Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHÂN TÍCH KHỔ THƠ THỨ 2 TRONG BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.44 KB, 5 trang )

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

VĂN MẪU LỚP 12
PHÂN TÍCH KHỔ THƠ THỨ 2 TRONG BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC CỦA
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
BÀI MẪU SỐ 1:
Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách
mạng ở thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điểm, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nguyễn
Khoa Điềm hoạt động văn nghệ và chính trị ở Huế. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa
xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, về dân tộc. Đất nước là một trong số
những bài thơ thấm nhuần chất dân tộc và trữ tình.
Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả sáng tác ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in
lần đầu năm 1974. Đoạn trích Đất Nước nằm ở phần đầu chương V của trường ca là một
trong những đoạn thơ hay
Ở 9 câu thơ đầu, tác giả bày tỏ những quan niệm về Đất nước bằng những hình ảnh giản dị
và từ những truyền thống văn hóa đẹp đẽ được truyền từ ngàn đời nay. Đó là những hình
ảnh về một nắng hai sương, tóc mẹ thì búi sau đầu hay là miếng trầu bà ăn. Nhưng khi tới
với đoạn hai hình ảnh đất nước có chút biến đổi:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Những hình ảnh con đường đến trường, bến sông em tắm, nơi lứa đôi yêu nhau hò hẹn…
gợi ra không gian cụ thể, thân quen,không kém phần đẹp đẽ, thơ mộng. Đất Nước là không
gian sinh tồn của cả cộng đồng người Việt qua bao nhiêu thế hệ. Nước có thể khiến ta nghĩ
tới nguồn cội nhưng cũng là nguồn nước là nguồn sống là nơi gắn với đời sống sinh hoạt
sông nước của người dân việt nam. Và những câu tiếp theo:
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi "
Câu thơ trên lấy ý từ những bài ca dao miền Bắc và những câu hò Bình Trị Thiên để mở ra
một không gian lãng mạn, bay bổng của một tình yêu say đắm, thủy chung. Trong tình yêu


và đặc biệt trong mắt của những người trẻ tuổi, Đất Nước là một không gian thơ mộng với
bao kỉ niệm dịu ngọt của tình yêu. Đó là nơi hẹn hò là nơi thương thầm trộm nhớ


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông,
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ.
Đất Nước tồn tại trong sâu thẳm của kí ức, từ thời nảy sinh huyền thoại về mối duyên kì
ngộ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ:
Đất là nơi chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
Trải qua thời kì dựng nước và giữ nước từ thời các vua hùng cho tới thời đại chúng ta bây
giờ, Đất Nước đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử. Và để trải qua bao nhiêu gian nan vất vả
dân tộc ta dã xây dựng nên nhiều truyền thống và nét đẹp văn hóa Việt Nam.” đồng bào”
gợi tình cảm máu thịt và tinh thần đoàn kết nhất trí. Đất Nước mấy nghìn năm lịch sử được
chuyển giao qua nhiều thế hệ. Chất liệu được sử dụng trong mấy câu này là chính là truyền
thuyết như “ Lạc long quân và Âu cơ,nguồn gốc của những người dân Việt.
Sự vận dụng những yếu tố dân gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu
sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ và tạo nên thành công cho phần 2 không chỉ thế
mà có thể là cho cả . Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng tối đa đã tạo nên
không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng. Những chất liệu ấy vừa có sự bình dị,
gần gũi, hiện thực, lại vừa bay bổng, mơ mộng của ca dao, truyền thuyết nhưng lại mới mẻ
qua cách cảm nhận và cách diễn đạt bằng hình thức thơ tự do.
Qua đoạn trích Đất Nước, đặc biệt là ở đoạn 2, Nguyễn Khoa Điềm đã kết hợp giữa chính
luận với trữ tình, giữa suy tưởng với cảm xúc.Trong đoạn thơ, sự triển khai cảm hứng của
tác giả tuy phóng túng, đa dạng nhưng vẫn quy về điểm cốt lõi.Bài thơ khơi dậy lòng yêu

nước và tinh thần tự hào dân tộc, cùng trách nhiệm mỗi con người chung tay xây dưng đất
nước.


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

BÀI MẪU SỐ 2:
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông
từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại
ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca
Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự
thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của
dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và nghệ
thuật sâu sắc nhất:
Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ
Như đã nói ở lúc đầu, Đất Nước không ở đâu xa mà ở ngay xung quanh chúng ta, gần gũi,
thân thương quanh ta là cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn hằng ngày, câu truyện mẹ kể, miếng
trầu bà ăn... Và để làm rõ hơn về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã tách Đất Nước thành
hai thành tố Đất và Nước – một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, để giải thích một
cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.
Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái
chung.
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ,
thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ con đường hằng ngày anh tới

trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc
sống. Tách thành tố NƯỚC – Là dòng sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa
làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu. Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ
thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ
niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta
hò hẹn”, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh
chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê
thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp
đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

trong nỗi nhớ thầm của hai đứa “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ
thầm” . Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho
ta bài ca dao nổi tiếng:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”.
Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật
chứng cho tình yêu đôi lứa “Gói một chùm hoa/ Trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng/
Sang nhà hàng xóm” (Phan Thị Thanh Nhàn)
Tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lí giải sâu sắc
hơn nữa về Đất Nước: Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát
lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã
ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm
nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung – Nam
một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất
nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho
đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển
khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non
sông gấm vóc Việt Nam.


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất
Nước còn gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”.
Nguyễn Khoa Điềm với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi
con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt. Đó là truyền thuyết:
“Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người
Việt. Từ câu truyện ấy dân ta muôn đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua
Hùng. Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và
tương lai: “Những ai đã khuất / Những ai bây giờ”. Những ai đã khuất là những người trong
quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng
nước và phát triển đất nước. Những ai bây giờ là những người trong hiện tại, đang sống và
chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi

giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người
đi trước để lại” . Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên
cội nguồn dân tộc “Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Câu
thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười
tháng Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống
Tổ tiên. Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn
gốc cha ông. Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên
nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người
Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để
quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.
Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú
về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng
của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ
truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với
những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.



×