Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

“TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CÔNGTY TNHH GIẤY HƯNG LONG, CÔNG SUẤT 160M3NGÀY”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.97 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

PHẠM THỊ TRÚC ĐÀO

TÊN ĐỀ TÀI

“TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CÔNG
TY TNHH GIẤY HƯNG LONG, CÔNG SUẤT 160M3/NGÀY”

LUẬN VĂN KĨ SƯ
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

TP.HCM, Ngày 31 tháng 07 năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

PHẠM THỊ TRÚC ĐÀO

TÊN ĐỀ TÀI

“TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CÔNG
TY TNHH GIẤY HƯNG LONG, CÔNG SUẤT 160M3/NGÀY”

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


PHẠM THỊ TRÚC ĐÀO
MSSV: 04127016

ThS. LÊ TẤN THANH LÂM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
KS. VÕ MINH SANG

- 2008 -


Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
**************

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
===oOo===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA
: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
NGÀNH:
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV : PHẠM THỊ TRÚC ĐÀO
MSSV: 04127016
KHOÁ HỌC
: 2004 - 2008
1. Tên đề tài:

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty TNHH Giấy Hưng Long,
công suất 160 m3/ngày
2. Nội dung KLTN:
Thu thập tài liệu tổng quan về hiện trạng, công nghệ sản xuất, khả năng gây ô
nhiễm và xử lý nước thải ngành giấy và bột giấy
Khảo sát thực tế, thu thập số liệu về Công ty TNHH Giấy Hưng Long
Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải, phân tích và đề xuất phương án xử lý
nước thải cho Công ty TNHH Giấy Hưng Long trong điều kiện thực tế
Tính toán thiết kế các công trình xử lý đơn vị và tính toán kinh tế
Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với yêu cầu
Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty TNHH Giấy Hưng
Long
3. Thời gian thực hiện:
Bắt đầu : 15/03/2008
Kết thúc: 30/06/2008
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn 1: ThS. LÊ TẤN THANH LÂM
5. Họ tên Giáo viên hướng dẫn 2: KS. VÕ MINH SANG
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng
năm 2008
Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày
tháng
năm 2008
Giáo Viên Hướng Dẫn 1

ThS. NGUYỄN VINH QUY

ThS. LÊ TẤN THANH LÂM



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................


Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ rất nhiều từ mọi người.
Trước tiên tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến ThS Lê Tấn Thanh Lâm,
KS Võ Minh Sang đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt quá trình làm luận văn..
Xin cảm ơn các thầy cô Khoa Công Nghệ Môi Trường – Trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt
thời gian học tập ở trường.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Công ty TNHH Nguyên Tài Nguyên đã
chấp thuận cho tôi thực tập cùng sự hướng dẫn tận tình của anh Hạc, chò Lan,
chò Thơ, chò Hà giúp tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Cảm ơn các bạn bè cùng lớp đã cùng tôi học tập và gắn bó trong suốt
những năm học vừa qua.
Và cuối cùng tôi xin gởi lời cám ơn chân thành và lòng kính yêu vô hạn
đến ba mẹ và gia đình luôn bên cạnh động viên, an ủi giúp tôi vượt qua những
khó khăn trong suốt thời gian qua.
Tp.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2008
Sinh viên
PHẠM THỊ TRÚC ĐÀO


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- i
DANH MỤC CÁC BẢNG ----------------------------------------------------------------------------------------------------iii
DANH MỤC CÁC HÌNH -----------------------------------------------------------------------------------------------------iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT------------------------------------------------------------------------------------------------v

CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU--------------------------------------------------------------------------------------------------------1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6

ĐẶT VẤN ĐỀ ------------------------------------------------------------------------------------------------------1
MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN ----------------------------------------------------------------------------------1
NỘI DUNG LUẬN VĂN -----------------------------------------------------------------------------------------1
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN----------------------------------------------------------------------------------2
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -----------------------------------------------------------------2
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ---------------------------------------------------2
1.6.1 Ý nghĩa khoa học-----------------------------------------------------------------------------------------------2
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn------------------------------------------------------------------------------------------------2

CHƯƠNG 2 – GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY- BỘT GIẤY VÀ CÔNG TY
TNHH GIẤY HƯNG LONG ------------------------------------------------------------------------------3
2.1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY--------------------------------3
2.1.1 Hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy Việt Nam -----------------------------------3
2.1.2 Quy trình sản xuất giấy và bột giấy -------------------------------------------------------------------------5
2.1.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải từ ngành sản xuất giấy và bột giấy -----------------------6
2.2
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH GIẤY HƯNG LONG-------------------------------------------------7
2.2.1 Vị trí địa lý ------------------------------------------------------------------------------------------------------7
2.2.2 Vài nét sơ lược về công ty -------------------------------------------------------------------------------------8
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty -----------------------------------------------------------------------------------8

2.2.4 Thông tin về hoạt động sản xuất -----------------------------------------------------------------------------9
2.2.5 Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động của công ty -------------------------------------------------- 11
2.2.6 Biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải hiện tại -------------------------------------------------------- 12
CHƯƠNG 3 – GIỚI THIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI -------------------------------- 13
3.1
3.2

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI --------------------------------------- 13
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ BỘT GIẤY ----------- 17
3.2.1 Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Xuân Đức ------------------------------------------------------------ 17
3.2.2 Công ty giấy Tân Mai ----------------------------------------------------------------------------------------- 18
3.2.3 Nhà máy sản xuất giấy và Carton -------------------------------------------------------------------------- 19
3.3
CƠ SỞ LỰA CHỌN, ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CTY TNHH GIẤY
HƯNG LONG------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 19
3.3.1 Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý ------------------------------------------------------------------------- 19
3.3.2 Đề xuất công nghệ xử lý --------------------------------------------------------------------------------------- 20
CHƯƠNG 4 – TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI----------------------------- 24
4.1
PHƯƠNG ÁN 1 -------------------------------------------------------------------------------------------------- 24
4.1.1 Song chắn rác và hầm bơm --------------------------------------------------------------------------------- 24
4.1.1.1 Song chắn rác ------------------------------------------------------------------------------------------------ 24
4.1.1.2 Hầm bơm ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 24
4.1.2 Bể điều hòa --------------------------------------------------------------------------------------------------- 25
4.1.3 Bể trộn cơ khí ------------------------------------------------------------------------------------------------- 26
4.1.4 Bể tạo bông --------------------------------------------------------------------------------------------------- 26
4.1.5 Bể lắng đứng I ------------------------------------------------------------------------------------------------ 28
4.1.6 Bể Aerotank --------------------------------------------------------------------------------------------------- 29
4.1.7 Bể lắng đứng đợt II ------------------------------------------------------------------------------------------ 31
4.1.8 Sân phơi bùn -------------------------------------------------------------------------------------------------- 32

4.1.9 Tính toán công trình phụ và thiết bị ----------------------------------------------------------------------- 32
4.2
PHƯƠNG ÁN 2 -------------------------------------------------------------------------------------------------- 33
4.2.1 Song chắn rác và hầm bơm --------------------------------------------------------------------------------- 33
4.2.2 Bể điều hòa --------------------------------------------------------------------------------------------------- 33
4.2.3 Bể trộn cơ khí ------------------------------------------------------------------------------------------------- 33

i


4.2.4
4.2.5
4.2.6
4.2.7
4.2.8

Bể tạo bông --------------------------------------------------------------------------------------------------- 33
Bể lắng đứng I ------------------------------------------------------------------------------------------------ 33
Bể lọc sinh học ----------------------------------------------------------------------------------------------- 33
Bể lắng đứng đợt II ------------------------------------------------------------------------------------------ 34
Sân phơi bùn -------------------------------------------------------------------------------------------------- 35

CHƯƠNG 5 – KHÁI TOÁN KINH TẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ---------------------------------------- 36
5.1
DỰ TOÁN CHI PHÍ PHƯƠNG ÁN 1 ------------------------------------------------------------------------ 36
5.1.1 Chi phí xây dựng và máy móc thiết bị --------------------------------------------------------------------- 36
5.1.2 Chi phí xử lý 1 m3 nước thải -------------------------------------------------------------------------------- 36
5.1.2.1 Chi phí khấu hao -------------------------------------------------------------------------------------------- 36
5.1.2.2 Chi phí vận hành -------------------------------------------------------------------------------------------- 36
5.2

DỰ TOÁN CHI PHÍ PHƯƠNG ÁN 2 ------------------------------------------------------------------------ 37
5.2.1 Chi phí xây dựng và máy móc thiết bị --------------------------------------------------------------------- 37
5.2.2 Chi phí xử lý 1 m3 nước thải -------------------------------------------------------------------------------- 37
5.2.2.1 Chi phí khấu hao -------------------------------------------------------------------------------------------- 37
5.2.2.2 Chi phí vận hành -------------------------------------------------------------------------------------------- 37
5.3
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ -------------------------------------------------------------------------- 38
CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ----------------------------------------------------------------------------- 39
6.1
6.2

KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 39
KIẾN NGHỊ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 40

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1 THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẶC TRƯNG NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY............. 7
BẢNG 2.2 NHU CẦU NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT ............................................................................................. 9
BẢNG 2.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CÔNG TY TNHH GIẤY HƯNG LONG 12
BẢNG 3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ....................................................................................... 13
BẢNG 3.2 TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CÔNG TY GIẤY TÂN MAI..................................................................... 18
BẢNG 4.1 CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN CHO SONG CHẮN RÁC.................................................................. 24
BẢNG 4.2 HIỆU SUẤT XỬ LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SAU MƯƠNG LỌC VÀ SONG CHẮN RÁC...... 24
BẢNG 4.3 CÁC GIÁ TRỊ G CHO TRỘN NHANH ................................................................................................ 26
BẢNG 4.4 TỐC ĐỘ QUAY CỦA CÁNH KHUẤY VÀ CÔNG SUẤT MOTOR KHUẤY CÓ SẴN TRÊN THỊ
TRƯỜNG ........................................................................................................................................................ 27

BẢNG 4.5 GIÁ TRỊ KT .......................................................................................................................................... 27
BẢNG 4.6 KÍCH THƯỚC BỂ TRỘN VÀ CÁNH KHUẤY TURBINE 6 CÁNH PHẲNG .................................. 27
BẢNG 4.7 HIỆU SUẤT XỬ LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SAU KEO TỤ TẠO BÔNG ................................. 29
BẢNG 4.8 CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ BỂ AEROTANK................................................................................... 31
BẢNG 4.9 HIỆU SUẤT XỬ LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SAU AEROTANK VÀ LẮNG II......................... 32
BẢNG 4.10 CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỂ LỌC SINH HỌC .................................................... 34
BẢNG 4.11 HIỆU SUẤT XỬ LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SAU LỌC VÀ LẮNG II...................................... 35
BẢNG 4.12 SO SÁNH 2 PHƯƠNG ÁN .................................................................................................................. 38

iii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
HÌNH 2.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT GIẤY .................................................................................................... 5
HÌNH 2.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY ............................................................................................................. 6
HÌNH 2.3 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH GIẤY HƯNG LONG.................................................. 9
HÌNH 2.4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH GIẤY HƯNG LONG................... 17
HÌNH3.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY XUÂN
ĐỨC ................................................................................................................................................................ 18
HÌNH 3.2 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG GIẤY TÂN MAI................................................ 19
HÌNH 3.3 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY ROEMOND- HÀ LAN................................ 21
HÌNH 3.4 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẤY PHƯƠNG ÁN 1 ..................................................... 23
HÌNH 3.5 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẤY PHƯƠNG ÁN 2 ...................................................... 25
HÌNH 4.2 SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN BỂ LỌC SINH LỌC ............................................................................................. 33

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BOD (Biological Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy sinh học

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

SS (Suspend Solid)

Chất rắn lơ lửng

AOX

Các hợp chất Clo hữu cơ

UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket)

Bể xử lý yếm khí có lớp cặn lơ lửng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

VSV

Vi sinh vật

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

v


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Công nghiệp giấy và bột giấy chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, nhu cầu về các sản
phẩm giấy ngày càng tăng, ngành công nghiệp giấy trở nên không thể thiếu trong đời
sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được về kinh tế - xã hội,
ngành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải
quyết, đặc biệt là lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy.
Lượng nước thải do ngành công nghiệp này thải vào nguồn tiếp nhận mà không qua xử
lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận và gây ô nhiễm môi
trường.
Hiện nay có hơn 90 nhà máy giấy đang hoạt động trong cả nước, sản lượng giấy

các tỉnh phía nam gần 90.000 tấn/năm, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần
12.000 tấn/năm. Hoạt động của các nhà máy giấy phát sinh một lượng lớn nước thải.
Nhưng một thực trạng đáng buồn là hiện nay hầu như các nhà máy giấy đều chưa xây
dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc nếu có thì do nhiều nguyên nhân khác nhau (thiết
kế chưa phù hợp, sau khi đi vào hoạt động công ty mở rộng quy mô sản xuất mà không
nâng cấp hệ thống xử lý, thiếu kĩ năng thao tác vận hành, không vận hành thường
xuyên,…) xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận. Công ty TNHH Giấy
Hưng Long là một trong những nhà máy như vậy.
Việc cải tạo hệ thống xử lý hiện có ở công ty TNHH giấy Hưng Long nhằm xử lý
nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, cột B trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
có ý nghĩa sống còn đối với công ty, vừa để đáp ứng những yêu cầu phát triển của
công ty trong giai đoạn hiện nay đồng thời là để thực hiện các quy định của Pháp luật
Việt Nam nói chung và những quy định của tỉnh Đồng Nai nói riêng về môi trường.
Đó cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước
thải công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày” cho Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư Ngành kĩ thuật môi trường.
1.2.

Mục tiêu của luận văn

Nghiên cứu, tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải ngành giấy.
Tính toán và thiết kế 2 công nghệ xử lý nước thải cho công ty giấy Hưng Long
đạt TCVN 5945-2005, loại B.
Tính toán kinh tế và lựa chọn phương án phù hợp.
1.3.

Nội dung luận văn

Thu thập tài liệu tổng quan về hiện trạng, công nghệ sản xuất, khả năng gây ô
nhiễm và xử lý nước thải ngành giấy và bột giấy.

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

1


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

Khảo sát thực tế, thu thập số liệu về Công ty TNHH Giấy Hưng Long
Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải, phân tích và đề xuất phương án xử lý
nước thải cho Công ty TNHH Giấy Hưng Long trong điều kiện thực tế.
Tính toán thiết kế các công trình xử lý đơn vị và tính toán kinh tế.
Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với yêu cầu .
Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty TNHH Giấy Hưng
Long.
1.4.

Phương pháp thực hiện

-

Phương pháp điều tra, thu thập và tổng hợp tài liệu

-

Phương pháp khảo sát thực địa

-

Phương pháp lựa chọn trên cơ sở động học quá trình xử lý cơ bản, phân tích
tính khả thi, tính toán kinh tế


-

Sử dụng các phần mềm: word, excel, autocad
1.5.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Nước thải sản xuất giấy vàng mã dùng nguyên liệu tre, nứa…
Phạm vi : Nước thải thu gom trong khu vực công ty TNHH Giấy Hưng Long
chủ yếu gồm: Nước thải từ công đoạn nghiền bột và xeo giấy.
1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề xuất phương án xử lý nước thải cho nhà máy giấy và bột giấy cũng như
những nguồn nước thải khác có tính chất tương tự
Góp phần giảm thiểu ô nhiễm do nước thải ngành giấy và bảo vệ môi trường
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của Công ty TNHH
Giấy Hưng Long, đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, cột B và
là cơ sở để công ty hoàn thành hồ sơ xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải sẽ giảm bớt chi phí cho
việc đóng phạt, đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

2



Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT
GIẤY – BỘT GIẤY VÀ CÔNG TY TNHH GIẤY HƯNG LONG
2.1.

Tổng quan về công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy

2.1.1. Hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy Việt Nam
Ở Việt Nam công nghiệp giấy còn rất nhỏ bé. Năng lực sản xuất bột giấy đạt
khoảng 150 - 170 ngàn tấn/năm, năng suất thiết kế của các cơ sở sản xuất giấy vào
khoảng 250 ngàn tấn/năm. Gần đây sản lượng giấy trong nước đạt khoảng 200 - 250
ngàn tấn/năm, trong đó bột giấy khoảng 120 - 150 ngàn tấn. Lượng bột giấy thiếu hụt
được bù đắp bằng việc xử lý giấy cũ và bột nhập khẩu.
Về sản phẩm, ngành đã sản xuất được các loại giấy chủ yếu là: giấy in báo, giấy
in, giấy viết, giấy vệ sinh - sinh hoạt, giấy bao bì, giấy vàng mã nội địa và xuất khẩu.
Chất lượng giấy nói chung chỉ đạt mức trung bình hoặc dưới trung bình so với khu vực
và trên thế giới. Những loại giấy khác (giấy bao bì chất lượng cao, giấy kỹ thuật như:
các loại giấy lọc, giấy cách điện, ...) được nhập khẩu. Trung bình những năm qua,
nước ta nhập khoảng trên dưới 100 ngàn tấn giấy các loại mỗi năm. Tính về số giấy
sản xuất trong nước thì Việt Nam mỗi năm tiêu thụ gần 300 ngàn tấn, tính theo đầu
người đạt xấp xỉ 4 kg/năm. Đây là chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ
phát triển văn hoá. Theo chỉ số này Việt Nam đứng cuối cùng trong khu vực và thuộc
loại thấp nhất thế giới. Các nước phát triển có mức sử dụng giấy tính theo đầu người là
200 - 300 kg/năm, các nước Đông Nam Á cũng đạt 30 – 100 kg/năm.
Đặc điểm nổi bật của ngành giấy Việt Nam là phân tán. Với tổng sản lượng (trên
200 ngàn tấn/năm) tương đương một xí nghiệp trung bình ở các nước phát triển, ngành
giấy Việt Nam có tới hơn 90 cơ sở sản xuất. Quy mô vô cùng đa dạng và phân bố khắp
ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ba cơ sở Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai có quy mô

sản xuất trên 10 ngàn tấn/năm đến 50 ngàn tấn/năm, các cơ sở còn lại có quy mô nhỏ,
từ vài trăm tấn đến 5.000 – 7.000 tấn/năm.
Về nguyên liệu, ngành sản xuất giấy Việt Nam sử dụng hai loại nguyên liệu chủ
yếu là tre nứa và gỗ lá rộng mọc nhanh (bồ đề, keo, bạch đàn, khuynh diệp,…). Một
vài cơ sở sử dụng bã mía nhưng không đáng kể. Để sản xuất khoảng 130 - 150 ngàn
tấn bột giấy một năm như hiện nay, ngành giấy sử dụng khoảng 700 ngàn tấn nguyên
liệu quy chuẩn (độ ẩm 50%). Lượng giấy cũ sử dụng để tái sinh trong sản xuất ở nước
ta còn thấp, tuy chưa có thống kê chính xác nhưng được đánh giá khoảng 10 - 15% so
với tổng lượng bột giấy sử dụng. Đó là con số quá khiêm tốn vì ở nhiều nước trên thế
giới chỉ số này đạt trên dưới 50%. Nhiều vùng trong khu vực (Hàn Quốc, Đài Loan)
nhập khẩu rất nhiều giấy cũ để chế biến và tái sử dụng rất có hiệu quả vì vừa không
phải khai thác rừng tự nhiên, lại vừa không phải tổ chức sản xuất bột giấy vừa tốn
kém, vừa ô nhiễm môi trường.

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

3


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

Về công nghệ, ngành giấy Việt Nam còn lạc hậu và ở trình độ thấp. Sản xuất bột
giấy là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất tới môi trường. Bột giấy ở nước ta được sản xuất
chủ yếu ở Bãi Bằng bằng phương pháp nấu kiềm. Công ty giấy Bãi Bằng có sản lượng
bột giấy chiếm 20 - 30% sản lượng bột giấy toàn ngành. Bột giấy ở đây được nấu từ gỗ
bồ đề, bạch đàn, keo… (khoảng 50%) và tre nứa (khoảng 50%), theo phương pháp
sulphate (dịch nấu là hỗn hợp các dung dịch NaOH và Na2S). Dịch đen sau nấu được
thu hồi, cô đặc và đốt. Khoảng 55% sinh khối nguyên liệu hoà tan vào dịch đen biến
thành CO2 khi đốt. Hoá chất nấu được bổ sung ở dạng sulphate natri (nên gọi là
phương pháp sulphate) và được thu hồi để dùng lại. Bởi vậy, ô nhiễm sinh ra ở khu

này chủ yếu là khí có mùi, chất hữu cơ, hoá chất kiềm tính rò rỉ và khói lò đốt thu hồi.
Tổng lượng Clo dùng cho tẩy trắng khoảng 100 kg (Cl2 hoạt tính) cho một tấn
bột. Lượng xút là khoảng 30 kg/tấn bột. Nếu tính mỗi ngày ở đây người ta sản xuất
khoảng 150 tấn bột giấy tẩy trắng thì riêng ở khâu tẩy người ta đã sử dụng và thải ra
khoảng 15 tấn Clo và các hợp chất của nó, 40 - 50 tấn xút. Thêm vào đó là khoảng 15
tấn hợp chất hữu cơ bị hoà tan trong quá trình tẩy trắng và đi ra theo nước thải. Như
vậy, có thể thấy được mức độ tác động tới môi trường ở công đoạn này là rất đáng kể.
Công đoạn sản xuất giấy bao gồm nghiền bột, pha chế với các chất phụ gia, xeo giấy
và hoàn thiện sản phẩm. Tải trọng môi trường ở giai đoạn này không lớn vì nước sản
xuất được quay vòng sử dụng theo chu trình khép kín nước thải chỉ đem theo một
lượng nhỏ hoá chất không độc hại, có pH thường là 5,5 - 6,0 và một tỷ lệ rất nhỏ sơ sợi
vụn, ngắn thoát qua lưới xeo. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử
dụng quay vòng nước trắng (nước trong chu trình) như sử dụng chất tuyển nổi thu hồi
sơ sợi và chất phụ gia, tận thu xơ sợi trên tuyến nước thải như ở Công ty giấy Bãi
Bằng đã làm giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường.
Một số nhà máy gần đây tổ chức sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu, trong đó đáng
kể là Công ty Giấy Hải Phòng và Công ty Giấy Vĩnh Huê (thành phố Hồ Chí Minh).
Các cơ sở này sử dụng tre nứa ngâm với dung dịch xút và dịch ngâm được thải ra môi
trường có độ ô nhiễm rất cao vì chứa nhiều xút cũng như các chất hữu cơ hoà tan.
Nước thải có nồng độ BOD, COD và màu rất cao, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Ở hầu hết các địa phương có các cơ sở sản xuất giấy thì chính là các điểm nóng
về ô nhiễm môi trường công nghiệp. Đó là Công ty giấy Bãi Bằng và Nhà máy Giấy
Việt Trì ở Phú Thọ, Công ty Giấy Đồng Nai, Công ty Giấy Tân Mai (Đồng Nai), Công
ty Giấy Vĩnh Huê, Công ty Giấy Linh Xuân ở Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), các
Công ty Giấy Hải Phòng, Thanh Hoá.
Ngoài nguyên nhân công nghệ sản xuất có độ ô nhiễm cao, một nguyên nhân
quan trọng là khâu xử lý chất thải còn hạn chế. Ngoài công ty giấy Bãi Bằng có một
vài biện pháp xử lý sơ bộ, hầu hết các cơ sở không có hệ thống trang thiết bị xử lý chất
thải. Các chất thải tạo thành trong quá trình sản xuất hoàn toàn tự do đi ra môi trường
nước và không khí. Về phương diện này, lịch sử hơn 35 năm phát triển của ngành giấy

Việt Nam đã để lại gánh nặng đáng kể. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn
SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

4


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

hiện nay các doanh nghiệp hầu như không có khả năng đầu tư trang thiết bị xử lý chất
thải cũng như đổi mới công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm. Thậm chí có cơ sở sản xuất
đã được tài trợ quốc tế xây dựng hệ thống xử lý nước thải (tuy còn xa mới đạt sự hoàn
chỉnh) nhưng cũng không đủ khả năng về mặt kinh tế để vận hành hệ thống đó.
(Nguồn: TS. Đào Sỹ Thành, Viện Công nghiệp Giấy Và Cenllulose)

2.1.2. Quy trình sản xuất giấy và bột giấy
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy cũng rất khác nhau, nhưng tựu chung bao
gồm những bước chính sau: nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ…), gia công nguyên liệu thô,
nấu rửa, tẩy trắng, nghiền bột, xeo giấy và định hình sản phẩm. Sơ đồ công nghệ sản
xuất giấy và bột giấy được trình bày trong hình 1.2 và hình 2.2.
Nguyên liệu
Nước, NaOH

Nước

Nước

Nước

Chặt, băm nhỏ thành dăm


Nấu

Rửa

Nước thải
rửa nấu

Nghiền nhão

Khuấy trộn, rửa

Tách nước

Nước thải rửa

Nước thải

Bột giấy thành phẩm
Hình 2.1: Quy trình sản xuất bột giấy

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

5


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

Nguyên liệu thô: gỗ, tre, nứa ...

Nước rửa


Gia công nguyên liệu thô

Hoá chất
Hơi nước

Nấu

Rửa

Chất tẩy

Nước thải chứa tạp chất

Nước ngưng
Cô đặc, xút hoá

Nước ngưng

Tẩy trắng

Nước thải có độ màu,
COD, BOD cao

Nghiền bột

Nước thải có SS,
COD, BOD cao

Xeo giấy


Nước thải có SS,
COD, BOD cao

Chất độn
Phèn
Dầu
Nước
Hơi nước

Sấy

Nước thải

Sản phẩm
Hình 2.2: Quy trình sản xuất giấy
2.1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải từ ngành sản xuất giấy và
bột giấy
Trong công nghiệp giấy, để tạo ra sản phẩm có độ dai, trắng, không lẫn tạp chất
cũng như thu hồi được tối đa cellulose trong nguyên liệu, cần phải sử dụng rất nhiều
loại hóa chất trong các công đoạn khác nhau. Các loại hóa chất được sử dụng ở công
đoạn nấu, tẩy, xeo giấy như đá vôi, xút, cao lanh, nhựa thông, các chất kết dính tự
nhiên và tổng hợp, các chất oxy hóa để khử lignin như clo, hypoclorit, peroxit, …
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy là một trong những công nghệ sử dụng
nhiều nước; tùy theo công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn
giấy dao động từ 200 đến 500 m3. Nước được dùng trong các công đoạn rửa nguyên
SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

6



Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản xuất hơi nước. Trong các nhà máy giấy hầu như tất cả
lượng nước đưa vào sử dụng sẽ là lượng nước thải mang theo các tạp chất, hóa chất,
bột giấy, các chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ. Trong đó dòng thải từ các quá trình
nấu, tẩy và nghiền bột, xeo giấy có mức độ ô nhiễm và độc hại nhất.
Dòng thải từ quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan,
các hóa chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thường gọi là dịch đen.
Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25-35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ là
70:30. Thành phần hữu cơ là lignin hòa tan vào dịch kiềm, sản phẩm phân hủy
hydrocacbon, acid hữu cơ. Thành phần vô cơ gồm những hóa chất nấu, một phần nhỏ
là NaOH, Na2S tự do, Na2SO4, Na2CO3 còn phần nhiều là kiềm natrisunphat liên kết
với các chất hữu cơ trong kiềm.
Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp
hóa học và bán hóa chứa các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của
những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể
sống như các hợp chất chứa clo, các thông số ô nhiễm đặc trưng: BOD: 15 - 17 kg/tấn
bột giấy, COD: 60 - 90 kg/tấn bột giấy, đặc biệt giá trị AOX (các hợp chất clo hữu cơ):
4 - 10 kg/tấn bột giấy.
Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy
ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.
Thành phần và tính chất nước thải ngành sản xuất giấy (từ công đoạn nghiền và
xeo giấy) được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Thành phần tính chất nước thải đặc trưng ngành giấy và bột giấy
STT

Thông số

Đơn vị


Giá trị

-

6–7

1

pH

2

COD

mg/l

1.800 – 3.100

3

BOD5

mg/l

1.200 – 2.100

4

SS


mg/l

31 – 621

5

N tổng

mg/l

2,4 – 11,8

6

P tổng

mg/l

1,6 – 4,2

(Nguồn: RINTANA JA and LEPIDTO, 1992)

2.2.

Giới thiệu về Công ty TNHH Giấy Hưng Long

2.2.1.

Vị trí địa lý


Công ty TNHH giấy Hưng Long nằm ngay cạnh quốc lộ 51 từ Biên Hòa đi Vũng
Tàu, tại khu đồi đầu Phật (dốc 47), thuộc xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai. Địa điểm này cách thành phố Hồ Chí Minh 35 km và cách Bà Rịa Vũng
Tàu 86 km.
SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

7


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

Trước đây địa hình nơi này là khu đồi trọc hoang hóa, hầm hố, đã được cải tạo
thành đất chuyên dùng xây dựng cơ sở sản xuất giấy và nay đổi thành Công ty TNHH
giấy Hưng Long.
Phía Nam giáp lò gạch 1/5 của Công ty Xây Lắp TP.HCM
Phía Đông giáp Quốc lộ 51
Phía Bắc giáp đồi tượng phật và Quốc lộ 51
Phía Tây giáp vườn điều của dân.
2.2.2. Vài nét sơ lược về công ty
Tên đơn vị đăng ký: Công ty TNHH Giấy Hưng Long
- Địa chỉ: Dốc 47, xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: 0613.513287

Fax: 0613.511789

- Tổng số công nhân viên tại công ty: 150 người
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu với công
suất 130 tấn/tháng, chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan.
- Tổng diện tích mặt bằng của công ty là: 8.043 m2

 Diện tích xây dựng: 2.815 m2 chiếm 35%
 Diện tích sân bãi và đường bộ: 1.608m2 chiếm 20%
 Diện tích các công trình phụ khác (văn phòng, bãi xe): 2.815 m2 chiếm 35%
 Diện tích cây xanh: 804 m2 chiếm 10%
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hiện nay nhà máy có cơ cấu gồm 3 phòng ban và 4 phân xưởng sản xuất. Cơ cấu
này phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, tránh được sự chỉ đạo chồng chéo giữa
các phòng ban, phân xưởng. Giám đốc luôn nắm tình hình hoạt động của công ty qua
sự báo cáo kết quả của các phòng ban và phân xưởng.
Tại các phòng ban và các phân xưởng luôn có người quản lý trực tiếp và báo cáo
lại hoạt động của đơn vị mình cho cấp trên.

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

8


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

P. Giám đốc

P. Tổng hợp

P. Quản lý sản xuất
Phân xưởng 1

PX. Cơ khí

P.Tài Vụ
Phân xưởng 2


PX Tunnel

P. Kế Hoạch
Phân xưởng 3

Phân xưởng bột

Phân xưởng 4
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH Giấy Hưng Long
2.2.4. Thông tin về hoạt động sản xuất
Nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng tiêu thụ


Nguyên liệu sử dụng

Bảng 2.2: Nhu cầu nguyên nhiên liệu, hoá chất
STT

Nguyên liệu thô/ hóa chất

Số lượng

1

Tre, nứa, lồ ô

300 tấn/tháng

2


Bã mía

50 tấn/tháng

3

Dầu mè

100 tấn/tháng

4

Bột màu (vàng)

150 tấn/tháng

5

Bột màu ( đỏ)

50 tấn/tháng

6

NaOH 45%

20 tấn/tháng

7


Phèn

20 tấn/tháng

8

Than đá

60 tấn/tháng

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường công ty Giấy Hưng Long)

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

9


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày



Nhu cầu điện, nước

Điện: Sử dụng điện từ lưới điện huyện Long Thành với mức tiêu thụ: 130.000
KWh/tháng.
Nước: Công ty giấy Hưng Long sử dụng 02 giếng khoan, sâu hơn 70 m phục vụ
cho các nhu cầu:
- Nước sử dụng trong sản xuất chủ yếu là các khâu:
Ngâm nguyên liệu

Quá trình nghiền, xeo giấy
Cấp cho nồi hơi
- Nước sinh hoạt chủ yếu là sử dụng cho hoạt động vệ sinh của công nhân viên
trong công ty, nhà ăn.
Máy móc thiết bị
Các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất bao gồm:
- Máy nghiền bin

- Máy cắt

- Máy nghiền đĩa

- Máy đóng kiện

- Máy xeo

- Lò hơi

- Lò sấy
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất
- Quy trình công nghệ: (Xem hình 2.4)
- Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu từ dăm tre, nứa, lồ ô được thu mua từ các nơi về tập kết ở kho chứa
qua công đoạn sơ chế. Sau đó nguồn nguyên liệu tiếp tục được băm cắt nhỏ và đưa tới
hồ ngâm. Tại đây nước cũng được đưa vào và dùng mô tơ 50 HP để tải bin nghiền
đánh tơi bột giấy cho tơi trong thời gian một giờ, sau đó bột giấy được xã xuống hồ âm
và pha thêm nước. Dùng mô tơ tải cánh khuấy cho bột thật tơi trong nước. Bột được
tiếp tục bơm lên bể lắng để bột nổi và tạp chất bị gạn lại. Bột đạt yêu cầu được chuyển
qua thùng bột, nơi đây dùng hồ lô lưới vớt bột ra khỏi dung dịch nước và tải bột qua
tấm mền ở các dàn xeo và chuyển qua các lò sấy hoặc buồng sấy để sấy khô thành

giấy. Giấy cuộn qua công đoạn cắt xén thành từng kiện và được xông ủ bằng bột lưu
huỳnh để chống mối, mọt. Cuối cùng giấy được phủ bạc và in ấn theo hoa văn theo
yêu cầu của khách hàng, đóng thành kiện theo qui cách để xuất khẩu.

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

10


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

Nguyên liệu tre, lồ ô
đã sơ chế
Băm cắt
Nước

Nghiền

Dịch trắng

Đánh tơi bột
Xeo giấy
Lò hơi

Hơi nóng

Sấy
Cắt xén, đóng kiện

Bột lưu huỳnh


Xông lưu huỳnh

In hoa văn, dán phủ bạc

Nước thải
khí thải

Xử lý khí

Cắt xén, đóng kiện
Thành phẩm
Xuất sản phẩm
Hình 2.4: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Giấy Hưng Long
2.2.5. Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động của Công ty TNHH Giấy
Hưng Long
Nước thải phát sinh từ các nguồn:
- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ nhà vệ sinh, căn tin. Lưu lượng khoảng: 8,4
m /ngày. Các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt: pH, chất rắn lơ lửng, BOD5,
COD, tổng nitơ, tổng photpho, amonia, dầu mỡ và coliform.
3

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

11


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

- Nước thải sản xuất: Phát sinh từ công đoạn nghiền, xeo giấy, ngâm nguyên

liệu (dịch trắng). Lưu lượng khoảng 160 m3/ngày với các thành phần ô nhiễm chính
như: pH, độ màu, SS, COD.
2.2.6. Biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải hiện tại
Nước thải sinh hoạt: Hiện tại, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ
nhà vệ sinh và nhà ăn sau khi qua các bể tự hoại ba ngăn được dẫn theo đường cống
thoát vào suối Độn cách công ty khoảng 500 m.
Nước thải sản xuất: Nước thải từ công đoạn xeo giấy được thu gom về mương
tách bột có hệ thống lọc tay áo nhằm thu hồi một phần bột giấy để tái sử dụng trong
sản xuất. Nước từ mương tách bột và từ hồ ngâm được dẫn vào hồ sinh học và thải vào
nguồn tiếp nhận là suối Độn
Bảng 2.3: Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất Công ty TNHH Giấy Hưng Long

M1

M2

TCVN 5945-2005
Cột B

-

7

6,8

5,5 - 9

COD

mg O2/l


2100

1260

80

BOD

mg O2/l

1429

850

50

SS

mg/l

496

298

100

Chỉ tiêu

Đơn vị


pH

Kết quả

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kì tháng 1/2008 của Công ty TNHH Giấy
Hưng Long)
Ghi chú:

M1: Mẫu nước thải trước khi xử lý
M2: Mẫu nước thải sau hệ thống xử lý hiện tại của công ty

Nhận xét:
Các biện pháp xử lý nước thải hiện tại ở công ty chưa đạt hiệu quả như mong
muốn, chỉ mang tính chất xử lý sơ bộ nên chất lượng nước thải đầu ra chưa đạt yêu cầu
xả thải (TCVN 5945-2005, cột B).
Hệ thống thu gom nước thải chưa tốt, chưa tách riêng triệt để nước mưa và nước
thải, một phần nước mưa đi vào hệ thống xử lý làm tăng thể tích cần thiết của hệ thống
xử lý.

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

12


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI
3.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải

Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý
bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương pháp
xử lý nước thải được chia thành các nhóm sau:
-

Phương pháp xử lý cơ học

-

Phương pháp xử lý hoá học và hoá lý

-

Phương pháp xử lý sinh học

Các phương pháp xử lý nước thải được tóm tắt trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các phương pháp xử lý nước thải
Các phương pháp xử lý

Đặc điểm

PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
A. Điều hòa

Điều hòa lưu lượng và nồng độ trên dòng thải và ngoài
dòng thải

B. Chắn rác

Các loại mảnh vụn, rác được loại bỏ bằng song chắn,

lưới chắn rác

C. Lắng

Chất lơ lửng và bông cặn được loại bỏ do trọng lực

D. Tuyển nổi

Các hạt nhỏ được tụ lại và đưa lên khỏi mặt nước nhờ
các bọt khí và loại khỏi mặt nước nhờ cánh gạt. Khuấy
trộn, sục các bọt khí nhỏ được sử dụng

E. Lọc

SS và độ đục được loại bỏ

F. Quá trình màng

Đây là quá trình khử khoáng. Các chất rắn hòa tan
được loại bỏ bằng phân tách màng. Quá trình siêu lọc
(Ultrafiltrtion), thẩm thấu ngược (RO) và điện thẩm
tách (electrodialysis) hay được sử dụng.

G. Bay hơi

Bay hơi nước thải. Phụ thuộc và nhiệt độ, gió, độ ẩm và
mưa

PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ
A. Keo tụ, tạo bông


SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

Hệ keo bị mất ổn định do sự phân tán nhanh của hóa
chất keo tụ. Chất hữu cơ, SS, photphat, một số kim loại
13


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

và độ đục bị loại khỏi nước. Các loại muối nhôm, sắt
và polymer hay được sử dụng làm hóa chất keo tụ
B. Kết tủa

Giảm độ hòa tan bằng các phản ứng hóa học. Độ cứng,
photphat và nhiều kim loại nặng được loại ra khỏi nước
thải.

C. Oxy hóa

Các chất oxy hóa như ozon, H2O2, clo, kali
permanganate... được sử dụng để oxy hóa các chất hữu
cơ, H2S, sắt và một số kim loại khác. Amoniac và
cyanua chỉ bị oxy hóa bởi các chất oxy hóa mạnh

D. Phản ứng khử

Kim loại được khử thành các dạng kết tủa và chuyển
thành dạng ít độc hơn. Các chất oxy hóa cũng bị khử
(quá trình loại clo dư trong nước). Các hóa chất hay sử

dụng: SO2, NaHSO3, FeSO4

E. Trao đổi ion

Dùng để khử các ion vô cơ có trong nước rỉ rác.

F. Hấp thụ bằng than hoạt
tính

Dùng để khử COD, BOD còn lại, các chất độc và chất
hữu cơ khó phân hủy. Một số kim loại cũng được hấp
thụ. Cacbon thường được sử dụng dưới dạng bột và
dạng hạt

PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
A. Hiếu khí

Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn khi có O2

a. Sinh trưởng lơ lửng
- Bùn hoạt tính

Trong quá trình bùn hoạt tính, chất hữu cơ và vi sinh
được sục khí. Bùn hoạt tính lắng xuống và được tuần
hoàn về bể phản ứng, các quá trình bùn hoạt tính bao
gồm: dòng chảy đều, khuấy trộn hoàn chỉnh, nạp nước
vào bể theo cấp, làm thoáng kéo dài, quá trình ổn định
tiếp xúc ...

- Nitrat hóa


Amoniac được oxy hóa thành nitrat. Quá trình khử
BOD có thể thực hiện trong cùng một bể hay trong bể
riêng biệt

- Hồ sục khí

Thời gian lưu nước trong hồ có thể vài ngày. Khí được
sục để tăng cường quá trình oxy hóa chất hữu cơ

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

14


Tính toán thiết kế HTXLNT Công ty TNHH Giấy Hưng Long, công suất 160 m3/ngày

- SBR

Các quá trình tương tự bùn hoạt tính. Tuy nhiên, việc
ổn định chất hữu cơ lắng và tách nước sạch sau xử lý
chỉ xảy ra trong một bể

b. Sinh trưởng bám dính
- Bể lọc sinh học
(Trickling Filter)

Nước được đưa vào bể có các vật liệu tiếp xúc … Bể
lọc sinh học gồm có các loại: tải trọng thấp, tải trọng
cao, lọc hai bậc … Các vi sinh vật sống và phát triển

trên bề mặt vật liệu tiếp xúc, hấp thụ và oxy hóa chất
hữu cơ. Cung cấp không khí và tuần hoàn nước là rất
cần thiết trong quá trình hoạt động

- Bể tiếp xúc sinh học
quay (RBC)

Gồm các đĩa tròn bằng vật liệu tổng hợp đặt sát gần
nhau. Các đĩa quay này một phần ngập trong nước

B. Kị khí
a. Sinh trưởng lơ lửng

Nước thải được trộn với sinh khối vi sinh vật. Nước
thải trong bể phản ứng thường được khuấy trộn và đưa
đến nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh học kị khí xảy ra

- Quá trình kị khí cổ điển
(coventional)

Chất thải nồng độ cao hoặc bùn được ổn định trong bể
phản ứng

- Quá trình tiếp xúc

Chất thải được phân hủy trong bể kị khí khuấy trộn
hoàn chỉnh. Bùn được lắng tại bể lắng và tuần hoàn trở
về bể phản ứng

- UASB


Nước thải được đưa vào bể từ đáy. Bùn trong bể dưới
lực nặng của nước và khí biogas từ quá trình phân hủy
sinh học tạo thành lớp bùn lơ lửng, xáo trộn liên tục. Vi
sinh vật kị khí có điều kiện tốt để hấp thụ và chuyển
đổi chất hữu cơ thành khí metan và cacbonic. Bùn được
tách và tự tuần hoàn lại bể UASB bằng cách sử dụng
thiết bị tách rắn - lỏng – khí

- Khử nitrat

Nitrit và nitrat bị khử thành khí nitơ trong môi trường
thiếu khí. Cần phải có một số chất hữu cơ làm nguồn
cung cấp cacbon như methanol, axit acetic, đường, …

- Hệ thống kết hợp các
quá trình kị khí, thiếu khí

Photpho và nitơ được loại bỏ trong hệ thống này. Nitơ
được loại trong quá trình thiếu khí. Việc sử dụng
photpho, ổn định chất hữu cơ và nitrat hóa amoniac

SVTH: Phạm Thị Trúc Đào

15


×