Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

dạy học theo nhóm môn vật lý 12 bài tia X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.31 KB, 7 trang )

TIA X
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
- Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất tia X.
- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của tia X.
- Nêu được phổ sóng của thang sóng điện từ
b) Kĩ năng
- Chứng minh được Tia X có cùng tính chất với tia tử ngoại
- Tính được bước sóng của tia X do ống cu lít giơ phát ra
- Giải thích được cơ chế hoạt động của máy chụp X quang
c) Thái độ
- Quan tâm đến các ứng dụng, hiện tượng liên quan đến tia X
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Hình thành và phát triển năng lực tự học, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực ngôn ngữ. Cụ thể như sau:
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc SGK, tài liệu, phiểu học tập, ghi chép…
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận phát hiện vấn đề
- Năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, sáng tạo: Quan sát ống culitgio, giải thích
được co chết hoạt động của chụp X quang
- Năng lực ngôn ngữ: Trình bày kết quả của mình
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Video mô phỏng ống Culitgio
- Các video về ứng dụng của tia X
- Hình ảnh chiếu chụp điện
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung


Từ việc quan sát 2 tấm hình 1 tấm chụp người bình thường, 1 cái chụp bằng tia
X học sinh dự đoán tính chất đâm xuyên của tia X
Thông qua video mô phỏng ống culitgio học sinh dự đoán cách tạo ra tia X
Thông qua các video mô phỏng học sinh rút ra ứng dụng của tia X
Học sinh được giao nhiệm vụ tìm tòi khám phá giải quyết vấn đề, được tự học cá
nhân, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả học tập, ghi chép thông tin.
Bài học được thiết kế theo chuỗi các hoạt động học: Tình huống xuất phát/ Nhiệm
vụ mở đầu – Hình thành kiến thức – Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập – Vận dụng vào
thực tiễn – Tìm tòi mở rộng.
Dự kiến chuỗi hoạt động học như sau:
Các bước

Nội dung hoạt động

Tình huống xuất phát/ Tạo tình huống và phát hiện vấn đề cần nghiên cứu về tia
Nhiệm vụ mở đầu
X


Hình thành kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức
và Luyện tập

Cách tạo ra tia X
Tính chất và ứng dụng của tia X
Bài tập về tia X

Vận dụng vào thực tiễn

Áp dụng các kiến thức đã học về tia X liên hệ thực tiễn

trong y tế, công nghiệp

Tìm tòi mở rộng

Tìm hiểu các tác hại của tia X đối với sức khỏe con người

2. Tổ chức từng hoạt động
Hoạt động 1: (Tạo tình huống xuất phát/ Nhiệm vụ mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức cũ GV đã giao về nhà.
- Phát hiện sự tồn tại của tia X và dự đoán tác dụng của nó
b) Nội dung:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV.
+ Quan sát tấm phim chụp X quang các bộ phận cơ thể người
+ Quan sát video
c) Tổ chức hoạt động:
- GV phát phiếu kiểm tra cho các nhóm ( mỗi HS 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1
đến 10). YC HS ghi các phương án lựa chọn của mình vào phiếu khi GV đọc câu hỏi
từ 1 đến 10 Sau đó thu bài của một số HS để chấm điểm.
- GV cho HS quan sát một video và một vài tấm phim chụp X quang?
- Yêu cầu HS thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu. Đoạn video trên mô ta thiết bị
y tế nào? Các tấm phim trên được chụp khác ảnh thông thường ở chỗ nào?
- Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác
định.
d) Sản phẩm mong đợi: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh.
- Được chụp bằng máy X quang
- Nó có thể xuyên qua bề mặt vào bên trong.
e) Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó
khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý

(nếu cần).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ
của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức)
I. Phát hiện tia X
a) Mục tiêu:
Nêu được cách tạo ra tia X
b) Nội dung:


GV cho HS quan sát video dẫn dắt để HS thấy khi có chùm electron có năng lượng
lớn đập vào 1 vật thì vật đó phát ra tia X
c) Tổ chức hoạt động:
- Các nhóm quan sát video và trả lời các câu hỏi.
- GV cho HS quan sát video và chuẩn bị các câu hỏi:
- Tại sao ống thủy tinh chân không phát sáng?
- Tại sao chất huỳnh quang để cách xa ống cũng phát sáng?
- Dùng giấy đen che lại chất huỳnh quang vẫn phát sáng chứng tỏ điều
gì?
d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
+ Ống thủy tinh chân không phát sáng do có dòng electron từ catot đến anot gọi
là tia catot
+ Chứng tỏ có 1 bức xạ không nhìn thấy làm chất huỳnh quang phát sáng
+ Tia đó có khả năng đâm xuyên qua giấy đen
GV dẫn dắt để HS tự rút ra kết luận: Khi có chùm tia catot đập vào một vật thì
vật đó phát ra tia X
e) Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó
khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý
(nếu cần).

- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ
của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
II. Cách tạo tia X
a) Mục tiêu:
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của ống culitgio
- Viết được biểu thức năng lượng của electron khi đập vào anot
b) Nội dung:
- Quan sát video rút ra cách hoạt động của ống culitgio
c) Tổ chức hoạt động:
- GV cho học sinh quan sát ống culitgio hoạt động, chuyển giao nhiệm vụ:
+ Ống culitgio gồm mấy bộ phận chính
+ Cách hoạt động
+ Viết biểu thức năng lượng của electron khi đập vào anot
d) Sản phẩm mong đợi:
- Gồm catot và anot làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn. Giữa A và K có
điện thế rất lớn.
- Electron bật ra từ catot được gia tốc bởi điện trường trước khi đập vào Anot, làm
anot phát ra tia X
- Biểu thức
e) Đánh giá:

1
m.v 2 = e.U AK
2


- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó

khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý
(nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ
của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
II. Bản chất và tính chất của tia X
a) Mục tiêu:
- Nêu được bản chất tia X
- Nêu được các tính chất quan trọng của tia X
- Nêu được các ứng dụng quan trọng của tia X
b) Nội dung:
- Dựa vào các video HS rút ra tính chất của tia X
c) Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát video và rút ra các tính chất của tia X
d) Sản phẩm mong đợi:
- Sau khi xem video HS nêu được các tính chất của tia X như tính đâm xuyên,
phát quang 1 số chất, làm đen kính ảnh….
- Từ các tính chất HS nêu các ứng dụng thực tế của tia X
e) Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó
khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý
(nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ
của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
III. Thang sóng điện từ

a) Mục tiêu:
- Nêu được sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X,
tia gama có cùng bản chất, chỉ khác nhau về tần số
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học HS nêu bản chất chung của các loại tia với sóng vô
tuyến.
c) Tổ chức hoạt động:
GV chuyển giao nhiệm vụ: Bản chất của các loại tia các em đã được học là gì? Từ đó
rút ra kết luận
d) Sản phẩm mong đợi:
- HS nêu được sự đồng nhất của sóng vô tuyến và các loại tia chỉ khác nhau về
tần số
e) Đánh giá:


- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó
khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý
(nếu cần).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ
của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 3 (Hệ thống hóa kiến thức và Luyện tập)
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về tia X
b) Nội dung:
- Tóm tắt kiến thức về tia X bao gồm: Cách tạo tia X, bản chất, tính chất và ứng
dụng.
- Học sinh làm việc nhóm, trả lời câu hỏi các dạng bài tập cơ bản về tia X
c) Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ. HS ghi nhiệm vụ vào vở.
- Tóm tắt kiến thức về tia X bao gồm: Cách tạo tia X, bản chất, tính chất và ứng
dụng.

- Yêu cầu làm việc nhóm, Học sinh trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo
luận.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
d) Sản phẩm mong đợi:
- Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh.
e) Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó
khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý
(nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ
của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 4 (Vận dụng vào thực tiễn): Giải bài tập về Tia X
a) Mục tiêu:
- Giải được các câu hỏi và bài tập đơn giản về tia X
b) Nội dung:
- GV chiếu bài tập có mô phỏng với các dữ kiện có sẵn.
- Học sinh làm việc cá nhân vào vở và làm việc nhóm nội dụng GV yêu cầu.
c) Tổ chức hoạt động:
- Các nhóm thảo luận kết quả và trình bày trên bảng.
- Yêu cầu cả lớp giải các bài tập 5, 6, 7- trang 146 SGK .
e) Đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó
khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý
(nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn
thành, ghi chép).



- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
c) Sản phẩm mong đợi:
- Bài giải của học sinh.
Hoạt động 5 (Tìm tòi mở rộng): Yêu cầu HS tìm hiểu tác hại của tia X đối với sức
khỏe con người.
a) Mục tiêu:
- Nêu được các tác hại của tia X đối với con người
b) Nội dung:
- Tìm hiểu để giải thích :
+ Tại sao hạn chế chụp điện với phụ nữ có thai hoặc bộ phận sinh sản
c) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó về nhà tìm hiểu để thực hiện
về nhiệm vụ này.
- HS báo cáo kết quả và thảo luận về nhiệm vụ được giao.
- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
d) Sản phầm mong đợi: Bài làm của học sinh.
e) Đánh giá:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của
HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề
Câu 1. Tia X
A. mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường. B. cùng bản chất với sóng âm.
C. có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
D. cùng bản chất với tia
tử ngoại.
Câu 2. Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại.
B. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
C. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào.
Câu 3. Cường độ dòng điện trong ống Rơnghen là 0,64 mA. Số điện tử đập vào đối
catốt trong 1 phút là
A. 2,4.1016
B. 16.1015
C. 24.1014
D.
17
2,4.10
Câu 4. HĐT dùng trong ống phát tia X là 2200V .Vận tốc cực đại của các electron đập
vào đối âm cực là
A. 3.107 m/s
B. 2,8m/s
C.2,5.107m/s
D. 2,3m/s
Câu 5. Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần
số nhỏ nhất là
A. tia tử ngoại.
B. tia hồng ngoại. C. tia đơn sắc màu lục.
D.
tia
Rơn-ghen.
Câu 6. Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X.
B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia X, tia tử ngoại.
C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.



D. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.



×