Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

QUYẾT ĐỊNH tài TRỢ của CÔNG TY đa QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.36 KB, 33 trang )

QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Tài trợ vốn thương mại quốc tế :
1. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tê
Tài trợ thương mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về tài
chính trực tiếp hay gián tiếp cho các DN hoặc các đơn vị kinh tế tham gia trong
lĩnh vực thương mại quốc tế trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế
giới nhằm mục đích sinh lời.
I.

Hầu hết các công ty đa quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với ngoại thương
bên cạnh các hoạt động quốc tế khác của họ. Việc tài trợ vốn hoạt động thương mại
đòi hỏi những số tiền lớn, cũng như các dịch vụ tài trợ như thư tín dụng và chấp
nhận. Do đó, việc các nhà quản trị tài chính của các công ty đa quốc gia phải có
kiến thức về các định chế tài chính và các thủ tục chứng từ đã phát triển qua nhiều
thế kỉ để làm đơn giản hóa lưu thông hàng hóa quốc tế.
2.

-

-


-

Phân loại tài trợ thương mại quốc tế
Xét về mặt hình thức thức tài trợ thì tài trợ TMQT được thực hiện dưới hai
hình thức là:
Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là tập hợp các biện pháp hoặc hình
thức hỗ trợ trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh TMQT của DN
thường được thực hiện thông qua việc cho vay ngắn, trung, dài hạn để tài trợ


cho hoạt động XNK nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng, thay đổi dây chuyền
công nghệ máy móc thiết bị, hoặc được thực hiện thông qua hình thức cung
ứng dịchvụ tiền tệ, tín dụng, NH như các dịch vụ TTQT (tín dụng chứng từ,
nhờ thu), bảo lãnh, bao thanh toán tương đối (Factoring), bao thanh toán
tuyệt đối (Forfaiting),thuê mua (Leasing).
Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là tập hợp các biện pháp hình thức
hữu hiệu nhằm tạo ra môi trường kinh doanh TMQT thuận lợi cho các DN
như:chính sách thuế XNK; chính sách tỷ giá hối đoái; môi trường pháp lý ổn
địnhphù hợp với thực tiễn TMQT; chính sách lãi suất.
Nếu căn cứ vào người cung ứng tài trợ thì tài trợ TMQT có thể chia thành:
Tài trợ thương mại quốc tế của nhà nước, đặc trưng của hình thức này `là
tài trợ gián tiếp thông qua NHTƯ, các tổ chức tín dụng NH và phi NH, các
cơquan của chính phủ bằng các biện pháp thành lập các quỹ hỗ trợ, quỹ bình
ổn giá,quỹ dự phòng rủi ro, quỹ xúc tiến phát triển, dưới các hình thức bảo
lãnh, tái chiết khấu, và thông qua các chính sách tài chính - tiền tệ ở tầm vĩ
mô.

Trường Đại học Tài chính – Marketing

1


Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng trung ương, ở đây NHTƯ trở
thành người thực hiện các chính sách cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, cấp
bảo lãnh nhà nước, thực hiện các chính sánh tài chính - tiền tệ như tỷ giá, lãi
suất, phá giá tiền tệ,...
- Tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức tín dụng, đặc trưng của hình
thức tài trợ này là tài trợ trực tiếp từ người tài trợ đến người nhận tài trợ,
không phải qua các kênh trung gian khác, thông qua cho vay, bảo lãnh, chiết
khấu, bao thanh toán, thuê mua tài chình, tín dụng chứng từ, nhờ thu,...

- Tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp, với các công cụ sử
dụng thường là tín dụng thương mại như hối phiếu trả chậm, thanh toán ghi
sổ,ứng tiền trước khi giao hàng,...
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, nhằm tạo sự bình đẳng cho các chủ thể
kinh doanh, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã dần được bãi bỏ,cũng
tương tự như vậy sự can thiệp của các hình thức tài trợ TMQT do các chủ thể như
nhà nước và NHTƯ ngày càng bị hạn chế, thu hẹp thậm chí bị cấm đoán. Thay vào
đó, vai trò của các tổ chức tín dụng và các DN với các hình thức động TMQT ngày
càng được nâng cao. Với tính chuyên nghiệp cao, tiềm lực tài chính hùng mạnh và
mạng lưới cơ sở rộng khắp, các NHTM đã trở thành nhà tài trợ chủ yếu cho hoạt
động TMQT. Chính vì vậy, trong chuyên đề này, tài trợTMQT sẽ được đề cập dưới
giác độ nhà tài trợ là các NHTM; hay nói cách khác ,hoạt động tài trợ TMQT được
đề cập ở đây được hiểu là hoạt động tài trợ TMQTcủa NHTM.
-

Vai trò hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Trong hoạt động TMQT nhà xuất khẩu cần phải thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:
tìm kiếm thị trường, tiếp xúc khách hàng, kí kết hợp đồng, chuẩn bị sản xuất, thực
hiện quá trình sản cuất, cung ứng sản phẩm, lắp ráp chạy thử, giao hàng…
3.

Còn NNK phải thực hiện kí kết hợp đồng nhận hàng, cung ứng, chuyểngiao, giao
nhận, tiêu thụ hàng hóa. Trong suốt các quá trình trên, cả người nhập khẩu và
người xuất khẩu đều cần có sự tài trợ về vốn để có thể nâng cao uy tín,tạo lòng tin
với đối tác và đảm bảo có tài chính cho quá trình xuất nhập.Thông qua tài trợ
TMQT, DN có thể được cấp tín dụng (trực tiếp hay gián tiếp) phục vụ cho hoạt
động KDQT của mình.
Trong hoạt động kinh doanh không phải lúc nào nguồn vốn của doanh nghiệp
cũng đủ để tài trợ cho các chi phí phát sinh như mua hàng hóa, máy móc, thiết
bị,nguyên vật liệu… Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập

khẩu, với giá trị hàng hóa giao dịch rất lớn, doanh nghiệp thường phải thông qua
Trường Đại học Tài chính – Marketing

2


tài trợ thương mại quốc tế mới có thể có khả năng chi trả hay cam kết chi trả cho
đối tác để đưa hàng hóa vào sản xuất hoặc kinh doanh.
Hoạt động tài trợ cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN khi đàm
phán ký kết hợp đồng ngoại thương. NXK thường muốn được thanh toán tiền
hàng càng sớm càng tốt còn NNK lại muốn trì hoãn thanh toán càng lâu càng tốt.
Ngân hàng thương mại bằng việc tài trợ thương mại quốc tế có thể giúp NXK có
những điều khoản ưu đãi thanh toán dành cho người nhập khẩu. Bằng việc người
nhập khẩu cam kết sẽ thanh toán với ngân hàng thương mại, ngân hàng thương
mại sẽ thanh toán cho người XK trong trường hợp người XK cần có nguồn vốn
ngay để kinh doanh còn NNK có thể trả chậm khoản tiền cần thanh toán.
Hoạt động tài trợ TMQT góp phần nâng cao uy tín DN trong kinh doanh.Trong khi
tìm kiếm đối tác, rất nhiều DN vấp phải vấn đề uy tín đặc biệt đối với các DN vừa
và nhỏ, mới thành lập. Đó chính là cơ sở để NH cho ra đời hìnhthức tài trợ dưới
hình thức bảo lãnh. Với hình thức này NH đã thay mặt DN đứng ra bảo đảm khả
năng hoàn thành nghĩa vụ của DN trong hợp đồng, tôn thêm được hình ảnh của
DN, tăng thêm niềm tin với bạn hàng, giành được ưu thế cạnh tranh từ các đối
thủ và dễ dàng dành được hợp đồng TMQT.
Hoạt động tài trợ TMQT của NHTM cũng là phương thức hiệu quả giúp DN hạn
chế được rủi ro khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Những rủi ro về
chính trị, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá sẽ được gánh vác bởi NHTM. Tất nhiên, để NH
chấp nhận gánh vác rủi ro thì các DN cũng phải đáp ứng những yêu cầu hết sức
chặt chẽ của NH và phải trả chi phí cho việc “chuyển rủi ro” này.
II. Kĩ thuật tài trợ vốn trong thương mại quốc tế:
1. Chấp nhận của ngân hàng:

Chấp nhận của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ mậu dịch
quốc tế trong nhiều thế kỉ. Một chấp nhận của ngân hàng là một hối phiếu trả chậm
được kí phát cho một ngân hàng. Bằng cách “chấp nhận” hối phiếu, ngân hàng tạo
ra một cam kết không điều kiện sẽ thanh toán cho người cầm hối phiếu số tiền đã
định vào một ngày được quy định. Do đó ngân hàng thay thế một cách hiệu quả tín
dụng của người đi vay và trong quá trình đó nó tạo ra một công cụ lưu thông có thể
được mua bán tự do.

Trường Đại học Tài chính – Marketing

3


Đối với một nhà đầu tư, một chấp nhận là một thay thế tương tự đối với các
trách nhiệm khác của ngân hàng như chứng nhận tiền gửi. Do đó, việc mua bán các
chấp nhận với giá rất gần với điều kiện của ngân hàng. Tuy nhiên không vẽ ra một
bức tranh hoàn hảo về các chi phí chấp nhận tài trợ đối với người đi vay vì ngân
hàng chấp nhận tính phí hoặc hoa hồng chấp nhận hối phiếu. Phí này thay đổi tùy
theo kì hạn hối phiếu cũng như mức độ tín nhiệm của người đi vay, nhưng thường
thấp hơn 1%/năm. Ngân hàng cũng thu phí nếu có liên quan đến L/C. Hơn nữa
ngân hàng có thể hy vòng thu lời trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán sự chấp
nhận.
Vào ngày đáo hạn của chấp nhận, ngân hàng chấp nhận được yêu cầu thanh
toán cho người cầm phiếu hiện hành số tiền ghi trên hối phiếu. Người giữ sự chấp
nhận có quyền đòi toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu từ người lý hậu cuối cùng
trong trường hợp nhà nhập khẩu không chịu hoặc không thể trả tiền vào ngày đáo
hạn. Yếu tố này chủ yếu nhằm tăng khả năng bán được nó và giảm bớt rủi ro.
Trong những năm gần đây, như cầu tài trợ chấp nhận đã giảm. Một nhân tố có
khả năng đáp ứng vốn ngày càng tăng của các nhà đầu tư phi ngân hàng trên thị
trường giấy tờ thương mại Hoa Kỳ. Các giấy tờ thương mại gốc thường được mua

bán với giá gần với giá chấp nhận của các ngân hàng ban đầu; đối với các công ty
đã thâm nhập thị trường này, chi phí toàn bộ - gồm phí phân phối trả cho người
môi giới và phí hạn mức tín dụng hỗ trợ - thường thấp hơn chi phí toàn bộ của tài
trợ chấp nhận.
2. Chiết khấu:
Dù hối phiếu thương mại không được ngân hàng chấp nhận, nhà xuất khẩu vẫn
có thể bán nó bằng cách chiết khấu. Nhà xuất khẩu gửi hối phiếu đến một ngân
hàng hoặc tổ chức tài chính khác, và đổi lại được nhận số tiền ghi trên bề mặt hối
phiếu trừ đi tiền lãi và hoa hồng. Bằng cách bảo hiểm hối phiếu đối với các rủi ro
thương mại và chính trị, nhà xuất khẩu thường sẽ trả một lãi suất thấp hơn. Nếu rủi
ro được bảo hiểm xảy ra thì đại lí bảo hiểm sẽ bồi hoàn cho nhà xuất khẩu hoặc bất
kì tổ chức nào mà nhà xuất khẩu chuyển nhượng hối phiếu.
Lãi suất chiết khấu dối với giấy tờ thương mại thường thấp hơn lãi suất dư nợ,
vay ngân hàng, và các hình thức khác. Lãi suất thấp hơn này thường là kết quả của
các chính sách ưu đãi xuất khẩu dẫn đến các bảo hộ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với
lãi suất áp dụng cho giấy tờ xuất khẩu.

Trường Đại học Tài chính – Marketing

4


Việc chiết khấu có thể được thực hiện có hoặc không bảo lưu quyền truy đòi.
Nếu bảo lưu quyền truy đòi thì ngân hàng có thể thu hồi lại số tiền từ người xuất
khẩu nếu nhà nhập khẩu không trả tiền khi đáo hạn. Ngân hàng chịu rủi ro trong
việc thu tiền nếu hối phiếu được bán mà không bảo lưu quyền truy đòi.
3. Factoring (dịch vụ thu nợ - tài trợ ngắn hạn):
Các công ty kinh doanh xuất khẩu chủ yếu và các công ty quá nhỏ nên không thể
có được tín dụng nước ngoài và bộ phận thu hộ có thể nhờ một factor. Các factor
mua các khoản phải thu của công ty với giá chiếu khấu, từ đó đẩy nhanh tốc độ chu

chuyển tiền tệ. Hầu hết factoring được thực hiện trên cơ sở không truy đòi, điều đó
có nghĩa là factor chịu mọi rủi ro tín dụng và chính trị ngoại trừ các tranh chấp liên
quan giữa các bên giao dịch. Nhà xuất khẩu chịu những rủi ro này trong factoring
bảo lưu quyền truy đòi.
Factoring ngày càng trở nên phổ biến như một phương tiện tài trợ thương mại.
Một nhà xuất khẩu đã thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với một factor sẽ đưa các
đơn đặt hàng mới trực tiếp cho factor. Sau khi đánh giá mức độ tín nhiệm của đơn
đặt hàng mới, factor sẽ thực hiện quyết định bảo lưu hoặc không bảo lưu quyền
truy đòi trong phạm vi từ 2 ngày đến 2 tuần tùy thược thông tin sẵn có.
Nói chung, factoring hữu ích cho nhà xuất khẩu không thường xuyên và nhà
xuất khẩu có danh mục đầu tư các tài khoản phải thu gồm nhiều loại khác nhau về
mặt địa lý. Trong cả 2 trường hợp, sẽ là tương đối khó khăn và tốn kém để nhận
được quá trình thu hộ các tài khoản phải thu. Các công ty như thế thường là các
công ty nhỏ hoặc chỉ có quy mô giới hạn trên thị trường nước ngoài.
4. Forfaiting:
Lỹ thuật factoring được chuyên môn hóa, gọi là forfaiting, đôi khi được sử dụng
trong trường hợp rủi ro tín dụng quá cao. Forfaiting là việc chiết khấu – với một lãi
suất cố định miễn truy đòi – các khoản tiền hàng xuất khẩu phải thu trung hạn
thuộc những loại tiền tệ có khả năng chuyển đổi mạnh (USD, CHF, DEM). Kỹ
thuật này thường được sử dụng trong trường hợp xuất khẩu ttuw liaauj sản xuất với
thời hạn tín dụng 5 năm và việc trả tiền diễn ra nửa năm một lần. Chiết khấu được
quy định với một lãi suất cố định: khoảng 1,25% trên chi phí tiền vay nội tệ hoặc
trên LIBOR.

Trường Đại học Tài chính – Marketing

5


Forfaiting đặc biệt phổ biến ở Tây Âu và nhiều forfaiting lầ chi nhánh của các

ngân hàng quốc tế lớn như Credit Suisse. Các forfaiting này cũng giúp giải quyết
các vấn đề quản trị và thu nhập.
III. Các nguồn tài trợ của chính phủ và bảo hiểm tín dụng
Trong cuộc đua để có được các đơn đặt hàng xuất khẩu, chủ yếu là phương
tiện sản xuất và các mặt hàng “ big-ticker” khác đòi hỏi các thoả thuận bán trả dài
hạn, hầu hết chính phủ các nước phát triển đã cố gắng cung cấp cho các nhà xuất
khẩu trong nước một lợi thế cạnh tranh dưới dạng tài trợ xuất khẩu chi phí thấp và
các phí ưu đãi đối với bảo hiểm rủi ro chính trị và kinh tế. Hầu như mọi quốc gia
phát triển đều có cơ quan xuất nhập khẩu riêng để nó tài trợ phát triênr và thương
mại.


Tài trợ xuất khẩu

Thủ tục mở rộng tín dụng khác nhau giữa các cơ quan chính phủ. Nhiều cơ
quan ứng tiền trước cho hợp đồng xuất khẩu thực tế, trong khi các nguồn tư nhân
chỉ mở rộng việc tài trợ sau khi hợp đồng đx được thực hiện. Một vài chương trình
mở rộng tín dụng chỉ áp dụng cho người cung cấp được gọi là tín dụng người cung
cấp- để chuyển sang cho người nhập khẩu, các chương trình khác cung cấp tín
dụng trực tiếp cho người mua- được gọi là tín dụng người mua- để người này trả
tiền cho người cung cấp. Điểm khác biệt là trong thoả thuận thứ nhất, người cung
cấp chịu rủi ro tín dụng, trong khi ở trường hợp sau, chính phủ là người chịu rủi ro.
Dĩ nhiên, chính phủ thường cung cấp cấp bảo hiểm tín dụng cùng với tín ụng người
cung cấp.
Ngân hàng xuất nhập khẩu: Eximbank là cơ quan chính phủ duy nhất ở Mỹ
dành riêng cho tài trợ và đơn giản hoá việc xuất khẩu ở hoa kỳ. Các khoản cho vay
của eximbank cung cấp tài trợ với lãi xuất cố định, đủ sức cạnh tranh cho các hàng
hoá xuất khẩu ở Hoa Kỳ nhằm chống lại những sự cạnh tranh của nức ngoài được
hỗ trợ chính thức được bảo hộ. Dấu hiệu cạnh tranh nước ngoài là không cần thiết
đối với các hàng hoá xuất khẩu được sản xuất bởi các doanh nghiệp nhỏ khi số tiền

cho vay từ 2.5 triệu đô trở xuống. Eximbank cũng cung cấp bảo lãnh đối với các
khoản cho vay cho các tổ chức khác. Chương trình cho vay và bảo hiểm chiếm
85% giá trị xuất khẩu ở Hoa Kỳ và có thời hạn hoàn trả từ 1 năm trở lên.
5 nguyên tắc hoạt động của eximbank:

Trường Đại học Tài chính – Marketing

6


1.

2.
3.

4.
5.

Các khoản cho vay được thực hiện nhằm mục đích tài trợ riêng cho xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nếu hàng hoá xuất khẩu Hoa Kỳ có các chi tiết
được chế tạo ở nước ngoài thì Eximbank sẽ cho vay đến 100 trị giá hàng
xuất khẩu có xuất xứ từ Mỹ với điều kiện tổng số tiền được tài trợ hoặc bảo
lãnh không vượt quá 85% giá trị hợp đồng và tổng trị giá của phần hàng hoá
được sản xuất ở Mỹ chiếm ít nhất ½ trị giá hợp đồng.
Exibank sẽ không cung cấp tài trợ trừ khi vốn riêng không đủ đáp ứng số
tienf cần thiết. Nó bổ sung thêm vốn riêng.
Các khaorn cho vay phải đảm bảo hoàn trả hợp lý và phải được sử dụng cho
các dự án có tác động tốt đến tình hình kinh tế- xã hội của đất nước. Chính
phủ các nước sở tại phải biết và không phản đối dự án.
Phí và tiền đặ cọc liên quan đến bảo lãnh và bảo hiểm được tính trên cơ sở

các rủi ro được bảo hiểm.
Khi cho vay và hỗ trợ khác về mặt tài chính, Eximbank bị ràng buộc phải
chịu trách nhiệm đối với mọi hiệu quả có thể xảy ra đối với nền kinh tế hoặc
cán cân thanh toán của Mỹ.
- Lãi suất đối với các khoản vay của Eximbank được tính trên cơ sở thoả
thuận quốc tế giữa 22 thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh
tế( OBCD). Mục đích của việ thoả thuận đặt ra lãi suất tối thiểu mà một
cơ quan tài trợ xuất khẩu chính thức phải tính đối với tín dụng xuất khẩu
là nhằm giới hạn bảo hộ lãi suất được nhiều nước công nghiệp sử dụng
để đạt được lợi thế so sánh với các quốc gia khác.
Lãi xuất tối thiểu của OECD được tính toan dựa trên lãi suất trung bình
được áp dụng cho việc phát hành trái phiếu chính phủ trị giá bằng USD,
DEM, GBP, FRF, JPY. Bằng cách này, lãi suất tín dụng xuất khẩu gần với
laĩ suất thị trường hơn.
- Eximbank mở rộng các khaorn cho vay trực tiếp đối với những người
mua nước ngoài của các hàng hoá xuất khẩu từ Hoa Kỳ và các khaorn
vay trung gian cho các định chế tài chính mở rộng cho vay đối với những
người mua nước ngoài. Cả hình thức cho vay trực tiếp lẫn trung gian đều
được cung cấp khi nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đương đầu với cạnh tranh nước
ngoài được bảo hộ một cách chính thức.
- Các khaorn cho vay trung hạn đối với trung gian( khi số tiền cho vay từ
10 triệu $ trở xuống và thời hạn từ 7 năm trở xuống) được xem như các
cam kết cho vay dự phòng. Trung gian chó thể yêu nên các khaorn cho

Trường Đại học Tài chính – Marketing

7


-


-

-

-

-

vay được cấp thông qua yêu cầu Eximbank chi tiền vào bất kỳ thời điểm
nào trong suốt thời gian nợ.
Bảo lãnh của Eximbank nhằm cam kết thanh toán lại cho các khoản tín
dụng thuộc khu vực tư nhân cấp cho những người mua được tín nhiệm
cao đối với các hàng hoá dịch vụ xuất khẩu từ Hoa kỳ. Bảo lãnh có hiệu
lực riêng một mình hoặc được cam kết với một tín dụng trung gian.
Eximbank cũng bảo đảm thanh toán các khaorn thuê mua xuyên quốc gia
hoặc quốc tế.
Tất cả các bảo lãnh của Eximbank thể hiện thiện chí và tín dụng đầy đủ
của chính phủ Hoa Kỳ nên các khaorn cho vay được cấp thông qua các
chương trình bảo lãnh này được thực hiện gần bằng với lãi suất không rủi
ro. Thực tế các bảo lãnh với chi phí thấp là một hình thức tài trợ xuất
khẩu khác được bảo hộ bởi chính phủ.
Thời hạn hoàn trả thay đổi tuỳ vào loại dự án và loại thiết bị được mua.
Đối với tư liệu sản xuất, các tín dụng dài hạn thường được cung cấp trong
thời hạn từ 5 năm đến 10 năm. Các khoản cho vay đối với các dự án và
các tài sản hàng hoá lớn có thể kỳ hạn dài hơn, trong khi các mặt hàng trị
giá thấp hơn có kỳ hạn ngắn hơn. Việc trả nợ vay được thực hiện nửa
năm một lần, bắt đầu từ 6 tháng sau khi giao thiết bị xuất khẩu.
Eximbank tính phí phòng ngừa rủi ro mỗi khi Eximbank hoặc người cho
vay trung gian hay được bảo lãnh chi trả khoản tiền cho vay. Phí phòng

ngừa rủi ro được điều chỉnh theo từng thời kỳ, thay đổi theo thời hạn cho
vay, việc phân loại người vay. Để tính phí phòng ngừa rủi ro, Eximbank
phân loại các quốc gia thành 5 nhóm tuỳ theo rủi ro. Ứng với mỗi nhóm
nước, có 3 loại người vay/ người bảo lãnh:
o Người vay hoặc người bảo lãnh cấp quốc gia hoặc chỉ để bảo hiểm
rủi ro chihs trị
o Các định chế công hoặc các ngân hàng không thuộc cấp quốc gia
được tín nhiệm hoặc những người mua tư nhân được đánh giá cao
o Các người mua tư nhân được tín nhiệm khác.
Gần đây Eximbank cung cấp tín dụng hỗn hợp của chính nó, thậm chí
còn cung cấp những hợp đồng tín dụng hỗn hợp trươc sự kiện. Mọi hợp
đồng có cơ hội thu hút, mời chào tín dụng hỗn hợp nước ngoài đều được
xem xét.

Trường Đại học Tài chính – Marketing

8


-

-

-

-

-

-


Công ty tài trợ xuất khẩu tư nhân(PEFCO) được thành lập năm 1970 bởi
hiệp hội ngoại thương của các ngân hàng để huy động nguồn vốn tư nhân
vào việc tài trợ xuất khẩu các mặt hàng big-ticket của các công ty Hoa
Kỳ. Nó mua nợ từ trung đến dài hạn của các nhà nhập khẩu nước ngoài
mua sp của Hoa Kỳ với lãi suất cố định. PEFCO tài trợ vốn đầu tư của nó
cho các khoản vay của nhà nhập khẩu nước ngoài thông qua việc bán các
chứng khoán của nó. Eximbank baỏ lãnh đây đủ việc thanh toán lại tất cả
các khoản nợ nước ngaoif của PEFCO.
PEFCO thường cung cấp tín dụng của nó cùng với một hoặc nhiều ngân
hàng thương mại và Eximbank. Kỳ hạn của những giấy tờ của nhà nhập
khẩu được PEFCO mua thay đổi từ 2,5 năm đến 12 năm; các ngân hàng
đảm nhận phần cho vay ngắn hạn và Eximbank đảm nhận phần cho vay
dài hạn của PEFCO. Phần lớn số tiền được tài trợ để mua máy bay phản
lực của Hoa Kỳ và các thiết bị liên quan như động cơ phản lực.
Một vài xu hướng
Chuyển giao tín dụng của người cung cấp cho người mua. Nhiều tư liệu
sản xuất xuất khẩu không thể được tài trợ bằng tín dụng cung cấp trung
hạn trờ thành tín dụng người mua, khi đó thờia ạn thanh toán có thể kéo
dài đến 20 năm.
Luôn nhấn mạnh việc hành động như một chất xúc tác để thu hút vốn tư
nhân. Hành động này bao gồm việc tham gia cùng với các nguồn lực tư
nhân, như một thành viên của lien hiệp các tập đoàn tài chính hoặc như
một đối tác với nhà đầu tư tư nhân cá thể trong việc cung cấp tín dụng
xuất khẩu.
Các cơ quan công được xem như một nguồn tái tài trợ. Các cơ quan công
đang trờ thành một nguồn quan trọng đối với việc tái tài trợ các khoản
cho vay được cấp bởi ngân hang và các tổ chức tư nhân. Việc tái tài trợ
giúp cho chủ nợ có thể được chính phủ chiết khấu các khoản tiền cho vay
xuất khẩu của họ.

Cố gắng giảm cạnh tranh giữa các cơ quan chính phủ. Cuộc chiến tranh
tín dụng xuất khẩu thực sự giữa chính phủ đã dẫn tới một vài nổ lực để
đồng ý và hợp tác về thời hạn tài trợ. Tuy nhiên, các nổ lực này thường bị
vi phạm nhiều hơn là được tuân thủ.
• Hiệu quả của tín dụng tài trợ xuất khẩu

Trường Đại học Tài chính – Marketing

9


-

-

-

-

-

-

-

-

-

Các lợi ích của Eximbank không được cung cấp miễn phí. Phần lớn

những năm 1980, bị lỗ hơn 250tr $/ năm. Năm 1987, lỗ cao nhất là 387
triệu USD/năm. Cho vay dưới giá thị trường để trợ giúp các doanh
nghiệp xuất khẩu tạo ra một sự thâm hụt triền miên.
Mặc dù Eximbank khẳng định rằng các khoản cho vay với lãi suất thaaos
là cần thiết để các công ty Hoa Kỳ cạnh tranh với các nhà xuất khẩu nước
ngoài, sự thật là các khảo cho vay của Eximbank bảo hộ chưa đến 3%
hang hoá xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Một lý lẽ khác được Eximbank đưa ra là hành động của họ có lý do vì
chính phủ nước ngoài bảo hộ xuất khẩu, nhưng quốc gia bảo hộ xuất
khẩu chỉ bỏ ra một phần của cải của nó mà thôi.
Hơn nữa có lý do để nghi ngờ rằng liệu bảo hộ xuất khẩu có làm cải thiện
cán cân thương mại hay không. Gia tang hang hoá xuất khẩu làm tăng
nhu cầu đô-la, cầu tăng làm giá đô la tăng lên, từ đó khuyến khích nhập
khẩu và hạn chế bảo hộ xuất khẩu. Vì tiết kiệm và đầu tư không bị ảnh
hửng bởi các bảo hộ này nên thâm hụt cán cân thương mại không bị ảnh
hưởng bởi bảo hộ xuất khẩu.
• Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Tài trợ xuất khẩu được thực hiện bằng bảo hiểm tín dụng còn được gọi là
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cung cấp sự bảo vệ đối với các thiệt hạn do
rủi ro chính trị và thương mại.
Tuy nhiên bảo hiểm thường không cung cấp một sự bảo lãnh vững chắc
trước mọi rủi ro. Nhờ vậy bảo hiểm dẫn đến việc giảm chi phí vay từ các
tổ chức tư nhân vì cơ quan chính phủ chịu mọi rủi ro được ghi trong bảo
hiểm đơn.
Việc tài trợ là miễn truy đòi để mở rộng các rủi ro và thiệt hại được bảo
hiểm. Tuy nhiên, thông thường người bảo hiểm yêu cầu được bảo đảm
hơn dưới hình thức một bảo lãnh của một ngân hang địa phương nước
ngoài hoặc một chứng từ ngâng hang trung ương nước ngoài rằng ngoại
hối luôn sẵn sàng cho việc hoàn trả lãi vay và nợ vay
Mục đích của việc bảo hiểm rủi ro tín dụng xuất khẩu là để khuyến khích

các thương vụ xuất khẩu của một quốc gia bằng cách bảo vệ nhà xuất
khẩu nội địa chống lại việc không thanh toán của nhà nhập khẩu.
Các hợp đồng bảo hiểm tín dụng trung và dài hạn khiến ngân hang sẵn
sàng hơn trong việc cung cấp tài trợ miễn truy đòi cho các mặt ahngf big-

Trường Đại học Tài chính – Marketing

10


-

-

-

-

-

ticker đòi hòi thời hạn thanh toán lâu dài, với điều kiện hang hoá đang đề
cập đã được giao và được chấp nhận.
• Hiệp hội bảo hiểm tín dụng nước ngoai(FCIA)
FCIA là một nỗ lực hợp tác giữa Eximbank và một nhóm khoảng 50 công
ty bảo hiểm hàng hải, tai nạn và tài sản hàng đầu.
Bảo hiểm tín dụng ngắn hạn có hiệu lực đối với các tín dụng xk kéo dài
tới 180 ngyaf từ ngày giao hàng.
Bảo hiểm được chia làm 2 loại: Tổng hợp( 90%-100% rủi ro chính trị và
90-95% rủi ro thương mại), và chỉ riêng chính trị( 90%-100% rủi ro được
bảo hiểm).

Việc đồng bảo hiểm được yêu cầu rỏ rang vì yếu tố rủi ro vè tinh thần:
khả năng mà nhà xk có thể chấp nhận các rủi ro bất hợp lý biết rằng họ
vẫn được tả tiền đầy đủ.
Khác với việc bảo hiểm trên cơ sở tình huống( case-by- case) FCIA chấp
nhận các giới hạn tuỳ ý trong đó nhà xuất khẩu có thể chấp nhận tín dụng
của họ.
Phí bảo hiểm được tính theo thời hạn bán, loại người mua và nước nhận
hàng.
FCIA cũng cung cấp bảo hiểm trước khi giao hàng kéo dài đến 180 ngày
tính từ ngày bán hàng
Giống như bảo hiểm ngắn hạn, nhà xuất khẩu phải cư trú ở Hoa Kỳ và
gửi hàng từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên FCIA cung cấp bảo hiểm trung hạn cho
riêng phần giá trị gia tăng có xuất xứ từ Hoa Kỳ.
Theo chương trình bảo hiểm thuê mua tài chính từ FCIA, những người
cho thuê các thiết bị và dịch vụ lien quan của Hoa Kỳ có thể bảo hiểm cả
luồng thanh toán thuê mua tài chính lẫn giá cả thị trường của các sp được
thuê bên ngoài Hoa Kỳ. FCIA tính phí bảo hiểm rủi ro dựa trên quốc gia,
thời hạn thuê và loại thuê mua.

IV.Thương mại đối lưu:
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều công ty đa quốc gia đã phải nhờ
đến mua bán đối lưu để bán hàng ra nước ngoài: mua các sản phẩm nội địa để bù
trừ các sản phẩm suất khẩu của họ sang thì trường đó.Các giao dịch mua bán đối
lưu thương có thể phức tạp và cồng kềnh. Chúng có thể gồm các giao dịch hai

Trường Đại học Tài chính – Marketing

11



chiều hoặc ba chiều, nhất là khi công ty bị phía nước ngoài buộc phải chấp nhận
các hàng hóa không liên quan để bán lại.
Nếu việc đổi lấy hàng ít hiệu quả hơn sử dụng tiền bạc hoặc tín dụng thì đó
là ít vì đạt hiệu quả hơn; nhưng tốt hơn không nên mua bán với một thị trường như
thế.Nhiều công ty cảm thấy tương đối khó khăn khi điều hành hoạt động kinh
doanh mà không được chuẩn bị để mua bán đối lưu.Mặc dù không thể tính được
con số chính xác nhưng các giao dịch này ngày càng trở nên quan trọng.Một ước
tính mới đây cho thấy kim ngạch mua bán đối lưu chiếm tỷ trọng từ 20 % đến 30
% toàn bộ mậu dịch quốc tế.
Khi công ty suất khẩu sang một quốc gia yêu cầu mua bán đối lưu, nó phải
nhận trở lại những hàng hóa mà quốc gia đó không thể (hoặc không cố gắng) bán
trên các thị trường quốc tế.Để bán được các hàng hóa này, công ty thường phải
giảm giá xuống đến mức giáthường được thỏa thuận trong mua bán hàng đổi
hàng.Nhận thức được sự cần thiết này, công ty thường sẽ nâng giá hàng hóa mà nó
bán cho khách hàng mua bán đối lưu với nó.Chẳng hạn khi một nhà sản xuất máy
móc thiết bị ở Đức bán cho Rumania, nó có thể nâng giá lên 20 %.Sau đó,khi nó
nhận áo blouse trả lại, khoản tiền đó sẽ bù đắp lại sự giảm giá.
Thông thường một công ty suất khẩu muốn tránh phiền phức có việc bán số
áo blouse đó, nên nó chuyển giao 10 % khoảng tiền chênh lệch nói trên cho một
chuyên gia một mua bán đối lưu.Người trung gian này phân chia khoản chênh lệch
với người mua áo blouse có thể giữ lại 2 % và chuyển 8 % còn lại bằng cách giảm
giá.Kết quả là: Rumania phải trả giá cao hơn cho hàng hóa nhập khẩu, làm cho
mậu dịch quốc tế kém hấp dẫn hơn, và bán giảm giá các hàng hóa của mình.Tuy
nhiên, về lâu dài, việc mua bán như vậy ngày càng giảm.Không thiết lập được mối
quan hệ dài với khách hàng, Rumania không bao giờ biết được những gì mà thị
trường mong muốn-chẳng hạn, kiểu bloues- hoặc làm thế nào để tăng tính cạnh
tranh của nó.


Các hình thức mua bán đối lưu chủ yếu:




Hàng đổi hàng: một sự trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa hai bên mà không
sử dụng tiền. Ví dụ, Iran có thể đỏi dầu lấy súng.



Mua đối lưu: Còn được gọi là đổi hàng song song, bán và mua các hàng hóa
không có liên quan với nhau. Ví dụ, Pépico bán nước ngọt cho Liên Xô để
đổi lấy Vodka

Trường Đại học Tài chính – Marketing

12




Mua lại: là việc thanh toán lại giá mua góc thông qua việc bán một sản
phẩm có liên quan. Ví dụ các nước Tây Âu giao các vật liệu ống dẫn khác
nhau cho Liên Xô để xây dựng một đường ống dẫn gas từ khu vực gas của
Siberia và đổi lại sẽ mua 28 tỷ m³ gas/năm.

Câu hỏi chưa được trả lời trong mua bán đối lưu là, Tại sao lại sử dụng mua bán
hai chiều như thế? Tại sao không bán hàng hóa trực tiếp với giá thị trường (mà
trước sau gì điều đó cũng xảy ra) sử dụng các chuyên gia để giải quyết vấn đề
marketing? Một lý lẽ nữa là mua bán đối lưu giúp các thành viên của cartel như
OPEC cắt giảm giá thỏa thuận một cách không chính thức. Một lý lẽ khác là mua
bán đối lưu tạo công ăn việc làm cho các viên chức quan liêu trong những nền kinh

tế kế hoạch hóa tập trung. Mua bán đối
lưu cũng có thể làm giảm rủi ro cho quốc gia ký hợp đồng bán phương tiện sản
xuất mới. Nếu người nhận thầu thanh toán bằng những hàng hóa được cung cấp
dưới dạng máy móc thiết bị, người nhận thầu được khuyến khích làm việc chất
lượng và đảm bảo rằng công nghệ thiết bị là phù hợp với trình độ kĩ năng của
các công nhân hiện có.
Bất kể nhằm mục đích gì, mua bán đối lưu tạo ra nhiều vấn đề cho các công ty
có liên quan. Trước hết, hàng hóa nhận được bằng mua bán đối lưu thường là
không mong muốn. Các hàng hóa có thể bán để thu tiền đã được bán cả rồi. Do đó,
mặc dù một công ty giao máy vi tính cho Brazil có thể thích nhận lại hạt cà phê
hột, nhưng hàng hóa duy nhất có thể đáp ứng lại là mặt hàng giày của Brazil.Thứ
hai, các chi tiết mua bán rất khó thực hiện (một đống hàng rẻ tiền của Đông âu trị
giá bằng bao nhiêu tấn dầu mỏ?) Kết quả tất yếu là có rất nhiều cuộc đàm phán
nhưng chỉ một ít trong số đó đi đến thực hiện. Và các hợp đồng thất bại cũng khá
tốn kém.
Cho tới gần đây, hầu hết mua bán đối lưu tập trung vào các tổ chức ngoại
thương của chính phủ (FTO) các nước Đông Âu. Để bán máy móc hoặc thiết bị
toàn bộ cho một FTO, một công ty phương Tây có thể được yêu cầu chấp nhận ít
nhất một phần thanh toán bằng hàng hóa (chẳng hạn như: cà chua, len, và phụ tùng
máy móc). Đôi khi các hợp đồng này kéo dài nhiều năm. Tập trung ở Vienna, các
chuyên gia mua bán đối lưu trong lĩnh vực kinh doanh này sử dụng mối quan hệ
của họ với các quan chức Đông Âu và kiến thức của họ về các sản phẩm sẵn có để
tạo thu nhập. Tuy nhiên, việc cải cách hiện đang diễn ra ở Đông Âu đã làm giảm
quy mô và khả năng sinh lợi đối với công việc kinh doanh của họ.
Trường Đại học Tài chính – Marketing

13


Tuy nhiên, thiệt hại của việc kinh doanh ở Đông Âu đã được bù đắp bằng sự

phát triển bùng nổ trong mua bán đối lưu với cá nước thuộc thế giới thứ ba. Cơ sở
của làn sóng mua bán đối lưu là việc cắt giảm tín dụng ngân hàng đối với các nước
đang phát triển. Mua bán đối lưu với thế giới thứ ba bao gồm nhiều hàng hóa hơn
và ít hàng hóa chế tạo khó bán hơn. Một hợp đồng điển hình được ký kết bởi Sears
World Trade, liên quan đến việc đổi lợn giống Hoa Kỳ lấy đường của Dominica.
Một nhà mua bán đối lưu khác đổi xe BMW lấy cá ngừ của Ecuador.
Trong một nỗ lực nhằm giúp các nước thuộc thế giới thứ ba mua sản phẩm của
họ, các nhà sản xuất lớn- gồm General Motors, General Electric, và Catepilar- đã
thành lập các chi nhánh mua bán đối lưu. Chẳng hạn, khi bán phụ tùng auto và xe
tải cho Mexico, Motors Trading Corp (chi nhánh mua bán đối lưu của GM) đã sắp
xếp các nhóm công tác đến nước này và đã nhập khẩu dép và găng tay của Mexico.
Tương tự, những nhà sản xuất vũ khí bán hàng cho các quốc gia đang phát triển
thường buộc phải chấp nhận được trả tiền bằng các sản phẩm địa phương- Ví dụ,
dầu của Iraq đổi lấy tên lửa của Pháp hoặc cá trồng của Peru đổi lấy tàu tuần tra
Piranha của Tây Ban Nha.
Chính quyền các nước mua bán đối lưu nhận thấy rằng những hàng hóa nhận
được do mua bán đối lưu sẽ triệt tiêu thị trường tiền tệ hiện có. Nếu ta thấy rằng
các hàng hóa mua bán đối lưu thâm nhập các thị trường mới tương đối khó khăn
đối với các hàng hóa được chế tạo thì điều này không thể xảy ra đối với những
hàng hóa mà việc sử dụng cuối cùng của chúng không thể được đồng nhất với
nguồn gốc của chúng. Ví dụ, cao su của Indonesia được sử dụng trong mua bán đối
lưu sẽ luôn luôn chiếm chổ của cao su mà Indonesia bán thu tiền.
Tiền lời trong mua bán đối đầu và mức độ thay đổi của nó ngày càng tăng, kể cả
ở những quốc gia đang phát triển, bất chấp những khó khăn cụ thể mà nó đang gây
ra cho các công ty và các quốc gia có liên quan.Ví dụ để bán máy bay F-15 cho
Không Lực Nhật, Mc Donnell Douglass đã phải bù trừ chi phí với Nhật bằng tiền
và các công việc bằng cách đồng ý dạy những nhà sản xuất Nhật chế tạo những
máy bay quân sự.

Trường Đại học Tài chính – Marketing


14


Sự phát triển của mua bán đối lưu được phản ánh trong cuộc đấu tranh gay go
để giành được những chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Người ta cho rằng một người
mua bán đối lưu giỏi phải kết hợp được tính tham lam và chủ nghĩa cơ hội của một
người mua bán hàng hóa, sự sáng tạo và sự nhạy bén chính trị của một viên chức
không ngay thẳng, và trình độ kỹ thuật của một người kin doanh máy móc thiết bị.
V.Tài trợ dự án công ty đa quốc gia:
1. Quyết định tài trợ dự án dài hạn:
Các công ty đa quốc gia đầu tư vào các dự án dài hạn, họ nhờ cậy rất nhiều vào các
tài trợ dài hạn.
Các công ty đa quốc gia phải xem xét các nguồn có thể có về vốn chủ sở hữu hoặc
nợ cũng như những chi phí và rủi ro liên quan đến mỗi nguồn.
Nguồn gốc của vốn chủ sở hữu
Phát hành cổ phiếu trong nước, theo đó nguồn vốn thu được là đồng tiền nội
tệ.
1.1

Phát hành cổ phiếu toàn cầu thông qua việc chào bán cổ phiếu trong nước
hoặc tại một hay nhiều quốc gia nước ngoài, giúp mang lại cho họ danh tiếng.
Các công ty đa quốc gia có thể đề nghị một dàn xếp riêng về cổ phiếu với các
định chế tài chính ở nước họ.
Đề nghị một dàn xếp riêng về cổ phiếu với các định chế tài chính ở các quốc
gia ở nước ngoài mà họ đang mở rộng hoạt động, giúp giảm được các chi phí
giao dịch.
1.2 Nguồn gốc của nợ
Phát hành chứng khoán nợ ra công chúng tại nước mình¬ hoặc phát hành nợ
toàn cầu. Tham gia một dàn xếp riêng về nợ tại nước mình hoặc tại¬ các quốc

gia nước ngoài mà họ đang mở rộng hoạt động
Vay vốn dài hạn tại nước mình hoặc tại quốc gia nước¬ ngoài mà họ đang mở
rộng hoạt động.
Hầu hết các công ty đa quốc gia tiến hành huy động vốn chủ sở hữu tại nước
mình. Trái lại, việc vay vốn thường được thực hiện ở nước ngoài.

Trường Đại học Tài chính – Marketing

15


1.3 Xung đột cổ đông so với xung đột của người cho vay
Các công ty đa quốc gia có thể sử dụng việc huy động vốnϖ để theo đuổi các
dự án quốc tế có nhiều khả năng mang lại lợi nhuận nhưng đồng thời cũng làm
tăng rủi ro cho họ. Điều này có thể có lợi cho các cổ đông nhưng lại tác độngϖ
bất lợi cho những người nắm giữ trái phiếu
Những người nắm giữ trái phiếu cố gắng ngăn cản cácϖ hành động của công ty
đa quốc gia bằng cách áp đặt nhiều hạn chế lên quản lý của công ty đa quốc gia.
2. Chi phí tài trợ vốn vay:
2.1 Quyết định tài trợ vốn vay
-Xác định vốn cần thiết
-Dự đoán mức giá phát hành trái phiểu.
-Dự đoán giá trị tỉ giá hối đoái định kỳ cho đồng tiền ghi trên trái phiếu.
Hình minh họa: Lợi suất trái phiếu hàng năm giữa các quốc gia các quốc gia
(tháng 1 năm 2009

Các trái phiếu ghi mệnh giá bằng ngoại tệ thường có lợi suất nên công ty Mỹ
thường xem xét việc phát hành các trái phiếu ghi mệnh giá bằng đồng tiền đó.

Trường Đại học Tài chính – Marketing


16


Chẳng hạn như nhìn vô bảng đồ ta thấy Yên Nhật có lợi suất trái phiếu năm
thấp nhất . Nên các công ty gần đây đã phát hành trái phiếu ghi mệnh giá bằng
đồng Yên Nhật để thu được lãi suất thấp nhất của nhật.
Đo lường chi phí tài trơ ̣
Chi phí tài trợ bằng một đồng ngoại tệ bị ảnh hưởng bởi giá trị của đồng tiền
đó khi công ty đa quốc gia trả lãi năm cho người nắm giữ trái phiếu và khi
công ty thanh toán tiền gốc tại thời điểm trái phiếu đáo hạn.
Ví dụ: trang 705 SGK Ta nhìn bảng dưới. Tài trợ bởi trái phiếu ghi mệnh giá
bằng đô la Mỹ so với đô la Singapore.
2.2

Ghi nợ bằng đồng đô la Singapore ít tốn ít chi phí hơn. Tuy nhiên giả định
đồng tiền đô la Singapore sẽ giữ ổn định theo thời gian là không thực tế. Vậy
nên một công ty đa quốc gia muốn phát hành nợ bằng đồng đô la Mỹ, cho dù
tốn nhiều chi phí hơn. Trong ví dụ này đồng đô la Singapore sẽ tăng giá
khiến cho trái phiếu ghi mệnh giá bằng đồng đô la Singapore tốn nhiều chi
phí hơn trái phiếu ghi bằng mệnh giá bằng đồng đô la Mỹ.
Bình thường khó dự đoán tỷ giá hơn trong khoản thơi gian dài. Vì vậy khoản
tiền gốc được trả có thể xa đến nổi không thể có được ước lượng tin cậy của
tỷ giá hối đoái theo thời điểm đó. Vì lý do này một số công ty lo lắng khi
phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ.
Tác động của một đồng tiền mạnh lên chi phí tài trơ ̣ Nếu đồng tiền được
vay tăng giá theo thời gian, một công ty đa quốc gia sẻ cần nhiều tiền hơn để
trả lãi suất hoặc thanh toán tiền gốc. loại biến động tỷ giá hối đoái này làm
tăng chi phí tài trợ của công ty đa quốc gia.
Ví dụ: trang 706 SGK Tài trợ bằng đồng đô la Singapore trong thời kỳ đồng

đô la Singapore tăng giá.

Trường Đại học Tài chính – Marketing

17


Bằng cách so sánh các dòng tiền ra theo đô la Mỹ trong trường hợp này với
các dòng tiền tri trả đáng lẽ xảy ra từ trái phiếu ghi mệnh giá bằng đô là Mỹ.
Rủi ro đối với một công ty từ trái phiếu bằng ngoại tệ là hiển nhiên. Kỳ
thanh toán cuối cùng đặt biệt quan trọng đối với việc phát hành trái phiếu
bằng ngoại tệ bởi vì nó bao gồm không chỉ khoản thanh toán lãi suất cuối
cùng mà cả khoản tiền gốc. Dựa trên những biến động tỷ giá hối đoái đã giả
định ở đây, việc tài trợ bằng đô laSingapore đắt hơn tài trợ bằng đô là Mỹ.
2.3 Tác động của một đồng yếu lên chi phí tài trợ:
Một đồng tiền giãm sẽ làm giảm dòng tiền ra thanh toán của người pháp
hành và do đó làm giảm chi phí tài trợ của nó.
Ví dụ SGK trang 707 Hình minh họa 18.2 Tài trợ bằng đồng đô la Singapore
trong thời kỳ đồng đô la Singapore yếu

So sánh những tác động của một đồng tiền yếu lên chi phí tài trợ với những
tác động của đồng tiền mạnh hoặc đồng tiền ổn định . Một công ty đa quốc

Trường Đại học Tài chính – Marketing

18


gia ghi mệnh giá trái phiếu bằng một ngoại tệ có thể có được sự giảm đáng
kể chi phí nhưng cũng có thể chịu chi phí cao nếu đồng tiền ghi mệnh giá

trái phiếu giảm theo thời gian.

Giải thích tình trạng không chắc chắn của các chi phí tài trợ
Dùng ước lượng điểm để dự báo tỷ giá hối đoái, tuy nhiên lại không giải
thích cho tính bất định xung quanh dự báo mà nó lại phụ thuộc vào tính bất
định của tiền tệ. Tính bất định xung quanh dự báo điểm ước lượng đc giải
thích bằng cách sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy hoặc mô phỏng.
3. Giảm rủi ro tỷ giá hối đoái
3.1 Bù đắp dòng tiền vào:
Một công ty có thể có dòng tiền vào với các loại tiền tệ riêng biệt, đồng tiền
này có thể bù đắp các chi phí liên quan đến việc tài trợ bằng trái phiếu. Vì
vậy, một công ty có thể được tài trợ bởi trái phiếu ghi mệnh giá bằng một
ngoại tệ có lãi suất thấp hơn mà không thiệt hại bởi rủi ro tỷ giá. Điều này
có thể giúp ổn định dòng tiền của công ty
Ví dụ minh họa: Công ty General Electric phát hành trái phiếu bằng đồng đô
la Úc (AUD), bảng Anh (GBP), yên Nhật (JPY), đô la New Zealand (NZD),
và đồng zloty của Ba Lan (PLN) để tài trợ các hoạt động nước ngoài. Các
công ty con của họ tại Úc sử dụng dòng tiền vào bằng đô la Úc để hoàn trả
vốn vay tại đây. Các công ty con tại Nhật sử dụng dòng tiền vào bằng yên
Nhật để hoàn trả vốn vay bằng đồng yên Nhật. Bằng việc sử dụng nhiều thị
trường vốn vay, General Electric có thể làm cho dòng tiền vào và dòng tiền
ra theo một đồng tiền cụ thể. Quyết định vay vốn bằng các đồng tiền mà
công ty nhận dòng tiền vào sẽ làm giảm rủi ro tỷ giá hối đoái của công ty.
3.2 Bù đắp dòng tiền với vốn vay có lãi suất cao:

Trường Đại học Tài chính – Marketing

19



Các công ty đa quốc gia tại Mỹ có thể tạo ra thu nhập tại cácϖ quốc gia có
lãi suất vay nợ cao có thể được bù đắp thiệt hại do rủi ro tỷ giá bằng cách
phát hành trái phiếu ghi mệnh giá bằng đồng nội tệ.
Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia tại Mỹ phải xem xét 2 vấnϖ đề: Họ có
thể có được vốn vay bằng đô la Mỹ với lãi suất thấp hơn, nhưng họ sẽ
không thể bù đắp thu nhập bằng ngoại tệ.
Đồng tiền của các quốc gia có lạm phát tương đối cao thường yếu đi theo
thời gian
3.3 Các hợp đồng kỳ hạn:
Khi một trái phiếu mệnh giá ngoại tệ có lãi suất thấp hơn tráiϖ phiếu mệnh
giá nội tệ: công ty đó có thể xem xét phát hành trái phiếu mệnh giá ngoại¬
tệ phòng vệ rủi ro tỷ giá hối đoái thông qua thị trường kỳ hạn¬
Tuy nhiên, lãi suất kỳ hạn cho mỗi khoảng rất có thể sẽ nằmϖ trên mức lãi
suất giao ngay
Việc phòng vệ các khoản thanh toán dòng chi trả tương lai¬ này có thể sẽ
không tốn ít chi phí hơn các khoản thanh toán dòng chi trả cần thiết nếu một
trái phiếu ghi mệnh giá bằng đô la Mỹ được phát hành.
3.4 Hoán đổi tiền tệ:
Ví dụ minh họa:ϖ Công ty Miller (Mỹ) mong muốn phát hành trái phiếu ghi
mệnh giá bằng đồng Euro nhưng lại không được nhiều nhà đầu tư biết đến.
Trái lại, công ty Beck (Đức) lại mong muốn phát hành trái phiếu ghi mệnh
giá bằng đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, công ty Beck lại không nỗi tiếng đối với
những nhà đầu tư muốn mua loại trái phiếu này. Miller sẽ cung cấp khoản
thanh toán bằng Euro cho Beck để đổi lại khoản thanh toán bằng đô la Mỹ.
Việc hoán đổi tiền tệ này cho phép các công ty thực hiện thanh toán cho
những người nắm giữ trái phiếu của mỗi công ty riêng mà không phải lo về
rủi ro tỷ giá hối đoái.

Trường Đại học Tài chính – Marketing


20


3.5 Khoản vay song song
Các công ty có thể có được nguồn tài trợ bằng một ngoại tệϖ thông qua
khoản vay song song (hay vay song hành), điều này xảy ra khi hai bên đồng
thời cung cấp các khoản vay với một thỏa thuận sẽ thanh toán tại một thời
điểm xác định trong tương lai Ví dụ minh họa:ϖ Công ty mẹ của công ty A
muốn mở rộng công ty con của mình tại Anh, trong khi công ty Y có trụ sở
tại Anh lại muốn mở rộng công ty con của họ ở Mỹ. Công ty mẹ ở Anh cung
cấp bảng Anh cho công ty con của công ty A tại Anh, trong khi công ty mẹ
của công ty A tại Mỹ cung cấp USD cho công ty con của công ty Y của Anh
tại Mỹ
1. Các khoản vay được cung cấp đồng thời bởi công ty mẹ của mỗi công ty
đa quốc gia cho công ty con của công ty đa quốc gia còn lại
2. Tại một thời điểm xác định trong tương lai, các khoản vay được trả lại
bằng đồng tiền đã vay Công ty mẹ tại Mỹ của công ty A Công ty con của
công ty A tại Anh Công ty con của công ty Y tại Mỹ Công ty mẹ tại Anh của
công ty Y
3.6 Đa dạng hóa các loại tiền tệ :
Một công ty Mỹ có thể phát hành trái phiếu bằng một số loạiϖ ngoại tệ, chứ
không chỉ một ngoại tệ để cho việc tăng giá cao của bất cứ đồng tiền nào

Trường Đại học Tài chính – Marketing

21


cũng sẽ không làm tăng đáng kể số đô la Mỹ cần thiết để trang trải cho các
khoản nợ phải thanh toán.

Ví dụ minh họa:ϖ Công ty Nevada, một công ty đa quốc gia có trụ sở tại
Mỹ, đang xem xét 4 lựa chọn của họ cho việc phát hành trái phiếu để hỗ trợ
các hoạt động của họ tại Mỹ: Phát hành trái phiếu ghi mệnh giá bằng đô la
Mỹ Phát hành trái phiếu ghi mệnh giá bằng yên Nhật Phát hành trái
phiếu ghi mệnh giá bằng đô la Canada Phát hành một số trái phiếu ghi
mệnh giá bằng yên Nhật và một số bằng đô la Canada
Công ty Nevala không có nguy cơ rủi ro nào theo đồng yên Nhật hoặc đô la
Canada. Lãi suất cho một trái phiếu ghi bằng mệnh giá đô la Mỹ là 14%,
trong khi lãi suất là 8% cho một trái phiếu có mệnh giá ghi bằng yên Nhật
hay đô la Canada. Người ta kỳ vọng các trái phiếu này đều có thể bán được
bằng với mệnh giá trên trái phiếu. Nếu đồng đô la Canada tăng giá so với đô
la Mỹ, chi phí tài trợ thực tế của Nevela từ việc phát hành trái phiếu mệnh
giá bằng đô la Canada có thể cao hơn chi phí việc phát hành trái phiếu mệnh
giá bằng đô la Mỹ. Nếu đồng yên Nhật tăng giá đáng kể so với đồng đô la
Mỹ, chi phí tài trợ thực tế của Nevala từ việc phát hành trái phiếu mệnh giá
bằng yên Nhật có thể cao hơn chi phí phát hành trái phiếu mệnh giá bằng đô
la Mỹ. Nếu tỷ giá hối đoái của đồng đô la Canada và yên Nhật biến động
theo hướng trái ngược nhau so với đô la Mỹ, thì cả 2 loại trái phiếu này
không thế đồng thời tốn nhiều chi phí hơn trái phiếu mệnh giá bằng đô la
Mỹ. Vì vậy hoạt động tài trợ 2 loại trái phiếu này hầu như sẽ chắc chắn rằng
toàn bộ chi phí sẽ thấp hơn chi phí từ việc phát hành trái phiếu bằng đô la
Mỹ.

VI.Thiết lập cấu trúc vốn toàn cầu
1. Cấu trúc vốn của công ty đa quốc gia:

Chúng ta đã tìm hiểu chi phí sử dụng vốn bình quân( WACC- Weighted
Average Cost Of Capital )

Trường Đại học Tài chính – Marketing


22


Trong đó:


WACC- Chi phí sử dụng vốn bình quân



E : Giá trị vốn cổ phần



D : Giá trị nợ



re : Lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần



rd : Lãi suất hay chi phí sử dụng nợ trước thuế



T : Thuế thu nhập doanh nghiệp




Các tỷ lệ này phản ánh phần trăm của vốn biểu thị bởi nợ và vốn cổ phần
tương ứng.

Doanh nghiệp muốn xây dựng cấu trúc vốn “tối ưu”, cấu trúc này biểu thị sự
kết hợp giữa nợ và tài trợ vốn cổ phần sao cho tối thiểu hóa được chi phí sử dụng
vốn (đối với các đầu tư do doanh nghiệp đã thực hiện hay dự định thực hiện).
Có nhiều cuộc nghiên cứu cố gắng xác định cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh
nghiệp nhưng không có một sự nhất trí chung.
Từ một quan điểm thực tế, việc sử dụng vốn vay có lợi thế, vì việc trả lãi
được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Tuy nhiên, sử dụng vốn vay càng nhiều, chi phí lãi càng lớn và xác suất các
doanh nghiệp sẽ không có khả năng thanh toán chi phí tiền vay càng cao.
Do đó, tỷ suất sinh lợi cùa các cổ đông mới tiềm năng hay các chủ nợ đòi
hỏi sẽ tăng để phản ánh xác suất vỡ nợ cao hơn, Sự đánh đổi giữa lợi thế do sử
dụng vốn vay (được khấu trừ đối với các khoản trả lãi) và bất lợi (gia tăng xác suất

Trường Đại học Tài chính – Marketing

23


vỡ nợ) được minh họa trong hình 5.1 ta thấy chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
lúc đầu giảm khi tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn tăng.
Tuy nhiên, sau một điểm (được đánh dấu X) trong hình dưới đây chi phí sử
dụng vốn tăng khi tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn tăng.
Điều này cho thấy là việc tăng sử dụng tài trợ vốn vay thuận lợi cho đến một
điểm mà tại điểm này sẽ xác suất vỡ nợ trở nên lớn đủ để bù trừ lợi thế thuế của
việc sử dụng vốn vay.
Đi quá điểm đó sẽ gia tăng chi phí sử dụng vốn toàn bộ của doanh nghiệp.


Trường Đại học Tài chính – Marketing

24


Hình: Tìm cấu trúc vốn thích hợp
Cấu trúc vốn tối ưu nhằm đạt được khi chi phí sử dụng vốn tối thiểu sẽ thay
đổi tùy theo các đặc tính hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có các lưu lượng tiền tệ ổn định hơn sẽ có khả năng thanh
toán các khoản chi trả lãi định kỳ lớn hơn và do đó có thể muốn có một cấu trúc
vốn với tỷ lệ vốn vay tương đối lớn.

Trường Đại học Tài chính – Marketing

25


×