Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

báo cáo thực tập tại công ty TNHH dịch vụ thương mai kim thành , bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 31 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã được tiếp xúc, thực hành, tham gia bảo
dưỡng và sửa chữa trực tiếp trên ô tô đã giúp em tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm,
kỹ năng, tác phong làm việc. Ngoài ra, quá trình thực tập còn giúp em cũng cố những
kiến thức đã được học ở trường, từ đó làm nền tảng, hành trang cho công việc nghề
nghiệp của em sau này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Thành (cựu giảng viên khoa Công
nghệ Ô tô – Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn) đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em được làm việc và học hỏi trong thời gian thực tập vừa qua tại Garage Kim
Thành.
Em xin cảm ơn Nhà trường và Khoa Công nghệ Ô tô. Nhờ sự cho phép của Nhà
trường, sự quan tâm giúp đỡ từ Khoa Công nghệ Ô tô đã giúp em được thực tập, cọ xát
với thực tếhọc hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu qua thời gian thực tập
vừa qua.
Em xin cảm ơn quý thầy Khoa Công nghệ Ô tô cũng như quý thầy cô trường
Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn đã giảng dạy những kiến thức nền tảng cho
em trong suốt thời gian vừa qua.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp này ghi lại những kỹ năng bảo dưỡng sửa chữa mà
thời gian vừa qua em đã được trực tiếp quan sát, tìm hiểu và tham gia sửa chữa. Trong
quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các
thầy!
Sinh viên thực hiện


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY/GARAGE


Tên công ty: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI KIM THÀNH.
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH DV – TM KIM THÀNH.
Địa chỉ trụ sở công ty: 144 đường Tây Sơn, Phường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Quy
Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Fax: 0563.647.622
Người đại diện/ Giám đốc: Nguyễn Thị Kim Thanh.
Kế toán: Lê Kim Ngân.
Ngành nghề chính: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân.
Loại hình kinh tế: Công ty TNHH 2 TV trở lên ngoài quốc doanh (100% vốn tư nhân).
Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hóa.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

PHẦN II
NỘI DUNG KIẾN THỨC

I.

PHẦN ĐỘNG CƠ
Những chiếc ô tô đang ngày càng trở nên quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày
này, trở thành một trong những phương tiện đi lại chính của con người. Để có thể tạo
nên một chiếc ô tô hoàn thiện yêu cầu rất nhiều công nghệ khác nhau như cơ khí, điện,
điện tử kết hợp lại. Những chiếc ô tô ngày này cũng đã khác xa so với những chiếc xe
của thế kỷ trước, với rất nhiều cải tiến về công nghệ từ động cơ, nhiên liệu, hệ thống

điều khiển v.v…
1. Động cơ đốt trong
Động cơ được sử dụng trong các loại xe ô tô ngày nay đều là động cơ đốt trong, sử
dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu diesel. Nguyên tắc hoạt động của nó dựa trên cơ chế
khi sử dụng một lượng nhỏ nhiên liệu năng lượng cao như xăng (hoặc dầu diesel) trong
một không gian khép kín nhỏ và đốt cháy, một lượng lớn năng lượng sẽ được sinh ra
thông qua sức ép không khí giãn nở.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

- Trong kì thứ nhất (nạp – van nạp mở, van xả đóng), hỗn hợp không khí và nhiên
liệu được "nạp" vào cylinder trong lúc piston chuyển động từ điểm chết trên (ĐCT)
xuống điểm chết dưới (ĐCD).
- Trong kì thứ hai (nén – hai van đều đóng), piston nén hỗn hợp khí và nhiên liệu
trong cylinder khi chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Ở cuối kì thứ hai (piston ở tại ĐCT),
hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt trong động cơ xăng bằng bộ phận đánh lửa gọi là
bougie (bu-gi), trong động cơ diesel bằng cách tự bốc cháy.
- Trong kì thứ ba (sinh công – các van vẫn tiếp tục được đóng), hỗn hợp khí và nhiên
liệu được đốt cháy. Vì nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất của hỗn hợp khí tăng và làm cho
piston chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD. Chuyển động tịnh tiến của piston được
chuyển bằng thanh truyền (còn gọi là tay biên) đến trục khuỷu và được biến đổi thành
chuyển động quay.
- Trong thì thứ tư (xả - van nạp đóng, van xả mở) piston chuyển động từ ĐCD lên
ĐCT đẩy khí từ trong cylinder qua ống xả (thường gọi là ống bô) thải ra môi trường.
2. Các bộ phận chính

Bộ phận chính của động cơ là các xilanh, với piston di chuyển lên xuống bên trong
xilanh. Hầu hết các động cơ ô tô đều có nhiều hơn 1 xilanh, thông thường là 4, 6 hoặc
8 xilanh, đối với những chiếc xe thể thao có thể là 12 hoặc 16 xilanh. Đối với động cơ
nhiều xilanh, các xilanh được sắp xếp thành một trong những cách sau: thành một hàng
dọc (xilanh xếp thẳng hàng), thành hình chữ V (xilanh xếp hình chữ V) , hai xilanh xếp
đối nhau nằm ngang (xilanh xếp đối đỉnh).

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

Piston và xéc măng

-

Piston: Nén hỗn hợp (không khí, nhiên liệu) trong kỳ nén. Tiếp nhận áp suất khí cháy
chuyển động sinh công cơ học truyền qua chốt piston, thanh truyền tới trục khuỷu
động cơ.

-

Xéc măng khí: làm kín buồng cháy, ngăn không cho khí cháy lọt xuống cácte dầu.

-


Xéc măng dầu: gạt dầu bôi trơn xylanh và piston đồng thời ngăn không cho dầu bôi
trơn lọt lên buồng cháy

4.

Thanh truyền

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

Truyền lực từ piston đến trục khuỷu trong kỳ sinh công và theo chiều ngược lại
trong các kỳ khác.

5.

Bugi

Bugi trong động cơ ô tô cũng giống với xe máy, có nhiệm vụ tạo tia lửa điện để đốt
hỗn hợp không khí và nhiên liệu trong xilanh. Tia lửa điện phải được tạo ra đúng thời
điểm cuối của kỳ nén để tạo hiệu suất tối đa.

6.

Xupap

Van xả và hút đóng mở đúng thời điểm để cung cấp nhiên liệu cũng như giúp khí

thải thoát ra. Trong kỳ nén và đốt thì các van này được đóng kín. Các van này hoạt
động nhờ hệ thống trục cam có cấu tạo như hình dưới.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

Trục cam
Trên trục cam có các mấu cam, khi quay các mấu cam này sẽ đẩy van xuống giúp
van mở ra. Có hai loại trục cam là trục cam đơn và trục cam kép, trục cam đơn sẽ điều
khiển sự đóng mở của cả van hút và xả. Trong khi đó trục cam kép có hai trục cam điều
khiển riêng biệt van hút, xả.
7.

Cổ trục cam

Vấu cam

Trục khuỷu
Trục khuỷu dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động
quay giống như trục ở bộ bánh vít – trục vít.
8.

Hệ thống nạp nhiên liệu
Hệ thống cung cấp nhiên liệu nói chung có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu đã tạo
thành hỗn hợp cho động cơ phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ. Do những
9.


KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

đặc điêm có tính chất đặc thù khác nhau nên hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ
xăng và dầu diesel cũng khác nhau.

10. Hệ thống đánh lửa

Hệ thống đánh lửa có tác dụng sinh ra nguồn điện cao áp và đưa đến nến điện sinh
ra tia lửa đốt cháy nhiên liệu. Bạn dễ dàng tìm ngay ra hệ thống đánh lửa nhờ bộ phân
phối điện (chia điện). Bộ chia điện có một đường dây cao áp nối vào trung tâm (còn
gọi là dây cao áp chính) và có 4, 6 hoặc 8 dây cao áp nối với các bugi (gọi là dây cao
áp con, số dây cao áp con phụ thuộc vào số xilanh của động cơ). Bộ chia điện sẽ phân
phối cho mỗi xilanh nhận được nguồn điện cao áp một lần trong một chu trình vào
đúng thời điểm thích hợp của kỳ nén để quá trình cháy hoàn hảo nhất, động cơ sẽ hoạt
động hiệu quả và êm dịu nhất.

11. Hệ thống xả khí thải

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT


Hệ thống xả bao gồm đường ống xả và bộ giảm thanh. Nếu không có bộ giảm thanh
thì bạn sẽ nghe thấy âm thanh của hàng ngàn tiếng nổ thoát ra từ đường ống xả. Bộ
giảm thanh sẽ làm giảm âm lượng tiếng nổ của động cơ. Hệ thống xả còn có bộ lọc xúc
tác nhằm lọc bớt các chất độc hại của khí thải trước khi thải chúng ra ngoài môi trường.

12. Hệ thống làm mát

Khi động cơ làm việc, các chi tiết của động cơ đặc biệt các chi tiết tiếp xúc với khí
cháy có nhiệt độ rất cao do vậy có thể dẫn đến tác hại đối với động cơ. Hệ thống làm
mát có tác dụng tản nhiệt khỏi các chi tiết, giữ cho nhiệt độ chi tiết không vượt quá giá
trị cho phép, đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của dộng cơ.
Tuy nhiên nếu cường độ làm mát lớn quá, nhiệt độ các chi tiết thấp quá có thể gây
ảnh hưởng đến chất lượng nhiên liệu và dầu bôi trơn làm tăng tổn thất cho động cơ.
Nhiệt độ tốt nhất cho động cơ là 85-100oC.

13. Hệ thống khởi động

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

Hệ thống khởi động gồm có một động cơ điện và một cuộn dây khởi động từ. Khi
bạn bật khóa điện khởi động, động cơ điện làm quay trục khuỷu động cơ vài vòng để
tạo nên quá trình nén, nổ. Động cơ khởi động cần phải thắng được những sức cản sau:
- Toàn bộ lực ma sát của động cơ.
- Lực nén của xilanh động cơ (đối với xilanh nào đó đang ở quá trình nén).

- Phần năng lượng để trục cam đóng và mở xu-páp.
- Tất cả những hệ thống phụ khác như bơm nước làm mát, bơm dầu, máy phát điện,...
Vì nguồn điện từ ắc quy của xe chỉ là 12 V trong đó công suất của động cơ điện lại
phải rất lớn để thắng được những lực cản trên đây, nên dòng điện sử dụng cho động cơ
điện khá cao. Để tăng độ bền cho hệ thống khởi động cần phải giảm tải cho khóa điện
bằng cách sử dụng khởi động từ đóng mở dòng điện vào động cơ điện. Như vậy khi
bạn bật khóa điện khởi động động cơ, bạn đã cấp điện cho khởi động từ làm việc để
đóng mở nguồn điện cho máy khởi động.

14. Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn có tác dụng đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt của các chi tiết
chuyển động của động cơ để chúng di chuyển dễ dàng hơn. Có hai cụm chi tiết chính
KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

cần bôi trơn, đó là piston và các ổ bi hoặc bạc trục khuỷu và trục cam của động cơ. Đối
với đa số động cơ, dầu bôi trơn được hút từ bình chứa dầu sau đó qua bộ lọc và được
nén dưới áp suất cao đến các bề mặt bạc lót và thành xilanh. Sau đó lượng dầu này lại
chảy về đáy các-te để tiếp tục một chu trình tuần hoàn mới.

II. PHẦN ĐIỆN
Điện ô tô bao gồm: điện động cơ, điện than xe, điện điều khiển động cơ.
Điện trên một ô tô có hai loại nguồn:

• Nguồn cung cấp điện: bình điện (ắc qui), máy phát điện.
• Nguồn tiêu thụ: tất cả các thiết bị điện.
Điện dùng trên ô tô là dòng điện một chiều và chỉ chạy trong mạch khi là mạch kín
với quy ước điện chạy từ dương sang âm. Dây điện càng lớn càng dẫn điện dòng lớn.
Đấu lắp mạch điện có hai cách: song song và nối tiếp.
1. Bình điện
Cung cấp điện cho phụ tải điện khi động cơ chưa nổ. Nạp điện từ máy phát điện khi
động cơ đã nổ và phụ tải điện ít.
Có nhiều loại bình điện (ắc qui): ắc qui chì, ắc qui sắt, ắc qui nikel,…Trong đó, ắc
qui chì thường được dùng cho ô tô, xe máy.
2. Máy phát điện
Máy phát điện được trang bị trên mọi xe ô tô. Máy phát điện sinh điện cung cấp cho
phụ tải điện trên xe, còn lượng điện dư thì nạp cho bình điện.
Có hai loại máy phát điện: máy phát điện một chiều (Dynamo), máy phát điện xoay
chiều (Alternator). Trong đó, máy phát điện xoay chiều hiện đang được dùng phổ
biến còn máy phát điện một chiều không còn dùng nữa.
3. Máy khởi động điện
KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

a.


b.

c.










SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

Khởi động động cơ là cách làm quay trục khuỷu động cơ lúc ban đầu để tạo sự hút nén - nổ - xả để động cơ nổ được.
4. Hệ thống điện đèn
Điện đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng chủ yếu dùng cho xe chạy ban đêm. Gồm có đèn pha và đèn cốt.
Đèn pha: chiếu xa (70 – 150m). Dùng ở ngoại ô, đường cao tốc,…
Đèn cốt: chiếu gần. Dùng ở khu dân cư, nội thành,…
Điện đèn xi nhan và đèn báo nguy (Hazard)
Đèn xi nhan dùng để cảnh báo xin rẻ trái/phải. Đèn báo nguy (Hazard) sử dụng khi
xin ưu tiên vượt hoặc đậu dừng xe.
Điện còi
Còi điện thuộc mạch điện tín hiệu âm thanh. Tùy theo dòng xe mà có thể trnag bị:
Còi âm: âm tiết phụ thuộc số lần nhấn còi.
Còi ngân (hụ): âm thanh ngân vang lâu (tùy theo loại).
II. PHẦN GẦM
1. Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực của ô tô là hệ thống tập hợp tất cả các cơ cấu nối từ động cơ đến
bánh xe chủ động có công dụng:
Truyền, biến đổi moment xoắn và số vòng quay từ động cơ tới bánh xe chủ động sao
cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và moment cản sinh ra trong quá trình ô

tô chuyển động.
Cắt dòng truyền trong thời gian ngắn hoặc dài.
Thực hiện đổi chiều chuyển động nhằm tạo nên chuyển động lùi cho ô tô.
Tạo khả năng chuyển động êm dịu và tính năng việt dã cần thiết trên đường.
Để thực hiện những việc này cần bốn thành phần: ly hợp, hộp số, truyền động các
đăng, cầu chủ động.

a) Ly hợp

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

Bộ ly hợp dùng để nối cốt máy với hệ thống truyền lực, nhằm truyền moment xoắn
một cách êm dịu và để cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh; dứt khoác
trong những trường hợp cần thiết.
b) Hộp số
- Nhằm thay đổi tỷ số truyền và moment xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động phù
hợp với moment cản luôn thay đổi và nhằm tận dụng tối đa công suất động cơ.
- Giúp xe thay đổi được nhiều chuyển động.
- Đảm bảo cho xe dừng tại chỗ mà không cần tắt máy hoặc không cần tách ly hợp.
- Dẫn động moment xoắn ra ngoài cho các bộ phận đặc biệt đối với các xe chuyên dụng.
c) Truyền động các đăng
Truyền động các đăng dùng để truyền moment xoắn giữa các trục không thẳng hàng.
Các trục này lệch nhau một góc  > 0o và giá trị của  thường thay đổi.

d) Cầu chủ động
Bộ vi sai đặt giữa các cầu chủ động có tác dụng phân phối moment xoắn cho các cầu
theo yêu cầu thiết kế nhằm nâng cao tính năng kéo của xe có nhiều cầu chủ động. Các
cơ cấu vi sai phải thoả mãn yêu cầu sau:
- Phân phối moment xoắn từ động cơ cho các bánh xe (loại vi sai giữa các bánh hay
cho các cầu (loại vi sai giữa các cầu) theo tỷ lệ cho trước, phù hợp với mômen bám
(trọng lượng bám) của bánh xe (hay cầu) với mặt đường.
- Đảm bảo số vòng quay của các bánh xe chủ động khác nhau trong khi ô tô quay
vòng hoặc chuyển động trên đường không bằng phẳng và những trường hợp khác, hoặc
khi bán kính lăn của hai bánh xe chủ động ở cùng một cầu không bằng nhau. - - Kết
cấu bộ vi sai phải gọn nhẹ
2. Bánh xe
Bánh xe là cụm tạo chức năng chuyển động tịnh tiến cho xe, nhờ nó mà ô tô có thể
thực hiện di chuyển trên đường. Bánh xe cần phải lăn êm dịu và tạo khả năng bám tốt
nhất trên nền đường. Trong quá trình chuyển động, bánh xe luôn phải tiếp nhận các lực,
moment và các chấn động từ mặt đường tác dụng lên khung xe và ngược lại.
Kết cấu của bánh xe thay đổi nhiều và được cải thiện nhằm nâng cao chất lượng
chuyển động của xe.
Cấu tạo chung của bánh xe gồm có: lốp, vành, đĩa vành và moay ơ. Lốp, vành, đĩa
vành được liên kết với moay ơ qua mối ghép bu long (có mặt côn đảm bảo định tâm).
Moment xoắn truyền cho các bánh xe chủ dộng thông qua bán trục. Bán trục nằm trong
ngõng trục và có mặt bích liên kết với moay ơ qua mối ghép bulông.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

3. Hệ thống treo
-







Hệ thống tren đỡ than xe lên trên cầu xe, cho phép bánh xe chuyển động tương đối theo
phương thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe, hạn chế những chuyển động không
muốn có khác của bánh xe.
Bộ phận của hệ thống treo thực hiện nhiệm vụ hấp thụ và dập tắt các dao động, rung
động, va đập mặt đường truyền lên.
Đảm nhậm khả năng truyền lực và moment giữa bánh xe và khung xe.
Công dụng của hệ thống treo được thể hiện qua các phần tử của hệ thống treo:
Phần tử đàn hồi: làm giảm nhẹ tỉa trọng tác động từ bánh xe lên khung xe và đảm bảo
dộ êm dịu cần thiết khi chuyển động.
Phần tử dẫn hướng: xác định tính chất dịch chuyển của các bánh xe và đảm nhận khả
năng truyền lực đầy đủ từ mặt đường tác dụng lên thân xe.
Phần tử giảm chấn: dập tắt dao động của ô tô khi phát sinh dao động.
Phần tử ổng định ngang: với chức năng là phần tử đàn hồi phụ làm khả năng chống lật
thân xe khi thay đổi tải trọng trong mặt phẳng ngang.
Các phần tử phụ khác: vấu cao su, thanh chịu lực phụ,… có tác dụng tăng cứng, hạn
chế hành trình và chịu thêm tải trọng.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN


14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

4. Hệ thống lái





-

Hệ thống lái của ô tô dùng để thay đổi và duy trì hướng chuyển động của ô tô theo
một hướng nhất định nào đó.
Hệ thống lái có thể phân loại:
- Theo cách bố trí vành tay lái: hệ thống lái với vành lái bố trí bên trái hoặc phải.
- Theo kết cấu của cơ cấu lái:
Trục vít – cung răng.
Trục vít – con lăn.
Bánh răng – thanh răng.
Liên hợp (trục vít ê cu – đòn quay hay trục vít ê cu thanh răng – cung răng).
Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ trợ lực: trợ lực thủy lực, loại trợ lực khí
(gồm cả cường hóa chân không), loại trợ lực điện.
Theo số lượng cầu dẫn hướng: một cầu dẫn hướng, nhiều cầu dẫn hướng, tất cả các cầu
dẫn hướng.

5. Hệ thống phanh


KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP







SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

Hệ thống phanh có nhiệm vụ giảm tốc độ của xe tới một giá trị nào đó, dừng hẳn
hoặc giữ xe ở một vị trí nhất đinh. Hệ thống phanh đảm bảo an toàn trong chuyển động
và điều khiển.
Hệ thống phanh có thể phân loại:
Theo công dụng: phanh chính, phanh dự phòng (phanh phụ).
Theo cơ cấu phanh: tang trống, đĩa, đai.
Theo dẫn động phanh: cơ khí, thủy lực, khí nén, trợ lực,…
Theo mức độ hoàn thiện hệ thống phanh: có hệ thống điều hòa, ABS,…
Theo loại điều khiển: một dòng, hai dòng, dòng độc lập, dòng song song.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

16



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

PHẦN III
NỘI DUNG THỰC HÀNH
-

-

-

-

-

-

-

-

-

Ngày 04/09
• Nhận dạng lại các chi tiết trên xe.
• Phụ tháo lắp két nước làm mát (bôi keo xám để làm kín ở các khớp nối ống
trước khi lắp). Đổ đầy nước làm mát và kiểm tra rò rỉ nước.
Ngày 05/09

• Phụ tháo lắp phanh đĩa, phanh tang trống, nhận dạng lại cơ cấu phanh.
• Phụ tháo lắp, thay mới bộ giảm chấn lò xo trụ trước (sử dụng cùm chuyên
dụng để lấy lò xo).
Ngày 06/09
• Quan sát thợ làm động cơ.
• Phụ tháo lắp béc phun (vệ sinh béc).
• Phụ thay bố phanh hai bánh sau (phanh tang trống)
Ngày 07/09
• Tháo lắp rotuyn lái (phục hồi rotuyn).
• Phụ thay cao su thanh cân bằng.
• Thay nhớt hộp số, nhớt cầu sau (đổ nhớt vừa tràn lỗ chêm nhớt).
Ngày 09/09
• Phụ tháo hạ hộp số.
• Quan sát thợ làm việc.
Ngày 11/09
• Phụ tháo lắp két nước làm mát.
• Thay nhớt động cơ (kiểm tra nhớt đã đủ chưa bằng que thăm nhớt, MAX là đủ,
MIN là thiếu, cần đổ thêm nhớt).
Ngày 12/09
• Tháo lắp rotuyn lái (phục hồi rotuyn).
• Quan sát vệ sinh, chỉnh khe hở bugi (thổi cát làm sạch bugi, khe hở bugi
1mm).
• Quan sát thợ làm việc.
Ngày 13/09
• Tháo thước lái cơ.
• Phụ tháo nắp máy, vệ sinh piston, tháo thanh truyền; piston, thay mới xéc
măng (lưu ý khi lắp các khe hở miệng xéc măng không được trùng nhau, các
bạc lót phải lắp đúng chiều).
Ngày 14/09
• Nhận biết cảm biến oxi (có thể có nhiều cảm biến oxi nằm ở vị trí như: đầu,

cuối, …, mỗi họng thải cũng có thể có một cảm biến oxi).
• Phụ hạ hộp số (thay mới lá côn).

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

- Ngày 15/09
• Học hỏi, kiểm tra, khắc phục hiện tượng là lốp xe bị ăn mòn không đều. Kiểm

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

tra độ chụm (dùng thước đo, khoảng cách 2 điểm bánh sau lớn hơn bánh trước
3mm là ổn định).
• Quan sát thợ làm việc.
Ngày 16/09
• Kiểm tra, bão dưỡng, bôi mỡ chốt trượt caliper, vệ sinh phanh.
• Bơm mỡ các đăng (bơm mỡ ở các vị trí vú mỡ, khi nào thấy mỡ tràn ra ở bi
chữ thập là đầy).
Ngày 18/09
• Thay giảm chấn trước xe Ranger.
• Thay su thanh cân bằng trước xe Ranger.
Ngày 19/09
• Thay bố phanh tay.
• Nhận dạng cảm biến tốc độ động cơ trên bánh đà (cảm biến đếm số răng bánh
đà để nhận diện máy 1).
Ngày 20/09
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
• Phụ tháo động cơ.
• Tháo lắp bugi, vệ sinh, chỉnh khe hở bugi.
Ngày 26/09
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
• Phụ hạ, nâng hộp số, tháo lắp các đăng (kiểm tra lá côn).
• Vệ sinh phanh, chà bố phanh (phanh đĩa)
Ngày 29/09
• Thay bố phanh đĩa
• Phụ hạ, nâng hộp số (thay phớt chắn dầu).

• Thay bình điện.
Ngày 30/09
• Phụ điều chỉnh, đo góc ngã bánh xe, đảo lốp (đo góc ngã dùng đồng hồ đo).
• Quan sát sơn xe.
Ngày 02/10
• Tháo lắp, vệ sinh, thổi cát làm sạch, chỉnh khe hở bugi.
• Tháo heo dầu phanh, thay cuppen.
• Thay nhớt hộp số.
Ngày 03/10
• Tháo thước lái trợ lực dầu (hứng dầu lái trước khi tháo).
• Phụ tháo dây cáp mở nắp cabô.
• Xúc rửa bình nước làm mát.
Ngày 04/10
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

• Phụ lắp động cơ.
• Tháo nắp giàn cò, vệ sinh, bôi keo xám và lắp lại nắp giàn cò.
- Ngày 05/10
• Bảo dưỡng phanh 4 bánh (bôi mỡ thanh trượt caliper), vệ sinh dây thắng tay

-


-

-

-

-

-

-

-

(kéo thắng bị nặng, đổ dầu trong đường dây thắng tay để nhẹ hơn).
• Tháo lắp, vệ sinh, thổi cát làm sạch, chỉnh khe hở bugi.
Ngày 06/10
• Bảo dưỡng định kỳ phanh xe Ranger. Vệ sinh phanh sau bên phụ bị chảy dầu,
thay cuppen.
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
• Phụ tháo lắp, thay bi bánh trước bên tài (lưu ý vị trí hướng bi phải đúng để
tránh sai xót).
• Thổi bụi, vệ sinh cabô xe.
Ngày 09/10
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
• Bơm mỡ láp dọc.
• Sắp xếp, vệ sinh lại dụng cụ.
Ngày 10/10
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.

• Bảo dưỡng phanh xe.
• Thay lọc xăng (lắp đúng chiều)
• Phụ thay bi bánh trước.
Ngày 11/10
• Phụ hạ hộp số xe Cảnh sát giao thông.
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
Ngày 12/10
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
• Thay bố phanh đĩa.
• Vệ sinh cabô xe.
• Thay lọc xăng
Ngày 13/10
• Phụ tháo rotuyn trụ trên, trụ dưới, tháo thước lái, tháo lắp; thay cao su cân
bằng trước, thay cao su nhíp, quan sát vệ sinh bộ chế hòa khí xe Cảnh sát giao
thông.
Ngày 14/10
• Phụ nâng hộp số xe Cảnh sát giao thông (hạ hộp số ngày 11/10).
• Phụ thay phớt đầu cốt máy, phớt cam, ron nắp giàn cò, nhúng trước sau, tháo
lắp vệ sinh; thổi cát làm sạch; chỉnh khe hở bugi xe Cảnh sát giao thông.
Ngày 16/10
• Phụ lắp rotuyn trụ trên; trụ dưới xe Cảnh sát giao thông (tháo ngày 13/10).
• Phụ hạ, nâng hộp số để thay lá côn.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

- Ngày 17/10
• Không có xe mới, quan sát vệ sinh bộ chế hòa khí.
- Ngày 18/10
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
• Phụ đo góc ngã, góc chụm bánh xe.
- Ngày 19/10
• Tháo lắp, bảo dưỡng phanh, thay bố phanh.
• Phụ thay nhúng sau.
• Bơm mỡ rotuyn trụ, các đăng.
• Phụ thay bi chữ thập các đăng (láp dọc).
- Ngày 20/10
• Phụ thay bơm trợ lực lái.
• Lau chùi, vệ sinh xe Cảnh sát giao thông.
• Vệ sinh garage.
- Ngày 21/10
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
• Thay nhớt hộp số.
• Phụ tháo lắp, sửa chữa hệ thống nâng hạ cửa kính.
- Ngày 23/10
• Thay nhớt động cơ, thổi bụi, vệ sinh lọc gió.
• Tháo lắp, bảo dưỡng phanh, vệ sinh, thay cuppen 2 bánh sau.
• Đo độ chụm, độ ngã bánh xe.
- Ngày 24/10
• Thổi bụi, vệ sinh lọc gió, vệ sinh cabô.
• Tháo lắp, vệ sinh, thổi cát làm sạch, chỉnh khe hở bugi xe Cảnh sát giao thông.
• Tháo lắp bộ chế hòa khí xe Cảnh sát giao thông.
• Phụ hạ hộp số, tháo bánh đà, tháo nhông đề trên bánh đà.
• Thay rotuyn lái trong, ngoài.

- Ngày 25/10
• Phụ thay nhông đề trên bánh đà, nâng hộp số.
• Tháo bốt lái.
• Phụ tháo lắp, thay mới phuột nhúng trước.
• Thay nhớt động cơ, nhớt cầu, thổi bụi lọc gió.
• Tháo lắp, vệ sinh, thổi cát làm sạch, chỉnh khe hở bugi.
- Ngày 26/10
• Tháo lắp, thay bố phanh đĩa.
• Tháo lắp, thay cao su thanh cân bằng trước.
- Ngày 27/10
• Phụ thay mới bốt lái (tháo ngày 25/10).
• Tháo lắp, vệ sinh, thổi cát làm sạch, chỉnh khe hở bugi
• Vệ sinh, thổi bụi lọc gió.
• Vệ sinh họng gió.

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

• Lắp két nước làm mát.
- Ngày 28/10
• Phụ tháo lắp, thay bi láp ngang.
• Phụ thay bi bánh trước.
• Phụ tháo heo dầu phanh, thay cuppen.
• Thay bình điện mới.


KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

PHẦN IV
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT


KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: PHAN NGUYỄN THỊNH PHÁT

KHOA CN Ô TÔ– TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN

25


×