Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU GIẤY TÁI CHẾ TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY CARTON LỚP SÓNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.06 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU GIẤY TÁI
CHẾ TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY CARTON
LỚP SÓNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THẤM
Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 02/2009


NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU GIẤY TÁI
CHẾ TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY CARTON
LỚP SÓNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Tác giả

NGUYỄN THỊ THẤM

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. PHAN TRUNG DIỄN


Tháng 02 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Con xin gởi lòng biết ơn đến cha mẹ, Người đã nuôi dạy con nên người, tạo
điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để con có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quí thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm và khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt
và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
TS. Phan Trung Diễn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Công ty Cổ Phần giấy An Bình đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tất cả bạn bè đã hỗ trợ, động viên chúng tôi trong học tập và thực hiện đề tài.

Sinh viên
Nguyễn Thị Thấm

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn nguyên liệu giấy tái chế trong công nghiệp sản
xuất giấy carton lớp sóng tại công ty cổ phần giấy An Bình” được thực hiện tại công ty
cổ phần giấy An Bình, đường Kha Vạn Cân - Xã An Bình - Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình
Dương từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008 dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phan
Trung Diễn nhằm tìm ra tỷ lệ phối trộn nguyên liệu thích hợp để nâng cao hiệu quả sản
xuất và giảm chi phí sản xuất.
Đề tài được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi quá trình chuẩn bị bột, thu

thập số liệu qua thực tế và từ nguồn do nhà máy cung cấp, tiến hành khảo sát trên từng
ca làm việc tại nhà máy. Xác định các yếu tố ảnh hưởng lên tính chất sợi, phân tích,
đánh giá ưu điểm nhược điểm của quá trình chuẩn bị bột ứng với tỷ lệ phối trộn hiện
nay của công ty An Bình và tiến hành thí nghiệm với các loại nguyên liệu: OCC 90/10,
giấy Mix, giấy rìa thu mua của các khách hàng, phân tích thành phần sợi nguyên thủy
của mỗi loại nguyên liệu: % xớ ngắn, % xớ dài, % xơ sợi mịn, tiến hành thí nghiệm
phối trộn các loại nguyên liệu theo tỉ lệ, với các yếu tố cố định là: nồng độ, độ nghiền,
nhiệt độ sấy, lực ép tay sau đó lấy mẫu bột đem làm tờ handsheet để đánh giá độ phân
tán của xơ sợi, đo độ bục, độ nén vòng. Từ kết quả thực hiện được lập bảng so sánh để
xác định tỷ lệ phối trộn cho chất lượng bột tốt nhất, đảm bảo mục tiêu chi phí sản xuất
thấp nhất và chất lượng sản phẩm ổn định.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................2
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................2
1.2. Mục đích đề tài .........................................................................................................3
1.3. Yêu cầu thực hiện .....................................................................................................3
1.4. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .........................................................................................4
2.1. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp giấy tái chế ........................................4
2.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất của công ty cổ phần giấy An Bình .....................5
2.2.1. Các loại nguyên liệu thu mua. ...............................................................................6

2.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng giấy cartong lớp sóng .......................................................8
2.3. Nguyên liệu giấy loại................................................................................................8
2.3.1. Phân loại ................................................................................................................9
2.3.2. Cấu trúc của giấy loại ..........................................................................................10
2.3.3. Mức độ tái chế của giấy loại................................................................................13
2.4. Độ bền cơ lý của giấy .............................................................................................15
2.4.1. Khái niệm ............................................................................................................15
2.4.2. Độ bền của bản thân xơ sợi và chiều dài xơ sợi ..................................................16
2.4.3. Độ chịu bục..........................................................................................................17
2.4.4. Độ chịu gấp..........................................................................................................17
2.4.5. Độ chịu kéo..........................................................................................................18
2.5. Nguyên nhân làm giảm độ bền của bột tái sinh .....................................................19
2.6. Các hóa chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất giấy carton lớp sóng ........21
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................27
3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................27
iv


3.2. Quy trình sản xuất giấy carton sóng tại công ty cổ phần giấy An Bình.................27
3.2.1. Khảo sát kĩ thuật phối trộn nguyên liệu ..............................................................27
3.2.2. Quy trình chuẩn bị bột.........................................................................................29
3.2.3. Quy trình xeo giấy ...............................................................................................31
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................32
3.3.1. Thí nghiệm 1........................................................................................................32
3.3.2. Thí nghiệm 2........................................................................................................34
3.3.3. Thí nghiệm 3........................................................................................................35
3.3.4. Thí nghiệm 4........................................................................................................36
3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu (Phụ lục 2) ......................................................37
3.5. Xử lý số liệu ...........................................................................................................37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................38

4.1. Thành phần và tính chất cơ lý của giấy ứng với phương pháp phối trộn các loại
nguyên liệu khác nhau ...................................................................................................38
4.1.1. Thành phần và tính chất của giấy ứng với các tỷ lệ phối trộn nguyên liệu OCC
(90/10)/MIX...................................................................................................................38
4.1.2. Thành phần và tính chất của giấy ứng với các tỷ lệ phối trộn nguyên liệu OCC
(90/10)/DLKC ...............................................................................................................41
4.1.3. Thành phần và tính chất của giấy ứng với các tỷ lệ phối trộn nguyên liệu
DLKC/MIX ...................................................................................................................44
4.1.4. Thành phần và tính chất của giấy ứng với các tỷ lệ phối trộn nguyên liệu OCC
(90/10)/MIX/DLKC ......................................................................................................46
4.2. So sánh độ bền cơ lý ứng với các phương pháp phối trộn nguyên liệu khác nhau 48
4.2.1. Độ bền cơ lý của các tỉ lệ phối OCC (90/10)/MIX và OCC(90/10)/DLKC .......48
4.2.2. Độ bền cơ lý của các tỉ lệ phối DLKC/MIX và OCC(90/10)/Mix......................50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................52
5.1. Kết luận...................................................................................................................52
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….54
PHỤ LỤC......................................................................................................................55

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NXB: Nhà xuất bản.
WP: Wash paper.
TS: Tiến sĩ.
TCVN 3649 - 2000: Tiêu chuẩn Việt Nam 3649 – 2000.
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
RCT: Ring crush resistance.
FAO: Food Agriculture Organization.

OCC: Old corrugated Containers.

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Thùng carton ngoại nhập, có hai lớp làm bằng giấy kraft dày........................6
Hình 2.2: Giấy rìa carton của các công ty liên doanh sản xuất bao bì ...........................6
Hình 2.3: Giấy rìa từ các đơn vị sản xuất trong nước .....................................................7
Hình 2.4: Ống vải, ống nòng giấy hư ..............................................................................7
Hình 2.5: Ống cuộn chỉ nhập từ nước ngoài ...................................................................7
Hình 2.6: Giấy lề xám làm thùng, hộp carton làm bằng giấy xám ngoại........................7
Hình 2.7: Thùng carton sản xuất trong ...... Hình 2.8: Thùng carton dán nhiều băng keo
...........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................8
nước có lẫn các loại giấy báo, bao gói ............................................................................8
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình chuẩn bị bộ ..........................................................................29
Hình 3.2: Sơ đồ khối quy trình xeo giấy .......................................................................31
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh thành phần xơ sợi ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu OCC
(90/10)/Mix............................................................................................................................... 39
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ so sánh độ bục ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu OCC(90/10)/Mix ... 40
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu
OCC(90/10)/Mix ...................................................................................................................... 40
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ so sánh thành phần xơ sợi ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu OCC
(90/10)/DLKC .......................................................................................................................... 42
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ so sánh độ bục ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu OCC(90/10)/DLKC42
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu
OCC(90/10)/DLKC .................................................................................................................. 43
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ so sánh thành phần xơ sợi ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu
DLKC/MIX .............................................................................................................................. 44

Biểu đồ 4.8: Biểu đồ so sánh độ bục ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu DLKC/MIX ........... 45
Biểu đồ 4.9: Biểu đồ so sánh độ nén vòng ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu DLKC/MIX .. 45
Biểu đồ 4.10: Biểu đồ so sánh thành phần xơ sợi ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu
OCC/MIX/DLKC ..................................................................................................................... 46
Biểu đồ 4.11: Biểu đồ so sánh độ bục ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu OCC/MIX/DLKC 47
Biểu đồ 4.12: Biểu đồ so sánh chỉ độ nén vòng ứng với các tỷ lệ phối nguyên liệu
OCC/MIX/DLKC ..................................................................................................................... 47

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng dự báo mức tăng trưởng tiêu thụ giấy WP từ 1993 – 2010. ..................4
Bảng 2.2: Bảng ước tính về nhu cầu xơ sợi để sản xuất giấy trên thế giới sau biến động
kinh tế ở Châu Á cho đến năm 2010. ..............................................................................5
Bảng 2.3: Tỉ lệ thu hồi giấy loại qua các lần tái chế .....................................................13
Bảng 2.4: Bảng quy định các chỉ tiêu cơ lý từng thành phần nguyên liệu....................15
Bảng 3.1: Số liệu thực tế về tình hình sử dụng nguyên liệu trong tháng 10. ................28
Bảng 3.2: Bảng tỷ lệ phối nguyên liệu OCC/MIX và thời gian thực hiện. ...................33
Bảng 3.3: Bảng tỷ lệ phối nguyên liệu OCC/DLKC và thời gian thực hiện.................34
Bảng 3.4: Bảng tỷ lệ phối nguyên liệu DLKC/Mix và thời gian thực hiện. .................35
Bảng 3.5: Bảng tỷ lệ phối nguyên liệu OCC/DLKC/MIX và thời gian thực hiện. .......36
Bảng 4.1: Thành phần và tính chất mẫu thí nghiệm ứng với tỷ lệ phối trộn nguyên liệu
OCC (90/10)/Mix. .........................................................................................................39
Bảng 4.2: Thành phần và tính chất mẫu thí nghiệm ứng với tỷ lệ phối trộn nguyên liệu
OCC (90/10)/DLKC. .....................................................................................................41
Bảng 4.3: Thành phần và tính chất mẫu thí nghiệm ứng với tỷ lệ phối trộn nguyên liệu.
.......................................................................................................................................44
Bảng 4.4: Thành phần và tính chất mẫu thí nghiệm ứng với tỷ lệ phối trộn nguyên liệu
OCC (90/10)/MIX/DLKC. ............................................................................................46

Bảng 4.5: Độ bền cơ lý của mẫu handsheet ứng với phương pháp phối trộn hai loại
nguyên liệu OCC/Mix và OCC/DLKC. ........................................................................48
Bảng 4.6: Độ bền cơ lý của mẫu handsheet ứng với phương pháp phối trộn hai loại
nguyên liệu DLKC/Mix và OCC/Mix...........................................................................50

viii


ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, khi nền công nghiệp phát triển càng mạnh thì nhu
cầu về giấy bao gói và cartong, hòm hộp, trong đó có cartong sóng càng cao. Thông
thường các loại giấy này chiếm khoảng 60% trong tổng mức tiêu thụ giấy bìa. Ở nước
ta hiện nay, tỷ lệ này chiếm khoảng 50%. Theo dự báo của VPPA, đến năm 2010 và
2011 nhu cầu tiêu thụ 2 loại giấy này lên tới 16.000.000 tấn và 3.750.000 tấn. Như vậy
nhu cầu giấy lớp giữa và lớp mặt còn rất lớn
Bên cạnh đó, khi nền công nghiệp giấy tái chế phát triển đồng nghĩa với việc
giảm lượng gỗ khai thác để sản xuất giấy, tận dụng nguồn nguyên liệu giấy đã qua sử
dụng và giảm thiểu tác động đến môi trường sống. Mục tiêu cơ bản của quá trình sản
xuất giấy từ nguyên liệu giấy loại là: tách loại tạp chất ra khỏi bột giấy tái sinh và khôi
phục tính chất tạo giấy của xơ sợi.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nhu cầu tiêu
thụ giấy công nghiệp là rất lớn. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất giấy
của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Lào, Trung Quốc, Campuchia và các nước
trong khu vực. Tuy nhiên sản phẩm giấy công nghiệp trong nước nói chung và carton

sóng nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Trong năm 2006, Việt
Nam đã sản xuất được 958.000 tấn giấy trong đó giấy carton sóng chiếm 19% và chỉ
đáp ứng được 50,38% nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại phải nhập khẩu từ nước
ngoài và chiếm 39% tổng sản lượng giấy nhập khẩu. (Nguồn Hiệp hội giấy và bột giấy
Việt Nam). Đứng trước tình hình trên, ngành giấy Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư,
nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình sản xuất giấy nói chung và giấy làm lớp
giữa của carton sóng nói riêng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội.
Công ty Cổ Phần giấy An Bình là một trong những công ty sản xuất giấy bao bì
hàng đầu ở Việt Nam. (Trang web hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam). Trong năm
2007 sản lượng của nhà máy đạt được là 52.000 tấn/năm. Dự kiến của công ty đến
năm 2008 nâng cao năng suất của nhà máy lên 75.000 tấn/năm. (Công ty cổ phần giấy
2


An Bình). Để đạt được mục tiêu trên công ty đang nghiên cứu tìm ra những biện pháp
để tối ưu hóa quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu chung của xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ phối
trộn nguyên liệu giấy tái chế trong công nghiệp sản xuất giấy carton lớp sóng tại
công ty cổ phần giấy An Bình”.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài không
tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích đề tài
Xác định tỷ lệ phối trộn nguyên liệu đối với giấy cartong lớp sóng đáp ứng được
yêu cầu chất lượng của sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.3. Yêu cầu thực hiện
Khảo sát quy trình sản xuất giấy carton lớp sóng tại công ty cổ phần giấy An
Bình.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng lên tính chất sợi của nguyên liệu giấy tái chế.

Khảo sát thành phần xơ sợi trong mỗi tỷ lệ phối trộn.
Khảo sát ảnh hưởng của các tỷ lệ phối trộn nguyên liệu đến độ bền cơ lý của giấy.
1.4. Giới hạn đề tài
Để đánh giá một cách hoàn thiện về hiệu quả của tỷ lệ phối trộn nguyên liệu trong
quá trình sản xuất giấy cần phải xem xét rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất: hóa chất sử dụng, định lượng của giấy, tốc độ máy... Song vì thời gian cũng như
điều kiện thí nghiệm cho đề tài có giới hạn nên đề tài chỉ thực hiện khảo sát quy trình
sản xuất của công ty cổ phần giấy An Bình, và tiến hành thí nghiệm các tỉ lệ phối trộn
nguyên liệu đối với quá trình sản xuất giấy carton sóng có định lượng 150 g/m2, đánh
giá độ bền của các tỷ lệ phối trộn nguyên liệu giấy tái chế.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp giấy tái chế
Theo lịch sử, nguồn giấy loại được mua bán chủ yếu từ Mỹ đến các nước láng
giềng và các nước Đông Nam Á, tỷ lệ mua bán thấp do thiếu hàng hóa vận chuyển trở
lại và thiếu tàu mang hàng xuất khẩu từ các nước này sang Mỹ. Việc phân phối của
Mỹ trong năm 1996 được ước tính:
Theo nước: Hàn Quốc 20%, Canada 18%, Mexico 15%, Trung Quốc 12%, Đài
Loan 12%, Indonéia 7%, Thái Lan 5%, Nhật 4% và các vùng còn lại trên thế giới là
7%
Theo loại giấy: OCC 39%, giấy báo 22%, giấy hỗn hợp 21%, các loại giấy tẩy
mực và các loại giấy báo khác 9%, và các thứ thay thế bột giấy là 9%.
FAO đã có dự báo tăng trưởng của tiêu thụ giấy WP. Tăng trưởng lớn nhất được
cho là ở Châu Á 77 triệu tấn, Châu Âu là 32 triệu tấn, Băc/Trung Mỹ là 30 triệu tấn.
Bảng 2.1: Bảng dự báo mức tăng trưởng tiêu thụ giấy WP từ 1993 – 2010.
Khu vực

Năm 1993 (triệu tấn) Năm 2010 (triệu tấn) % gia tăng
Bắc/Trung Mỹ

29,335

59,372

102

Châu Âu

27,015

58,909

118

Liên Xô cũ

1,152

2,568

123

Châu Á

32,090

109,032


140

Nam Mỹ

2,770

8,869

220

Châu Đại Dương

1,028

2,107

105

Châu Phi

0,848

2,829

234

Thế giới

94,238


234,686

159

4


Bảng 2.2: Bảng ước tính về nhu cầu xơ sợi để sản xuất giấy trên thế giới sau biến
động kinh tế ở Châu Á cho đến năm 2010.
2005
2010
1980
1990
1996
2000
Loại
(Triệu tấn)

(Triệu tấn)

(Triệu tấn)

(Triệu tấn)

(Triệu tấn)

(Triệu tấn)

Bột từ gỗ/ phi gỗ


130

160

175

185

205

225

Xơ sợi thu hồi

50

90

120

145

170

195

Tổng cộng

180


250

295

330

375

420

Tiêu thụ giấy và nhu cầu giấy WP ở Châu Á trong tương lai là có triển vọng, theo
ý kiến của các chuyên gia ngành giấy của Singapore thì:
Tiêu thụ giấy thải ở Châu Á đã tăng lên từ dưới 2 triệu tấn vào năm 1962 cho đến
khoảng 33 triệu tấn trong năm 1997, trong đó có 6 triệu tấn là nhập khẩu.
Tỉ lệ sử dụng của Châu Á tăng từ 21% trong năm 1962 lên 51% trong năm 1992,
nhưng giảm xuống còn 46,5% trong năm 1997 và bỏ đi khoảng 50 triệu tấn giấy WP
không thể thu hồi.
2.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất của công ty cổ phần giấy An Bình
Công ty cổ phần An Bình (An Bình Paper Corporation), tên viết tắt ABPAPER.
Vốn điều lệ: 125.738.000 đồng (vốn của cổ đông sáng lập). Ông Hàn Vinh Quang là
chủ tịch Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám Đốc. Công suất hiện nay là 90.000 tấn/năm
giấy bao bì.
Công ty chuyển đổi từ công ty TNHH AN BÌNH thành công ty CP Giấy AN
BÌNH vào 12/02/2007. Từ một công ty gia đình công ty TNHH AN BÌNH đã ngày
càng học hỏi các công nghệ phát triển thế giới vào dây chuyền sản xuất của công ty
làm cho doanh thu của công ty ngày càng cao.
Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000. Với đội ngũ nhân viên năng
động, giàu kinh nghiệm .. lại thường xuyên được các chuyên gia về thiết bị, công nghệ,
hóa chất của công ty hàng đầu thế giới tư vấn, nên công ty luôn được coi là một trong

những nhà máy hàng đầu thế giới tư vấn, nên công ty luôn được coi là một trong
những nhà máy hàng đầu sản xuất giấy làm bao bì ở Việt Nam.
Công ty nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về thuế và môi trường, đã được bộ
tài chính, cục thuế cấp bằng khen. Năm 2010, công ty sẽ đưa nhà máy Giấy Phú Mỹ tại
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào hoạt động với thiết bị tiên tiến của
Châu Âu (khởi công xây dựng từ tháng 5/2007). Công suất thiết kế của nhà máy là
5


300.000 tấn/năm sản xuất giấy làm bao bì chất lượng cao. Khi đó tổng công suất của
công ty sẽ đạt 390.000 tấn/năm và sẽ là một trong những công ty lớn của ngành công
nghiệp giấy Việt Nam.
2.2.1. Các loại nguyên liệu thu mua.
Nguyên liệu để sản xuất giấy carton sóng bao gồm
Giấy carton loại một:
 Thùng carton ngoại nhập (OCC 90/10, OCC 95/5), có hai lớp làm bằng giấy
kraft dày.
 Giấy rìa carton (DLKC) của các công ty liên doanh sản xuất bao bì. Ví dụ
như công ty Tân Á, Việt Long, YFY, Tân Vĩnh Lợi…..
 Giấy xén lề làm thùng, hộp carton cao cấp có một hoặc hai mặt làm bằng
giấy trắng (không lẫn tạp chất, tỷ lệ băng keo cho phép tối đa 0,5%).

Hình 2.1: Thùng carton ngoại nhập, có

Hình 2.2: Giấy rìa carton của các công

hai lớp làm bằng giấy kraft dày

ty liên doanh sản xuất bao bì


Giấy carton loại hai:
 Giấy rìa từ các đơn vị sản xuất bao bì trong nước.
 Ống vải, ống nòng giấy hư.
 Ống cuộn chỉ nhập từ nước ngoài.
 Giấy lề xám làm thùng, hộp carton làm bằng giấy xám ngoại. Thùng carton
thải ra từ siêu thị, cửa hàng tạp hóa (tỷ lệ băng keo cho phép tối đa là 1%).

6


Hình 2.4: Ống vải, ống nòng giấy hư

Hình 2.3: Giấy rìa từ các đơn vị sản
xuất trong nước

Hình 2.5: Ống cuộn chỉ nhập từ nước

Hình 2.6: Giấy lề xám làm thùng, hộp
carton làm bằng giấy xám ngoại

ngoài
Giấy carton loại ba:

 Thùng carton sản xuất trong nước có lẫn các loại giấy báo, bao gói, tập học
sinh, hộp thuốc tây, hộp thuốc lá đã làm sạch (khoảng 10%).
 Thùng carton dán nhiều băng keo (tỷ lệ tối đa 2%).
 Thùng carton làm bằng giấy nội có lẫn các loại giấy khác như tạp chí, giấy
báo, tập học sinh, giấy bao gói... chiếm khoảng 20%.
 Tất cả các loại giấy phải tuân thủ theo tiêu chuẩn chung.
 Giấy phải khô, độ ẩm cho phép  12%.

 Giấy không lẫn bao xi măng, thùng sáp, thùng đựng táo bằng bột rơm, giấy
keo và tráng phủ hóa chất.

7


Hình 2.7: Thùng carton sản xuất trong

Hình 2.8: Thùng carton dán nhiều băng keo

nước có lẫn các loại giấy báo, bao gói
2.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng giấy cartong lớp sóng
Chất lượng giấy cartong lớp sóng được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng,
có nhiều loại giấy lớp sóng khác nhau, mỗi loại có phương pháp sản xuất riêng,
nguyên liệu sản xuất khác nhau. (phụ lục 1)
2.3. Nguyên liệu giấy loại
Giấy và giấy bao gói là sản phẩm được coi là kinh tế. Bản thân giấy và bao bì
carton các loại được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên và thu hồi tái sử dụng. Sau khi đã
sử dụng, nó được thu hồi tới 82%. Điều đó chứng tỏ tính thân thiện môi trường của sản
phẩm (khả năng tái sử dụng) và khả năng tái tạo ra tiền sau khi đã sử dụng thu hồi lại.

 Ưu điểm của nguyên liệu giấy tái chế:
+ Bảo vệ môi trường .
Sản xuất giấy từ giấy đã dùng nhìn chung là sạch hơn và hiệu quả hơn là sản xuất
giấy từ gỗ, vì việc tách xơ sợi và tẩy trắng đã được làm trước đó. Nghĩa là sử dụng ít
năng lượng, nước và hoá chất hơn, do đó thải ra không khí và nước ít chất độc hại
hơn.
+ Sản xuất giấy tái chế dùng ít năng lượng hơn nhiều so với sản xuất từ bột
nguyên thuỷ.
Sản xuất bột từ giấy tái chế sẽ tiết kiệm được 60% năng lượng so với bột nguyên

thủy, giảm 95% ô nhiễm từ khí thải, giảm 30 % m3 nước/tấn bột.
+ Nếu có một hệ thống thu gom giấy tái chế tốt thì ở công đoạn này có tính kinh
tế hơn vận chuyển các cây gỗ từ rừng về để sản xuất bột.
8


Về góc độ kinh tế thì ý nghĩa lớn hơn cả là tạo ra một ngành công nghiệp dịch vụ
mang tính xã hội hóa cao, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên đáng kể từ việc giảm khai
thác rừng tương đương với lượng giấy thải loại đưa vào tái chế.
+ Nguồn nguyên liệu rất phong phú từ trong nước hay nhập khẩu.
 Nhược điểm:
+ Chiều dài xơ sợi ngắn hơn 2 - 3,5 mm, liên kết kém hơn so với bột nguyên
thủy.
+ Chất lượng giấy làm ra có độ bền cơ lý kém.
+ Có lẫn nhiều tạp chất nên phải có hệ thống lọc nhiều hơn.
Từ nguyên liệu giấy tái chế khi qua công đoạn chuẩn bị bột ta có loại bột giấy tái
chế hay bột tái sinh. Đây là nguyên liệu chính để làm giấy carton. Ngoài ra nếu sản
xuất giấy Duplex trắng thì cần có thêm bột hóa xớ dài (>4 mm) làm lớp mặt tạo độ
trắng bóng cho tờ giấy.
2.3.1. Phân loại
Các nguồn giấy thải có thể được phân nhóm phù thuộc nguồn gốc thu gom của
giấy tái chế, mức độ sạch giữa giấy tái chế đã qua sử dụng hay chưa qua sử dụng:
- Loại giấy sau tiêu thụ (post - consumer waste) gồm giấy, giấy bìa, và nguồn
xơ sợi tái chế từ vựa mua bán lẻ, giấy văn phòng, và giấy thu gom tại nhà sau khi
những sản phẩm này đáp ứng mục đích sử dụng cuối cùng
- Giấy thải trước tiêu thụ (pre - consumer waste) là nguyên liệu giấy bìa từ sản
xuất và giấy rìa cắt ra, giấy bị lỗi thu gom từ các nhà máy chế biến giấy.
Trong đó: có 4 loại giấy thải
- Các thành phần thay thế bột giấy: Chất lượng của chúng là giống nhất với bột
hóa từ xơ sợi nguyên thủy. Ví dụ: các phần bị cắt xén ra sau khi in và làm biến đổi, các

phần có màu (thích hợp để tẩy), và các giấy thải đã được in một ít (ví dụ: sổ sách,...).
Giấy bìa được phủ polymer (ví dụ bao bì carton đựng chất lỏng được phủ bằng plastic,
hộp làm bằng giấy bìa để đựng thực phẩm, đĩa giấy và tách giấy) cũng là một nguồn
bột chất lượng tốt.
- Các loại giấy tẩy mực.
- Các loại giấy từ bột kraft nâu. Ví dụ: giấy thải từ máy tạo sóng, OCC, KLS
(kraft lined strawboard: giấy bìa làm bằng rơm là giấy thải có cơ sở là OCC, chứa trên
9


33% giấy lớp bìa có xơ sợi dài), bao đựng xi măng có xơ sợi dài đã qua sử dụng, và
giấy thải từ quá trình biến đổi. Giấy thải loại này được dùng chủ yếu cho giấy lớp sóng
và lớp bìa. OCC được tẩy để dùng cho các loại giấy chất lượng cao. Loại giấy này chủ
yếu tạo sức bền cho các sản phẩm tái sinh do nó có chứa thành phần bột kraft từ gỗ
mềm không tẩy. Các mẫu giấy OCC từ Đông Nam Á, là giấy từ các thùng carton sóng
nhập vào Mỹ từ 8 nước, trung bình chỉ có 39% bột kraft từ gỗ mềm không tẩy nhưng
có đến 6,6% tinh bột. Giấy OCC nhập khẩu này giống với giấy thải văn phòng hỗn
hợp (về độ bền, độ nhuyễn,...).
Với giấy OCC có chứa sáp, sáp được dùng để giảm việc hút nước của lớp bìa và
giấy lớp sóng giữa, giảm liên kết nội xơ sợi (đặc biệt khả năng chống sức nén), và tạo
nên các vết bẩn có thể nhìn thấy và hệ số ma sát bề mặt của giấy thấp.
- Giấy thải hỗn hợp (MWP: Mix Waste paper): Là loại rẻ nhất và chất lượng
kém nhất
Một số tiêu chuẩn phân loại giấy thải:
OCC: gồm có giấy bao bì và hộp carton cũ. Như đã nói ở trên, chất lượng của
giấy loại phụ thuộc vào nguồn gốc thu gom, vì thế đa số OCC nhập ngoại đều có tỉ lệ
xớ sợi dài và các tính chất cơ lý cao hơn so với OCC thu gom trong nước.
DLK ( Double liner kraft): Là các loại thùng cartong dày được làm từ bột kraft,
có tỷ lệ xớ sợi dài và tính chất cơ lý cao, ít tạp chất.
LOCC( Local Old Corrugated Container): Giấy bao bì và hộp carton cũ được

thu gom ở trong nước. Loại giấy này đã qua nhiều lần thu hồi do vậy tỉ lệ xơ sợi dài rất
thấp, được dùng phối trộn với OCC ngoại để nâng cao chất lượng giấy thành phẩm.
Mixed paper: là loại giấy hỗn hợp chủ yếu là giấy báo được nhập ngoại nhiều.
Loại giấy này có thành phần xớ sợi dài và các chỉ tiêu cơ lý thấp hơn nhiều so với
LOCC nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều. Do vậy luôn được sử dụng kèm với các loại
nguyên liệu khác theo những tỉ lệ nhất định để cho ra thành phẩm tốt.
2.3.2. Cấu trúc của giấy loại
Nguyên liệu giấy loại sử dụng trong ngành công nghiệp tái chế giấy có cấu trúc
tương tự như cấu trúc tấm giấy làm từ xơ sợi nguyên thủy.
Những đặc điểm chính về cấu trúc của giấy là:

10


Thành phần của giấy là hệ không đồng nhất – hệ dị thể, phức tạp, nó là sự kết hợp
các sợi dài, các sợi ngắn và những hạt chất độn, chất keo, hạt chất màu có kích thướt
khác nhau trong đó thành phần chính là xơ sợi.
Sự phân bố các thành phần trên không theo một thứ tự nào cả - phân bố dị hướng.
Sự phân bố dị hướng này chịu ảnh hưởng bởi phương pháp xeo (sử dụng máy xeo dài
hay máy xeo tròn hay máy xeo lưới đôi) và bởi mức độ kết bông của các xơ sợi trong
huyền phù bột trước khi xeo.
Cấu trúc giấy là cấu trúc mao dẫn vì trong cấu trúc giấy có rất nhiều lỗ hổng kích
thước nhỏ. Chính cấu trúc này làm cho giấy có khả năng thấu khí, hút nước, hút ẩm và
làm cho độ ẩm của giấy thay đổi theo độ ẩm của môi trường.
Hình bên dưới cho thấy một mặt cắt ngang của mẩu giấy, với hình ảnh của một số
xơ sợi. Để rõ ràng, các xơ sợi riêng lẻ được thể hiện là không chạm vào với nhau.
Trong thực tế, các bề mặt của chúng chạm vào nhau, và liên kết hydro xảy ra

Hình 2.9: Mặt cắt ngang của tờ giấy
Hình trên phân biệt 2 loại lỗ trống trong giấy, chúng hấp thụ chất lỏng (hay

khí):
Các lỗ trống giữa các xơ sợi riêng biệt. Bề rộng của chúng khoảng 10- 100 m ,
đặt biệt tùy thuộc vào đường kính lúc ban đầu của xơ sợi và mức độ nghiền. Các chất
lỏng được hút vào trong những lỗ rỗng này sức hút mao dẫn. Các hạt chất độn có
đường kính 10 m , và do đó từng phần lắp kín các lỗ trống này.

11


Các lỗ trống trên vách của từng xơ sợi riêng lẻ. Đường kính của chúng nhỏ hơn
nhiều, trong khoảng 0,001 - 0,05 m
Cấu trúc giấy đã được tạo mẫu một cách toán học, để xác định ảnh hưởng của các
chi tiết về cấu trúc (các chỗ giao nhau của xơ sợi, thể tích trống của các lỗ trống) lên
các tính chất của giấy.
Giữa các xơ sợi bột giấy và các thành phần khác trong giấy có hình thành liên kết
với nhau, chính sự liên kết này tạo nên độ bền cơ lý cho giấy.

Hình 2.10: Liên kết giữa các xơ sợi
Cấu trúc của giấy còn thể hiện qua độ chặt của giấy. Độ chặt của giấy được đo
bằng tỷ số giữa định lượng (g/m2) của giấy với chiều dày của nó, tỷ số này còn gọi là
“khối lượng thể tích” (g/cm3).Với cùng một định lượng thì chiều dày của giấy càng
mỏng độ chặt của nó càng cao.
Sự phân bố của các xơ sợi trong tấm giấy chủ yếu là theo hướng song song với
bề mặt tấm giấy, chỉ một lượng rất nhỏ các xơ sợi nằm theo góc xiên so với bề mặt tấm
giấy, chính những xơ sợi này làm tăng liên kết giữa các lớp của tấm giấy. Có thể làm
tăng số lượng các xơ sợi phân bố theo hướng xiên này bằng cách tăng sự chổi hóa của
xơ sợi, tăng độ dày của tấm giấy, tăng thời gian tấm giấy đi qua bộ phận hút chân
không trên lưới xeo.
Độ bền liên kết giữa các lớp của tấm giấy còn phụ thuộc nhiều vào độ ẩm của
tấm giấy sau khi qua bộ phận ép. Nếu sau khi đi qua bộ phận ép trong tấm giấy vẫn

còn lại một lượng nước tự do thì đó là điều kiện tốt cho sự tạo thành nhiều liên kết
hydro giữa các xơ sợi thông qua phân tử nước, sau khi qua bộ phận sấy, các phân tử
nước này bay hơi, các liên kết hydro đó sẽ được thay thế bằng các liên kết hydro trực
12


tiếp giữa các nhóm OH của các xơ sợi, kết quả là liên kết giữa các lớp trong tấm giấy
sẽ bền hơn.
2.3.3. Mức độ tái chế của giấy loại
Tỉ lệ thu hồi (recovery rate) là thông số phổ biến của mức độ thu hồi và bằng
với phần trăm giấy tiêu thụ biểu kiến được thu thập dưới dạng giấy loại WP. Do đó,
một đất nước tiêu thụ 5 triệu tấn giấy mỗi năm, và thu thập được 2 triệu tấn giấy loại,
có tỷ lệ thu hồi là 40% (2/5).
Tiêu thụ giấy loại quốc nội là giấy loại được thu thập trong nước cộng với giấy
loại nhập khẩu trừ cho giấy loại xuất khẩu. Do đó nếu quốc gia trên nhập khẩu 0,3
triệu tấn hằng năm và xuất 0,1 triệu tấn thì tiêu thụ giấy quốc nội sẽ là 2,2 triệu tấn.
Tỉ lệ sử dụng là phần trăm giấy loại được tiêu thụ trong sản phẩm giấy của nước
đó. Do đó nếu quốc gia đó sản xuất 4,5 triệu tấn , tỉ lệ sử dụng sẽ gần bằng 49% (2,2/4,
5).
Mỗi lần giấy được tái chế, một số xơ sợi dài bị ngắn đi, chúng mất đi tính mềm
dẻo và khả năng liên kết, nguyên nhân là do xơ sợi bị chai cứng dần đi. Giấy trải qua
nhiều lần tái chế, dễ dàng leo thang khi tỷ lệ thu hồi nội địa tăng lên từ mức khiêm tốn
là 30% đến 50%. Thành phần giấy đi qua quá trình tái chế 2, 3, 4 lần tăng lên 3,2; 4,6;
7,9 lần một cách tuần tự.
Bảng 2.3: Tỉ lệ thu hồi giấy loại qua các lần tái chế.
Số lần đi vào một chu trình tái chế WP
Tỉ lệ thu
hồi (%)

1 lần


2 lần

3 lần

4 lần

30

30,0

9,0

2,7

0,8

50

50,0

25,0

12,5

6,3

80

80,0


64,0

51,2

41,0

Bột nguyên thủy được thêm vào để giữ được độ bền cho giấy, cần cho hiệu quả
chạy máy ở các tốc độ cao. Không có giới hạn thực tế nào cho việc tái chế giấy WP
ngoại trừ chi phí.
Độ bền không chỉ được quan tâm, và các tính chất (như độ trắng) cũng giảm đi
mỗi lần giấy được tái chế. Do đó WP có khuynh hướng giảm cấp dần xuống các loại
giấy có chất lượng thấp hơn khi nó được tái chế. Thành phần và tính chất của một số
loại nguyên liệu tái chế
13


Giấy loại là nguồn nguyên liệu có nhiều tạp chất, độ bền của xơ sợi bị giảm dần
qua các lần tái chế. Công ty giấy cổ phần An Bình đã tiến hành thí nghiệm đối với một
số loại nguyên liệu mà công ty thu mua và có kết quả như sau:
Đối với nguồn giấy xí nghiệp (Tân Á, Sovi, Ojitex, Việt Long, Orna, YFY, Gia
Phú,...)
 Độ ẩm các loại nguyên liệu đạt tiêu chuẩn
 Độ bục và độ nén vòng của:
DLK cao nhất
Việt Long thấp nhất
Tân Á, Gia Phú, Sovi, Orna, Ojitex và YFY tương đương nhau.
 Tổn thất xơ sợi theo nước trắng của:
Việt Long là cao nhất
DLK là thấp nhất

Tân Á, Gia Phú, Sovi, Orna, Ojitex và YFY tương đương nhau.
 Nguyên liệu Ojitex có độ sáng thấp, khó pha màu và căn chỉnh, tiêu hao màu
nhiều, thích hợp cho việc sản xuất giấy testliner cho khách hàng Á châu, Vina,
 Nguyên liệu YFY, Orna, Sovi, DLK có độ sáng cao, dễ pha màu và căn chỈnh,
tiêu hao màu ít.
Đối với nguyên liệu giấy Mix: Trong nguyên liệu có nhiều thành phần:
 Giấy báo, tạp chí ( có pha bột cơ nhiệt và chất độn)
 Rìa duplex ( xơ sợi ngắn)
 Rất ít carton
 Không nên nhập nguyên liệu Mix
Đối với nguyên liệu OCC
 Độ ẩm: Occ Korea > Occ Australia > Occ France
 Độ nghiền: Occ Korea > Occ France > Occ Australia
 Độ nén vòng (mẫu handsheet): Occ France > Occ Korea > Occ Australia
 Độ bục: Occ France > Occ Australia > Occ Korea

14


Bảng 2.4: Bảng quy định các chỉ tiêu cơ lý từng thành phần nguyên liệu.
o
Chiều dài
SR
Độ bục nguyên
Loại nguyên
đứt nguyên
nguyên
STT
thủy
liệu

thủy
thủy

Thời
gian
quậy

1

OCC NZL

28

3,6

4140

45

2

OCC Japan

24

3,2

3036

45


3

OCC Australia

40

3,0

3371

60

40

2,7

3829

75

Giấy lề vụn YFY 45

2,5

3430

85

39


2,9

3748

60

4
5
6

Giấy

lề

vụn

Ojitex
Giấy lề vụn Tân
Á

7

Giấy lề vụn Sovi

37

2,4

3010


45

8

Giấy lề vụn Orna 28

2,7

3938

60

9

Tạp hóa(lựa)

50

2,4

3358

30

40

2,6

3801


70

trong nước(Ống 61

3,3

3690

90

2,5

3428

45

Carton thu mua
10

trong
nước(OCC)
Carton thu mua

11

nòng)
12

Mixeddrial


48

2.4. Độ bền cơ lý của giấy
2.4.1. Khái niệm
Độ bền cơ lý của giấy biểu thị khả năng của giấy chịu đựng những lực tác dụng từ
bên ngoài của tấm giấy. Các chỉ tiêu cơ bản về độ bền cơ lý của giấy bao gồm: độ chịu
kéo, độ chịu bục, độ chịu xé, độ chịu gấp, độ chịu giãn, khả năng chịu nén thể hiện qua
chỉ tiêu độ bền nén vòng. Độ bền cơ lý của giấy là tính chất gần như quan trọng nhất
đối với hầu hết các loại giấy.

15


Độ bền cơ lý của giấy chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: độ bền của bản thân xơ sợi
bột giấy, sự có mặt của các chất phụ gia như chất độn, chất gia keo chống thấm, chất
bảo lưu và những điều kiện công nghệ trong quá trình chuẩn bị bột và xeo giấy
Độ bền cơ lý của giấy chịu ảnh hưởng của điều kiện và thời gian của quá trình
bảo quản bột trước khi xeo. Khi nhiệt độ bảo quản tăng từ 5 ÷ 95oC thì độ bền cơ lý
của giấy giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân là do có sự thay đổi theo hướng không có lợi về
cấu trúc của xơ sợi khi bảo quản ở nhiệt độ cao. Sau khi nghiền và phối trộn hóa chất
phụ gia, nếu bột giấy không được xeo ngay mà lại giữ trong thời gian hai tuần thì độ
bền cơ lý của giấy giảm rõ rệt, nguyên nhân là do sự phát triển của các axit hữu cơ,
các vi sinh vật có trong huyền phù bột làm cho pH có thể giảm từ 7,5÷8 xuống tới 5÷6.
Độ bền cơ lý của giấy phụ thuộc vào lực liên kết giữa các thành phần trong tấm
giấy. Lực liên kết giữa các xơ sợi và các hạt trong tấm giấy bao gồm: lực tương tác
giữa các hạt hay còn gọi là lực Van Der Waanca, lực ma sát và lực liên kết hydro,
trong đó lực liên kết hydro đóng vai trò chủ yếu, ngoài ra độ bền cơ lý của giấy còn
phụ thuộc vào sự phân bố của các xơ sợi trong tấm giấy. Sự phân bố này lại phụ thuộc
vào vận tốc tương đối giữa dòng bột phun lên lưới và vận tốc lưới.

2.4.2. Độ bền của bản thân xơ sợi và chiều dài xơ sợi
Độ bền của bản thân xơ sợi hay còn được gọi là độ bền zero của xơ sợi thường
được đo bằng độ chịu kéo của xơ sợi đo được khi khoảng cách giữa hai phím kẹp băng
giấy mẫu là zero (đo trên máy đo độ chịu kéo). Độ bền đứt của một số loại bột giấy
như sau: bột sợi bông khoảng 28000m, bột lanh 52000m, bột sulphit xenlulo từ gỗ
mềm 46000m. Độ bền đứt của giấy không chỉ phụ thuộc vào độ bền của bản thân xơ
sợi mà còn phụ thuộc vào độ bền của các liên kết giữa các xơ sợi. Khi băng giấy chịu
lực kéo thì nó sẽ bị đứt tại chỗ mà liên kết giữa các xơ sợi là yếu nhất. Vì thế khi tăng
độ nghiền là làm tăng sự chổi hóa của xơ sợi, làm tăng khả năng liên kết giữa các xơ
sợi, kết quả là làm tăng độ chịu kéo đứt của giấy, trong khi đó độ bền của bản thân xơ
sợi lại giảm.
Khi tỷ lệ bột sớ dài trong thành phần bột giấy tăng lên thì độ chịu gấp và độ chịu
xé của giấy cũng tăng lên, nhưng độ chịu đứt và độ chịu bục của giấy lại phụ thuộc
vào sự liên kết giữa các xơ sợi. Độ bền cơ lý của giấy tăng lên khi có mặt đầy đủ cả sợi
dài và sợi ngắn trong tấm giấy, vì khi đó các sợi ngắn sẽ phân bố vào các khe hở giữa
16


×