Tải bản đầy đủ (.pptx) (151 trang)

bài giảng môn pháp luật ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 151 trang )

PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

L/O/G/O


GIỚI THIỆU MÔN HỌC
1. Giới thiệu chung:
- Thời lượng: 45 tiết
- Nội dung chính: cung cấp những kiến thức
chung, cơ bản nhất về hệ thống pháp luật
ngân hàng Việt Nam
- Môn học tiên quyết: Nhà nước và pháp
luật đại cương, Pháp luật kinh tế


2. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam – Đại
học Luật Hà Nội, NXB, CAND, năm 2012
-Tài liệu học tập môn học Pháp luật ngân
hàng – Bộ môn Luật – Học viện ngân hàng.
3. Hình thức kiểm tra và thi:
- Kiểm tra lần 1: buổi 7 (15%)
- Kiểm tra lần 2: bài tập nhóm (15%)
- Điểm chuyên cần: 10%
- Thi viết (60%)


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
 CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG


CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA TCTD
CHƯƠNG 5 PHÁP LUẬT VỀ CẤP TÍN DỤNG CỦA TCTD
CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA
TÀI KHOẢN CỦA TCTD


CHƯƠNG 1
Những vấn đề lý luận cơ bản
1.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại pháp
luật ngân hàng

1.2. Khái niệm về Pháp luật ngân hàng.


1.1. Tính tất yếu khách quan của
sự tồn tại pháp luật ngân hàng

Hoạt động
ngân hàng


Vấn đề cần giải quyết
1. Ngân hàng là gì? Ngân hàng được hình
thành như thế nào?
2. Lịch sử phát triển của ngành ngân hàng
trên thế giới
3. Vai trò của ngân hàng đối với nền kinh
tế?



Tk 14-15: Banco di Barcelona
Banco di Valencia

Ngân hàng
Trung ương

Ngân hàng
tư nhân

Nơi nhận gửi
giữ tài sản
(Đền thờ)
(Khoảng 3000
năm TCN)

Ngân hàng
thương mại


Vai trò của ngân hàng và hoạt
động ngân hàng
• Cung ứng phương tiện thanh toán
• Cung ứng vốn cho nền kinh tế
• Tạo thuận tiện chi các giao dịch trong đời
sống
• Điều tiết nền kinh tế.


Tính tất yếu của sự tồn tại
pháp luật ngân hàng

Xuất phát từ các đặc thù của hoạt động
ngân hàng:
- Tính rủi ro cao
- Tính hệ thống
- Ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.


1.2. Khái niệm pháp luật
ngân hàng.
1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về
ngân hàng:
- Nhóm QHXH về tổ chức và hoạt động của
NHNN
- Nhóm QH quản lý nhà nước về tiền tệ và
hoạt động ngân hàng
- Nhóm QHXH phát sinh trong quá trình tổ
chức và hoạt động nội bộ của các TCTD
- Nhóm QHXH phát sinh trong quá trình hoạt
động kinh doanh của các TCTD


1.2.2. Phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp bình đẳng
- Phương pháp mệnh lệnh phục tùng


1.2.3. Nguồn của pháp luật về ngân hàng:
- Hiến pháp
- Các đạo luật về ngân hàng
- Các đạo luật, bộ luật khác có chứa đựng các

QPPL về ngân hàng
- Các Nghị quyết của Quốc hội có liên quan
đến ngân hàng và hoạt động ngân hàng.
- Các văn bản pháp luật của UBTV Quốc hội,
Chính phủ, các cơ quan cấp bộ chứa đựng
QPPL về ngân hàng


1.2.4. Định nghĩa pháp luật ngân hàng
Pháp luật ngân hàng Việt Nam là hệ thống
các quy phạm pháp luật do Nhà nước
CHXHCN Việt Nam ban hành và đảm bảo
thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ
chức và quản lý hoạt động ngân hàng, các
quan hệ về tổ chức hoạt động, quản trị
điều hành cũng như các hoạt động kinh
doanh của các tổ chức tín dụng


1.2.5. Vai trò của pháp luật ngân hàng:
- Công cụ quản lý hoạt động kinh doanh
ngân hàng
- Công cụ xây dựng hệ thống ngân hàng
- Công cụ đảm bảo an toàn
- Công cụ ngăn ngừa, giải quyết tranh chấp


CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG

NHÀ NƯỚC

1. Khái quát chung về Ngân hàng nhà nước
1.1. Quá trình hình thành của các ngân
hàng trung ương trên thế giới
Cục dự trữ Liên bang Mỹ
(FED)


Ngân hàng trung ương Nhật Bản
(BOJ)

Ngân hàng nhân dân Trung Quốc
(PBOC)


1.2. Lịch sử phát triển của pháp
luật ngân hàng ở Việt Nam
• Giai đoạn trước năm 1945

Trụ sở chi nhánh Ngân hàng
Đông Dương ở Hà Nội

Trụ sở chi nhánh ngân hàng
Pháp Hoa ở Sài Gòn


• Giai đoạn từ 1945 đến trước 1951:
- Sắc lệnh 18.SL (31/1/1946) phát hành
“Giấy bạc Việt Nam”

- Sắc lệnh 14/SL (3/2/1947) thành lập Nha
tín dụng


• Giai đoạn từ 1951 đến trước 1987
- Sắc lệnh 15/SL ngày 6/5/1951 thành lập
Ngân hàng quốc gia Việt Nam
- Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 đổi tên
thành Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Nghị định 163/CP ngày 16/6/1977 quy
định cơ cấu tổ chức NHNN và tổ chức các
ngân hàng chuyên nghiệp
NHNN
(Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng công
nghiệp, Ngân hàng thương nghiệp, ngân
hàng ngoại thương, Quỹ tiết kiệm xã hội chủ
nghĩa )


Nghị định 65/HĐBT ngày 28/5/1986 về chức
năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy NHNN
NHNN

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam
Ngân hàng phục vụ cư dân Việt Nam


• Giai đoạn từ 1987 đến nay:
- Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy

NHNN ngày 26/3/1988
- Pháp lệnh NHNN, pháp lệnh ngân hàng,
hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
1990
- Luật NHNN và Luật các TCTD 1997
- Luật NHNN và Luật các TCTD 2010.


Câu hỏi:
Quá trình hình thành của ngân hàng Nhà
nước Việt Nam có giống với các ngân
hàng trung ương trên thế giới không?


1.3. Khái niệm ngân hàng nhà nước:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang
bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp
định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ
đô Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại
hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương
về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín
dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
(Điều 2 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010)


Đặc trưng của NHNN

1

Là một cơ quan nhà nước

2

Là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền

3

Là pháp nhân có vốn pháp định thuộc
sở hữu nhà nước

4

Mục tiêu hoạt động vì lợi ích của quốc gia


×