Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CĐ 1 LIÊN xô và ĐÔNG âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.66 KB, 14 trang )

CHỦ ĐỀ 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
(1945- 1991)
A.
I.
1.

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
LIÊN XÔ
Liên Xô từ năm 1945- 1950

Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
a.

Hoàn cảnh:

- Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh thế giới với tư thế của người chiến thắng. Nhưng
chiến tranh gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước Xô viết.
+ Hơn 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, gần 32.000 nhà
máy, xí nghiệp bị tàn phá. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
+ Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu lại theo đuổi chính sách chống cộng, tiến
hành “Chiến tranh lạnh”, bao vây kinh tế Liên Xô.
 Nhiệm vụ: Vừa phải củng cố quốc phòng, an ninh vừa phải thực hiện nhiệm vụ
hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.
b. Thành tựu đạt được:
- Với tinh thần tự lực tự cường, tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ nhân dân Liên
Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946- 1950) trước thời hạn 9 tháng.
+ Liên Xô đã phục hồi nền sản xuất công nghiệp. Năm 1950, sản lượng công nghiệp
tăng 73 %; sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
+ Về khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá
vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.



2. Liên Xô từ năm 1950 đến giữa năm 70
- Từ năm 1950 đến năm 1975, thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây
dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Về kinh tế: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ
chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
+ Về Khoa học – kĩ thuật:
- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ.
- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần
đầu tiên bay vòng quanh trái đất mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ Về đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, ủng hộ phong trào giải
phóng dân tộc, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Liên Xô trở thành trụ cột của hệ
thống xã hội chủ nghĩa, là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.
3. Liên Xô từ giữa những năm 70 đến năm 1991
a. Tình hình kinh tế - xã hội
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ báo hiệu bước khởi đầu của cuộc
khủng hoảng chung đới với thế giới trên nhiều mặt chính trị, kinh tế, tài chính.
- Trong bối cảnh ấy, Đảng và nhà nước lại cho rằng quan hệ xã hội chủ nghĩa không
chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, hơn nữa nguồn tài nguyên
của Liên Xô còn dồi dào nên đã chậm đề ra đường lối cải cách. Trên thực tế,
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và những cơ chế của nó về kinh tế, chính trị, xã
hội chứa đựng nhiều thiếu sót, sai lầm tích tụ từ lâu. Nó cản trợ sự phát triển của đất
nước. Xã hội Xô viết lâm vào tình trạng thiếu dân chủ và công bằng, kỉ cương và pháp
chế xã hội chủ nghĩa bị vi phạm nghiêm trọng, tệ nạn xã hội gia tăng, sản xuất tăng


trưởng chậm, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và ngày càng thua
kém các nước phương Tây về khoa học- kĩ thuật. Nền kinh tế Xô viết ngày càng mất
cân đối trầm trọng, nợ nước ngoài và lạm phát không ngừng tăng lên. Đời sống của
nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

b. Công cuộc cải tổ (1985- 1991)
- Tháng 3- 1985, M. Gooc- ba- chop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên
Xô đã đưa ra đường lôi tiến hành cải tổ.
- Mục đích:
+ Khắc phục những sai lầm thiếu sót, sai lầm trước đây đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nghĩa nhân văn và đích
thực của nó.
- Nội dung: Tập trung vào việc cải cách kinh tế triệt để; cải cách hệ thống chính
trị và đổi mới tư tưởng.
- Kết quả: Công cuộc cái tổ bị thất bại, tình hình đất nước càng lún sâu vào
khủng hoảng và rối loạn, kinh tế giảm sút, rối ren chính trị và xã hôi.
=> 19/8/1991: một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô viết tiến hành đảo
chính lật đổ Goopbachop => Cuộc đảo chính bị thất bại => Đảng Cộng sản Liên Xô bị
đình chỉ hoạt động; Nhà nước Liên bang Xô viết hầu như bị tê liệt; các nước cộng hòa
đòi tách khỏi liên bang.
- Ngày 21/12/1991, lãnh đạo 11 nước cộng hòa trong liên bang Xô viết đã họp và
kí kết hiệp định giải tán liên bang thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
- Ngày 25/12/1991, Gooc- ba- chop tuyên bố từ chức tổng thống
=> Liên bang Xô viết tuyên bố tan rã sau 74 năm tồn tại.
II.
ĐÔNG ÂU
1. Đông Âu từ năm 1945- 1950


- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân châu Âu: Trước chiến tranh thế giới: lệ
thuộc tư bảnTây Âu.Tong chiến tranh: Bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch. Cuối
chiến tranh: Với sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô trong quá trình truy quét phát xít
Đức hàng loạt các nước dân chủ nhân dân đã ra đời ở nhiều nước Đông Âu như
Rumani, Hunggari, Anbani, Tiệp Khắc, Nam Tư, Cộng hòa Dân chủ Đức…

- Từ năm 1945- 1950, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành các
nhiệm vụ quan trọng: xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân; tiến hành cải
cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong
nước; ban hành các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.
2. Đông Âu từ năm 1950 đến giữa những năm 70
- Sau khi được giải phóng các nước Đông Âu tiến hành cuộc cải cách dân chủ nhằm
hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
- Các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm để xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật cho chủ nghĩa xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ những nước
nghèo nàn, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia có nền kinh tế công- nông
nghiệp.
VD: Anbani là nước nghèo nhất châu Âu đến năm 1970 nền công nghiệp đã được xây
dựng, cả nước đã được điện khí hóa. Tiệp Khắc được xếp vào hàng các nước công
nghiệp phát triển, chiếm 1,7% sản lượng công nghiệp thế giới.
3. Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1990
- Sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, nền kinh tế các nước Đông Âu rơi vào tình
trạng trì trệ, suy thoái, khủng hoảng bao trùm cả nước.


- Ban lãnh đạo các nước lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chấp nhận
chế độ đa Đảng, tiến hành tuyển cử tự do, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Sau khi bức tường Béc lin bị phá bỏ, 3/10/1990 nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức đã
sáp nhập vào Cộng hòa liên bang Đức. Cuối năm 1989 hàng loạt các nước Đông Âu
tan rã.
III.

QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

CHÂU ÂU.
1. Về kinh tế

- Tháng 1/ 1949, Liên Xô và Đông Âu thành lập hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) về
sau có thêm Cộng hòa dân chủ Đức (1950), Mông Cổ (1962), Cu Ba (1972), Việt Nam
(1978). Trong đó Liên Xô giữ vai trò chủ yếu đã viện trợ không hoàn lại cho các nước
thành viên 20 tỉ rup.
- Mục đích của tổ chức: Củng cố, hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ
nghĩa, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế của các nước thành viên.
- Sau hơn 20 năm hoạt động, các nước SEV chiếm 33% sản lượng công nghiệp thế
giới, tốc độ tăng trưởng trung bình 10% trên năm.
- Tuy nhiên, Hội đồng tương trợ kinh tế cũng bộc lộ một số thiếu sót: không hòa nhập
với đời sống kinh tế thế giới, chưa coi trọng việc áp dụng tiến bộ của khoa học và
công nghệ vào phát triển kinh tế, nặng tính khép kín, đóng cửa, nặng cơ chế quan lieu
bao cấp.
2. Về chính trị - quân sự
- Tháng 5/ 1955, Liên Xô và Đông Âu (trừ Nam Tư) thành lập tổ chức liên minh chính
trị, quân sự Vacsava.


- Mục đích: Thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã
hội chủ nghĩa châu Âu. Theo đó, nếu một hoặc nhiều nước thành viên bị bên ngoài tấn
công, đe dọa thì các nước khác phải giúp đỡ bằng mọi cách kể cả về quân sự.
- Tổ chức hiệp ước Vác sava đã trở thành khối đối trọng với khối quân sự NaTo. Tổ
chức này có vai trò to lớn trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh ở Châu Âu và thế giới;
làm thất bại âm mưu gây chiến của các thế lực đế chế phản động.
IV.

NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ CỦA XHCN Ở LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU

- Xây dựng mô hình về CNXH chưa đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của
sự phát triển lịch sử.
- Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới, khi sửa chữa mắc nhiều

sai lầm, đi chệch hướng chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
- Những sai lầm, sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số
nhà lãnh đạo.
- Khi Đông Âu đang gặp khủng hoảng nặng nề, các tổ chức ĐCS đang bị nguy kịch
thì chính sách không can thiệp của Liên Xô do Gooc- ba- chốp đứng đầu đã tạo.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?
A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
C. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
D. Hơn 27 triệu người chết.
Câu 2: Nguyên nhân trực tiếp “đòi hỏi” Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục
kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?


A.
B.
C.
D.

Thu được nhiều chiến phí.
Chiếm được nhiều thuộc địa.
Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh.
Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận.

Câu 3: Thuận lợi nào là chủ yếu để Liên Xô xây dựng đất nước sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng CNXH trước Chiến tranh thế giới thứ
hai.
B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.

C. Tinh thần tự cường của nhân dân Liên Xô
D. Tính ưu việt của CNXH
Câu 4: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A.
B.
C.
D.

Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mĩ.
Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Câu 5: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế
nào?
A. Lực lượng quân sự của Liên Xô và Mĩ cân bằng, Mĩ không thể đe dọa thế giới
bằng vũ khí hạt nhân.
B. Đánh dâu bước phát triển về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô.
C. Cân bằng sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mĩ, phá vỡ thế độc quyền vũ khí
nguyên tử của Mĩ.
D. Mĩ không còn đe dọa nhân dân thế giới bằng vũ khí nguyên tử được nữa.
Câu 6: Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng (so với
năm 1939) là:
A. 73%

B. 50%

C. 20%

D. 92%



Câu 7: Đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế
giới là:
A.Mĩ và Nhật Bản

B. Mĩ và Liên Xô

C.Nhật Bản và Liên Xô

D.Liên Xô và các nước Tây Âu.

Câu 8: Liên Xô tiếp tục tiến hành công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật
của CNXH trong giai đoạn nào?
A.
B.
C.
D.

Từ năm 1950 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Từ năm 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
Từ năm 1950 đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 9: Năm 1961, Ga- ga- rin đã làm gì trong việc chinh phục vũ trụ?
A.
B.
C.
D.


Người đầu tiên bay lên sao Hỏa.
Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo.
Người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

Câu 10: Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là:
A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt
trăng
D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.
Câu 11: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử
của Liên Xô và Mĩ là:
A. Mở rộng lãnh thổ.
B. Duy trì nền hoà bình thế giới.


C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Khống chế các nước khác.
Câu 12: Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra sự
kiện bất lợi và có lợi cho các nước?
A. Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa
học- kĩ thuật.
B. Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự bùng nổ dân số.
C. Sự bùng nổ dân số và tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú.
D. Sự bùng nổ dân số và sự đổi mới kinh tế, chính trị của các nước.
Câu 13: Trước những biến đổi của tình hình thế giới trong những năm 70, những
người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô đã làm gì?
A.
B.

C.
D.

Ứng dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.
Chậm thích ứng, sửa đổi.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tình hình thế giới.
Giao lưu, hợp tác với các nước.

Câu 14: Dưới đây là một số biểu hiện của cuộc khủng hoảng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô từ nửa sau những năm 70 đến 1991. Hãy xác định đâu là công cuộc cải
tổ, đau là hậu quả của nó?
Nội dung

Công cuộc cải
tổ

1. Thực hiện đa nguyên, đa Đảng.
2. Đất nước Liên Xô đứng trước những
khó khăn và thử thách nghiêm trọng
chưa từng có.
3. Sự xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc.
4. Chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang cơ
chế thị trường nhưng chưa làm được gì.
5. Cuộc đảo chính lật đổ tổng thống

Hậu quả


Gooc- ba- chốp vào ngày 19/8/1991.
6. Thành lập cộng đồng các quốc gia độc

lập (SNG)
Câu 15: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn Liên bang vào
thời điểm nào?
A.
B.
C.
D.

Sau cuộc đảo chính lật đổ Góoc – ba- chốp.
Khi Góoc – ba- chốp lên làm Tổng thống.
Khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bị giải tán.
Khi 11 nước cộng hòa tuyên bố độc lập.

Câu 16: Hãy nối sự kiện ở cột B cho phù hợp với thời gian ở cột A sau đây:
A
1. Ngày 19/8/1991

B
A. 11 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết cũ thành

lập Cộng đồng các quốc gia độc lập.
B. Cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Góoc – ba- chốp.
C. Cuộc đảo chính bị thất bại.
D. Tổng thống Góoc – ba- chốp từ chức.
Câu 17: Cuộc khủng hoảng của CNXH ở Đông Âu diễn ra sớm nhất ở nước nào?
2. Ngày 21/8/1991
3. Ngày 21/12/1991
4. Ngày 25/12/1991

A. Ru- ma- ni

B. Hung- ga- ri

C. Ba Lan
D. Tiệp Khắc

Câu 18: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 8/1/1949.
B. Ngày 18/1/1950

C. Ngày 1/8/1949
D. Ngày 14/5/1955

Câu 19: Mục đích của việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế là gì?
A. Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa các nước Đông Âu với nhau.
B. Thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau chặt chẽ hơn nữa về kinh tế, văn hóa và
khoa học- kĩ thuật giữa Liên Xô với các nước Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa
khác.
C. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.


D. Tất cả các mục đích trên
Câu 20: Từ lúc thành lập đến khi chấm dứt hoạt động, Hội đồng tương trợ kinh
tế (SEV) tồn tại được bao nhiêu năm?
A. 45 năm
B. 55 năm

C. 42 năm
D. 60 năm

Câu 21: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất làm cho Hội đồng tương trợ kinh tế

chấm dứt hoạt động?
A.
B.
C.
D.

Hoạt động “khép kín cửa”
Bị Mĩ và Tây Âu chèn ép.
Sự hợp tác không toàn diện
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Câu 22: Tổ chức Hiệp ước Vác- sa- va được thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 8/1/1949
B. Ngày 15/4/1955

C. Ngày 14/5/1955
D. Ngày 16/7/1954

Câu 23: Tổ chức Hiệp ước Vác- sa- va mang tính chất gì?
A. Là một liên minh phòng thủ về quân sự - chính trị của Liên Xô và các nước
Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến của Mĩ và Tây Âu.
B. Là một liên minh quân sự của các nước XHCN nhằm chống lại cuộc “chiến
tranh lạnh” của Mĩ.
C. Là một tổ chức quân sự - chính trị, kinh tế để bảo vệ thành trì của CNXH.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 24: Tổ chức hiệp ước Vác- sa- va trở thành một đối trọng với khối quan sự
nào của Mĩ?
A. Khối SEATO.
B. Khối NATO.


C. Khối CENTO.
D. Khối Mác- san.


Câu 25: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm
70 của thế kỉ XX là gì?
A.
B.
C.
D.

Muốn làm bạn với tất cả các nước.
Chỉ quan hệ với các nước lớn.
Duy trì hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
Chỉ làm bạn với các nước XHCN.

Câu 26: Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện:
A. Cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu.
B. Các nước đế quốc bao vây kinh tế và chống phá về chính trị.
C. Bọn phản động trong nước phá hoại cách mạng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 27: Các nước cộng hòa dân chủ Đông Âu ra đời trong khoảng thời gian nào?
A. 1944- 1945.

C. 1944- 1950

B. Cuối năm 1944- 1945.

D.Cuối năm 1944- 1949.


Câu 28: Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu
xây dựng đất nước theo con đường nào?
A.
B.
C.
D.

Tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
Một số nước thực hiện chế độ trung lập.

Câu 29: Nước nào của Đông Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người
khất thực” trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Cộng hòa Dân chủ Đức.
B. Tiệp Khắc.

C. Ru- ma- ni.
D. Hung- ga- ri.


Câu 30: Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạnh xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.
B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.
D. Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động
quốc tế.
Câu 31: Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, nước nào ở Đông Âu được xếp vào hàng
các nước công nghiệp trên thế giới?
A. An – ba – ni.


B. Bun – ga – ri.

C. Tiệp khắc.

D. Ru – ma – ni.

Câu 32: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ?
A. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước chống phá.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Nhà nước, nhân dân Xô viết nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên
muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 33: Sự kiện nào đánh dấu chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ?
A. Nhà nước Liên bang tê liệt
B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập.
D. Ngày 25/12/1991, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
Câu 34: Thời gian tồn tại của chế độ XHCN ở Liên Xô là:
A. 1917-1991
ĐÁP ÁN

B. 1918- 1991

C. 1922- 1991

D. 1945- 1991



1
D

2
C

3
C

4
D

5
C

6
A

7
B

8
C

9

1

11 1


1

1

1

16

2
A

3
B

4

C

0
A

5
A

1B

2C
4D

B


1

1

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

3

3

3


3A
33

8
A

9
B

0
C

1
D

2
C

3
D

4
B

5
C

6
D


7
D

8
A

9
D

0
D

1
C

2
D

D

17
C
34
A



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×