo sát quy trình công nghệ ở khâu chà nhám sealer lần 1: .................................23
3.3.1.Yêu cầu bề mặt trước khi chà nhám sealer:..........................................................23
3.3.2.Yêu cầu chất lượng bề mặt sau khi chà sealer:.....................................................23
3.3.3. Khảo sát các dạng khuyết tật ở khâu chà sealer lần 1: ........................................23
3.4.Khảo sát quy trình công nghệ ở khâu sơn sealer lần 2: ...........................................27
3.4.1.Yêu cầu chất lượng bề mặt trước và sau khi sơn: ................................................27
3.4.2 Khảo sát các dạng khuyết tật ở khâu sơn sealer lần 2: .........................................28
3.5.Khảo sát quy trình công nghệ ở khâu chà sealer lần 2 ............................................32
3.5.1. Yêu cầu chất lượng bề mặt trước và sau khi chà nhám:......................................32
3.5.2. Khảo sát các dạng khuyết tật ở khâu chà nhám...................................................32
3.6.Khảo sát quy trình công nghệ ở khâu sơn stain màu:..............................................36
3.6.1.Yêu cầu chất lượng trước và sau stain màu:.........................................................36
3.6.2.Khảo sát khâu stain màu:......................................................................................37
3.7.Khảo sát quy trình công nghệ ở Khâu sơn topcoat: ................................................40
3.7.1. Yêu cầu chung đối với công đoạn sơn topcoat:...................................................40
3.7.2. Khảo sát các dạng khuyết tật ở khâu sơn topcoat................................................42
Hình 3.25: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn Topcoat. ................................42
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................46
4.1. Kết quả khảo sát khuyết tật ở từng khâu công nghệ:............................................46
4.2. So sánh kết quả lý thuyết với thực tế: ...................................................................47
4.3. Các giải pháp đề xuất giảm tỷ lệ khuyết tật ở mỗi khâu công nghệ:......................48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................54
5.1
Kết luận: .............................................................................................................54
5.2. Kiến nghị: ...............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1:Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau..........................56
Bảng 2 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ..........................56
Bảng 3 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ..........................57
Bảng 4 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ..........................57
Bảng 5 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ..........................57
Bảng 6 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ..........................58
Bảng 7 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ..........................58
Bảng 9 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ..........................59
Bảng 10 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................59
Bảng 11 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................59
Bảng 12 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................60
Bảng 13 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................60
Bảng 14 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................61
Bảng 15 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................61
Bảng 16 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................62
Bảng 17 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................62
Bảng 18 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................62
Bảng 19 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................63
Bảng 20 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................63
Bảng 21 Chúng tôi tiến hành khảo sát 30 mẫu và cho kết quả như sau ........................63
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành............5
Hình 21: Dây chuyền sơn. .........................................................................................10
Hình 3.1: biểu đồ các dạng khuyết tật ở khâu bã bột. ...............................................14
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu bã bột. ........................................15
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu bả bột. ........................................16
Hình 3.4: Mẫu khảo sát sản phẩm bã bột không đầy.................................................17
Hình 3.5: biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn sealer lần 1...........................19
Hình 3.6: biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn sealer lần 1..........................20
Hình 3.7: biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn sealer....................................21
Hình 3.8: Mẫu khảo sát sản phẩm bị móp .................................................................22
Hình 3.9: biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu chà sealer lần..............................24
Hình 3.10: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khyết tật ở khâu chà Sealer lần 1 .........................24
Hình 3.11: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật ở khâu chà sealer lần 1 ........................25
Hình 3.12: Mẫu khảo sát sản phẩm bị tróc sơn. .......................................................27
Hình 3.13: Biểu đồ tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn Sealer lần 2 .....................................28
Hình 3.14: Biểu đồ tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn Sealer lần 2 .....................................29
Hình 3.15: Biểu đồ tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn Sealer lần 2 .....................................30
Hình 3.16: mẫu khảo sát sản phẩm bị dính bột bã....................................................31
Hình 3.17: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật chà sealer lần 2 ....................................32
Hình 3.18: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật chà sealer lần 2 ....................................33
Hình 3.19: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu chà sealer lần 2. .......................34
Hình 3.20 : Mẫu khảo sát sản phẩm bị trắng cạnh. ...................................................35
Hình 3.21: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tậ ở khâu Stain màu. .................................37
Hình 3.22: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật khâu Stain màu. ..................................38
Hình 3.23: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật ở khâu Stain màu.................................38
Hình 3.24: Mẫu khảo sát sản phẩm bị bong sơn........................................................40
Hình 3.26: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn Topcoat. ............................43
Hình 3.27: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật ở khâu sơn Topcoat. ...........................43
Hình 3.28: Mẫu sản phẩm không cạo sạch keo trước khi sơn...................................45
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật trung bình ở từng khâu ..........................46
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tổng quan tình hình trang sức bề mặt
Trải qua hàng ngàn năm, con người cũng tìm ra phương pháp bảo quản tàu
thuyền, nhà cửa bằng gỗ với các chất tạo màng, đặc biệt là người Hy Lạp, La Mã.Các
loại dầu thực vật, nhựa cây từ cây keo Ả Rập, dầu và nhựa thông từ cây thông, nhựa
cánh kiến và sáp ong… Đó là những vật liệu thiên nhiên có sẵn để bảo quản gỗ và sự
có mặt của chúng góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt cho con người. Trước khi
công nghiệp hoá học tham gia vào công việc này.
Từ thế kỷ thứ XVII cánh kiến vẫn còn sử dụng với dạng thô đến đầu thế kỷ
XIX mới phát triển chế biến Vernis cánh kiến. Từ giữa thế kỷ thứ XIX việc trang sức
bề mặt gỗ bằng loại sơn bong dẫn suất từ Celluloz đã chiếm vị trí thống trị. Trong
những năm cuối thế kỷ XX các chất phủ Acrylic phân tán trong nước được phát triển,
thay thế cho các dung môi hữu cơ và là vật liệu chủ yếu cạnh tranh chủ yếu trong
ngành kỹ thuật trang sức bề mặt gỗ. Cho đến thời điểm này thì thị trường xuất hiện rất
nhiều loại sơn, Vernic như: NC, AC, PU, PE…Bên cạnh đó thì thiết bị hiện đại, công
nghệ mới vật liệu mới cũng phát triển đa dạng và phong phú.
Trong tương lai, những chất tạo màng mới không dùng dung môi đã được
nghiên cứu và đưa vào sử dụng, chính vì công chúng ngày càng ý thức sâu hơn vào
việc sử dụng các sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh không phụ thuộc
hoá chất và dung môi.
Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành công nghệ, chính ngành kỹ thuật
trang sức bề mặt gỗ bằng các loại chất phủ là bước thử thách mới về các loại vật liệu,
thiết bị và công nghệ. Việc trang sức bề mặt gỗ vừa là kỹ thuật vừa là nghệ thuật vì
vậy nó đòi hỏi người làm công tác phải hiểu rõ bản chất của loại vật liệu bề mặt gốc
cần trang sức là gỗ tự nhiên hay nhân tạo… hiểu rõ bản chất của vật liệu trang sức vật
liệu xử lý bề mặt gốc. Ngoài ra còn phải am hiểu rõ thiết bị công nghệ đối với từng
loại vật liệu và yêu cầu của từng loại bề mặt cần trang sức. Do nhu cầu thẩm mỹ ngày
1
càng cao nên có thể nói sơn chính là vật liệu làm đẹp cho gỗ. Do đó sơn cũng là một
dạng mỹ phẩm trang sức lên bề mặt gỗ.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Do nhu cầu tăng không ngừng về đồ gỗ trang trí nội thất, ngoại thất của khách
hàng trong và ngoài nước, đặc biệt, trong bối cảnh nước ta vừa gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO mở ra cơ hội mới và cũng không ít rủi ro đối với các doanh
nghiệp trong nước .
Do tình hình gỗ tự nhiên ở nước ta ngày càng khan hiếm, bên cạnh đó sự phát
triển của các ngành công nghiệp hiện nay với đa dạng về loại hình, chức năng thì sản
phẩm phải mang tính cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. Điều quan
trọng là hiện nay các đối tác trong ngành rất coi trọng đến chất lượng bề mặt hay còn
gọi là gia công lần hai. Một sản phẩm tốt đạt yêu cầu thì ngoài việc cấu tạo vật liệu tốt
cần phải có thẩm mỹ đẹp, đây là cách tốt nhất để tạo nên sản phẩm chất lượng, tạo nên
uy tín cho khách hàng, từ đó xây dựng nên một thương hiệu nổi tiếng. Chính vì những
yêu cầu đó mà việc trang sức bề mặt cho sản phẩm gỗ là rất cần thiết.
1.3 Mục tiêu - Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là khảo sát các dạng khuyết tật qua các khâu công nghệ
trang sức bề mặt, tìm hiểu nguyên nhân gay ra các dạng khuyết tật. Nhằm mục đích
góp phần giúp nhà máy giảm tỉ lệ tái chế, nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi trang
sức, tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
1.4 Nội dung và mục phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Nội dung nghiên cứu:
Khảo sát vật liệu trang sức bề mặt, thiết bị, công nghệ.
Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu bã bột.
Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu sơn sealer lần 1.
Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu chà sealer lần 2.
Khảo sát các dạng khuyết tật ở khâu sơn stain màu.
Khảo sát các dạng khuyết tật xảy ra trong khâu sơn topcoat.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Do sử dụng phương pháp khảo sát cụ thể, tổng hợp số liệu, tiến hành rút mẫu
ngẫu nhiên, độc lập( với độ chính xác 0.5%), nên ở mỗi khâu công nghệ Tôi tiến hành
2
khảo sát lặp lại 3 lần, mỗi lần 30 mẫu nhằm mục đích là đảm bảo tính khách quan. Sau
đó tôi tiến hành sắp xếp các sản phẩm hỏng theo hình dạng khuyết tật, tổng cộng lại và
lấy giá trị trung bình ở mỗi khâu khảo sát. Tập trung các số liệu đã khảo sát chỉnh lý,
lập bảng thống kê và đưa lên biểu đồ hình cột để thấy rõ mức dộ hư hại ở mỗi khâu
công nghệ và sau đó tìm ra nguyên nhân và lập phương pháp khắc phục.
Để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong quá trình khảo sát, Tôi tiến
hành kiểm tra lại theo công thức sau :
Tiến hành theo dõi 30 chi tiết, công thức kiểm tra như sau:
P=nct/n
Để đảm bảo tin cậy, chúng tôi kiểm tra lại kết quả tính toán bằng cách áp dụng bài
toán cỡ mẫu.
n: số chi tiết cần theo dõi:
n (t2*s2)/e2
Trong đó:
n: số chi tiết cần theo dõi.
t hệ số tin cậy,với độ tin cậy 95%.
t=1,96
S phương sai mẫu.
S tính theo công thức
S
p*q/n
Trong đó :
q=1-p
n số chi tiết cần theo dõi.
e sai số tương đối với độ chính xác (e=0.03).
Nhận xét: nct tính được đem so sánh với n theo dõi.
Nếu nct≤ n thì phép tính đảm bảo tin cậy.
Nếu nct ≥n thì phép tính không đảm bảo tin cậy.
1.5.Vài nét về Tập Đoàn Kỹ Nghệ Trường Thành
1.5.1.Sơ lược sự hình thành của Tập Đoàn Trường Thành
Năm 1993, Tập Đoàn Trường Thành được khởi nguồn từ một xưởng sơ chế nhỏ
tại vùng cao nguyên hẻo lánh tỉnh Dak Lak, chỉ với 30 công nhân. Lúc bấy giờ, với cơ
3
sở hạ tầng hạn chế, máy móc thiết bị thô sơ nên việc sản xuất chỉ đủ cung cấp cho các
công trình xây dựng ở một số tỉnh thành trong nước, một số ít xuất đi nước ngoài.
Hơn mười ba năm sau, dưới sự lãnh đạo của Ông Võ Trường Thành_Chủ Tịch
Tập Đoàn kiêm Tổng giám đốc, cùng với sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ cán bộ
công nhân viên chuyên nghiệp và giỏi nghề, đến nay, Trường Thành đã phát triển
thành một Tập Đoàn lớn mạnh với trụ sở chính đặt tại đường DT743,XÃ BÌNH
CHUẨN,HUYỆN THUẬN AN,TỈNH BÌNH DƯƠNG .Với tổng lao động hơn 5000
lao động trực tiếp và khoảng 500 lao động gián tiếp mà đa phần còn trẻ, năng động và
ham học hỏi.Tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm như ván sàn khép kín,bang ghế
ngoài trời,hàng nội thất,dung nguyên liệu gỗ nguyên và cả ván nhân tạo và là một
trong số những tập đoàn gỗ lớn hàng đầu của việt nam.Và hiện nay công ty đang chú
trọng đến việt trồng rừng để cung cấp nguồn nguyên liệu cho tập đoàn thông qua việc
đang phát động trồng rừng mà đặc biệt là đang đưa vào trồng 50000 hecta tại tỉnh Phú
Yên.
4
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành
1.6.Giới hạn đề tài:
Vì Tập đoàn rộng lớn nên Tôi chọn Công Ty CP Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành là
nơi thực tập, khảo sát.
Do nhà máy sử dụng nhiều loại vật liệu trang sức khác nhau rất đa dạng, phong phú,
với nhiều phương pháp công nghệ sơn phủ cộng với thời gian thực tập có hạn nên Tôi
chỉ tiến hành khảo sát các phần sau:
Khảo sát các chỉ tiêu kỹ thuật trang sức bề mặt bằng sơn phủ PU.
Khảo sát các dạng khuyết tật hình thành trong quá trình trang sức trên bề mặt là
gỗ bạch đàn đỏ.
5
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Sự ứng dụng rộng rãi của gỗ được giải thích rằng: Cái cách mà chúng ta thu
được gỗ là khá dễ dàng, đối với nhiều vùng trên thế giới, trữ lượng gỗ tương đối dồi
dào và rẽ. Thế giới có nhu cầu về gỗ lớn nhưng việc khai thác gỗ quá nhiều dẫn đến
việc đe doạ đến rừng và làm mất đi những diện tích rừng đáng kể mà đặc biệt là Châu
Á và cả những châu lục khác nữa.
Và để giảm thiểu một phần nào đó cho việc khai thác quá mức đó thì chúng ta
cần phải tìm cách làm tăng giá trị hay thời gian sử dụng những sản phẩm từ gỗ, mà
trang sức bề mặt là một trong những cách đó.
Trang sức bề mặt gỗ là một kỹ thuật được con người biết đến và sử dụng hàng
ngàn năm nay, không những bảo vệ bề mặt gỗ mà còn là phương thức làm đẹp cho
công trình và sản phẩm đồ gỗ.
Mục đích của trang sức bề mặt gỗ thực chất là tạo một lớp màng phủ lên bề mặt
đồ gỗ để ngăn cách sự phá hoại của môi trường đồng thời thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ
và phù hợp với giá trị kinh tế mà nó mang lại .
Để tạo ra bề mặt trang sức thực sự tốt và đẹp, theo thời gian mà con người vẫn
yêu thích thì cần phải hiểu rõ tất cả những yếu tố từ nguyên liệu sơn, nguyên liệu gỗ,
công nghệ và trình độ tay nghề của người thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình trang
sức thì sự hư hỏng xảy ra là đều không thể tránh khỏi và việc tìm ra những loại khuyết
tật nào? Tỷ lệ khuyết tật là bao nhiêu? Nhân tố nào ảnh hưởng? Cơ chế nào gây ra?
2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt trang sức
Quy trình hình thành màng trang sức. Đây là yêu tố mang tính chất quyết định chất
lượng của màng sơn.
Là quá trình chuyển hoá từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn, tạo thành màng cứng
bám trên bề mặt gỗ. Đây là yêu tố mang tính chất quyết định chất lượng của màng sơn.
Quá trình hình thành này diễn ra theo ba giai đoạn sau:
6
Giai đoạn I: Hình thành màng lỏng:
Dung dịch chất phủ được phủ lên bề mặt sản phẩm đồng thời với sự bay hơi của dung
môi .Giai đoạn này xảy ra rất nhanh chóng ,sự bay hơi tạo nên nồng độ của màng lỏng
tăng lên rõ rệt.Dung môi bay hơi nhanh,chiều dày của màng lỏng tăng nhanh.
Giai đoạn II: Bắt đầu hình thành màng rắn:
Nồng độ của chất phủ trên bề mặt tăng nhanh, tạo thành màng rắn trên bề mặt
sản phẩm.Có thể nói rằng màng này được hình thành từ một mạng đơn phân tử. Trên
bề mặt của sản phẩm cùng tồn tại song song màng rắn và màng lỏng. Tốc độ bay hơi
của dung môi chậm lại và màng rắn hình thành.
Giai đoạn III: Màng rắn hình thành:
Dung môi vẫn tiếp tục hình thành. Màng rắn đơn phân tử hình thành ,bắt đầu có
sự cản trở sự bay hơi của dung môi. Vì vậy tốc độ của sự bay hơi chậm lại, thời gian
kết thúc của sự bay hơi kéo dài ra. Kết thúc sự bay hơi của màng lỏng cũng chính là
màng rắn hoàn toàn. Nhưng ở giai đoạn này cần chú ý đến sự phát triển mạng tinh thể,
đồng thời với sự sắp xếp của nó sẽ cản trở sự bay hơi rất đáng kể.
Ngoài ra, còn có các tác động khác ảnh hưởng đến chất lượng của màng sơn
như: khoảng cách từ súng sơn đến chi tiết phải đảm bảo nằm trong khoảng 20-25 cm,
nhiệt độ của phòng sơn, tay nghề của người công nhân, áp suất của hơi nguồn…
2.2 Một số yêu cầu cần thiết khi trang sức sản phẩm
2.2.1 Độ ẩm ván nền
Đối với gỗ tự nhiên, tiến hành trang sức bằng chất phủ tạo màng, độ ẩm từ 8-12% (gỗ
mềm 8%, gỗ cứng 12%). Nếu độ ẩm của ván nền quá thấp việc tạo màng và bám dính
khó khăn do dung môi thấm vào gỗ. Độ ẩm của ván nền cao mặt dưới
( mặt tiếp xúc
với bề mặt gỗ) sẽ có bọt khí, bong rộp dẫn đến khả năng bám dính kém.
2.2.2
Khuyết tật của ván nền
Các dạng khuyết tật do gỗ như: Chéo thớ, mắt gỗ, túi gôm, vết nhựa, túi mọt, vết nứt,
lỗ đinh, lông gỗ, sai số gia công do các công đoạn trước để lại ảnh hưởng đến độ bám
dính của chất phủ và làm giảm tính thẩm mỹ của bề mặt cần trang sức. Vì vậy, trước
khi đưa chất phủ lên bề mặt gỗ cần kiểm tra xử lý bề mặt gốc đúng yêu cầu kỹ thuật.
7
2.2.3 Độ nhẵn bề mặt
Độ nhẵn bề mặt ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của màng chất phủ, ảnh hưởng
đến mỹ quan, kinh tế và đặc biệt là độ bóng của sản phẩm hoàn chỉnh.
Độ nhẵn bề
mặt gốc phù hợp trang sức chất phủ tạo màng là: G8- G12. Độ nhấp nhô trên bề
mặt Rmin =16µm,Rmax =60µm.
2.3. Yêu cầu đối với chất phủ tạo màng
Một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng cho sản phẩm khi trang
sức là đặc tính của chất phủ tạo màng. Một chất phủ tạo màng tốt là một chất phủ có
khả năng tạo màng mỏng tốt, trãi đều lên bề mặt với độ phủ kín và khả năng bám dính
cao không có hiện tượng loan trên bề mặt, để bám dính tốt dễ phun khi dùng súng thì
độ nhớt của sơn trong khoảng 15-30 giây. Đồng thời màng sơn có độ cứng cao, độ bền
uốn cao và độ co giãn thích hợp, sẽ làm tăng tuổi thọ cho màng sơn. Bên cạnh đó màu
sắc sơn phải đều, đúng sắc màu quy định, bền màu, có độ trong suốt cao không lẫn tạp
chất, chống được ẩm nhiệt, hoá chất. Trong quá trình sản xuất một trong những yếu tố
để tăng năng suất đó là thời gian, vì vậy thời gian khô của màng chất phủ rất được
quan tâm, tuy nhiên yếu tố đó phụ thuộc vào chiều dày màng sơn và dung môi pha sơn
không nhanh khô quá hay chậm khô quá.
2.4. Khảo sát phương pháp công nghệ trang sức bề mặt
Trang sức bề mặt bằng chất phủ tạo màng có nhiều phương pháp công nghệ khác
nhau. Dựa vào đặc điểm tính chất của từng loại sơn phủ và yêu cầu của bề mặt cấn
trang sức, hình dạng chi tiết sản phẩm cần trang sức để lựa chọn phương pháp công
nghệ cho phù hợp. Với cách lựa chọn hợp lý sẽ đem lại chất lượng màng sơn và năng
suất cao, đồng thời tiết kiệm được vật liệu trang sức. Hiện tại nhà máy sử dụng có hai
phương pháp là: Nhúng dầu toàn bộ sản phẩm và phương pháp phun bằng súng phun,
nhưng chủ yếu phương pháp phun là chính.
a. Ưu diểm của phương pháp phun
Ưu điểm chính của phương pháp phun là cho năng suất cao hơn hẳng so với các
phương pháp thủ công khác. Trong cùng một thời gian, một người thợ phun được một
diện tích gấp 12 lần một thợ quét sơn.
Ưu điểm thứ hai là cho chất lượng màng sơn cao, đồng đều về chiều dày, phẳng, độ
bám dính cao.
8
Công nghệ phun có thể áp dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau như: gỗ, sắt,
thép..
Phương pháp phun thuận tiện trong việc sử dụng và kinh tế nhất để phân bố các
loại vật liệu tạo màng lên mọi bề mặt.
Thiết bị phun: Gồm có hai bộ phận chính là: súng phun và bộ phận tạo khí nén.
o
Súng phun:
Nhằm tạo ra dạng sương mù bằng Vernis có độ hạt bé, tốc độ và nồng độ không
đổi bắn lên bề mặt phôi liệu. Nguyên lý của sung phun dựa trên sự chênh lệch áp suất
làm cho Vernis ở trạng thái lỏng bị bắn ra dưới dạng sương mù. Đầu vòi phun được
cấu tạo bưởi hai ống rỗng lồng vào nhau. Ống trong là đường dẫn của Vernis lỏng,
khoảng trống giữa hai ống là đường dẫn của khí nén. Dòng khí nén ở áp suất cao bị
đẩy ra ngoài vòi phun với tốc độ lớn khoảng từ 5-30 m/s.
Với tác động của tốc độ, áp suất và đồng thời của bản thân dòng khí Vernis đã
được hút đẩy ra và bị phân chia thành những hạt nhỏ có kích thước từ 5-10 m.
Do cấu tạo của vòi phun mà có thể điều chỉnh được hình dạng của dòng khí nén
bởi nắp điều chỉnh. Thực chất là hạn chế dòng khí nén chỉ được thông qua những tiết
diện nhất định.
o Bộ phận tạo khí nén:
Nhằm tạo ra và duy trì một dòng khí nén tại các vòi phun một áp suất, lưu
lượng nhất định, độ sạch của dòng khí phải thoả mãn yêu cầu công nghệ. Thông
thường áp suất của khí nén từ 4-6 at, lưu lượng cần cho một súng phun từ 6-14 m3/h.
9
Hình 2.1: Dây chuyền sơn.
2.5. Vài nét về nguyên liệu gỗ bạch đàn đỏ:
Bạch đàn:Eucalyptus camaldulensis dehanharadt.
Hoï thực vật : Myrtaceae (Sim).
Bạch đàn là loại cây gỗ lớn, thân thẳng; tại nơi nguyên sản cây có thể cao
đến 600m và đường kính 3,6 m, khả năng tái sinh bằng chồi và cây con rất mạnh. Tán
lá rũ xuống hình tháp nhánh non vuông màu đỏ, lá màu xanh lúc non mập, lá đơn mọc
cách, lá non hơi có phấn hình trứng ngọn lá cong dạng lưỡi liềm, nhọn dần về phía đầu
dài từ 10 đến 30 cm, rộng từ 1,5 đến 3,5 cm, gân giữa màu vàng, gân bên rõ chếch lên
so với gân giữa, gân mép rất mảnh đầu, vỏ lá thơm, cụm hoa dạng tán ở mép lá, mang
từ 4 đến 8 hoa, trung bình 7 hoa có cuốn nhỏ cánh đài hợp ở góc thành nửa hình cầu
trên có cách tràng dạng nắp có mũi nhọn. Quả hình bán cầu dài từ 0,7 - 0,8 cm, rộng từ
0,5 - 0,6 cm mở theo 3 van tam giác. Hiện nay có nhiều diện tích rừng Bạch đàn đã đạt
tuổi thành thục (15-20 năm và trên 20 năm) có thể khai thác chế biến và sử dụng được.
Bạch đàn là gỗ rừng trồng thuần loại nên thân cây tương đối thẳng, ít nhánh, gỗ
thường có thớ thẳng. Ngoài ra gỗ Bạch đàn có một đặc thù là hiện tượng tồn tại và
10
Không có ống dẫn nhựa
Sợi gỗ dài thể hiện trên mặt cắt tiếp tuyến 1000 - 1300 μ m. Trên mặt cắt ngang,
sợi gỗ có hình đa giác và đường kính 5 - 10 μ m. Sợi gỗ có 2 loại: vách mỏng, vách
dày. Sợi gỗ dạng quản bào, lỗ thông ngang dạng đối.
Tia gỗ: Trên mặt cắt ngang có chiều rộng biến động 5 - 10 μ m ứng với 1 tế bào
và cao 30 μ m ứng với 3 tế bào, chiếm 30% số tia. Còn lại tia lớn với bề rộng 2 tế
bào ứng với 15 - 17 μ m và cao 18 - 24 tế bào ứng với 200 - 220 μ m, tia gỗ xếp
tương đối đều đặn, tia 1 hàng tế bào và 2 hàng tế bào xếp xen kẽ nhau. Tia gỗ dạng
dị bào, chứa gôm có tấm xuyên mạch đơn. Số lượng tia trung bình 7 tia/1mm2.
Gỗ Bạch đàn mềm, thẳng thớ nên khi gia công dễ bị xước, cấn mớp nên lưỡi
dao cần phải sắc và nên xẻ theo hướng tiếp tuyến. Khi đánh mộng nên đánh mộng hình
oval vì tính thẩm mỹ cao, kết cấu vững chắc hơn mộng vuông, khi gia công chế biến
cần chú ý đến các khâu vận chuyển, lắp ráp… tránh tình trạng cấn mớp và cũng cần
chú ý đến các liên kết, các vị trí khoan, liên kết vít, bulông, vị trí liên kết chịu lực có
thể xảy ra hiện tượng nứt tét do gỗ mềm. Mạch gỗ sắp xếp phân tán rất có lợi trong
quá trình gia công chế biến gỗ. Sự phân tán đồng đều của lỗ mạch làm cho lực cắt gọt
không thay đổi khi đi qua các phần của gỗ. Tính chất cơ lý của gỗ đồng đều theo
hướng xuyên tâm tạo điều kiện thuận lợi trong gia công cắt gọt. Tại các lỗ mạch xuất
hiện thể bít bịt kín lỗ mạch và đôi khi còn có gôm xuất hiện trong lỗ mạch làm cho quá
trình hút thoát nước trở nên khó khăn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thẩm thấu
chất bảo quản và hạn chế sự di chuyển ẩm trong quá trình sấy, làm cho gỗ chậm khô,
gây nên sự chênh lệch độ ẩm bên ngoài và bên trong dẫn đến hiện tượng cong vênh,
nứt bề mặt gỗ, mo, méo, nứt đầu gỗ trong quá trình sấy, đặc biệt là giai đoạn mới chặt
hạ, xẻ ván, giai đoạn đầu trong quá trình sấy có nội ứng suất trong gỗ rất lớn. Vì vậy,
gỗ Bạch đàn được xem là loại gỗ khó sấy. Sự xuất hiện gôm nhiều trong tia gỗ tăng
cường khả năng chống mối mọt. Ngoài ra vết tích nhựa thường có màu thẫm hình bán
nguyệt trên mặt cắt ngang hay vết thâm trên mặt cắt dọc làm giảm vẻ đẹp của gỗ, gây
khó trang sức bề mặt, làm giảm chất lượng gỗ và tỉ lệ thành khí. Tuy nhiên, khuyết tật
11
này ở gỗ Bạch đàn không nhiều lắm nên khi trang sức bề mặt (phun sơn, nhúng dầu…)
cần sử dụng các dầu có độ trong suốt để tận dụng vẻ đẹp thẩm mỹ tự nhiên của
gỗ.Bạch đàn đang được nghiên cứu, chế biến ở dạng đồ mộc gia dụng, làm nguyên liệu
sản xuất giấy sợi. Ngoài ra, Bạch đàn còn sử dụng làm nguyên liệu ván ghép thanh
trong sản xuất hàng mộc xuất khẩu, làm các công trình dưới nước, cầu, tà vẹt, trụ
điện… và Bạch đàn còn được trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng phòng
hộ đầu nguồn.
Nguyên liệu sơn:
Nguyên liệu sơn dùng cho trang sức bề mặt đối với ghế xoay theo mẫu khảo sát là sơn
PU. Sơn PU là loại sơn tổng hợp nên có các thành phần chính sau:
Chất tạo màng là thành phần chủ yếu tạo thành màng sơn.
Dung môi dung hoà tan chất tạo màng, chất pha loãng điều chỉnh độ nhớt.
Chất đóng rắn phản ứng với nhựa làm cho màng sơn khô đóng rắn.
Nhựa làm tăng độ bong và độ bám dính của màng sơn.
Chất hoá dẻo tăng tính đàn hồi của màng sơn
Pigmen tạo màu sắc, chất phụ gia chống nấm mốc, tăng độ cứng bóng…
12
Chương 3
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Dựa vào lý thuyết chúng tôi sẽ nêu lên các dạng khuyết tật, vận dụng vào thực
tế Tôi định dạng chúng theo từng lô hàng kiểm tra. Để thuận tiện cho quá trình nghiên
cứu Tôi lập bảng thống kê số lượng sản phẩm hỏng ở mỗi khâu công nghệ.
Quy trình khảo sát:
Xử lý bề mặt gốc bã bột sơn sealer(lần 1) chà sealer (lần 1) sơn sealer (lần
2) chà sealer (lần 2) stain màu sơn topcoat.
3.1.Quy trình công nghệ khâu bã bột
Mục đích của khâu bã bột là làm bít kính các lỗ mạch làm cho bề mặt gỗ lán,
nhuộm màu để tăng thêm vẻ đẹp của sản phẩm.dung dịch bột được quét lên bề mặt sản
phẩm và chà sát theo chiều ngang thớ gỗ hoặc chà theo hình xoắn ốc bằng vải. Với
cách thực hiện này, một phần bột sẽ chui vào các lỗ mạch và các sớ gỗ, phần còn lại
được lấy ra khỏi sản phẩm là phần thừa.
Đối với sản phẩm là ghế xoay thì công ty sử dụng loại bột và hình thức pha như
sau:
Nguyên phụ
Công đoạn
liệu và thực
Tỷ lệ
Phương pháp và phương tiện sử
dụng
hiện
+Wood filler
roa( pha sẵn).
Bã bột
Dùng vải lau nhúng vào bột đã
10
+Màu nâu lợt
TT-77
Thời gian
pha màu, xoáy đều lên sản
phẩm cho bột bám sâu vào từng Sau 1h00
1
sớ gỗ, sau đó dùng vải mềm lau
sạch.
*Quy trình gia công:
Kiểm tra chất lượng phôi bã bột lau bột bã hong phơi.
13
3.1.1.Yêu cầu bề mặt trước khi bã bột:
-Cạnh: láng phẳng không có dấu răng cưa.
-Bề mặt sản phẩm: không bị trầy, xướt, cấn, móp.
-Màu sắc:
+Mắt chết chấp nhận : Khi trên bề mặt hiển thị ≤ 3mm.
Trên bề mặt không hiển thị ≤ 10mm.
+Mắt sống chấp nhận : Nhỏ hơn 1/3 bề mặt chi tiết và nằm ở những vị trí không chịu
lực, không ảnh hưởng màu sắc của sản phẩm.
-Độ ẩm của gỗ:12±2%.
3.1.1 Yêu cầu chất lượng bề mặt sau khi bã bột:
-Màu của cạnh và mặt sản phẩm sau khi bã bột phải tương đương nhau.
-Thớ gỗ và lỗ mạch phải đầy.
-Bề mặt sản phẩm phải sạch bột và đều màu.
-Không trầy, xướt, móp.
-Không vết sọc chà nhám.
-Trong các hốc lỗ phải sạch bột.
3.1.2. Khảo sát các dạng khuyết tật.
*Khảo sát lần 1.
Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật ở khâu bã bột.
0.25
0.20
0.15
0.10
0.05
0.20
0.10
0.10
0.00
Bã bột không kín lỗ Lau không sạch bột
mạch
thừa
Trầy móp xướt
Hình 3.1: Biểu đồ các dạng khuyết tật ở khâu bã bột.
14
Bảng 1 phần phụ lục, theo dõi tỷ lệ khuyết tật ở khâu bã bột.
Kiểm tra độ tin cậy tỷ lệ hỏng ở khâu bã bột.
Áp dụng công thức xác định tỷ lệ hỏng(1) và công thức (2), (3) tính ra ta có kết quả
như sau.
P=6/30=0.2
S=0.072
nct=22,76
Từ kết quả tính toán ta thấy nct ≤ n. Vậy kết quả tính toán đảm bảo độ tin cậy ta không
cần kiểm tra lại.
*Khảo sát lần 2:
Bảng 2 phần phụ lục theo dõi tỷ lệ khuyết tật ở khâu bã bột.
Kiểm tra độ tin cậy tỷ lệ hỏng ở khâu bã bột.
Áp dụng công thức xác định tỷ lệ hỏng(1) và công thức (2), (3) tính ra ta có kết quả
như sau.
P=5/30=0.17
S= 0.067
nct=19,76
Từ kết quả tính toán ta thấy nct ≤ n.Vậy kết quả tính toán đảm bảo độ tin cậy ta không
cần kiểm tra lại.
Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật ở khâu bã bột.
0.18
0.16
0.14
0.12
0.10
0.17
0.08
0.06
0.04
0.10
0.10
0.02
0.00
Bã bột không kín lỗ Lau không sạch bột
mạch
thừa
Trầy móp xướt
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu bã bột.
15
*Khảo sát lần 3:
Bảng 3 phần phụ lục, theo dõi tỷ lệ khuyết tật ở khâu bã bột
Kiểm tra độ tin cậy tỷ lệ hỏng ở khâu bã bột.
Áp dụng công thức xác dịnh tỷ lệ hỏng (1) và công thức (2), (3) tính ra ta có kết quả
như sau.
P=4/30=0.13
S= 0.062
nct=16,44
Từ kết quả tính toán ta thấy nct ≤ n.Vậy kết quả tính toán đảm bảo độ tin cậy ta không
cần kiểm tra lại.
Biểu đồ phân bố tỷ lệ khuyết tật ở khâu bã bột.
0.14
0.12
0.10
0.08
0.06
0.13
0.13
0.10
0.04
0.02
0.00
Bã bột không kín lỗ Lau không sạch bột
mạch
thừa
Trầy móp xướt
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật ở khâu bả bột.
So sánh kết quả khảo sát lần 1 và 2:
*Tỷ lệ khuyết tật giảm:
Bã bột không bít kín lỗ mạch: 10%.
*Tỷ lệ khuyết tật tăng:
Lau không sạch bột thừa
:7%.
16
So sánh kết quả khảo sát lần 2 và 3:
*Tỷ lệ khuyết tật giảm:
Lau không sạch bột thừa
:3%.
*Tỷ lệ khuyết tật tăng:
Bã bột không bít kín lỗ mạch:3%.
Trầy, xướt,móp
:3%.
Bảng tổng tỷ lệ sản phẩm khuyết tật sau 3 lần khảo sát:
Các dạng khuyết tật
Tỷ lệ khuyết tật(%)
Bã bột không bít kín lỗ mạch.
43
Lau không sạch bột thừa
37
Trầy,xướt,móp.
33
Tỷ lệ hỏng trung bình ở khâu bã bột:
P=((43+37+33)*100)/3=37.6%.
Hình 3.4: Mẫu khảo sát sản phẩm bã bột không đầy.
17