Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

BỘ ĐỀ-ĐÁP VÀO 10 MÔN VĂN CÁC TỈNH 2018-2019(b2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.21 KB, 62 trang )

/>tài nguyên dạy học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM HỌC 2018-2019
----------Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 02 tháng 6 năm 2018
(Đề thi có 02 trang)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Văn bản 1
Văn bản 2
Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nhiều
thấy Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nước đã lên kế hoạch hành động
nhiều đen này thế giới đã sản xuất Từ tháng 1 năm nay, chỉnh phủ Scotland
khoảng 83 tỉ tấn nước đã lên kế hoạch đề xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh
hành động. Nhựa, trong đó 1,3 tỉ tấn hiện doanh một một số sản phẩm làm từ nhựa.
là rác thải. Và 79% Từ tháng 1 năm nay, Lệnh cấm này sẽ góp phần giảm đáng kể
chính phủ Scotland để trong 6,3 tỉ tấn đó lượng rác thải nhựa.
giờ đang nằm trong các bãi rác xuất ý Tại Anh, các loại hạt kim tuyến trang tri
kiến về việc cấm sản xuất, kinh doanh đã bị cấm sử dụng. Việc tính phí với túi
một và môi trường tự nhiên.
nhựa cũng được thực hiện. Theo số liệu
Nhựa được sử dụng phổ biến bì tiện thống kê của Bộ Môi trường, Thực phẩm
dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa và các vấn đề nông thôn, nhờ việc tỉnh
có hạn chế lớn là rất lâu phân hủy, đồng phí này, trong thời gian qua, số lượng túi
nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên nhựa được đưa vào sử dụng đã giảm 9 tỉ
thảm họa môi trường nếu không có cách chiếc.
giải quyết.
Từ năm 2019, Đài Loan sẽ cấm sử dụng


các loại ống hút nhựa tại các chuỗi cửa
hàng thức ăn nhanh, sau đó tiến tới cẩm
hoàn toàn việc cung cấp túi nhựa tại các
điểm kinh doanh.
Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội đã
Trong các đại dương, số lượng rác thải phát - động các chiến dịch như: "7 ngày
nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn - thách thức". "Bớt một vỏ chai, cứu tương
nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các lai",... với mục tiêu thúc đẩy cộng đồng
nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng chung tay chống lại rác thải nhựa,
rác thải nhựa như hiện nay, vào năm Trong thời gian qua, nhiều bạn trẻ Việt
2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng Nam cũng đã tổ chức hàng loạt hoạt động
nhằm giảm rác thải nhựa. Các bạn mày
hơn cả khối lượng cá.
Việt Nam là một trong các quốc gia xả mò thực hiện những dự án làm ống hút từ
rác thải nhựa nhiều nhất thời giới. Tại tre và cỏ bàng, tái chế rác thải nhựa thành
Việt Nam số lượng tú nilon, chai nhựa, ly những vật dụng có ích, ... Chắc chắn
nhựa, ống hút, hộp xốp... được sử dụng những hành động này sẽ góp phần giúp
môi trường trở nên xanh, sạch, đẹp hơn
nhiều vượt trội so với các nước khác.
Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ
sinh thái, làm ô nhiềm môi trường đất,
môi trường nước, gây nguy hại cho
nguồn lợi thủy hải sản và tác động xác


/>đến sức khỏe con người...

tài nguyên dạy học

(Hai văn bản trên được tổng hợp từ các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Thời nay)

a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống, (0,5
điểm)
b. Tìm thành phân biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản 2. (0,5 điểm)
c. Chỉ ra mối liên hệ về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm)
d. Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta
hiện nay? Vì sao? (Em Có thể lựa chọn giải pháp trong văn bản hoặc tự đẻ ra giải
pháp khác. Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Để thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (che chở bao bọc, chia sẻ, Bàn bó,
bình đăng, độc lập,...), các bạn học sinh đã đưa ra ba hình ảnh sau:


/>
tài nguyên dạy học

Từ một trong ba hình ảnh trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giây thi)
bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
Câu 3: (4,0 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kinh, Phạm Tiến Duật)
Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với một tác

phẩm khác cũng viết về người lính để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về
đề tài này.
Đề 2
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với
nhan đề: “Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách"..
...Hết...

GỢI Ý ĐÁP ÁN THAM KHẢO:
Câu 1:
a. Tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống: lâu phân hủy dẫn tởi
- Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái,
- Làm ô nhiễm đến môi trường đất,
- Môi trường nước,
- Gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xấu đến sứng khỏe con người.
b. Thành phần biệt lập được sử dụng:
Hình thái: "chắc chắn"
Phụ chú: "hành động này" - chính là các bạn trẻ Việt Nam đang thực hiện việc tái tạo
lại rác thải nhựa thành những hoạt động có ích.


/>tài nguyên dạy học
c. Mối liên hệ về nội dung của 2 văn bản này đều nói về rác thải nhựa: đây là liên kết
về hình thức văn bản 1 nói về hiện trạng cũng như tác hại của rác thải nhựa tới cuộc
sống, còn văn bản hai nêu ra những biện pháp hiện nay mà các nước đang thực hiện
nhằm hạn chế rác thải nhựa.
d. Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ những giải pháp mà em nghĩ là hợp lý:
Các giải pháp như:
- Khi lệnh cấm sản xuất nhựa được ban ra
- Tính phí việc sử dụng túi nhựa
- Thay đổi các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm tự nhiên

Câu 2: Nghị luận về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài
- Đặt vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
- Ngày nay, mối quan hệ cha mẹ - con cái dường như đang gặp khủng hoảng nặng
nề bởi nhiều lý do khá phức tạp.
2. Thân bài:
* Giải thích quan niệm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
* Vai trò của mối quan hệ cha mẹ và con cái trong cuộc sống
- Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta
định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình
cảm bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm
của cha mẹ dành cho con cái.
- Thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.
Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự
nhiên.
- Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ
là quan hệ "máu mủ ruột rà", có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó
là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.
- Tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua
không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội.
* Thực trạng về mối quan hệ cha mẹ với con cái trong gia đình ngày nay
- Gia đình nói chung trong đó có gia đình Việt Nam luôn luôn bị tác động bởi diễn
biến xã hội xung quanh và ngày nay không tránh khỏi sự lỏng lẻo trong các mối quan
hệ giữa các thành viên.
- Nguyên nhân có thể do:
+ Tác động của những diễn biến không ngừng của xã hội;
+ Nhu cầu tự khẳng định của cá nhân, có thể dẫn đến tính ích kỷ, hẹp hòi, do sự tăng
trưởng của nền kinh tế thị trường, cũng như do hiện tượng công nghiệp hóa, đô thị
hóa;

+ Mô hình “Gia đình hạt nhân” thích hợp hơn và thay thế cho nếp sống đại gia đình
cổ xưa; con cái trưởng thành muốn cha mẹ cho ở riêng, trong khi cha mẹ già lại thích
sống chung với con cái để có cháu bồng cháu bế;
+ Kinh tế phát triển, con cái được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt sớm, nhu cầu
tự lập tăng cao, không muốn và không chấp nhận sự phụ thuộc vào gia đình;


/>tài nguyên dạy học
+ Con cái bận rộn làm ăn không có nhiều thời gian chăm sóc cha mẹ, nhất là cha mẹ
đã già yếu; cha mẹ lo kinh tế gia đình lơ là việc chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn con
cái;
+ Khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ càng ngày càng gia tăng do những chuyển biến
ngoài xã hội. Điều này thường dẫn đến hậu quả là xảy ra những xung đột giữa hai thế
hệ;
+ Cha mẹ nhiều người vẫn còn nặng nề về thành tích công lao, muốn độc quyền nắm
giữ vận mệnh con cái khiến con cái bị tổn thương và ức chế; có nhiều trường hợp còn
xảy ra việc cha mẹ lạm dụng quyền hành hay dùng bạo lực khiến con cái uất hận
muốn xa rời và đứt gánh với cha mẹ, gia đình…
- Có thể liên hệ bản thân: Mối quan hệ của em với cha mẹ như thế nào, em đã làm gì
để giúp cho mối quan hệ ấy luôn luôn tốt đẹp ?
3. Kết bài
- Dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào, sự rạn nứt, đổ vỡ trong mối quan hệ cha
mẹ - con cái trong gia đình cũng là một thực trạng đáng buồn và đáng suy nghĩ.
- Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại một cách nghiêm túc và cới mở mối quan hệ
thân thiết này, làm sao để một đàng con cái biết sống trọn vẹn đạo làm con của mình,
đàng khác cha mẹ cũng biết cách hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ làm cha làm mẹ của
mình. />Câu 3: Dàn ý tham khảo
Đề 1:
MỞ BÀI
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, trong cuộc chiến đấu gian khổ của những chiến sĩ

lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
- Bài thơ hay trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 1970, tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật.
- Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trích trong tập Vầng trăng-Quầng lửa)
là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh
những người lính và sự kế thừa của biết bao thế hệ...
THÂN BÀI
*. Phân tích hai khổ thơ
1. Hình tượng thơ gắn liền với cái đẹp, vẻ chau chuốt sự kì vĩ đi cùng năm tháng đó
chính là hình ảnh những chiếc xe không kính…
- Bình thường, những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp. ấy thế mà tác giả
đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt của bài thơ. Hình tượng độc đáo
nhưng hợp lý này đã có tác dụng gây ấn tượng mạnh, là cơ sở để làm nổi bật phẩm
chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm dành chiến thắng của anh lính lái xe thời
chống Mĩ.
- Hình tượng những chiếc “xe không kính” đã gợi lên những nguy hiểm cận kề.
Những “ bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe. Sự hi sinh, cái chết đã ở đâu đó, rất
gần những người lính.
Lời thơ bình dị:
“Không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi…”


/>tài nguyên dạy học
Hoàn cảnh chiến trường khó khăn, cái chết là những thử thách lớn với những người
lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa.
- Điệp ngữ “không có kính” ở đầu các khổ thơ vừa có tác dụng nhấn mạnh cho ta cảm
nhận được gian khổ, hiểm nguy sự khốc liệt của hiện thực cuộc chiến đối với người
lính Trường Sơn vừa khắc họa được nét tiêu biểu của con người Việt Nam, dù thiếu
thốn, khó khăn vẫn kiên cường chiến đấu.
2. Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:

- Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, niềm vui
sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- Trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, anh chiến sĩ vẫn dữ vững tư thế hiên
nghang hướng về phía trước, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền
Nam ruột thịt”. Câu thơ chuyển giai điệu, thanh thản, tự tin:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
- Những từ ngữ chọn lọc “ung dung”, “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” thể hiện tư
thế, phong cách anh bộ đội lái xe trên đường ra trận.
- Tư thế hiên ngang, lòng tự tin của anh bộ đội còn được biệu lộ ở chỗ bất chấp “bom
giật, bom rung” của kẻ thù, vẫn cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, của đất nước,
những nét đẹp lãng mạng, mặc dù cái chết còn lẩn quẩn, rình rập đâu đó quanh anh.
3. Liên hệ hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí.
Bài thơ Đồng chí sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong
chiến dịch Việt Bắc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 khi tác giả
Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành
công về đề tài người lính.
Những điểm chung giữa hai tác phẩm là đều nói về hình ảnh vẻ đẹp của người lính
nên 2 bài thơ đều mang những vẻ đẹp chung về:
- Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí.
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ.
- Lạc quan tin tưởng.
KẾT BÀI
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong 2 khổ thơ và liên hệ hình ảnh
người lính trong thời kháng chiến.
Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống
Mĩ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội Cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho
các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc động
lòng người. Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người
đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.

Đề 2:
1. Giới thiệu vấn đề: Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách
2. Giải thích vấn đề
- “Những ngọn lửa” ở đây được sử dụng mang nghĩa ẩn dụ, đó là tượng trưng cho
những giá trị mà văn chương đem lại.
- Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách là những ngọn lửa của tình yêu thương, của
lòng căm thù, của niềm tự hào và hơn hết, văn chương giúp chúng ta biết đến thế giới
của một người khác, biết đồng cảm với “tha nhân” để đem tâm hồn mình đến gần hơn
với tâm hồn mọi người. Xét cho cùng, giá trị của văn chương như Leptonytoi đã


/>tài nguyên dạy học
nói “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, tước mơ
cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn
sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình
cho nhân loại.” hay “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người
đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc
lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm
cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)
- Nhận định đã đề cập đến giá trị to lớn của văn chương, hướng con người đến chânthiện-mĩ.
3. Giải quyết vấn đề
- Văn chương nuôi dưỡng trong lòng ta những tình cảm tốt đẹp:
+ Tình yêu thương, đồng cảm với con người: Chuyện Người con gái Nam Xương,
Truyện Kiều, Đồng chí, ..
+ Tình yêu nước, tự hào dân tộc: Làng, Nói với con, ..
+ Tình cảm gia đình: Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Con cò, Nói với con, ..
Ngoài ra văn chương còn cho ta lòng dũng cảm, sự vị tha.
- Vì yêu thương nên căm thù, lên án những người, thế lực chà đạp lên sự sống, chà
đạp lên cuộc đời con người.
- Văn chương hướng chúng ta đến những suy ngẫm giàu tính triết lí, những triết lí ấy

có giá trị ngàn đời, nhiều khi gợi ra cho chúng ta những câu hỏi, chính những câu hỏi
ấy làm nên sức sống cho tác phẩm, kích thích bạn đọc đi tìm câu trả lời.
4. Mở rộng- nâng cao
- Để hiểu được giá trị của văn chương, người đọc phải có tầm đón nhận để hiểu
những điều nhà văn ấp ủ.
- Giá trị của tác phẩm phụ thuộc vào bạn đọc, chính người đọc là người quyết định số
phận tác phẩm, quyết định giá trị của văn chương. “Tác phẩm chân chính không kết
thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các
nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục
sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương
tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. ”

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018-2019

THỪA THIÊN HUẾ

Khóa ngày 02 tháng 6 năm 2018

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)


/>tài nguyên dạy học

Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không
mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp
thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt
thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng
lúc là lỗ
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa
đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân
và cho xã hội, Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.”
Phương Liên, Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 36)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của ngữ liệu.
Câu 3: (4,0 điểm) Xét về cấu tạo, cậu “Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì
làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.” là kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 4: (1,0 điểm) Ngữ liệu trên chuyển tải thông điệp gì?
II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (không qua một trang giấy thi) theo cách diễn dịch bàn
về ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người.
Câu 2: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai nhân vật: Anh Sáu trong tác phẩm Chiếc lược
ngà (Nguyễn Quang Sáng) và anh thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long)
------ Hết -------



/>
tài nguyên dạy học


/>tài nguyên dạy học
ĐỀ THI TUYỂN SINH VAO LỚP 10 THPT MON NGỮ VAN SỞ GD&ĐT LAO
CAI NAM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ THI CHÍNH THỨC:
I, PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để
rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa
hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang
bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bàn thân con người là quan trọng
nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong
thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì
vai trò con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi
chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ,
làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng
này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ khoa học và
công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn
nhiều.
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB
Giáo dục)
Câu 1(0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. (0,25 điểm): Phần gạch chân trong câu văn: "Trong thời khắc như vậy, ai ai
cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới,” thuộc

thành phần gì của câu?
Câu 3. (0,75 điểm): Theo tác giả, trong những hành trang chuẩn bị vào thế kỉ mới thì
sự chuẩn bị nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 4. (0,75 điểm): Là một học sinh, em nhận thấy mình cần phải làm gì để đóng
góp công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? Trả lời trong khoảng từ
3 đến 5 câu văn.
II. PHẦN II: LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1.(3,0 điểm):
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được đưa ra
trong phần đọc hiểu: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con
người là quan trọng nhất.
Câu 2. (5,0 điểm):
Nhận xét về nhân vật Phượng Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê
Minh Khuê), có ý kiến cho rằng: Phương Định không chỉ là một cô gái có tâm hồn


/>tài nguyên dạy học
nhạy cảm, trẻ trung, trong sáng, nhiều mơ mộng mà còn là người có tinh thần trách
nhiệm cao luôn hết lòng vì nhiệm vụ.
Hãy phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê
Minh Khuê) để làm nổi bật những phẩm chất trên, liên hệ với vẻ đẹp tâm hồn và tinh
thần trách nhiệm trong công việc của nhân vật anh thanh niên
(Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long). Từ đó, em có suy nghĩ gì về
trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay trong thời đại mới?

GỢI Ý THAM KHẢO:
Phần II
Câu 1: Các em có thể tham khảo 2 dàn ý chi tiết sau:
* Dàn ý 1:
1. Mở bài

a/ Giải thích
Giới thiệu xuất xứ: Câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”
của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất
nước ta trong thế kỉ XXI.
Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với
nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống... để
đi vào một thế kỉ mới.
b. Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân
con người?
Vì con người là động lực phát triển của lịch sử. Vai trò con người càng nổi trội trong
thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn
hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.
* Phê phán những con người chưa có tinh thần chuẩn bị hành trang…không làm được
việc, thành gánh nặng…
- Phê phán những người chưa chuẩn bị hành trang chu đá -> Khó có thể thành công.
- Trong mọi thời đại thì hành trang là vấn đề luôn cần thiết.
c. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:
- Hành trang tri thức: Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
- Hành trang phẩm chất: Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống
chuẩn mực.
- Hành trang kĩ năng, ngoại ngữ, thể chất:
- Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.Thấy được trách nhiệm, bổn phận
của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.


/>Dàn ý 2:

tài nguyên dạy học

+ Mở bài:

– Giới thiệu qua về tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài viết là khi nào?
– “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của tác giả Vũ Khoan là một bài viết hay sâu
sắc đó là việc phải đổi mới cách suy nghĩ, những tính xấu của người Việt Nam để có
thể đáp ứng kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ trong thế kỷ mới.
– Bài viết này được đăng lần đầu trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và đã được in thành
sách do nhà xuất bản Trẻ TP.HCM xuất bản năm 2002.
+ Thân bài:
– Phân tích luận điểm để thấy rõ sự hợp lý của bài viết từ chỗ “Tết năm thói quen tốt
cho mỗi người dân…càng nổi trội” trong luận điểm này tác giả muốn nhấn mạnh sự
quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho thế kỷ mới.
– Bối cảnh của nền kinh tế nước ta, mục tiêu mà chúng ta mong muốn đạt được “Cần
chuẩn bị… điểm yếu của nó”
– Phân tích những cái được và cái chưa được trong đức tính của người dân nước ta
“cái mạnh của con….đố kỵ nhau”
– Tác giả đã chuyển đổi ngôn ngữ, chuyển tiếp linh hoạt, để phân tích những luận
điểm của mình một cách rõ ràng, thấu tình đạt lý.
– Trong mỗi câu văn của mình tác giả đều phân tích rất chi tiết những cái mạnh và cái
yếu của người dân Việt Nam. Tác giả đã chỉ rõ cho chúng ta thấy điều chúng ta đã
làm được và điều chúng ta còn chưa có, yếu kém thì cần sửa chữa hoặc khắc phục.
– Tác giả cũng chỉ rõ và so sánh một số đặc tính của người nước Nhật với người nước
ta. Người dân nước Nhật cũng rất nổi tiếng bởi tính cần cù, chịu khó, nhưng lại thận
trọng trong khâu chuẩn bị, không hấp tấp làm gì họ cũng tính toán chi li từ đầu.
– Phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong những thói quen nhỏ nhặt của người
dân Việt Nam chúng có quan hệ như thế nào với sự phát triển đất nước?
– Trong phần kết của bài viết tác giả Vũ Khoan chỉ rõ “muốn sánh vai cùng các
cường quốc năm châu” thì chúng ta nên cương quyết thay đổi để bắt kịp thời đại.
+ Kết bài
– Bài viết này đã nói thẳng lên một vấn đề vô cùng tế nhị, “nhạy cảm” của người dân
chúng ta.
– Bằng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu, tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy rõ những cái

cần khắc phục, để xây dựng tập quán Việt Nam.
– Qua đó chúng ta sẽ có đủ kinh nghiệm, trí tuệ để bước vào thời ký công nghiệp hóa
hiện đại hóa trong kỷ nguyên mới.


/>tài nguyên dạy học
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
SỞ GD&ĐT LONG AN
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Ngữ Văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi....
a) Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa văn bản.
b) “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc tới trong ngữ liệu gợi nhớ về thời
điểm nào của đất nước?
c) Tác giả dùng cụm từ “đói mòn đói mỏi" có tác dụng gì?
Câu 2: (1,0 điểm)
Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó.
Câu 3: (2,0 điểm).
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi là con gái Hà Nội(1). Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá (2). Hai bím
tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn (3).Còn mắt
tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!" (4).
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

a) Tìm lời dẫn trực tiếp
b) Xác định khởi ngữ.
c) Các câu trong ngữ liệu trên sử dụng phép liên kết gì? Chỉ ra từ ngữ liên kết.
PHẦN II: LÀM VĂN (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long.
-----HẾT----Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN VÀO LỚP 10 TỈNH LONG AN NĂM 2018


/>tài nguyên dạy học
Phần I. Đọc Hiểu
Câu 1:
a) Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt.
Ý nghĩa của văn bản: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành,
bài thơ gợi lại nhưng kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể
hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối vs bà cũng như đối với
gia đình, quê hương, đất nước.
b) Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc tới gợi nhớ về thời điểm
năm 1945, năm mà đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2
triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
c) Tác dụng của việc dùng cụm từ “đói mòn đói mỏi":
- Về mặt ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ
- Về mặt cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ;
- Về mặt nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về
cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng
về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.
Câu 2: Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại cách
thức.

Nội dung của phương châm hội thoại cách thức: Trong hội thoại cần chú ý nói ngắn
gọn, rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
Câu 3:
a) Lời dẫn trực tiếp: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"
b) Khởi ngữ: Còn mắt tôi
c) Các câu trong ngữ liệu trên sử dụng các phép liên kết:
- Phép nối: còn
- Phép lặp từ ngữ: tôi
- Phép liên tưởng: bím tóc, cái cổ, mắt tôi
Phần II. Làm văn
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên.
- Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam, ông đã có nhiều đóng góp cho
nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi
nên có một vốn sống vô cùng phong phú.
- Lặng lẽ Sa Pa là truyện lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả và
nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca
ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng
đất nước.
2. Thân bài
* Hình ảnh xuất hiện anh thanh niên
Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái
trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.
* Công việc thực hiện
– Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu
thốn, khổ cực.
– Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương
gió lạnh.


/>tài nguyên dạy học

– Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang
thực hiện.
– Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng
anh vẫn rất yêu công việc.
Phong cách sống đẹp
– Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác:
+ Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người.
+ Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ
được giao phó), đức tính khiêm nhường.
– Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp.
* Anh thanh niên là đại diện cho người lao động
– Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp,
cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
– Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc
nhiệm vụ được giao.
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận của em về hình tượng anh thanh niên.
- Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã ca ngợi những con người như anh thanh niên
với nhân cách và tâm hồn, lí tưởng sống rất đẹp, sống cống hiến âm thầm không đòi
hỏi tư lợi và đó cũng chính là thành công của tác giả Nguyễn Thành Long khi phác
họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà cao đẹp.


/>tài nguyên dạy học
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC 2018-2019
NGHỆ AN
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao

ĐỀ CHÍNH THỨC
đề
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không
bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp.
Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu
ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những
giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra
những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,
NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn
trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người
trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn,
Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học.
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (5,0 điểm). Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề sau:
Đề 1 Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tẩm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm,
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93 - 94)
Đề 2 Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong
đoạn trích sau:
Không có tính không phải vì xe không có kính
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi,


/>tài nguyên dạy học
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng,
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.131)
---HẾT---


/>tài nguyên dạy học
ĐÁP ÁN
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.
Câu 2: Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn"
Câu 3: Biện pháp tu từ: điệp từ ("nhưng"), lặp cấu trúc câu "bạn có thể

không....nhưng...."
Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích trên: Mỗi con người trong chúng ta đều có
những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó.
Phần 2. Làm Văn
Câu 1:
a.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi
không học”.
b.Thân bài:
*Giải thích:
- Từ “xấu hổ”: Đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy
ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.
- Ý nghĩa cả câu: chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và ‘không học”, đồng thời
khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.
*Bàn luận:
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:
+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn,
khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ,
không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường,
không có gì phải xấu hổ cả.
+ Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối
với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt,
trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể
hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và
xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay,
từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh
bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão
về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp
hơn,hoàn hảo hơn.
*Có thể mở rộng về hiện tượng: “giấu dốt, thói tự kiêu, tự mãn.
*Bài học rút ra:

- Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở
trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh.
Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của
chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.
- Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng
học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.
- Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến này và những bài học mà bản thân
em cần ghi nhớ qua đó.
Câu 3: Dàn ý tham khảo:
Đề 1:


/>tài nguyên dạy học
+ Mở bài:
– Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích: Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm
của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam cổ đại một tác
phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau.
– Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm
trạng của Thúy Kiều.
– Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi
bật lên là tả cảnh ngụ tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và
cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau.
- Giới thiệu đoạn thơ.
+ Thân bài:
– Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu
Ngưng Bích này: Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế
bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình,
nhưng kế hoạch của nàng không thành công.
- Tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi

tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc.
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
– Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng
trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim
Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng.
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”
– Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra
mình, cảm thấy xót xa.
Kiều lo lắng vì hiện thời ở nhà hai em vẫn còn thơ ngây và cha mẹ không lấy ai
phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”trong câu hỏi tu từ"Quạt nồng ấp lạnh
những ai đó giờ?" nói rõ sự lo lắng của Kiều. Các điển tích “sân Lai”, “gốc tử” đều
nói đúng tâm trạng nhớ thương và lòng hiếu thảo đó của Kiều.
Từ khi xa nhà đến nay "Sân Lai cách mấy nắng mưa", có lẽ " nắng mưa"(hoán dụ chỉ
thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ "cách mấy nắng mưa" vừa
diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của
nắng mưa đối với cảnh vật và con người. Và rồi nàng tưởng tượng cảnh đổi thay lớn
nhất là "gốc tử đã vừa người ôm", nghóa là cha mẹ ngày một thêm già yếu, mà nỗi
xót thương và lo lắng ở nàng càng thêm bội phần.
=> Trong cảnh ngộ hiện tại ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Thế
mà, nàng đã quên cảnh ngộ của mình để nghó về người thân, thế mới biết Kiều là con
người vò tha. Điều đó cũng dễ hiểu thôi : Kiều quên mình để chỉ nghó về Kim Trọng,
bởi Kiều là người tình thủy chung. Kiều quên mình để nghó về cha mẹ, bởi Kiều là
ngừi con hiếu thảo.
Kết bài: Số phận hẩm hiu của Kiều khi bị bán đến lầu xanh. Ở đây, kiều buồn tủi, nhớ
thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được kiều là một người chung
thủy và rất có hiếu.



/>tài nguyên dạy học
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN SỞ GD&ĐT
NINH BÌNH NĂM HỌC 2018 – 2019
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MÙA GIÁP HẠT...
... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường
xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và
khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn
ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những
hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có
thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng.
Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy.
Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao
lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế
lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình
thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong
nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp
hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.
Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những
mùa giáp hạt...
(Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành,
Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên?
Câu 3 (1,0 điểm). Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên
những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên
trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.

Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì?
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1,0 điểm). Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia
đình?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 10-12 câu) trình bày suy
nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.
Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:
- Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa,
cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không
nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình
được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.
Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn
người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà


/>tài nguyên dạy học
làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây
dừng lại một lát.. Không vào giờ "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu
bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn
hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng,
bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lại
phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đây, bác cũng chẳng thèm người là gì?"
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân
cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà.
Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy,
hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt
trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái
máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một
chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà
ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến
bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hoà nhé!". Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm
ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để
cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn... .
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD)

GỢI Ý THAM KHẢO:
Phần I:
Câu 1:
1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự
2. Có thể đặt nhan đề mới như sau: Thương nhớ mùa giáp hạt, Kỉ niệm không quên
3. Biện pháp tu từ: điệp ngữ.
- Cụm từ lớn lên trong các câu văn được tác giả dùng thể hiện biện pháp điệp ngữ.
- Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho
tác giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để
đem đến cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. Không chỉ nuôi dưỡng thể xác,
“anh em tôi" còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm
bọc của gia đình. Tất cả để lại trong lòng tác giả lòng biết em không thể nào quên.
4. Tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm với gia đình: sự biết ơn với cha mẹ, tình cảm
anh em, nỗi niềm thương nhớ gia đình sâu sắc qua những hồi tưởng quá khứ gian khổ
ngày bé.


/>tài nguyên dạy học

Phần II.
Câu 1:
Các em có thể dựa vào những ý kiến sau để phân tích tình yêu thương của cha
mẹ đối với con cái.
- Tình thương của cha mẹ dành cho con là một loại tình cảm hết sức tự nhiên.
- Tất cả chúng ta có ai là không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này
mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục ra
mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của
mẹ như nước ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn, bao la.
- "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ", bởi công lao cha mẹ chăm nuôi con vất vả
nhiều bề. "Chín chữ cù lao" mà con phải nhớ là một cách thể hiện tấm lòng thành
kính, mến yêu cha mẹ của con cái.
/>Câu 2.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, đoạn trích
- Tác giả Nguyễn Thành Long:
+ Là một nhà văn Việt Nam, Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định
+ Ông có nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Bác cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió
nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão
(1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa
đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),...
- Tác phẩm Lặng lẽ Sapa:
+ Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật
+ Qua câu chuyện ta có thể thấy được nhiều phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên
+ Tác phẩm xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
+ Đoạn trích nằm trong đoạn hội thoại của anh thanh niên với ông họa sĩ qua đó bộc
lộ vẻ đẹp trong tính cách của người thanh niên.
2. Thân bài: Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích cuộc đối
thoại với ông họa sĩ
* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một
mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cổ cây và mây
núi Sa Pa. Công việc của anh là: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động
mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ
chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao
(nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài
trời làm công việc đã quy định).
- Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt
tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc
biệt.
* Những nét đẹp trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với mọi
người.
- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất
đẹp:


/>tài nguyên dạy học
- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc
sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “ Hồi chưa vào
nghề, những đêm bầu trời đen kịt…mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình
nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì
con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.
- Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con
người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh
hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia.
“Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
- Ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quí trong công việc
thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn
mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình góp phần phát hiện kịp thời một đám mây
khô mà nhờ đó “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”

- Anh còn biết tìm đến những niềm vui lành mạnh để cân bằng cuộc sống tinh thần
của mình. Cuộc sống của anh không còn cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm
người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn
( trồng hoa, nuôi gà ). Thế giới riêng của anh là công việc “ Một căn nhà ba gian, sạch
sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời anh thu gọn lại
một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”
* Ở người thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến
- Anh đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quí báu: “ Bác lái xe
chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm
phút. Còn hai mươi phút, mời cô và bác vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện.
Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm”, “ Trời ơi chỉ còn có năm phút !”
- Anh còn người khiêm tốn thành thực, cảm thấy công việc và những đóng góp của
mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối
để khỏi vô lễ, nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự
cảm phục.
=> Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng bằng những chi tiết tiêu
biểu, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần,
tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghiã của công việc.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về phẩm chất con người tốt đẹp của anh thanh niên.
- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa
và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người:
dù trong hoàn cảnh đơn độc giữa thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà con người vẫn
không cô đơn buồn tẻ khi người ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của
mình.


/>
tài nguyên dạy học


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN

ĐỂ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, 2014)
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật có liên quan đến nghề chài lưới.
c) Chỉ rạ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới
trẻ. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác
hại của mạng xã hội Facebook.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân. Qua đó,
em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.
--- HẾT ---


ĐÁP ÁN ĐỀ THI VĂN VÀO 10 PHÚ THỌ NĂM 2018
Câu 1:


/>tài nguyên dạy học
a) Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh
b) Các trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến nghề chài lưới: chiếc chuyền, mái
chèo, trường giang, cánh buồm
c) Hình ảnh so sánh "chiếc thuyền nhẹ hăng như cho tuấn mã" "cánh buồm dương to
như mạnh hồn làng".
- "Hăng" nghĩa là hăng hái, hãng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn
chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn
mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như
đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường.
- Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục
biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn
là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương.
Câu 2:
Nêu vấn đề: Lợi ích quan trọng nhất đối với MXH này là giúp mọi người kết nối với
nhau nhưng dường như qua đó nó lại thể hiện nhiều tác hại không nhỏ đối với giới
trẻ.
Những tác hại đối với giới trẻ:
- Bỏ bê học hành => Kết quả học tập sút kém.
- Tốn kém thời gian dành cho người thân mà còn ít hơn khi khiến họ buồn phiền khi
bạn coi trọng bạn bè "ảo" hơn những gì trước mắt.
- Sử dụng Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm
cảm.
- Sử dụng Facebook cả ngày cũng có thể gây béo phì, nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất
ngủ, lo âu, trầm cảm.

Liên hệ với bản thân em.
Câu 3:
I) Mở bài :
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai ,một lão nông hiền lành ,yêu làng ,yêu nước
và gắn bó với kháng chiến.
II) Thân bài:
*Luận điểm 1: tình yêu làng
+ Luận cứ 1: niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”
+ Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lãng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi
cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn
ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.


×