Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận tân bình, thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.81 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trần Minh Tuấn

PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN BÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trần Minh Tuấn

PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN BÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHÓA HỌC
PGS.TS. HỒ XUÂN THẮNG


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng, dưới sự giúp đỡ tận tình của Giảng viên
hướng dẫn PGS.TS Hồ Xuân Thắng, đây là công trình nghiên cứu của bản
thân tôi. Các số liệu và nội dung nghiên cứu trong luận văn ‘Pháp luật về thuế
đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh’
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất cứ công trình
nào khác. Khi phân tích, nhận xét, đánh giá kết hợp việc sử dụng số liệu của
các tác giả khác, cơ quan tố chức khác, Tác giả đều chú thích rõ ràng nguồn
gốc sau mỗi trích dẫn theo đúng quy định của khoa học nghiên cứu.
TP.HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tác giả

Trần Minh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI
HỘ KINH DOANH ................................................................................................10
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam ........10
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Hộ kinh doanh ....................................10
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của thuế và pháp luật thuế.....................................16
1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về thuế đối với Hộ kinh doanh ở nước ta.....22
1.2.1. Giới thiệu tổng quan quá trình hình thành và pháp triển pháp luật thuế
đối với hộ kinh doanh ở nước ta.........................................................................22
1.2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về thuế đối với Hộ kinh doanh ở nước
ta .........................................................................................................................31

Chương 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 40
2.1.Tình hình kinh tế-xã hội và thực trạng họat động kinh doanh của hộ kinh doanh
trên địa bàn quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh từ 2010 đến nay......................40
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh từ
2010 đến nay ......................................................................................................40
2.1.2. Tình hình hoạt động của hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình
Thành phố Hồ Chí Minh từ 2010 đến nay ..........................................................40
2.2. Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh
trên địa bàn quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh từ 2010 đến nay.....................42
2.2.1. Thực trạng hoạt động của cơ quan quản lý thuế ở quận Tân Bình thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................................42
2.2.2. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký thuế
đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình. ..........................................43


2.2.3. Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật hiện hành về lệ phí môn bài
đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình ...........................................47
2.2.4. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt tại quận Tân Bình .............52
2.2.5.Tình hình thi hành pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế đối
với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình ..................................................59
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh ..............64
2.3.1. Kiến nghị liên quan đến các quy định của pháp luật về thuế đối với hộ
kinh doanh ..........................................................................................................64
2.3.2. Kiến nghị đối với Chi cục thuế quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh .68
2.3.3. Kiến nghị đối với người nộp thuế là Hộ kinh doanh ................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCTQTB

Chi cục Thuế quận Tân Bình

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

GTGT

Giá trị gia tăng

HKD

Hộ kinh doanh

NNT

Người nộp thuế

NSNN


Ngân sách nhà nước

TNCN

Thu nhập cá nhân

TMB

Thuế môn bài

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình kinh tế quận Tân bình Tháng 04 năm 2016
Bảng 2.2. Số liệu duyệt bộ môn bài 2018 chi cục thuế Tân Bình đối với hộ
kinh doanh
Bảng 2.3. Theo dõi tình hình nộp thuế giá trị gia tăng tại quận Tân Bình 2017


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo điều 5, khoản 1 Luật Ngân sách nhà nước(NSNN) hiện hành có quy định
phạm vi ngân sách nhà nước, trong đó thu NSNN bao gồm: “toàn bộ các khoản thu
từ thuế, lệ phí”.
Lệ phí là khoản thu vừa mang tính phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về thủ tục
thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho

NSNN. Thu phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các
mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối
các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính. Thuế là
nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất trong sáu khoản thu của NSNN. Việc áp
dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế đã làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế và trách
nhiệm thu thuế. Các quan hệ pháp luật này luôn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro do các
chủ thể luôn cảm thấy không công bằng. Do vậy, bảo đảm nguồn thu từ thuế luôn là
vấn đề cần bàn đối với tất cả các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế và cũng là
quyền và trách nhiệm của mỗi công dân.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia rất đa dạng
không đồng nhất cả về quy mô vốn và ngành nghề hoạt động. Đáng chú ý là nhóm
người kinh doanh nhỏ lẻ mang tính chất hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
có thể trở thành những DN tiềm năng nếu được hỗ trợ khuyến khích kinh doanh
bình đẳng. Trong báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI
khẳng định ‘nền kinh tế thị trường hiện đại’, là một loại hình kinh tế thị trường rất
nhân văn, cạnh tranh công bằng, khuyến khích người có năng lực, nhưng đồng thời
cũng hỗ trợ người yếu thế để mọi người cùng có cơ hội phát triển. Theo các nhà
nghiên cứu kinh tế-luật thì một trong những chủ thể được xem là yếu thế trong nền
kinh tế tư nhân nước ta, đó chính là hộ kinh doanh. Đây là thành phần quy mô nhỏ
lẻ, phát triển kinh tế gia đình nhằm tăng thu nhập, kinh doanh theo kinh nghiệm,
không thực hiện chế độ sổ sách kế toán mà chủ yếu nộp thuế theo phương pháp
khoán. Câu hỏi đặt ra là làm sao để hỗ trợ hộ kinh doanh tham gia hoạt động trong
1


thị trường một cách hợp lý bên cạnh việc thực thi pháp luật về thuế cho hiệu quả.
Vấn đề này không chỉ của riêng ai, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị, trong đó vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế là rất quan trọng.
Ngoài ra, hiện tượng đáng báo động hiện nay của ngành thuế là Thất thu thuế,
nợ thuế, chi phí quản lý lớn mà nguyên nhân cũng bao gồm từ thực tiễn thực hiện

pháp luật về thuế trong đó có vấn đề thuộc về HKD. Pháp luật hiện hành quy định,
đối với HKD có mức DT từ 100 triệu đồng/năm trở lên, thì các loại thuế, phí phải
nộp bao gồm: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB. HKD phải nộp
thuế dạng thuế khoán, xác định thuế phải nộp dựa trên DT; DT tính thuế là toàn bộ
tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ
tính thuế bao gồm cả DT khoán và DT trên hoá đơn (Đối với cá nhân kinh doanh sử
dụng hoá đơn của cơ quan thuế). Trên cơ sở mức DT khoán do cá nhân kinh doanh
tự khai; Mức DT khoán năm liền trước năm tính thuế; Chi cục Thuế phối hợp với
Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để duyệt mức DT khoán ổn định, gửi cho
cá nhân kinh doanh và công khai theo quy định. Những quy định nêu trên đây chưa
thực sự phù hợp với giai đoạn hiện nay trong nền kinh tế thị trường, vi phạm
nguyên tắc bình đẳng, không khích lệ được sự tham gia kinh doanh của thành phần
kinh tế cá thể là hộ kinh doanh và chắc chắn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước là
thất thu thuế, thiếu ngân sách trầm trọng. Tình trạng cán bộ thuế thoả hiệp với đối
tượng nộp thuế để giảm bớt số thuế phải nộp, nhất là trong trường hợp xác định
doanh thu, mức thuế khoán xem xét miễn giảm thuế còn tồn tại khá phổ biến.
Mặt khác, Các quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn tại địa
phương quận Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh, như đăng ký thuế, sử dụng hóa đơn, xác
định doanh thu, thuế môn bài vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc; Trình độ, ý thức
của cán bộ thuế chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của các hộ
kinh doanh và sự quản lý nhà nước ở địa phương.
Vì vậy, Tác giả quyết định chọn đề tài: “ Pháp luật về thuế đối với hộ kinh
doanh từ thực tiễn Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên
cứu trình độ Thạc sỹ Luật.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài thuộc nhóm nghiên cứu chuyên ngành Luật kinh tế trong tất cả các cơ
sở đào tạo trình độ sau đại học, đã có rất nhiều bài viết, tài liệu, sách, cả những công

trình nghiên cứu Thạc sỹ, Tiến sỹ, họ đã đề cập đến chủ đề pháp luật về thuế đối với
Hộ kinh doanh, được tiếp cận ở góc độ khác nhau như kinh tế, pháp luật và kể cả
triết học, với sự khác nhau về quy mô, về phạm vi, phương pháp điều chỉnh, như :
1. Bài báo khoa học: “Tổng quan về khu vực kinh tế hộ tại Việt Nam”, Tác giả: Đậu
Anh Tuấn, VCCI, Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2016. Đây là một
bức tranh toàn cảnh về kinh tế hộ gia đình tại Việt Nam, giúp người viết cảm nhận
rõ hơn về chủ thế Hộ kinh doanh trong các quan hệ pháp luật về tài chính.
2. Bài báo khoa học: “Phát triển Hộ kinh doanh cá thể: phân tích từ quản trị vốn và
tài chính’ của Phạm Văn Hồng-Cao đẳng Công nghệ Viêttronics trên tạp chí tài
chính kỳ 2 tháng 4/2016, góc độ bài viết này chỉ đề cập đến sự phát triển và đóng
góp của Hộ kinh doanh trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và tình trạng thiếu
vốn, khó tiếp cận nguồn vốn vay.
3. Bài báo khoa học: “Một số vấn đề pháp lý về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
ở Việt Nam hiện nay” của Đặng Văn Linh, Tạp chí Tài chính kỳ 1, số tháng 3/2017.
4. Bài báo khoa học: “Hoàn thiện hành lang pháp lý về thuế đối với hộ kinh doanh
ở Việt Nam”, ThS. Ngô Thị Thu Hà, ThS. Đinh Văn Linh, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 số
5/2016; Tác giả đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về thuế đối với
hộ kinh doanh và đưa ra một số kiến nghị rất sát thực với yêu cầu cần thiết phải
Hoàn thiện hành lang pháp lý về thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam.
5. Bài báo khoa học:‘Phân tích pháp luật về Hộ kinh doanh để tìm ra các bất cập’
của Ngô Huy Cương trên tạp chí Khoa học đại học quốc gia Hà nội, Luật học số
25(2009), bài viết này tác giả đề cập đến khái niệm, bản chất, đặc điểm pháp lý của
Hộ kinh doanh, điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh của Hộ kinh doanh qua việc
đối chiếu so sánh văn bản pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử.
6. Bài báo khoa học ThS. Mai Thị Thanh Xuân, ThS. Đặng Thị Thu Hiền (2013),
“Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học
3


Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3 (2013); Bài báo rất ấn

tượng, giúp người viết thấy rõ những rủi ro và phương thức giải quyết rủi ro mà hộ
kinh doanh Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt.
7. Bài báo khoa học: Phân tích pháp luật về hộ kinh doanh để tìm ra các bất cập, của
TS. Ngô Huy Cương, Tạp chí khoa học đại học quốc gia Hà nội, luật học số 25,
năm 2009. Nội dung chỉ phản ánh những bất cập trong quy định về hộ kinh doanh
thông qua việc phân tích, bình luận, chứng minh về khái niệm “hộ kinh doanh” và
các quy định liên quan đến chủ thể kinh doanh này trong nền kinh tế thị trường do
Luật Doanh nghiệp 2005 điều chỉnh. Bài báo khoa học này không nghiên cứu về
quy định thuế đối với hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
8. Bài báo khoa học: “Cơ sở xác định thu nhập thuế trong pháp luật thuế thu nhập cá
nhân dưới góc độ công bằng” Tác giả Trần Minh Đức, Tạp chí khoa học Nhà nước
và pháp luật, số 2 năm 2012. Nội dung bài viết Tác giả tập trung vào việc xác định
thu nhập thuế cho tất cả các đối tượng chịu thuế về thu nhập cá nhân cần theo một
cơ sở nhất định và công bằng bình đẳng để đạt hiệu quả cao nhất có thể. Đặc biệt
trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới ở nước ta cần hướng đến việc nộp thuế
là nghĩa vụ của toàn dân.
9. Bài báo khoa học: “Vấn đề kiểm soát thu nhập pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở
Việt Nam, Tác giả Nguyễn Hải Ninh, Tạp chí Luật học số 3 năm 2015 Trường Đại
học Luật Hà Nội. Tác giả đã tập trung nêu rõ những quy định của pháp luật hiện
hành về kiểm soát thu nhập của tất cả các chủ thể trong đó có hộ kinh doanh theo
pháp luật thuế thu nhập cá nhân điều chỉnh, trên cơ sở đó tác giả đề ra những giải
pháp hoàn thiện về quy định này trong pháp luật.
10. Bài báo khoa học ‘Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh’, Tác giả
Kim thao, 01/08/2016. Bài báo nêu rõ tổng quan quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh ở nước ta sau khi Luật thuế đã được ban hành, ngoài ra Tác
giả bài báo cũng đưa ra những kiến nghị thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh.
4



11. Đề tài khoa học cấp cơ sở: ‘’Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế’’, Tác giả,
Ths Trần Vũ Hải, đại học luật Hà nội, năm 2011. Đề tài này mang lại những giá trị
nhất định về thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuế – nguyên nhân và giải
pháp.
12. Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Vấn đề thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh
doanh của hộ kinh doanh”, Tác giả, Nguyễn Thị Kinh Dung, Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh năm 2014. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp
luật hiện hành về thuế giá trị gia tăng của các HKD trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trên cơ sở đó tác giả kiến nghị một số vấn đề khắc phục những bất cập trong
việc thu thuế giá trị gia tăng đối với nhóm kinh doanh nhỏ lẻ là Hộ kinh doanh.
13. Luận văn Thạc sỹ, “Thực tiễn thi hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở VN và
định hướng hoàn thiện” Luận văn Thạc sỹ Luật học của Tác giả La Thị Tuyết Anh,
Hà Nội Năm 2011. Luận văn bàn về pháp luật thu nhập cá nhân và vấn đề thực thi
các quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở tác giả phân tích những
mặt mạnh, yếu kém của một số tỉnh thành trong cả nước từ đó đề ra những kiến
nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong đó có liên quan
đến đối tượng chịu thuế là những hộ kinh doanh ở nước ta.
14. Luận văn thạc sỹ, ‘Những vấn đề pháp lý cơ bản về đối tượng chịu thuế và
những trường hợp không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường”, Tác giả: Nguyễn
Ngọc Thủy, trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh 2014:Nội dung này giúp làm rõ
sáng tỏ nội dung Pháp luật về đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường và thực trạng
một số tỉnh thành trên phạm vi cả nước; Pháp luật về đối tượng chịu thuế Bảo vệ
môi trường.
15. Luận văn thạc sỹ, ‘Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh từ thực tiễn quận 7TP.Hồ Chí Minh’ của Tác giả: Nhữ Thị Hạnh, đơn vị Nghiên cứu là Học viên khoa
học xã hội 2015. Đề tài này đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, đặc điểm của pháp
luật về quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh và thực trạng quy định, thực trạng thực
hiện pháp luật quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh thuộc phạm vi địa bàn quận

5



Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×