Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

THIẾT KẾ VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN

TÊN ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ VÀ NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

- TP.HCM, 08/2008 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Th.S PHẠM TRUNG KIÊN

SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN
MSSV: 04127039




Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

- 2008 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S Phạm
Trung Kiên đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và sinh hoạt tại trường trong
suốt thời gian học.
Xin chân thành cám ơn các quý thầy cô trong khoa Công Nghệ Môi Trường đã
hết sức giúp đỡ, giảng dạy cho tôi ở những năm học vừa qua.
Xin cám ơn gia đình là nguồn động viên và là điểm tựa vững chắc đã hỗ trợ và
tạo nghị lực cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, xin cám ơn các bạn trong lớp ĐH04MT đã luôn bên tôi trong thời
gian vừa qua.
Chân thành cám ơn
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2008
Nguyễn Thị Thùy Liên

Nguyễn Thị Thùy Liên

3


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương” được
thực hiện tại Tp.Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện từ 03/2008 – 06/2008. Quá trình tính toán,
thiết kế hệ thống xử lý nước thải được thực hiện với nội dung như sau:
 Thu thập số liệu nước thải đầu vào và tình hình xử lý nước thải của một số bệnh viện

tại Tp.HCM để làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả và hợp lý nhất
phục vụ cho việc tính toán hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Nguyễn Tri
Phương.
 Tính toán hệ thống xử lý nước thải cho khu II bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
 Nghiên cứu hiện trạng của hệ thống xử lý nước thải khu I, đề ra phương án cải tạo và
nâng công suất cho hệ thống.
 Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.
 Tính toán khinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và giá thành xử lý 1 m3 nước
thải.


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 9
I.1
I.2
I.3
I.4
I.5

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................................. 9
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................................................ 9
PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 9
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 9
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 10

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ Y TẾ VÀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG ................... 11
II.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BỆNH VIỆN TẠI TP.HCM .................................................................. 11
II.2 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG .................................................................... 11

II.2.1.
Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện Nguyễn Tri Phương............................................ 11
II.2.2.
Hiện trạng tự nhiên của bệnh viện Nguyễn Tri Phương ................................................................ 12
II.2.3.
Quy mô của bệnh viện .................................................................................................................... 12
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH Y TẾ .............. 14
III.1 XỬ LÝ CƠ HỌC ...................................................................................................................................... 14
III.2 XỬ LÝ SINH HỌC: ................................................................................................................................. 14
III.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí: .................................................................. 14
III.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí:..................................................................... 15
III.3 KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI: .................................................................................................................. 15
III.4 XỬ LÝ CẶN:............................................................................................................................................ 15
CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI Y TẾ .............................................................. 16
IV.1 MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC BV TẠI TP.HCM ....................................... 16
IV.1.1 Bệnh viện Thống Nhất:................................................................................................................... 16
IV.1.2 Bệnh viện Bình Dân:....................................................................................................................... 19
IV.1.3 Bệnh viện Hùng Vương:................................................................................................................. 21
IV.1.4 Bệnh viện Thủ Đức:........................................................................................................................ 24
IV.1.5 Bệnh viện Nhân Dân 115:............................................................................................................... 25
IV.1.6 Nhận xét chung ............................................................................................................................... 28
IV.2 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG......................................... 30
IV.2.1 Hiện trạng xử lý nước thải của khu I.............................................................................................. 30
IV.2.1.1.
IV.2.1.2.
IV.2.1.3.

IV.2.2
IV.2.3


Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của khu I........................................................................................30
Các thông số của hệ thống xử lý nước thải khu I .................................................................................30
Hiện trạng hoạt động của hệ thống.......................................................................................................31

Hiện trạng xử lý nước thải của khu II............................................................................................. 31
Nhiệm vụ đặt ra............................................................................................................................... 31

CHƯƠNG V: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU II .......................................................... 32
V.1. TÍNH CHẤT, LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI............................................................................................... 32
V.1.1
Nguồn gốc phát sinh nước thải ....................................................................................................... 32
V.1.2
Thành phần, tính chất nước thải ..................................................................................................... 32
V.1.3
Lưu lượng nước thải ....................................................................................................................... 33
V.2 CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ ............................................................................................. 35
V.3 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ........................................................................................... 35
V.3.1
Thuyết minh công nghệ: ................................................................................................................. 35
V.3.2
Ước tính hiệu quả xử lý qua các công trình đơn vị:....................................................................... 37
V.4 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ............................................................................................. 38
V.4.1
Song chắn rác:................................................................................................................................. 38
V.4.2
Bể điều hòa: .................................................................................................................................... 38
V.4.3
Bể Aerotank kết hợp lắng II: .......................................................................................................... 39
V.4.4
Bể tiếp xúc: ..................................................................................................................................... 39

Nguyễn Thị Thùy Liên

5


V.4.5
Tháp hấp phụ mùi: .......................................................................................................................... 40
V.4.6
Bể chứa bùn: ................................................................................................................................... 41
V.4.7
Máy ép bùn: .................................................................................................................................... 41
V.5 TÍNH TOÁN KINH TẾ.............................................................................................................................. 41
CHƯƠNG VI: CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU I............................................................. 42
VI.1 TÍNH CHẤT, LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI ............................................................................................ 42
VI.1.1 Tính chất nước thải ......................................................................................................................... 42
VI.1.2 Lưu lượng nước thải : ..................................................................................................................... 42
VI.2 CƠ SỞ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ............................................................................................ 43
VI.3 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI................................................................................. 44
VI.4 Tính toán các công trình đơn vị thay thế................................................................................................... 44
VI.4.1 Bể điều hòa: .................................................................................................................................... 44
VI.4.2 Bể Aerotank: ................................................................................................................................... 44
VI.4.3 Bể lắng II:........................................................................................................................................ 45
VI.4.4 Bể tiếp xúc: ..................................................................................................................................... 45
VI.4.5 Tháp hấp phụ mùi: .......................................................................................................................... 45
VI.4.6 Bể chứa bùn: ................................................................................................................................... 46
VI.4.7 Máy ép bùn: .................................................................................................................................... 47
VI.5 TÍNH TOÁN KINH TẾ ............................................................................................................................ 47
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 48
VII.1 KẾT LUẬN: ............................................................................................................................................. 48
VII.2 KIẾN NGHỊ: ............................................................................................................................................ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................... 49


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 4.1: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO BỂ AEROTANK CỦA BV THỐNG NHẤT..................... 14
BẢNG 4.2: CHẤT LƯỢNG NƯỚC SAU KHI XỬ LÝ KHI HỆ THỐNG MỚI XÂY DỰNG CỦA BV THỐNG
NHẤT........................................................................................................................................................................ 16
BẢNG 4.3: CHẤT LƯỢNG NƯỚC SAU KHI XỬ LÝ HIỆN NAY CỦA BV THỐNG NHẤT......................... 16
BẢNG 4.4: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO HỆ THỐNG XỬ LÝ CỦA BV BÌNH DÂN ...................... 18
BẢNG 4.5: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI SAU KHI XỬ LÝ CỦA BV BÌNH DÂN .............................................. 18
BẢNG 4.6: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO HỆ THỐNG XỬ LÝ CỦA BV HÙNG VƯƠNG ............. 20
BẢNG 4.7: LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG TRONG NĂM 2007 CẢU BV HÙNG VƯƠNG ................................. 20
BẢNG 4.8: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI SAU KHI XỬ LÝ CỦA BV HÙNG VƯƠNG ...................................... 21
BẢNG 4.9: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI SAU KHI XỬ LÝ CỦA BV THỦ ĐỨC................................................ 23
BẢNG 4.10: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO HỆ THỐNG XỬ LÝ CỦA BV 115.................................. 25
BẢNG 4.11: CHẤT LƯỢNG NƯỚC SAU KHI XỬ LÝ HIỆN NAY CỦA BV 115 ........................................... 25
BẢNG 5.1: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CỦA MỘT SỐ BV ................................................................................. 30
BẢNG 5.2: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CỦA CÁC BV ĐÃ KHẢO SÁT ............................................................ 31
BẢNG 5.3: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI KHU II BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG.................................................. 31
BẢNG 5.4: LƯỢNG NƯỚC THẢI 6 THÁNG CUỐI NĂM 2007 CỦA BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG ............ 31
BẢNG 5.5: LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪNG GIỜ TRONG NGÀY CỦA KHU II BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG
................................................................................................................................................................................... 32
BẢNG 6.1: TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI KHU I BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG ................................................... 40
BẢNG 6.2: LƯƠNG NƯỚC THẢI TỪNG GIỜ TRONG NGÀY CỦA KHU I BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG ....
................................................................................................................................................................................... 41

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 4.1: DÂY CUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BV THỐNG NHẤT ................................................................. 15

HÌNH 4.2: DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BV BÌNH DÂN ..................................................................... 17
HÌNH 4.3: DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BV HÙNG VƯƠNG ............................................................. 19
HÌNH 4.4: DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BV THỦ ĐỨC....................................................................... 22
HÌNH 4.5: DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BV NHÂN DÂN 115 ............................................................ 24
HÌNH 4.6: DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG .............................................. 28
HÌNH 5.1: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU II BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG ...................... 33
HÌNH 5.2: BỂ ĐIỀU HÒA KHU II ......................................................................................................................... 36
HÌNH 5.3: BỂ AEROTANK KẾT HỢP LẮNG II KHU II .................................................................................... 37
HÌNH 5.4: BỂ TIẾP XÚC KHU II........................................................................................................................... 38
HÌNH 5.5: THÁP HẤP PHỤ KHU II ...................................................................................................................... 38
HÌNH 5.6: BỂ CHỨA BÙN KHU II ....................................................................................................................... 39
HÌNH 6.1: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI KHU I BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG............... 42
HÌNH 6.2: BỂ LẮNG II KHU I ............................................................................................................................... 43
HÌNH 6.3: THÁP HẤP PHỤ KHU I ....................................................................................................................... 44
HÌNH 6.4: BỂ CHỨA BÙN KHU I......................................................................................................................... 44

Nguyễn Thị Thùy Liên

7


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD
COD
SS
BV
XLNT
TCVN 6772-2000
TCVN 7382 – 2004


Nhu cầu oxy sinh hóa( Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hòa học ( Chemical Oxygen Demand)
Chất lơ lửng (Suspendid Solid)
Bệnh viện
Xử lý nước thải
Tiêu chuẩn Viện Nam – Chất lượng nước – Nước thải sinh
hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho phép
Nước thải bệnh viện – Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ
các chất ô nhiễm


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng ngày, trong quá trình chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc và sinh hoạt, bệnh viện thải
ra rất nhiều chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí. Các loại chất thải này có đặc tính lý học, hoá học
và sinh học; chúng là nguồn gây ô nhiễm môi trường và là nguồn gây dịch bệnh nguy hại cho
con người.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn trên 40 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước
đạt chuẩn và 35 cơ sở khác thậm chí chưa có hệ thống xử lý. Nước bẩn đi thẳng xuống cống
thoát nước và đi thẳng ra môi trường. Nguy hại hơn là một số bệnh viện cấp tỉnh do không có
hệ thống thoát nước công cộng hoặc hệ thống thoát nước đã quá cũ, nhiều chỗ bị đổ bể sụp lở
gây tắc nghẽn đường ống… nên nước thải thường không có lối thoát, cứ chảy quẩn quanh
bệnh viện là lan tràn sang những vùng đất thấp, đặc biệt là vào các tháng mùa mưa.
I.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải khu I lên công suất 700 m3/ngày đạt tiêu
chuẩn môi trường.
 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu II công suất 400 m3/ngày đạt tiêu chuẩn môi

trường.
I.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ một đồ án tốt nghiệp, đề tài “Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước
thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương” chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi sau:






Nội dung của khóa luận không xét đến chất thải rắn, khí thải.
Xử lý nước thải cho khu I và khu II của bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Tổng công suất thiết kế: 1100 m3/ngày.
Niên hạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải là 20 năm.
Đưa ra các dây chuyền công nghệ xử lý thích hợp cho nước thải của bệnh viện
Nguyễn Tri Phương.
 Tính toán các công trình đơn vị, cách bố trí các công trình.
 Thời gian thực hiện khoá luận là từ 04/08 đến 07/08.
I.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Thu thập số liệu nước thải đầu vào và tình hình xử lý nước thải của một số bệnh viện
tại Tp.HCM để làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả và hợp lý
nhất phục vụ cho việc tính toán hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Nguyễn Tri
Phương.
 Tính toán hệ thống xử lý nước thải cho khu II bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Nguyễn Thị Thùy Liên

9



 Nghiên cứu hiện trạng của hệ thống xử lý nước thải khu I, đề ra phương án cải tạo và
nâng công suất cho hệ thống.
 Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.
 Tính toán khinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và giá thành xử lý 1 m3 nước
thải.
I.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác
trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế
phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy
hại.
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt
hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100 - 1.000 tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại
vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh
trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép.
Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi,
xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con
người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm
nghèo khác cho người dân.
Vì vậy, vấn đề kiểm soát nghiêm ngặt chất thải, nhất là nước thải đang là một nhiệm
vụ quan trọng, góp phần giữ vệ sinh nguồn nước và môi trường chung của bệnh viện luôn
xanh, sạch, đẹp. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Thiết kế và cải tạo hệ thống xử lý nước
thải bệnh viện Nguyễn Tri Phương” để làm bài luận tốt nghiệp.


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ Y TẾ VÀ BỆNH VIỆN
NGUYỄN TRI PHƯƠNG
II.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BỆNH VIỆN TẠI TP.HCM

Theo thống kê, toàn Tp.Hồ Chí Minh có 60 bệnh viện trực thuộc của thành phố, các bộ
ngành, tư nhân và nước ngoài. Trong đó, thuộc sự quản lý của bộ y tế có 28 bệnh viện gồm 8
bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa với 13.638 giường. Bên cạnh hệ thống bệnh
viện, thành phố còn có 24 trung tâm y tế quận huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
lĩnh vực y tế và khám điều trị ở tuyến quận huyện, giảm bớt áp lực về các bệnh viện về tuyến
thành phố. Hàng năm hệ thống y tế thành phố khám và điều trị cho khoảng 25 triệu lượt người
(Số liệu sở y tế 2006).
Ngoài hệ thống cơ sở y tế của thành phố, còn có 19 bệnh viện, trung tâm y tế trực
thuộc bộ y tế và các bộ ngành khác đóng trên địa bàn thành phố. Trong thời gian gần đây, với
chủ trương xã hội hóa y tế nhằm kêu gọi nguồn lực chăm lo sức khỏe cho nhân dân, hệ thống
bệnh viện tư nhân và nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ, hiện nay có 13 bệnh viện thuộc
diện này và hàng chục phòng khám đa khoa đi vào hoạt động chính thức.
II.2 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
II.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Bệnh viện được thành lập đầu năm 1903, lúc đó chỉ là trạm xá chuyên bốc thuốc Đông
Y miễn phí cho người bệnh. Năm 1919, trạm xá trên được nâng cấp và đổi tên thành Y viện
Quảng Đông. Năm 1922 – 1974, Y viện xây thêm các cơ sở như: khu sanh, trại nhi đồng, khu
dưỡng lão, tang nghi quán. Năm 1978, lúc bấy giờ đang thời kỳ lập hoá, BV cũng gặp phải
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Nguồn kinh phí chủ yếu là nhà nước cấp
và sự giúp đỡ của các nhà tài trợ. Cũng trong thời điểm này, bệnh viện ra đời với tên gọi
Nguyễn Tri Phương.
Năm 1997, BV được xếp vào BV hạng II theo tiêu chuẩn quốc gia. Năm 1999, BV
thành lập thêm hai khu mới đó là: khu dịch vụ và khu nội tổng hợp nhằm phát huy năng lực
và hợp lý hoá cơ sở vật chất đang còn thiếu.
Tháng 10 năm 2003, BV được xếp vào BV loại I theo tiêu chuẩn quốc gia. Tháng 11
năm 2003, BV đạt huân chương lao động hạng II. Năm 2002, 2003, 2004 BV liên tục đạt
danh hiệu xuất sắc toàn diện. Ngày 04 tháng 08 năm 2004, để bù đắp cho sự thiếu hụt kinh
phí triền miên, BV đã chính thức khởi công cải tạo, mở rộng quy mô BV.
Hiện thời, BV Nguyễn Tri Phương là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc sự quản lý
của Sở Y tế với hai khu vực 1 và 2:

 Khu 1: Số 486 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
 Khu 2: Số 493 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thùy Liên

11


Tổng diện tích mặt bằng sử dụng ở cả hai khu là: 24,073 m2
BV phụ trách chỉ đạo tuyến ở một địa bàn rộng lớn các Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận
Bình Chánh và Bình Tân.

II.2.2. Hiện trạng tự nhiên của bệnh viện Nguyễn Tri Phương
 Vị trí địa lý
Phía Đông: Giáp với Quân Y viện 7A
Phái Tây: Giáp đường Nguyễn Tri Phương
Phái Nam: Giáp đường Nguyễn Trãi
Phía Bắc: Giáp đường An Dương Vương
 Điều kiện tự nhiên
Bệnh viện có chung khí hậu với Tp.HCM là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Trong năm phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 và mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
Nhiệt độ trung bình từ 27oC – 29oC.
Độ ẩm biến thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt, độ ẩm không khí bình quân
là 79.8%.
Lượng mưa trung bình là 1979 mm / năm. Số ngày mưa bình quân hàng năm là 159
ngày. Mùa mưa chiếm 80% tổng lượng mưa mỗi năm.
Khu vực thành phố chịu ảnh hưởng gió mùa. Mùa khô hướng gió chủ đạo là Đông Nam, mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây – Nam. Tốc độ gió trung bình là 2-3 m / giây, cao
nhất là khoảng 25 – 30 m / giây.
 Địa hình - Địa chất

Địa hình cao ráo, bằng phẳng, công trình hiện hữu kiên cố, phân khu rõ ràng.
Địa chất khá ổn định phù hợp với việc xây dựng nhà cao tầng.
 Giao thông – Thông tin liên lạc
Bệnh viện nằm ở trung tâm thành phố nên thuận lợi trong việc khám chữa bệnh vì
bệnh viện giáp với các khu dân cư, giao thông rất thuận lợi cho việc lưu thông với các quận
khác trong thành phố.
Hệ thống thông tin liên lạc dễ dàng, thuận tiện, có cả hữu tuyến và vô tuyến.
II.2.3. Quy mô của bệnh viện
 Tổ chức nhân sự
Hiện tại, BV có tổng số cán bộ, y bác sỹ và nhân viên làm việc trong BV là 663 cán bộ
công chức, trong đó:
 Bác sỹ, dược sỹ, cử nhân: 189 người
 Trung cấp: 186 người
 Sơ cấp: 91 người
 Hộ lý và nhân viên khác: 197 người
Cơ cấu nhân sự của các bộ phận như sau:


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 Bộ phận quản lý gồm có Ban Giám Đốc bệnh viện, các bộ phận Kế toán, hành
chánh quản trị…
 Bộ phận chuyên môn gồm có các y bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ
thuật viên X – Quang…
 Bộ phận khác gồm có nhân viên vệ sinh, bảo vệ…
Giờ làm việc: theo giờ hành chánh từ 7h đến 16h.
 Số lượng giường bệnh
Tổng số giường bệnh nội trú toàn bệnh viện trong thời gian khi dự án cải tạo, mở rộng
bệnh viện được hoàn thành sẽ là 959 giường bệnh, trong đó:
 Khu I có 442 giường bệnh hiện hữu và đang xây dựng thêm 200 giường.

 Khu II có 217 giường bệnh hiện hữu và đang xây dựng thêm 100 giường.
Bệnh nhân đến điều trị ngoại trú trung bình 500 người / ngày
Số lượt người khám bệnh trong ngày trung bình 900 – 1000 người / ngày.

Nguyễn Thị Thùy Liên

13


CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI NGÀNH Y TẾ
III.1 XỬ LÝ CƠ HỌC
Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải và được
thực hiện ở các công trình xử lý:
 Song chắn rác, lưới chắn rác: làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có
nguồn gốc hữu cơ.
 Bể lắng cát: được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp
chất vô cơ, chủ yếu là cát, chứa trong nước thải.
 Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước
thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao có thể sử dụng các bể lọc, lọc cát…
Giai đoạn xử lý cơ học thường có bể điều hòa để điều hòa về lưu lượng và nồng độ
bẩn của nước thải.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và
giảm BOD đến 20%.
III.2 XỬ LÝ SINH HỌC:
Xử lý sinh học nước thải thực chất là lợi dụng sự sống và hoạt động của các vi sinh vật
để thực hiện các dạng phân hủy khác nhau. Sự phân hủy chất hữu cơ thường kèm theo sự
thoát khí dưới tác dụng của các enzym do vi khuẩn tiết ra.
Nhiệm vụ của các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là tạo điều

kiện sống và hoạt động tốt nhất cho các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ được nhanh
chóng.
III.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí:
Quá trình xử lý nước thải được dựa trên sự oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải
nhờ oxy tự do hòa tan. Nếu oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là
quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo. Ngược lại, nếu oxy được vận
chuyển và hòa tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì đó là quá trình xử lý sinh học hiếu
khí trong điều kiện tự nhiên. Các công trình sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo thường
được dựa trên nguyên tắc hoạt động của bùn hoạt tính (bể aerotank trộn, kênh oxy hóa tuần
hoàn) hoặc màng sinh vật (bể lọc sinh học, đĩa sinh học). Xử lý sinh học hiếu khí trong điều
kiện tự nhiên thường được tiến hành trong hồ (hồ sinh học oxy hóa, hồ sinh học ổn định) hoặc
trong đất ngập nước (các loại bãi lọc, đầm lầy nhân tạo).
Để cho quá trình sinh học được diễn ra bình thường cần đảm bảo các điều kiện sau:
 Cung cấp đủ oxy: lượng oxy hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt hai không nhỏ
hơn 2mg/L.


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương








BOD không được vượt quá 500mg/L.
Có đủ chất dinh dưỡng theo tỉ lệ BOD : N : P = 100 : 5 : 1
Nồng độ giới hạn các chất độc.
Giá trị pH của nước thải từ 6,5 đến 8,5.

Nhiệt độ không dưới 6oC và không quá 37oC.
Nồng độ muối vô cơ trong nước thải không quá 10g/L.

III.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí:
Quá trình xử lý dựa trên cơ sở phân hủy các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ
sự lên men kỵ khí. Đối với các hệ thống thoát nước quy mô nhỏ và vừa người ta thường dùng
các công trình kết hợp giữa việc tách cặn lắng (làm trong nước) với phân hủy yếm khí các
chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng. Các công trình được ứng dụng rộng rãi là các loại bể
tự hoại, giếng thấm, bể lắng hai vỏ (bể lắng Imhoff), bể lắng trong kết hợp với ngăn lên men,
bể lọc ngược qua tầng cặn kỵ khí (UASB).
Để cho quá trình sinh học được diễn ra bình thường cần đảm bảo các điều kiện sau:





Trong nước thải không có oxy hòa tan.
Hàm lượng các kim loại nặng không vượt mức quy định.
Giá trị pH của nước thải từ 6,7 đến 7,4.
Duy trì độ kiềm khoảng 1000 – 1500 mg/L làm dung dịch đệm để ngăn cản pH
giảm xuống dưới 6,2.
 Nhiệt độ của nước thải từ 27-38oC.
 Có đủ chất dinh dưỡng theo tỷ lệ COD : N : P = 350 : 5 : 1.
III.3

KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI:

Là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ vi trùng và virus
gây bệnh chứa trong nước thải khi xả ra nguồn nước.
Để khử trùng nước thải có thể dùng Clo và các hợp chất chứa Clo. Có thể tiến hành

khử trùng bằng Ozon, tia hồng ngoại, ion bạc… nhưng cần phải cân nhắc kỹ về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, đối với nước thải ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi
sinh cao gấp 100 - 1.000 tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu,
liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Theo ước tính, các
loại vi khuẩn này có hàm lượng bằng 50% hàm lượng Coliform có trong nước thải.
Do đó, lượng Clo dùng để khử trùng nước thải bệnh viện phải nhiều hơn lượng Clo
dùng để khử trùng nước thải thông thường.
III.4 XỬ LÝ CẶN:
Cặn được tách ra từ bể lắng đợt một và bùn (hình thành trong quá trình xử lý sinh học)
tách ra tại bể lắng đợt hai. Bùn gồm nhiều phần tử rắn pha nước. Ở trạng thái tươi chúng có
mùi và vi khuẩn (có vi khuẩn gây bệnh) và trứng giun.
Để giảm lượng các chất hữu cơ trong cặn, người ta sử dụng các phương pháp:
 Lên men bùn nhờ vi sinh vất yếm khí (bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể lắng trong ủ
bùn, bể mêtan).
 Ổn định hiếu khí bùn.
 Giảm độ ẩm của bùn cặn bằng cách lưu giữ trên sân phơi bùn hoặc hố phơi bùn
hoặc bằng các phương pháp cơ học như lọc chân không , ép lọc, lắng ly tâm, sấy và
đốt cặn…

Nguyễn Thị Thùy Liên

15


Bùn cặn được thu hồi để làm phân bón cho nông nghiệp hoặc làm chất phụ chứa prôtit,
vitamin… cho thêm vào thức ăn của gia súc.

CHƯƠNG IV
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI Y TẾ
TP.HCM có 56 bệnh viện công nhưng có đến 24 bệnh viện chưa đầu tư hệ thống xử lý

nước thải. Ngoài ra, còn có 27 bệnh viện tư nhân và 26 trung tâm y tế. Hầu hết, hệ thống xử lý
nước thải tại các bệnh viện rất đơn giản chỉ qua bể tự hoại, khử trùng và đổ thẳng ra cống,
rãnh.
Theo Thạc sĩ Từ Hải Bằng, Phó khoa Vệ sinh và Sức khoẻ môi trường thuộc Viện Y
học lao động và Vệ sinh môi trường, cho biết trong hơn 1.000 bệnh viện ở Việt Nam, chỉ 1/3
có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến trung ương và tỉnh), trong đó chỉ có một số
đạt tiêu chuẩn. Nhiều nơi có khu xử lý nước cũng như không vì hệ thống không được bảo
dưỡng, dẫn đến hỏng hóc. Nhiều bệnh viện chỉ vận hành hệ thống trong giai đoạn còn bảo
hành, sau đó bỏ không với lý do không có kinh phí trả tiền điện, hoá chất khử trùng...
(ykhoanet.com -01/05/08)
Ông Nguyễn Minh Hoàng, trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND thành phố lo lắng cho
biết theo tài liệu mà ông nắm được mỗi ngày các bệnh viện tại TP.HCM thải ra hơn 3.000m3;
30% lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng khoảng 85%
lượng nước thải bệnh viện chưa được xử lý. Trong khi đó, báo cáo mới đây nhất của Sở
TN&MT cho thấy, mỗi ngày lượng nước thải bệnh viện là 17.000-20.000m3/ngày. Con số này
cao gấp 6-7 lần so với số liệu mà ông Hoàng đưa ra (vietnamnet.com - 01/05/08).
IV.1 MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC BV TẠI TP.HCM
IV.1.1 Bệnh viện Thống Nhất:





Lưu lượng thiết kế: Q = 500 m3/ngày đêm
Hệ thống xử lý bắt hoạt động: tháng 7/2001
Tổng diện tích khu xử lý: S = 200 m2
Chi phí vận hành: 240 triệu VNĐ/năm
Bảng 4.1: Tính chất nước thải đầu vào bể Aerotank của bệnh viện Thống Nhất
STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

SS

mg/l

200

2

COD

mg/l

300

3

BOD5

mg/l

200


4

Tổng Coliform

MPN/100 ml

106

(Nguồn: Phòng Chống Nhiễm Khuẩn - BV Thống Nhất)


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 Dây chuyền xử lý:
Nước thải

Song chắn rác

Lưới chắn rác

Bể lắng cát

Bể cân bằng

sục khí
bộ phận hút

Sục khí
Aerotank


Bể lắng

Máng trộng Clo

nước dập bọt
Bể nén bùn
Clo

Bể tiếp xúc

Cống thải chung thành phố
Hình 4.1: Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất
 Đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải:
 Rác tại song chắn rác được lấy định kỳ hàng ngày.
 Trạm vận hành theo chế độ bán tự động.
 Các công trình đơn vị được xây dựng nửa hở nửa chìm.
 Tại bể Aerotank, có hệ thống ống nước được khoét lỗ dùng để phun nước khi có
nhiều bọt trong bể. Hệ thống được vận hành bằng tay.

Nguyễn Thị Thùy Liên

17


Bảng 4.2: Chất lượng nước sau khi xử lý khi hệ thống mới xây dựng của bệnh viện
Thống Nhất
STT

Chỉ tiêu


Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn so sánh
(TCVN 6772-2000)

1

pH

-

7.05

5–9

2

SS

mg/l

2.8

50

3

COD


mg/l

35.1

-

4

BOD5

mg/l

21

30

5

Tổng Nitơ

mg/l

10.64

-

6

Tổng Photpho


mg/l

0.76

-

7

Tổng Coliform

MPN/100 ml

4800

1000

(Nguồn: phòng Chống Nhiễm Khuẩn – BV Thống Nhất)
Nhưng do tăng số lượng bệnh nhân, nên hiện tại hệ thống vận hành với công suất 800900 m /ngày đêm.
3





Hệ thống sử dụng Chlor Italy và Chlor Fe3 với khối lượng 2.5 kg/ngày/800m3.
Có lắp đặt bộ tiêu âm để giảm ồn.
Hệ thống xử lý hiện đang ngừng hoạt động do bị chập tủ điện.
Bảng 4.3: Chất lượng nước sau khi xử lý hiện nay của bệnh viện Thống Nhất
STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn so sánh
(TCVN 6772-2000)

1

pH

-

7.06

5–9

2

SS

mg/l

12.8

50


3

COD

mg/l

35.1

-

4

BOD5

mg/l

28

30

5

Tổng Nitơ

mg/l

19.75

-


6

Tổng Photpho

mg/l

2.2

-

7

Tổng Coliform

MPN/100 ml

4800

1000

(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải sau khi xử lý - Trung tâm dịch vụ phân tích Sở Khoa Học Công Nghệ TP.HCM, 23/10/2007)
 Nhận xét:


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương



Ưu điểm:


-

Hệ thống xử lý không phát sinh mùi hôi ra môi trường.
Hệ thống xử lý tốt chỉ tiêu SS.
Mặc dù hệ thống vận hành với tình trạng vượt công suất, nhưng tính chất nước
thải đầu ra tương đối đạt (ngoại trừ chỉ tiêu Coliform)



Nhược điểm:

-

Các thiết bị đặt chìm nên công nhân điều khiển và xử lý rất khó khăn.
Hệ thống được xây dựng nửa hở, nửa chìm nên khâu xử lý mùi nội vi có hạn
chế.
Trình độ kĩ thuật viên chưa qua trường lớp đào tạo.
Xử lý chưa triệt để chỉ tiêu Coliform.

-

IV.1.2 Bệnh viện Bình Dân:
 Lưu lượng thết kế ban đầu: Q = 300 m3/ngày đêm
 Hệ thống xử lý bắt đầu hoạt động vào năm 1994. Đến năm 2006, bệnh viện cho cải
tạo hệ thống, nâng công suất lên thành 500 m3/ngày đêm.
 Tổng diện tích khu xử lý: 50 m2
 Dây chuyền xử lý:
Nước thải

Ngăn tiếp nhận


Bể điều hoà

Máy nén khí

Bề lọc sinh học

Bồn khử mùi bằng
than hoạt tính

Hầm bơm trung gian

Bồn lọc áp lực
Clo
Cống thải chung thành phố
Hình 4.2: Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Bình Dân
 Đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải:
 Hệ thống hoạt động 24/24.
 Tháp khử mùi bằng than hoạt tính, khí đưa từ dưới lên. Toàn bộ khí, gas, mùi hôi
sinh ra trong quá trình xử lý được hút và đưa vào tháp hấp phụ.
 Trạm bơm gồm hai bơm: Q= 30 m3/h, H=15m.
Nguyễn Thị Thùy Liên

19










Bể điều hòa (gồm 2 ngăn) kiêm luôn chức năng lắng và phân huỷ kị khí. Với
chiều cao lớp nước trong bể: 2m, thời gian lưu nước: 1.9 ngày.
Bể lọc sinh học có chiều cao vật liệu lọc là 1.6m. Vật liệu lọc là đá 1×2 và than
hoạt tính. Từ lúc bắt đầu vận hành đến nay chỉ mới thay vật liệu lọc 1 lần vào
năm 2006.
Bể lọc áp lực có vật liệu lọc là đá, cát lọc và than hoạt tính.
Lượng Javel dùng là 1.9kg/ngày. Javel được châm bằng bơm định lượng trực tiếp
vào ống nước dẫn ra nguồn tiếp nhận.
Hệ thống do công nhân trong tổ điện vận hành.
Bảng 4.4: Tính chất nước thải đầu vào hệ thống xử lý của bệnh viện Bình Dân
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

pH

-

6.7

2


SS

mg/l

520

3

COD

mg/l

768

4

BOD5

mg/l

461

5

NO3-

mg/l

0.077


6

PO43-

mg/l

8.59

7

Tổng Coliform

MPN/100 ml

1,1.106

(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải trước xử lý - Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP
HCM, 18/10/2007)
Bảng 4.5: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Bình Dân
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn so sánh
(TCVN 6772-2000)


1

pH

-

6.5

5–9

2

SS

mg/l

50

50

3

COD

mg/l

140

-


4

BOD5

mg/l

50

30

5

Tổng Coliform

MPN/100 ml

2200

1000

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, 18/10/2007)
 Nhận xét:


Ưu điểm:


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương


-

-

Do hệ thống mới được cải tạo vào năm 2006 (lắp đặt thêm bồn lọc áp lực, tháp
khử mùi, tăng công suất lên thành 500 m3/ngày đêm) nên vận hành dễ dàng và
tính chất nước thải đầu ra tương đối đạt.
Có tháp khử mùi nên toàn bộ hệ thống hầu như không phát sinh mùi.
Hệ thống được xây nổi và hoàn toàn kín.
Thiết bị máy móc đặt nổi nên công nhân dễ vận hành.
Diện tích trạm xử lý tập trung tương đối nhỏ. Bể điều hoà được xây âm hoàn
toàn dưới mặt đất, bề mặt được tận dụng làm đường giao thông trong bệnh viện.



Nhược điểm:

-

Chưa xử lý triệt để chỉ tiêu Coliform.
Không có bể tiếp xúc nên thời gian tiếp xúc nước Javel và nước thải ít.
Suốt 14 năm vận hành hệ thống, bể điều hoà vẫn chưa được hút bùn. Do đó tạo
ra tải trọng thuỷ lực lớn ở bể lọc sinh học và bể lọc áp lực.
Trình độ kĩ thuật viên chưa qua trường lớp đào tạo.

-

IV.1.3 Bệnh viện Hùng Vương:






Lưu lượng thiết kế: Q = 300 m3/ngày
Diện tích khu xử lý: S = 130 m2
Hệ thống bắt đầu hoạt động vào năm 1998
Dây chuyền xử lý:
Nước thải

Ngăn tiếp nhận

Bể lắng kết hợp phân
hủy kị khí bùn
Thổi khí

Ngăn ổn định bùn

Bể lọc sinh học

Tháp khử mùi

Bể lắng 2
Clo
Ngăn tiếp xúc

Cống thải chung thành phố
Hình 4.3: Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương

Nguyễn Thị Thùy Liên


21


Bảng 4.6: Tính chất nước thải đầu vào hệ thống xử lý của bệnh viện Hùng Vương
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

pH

-

7.21

2

SS

mg/l

102

3


COD

mg/l

221.9

4

BOD5

mg/l

167

5

Tổng Nitơ

mg/l

13.19

6

Tổng Phospho

mg/l

2.2


7

H2S

mg/l

7.73

 Đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải:








Hệ thống hoạt động 24/24
Trong bể điều hòa đặt 2 bơm nhúng chìm.
Song chắn rác được đặt trong những hố ga dẫn nước thải về trạm xử lý. Do đó,
trong ngăn tiếp nhận không đặt song chắn rác.
Định kỳ hai ngày thu gom rác ở song chắn rác một lần bằng kẹp gắp.
Mỗi máy thổi khí chạy 2 giờ trong ngày luân phiên thay đổi máy. Khi máy thổi
khí hoạt động thì đồng thời bật hệ thống khử khí hoạt động.
Dung dịch Chlorine được bơm từ thùng nhựa 200 lít theo ống nhựa mềm vào
ngăn tiếp xúc. Thời gian nước thải tiếp xúc với nước Javel là 30 phút.
Hệ thống do tổ bảo trì vận hành.
Bảng 4.7: Lượng nước sử dụng trong năm 2007 của bệnh viện Hùng Vương
Tháng


Lượng nước
m3/tháng

m3/ngày

1

14091

469.7

2

10788

3

Tháng

Lượng nước
m3/tháng

m3/ngày

7

12892

429.7


359.6

8

12315

410.5

12536

417.9

9

12757

425.2

4

10354

345.1

10

12070

402.3


5

13874

462.5

11

13695

456.5

6

13521

450.7

12

13315

443.8

(Nguồn: phòng quản lý năng lượng, Bệnh viện Hùng Vương)


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Dựa vào bảng trên, ta thấy đa số lượng nước thải ra đều vượt quá công suất của

hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.
Bảng 4.8: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Hùng Vương
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn so sánh
(TCVN 6772-2000)

1

pH

-

7.9

5–9

2

SS

mg/l

30


50

3

Chất rắn lắng được

mg/l

0.1

0.5

4

Chất rắn hòa tan

mg/l

280

500

5

BOD5

mg/l

30


30

6

Nitrat

mg/l

1.5

30

7

Phosphat

mg/l

0.6

6

8

Sulfua (theo H2S)

mg/l

0.4


1

5

Tổng Coliform

MPN/100 ml

150

1000

(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra - Trung Tâm Sức Khỏe Lao Động Môi Trường - Sở Y Tế TP.HCM, 02/03/2007)
 Nhận xét:


Ưu điểm:

-

Lắp đặt song chắn rác trong các hố ga trong mạng lưới thu gom sẽ tránh bị lắng
đọng rác trong đường ống thu gom.
Tận dụng mặt bằng hệ thống xử lý nước thải làm nhà xác, nhà chứa rác.
Có lắp đặt hệ thống khử mùi cho bể lọc sinh học, tránh phát sinh mùi hôi ra môi
trường.
Sử dụng phương pháp xử lý sinh học kị khí nên lượng bùn vi sinh trong quá
trình xử lý sinh ra rất ít.
Thời gian tiếp xúc nước thải và nước Javel nhiều nên hàm lượng Coliform trong
nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn.




Nhược điểm:

-

Tuy có hệ thống khử mùi nhưng do hoạt động quá lâu mà vẫn chưa được thay
vật liệu hấp thụ nên vẫn phát sinh ra mùi hôi trong phòng điều hành.
Hệ thống đang hoạt động với tình trạng vượt công suất.
Toàn bộ máy móc, thiết bị đều đặt chìm nên công nhân vận hành và sữa chữa rất
khó khăn.
Hệ thống thông khí trong bể lắng bị nghẹt nên khi hút bùn trong bể lắng theo
định kì rất khó khăn và nguy hiểm.
Trình độ kĩ thuật viên chưa qua trường lớp đào tạo.

-

Nguyễn Thị Thùy Liên

23


IV.1.4 Bệnh viện Thủ Đức:





Lưu lượng thiết kế: Q = 200 m3/ngày

Diện tích khu xử lý: S = 671 m2
Hệ thống bắt đầu hoạt động vào năm 1996
Dây chuyền xử lý:
Nước thải

Song chắn rác

Bể lắng 1

Bể lọc sinh học
Chlorine

Bể nén bùn

Bể lắng 2 kết
hợp bể tiếp xúc

Cống thải chung thành phố
Hình 4.4: Dây chuyền xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức
 Đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải:







Hệ thống có lắp đặt hố ga xả sự cố trước song chắn rác.
Sử dụng hai bơm ly tâm, một sử dụng và một dự phòng, bơm nước từ bể lắng 1
lên bể lọc sinh học.

Song chắn rác, bể lắng 1 và bể lắng 2 đặt âm dưới mặt đất.
Lượng Chlorine sử dụng là 25 - 32 g/l nước thải
Hệ thống xử lý do khoa Chống Nhiễm Khuẩn quản lý.
Bể lắng 1 gồm 6 ngăn với hướng nước đi như sau:
Nước vào

Trạm bơm


Thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bảng 4.9: Tính chất nước thải sau khi xử lý của bệnh viện Thủ Đức.
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn so sánh
(TCVN 6772-2000)

1

pH

-

7.08


5–9

2

SS

mg/l

15

50

3

BOD5

mg/l

22

30

4

COD

mg/l

40


-

5

Clo

mg/l

0

-

6

Tổng Coliform

MPN/100 ml

4300

1000

(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra – Trung Tâm Sức Khỏe Lao Động
– Môi Trường- Sở Y Tế TP.HCM, 27/08/07)
 Nhận xét:


Ưu điểm:


-

Có xây dựng hố ga xả sự cố do đó sẽ không bị hiện tượng chảy tràn ở các công
trình đơn vị nếu xảy ra sự cố.
Nước thải qua bể lắng đạt hiệu quả cao nên hàm lượng SS trong nước thải đầu ra
đạt tiêu chuẩn.
Bơm Chlorine bằng bơm định lượng nên dễ vận hành.
Hệ thống xử lý đặt ở sau bệnh viện, nơi không có người lui tới, tránh ảnh hưởng
đến mỹ quan của bệnh viện.



Nhược điểm:

-

Do không xây dựng tách biệt bể tiếp xúc nên thời gian tiếp xúc giữa nước thải và
nước Javel không đủ để loại bỏ Coliform.
Diện tích mặt bằng hệ thống xử lý tương đối lớn.
Máy móc thiết bị đã cũ và bị hỏng, một bơm ly tâm đã bị hỏng.
Nhân viên có trách nhiệm quản lý hệ thống không nắm rõ về hệ thống.
Hệ thống hiện đang ngừng hoạt động.

-

IV.1.5 Bệnh viện Nhân Dân 115:
 Lưu lượng thiết kế: Q = 500 m3/ngày đêm
 Diện tích khu xử lý: S = 360 m2
 Hệ thống bắt đầu hoạt động vào tháng 9 năm 2007


Nguyễn Thị Thùy Liên

25


×